You are on page 1of 15

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH ĐIỆN BIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


––––––––– –––––––––––––––––––––
Số: 881/QĐ-UBND Điện Biên Phủ, ngày 04 tháng 7 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
V/v Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển
thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
–––––––––––––––––––

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;


Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển Kinh tế - Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 281/2007/QQD-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy
hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội, quy hoạch
ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch (nay là Sở Công
thương) tại Tờ trình số 81/TTr-TMDL ngày 24/3/2008, Báo cáo thẩm định số
464/BC-SKHĐT ngày 14/5/2008 của sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập “Quy hoạch phát triển
thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020”, với những nội dung chính
như sau:
1. Đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch
a) Đề cương:
- Phần I: Những vấn đề chung của dự án “Quy hoạch phát triển thương
mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020”.
- Phần II: Nội dung Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai
đoạn đến năm 2020.
+ Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển ngành thương mại
+ Hiện trạng phát triển ngành thương mại
+ Luận chứng phương hướng phát triển ngành thương mại
1
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch
b) Dự toán kinh phí:
- Tổng dự toán: 315 triệu đồng
- Nguồn vốn đầu tư: Bằng nguồn vốn XDCB tập trung của tỉnh (bố trí
trong kế hoạch đầu tư năm 2009).
(có đề cương và dự toán chi tiết kèm theo)
2. Tổ chức thực hiện:
- Chủ đầu tư: Sở Công thương tỉnh Điện Biên.
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
- Đơn vị tư vấn lập dự án: Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn và quyết định đơn
vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân và năng lực để thực hiện theo quy định hiện
hành.
- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong năm 2008
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Chủ
đầu tư lập dự án đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ và đề cương được duyệt; Chủ trì
phối hợp với các ngành có liên quan thẩm định dự án quy hoạch trình UBND
tỉnh phê duyệt.
Điều 2. Căn cứ Quyết định này Sở Công thương tỉnh Điện Biên có trách
nhiệm phối hợp các cơ quan liên quan triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng
tiến độ và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài
chính, Xây dựng, Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH


- Như Điều 3; KT. CHỦ TỊCH
- TT Tỉnh ủy (B/C) PHÓ CHỦ TỊCH
- TT HĐND - UBND tỉnh;
- Lưu VT, TM.

Bùi Viết Bính

2
ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.
(Kèm theo Quyết định số 881 /QĐ-UBND ngày 04 /7/2008 của UBND tỉnh)
–––––––––––––––––––––––

PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020.

1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch phát triển thương mại tỉnh
Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.
- Thực hiện văn bản pháp quy về công tác quy hoạch của Chính Phủ (Chỉ
thị 32/CT-TTg, Nghị định 92/2006-NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn...); Quyết
định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
án "Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020".
- Thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ chính trị, năm 2004 tỉnh Điện Biên
được tách ra từ tỉnh Lai Châu (cũ) dẫn đến các chỉ tiêu, mục tiêu định hướng xác
định trong Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại- du lịch của tỉnh Lai Châu
(Cũ) đã được phê duyệt đến năm 2010 không còn phù hợp với tình hình thực
tiễn của tỉnh Điện Biên cũng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Điện Biên đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.
- Hiện nay có rất nhiều yếu tố mới đã, đang và sẽ tác động đến sự phát
triển của thương mại cả nước và của tỉnh. Trước hết, hội nhập kinh tế với khu
vực và thế giới của đất nước đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho sự
phát triển của ngành đóng góp vào GDP và tăng trưởng GDP của tỉnh, giải quyết
việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và dẫn dắt, hỗ trợ các
ngành sản xuất chuyển dịch cơ cấu định hướng theo nhu cầu thị trường. Những
tác động từ bên ngoài cũng như sự mở rộng về không gian và định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới đặt ra những yêu cầu phát triển
mới về số lượng, chất lượng dịch vụ của ngành thương mại cũng như về cơ cấu,
qui mô, phương thức kinh doanh, trình độ tổ chức và phân bố hài hoà, trật tự của
các loại hình tổ chức thương mại, hệ thống phân phối hàng hoá, không gian thị
trường và kết cấu hạ tầng của ngành thương mại.
- Để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh theo
quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy vai trò của hoạt động thương mại
của tỉnh trong việc hình thành và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu
cho các ngành sản phẩm có lợi thế, định hướng sản xuất thích ứng nhanh với
những thay đổi của nhu cầu thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của tỉnh

3
đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại của tỉnh phát triển các hệ thống
phân phối hàng hoá văn minh, hiện đại đủ sức cạnh tranh Quốc tế khi mở cửa
các thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối theo cam kết gia nhập WTO, khi
thời hạn mở cửa thị trường dịch vụ phân phối đã đến, đòi hỏi cần thiết phải xây
dựng “Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên đến năm 2020” phù
hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và thích ứng với các mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu của quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai
đoạn đến năm 2020.
Từ phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế theo xu thế hội nhập tác
động đến ngành thương mại; phân tích đánh giá các nguồn lực, phân tích thực
trạng phát triển ngành thương mại những năm qua để xác định quan điểm, mục
tiêu phát triển, các bước đi thích hợp, các dự án quan trọng của ngành thương
mại trong những năm tới một cách khoa học, tiên tiến và mang tính khả thi cao.
3. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển thương mại tỉnh
Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.
- Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI, Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế của tỉnh đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại Việt Nam
- Hướng dẫn của Bộ Công Thương về quy hoạch phát triển thương mại
của các tỉnh, thành phố;
- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng chính
phủ V.v lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng chính
phủ V.v Phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 08/NĐ-TU ngày 07/3/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh, Nghị quyết số 86/2007/NQ-HĐND ngày 30/4/2007 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Điện Biên khóa XII kỳ họp thứ 10 V.v thông qua Đề án thực hiện chương
trình phát triển thương mại, du lịch, kinh tế cửa khẩu và đối ngoại giai đoạn
2006 - 2010.
Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 20/8/2007 của UBND tỉnh Điện Biên
V.v Phê duyệt đề án thực hiện chương trình phát triển thương mại, du lịch, kinh
tế cửa khẩu và đối ngoại giai đoạn 2006 - 2010.
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra cơ bản, khoả sát và hệ
thống số liệu, tài liệu khác có liên quan đến ngành thương mại của tỉnh. Các kết
quả dự báo thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ của ngành thương mại
trong nước và quốc tế.

4
- Các văn bản liên quan khác.
4. Các yêu cầu của quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên
giai đoạn đến năm 2020.
- Xây dựng có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý chí; quy hoạch phải
thể hiện được tính cân đối và tính hiệu quả trong phát triển.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm
2020, với quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước.
- Có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm phát triển của ngành thương
mại, đồng thời phải có bước đi cụ thể từng giai đoạn.
- Phải được phối hợp liên ngành với các ngành có liên quan, xác định mối
tương hỗ; tránh chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành.
5. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
- Tổ chức điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thương mại tỉnh trong
những năm qua (2004 - 2007).
- Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu
tố phát triển khác đối với quá trình phát triển ngành thương mại của tỉnh.
- Luận chứng các phương án phát triển ngành thương mại đến năm 2020.
- Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ và phương
án bảo vệ môi trường.
- Đề xuất các giải pháp và tổ thức thực hiện
- Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm
- Thể hiện các phương án quy hoạch ngành trên bản đồ quy hoạch.
6. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong phần đánh giá nguồn lực
phát triển và phân tích hiện trạng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
tác động đến phát triển ngành. Dựa vào các số liệu thống kê để phân tích, rút ra
những quy luật phát triển.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong tất cả các khâu của lập qui
hoạch.
- Phương pháp lựa chọn phương án tốt nhất: Cần sử dụng các phương
pháp định lượng, kinh tế lượng, phương pháp mô hình toán học,...để đưa ra
phương án có tính thuyết phục cao.
7. Sản phẩm cuối cùng
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên đến
năm 2020.
5
- Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên đến
năm 2020.
- Các báo cáo chuyên đề kèm theo phụ lục, bảng biểu.
- Hệ thống bản đồ hiện trạng và quy hoạch.
8. Dự kiến sẽ triển khai các chuyên đề sau.
- Tác động của các yếu tố bên ngoài (Quốc tế, cả nước, vùng) đến phát
triển ngành thương mại của tỉnh.
- Các nguồn lực, định hướng và giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực cho phát triển ngành thương mại của tỉnh.
- Phát triển dịch vụ bán buôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
- Phát triển dịch vụ bán lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
- Phát triển đại lý và nhượng quyền thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm
2020.
- Hệ thống chính sách và tác động của chúng đến phát triển ngành thương
mại của tỉnh đến năm 2020.
- Hế thống bản đồ thực trạng và quy hoạch theo tỷ lệ quy định và bản đồ
khổ A3.
9. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan quản lý dự án: Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Điện Biên
- Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Điện Biên
- Cơ quan tư vấn: Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương
10. Kinh phí dự án: (có dự toán chi tiết kèm theo)
11. Tiến độ thực hiện dự án:
- Thời gian nghiên cứu xây dựng dự án từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2008.
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Trình duyệt đề cương: tháng 6 năm 2008
+ Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu và tính toán tháng 7 -8/2008
+ Viết báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp và tóm tắt tháng 9-10/2008
+ Hội thảo và xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, bổ sung báo cáo tổng hợp
và tóm tắt dự án tháng 11/2008
+ Thẩm định và phê duyệt dự án : Tháng 11- 12/2008.

6
PHẦN II
NỘI DUNG CHI TIẾTQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.

1. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển ngành thương mại
1.1. Các nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển ngành thương mại
Những nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến phát triển ngành thương
mại gồm:
- Các điều kiện vị trí địa lý, khí hậu, đất xây dựng, thuỷ văn .... tác động
đến ngành thương mại.
- Nguồn sản xuất hàng hoá trong nước và nhập khẩu.
- Nhu cầu tiêu dùng.
- Khả năng các nguồn vốn cho phát triển ngành thương mại (trong tỉnh,
ngoài tỉnh, nước ngoài).
- Khả năng đáp ứng nguồn lao động, bảo gồm số lượng và chất lượng
nguồn lao động.
- Khả năng cung cấp công nghệ hiện đại cho ngành thương mại
- Khả năng phát triển thị trường dịch vụ phân phối (thị trường cả nước,
vùng....)
* Rút ra các kết luận theo các hướng:
- Mức độ ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên đến phát triển ngành
thương mại (thuận lơi./khó khăn)
- Xác định khả năng cung ứng hàng hoá cho ngành thương mại (dồi
dào/trung bình/ khan hiếm)
- Đánh giá nhu cầu tiêu dùng cho phát triển ngành thương mại (thuận
lợi/khó khăn)
- Đánh giá điều kiện đầu tư vốn cho ngành thương mại (thuận lợi /khó
khăn)
- Khả năng cung cấp lao động lành nghề cho ngành thương mại (nhiều/
trung bình/ít)...
1.2 Tác động của bối cảnh bên ngoài đến phát triển ngành thương
mại của tỉnh
- Tác động của bối cảnh quốc tế đến phát triển ngành thương mại
+ Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu của tỉnh
+ Xu hướng phát triển dịch vụ phân phối trên thế giới

7
+ Xu thế phát triển ngành thương mại cấp tỉnh của một số nước trên thế
giới.
Đánh giá ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến sự phát triển của ngành
thương mại bao gồm: (1) Quan điểm, ý kiến đánh giá của các chuyên gia chuyên
ngành, của các chuyên gia kinh tế; (2) So sánh với các số liệu cơ bản về các chỉ
tiêu chủ yếu của ngành thương mại trên thế giới và khu vực; (3) Xếp hạng mức
độ cạnh tranh của ngành thương mại của tỉnh.
- Tác động của xu thế phát triển ngành thương mại cả nước, của vùng đối
với phát triển ngành thương mại của tỉnh.
+ Chiến lược và định hướng phát triển ngành thương mại của cả nước.
+ Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành thương mại của vùng.
+ Cạnh tranh và hợp tác trong phát triển thương mại của tỉnh với các địa
phương khác trong cả nước, vùng.
- Tác động của định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của
tỉnh đến năm 2020 đối với phát triển ngành thương mại của tỉnh.
+ Định hướng phát triển chung của tỉnh
+ Định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến
phát triển ngành thương mại của tỉnh (dân số, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp,
mở rộng không gian đô thị, kinh tế cửa khẩu...)
2. Hiện trạng phát triển ngành thương mại
Đánh giá hiện trạng phát triển ngành thương mại của tỉnh cần làm rõ: (1)
So sánh với những mục tiêu đã đề ra; (2) Trình độ phát triển ngành trong tương
quan với các ngành cũng như đối với cùng ngành thương mại của các tỉnh, thành
phố khác trong nước và trên thế giới; (3) Bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh
của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
2.1. Vị trí vai trò của ngành thương mại
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại của tỉnh trong ngành thương mại
của cả nước:
+ Đóng góp của ngành thương mại tỉnh Điện Biên trong GDP ngành
thương mại của cả nước.
+ Lao động trong ngành thương mại của tỉnh trong lao động thương mại
cả nước (số lượng, chất lượng).
+ Đóng góp của ngành thương mại của tỉnh trong việc lôi kéo thương mại
của vùng, của các tỉnh, thành phố lân cận.
+ Đóng góp của ngành thương mại tỉnh vào việc phát triển các ngành
khác (công nghiệp, nông nghiệp, các lĩnh vực xã hội).
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh:

8
+ Đóng góp GDP ngành thương mại trong tổng GDP của nên kinh tế qua
các năm (GDP ngành/tổng GDP).
+ Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP toàn tỉnh (Mức
độ đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP được đo lường bằng
chỉ tiêu tỷ lệ "%" giữa mức tăng thêm của GDP ngành thương mại với tổng mức
tăng thêm của GDP toàn nền kinh tế).
+ Tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành thương mại qua các năm (vốn đầu
tư trong ngành/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội);
+ Thu hút lao động vào ngành thương mại (lao động của ngành/ tổng số
lao động của xã hội);
+ Đóng góp vào việc lôi kéo sự phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh
của các ngành (Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch...);
+ Tỷ lệ trang bị công nghệ hiện đại trong ngành.
- Dựa vào các kết quả tính toán ở trên cần đưa ra các kết luận:
+ Nhận định chung về vai trò của ngành thương mại (cao/ trung
bình/kém);
+ Nhận định về vai trò của ngành thương mại đối với các ngành khác (hỗ
trợ, kìm hãm...);
+ Đánh giá mức độ đầu tư vào ngành thương mại ( ưu tiên/ trung bình/ ít);
+ Vai trò thu hút lao động của ngành thương mại (nhiều / trung bình/ ít)
+ Khả năng hiện đại hóa công nghệ (Tiên tiến/ trung bình/ lạc hậu)
2.2. Thực trạng phát triển chung của ngành thương mại tỉnh
- Đánh giá về quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại thông qua
các chỉ tiêu phát triển chung để xác định rõ sự phát triển của ngành trong 5 năm
qua:
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP ngành thương mại
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng lao động, năng suất lao động ngành
thương mại;
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho ngành thương mại;
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng bán buôn, bán lẻ
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
- Cơ cấu ngành thương mại của tỉnh (Bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng
quyền thương mại...):
Sử dụng các chỉ tiêu:
+ Cơ cấu theo GDP

9
+ Cơ cấu theo lao động
+ Cơ cấu đầu tư
2.3. Thực trạng phát triển các phân ngành thương mại
Các phân ngành thương mại cần tập trung đánh giá hiện trạng là: Bán
buôn; Bán lẻ; đại lý; nhượng quyền thương mại.
Đối với từng phân ngành thương mại trên cần đánh giá các nội dung sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của các phân ngành:
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh số
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng lao động, năng xuất lao dộng
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phân ngành
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu
- Thị trường của ngành:
+ Thị trường trong nước (trong tỉnh, vùng, cả nước)
+ Thị trường ngoài nước
- Đánh giá trình độ và khả năng phát triển khoa học - công nghệ của
ngành.
- Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ trong ngành sẽ được tính toán
từ các chỉ tiêu sau :
+ Trang thiết bị theo các thế hệ công nghệ (cũ/mới)
+ Tỷ lệ trang, thiết bị hiện đại/ đơn vị doanh số bán lẻ
+ Tỷ lệ trang thiết bị hiện đại / doanh thu toàn ngành
+ Tình hình nghiên cứu và triển khai (R và D) của ngành
- Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành:
+ Tổng số vốn đầu tư và nhịp tăng vốn đầu tư cho ngành qua các thời kỳ 5
năm
+ Cơ cấu vốn đầu tư theo các phân ngành hẹp (vốn đầu tư phân theo
nguồn cung cấp, trong nước - nước ngoài; nhà nước và ngoài quốc doanh...).
+ Xuất đầu tư (Vốn đầu tư/ doanh thu)
+ Khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong ngành
+ Hiệu quả vốn đầu tư. Hệ số ICOR theo các năm, theo phân ngành
- Lao động trong ngành

10
+ Số lượng lao động tham gia trong ngành qua các năm, theo các phân
ngành (Số lao động trong ngành theo mức độ đào tạo: Lao động phổ thông/ Lao
động qua đào tạo...)
+ Năng suất lao động qua các năm;
+ Thu nhập của lao động trong ngành qua các năm
+ Đánh giá khă năng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành
- Thực trạng phân bố ngành trên địa bàn tỉnh
+ Số lượng thương nhân
+ Phân Bố mạng lưới bán buôn
+ Phân bố mạng lưới bán lẻ
+ Phân bố mạng lưới chợ
+ Phân bố mạng lưới các khu logistics
2.4. Thuận lợi , khó khăn đối với phát triển ngành thương mại.
- Thuận lợi và các cơ hội.
- Khó khăn và các thách thức
- Hướng khai thác thuận lợi, vượt qua thách thức.
3. Luận chứng phương hướng phát triển ngành thương mại
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành thương mại
- Các quan điểm phát triển ngành thương mại:
+ Nội dung quan điểm phát triển ngành thương mại tỉnh phù hợp với quan
điểm phát triển ngành thương mại cả nước;
+ Quan điểm thể hiện sự chọn lựa những mũi nhọn và vấn đề ưu tiên cho
ngành;
+ Thể hiện quan điểm hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Các mục tiêu phát triển:
+ Mục tiêu phải thể hiện sự phát triển bền vững, trước tiên là mục tiêu
hiệu quả mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội và đảm bảo ổn đinh môi
trường
+ Mục tiêu cụ thể, bao gồm các chỉ tiêu số lượng về nhịp độ tăng giá trị
tăng thêm, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư... của ngành thương mại
3.2. Luận chứng các phương án phát triển ngành thương mại tỉnh.
- Các phương án phát triển cần phải thể hiện được:
+ Khả năng phát triển theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập

11
+ Vai trò của nhà nước trong quản lý ngành thương mại
+ Khả năng cạnh tranh của ngành thương mại trên thị trường
+ Hiệu quả kinh tế ngành
- Các vấn đề cần xem xét tính toán:
+ Đưa ra 2 đến 3 phương án để lựa chọn, các phương án đi liền với các
điều kiện ở mức độ thấp/ trung bình/cao.
+ Các phương án cần thể hiện được các chỉ tiêu về nhịp độ tăng giá trị
tăng thêm, doanh thu, xuất khẩu;
+ Các phương án phải xây dựng được cơ cấu hợp lý của các phân ngành;
+ Các phương án phải thể hiện được nhu cầu về vốn đầu tư theo các
nguồn, nhu cầu về lao động theo trình độ đào tạo.
+ Lựa chọn phương án hợp lý cho quy hoạch
- Trên cơ sở so sánh, lựa chọn phương án phát triển:
+ Về tăng trưởng kinh tế của ngành thương mại trong giai đoạn quy hoạch
+ Về cơ cấu ngành
+ Lựa chọn phương án quy hoạch
3.3. Luận chứng phát triển và phân bố cơ cấu ngành thương mại
Cơ cấu ngành thương mại cần tập trung luận trứng phát triển và phân bổ
là: Bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại. Tập trung vào các nội
dung sau:
- Phân tích tổng quan vị trí, vai trò của từng cơ cấu ngành thương mại;
- Các yếu tố tác động đến phát triển của từng cơ cấu ngành thương mại;
- Xuất phát điểm của từng cơ cấu ngành thương mại;
- Dự báo quy mô nhu cầu thị trường;
- Chiến lược của vùng và cả nước về phát triển cơ cấu ngành thương mại;
- Mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thương mại;
- Phương hướng phát triển ngành và cơ cấu ngành thương mại:
+ Định hướng phát triển xuất khẩu;
+ Đinh hướng phát triển cấu trúc các hệ thống thị trường hàng hóa trên
địa bàn tỉnh (hệ thống thị trường hàng tiêu dùng, hệ thống thị trường hàng vật tư
sản xuất, hệ thống thị trường hàng nông sản);
+ Định hướng phát triển cơ cấu ngành (Bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng
quyền thương mại);

12
+ Định hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại của các
thành phần kinh tế.
+ Định hướng phát triển dịch vụ phụ trợ cho phân phối hàng hóa
+ Định hướng phát triển mạng lưới thương mại
- Tổ chức phát triển các cơ cấu ngành thương mại theo lãnh thổ:
+ Phát triển các khu thương mại trung tâm của tỉnh, thành phố, thị xã,
huyện và khu dân cư;
+ Phát triển trung tâm thương mại (trung tâm thương mại bán buôn, trung
tâm mua sắm hàng hóa, trung tâm văn phòng đại diện thương mại, trung tâm hội
chợ triển lãm).
+ Phát triển các loại hình siêu thị và cửa hàng bách hóa tổng hợp lớn.
+ Phát triển các đường phố thương mại
+ Phát triển các loại chợ
+ Phát triển các loại kho
+ Phát triển sàn giao dịch hàng hóa
- Các chương trình và dự án đầu tư (có phân kỳ theo từng giai đoạn 5
năm)
- Các giải pháp và chính sách phát triển các cơ cấu của ngành thương mại.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
Các giải pháp tập trung thể hiện cho được các tiêu chí: tiết kiệm chi phí,
tiết kiệm vốn, tạo nhiều việc làm, đổi mới công nghệ, không dàn trải các giải
pháp mà tập trung vào những giải pháp chủ yếu nhất để thực hiện quy hoạch,
tính toán cụ thể khả năng thực hiện từng giải pháp, tiến độ thực hiện các giải
pháp cho các thời kỳ kế hoạch, đề xuất những chương trình lớn, những dự án
kêu gọi đầu tư xây dựng.
4.1. Chính sách đầu tư
Về vốn đầu tư cần nêu rõ nhu cầu về vốn đầu tư, khả năng huy động
nguồn vốn và phân bổ theo các phân ngành:
- Dự báo nhu cầu và tính toán khả năng huy động các nguồn vốn
- Kiến nghị các giải pháp cần nghiên cứu, ban hành để thúc đẩy tạo vốn
thu hút vốn và cơ chế sử dụng vốn, các chính sách khuyến khích đầu tư để thu
hút nguồn vốn ngoài ngân sách...
- Chính sách đầu tư của nhà nước
4.2. Các chính sách pháp triển nguồn nhân lực

13
Về nguồn nhân lực cần có biện pháp tạo thêm việc làm, nhu cầu và
phương thức đào tạo lao động.
- Dự báo nhu cầu và tính toán khả năng đáp ứng nhu cầu lao động
- Kiến nghị các giải pháp cần nghiên cứu, ban hành để thu hút lao động,
khuyến khích đào tạo lao động, thu hút lao động từ bên ngoài...
- Chính sách lao động của Nhà nước.
4.3. Chính sách phát triển khoa học công nghệ.
- Xem xét và tìm kiếm những công nghệ phù hợp để có kế hoạch và biện
pháp thay thế hoặc cải tiến các thiết bị, công nghệ hiện có;
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ mới
và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào kinh doanh.
4.4. Chính sách hợp tác với quốc tế, khu vực và các địa phương khác
- Chính sách hợp tác, phát triển với khu vực và quốc tế
- Định hướng hợp tác và phối hợp với các tỉnh, thành phố lân cận và các
tỉnh, thành phố khác.
4.5. Phương án bảo vệ môi trường
4.6. Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Giải pháp và cơ chế, chính sách vĩ mô và công tác điều hành phối hợp
giữa quy hoạch và kế hoạch.
- Vai trò của chính quyền, thành phố, các thị xã, huyện, các ngành, doanh
nghiệp, cộng đồng đối với thực hiện quy hoạch.
- Trên cơ sở các định hướng phát triển ngành thương mại đã được xác
định trong quy hoạch, đề xuất những biện pháp, ban hành cơ chế chính sách cụ
thể, thông báo lãnh thổ ưu tiên để hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Các biện pháp kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý chủ yếu nhằm thực hiện
các mục tiêu quy hoạch của ngành thương mại.
- Các cơ chế chính sách khác phù hợp với đặc thù của tỉnh nhằm thúc đẩy
phát triển của ngành thương mại.
4.7. Danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm:
- Danh sách các dự án dài hạn;
- Xây dựng những dự án ưu tiên, cần thiết cho giai đoạn 1 đến 5 năm
trước mắt.

14
15

You might also like