You are on page 1of 1

Chương II – Những kiến nghị điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học.

1. Đối với giáo viên: Phân loại được từng đối tượng học sinh của lớp, nắm rõ điểm hạn chế về kiến
thức, kĩ năng để điều chỉnh nội dung, phương pháp cho phù hợp.
Tích cực nghiên cứu cấu trúc chương trình, nội dung SGK để điều chỉnh dạy và học.
Lập kế hoạch dạy học cho riêng mình, cụ thể từng môn học, nội dung điều chỉnh và dạy đúng
theo kế hoạch
Vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động cần linh hoạt, sáng tạo. Tránh rập khuôn, bám sát
sách giáo viên, sách bài soạn tham khảo mà thiếu sự cân nhắc dẫn đến không phù hợp với điều
kiện học tập và đối tượng học sinh.
2. Đối với BGH: Động viên khuyến khích giáo viên thực hiện việc điều chỉnh một cách có chủ định
để làm thay đổi chất lượng thực chất của lớp.
Không quá “máy móc” đóng góp ý kiến nhận xét giáo viên sau mỗi tiết dự, cần có cái nhìn
thoáng hơn. Nên phân tích cho giáo viên thấy được những gì chưa hợp lí, không mang lại hiệu
quả cho học sinh trong tiết dạy.
Giáo viên được phân công giảng dạy lien tiếp trong 2 năm học. Qua thực tế đứng lớp, tôi đã ghi
nhận những hạn chế về kĩ năng của học sinh trong quá trình học tập phân môn Tập làm văn.
Do sự phát triển tâm sinh lí, kĩ năng sống khác nhau của học sinh nên trình độ tiếp thu của học
sinh không điền nhau. Nội dung chương trình được các chuyên gia biên soạn mang tính thống
nhất chung cho cả nước nên khó thực hiện trên các vùng miền.
Với những nguyên nhân khách quan trong quá trình dạy lớp 4 tôi gặp nhiều khó khăn. Để khắc
phục được khó khăn này tôi đã mạnh dạn điều chỉnh việc dạy và học theo công văn 896 và bước
đầu đã đạt được kết quả.
Nghiên cứu kĩ công văn 896 của Bộ, hướng dẫn điều chỉnh dạy và học.
Tìm hiểu yêu cầu chung của phân môn tập làm văn, yêu cầu riêng của từng giai đoạn mà học sinh
phải đạt được. Tìm hiểu về cấu trúc, nội dung chương trình ở SGK và hướng dẫn phân phối
chương trình của Bộ.
Ghi nhận các hình thức điều chỉnh, cách điều chỉnh mà BGH nhà trường đã chỉ đạo.
3. Cách điều chỉnh.
Sắp xếp thứ tự trong một chương cho phù hợp, cần phải cân nhắc kĩ việc điều chỉnh.
Đối với các bài dạy với kiến thức đơn giản, dễ hiểu từ 2 tiết dạy có thể gọp thành 1 tiết. Ngược
lại, bài dạy có kiến thức phức tạp, khó nhớ đối với học sinh, từ 1 tiết dãn ra thành 2 tiết dạy.
Đối với ác bài dạy, phần luyện tập có nội dung đồng dạng hoặc bài tập có yêu cầu khó đối với
học sinh trong lớp, giáo viên có thể giảm bớt yêu cầu số lượng bài tập cho đối tượng học sinh
yếu. Tăng số lượng, yêu cầu bài tập cho học sinh giỏi, để học sinh giỏi có thể phấn đấu thêm và
học sinh yếu không có sự chán học.
Giáo viên có thể tiến hành giờ dạy trong lớp hoặc ngoài lớp (sân trường, vườn trường…) tạo sự
hứng thú cho học sinh.
Thay đổi hình thức các tổ chức hoạt động, phương pháp dạy học tùy thuộc vào sự chuẩn bị đồ
dùng dạy học, điều kiện của lớp.

You might also like