You are on page 1of 9

Các nghề trong khối công nghệ thông tin:

Ngày nay, chiếc máy tính đã quá quen thuộc với cuộc sống của nhiều người và có rất nhiều ứng
dụng không chỉ trong cuộc sống, mà cả khoa học, sản xuất. Chính vì vậy mà Công nghệ Thông
tin rất phát triển và đem lại thu nhập cao cho người lao dộng. Sau đây là những nghề rất được
quan tâm trong lĩnh vực nóng bỏng này:

1. Lập trình viên:


Là những người "viết" lên các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ
thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển
camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh... Làm thế nào bạn có thể nhận được
cộng việc này? Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ít nhất một bằng cử nhân về lĩnh vực khoa học
máy tính hoặc những chứng chỉ của các tổ chức đào tạo uy tín - thường là của quốc tế và 2 đến 3
năm kinh nghiệm. Bạn cần có những kĩ năng về các kĩ thuật Activex X, C#, Visual Basic, .Net
hay Java... Thêm vào đó, bạn cũng cần phải có khả năng giải quyết và phân tích vấn đề, khả năng
giao tiếp, làm việc theo nhóm cũng như làm việc độc lập.
Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên. Thật khó có thể đưa
ra một định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, tôi có thể nôm na rằng Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng
và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên
các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng
tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính. Nếu các bạn vẫn còn băn khoăn không hiểu liệu mình cần có
những gì để trở thành một lập trình viên, tôi có thể nêu ra một số nhân tố thiết yếu cần phải có để bạn so
sánh.

Khả năng suy nghĩ một cách logic

Trong lập trình thì logic chính là điều quan trọng nhất. Các bạn phải có khả năng giải quyết triệt để một
vấn đề bằng phương pháp suy luận logic. Chính vì vậy, nếu không có khả năng suy luận logic thì tôi có thể
khẳng định rằng lập trình không phải là công việc phù hợp với bạn. Bạn sẽ trở nên hoàn toàn mất phương
hướng khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi... và hầu như
trong mọi trường hợp bạn sẽ không tìm được giải pháp đúng nhất cho vấn đề.

Khả năng tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết

Các lập trình viên mất rất nhiều thời gian trong việc kiểm tra hàng ngàn, hàng vạn dòng mã phức tạp. Vì
vậy họ rất cần giải quyết vấn đề một cách có thứ tự. Chú ý tới các chi tiết nhỏ cũng rất quan trọng. Việc
thiếu vài thứ tưởng chừng tầm thường như một dấu chấm, dấu phẩy cũng có thể khiến bạn mất nhiều
ngày để tìm lỗi.
Các chương trình của các lập trình viên giỏi luôn dễ đọc và có rất nhiều chú thích để chỉ rõ tại sao họ lại
viết đoạn mã như vậy và cái gì sẽ xảy ra trong chương trình. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông
tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc.

Khả năng làm việc nhóm

Thật khó có thể tưởng tượng một dự án lập trình có thể được thực hiện bởi một người. Công việc ngày nay
thường đòi hỏi sự cộng tác của cả một đội ngũ lập trình viên. Chính vì thế, khả năng làm việc nhóm là rất
quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử
của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.
Khả năng làm việc một mình trong thời gian dài

Tuy khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng nhưng bạn cũng phải có khả năng làm việc độc lập. Phần
lớn công việc của một lập trình viên đều liên quan đến việc ngồi trước màn hình máy tính, đọc/viết mã và
các loại tài liệu khác. Nếu bạn cảm thấy thú vị khi ngồi hàng giờ đọc một quyển sách thì có lẽ bạn cũng
thích hợp với nghề lập trình. Bạn cần phải biết cách tổ chức tốt công việc và thời gian của mình để thực
hiện các công việc trong thời hạn của dự án.

Các kỹ năng thiết kế

Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình. Bạn có thể phải thiết kế
toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập xuất
thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình... Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và
chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh
thành các ứng dụng. Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng
thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.

Tính kiên nhẫn

Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức.
Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng
đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại.

Khả năng tự học cao

Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này.
Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua cả bạn bè nữa là không thể thiếu. Kết
hợp với những dự án làm việc trong thực tế, bạn sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được.

Các mặt tốt của nghề lập trình

Thu nhập

Tiền lương của một lập trình viên thường rất khá, khởi điểm thường là khoảng 200 USD. Kể cả những lập
trình viên mới và có thu nhập thấp nhất cũng vẫn có thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước. Nhiều
công ty sẵn sàng chi trả những khoản tiền lương kếch xù để thu hút những lập trình viên giỏi. Đó là chưa
kể các khoản tiền thưởng, bảo hiểm và các phí dịch vụ khác.

Niềm vui trong công việc

Cảm giác giải quyết được một vấn đề khiến bạn phải đau đầu nhức óc hàng giờ, thậm chí hàng tuần phải
nói là rất phấn chấn. Việc lập trình thường là sự pha trộn giữa các dự án lớn và các lỗi nhỏ cần phải sửa và
cả hai vấn đề trên đều có sự hứng thú riêng của nó – cảm giác của việc hoàn tất một dự án lớn hoà với
niềm vui khi sửa được những lỗi chương trình nhỏ và làm cho người dùng hài lòng hơn với chương trình
của mình.

Tự mình quyết định

Nếu bạn là người ghét bị người khác bắt phải làm việc này như thế này, làm việc kia như thế ấy và chỉ
thích tự mình đưa ra cách làm cho công việc của riêng mình thì bạn sẽ hài lòng với việc lập trình. Cấp trên
của bạn sẽ giao cho bạn các công việc và có thể đưa ra một vài ràng buộc về chúng như thời gian hoàn
tất, trình tự thực hiện nhưng chính bạn là người quyết định phải giải quyết công việc như thế nào.

Các khó khăn

Dễ lâm vào cảm giác chán nản


Có lần, tôi phải mất cả ngày để giải quyết một vấn đề và hoàn toàn bế tắc. Sau đó, tôi nhận ra rằng lỗi
trong chương trình chỉ là một dấu chấm bị thiếu. Chắc bạn cũng có thể hiểu được cảm giác của tôi lúc đó,
cực kỳ bực dọc và chán nản. Đôi lúc bạn sẽ gặp những tình huống mà bạn sẽ chỉ muốn vứt quách cái
computer vào sọt rác cho rồi. Nhiều khi bực dọc và chán nản là không thể tránh được. Tuy nhiên, vấn đề
càng phức tạp thì niềm vui có được khi giải quyết được chúng càng cao.

Làm thêm giờ là việc thường xuyên

Ít có lập trình viên nào tự nhận là mình chỉ làm theo giờ giấc quy định của công ty. Áp lực về thời gian và
khối lượng công việc đối với lập trình viên là rất lớn. Nếu phần việc của bạn có thể khiến cho cả dự án trễ
một ngày thì bạn không thể từ từ giải quyết chúng được. Trong đa số trường hợp bạn phải tự mình làm
thêm giờ mà không có thêm khoản lương phụ trội nào.

Lập trình không phải là một việc dễ dàng

Đây là một công việc đòi hỏi kỹ năng cao và bạn phải luôn có khả năng tập trung tối đa vào công việc
mình đang làm. Nhức đầu là một bệnh rất thường gặp của các lập trình viên. Có khi bạn đang nằm ngủ
nhưng trong đầu vẫn là những hình ảnh của những đoạn mã chương trình đang nhảy múa, những vấn đề
nan giải trong ngày cứ thế mà hiện ra khiến bạn luôn trong tình trạng phải suy nghĩ. Nếu bạn muốn có
một công việc không căng thẳng, không stress thì đừng nên làm lập trình.
Có lẽ, bây giờ các bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi tôi nêu ở đầu bài viết cho chính bản thân mình. Tuy
nhiên, không có một công thức chung nào cho nghề lập trình. Những vấn đề tôi nêu trong bài viết này chỉ
là những đánh giá cá nhân của riêng tôi, qua những gì tôi đã tiếp xúc trong thực tế. Còn đối với các bạn,
cái quan trọng là có niềm đam mê lập trình. Điều đó sẽ làm cho các bạn có được niềm vui trong công việc,
để những khó khăn của nghề lập trình chỉ còn là “chuyện nhỏ”...

2. Phát triển web :


Với công việc này, bạn cần tập hợp các yêu cầu kinh doanh, phát triển các chi tiết kĩ thuật cho
các phần mền ứng dụng cho web và giúp đỡ các chuyên gia quản lý trang web về kĩ thuật. Để
làm công việc này, các ứng viên cần nắm rõ Internet, các chương trình ứng dụng cho web cũng
như chiến lược kinh doanh thương mại điện tử. Yêu cầu ít nhất bằng cử nhân về khoa học máy
tính và một vài năm kinh nghiệm. Các kĩ năng về .Net, C#, Java cũng sẽ được đề cao.

3. Thiết kế web:
Website ngày nay không chỉ để đăng tải các thông tin mà còn là bộ mặt của doanh nghiệp, là thị
trường trao đổi, buôn bán với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Vì vậy, nó cũng rất
cần một bộ mặt bảnh bao. Lúc này chính là các chuyên viên thiết kế web vào cuộc. Công việc
của họ là thiết kế website sao cho thân thiện, dễ dàng sử dụng, nhìn bắt mắt với các nút bấm, các
banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của kiểu chữ... Các chuyên viên thiết kế web cần phải
được đào tạo qua chương trình thiết kế, có năng khiếu mỹ thuật, có khả năng sử dụng thành thạo
các phần mềm đồ họa như Photoshop, Corel Draw, Flash, Dreamwave,... và có thêm kiếm thức
về lập trình web.

4. Tester:
Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các
lập trình viên "viết" ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần
mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó. Công việc khá nhẹ nhàng hơn các việc khác nên
thu hút nhiều nữ giới làm. Để làm được công việc này, bạn cũng cần phải được đào tạo bài bản
trong các trường đại học và nắm chắc các kỹ thuật như một hlập trình viên.
Công việc của những tester là tìm kiếm những sai sót, lỗi trong phần mềm. Công việc kiểm định phần mềm gồm 4 mức:
1. Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị). 
2. Integration Test (Kiểm tra tích hợp) 
3. System Test (Kiểm tra mức hệ thống). 
4. Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).

Hiện nay các lập trình viên cũng như doanh nghiệp phần mềm vẫn nhìn tester như là một nghề “cấp thấp", nghề lập trình
mới thật sự là “hình thức bậc cao”, đó là một quan niệm sai lầm. Nghề tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu
sống còn của việc phát triển phần mềm. Hai chữ "kiểm định" nghe có vẻ đơn giản, nhàn rỗi nhưng khâu này lại giúp cho
sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo
thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra
thường xuyên. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công
chung của dự án. 

Ngoài ra, công việc tester lại được các bạn nữ lựa chọn khá nhiều (gần 90% nhân viên tester là nữ) vì đây là một công
việc tương đối nhẹ nhàng và lại phù hợp với phẩm chất của phụ nữ. Sự cẩn thận, kiên nhẫn giúp các chị em làm tốt công
việc này và do đó cơ hội thăng tiến cũng rất cao. Mặc dù công việc nhẹ nhàng nhưng lại khá hấp dẫn vì luôn có những
thách thức. Việc tiếp xúc với thiết bị, công nghệ mới thường xuyên sẽ giúp tester tăng thêm kiến thức và công việc không
rập khuôn, nhàm chán như những lầm tưởng đã kể trên.

Những tố chất để làm tốt công việc tester

- Để kiểm tra trực tiếp trên source code (mã nguồn) của các lập trình viên, các tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất
một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester. 

- Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần
mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán
chính xác.

- Ngoài ra, các tester cũng cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành, để tiếp cận kiến thức
mới của thế giới.

- Do đặc trưng của nghề nên các tester phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén. Nếu đã qua khâu kiểm tra mà sản phẩm
vẫn bị lỗi, tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

- Cuối cùng, "một kỹ sư kiểm tra chất lượng vừa phải có cái nhìn của người phát triển phần mềm, vừa phải là người dùng
đầu cuối", vì thế để trở thành tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để
tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.

Từ những liệt kê trên, nếu bạn thấy được những tố chất của mình phú hợp với nghề thì còn chờ gì nữa, hãy đeo đuổi
đam mê ngay từ bây giờ đi. Hiếu Học luôn tin tưởng vào bản lĩnh và tri thức của các bạn.

5. Xây dựng và Quản lý dữ liệu (Database Developer):


Nhiệm vụ của bạn là gì? Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch
giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phần cấu thành hệ thống. Bạn cần cung cấp thông số
kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá. Các ứng cử viên cho công
việc này cần kiến thức về kĩ thuật, lên kế hoạch, điều phối và khả năng giao tiếp. Bằng cử nhân
về khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin và tối thiểu 8 năm kinh nghiệm. Những kiến thức
về DB2, các sản phẩm dữ liệu Orracle, XML, C+++ sẽ gây ấn tượng đến các nhà tuyển dụng.
6. Quản lý dự án (Project Manager) :
Nhiệm vụ của bạn là quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mền ứng dựng
công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục
tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm
phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án. Yêu cầu tối thiểu bạn cần phải có là bằng cử nhân
về lĩnh vực công nghệ thông tin, bằng quản lý kinh doanh, kiến thức cơ bản về các chương trình
ứng dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án, sự giao tiếp
đối với các thành viên trong đội nhóm..

7. Quản trị mạng


Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao
các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng,
chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Họ thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay
nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ
thống phát hiện tấn công...
Nói thì ngắn ngắn gọn là vậy nhưng để có thể là được những công việc đó không phải là ai cũng
có thể là được. Một chuyên viên an ninh giỏi nghề thường lên kế hoạch bất ngờ tạo độ an toàn
vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Điều này đòi hỏi tư duy nhanh
nhạy và sáng tạo rất cao.
Truyền đạt thông tin luôn luôn là một hoạt động cực kỳ quan trọng, trong đó mạng Internet với nhiều công nghệ mới có khả năng ứng
dụng là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, những mối đe dọa đối với an ninh mạng và các biện pháp tân tiến trong cuộc đấu tranh chống tội
phạm “tin tặc” trên mạng là yêu cầu sống còn cho hoạt động thông tin toàn cầu. Nhiệm vụ xử lý, đối phó với khủng hoảng, truy tìm
dấu vết… này được giao cho những người hành nghế “Quản trị mạng”, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng nói chung.
 Tuy hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng công việc quản trị mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề có độ hút lớn với giới trẻ
năng động và có tố chất. Nhiệm vụ của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành, duy trì và theo dõi sít sao các
hệ thống mạng cho an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng chống tấn công của các hacker (tin
tặc) cũng như khôi phục sau sự cố một cách hiệu quả. 
Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp
phòng chống tấn công hiệu quả, đó là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu. Nhưng đối với dân trong nghề, song
song với việc làm, họ còn phải ra sức học không ngừng bởi đặc tính của nghề này đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy
khả năng xử lý tình huống, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết…
Nếu kiến thức đang có không đủ, không mới thì không thể “chiến đấu” ngang sức với các hacker ngày càng tinh quái. Đây chính là lý
do mà nhiều người trong nghề nhận định để sống được với quản trị mạng không phải là điều đơn giản. Công việc đầy áp lực, đòi hỏi
những nỗ lực không ngừng. Cập nhật kiến thức công nghệ bảo mật thường xuyên liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề,
nếu không muốn mình trở nên tụt hậu bởi công nghệ thì thay đổi liên tục đến chóng mặt. Nếu gặp sự cố thì cho dù khó khăn đến mấy,
dân quản trị mạng cũng không được phép bó tay, phải tự đặt mình là kẻ tấn công để tìm ra cách bảo vệ. Và vì thế, chuyện sống với
mạng hàng tuần liền là chuyện bình thường.
Yêu cầu chung của một chuyên viên quản trị an ninh mạng:
- Cẩn trọng và tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, đồng thời luôn chú ý các chi tiết.
- Có khả năng giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, chiến lược.
- Làm việc nhóm tốt, nhưng cũng phải có khả năng làm việc độc lập với thời gian kéo dài.
- Kiên nhẫn, có kỹ năng thiết kế chương trình, quan trọng hơn cả là khả năng tự học để nâng cao trình độ và kinh
nghiệm.
Những yêu cần đối với 1 chuyên viên quản trị và an ninh mạng
Suy nghĩ một cách logic
Logic là điều quan trọng nhất trong quản trị và an ninh mạng. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải
quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề này
không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi giải quyết các đoạn code của chương trình bảo
mật, của hacker chèo vào, về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…
Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết
Các chuyên viên quản trị và an ninh mạng nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi những chi
tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó. Bạn cần có kỹ năng truyền
đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại
sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn.
Làm việc nhóm
Đa số, công việc quản trị và an ninh mạng đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn
tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử
của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.

Làm việc một mình trong thời gian dài


Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao
hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc
bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.

Kỹ năng thiết kế
Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của quản trị và an ninh mạng. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một
hệ thống bảo mật, hệ thống cảnh báo… Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế
nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.

Kiên nhẫn
Các vấn đề mà các chuyên viên bảo mật và an ninh mạng phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức.
Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai
hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại.
Tự học
CNTT cải tiến liên tục, các chiêu thức của hacker ngày càng tinh vi hơn nên việc tự học để nâng cao trình độ để ứng phó kịp thời là
vấn đề sống còn của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng. 

Dân IT hiện nay có thể tự tin đến với quản trị mạng bởi thực tế là họ hoàn toàn không sợ thất nghiệp nếu chịu khó. Khi mà ứng dụng
công nghệ thông tin trong doanh nghiệp hiện nay ngày càng phát triển và máy tính, Internet đã trở thành công cụ làm việc thiết yếu thì
quản trị mạng càng có nhiều đất diễn để tung hoành.
Một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, viễn thông, thương mại điện tử
cần tới một phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người bởi mạng máy tính là sự sống còn của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa thì con số có vẻ khiêm tốn hơn với khoảng trên dưới 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ, dù
không quan trọng bằng nhưng cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng cho toàn doanh nghiệp.
Thị trường có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng. Càng lúc công việc này càng chứng tỏ được nó không thể thiếu và vai trò
thì ngày càng cao trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định quản trị mạng là một nghề “có quyền lực” trong hệ thống
mạng. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và những lợi ích đối với toàn nhân loại phải đối mặt về vấn đề an ninh máy tính đang ngày càng
trở nên nóng bỏng. Tội phạm máy tính phát triển rất nhanh và ngày càng tinh vi, dữ dội. Vì vậy, việc xây dựng một nền an ninh máy
tính, thiết kế và quản trị mạng đảm bảo và có khả năng kiểm soát rủi do liên quan đến việc sử dụng máy tính trở thành đòi hỏi không
thể thiếu ở nhiều lĩnh vực. Với đặc trưng tốc độ phát triển rất nhanh, phức tạp, thay đổi từng giờ, lĩnh vực này đòi hỏi những tài năng
thực sự được đào tạo bài bản, nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới. Nghề nào cũng vậy, để thành công thì phải chấp nhận vượt qua
thử thách và khó khăn. Tuy vậy, cơ hội luôn mở lối cho những người trẻ yêu thích, đam mê kỹ thuật với nghề quản trị mạng.

8. Game Developer (GD) - Phát triển game


GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch
bản trò chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game. Theo trình tự của
công việc để lập trình nên một game, trước tiên cần có những ý tưởng về những game mới. Bởi
vậy, đây là một công việc rất giàu tính sáng tạo chứ không hề khô cứng như nhiều người lầm
tưởng về những nghề liên quan đến máy móc. Sau khi có ý tưởng mới, các GD chuyển qua viết
kịch bản cho trò chơi. 
Đối với những GD chuyên thiết kế hình ảnh thì tư duy mỹ thuật là một điều rất quan trọng bởi lẽ
hình ảnh của game đẹp hay xấu là phụ thuộc vào những chuyên viên thiết kế này. Ngoài ra, tư
duy logic rất cần thiết cho những GD chuyên lập trình.
Game –  ngành giải trí công nghệ cao thu hút giới trẻ
Nếu có dịp ghé thăm phòng máy của các công ty như Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo, VinaGame…, các bạn trẻ chắn
chắn sẽ bị “choáng ngợp” bởi những giàn máy vi tính hiện đại với tốc độ xử lý cực cao, những đồ chơi kỹ thuật tối tân…
Anh Trần Minh Thông, tốt nghiệp ngành multimedia trường Hoa Sen và là một game developer (GD)   chủ lực đã làm cho
công ty Sáng Tạo 7 năm nay kể lại cảm giác thích thú của mình: “Chúng tôi làm xong phần đồ hoạ game đua xe Burnout
Revenge và cảm thấy rất ưng ý. Thế rồi mới đây game này được tung ra thị trường, mọi người vào chơi bàn tán đây xe
này của tôi vẽ, xe kia do anh làm… thấy khoái gì đâu!”. Anh còn nói thêm: “Chúng tôi làm việc rất thoải mái về giờ giấc,
bất kỳ lúc nào cảm thấy thích là làm, miễn sao đảm bảo công việc. Làm thấy mỏi mệt thì chơi game để tìm cảm hứng”.
Nếu Sáng Tạo, GlassEgg chuyên về gia công đồ hoạ cho game, thì với Gameloft, số lượng GD lên tới gần 220 người và
làm game từ A tới Z. Họ đều rất trẻ, khoảng 23-27 tuổi, tốt nghiệp các trường NIIT, Mỹ thuật, ĐH Mở bán công, ĐH Kinh
tế…
Hiện nay các công ty game đều có nhu cầu tuyển GD và thường xuyên nhận hồ sơ tìm việc. Giám đốc Phùng Việt Hưng
cho biết mỗi tháng Gameloft tuyển chừng 10-15 lập trình game, 20 tester nhưng thường là cung không đủ cầu. Quy trình
tuyển dụng chung của các công ty là ứng viên nộp hồ sơ, qua được vòng hồ sơ sẽ làm các bài test kỹ thuật liên quan
từng lĩnh vực. Những người qua vòng test sẽ được phỏng vấn để tuyển dụng chính thức.
Thu nhập của GD thường cao hơn so với công việc làm phần mềm thông thường. “Mức lương khởi điểm của một GD có
thể là 5-6 triệu đồng/tháng”, - giám đốc sản xuất Ung Hoàng Việt của Sáng Tạo cho biết. Còn theo một nhà quản lý khác:
“Người ta chia công việc của GD theo các mức thấp (junior), cao (senior) và hơn nữa (lead senior), và lương cao có thể
là 15 triệu đồng/tháng trở lên”.
Những công việc của một game developer
GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập
trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game.
Theo trình tự của công việc để lập trình nên một game, trước tiên cần có những ý tưởng về những game mới. Bởi vậy,
đây là một công việc rất giàu tính sáng tạo chứ không hề khô cứng như nhiều người lầm tưởng về những nghề liên quan
đến máy móc. Sau khi có ý tưởng mới, các GD chuyển quan viết kịch bản cho trò chơi. Khâu viết kịch bản này bao gồm
việc bố trí trình tự các phần trong game, thiết kế các bậc chơi (level) và ngôn ngữ trong game. Tiếp theo là công việc của
người lập trình game và các chuyên viên thiết kế đồ họa 2D, 3D. Game đẹp hay xấu, cuốn hút hay không phụ thuộc rất
nhiều vào tính mỹ thuật của các nhân vật, quang cảnh trong game. Bởi vậy, những GD chuyên design phải có khiếu thẩm
mỹ cao. Khâu cuối cùng, khi bản nháp của game hoàn thành thì cần có những game tester (người chuyên chơi để tìm lỗi
trong game). Trong suốt quá trình này, luôn có những chuyên viên quản lý dự án điều hành, phối hợp các khâu lại.
Giám đốc sản xuất Phùng Việt Hưng của Gameloft cho biết: “Chúng tôi làm nhiều game cho điện thoại di động, nên hầu
hết nhân viên thường xuyên chơi game để test (thử nghiệm) những cái mình vừa làm, hoặc tìm cảm hứng sáng tạo mới”.
Bởi vậy, có thể nói nghề này là nghề “vừa làm vừa chơi” một loại hình giải trí hiện đại đang hấp dẫn không chỉ giới trẻ.
Tố chất nào cho một game developer?
- Trước tiên, để trở thành một GD, các bạn cần phải có sự đam mê sáng tạo. “Tất nhiên là nghề nào cũng cần đam mê,
nhưng với GD, dù làm việc nhiều nhưng bạn luôn phải ở trong trạng thái phấn khích thì mới theo được. Có những GD
suốt ngày cứ vẽ xe hơi nên đâm chán rồi bỏ việc”, anh Minh Thông cho biết. “Sáng tạo cũng là điểm mà nhiều GD của
chúng ta còn thiếu, trong khi về kỹ thuật chúng ta không thua kém các nước khác. Game mới thịnh hành ở Việt Nam gần
đây và đang hình thành nên một lớp người đam mê mới còn rất trẻ”. Chính sự sáng tạo này sẽ giúp các GD tìm ra những
ý tưởng mới mẻ để game của họ trở nên nổi bật, thu hút được nhiều gamer tham gia chơi.
- Đối với những GD chuyên thiết kế hình ảnh thì tư duy mỹ thuật là một điều rất quan trọng bởi lẽ hình ảnh của game đẹp
hay xấu là phụ thuộc vào những chuyên viên thiết kế này.
- Tư duy logic rất cần thiết cho những GD chuyên lập trình.

9. Khoa học máy tính


Ngành khoa học máy tính đào tạo kỹ sư ngành khoa học máy tính nắm vững kiến thức cơ bản và
chuyên môn sâu về khoa học máy tính, trong đó chú ý đến các lĩnh vực tiên tiến về CNTT như:
các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý
tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên...Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy CNTT trong
các trường ĐH, tham gia nghiên cứu trong các phòng lab R&D, tư vấn về CNTT cho các đơn vị,
doanh nghiệp cũng như tham gia viết các sản phẩm phần mềm.
Cử nhân khoa học máy tính làm việc ở các chức danh: cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở
các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường ĐH, CĐ; giảng viên CNTT ở các trường ĐH, CĐ,
TCCN và dạy nghề; cán bộ quản lý dự án CNTT ở các cơ quan, ngành, tổng cục, công ty; tiếp
tục được đào tạo sau ĐH để nhận các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, trở thành các chuyên gia trong
lĩnh vực CNTT.

10. Kỹ thuật máy tính


Ngành này đào tạo ra kỹ sư ngành kỹ thuật máy tính nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn
trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch. Sau khi hoàn thành
chương trình, kỹ sư ngành này có khả năng nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của
máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn
trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như: Intel, IBM, Samsung, Nidec...

11. SEO
SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm), là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và
hiển thị. Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp
nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có
thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.
Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người
làm SEO chắc chắn sẽ phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị.
Giáo viên CNTT - Nghề cao quý cho người mê công nghệ 
(HieuHoc): Khi nói về nghề CNTT, chắc các bạn sẽ nghĩ đến những người lập trình, chuyên viên
quản trị và an ninh mạng, webmaster… những người có đầu óc luôn lơ lửng trên mây với những
dòng code, những cấu trúc lệnh…, những người sống về đêm. Nhưng nghề giáo viên dạy CNTT thì
lại hoàn toàn không phải vậy. 

Tiềm năng của nghề dạy CNTT

Hiện nay, cùng với giáo viên dạy văn hoá thì giáo viên dạy CNTT cũng đang rất phát triển, đáp
ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. 

Theo các suy nghĩ thông thường, người ta thường nói rằng nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ”, mang
tính chất giáo huấn tư tưởng, đạo đức nhiều; là nghề cổ điển và chẳng có gì là hiện đại, năng
động. Tuy nhiên, nghề giáo dạy CNTT thì lại rất khác. Dạy CNTT là dạy các chuyên đề về tin học,
các ứng dụng, các phần mềm hỗ trợ cho công việc. Bởi vậy, nghề này rất hiện đại, chương trình
học được cập nhật liên tục theo sự phát triển của CNTT và cũng rất năng động, thoải mái.

Theo truyền thống văn hoá Việt, nghề giáo luôn được coi trọng bởi đó là nghề “trồng người”. Vì
vậy vị trí của nghề không bao giờ mất đi mà ngày càng được tôn vinh.

Nghề này có môi trường làm việc cũng khá thoải mái. Bạn có thể dạy học trong nhà trường phổ
thông hay tại các trung tâm tin học. Tại các trung tâm này có lớp ban ngày, có lớp buổi tối,
không như các môn văn hoá thông thường. Vì thế các bạn có thể linh động sắp xếp thời gian,
công việc của mình mà công việc vẫn được đảm bảo.

Thu nhập của các giáo viên tin học cũng khá ổn định, không thua kém các nghề khác trong lĩnh
vực CNTT. Cho nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn công việc này cho mình.

Làm nghề dạy CNTT bạn cũng có cơ hội tiếp cận với rất nhiều phần mềm, ứng dụng tiên tiến để
có thể truyền đạt cho học trò của mình những kiến thức cơ bản và thú vị nhất về CNTT mà hiện
nay người ta đang hướng tới.

Những công việc của giáo viên CNTT

Nghề giáo CNTT là nghề dạy các nội dung khái quát về tin học như khái quát về máy tính và
nguyên tắc hoạt động, các thao tác sử dụng cơ bản…. và các ứng dụng tin học cơ bản như word,
excel, power point, email, internet…Các em học sinh hay học viên sẽ được hướng dẫn từ những
kỹ năng đơn giản đến phức tạp hơn nhằm có được những kiến thức nền cơ bản về CNTT.

Dạy CNTT có một thuận lợi vượt trội hơn so với dạy các môn văn hoá. Bạn không mất quá nhiều
thời gian cho việc soạn bài, ghi chép. Bạn sẽ ứng dụng luôn CNTT của mình vào giảng dạy thông
qua các power point các phần mềm. Nghề này mang tính thực tế, thực hành rất cao.

Bạn sẽ không chỉ dừng lại ở vai trò một người thầy nếu bạn am hiểu về CNTT. Bạn có thể làm
việc khác liên quan ngoài việc dạy học mà công việc đó vẫn liên quan tới nghề của bạn như xây
dựng website, cài đặt phần mềm, sửa lỗi của máy hay hệ thống máy… Đó chẳng phải là một cơ
hội tốt cho bạn? 

Những điều kiện để làm nghề CNTT

Có những tố chất của 1 nhà sư phạm và đam mê tin học sẽ giúp bạn hoàn thành tốt vai trò của 1
người thầy dạy CNTT. Ngoài kiến thức CNTT, bạn phải có khả năng truyền đạt thì mới có thể
truyền các kiến thức của mình cho học sinh. Bên cạnh đó, sự chăm chỉ tìm tòi, học tập những
phương pháp mới để nâng cao khả năng truyền thụ cũng là một yếu tố cần thiết. Sự tự tin, thoải
mái và khả năng lôi cuốn người khác theo lời mình nói cũng rất quan trọng đối với một nhà sư
phạm.

Là một giáo viên CNTT, bạn có thể có kiến thức chuyên sâu trong một vài chuyên ngành cụ thể
của CNTT. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản về CNTT và những
điều tổng quát về các phân ngành khác trong lĩnh vực này. Bằng kiến thức tổng quát hết lĩnh vực
CNTT này, bạn mới có thể truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức cơ bản về CNTT
được. Còn nếu bạn rành một vài ngành chuyên sâu nào đó, bạn có thể làm thêm những lĩnh vực
đó. Những kiến thức đi làm bên ngoài đó sẽ càng bổ trợ cho công việc giáo viên của bạn.

You might also like