You are on page 1of 4

Bộ Giáo dục& Đào tạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trường Đại học Thủy sản Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC


1.Tên môn học: Vận tải và bảo hiểm ngoại thương (Trading insurance &
transportation)
1. Số đơn vị học trình: 3ĐVHT
3. Trình độ: sinh viên năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian:
- Số giờ lý thuyết trên lớp:35
- Số giờ thảo luận thuyết trình:10
5. Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã được trang bị các kiến thức cơ bản ở giai
đoạn đại cương và có một trình độ ngoại ngữ nhất định để có thể đọc đựợc các tài
liệu chứng từ và hợp đồng.
6. Mục tiêu của học phần: Cung cấp các kiến thức cớ bản về nghiệp vụ vận
chuyển hàng hóa XNK bằng các phương thức vận tải khác nhau kể cả vận tải đa
phương thức. bên cạnh đó caung cấp các kiến thức tổng quát về bảo hiểm và
nghiệp vụ bảo hiểm, giám định bồi thường tổn thất hàng hóa XNK.
7. Mô tả vắn tắt học phần: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cớ
bản về nghiệp vụ vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa XNK. Hoàn thành môn học
sinh viên có thể đảm nhận các nhiệm vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa XNK
bằng các phương thức vận chuyển khác nhau. Sinh viên còn có thể thực hiện các
thủ tục bảo hiểm hàng hóa XNK và xử lý trong trường hợp hàng bị tổn thất.
8. Nhiệm vụ của sinh viện: dự giờ giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu do giáo viên
giói thiệu, thảo luận nhóm về các đề tài và thuyết trình.
9. Tài liệu học tập:
- Vận tải và giao nhận hàng hóa XNK- PGG.TS Hoàng Văn Châu
- Vận tải và bảo hiểm ngoại thương- Triệu Hồng Cẩm
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Thi hết môn 60%
- Thuyết minh đề tài 20%
- Kiểm tra giữa kỳ 20%
11. Thang điểm: 10/10
12. Nội dung chi tiết học phần:
Phần I: VẬN TẢI TRONG NGOẠI THƯƠNG
CHƯƠNG I: VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ
1. Khái niệm vận tải và vận tải ngoại thương.
2. Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân.
3. Tác dụng của vận tải ngoại thương trong buôn bán quốc tế.
4. Các yếu tố cấu thành trong ngành sản xuất vận tải.
4.1. Công cụ vận tải.
4.2. Đối tượng chuyên chở.
4.3. Khoảng cách vận tải.
4.4. Thời gian trong vận tải.
4.5. Chi phí trong vận tải.
5. Phân chia trách nhiệm về vận tải trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
5.1. “Quyền về vận tải ”.
5.2. Phân chia trách nhiệm về vận tải.
6. Cước phí vận tải đối với giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu.
6.1. Ảnh hưởng của cước phí vận tải.
6.2. Xác định giá cả hàng hóa.

CHƯƠNG II: CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA NGOAI THƯƠNG BẰNG PHƯƠNG
THỨC VẬN TẢI BIỂN
1. Đặc điểm, vị trí và phạm vi áp dụng của phương thức vận tải biển.
1.1. Đặc điểm.
1.2. Vị trí.
1.3. Phạm vi áp dụng.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức vận tải biển.
2.1. Tuyến đường vận tải.
2.2. Cảng biển.
2.3. Tàu buôn.
3. Nghiệp vụ thuê tàu.
3.1. Khái niệm, bản chất và thị trường thuê tàu.
3.2. Giá cước thuê tàu.
3.3. Các phương thức thuê tàu.
4. Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển.
4.1. Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu.
4.2. Chứng từ sử dụng đối với hàng nhập khẩu.

CHƯƠNG III: CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG CÁC
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁC.
1. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng phương tiện vận tải hàng không.
1.1. Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyên chở và người gửi hàng.
1.2. Chứng từ trong vận tải hàng không.
1.3. Điều kiện áp dụng và giá cước hàng không.
2. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng container.
2.1. Container, cảng container và tàu chuyên dùng chở container.
2.1.1. Khái niệm, cấu trúc , phân loại container.
2.1.2. Cảng bốc dỡ container và tàu chuyên dùng chở container.
2.2. Nghiệp vụ vận chuyển container.
2.2.1. Phương thức gửi hàng bằng container.
2.2.2. Cước phí container.
3. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng đường sắt, đường ô tô, đường
sông.
3.1. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng đường sắt.
3.2. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng đường ô tô.
3.3. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng đường sông.

Phần II: BẢO HIỂM TRONG NGOẠI THƯƠNG


CHƯƠNG I: RỦI RO VÀ TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM.
1. Khái niệm về bảo hiểm.
1.1. Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm.
1.2. Tác dụng và chức năng của bảo hiểm.
1.3. Vai trò của bảo hiểm trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
2. Khái niệm về rủi ro.
2.1. Khái niệm.
2.2. Phân loại.
3. Khái niệm về tổn thất.
3.1. Khái niệm.
3.2. Phân loại.

CHƯƠNG II: CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM.


1. Giới thiệu chung về các điều kiện bảo hiểm.
2. Giới thiệu về luật áp dụng.
2.1. Luật bảo hiểm hàng hải 1906.
2.2. Công ước brussels, 1924.
2.3. Qui tắc York- Antwerp 1974 về tổn thất chung.
3. Bộ điều khoản bảo hiểm 1963.
3.1. Điều khoản không bảo hiểm tổn thất riêng.
3.2. Điều khoản bảo hiểm tổn thất riêng.
3.3. Điều khoản bảo hiểm mọi rủi ro.
4. Bộ điều khoản bảo hiểm 1982.
4.1. Điều khoản bảo hiểm ICC “C”
4.2. Điều khoản bảo hiểm ICC “B”
4.3. Điều khoản bảo hiểm ICC “A”
5. Qui tắc chung 1998 của Việt Nam.

Trưởng bộ môn Nha trang ngày tháng năm


Trưởng khoa

Nguyễn Thị Trâm Anh Nguyễn Thị Kim Anh

You might also like