You are on page 1of 9

NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HOÁ

LÊ ANH TUẤN
Viện nghiên cứu Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ

Toàn cầu hoá với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã làm thay đổi đột
ngột hành vi của con người, quá trình hợp tác và việc quản trị nhà nước nhiều
hơn cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển đổi xã hội nông nghiệp trước đây.
Trên thực tế, các thị trường và việc giao lưu buôn bán xuyên quốc gia, tiếp cận
thông tin dễ dàng hơn qua Internet và các phương tiện di động đã khiến thế giới
càng trở nên gần gũi hơn. Mặc dù toàn cầu hoá là tác nhân đột ngột đã biến đổi
các quốc gia trở nên hùng mạnh hoặc suy yếu có sự liên quan đến công nghệ
thông tin, thương mại và kinh tế thì những người thắng và kẻ thua chắc chắn sẽ
diễn ra trên thị trường toàn diện
Trong khi đó, hệ thống hành chính công trở nên có vai trò quan trọng trong việc
giúp một số nước thu được lợi ích nhiều hơn các nước khác, thậm chí đã có rất
nhiều nhà khoa học xã hội tin rằng kinh tế, thương mại và hệ thống chính trị
quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp một số nước kiếm được lợi ích
nhiều hơn các nước khác. Nền hành chính công ở cả các nước phát triển và các
nước đang phát triển có xu hướng đáp ứng theo các cách khác nhau đối với
những thách thức do tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá. Tại sao một vài nước
có thể thu được nhiều lợi ích hơn các nước khác do toàn cầu hoá? Liệu có phải
đó là do vai trò nền hành chính công và quản trị nhà nước? Nếu không phải như
vậy thì tại sao và làm thế nào mà hệ thống hành chính phát triển và chuyển đổi
đáp ứng khác nhau trước những thách thức để hoạt động hiệu quả hơn, trách
nhiệm hơn và minh bạch hơn trong khi vẫn phải tuân theo các giá trị dân chủ
trong thời kỳ toàn cầu hoá...
Tác động của toàn cầu hoá, một mặt có ảnh hưởng xuyên suốt đối với bộ máy
chính quyền các cấp ở nhiều nước và mặt khác, nó đã tác động đến chính sách
ở cấp độ quốc gia và từng địa phương. Trên thực tế, áp lực của toàn cầu hoá
đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bộ máy chính quyền ở các nước
Tây Âu và Bắc Mỹ sắp xếp lại nhân sự, ngân sách và các tổ chức theo hướng tư
nhân hoá, thuê khoán, hợp đồng bên ngoài, phi quy chế hoá, giảm biên chế và
điều chỉnh lại chức năng và các hoạt động của Chính phủ. Trên thực tế, các
chức năng và hoạt động của Chính phủ đã được thuê khoán lại ở tất cả các cấp
chính quyền và các bằng chứng cho thấy việc thuê khoán của Chính phủ vẫn
đang tiếp tục tăng lên. Ví dụ, tất cả các cấp chính quyền đã thuê khoán hầu hết
các chức năng về nguồn nhân lực và dịch vụ từ tuyển dụng đến đãi ngộ và thu
được nhiều lợi ích từ việc điều hành hệ thống thông tin về nguồn nhân lực. Hơn
nữa, chính quyền TƯ và chính quyền địa phương đã thực hiện việc hợp đồng
hầu hết các chương trình dịch vụ xã hội.
Tác động của toàn cầu và các nguyên tắc của thị trường hiện đại đã làm cho
nền hành chính chuyển nhanh theo hướng "kinh doanh". Cũng như việc quản trị
kinh doanh, hệ thống hành chính đã phát triển nhanh hơn, tập trung vào hiệu
quả, hiệu lực, năng suất, thực thi, trách nhiệm và linh hoạt qua việc áp dụng
công nghệ chính trong hợp tác, phối hợp. Mô hình hành chính quan liêu truyền
thống đã không phù hợp cho việc quản lý hiện đại các tổ chức công. Chính
quyền trung ương và địa phương được mong đợi phải hoạt động hiệu quả, hiệu
lực, trách nhiệm hơn qua việc điều chỉnh cấu trúc và hành vi.
Toàn cầu hoá mang lại nhiều tự do và tự chủ hơn cho chính quyền cấp dưới
nhờ vào cách mạng về công nghệ thông tin. Để thu hút đầu tư và thúc đầy
thương mại, chính quyền địa phương đã trực tiếp giao dịch với các chính phủ
nước ngoài và các tập đoàn lớn để tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như thúc
đẩy kinh tế địa phương phát triển. Hơn nữa, các chương trình của của địa
phương và dịch vụ được cung cấp và quản lý hiệu quả hơn qua Chính phủ điện
tử.
Việc đáp ứng của nền hành chính công trước tác động của toàn cầu hoá
Tác động của toàn cầu hoá đòi hỏi những thay đổi cơ bản về xã hội, kinh tế,
chính trị và hệ thống hành chính ở mọi nước trên thế giới. Tuy nhiên, tác động
của toàn cầu hoá đối với quản lý công ở mỗi nước cũng có sự khác biệt, đặc
biệt giữa các nước phương Tây và các nước khác, giữa nước phát triển nhiều và
các nước kém phát triển, giữa các nước Thiên chúa giáo và không Thiên chúa.
Bộ máy công vụ cũng có những đáp ứng khác nhau với những tác động của
toàn cầu trong khi môi trường quốc tế đang gia tăng những tác động, ảnh
hưởng đến nền hành chính. Có 3 xu hướng thay đổi sau đối với nền hành chính
công của các nước trên thế giới.
- Loại xu hướng thứ nhất diễn ra ở nền hành chính của các nước phát triển (như
các nước Tây Âu và Bắc Mỹ) mà ở đó toàn cầu hoá sẽ dẫn tới một hệ thống
hành chính mạnh mẽ để phản ứng tích cực tới toàn cầu hoá.
- Xu hướng thứ hai diễn ra ở hệ thống hành chính công của các nước có các nhà
lãnh đạo tôn giáo, các nhà lãnh đạo độc tài dường như kiểm soát hầu hết các
luồng thông tin thì những ảnh hưởng, tác động tích cực giữa toàn cầu hoá và
nền hành chính công không có hiệu quả. Ví dụ như ở các nước đang phát triển
ở châu Phi, châu á và Nam Mỹ; các nước Hồi giáo (I-ran, A-rập Xê út, Xy-ri)...
Các nước này mở cửa với toàn cầu hoá nhưng vẫn cố giữ gìn nguyên vẹn bản
sắc văn hoá, quy tắc, hệ thống xã hội và hệ thống chính trị, trong khi đó công
nghệ, khoa học, tài chính và các hoạt động kinh tế đã ảnh hưởng và thay đổi
nhanh chóng do toàn cầu hoá. Vai trò của nền hành chính công trong toàn cầu
hoá ở các nước này rất hạn chế. Bộ máy hành chính ở nhiều nước đang phát
triển dường như đã nỗ lực để kiểm soát và điều khiển việc cung cấp và lưu
hành các thông tin Chính phủ nhằm duy trì chế độ của họ bảo đảm các lợi ích
công. Sử dụng công nghệ thông tin, công dân của các nước phương Tây dường
như có thể tiếp cận đến các thông tin của Chính phủ, trong khi đó công dân của
các nước khác không có sự bình đẳng khi tiếp cận thông tin của Chính phủ. Hệ
thống thông tin tiên tiến thường có sẵn ở các nước phát triển, trong khi đó rất
nhiều nước đang phát triển hạn chế trong việc áp dụng các công nghệ thông tin
tối tân cho việc quản lý công.
- Xu hướng cuối cùng đang diễn ra nhanh chóng ở nền hành chính công của các
nước đang phát triển mạnh, bao gồm các nước Đông Á và các nước Đông Âu,
nơi mà nền kinh tế đang bùng nổ và công nghệ thông tin đang nổi lên. Tuy
nhiên, dường như có một câu hỏi vẫn tồn tại đó là liệu các nước thu được nhiều
lợi ích từ toàn cầu hóa có phải nhờ vào hệ thống hành chính công hay không?
Các nước và vùng lãnh thổ hàng đầu kinh tế công nghiệp mới (NIEs) ở Đông Á
như Hồng Kông, Xinh-ga-po, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước Đông Âu như
Hung -ga-ri, Ba Lan, Bun-ga-ri và Séc đã đạt được nhiều lợi ích từ quá trình
toàn cầu hoá là do có các nhà lãnh đạo chính trị mạnh mẽ, kế hoạch phát triển
kinh tế công nghệ và những nỗ lực của công dân hơn là việc chuyển đổi hệ
thống hành chính công.
Các yếu tố nằm ngoài phạm vi nền hành chính công trong thời kỳ toàn cầu hoá
Các nước phát triển, bao gồm các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đã đạt được các lợi
ích rõ ràng nhiều hơn từ toàn cầu hoá hơn các nước khác vì bản chất của toàn
cầu hoá cũng như hệ thống hành chính công mạnh mẽ. Ngược lại, rất nhiều
nước đang phát triển thu được lợi ích ít hơn từ toàn cầu hoá bởi vì các nước này
có những bất lợi đáng kể trong thương trường quốc tế cộng với sự yếu kém của
hệ thống hành chính. Vấn đề này là bản chất của toàn cầu hoá và hệ thống thị
trường toàn cầu đã vượt ra ngoài phạm vi của hệ thống hành chính công. Và
những hạn chế của nền hành chính trong việc đáp ứng các nhân tố nằm ngoài
phạm vi của nền hành chính. Những nhân tố này liên quan trực tiếp những lý
do mà hệ thống hành chính công của các nước đang phát triển đã không hiệu
quả khi ứng phó với toàn cầu hoá và cũng là lý do các nước đang phát triển đã
giành được ít lợi ích hơn từ toàn cầu hoá so với các nước phát triển.
Toàn cầu hoá đã và đang trở thành nguyên nhân trước tiên, được chủ nghĩa tư
bản và thị trường thúc đẩy nhanh hơn dân chủ, chính trị và hành chính công.
Khi có những thay đổi từ chủ nghĩa tư bản quốc gia tới chủ nghĩa tư bản toàn
cầu, logic của dòng vốn và thị trường dường như thống trị các nguyên tắc dân
chủ. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản cũng tìm kiếm một Nhà nước mạnh cùng với
môi trường ổn định cho sự phát triển thịnh vượng. Các thị trường toàn cầu sẽ
không thực hiện chức năng của nó một cách hiệu quả nếu thiếu sự can thiệp
phù hợp của mỗi nước và quốc tế vào những thất bại của thị trường và trên thực
tế những khiếm khuyết này đã kìm giữ thị trường quốc gia và toàn cầu hoạt
động một cách hiệu quả và công bằng. Ví dụ, trong một thị trường toàn cầu,
cạnh tranh không bình đẳng, thương mại không công bằng, kiểm soát giá cả,
điều khiển các luồng vốn tài chính đã có những tác động nổi bật xuyên qua biên
giới các quốc gia. Một vài nước và vùng lãnh thổ ở châu Á như Hàn Quốc, Đài
Loan đã từng bị khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 1990 do không
điều hoà được các luồng vốn tài chính và ngoại hối từ các tập đoàn tài chính
quốc tế. Hàng triệu người lao động ở khu vực tư và khu vực công ở các nước
này đã bị mất việc làm và những quan tâm về con người cũng như xã hội đã
phải hy sinh.
Nền hành chính công ở các nước này sẽ không thể đáp ứng hiệu quả trước
khủng hoảng tài chính vì sự tấn công của hệ thống tài chính toàn cầu vượt
ngoài phạm vi của nền hành chính công hoặc sự quản trị nhà nước. Vì thế, các
nhà nước đòi hỏi phụ thuộc lẫn nhau trong việc quản lý các vấn đề trong nước
và quốc tế.
Các vấn đề mới hiện nổi lên hiện nay, bao gồm việc bảo vệ môi trường và hệ
sinh thái, cuộc chiến chống khủng bố sẽ không thể kiểm soát trong biên giới
một quốc gia mà sẽ là vấn đề toàn cầu và có những nền tảng chung của quốc tế.
Trên thực tế, một trong những yếu tố quan trọng là nguyên nhân gây ra và đóng
góp cho quá trình toàn cầu hoá là chủ nghĩa tư bản toàn cầu, trong đó các lợi
ích và việc tích trữ các giá trị thặng dư đã vượt qua các ranh giới lãnh thổ và
lớn hơn là biên giới quốc gia. Tổng số tăng trưởng thương mại quốc tế trong
những năm 1980 đạt tỷ lệ trung bình 4,5% và trong những năm 1990, tỷ lệ tăng
trưởng này là 6,8%. Trong khi đó, việc đo lường sản xuất của thế giới từ việc
bán hàng hàng năm của các tập đoàn đa quốc gia đã lớn hơn thương mại thế
giới như các phương tiện chính của trao đổi kinh tế thế giới.
Các tập đoàn đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia như GE, Nike, Coca - Cola và
IBM đã kiếm được lợi nhuận qua việc sử dụng không chỉ lực lượng lao động rẻ
và nguyên liệu mà còn ở địa điểm sản xuất đã giảm chi phí thấp hơn các nước
phát triển. Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đã thực sự thuê và sử dụng các ảnh
hưởng của các chính khách quốc tế và trong nước như các thành viên trong Ban
điều hành của họ để có thể tiếp cận đến hành pháp và lập pháp khi xây dựng và
thực hiện các chính sách ưu đãi liên quan đến lợi ích của tập đoàn. Kết quả là,
chính phủ ở các nước phát triển hơn đã tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi,
các quy định và luật lệ phản ánh lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia từ nông
nghiệp tới các sản phẩm công nghiệp. Hơn nữa, để thực hiện lợi ích của các tập
đoàn đa quốc gia, chính phủ của họ đã phải sử dụng ngoại giao, chủ nghĩa đơn
phương, các tổ chức quốc tế xuyên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ. Kết
quả là, các hàng hoá và dịch vụ của các tập đoàn đa quốc gia do những giám
đốc điều hành và các cổ đông chính phần lớn là người phương Tây đã thống trị
thị trường mà sự chia sẻ không chỉ các nước phương Tây mà còn các nước khác
còn lại.
Toàn cầu hoá đã chuyển đổi các nhà nước quốc gia truyền thống và sự chuyển
đổi này có vai trò của các tổ chức xuyên quốc gia, các tổ chức lợi nhuận và phi
lợi nhuận hay có thể gọi là tổ chức phi chính phủ (NGOs). Tổng số các tổ chức
phi chính phủ khắp thế giới, từ các tổ chức là một nhóm những người sống
cùng nhau cho đến các tổ chức lớn có số lượng lên đến hàng triệu.
Chủ quyền của các quốc gia đã bị ảnh hưởng và năng lực của các Chính phủ có
thể hiểu rõ và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh và các xung đột về kinh tế, tài
chính, môi trường, sinh thái, văn hoá, lao động và các vấn đề về quyền con
người. Liên quan đến việc bảo vệ môi trường, các chính phủ đang phân vân
trong việc chia sẻ quyền lực, chuyển lên trên cho các tổ chức và thể chế quốc tế
và chuyển xuống dưới cho các tổ chức phi chính phủ và các khu vực hợp tác.
Như vậy, các chính phủ phải dựa vào các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận
cung cấp các hàng hoá và dịch vụ.
Tuy nhiên, công dân ở rất nhiều nước châu á, châu Phi và Nam Mỹ tin rằng các
tổ chức xuyên quốc gia có xu hướng đại diện đơn phương cho lợi ích của các
siêu quyền lực hơn là đại diện cho quyền lợi của hàng triệu người dân ở các
nước đang phát triển. Ví dụ, các nước nghèo trở nên tồi tệ hơn khi gia nhập
WTO do áp lực phải mở cửa các thị truờng cho các nước công nghiệp tiên tiến.
Hơn nữa, rất nhiều chính sách của các tổ chức toàn cầu, xuyên quốc gia, mà các
thành viên chủ chốt thường bao gồm các nước phát triển hơn đã làm tăng thêm
sự phụ thuộc về chính trị, kinh tế, tài chính, quân sự, công nghệ và thông tin
vào các nước này. Các nước đang phát triển thiếu các thông tin quan trọng về
khoa học, công nghệ và các nguồn lực huy động, mặc dù các nước này có một
trữ lượng lớn các tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố nằm ngoài phạm vi của hệ
thống hành chính công đã làm hạn chế hành chính công của các nước đang phát
triển trong thời kỳ toàn cầu hoá.

Kết luận
Toàn cầu hoá đã duy trì những thay đổi trong nền hành chính công ở các nước
phương Tây cũng như các nước khác và rất dễ so sánh những điểm giống nhau
giữa các nước phương Tây và các nước khác về hệ thống hành chính công và
quản trị Nhà nước. Tuy nhiên, tác động của toàn cầu hoá đối với hệ thống hành
chính của các nước phương Tây và các nước khác không đáng chú ý như việc
phản đối các nước phương Tây và các nước phát triển. Như vậy, hệ thống hành
chính công ở các nước đang phát triển đã có vai trò tiên phong và phản ứng tích
cực tới toàn cầu hoá. Nền hành chính mạnh mẽ dường như có thể giúp các nước
thu được nhiều lợi ích hơn từ toàn cầu hoá hơn các nước khác thay vì một thực
tế rằng ở các hệ thống xã hội - chính trị đa dạng đã làm hạn chế vai trò tiên
phong của hành chính công. Hành chính công của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ
đã có những cải cách quan trọng theo hướng tinh gọn hệ thống bao gồm nhân
sự, ngân sách và một số các tổ chức được tư nhân hoá, thuê khoán, hợp đồng
bên ngoài, phi quy chế hoá, tinh giản biên chế và chuyển đổi các chức năng của
chính phủ và các dịch vụ và làm cho chúng hiệu quả, hiệu lực, năng suất, trách
nhiệm và minh bạch. Những thay đổi này có thể đóng một vai trò quan trọng
giúp cho các nước duy trì hệ thống kinh tế, tài chính và thương mại mạnh mẽ.
Tuy nhiên, một vấn đề vẫn tồn tại ở đây là liệu các hệ thống hành chính yếu
kém có thể khiến các nước sẽ thu được lợi ích ít hơn do toàn cầu hoá hơn các
nước khác do hệ thống hành chính công và quản trị ở các nước đang phát triển,
bao gồm các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ dường như được quyết định từ
cấu trúc chính trị và trạng thái không ổn định, một hệ thống kinh tế chưa phát
triển, lạc hậu về công nghệ, cơ sở hạ tầng yếu kém và giáo dục kém. Các nước
nghèo phải cân nhắc những bất lợi trong thị trường toàn cầu do ít nguồn lực
bao gồm nhân lực có kỹ năng và công nghệ.
Tuy nhiên, có một điều thú vị là các nước Đông Á và Đông Âu, còn gọi là các
nước đang phát triển nhanh đã thu được nhiều lợi ích từ toàn cầu hoá đã có
những nỗ lực tinh giảm bộ máy chính quyền qua những cải cách về tư nhân
hoá, phi quy chế hoá, giảm chức năng của Chính phủ, các dịch vụ cũng như áp
dụng công nghệ thông tin trong nền hành chính công. Các hệ thống hành chính
chuyển đổi của Xinh-ga-po, Đài Loan, Hàn Quốc, Hung-ga-ry, Ba Lan, Bun-
ga-ry và Cộng hoà Séc đã có những đóng góp quan trọng để giúp các nước này
đạt được lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá./.

(Dịch và biên tập theo bài viết Public Administration in the age of globalzation
của Chon -Kyun Kim, International Public Management Review, Volume 9
Issue 1-2008).
Giải đáp câu hỏi nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước . và nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước .
1. Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
TOP

a) Cơ sở pháp lý
Ðiều 4-Hiến pháp 1992 quy định: Ðảng cộng sản Việt Nam-đội ngũ tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là
lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
b) Nội dung nguyên tắc
Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng cộng
sản giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước
trên mọi lĩnh vực; sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước mang tính toàn diện về chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội...Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác
định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh
vực chuyên môn.
Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình
thức hoạt động của các tổ chức Ðảng:
1. Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra đường
lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý
hành chính nhà nước. Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Ðảng. Các chủ
thể quản lý hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý của mình để từ
đó đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành
chính nhà nước. Trên thực tế, đường lối cải cách hành chính nhà nước được đề ra trong
nghi quyết đại hội đại biểu Ðảng cộng sản Việt nam lần thứ VI và thứ VII và trong Nghị
quyết trung ương khoá VIII về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt nam, mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính quốc gia là kim chỉ
nam cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
2. Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán
bộ. Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và
năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra các ý kiến
về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành
chính nhà nước. Tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà
nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ
quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính nhà
nước. Thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính
sách mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong
công tác lãnh đạo.
4. Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông
qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây là cơ
sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước.
5. Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo
đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động
tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.
6. Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một
cách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
trong quản lý hành chính nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo
của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành
chính nhà nước. Vì vậy, đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho luật
hành chính, Ðảng không nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước.
Các nghị quyết của Ðảng không mang tính quyền lực- pháp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng.
2. Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước
TOP

a) Cơ sở pháp lý
Ðiều 2 - Hiến pháp 1992 nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
b) Nội dung nguyên tắc
Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thông
qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:
1. Tham gia gián tiếp:
* Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc
nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích
cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người lao động nếu
đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp
vào công việc quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là
thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc
với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Khi ở cương vị là
thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét và quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề
quản lý hành chính nhà nước. Khi ở cương vị là cán bộ viên chức nhà nước thì người lao
động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người làm
chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của mình
thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà
nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình
vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là hình thức tham gia
rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
* Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt động
của các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong
việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Thông qua các hoạt
động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát
huy. Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở
rộng nền dân chủ ở nước ta.
2. Tham gia trực tiếp
* Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
- Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần gủi và
thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường,...Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tính
chất tự quản của nhân dân.
- Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là những chủ
thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của họ được
tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
* Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà
nước
- Ðiều 53-Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội hay chính người dân trực tiếp thực hiện.
- Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tham gia trực tiếp với tư cách là thanh viên không chuyên trách trong hoạt động cơ
quan quản lý, các cơ quan xã hội.
- Tham gia với tư cách là thành viên của tập thể lao động trong việc giải quyết những vấn
đề quan trọng của cơ quan...
Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính
nhà nước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò
làm chủ của mình.
Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nguyên tắc này thể
hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hành chính
nhà nước. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà nước vi
phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham
gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhân dân
lao động. Ðiều này này khẳng định vai trò hết sức đặc biệt của nhân dân lao động trong
quản lý hành chính nhà nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực
hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào
quản lý hành chính nhà nước. Ðiểm thú vị về mặt lý luận của nguyên tắc vì vậy chỉ có ý
nghĩa khi được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Có thể mở rộng, tăng cường quyền của
công dân trong hoạt động quản lý, nhưng không được phép hạn chế, thu hẹp những gì mà
Hiến pháp đã định.

You might also like