You are on page 1of 7

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Điện Tử Viễn Thông


====o0o====

TRUNG TÂM THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THỰC TẬP


MẠCH TẠO XUNG

Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN VĂN BẢNG

Sinh viên thực hiện : ĐẶNG HOÀI SƠN

NHÓM: D3 006

LỚP : Điện tử 12 – K54

Hà Nội – 11/201
BÀI MẠCH TẠO XUNG

* Nhiệm vụ thực hành:


Nhiệm vụ bài thực tập này là lắp ráp mạch tạo xung dùng transistor tạo ra
xung vuông và xung răng cưa có biên độ 5V.
I. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
Các thông số của mạch:
Ec = 6V
ICbh= 6mA
β min = 100
R = 100Ω
UCEH = 0.1 - 0.2 V
II. TÍNH TOÁN CÁC SỐ LIỆU
Theo sơ đồ nguyên lý :
Ec = ICbh*(RC1+R) +UBE
RC1= ( EC -UBE )/ICbh – R
Với R =100Ω , ICbh=6mA , UBE = 0.5 - 0.7V , EC=6V
=> RC1=RC2=RC=1kΩ
Vì RB ≤ βmin*RC => RB = 100kΩ
Như vậy ta cóRB1 = RB2 = RB= 100kΩ
RC1=RC2=RC=1kΩ
III. SƠ ĐỒ LẮP RÁP

IV. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH TẠO XUNG VUÔNG


Đây là mạch tạo đa tín hiệu có dạng xung vuông, mạch này thường là
hai khóa điện tử ghép vòng, đầu ra của khóa này ghép với đầu vào của khóa
kia.

Điều kiện: T1=T2=T

C1=C2=C
RC1=RC2=RC
RB1=RB2=RB

RB≤βmin.RC

Nguyên lí hoạt động: Quá trình thiết lập giá trị khi đóng nguồn cả hai

đèn đều thông nhưng do cáu tạo của đèn sẽ có một cái thông hơn cái kia.Giả
sử T1 thông hơn T2 sẽ có ICT1>ICT2 => UCT1<UCT2. UCT1 giảm thông
qua tụ C1 đặt vào B của T2 là cho UBET2 giảm. Khi UBET2 giảm làm cho
ICT2 giảm, làm

cho UCT2 thông qua tụ C2 đặt vào B của tụ T1 làm cho UBET1 tăng, làm
cho ICT1 tăng =>UCT1 giảm thông qua tụ C1 đặt vào B của T2 làm cho
UBET2 giảm, làm cho ICT2 giảm => UCT2 tăng thông qua tụ C2 đặt vào B
của T1 làm cho UBET1 tăng.

Quá trình này xảy ra rất mau lẹ và nhanh chóng xác định chế độ ổn
định T1 thông bão hòa, T2 tắt hoàn toàn.

Quá trình chuyển trạng thái: Khi T1 dẫn hoàn toàn, C2 nạp và C1
phóng. C2 nạp từ +E qua RC2 qua C2 qua BE của T1 về -E. C1 phóng từ
+C qua CE của T1 về -E qua Ri của nguồn lên +E qua RB về -C. Quá trình
nạp của C2 làm UBE của T1 giảm và quá trình phóng của C1 làm cho UBE
của T2 tăng. Khi C1 phóng UBE của T2 tăng dần tới mức điện áp mở của
đèn T2 lại thông. Như vậy ta có vòng hồi tiếp C nọ B kia.

Hiện tượng xảy ra nhanh chóng có UCT2 giảm thông qua C2 đặt vào B
của T+1+ làm cho UBE của T1 giảm=> ICT1 giảm=>UCT1 tăng thông qua
tụ C1 làm cho UBE của T2 tăng=> ICT2 tăng => UCT2 giảm thông qua tụ
C2 làm cho UBET1 giảm. Quá trình cứ tiếp diễn ta lại có kết quả : T1 tắt
hoàn toàn, T2

thông bão hòa.


T2 thông => C1 nạp, C2 phóng.
Hằng số phóng của C1 là: τphóng=C1.RB2
Hằng số nạp của C2 là: τnạp =C2.RC2.
Vì RB2>RC2 nên τphóng>τnạp.
Chu kỳ được tính: T= 1,4.τphóng

V. QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH TĨNH ĐỘNG


1. Chỉnh xung vuông
- Dùng mỏ hàn cắt bỏ C0, sau đó cắt C2.
- Chọn T1, T2 bằng nhau bằng phương pháp đo điện áp. Đo UCE của
T1,T2 trong khoảng tử 0,1 tới 0,2 V.

- Chỉnh T1, T2 thông bão hòa


UBE ≥ UBEmax =0,2 V
- Nối C2 vào, dung mỏ hàn cắt đầu âm của C3 (đo điện áp xoay chiều
của đầu này trong khoảng từ 2 đến 3 V)
Sau đó chỉnh T3 đo UCE nếu điện áp từ 0,2 đến 1 V thì được.
- Khi chỉnh một chiều T3 đạt yêu cầu, nối C3. Sau đó đo xoay chiều đầu
âm của tụ C4 với đất, thấy trong khoảng 2 tới 3 V xoay chiều, toàn
mạch đã hoạt động.
- Dùng Ôxilô quan sát dạng của xung, thấy xung vuông bị lệch, bị méo
và biên độ chưa đạt yêu cầu.
- Để chỉnh lệch, điều chỉnh điện trở RB1 hoặc tụ RB2. Tăng tụ RB1 lên
120 kΩ, giữ nguyên RB2 thì dạng xung hết bị lệch
- Để chỉnh méo, ta giảm tụ RB3. Khi giảm đến RB3 = 100 kΩ thì dạng
xung hết méo.
- Để chỉnh biên độ, đo thấy biên độ lớn hơn 5V, ta cần giảm xuống 5V
bằng cách tăng điện trở RE lên. Khi tăng lên đến RE = 166 Ω thì biên
độ đúng bằng 5 V.

2. Chỉnh xung răng cưa


- Thay lại trị số đúng sơ đồ. Nối C0 xuống đất.

- Đưa đầu Ôxilô vào chân C của đèn T2, đo dạnh xung răng cưa sườn

thẳng, điều chỉnh RCT2 cho đến khi biên độ đạt 7 V. Ban đầu biên độ đạt
khoảng 3V. Ta tăng RC2 = 6,8 kΩ, thì được biên độ đúng bằng 0,7V

Chuyển đầu tín hiệu sang chân của T3 để chỉnh tiếp theo. Đo dạng
xung răng cưa thấy bị cắt dưới, bị cong vào và biên độ bằng 5,3 V.
- Chỉnh cắt dưới và căng vào bằng cách tăng RB3 từng 10 kΩ. Cho đến
khi RB3 = 235 kΩ, thì thấy hết cắt dưới.
Để chỉnh biên độ và hết hẳn cắt dưới, giảm RC3 từng 10 Ω một. Khi
RC3 = 1 kΩ thì thấy biên độ đúng bẳng 4V.

VI. Chỉ số điện trở toàn mạch


Mạch xung vuông

RC1 = 1 kΩ
RC2 = 1 kΩ
RB1 = 100 kΩ
RB2 = 120 kΩ

RC3 = 1 kΩ
RB3 = 100 kΩ
R = 100 Ω
RE = 166 Ω

Mạch xung răng cưa

RC1 = 1 kΩ
RC2 = 8.7 kΩ
RB1 = 100 kΩ

RB2 = 490 kΩ
RC3 = 1 kΩ

You might also like