You are on page 1of 16

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH ĐIỆN BIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


–––––– –––––––––––––––––––––
Số: 2011/QĐ-UBND Điện Biên Phủ, ngày 18 tháng 12 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
V/v: Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung xây dựng Thành phố
Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
–––––––––––––––––––

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;


Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số: 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ, về
quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông báo số 183/TB-TU ngày 01/12/2006 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy và ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 27/11/2008;
Căn cứ Nghị quyết số 152/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa 12, kỳ họp thứ 15;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 831/TTr-SXD ngày
24/11/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung xây dựng Thành phố
Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những
nội dung chủ yếu sau:
A. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Đánh giá hiện trạng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch Thành phố
Điện Biên Phủ trong thời gian qua.
2. Những bất cập, hạn chế giữa quy hoạch hiện tại với tương lai phát triển
của Thành phố.
3. Nêu sự cần thiết phải quy hoạch chung Thành phố Điện Biên Phủ.
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA NHIỆM VỤ QUY HOẠCH:
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, RANH GIỚI QUY HOẠCH VÀ TÍNH CHẤT, CHỨC
NĂNG ĐÔ THỊ.
1. Phạm vi nghiên cứu của đồ án quy hoạch: Bao gồm toàn bộ khu vực
lòng chảo Điện Biên.
2. Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ diện tích
tự nhiên của Thành phố Điện Biên Phủ theo Nghị định 110/2003/NĐ-CP ngày
26/09/2003 của Chính phủ là: 6009, 05 ha, gồm xã Thanh Minh và các phường:
Thanh Bình, Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Noong Bua, Nam Thanh,
Thanh Trường được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc: giáp xã Nà Nhạn và xã Mường Phăng huyện Điện Biên.
+ Phía Nam: giáp xã Thanh Xương huyện Điện Biên và Pú Nhi huyện
Điện Biên Đông.
+ Phía Đông: giáp xã Mường Phăng huyện Điện Biên.
+ Phía Tây: giáp các xã Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Nưa, huyện
Điện Biên.
Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Điện Biên Phủ được xác định giai
đoạn ngắn hạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch cần đặt trong mối liên hệ vùng
và hệ thống hạ tầng có liên quan đến các xã phía Tây và phía Nam Thành phố
thuộc huyện Điện Biên cho việc dự báo các dự án công nghiệp, đào tạo, giao
thông đối ngoại cần xây dựng ở các khu vực này.
3. Tính chất:
- Có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng.
- Là trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật có
hàm lượng trí thức cao của tỉnh Điện Biên.
- Là trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia: Di tích lịch sử, sinh thái, văn
hóa, dân tộc vùng Tây Bắc.
- Là trung tâm đầu mối giao thông: Đường bộ, đường không, đường sắt
của quốc gia và khu vực.
- Là trung tâm kinh tế: Công nghiệp, nông lâm nghiệp, cửa khẩu của quốc
gia và vùng Tây Bắc.
4. Chức năng đô thị:
- Hình thành và phát triển chuỗi đô thị mới hiện đại hóa, bền vững trên địa
phận tỉnh Điện Biên hỗ trợ cho quá trình mở rộng phát triển của vùng kinh tế
trọng điểm Tây Bắc.
- Là trung tâm kinh tế tổng hợp có tốc độ tăng trưởng và trình độ phát
triển cao và toàn diện bao gồm các ngành kinh tế chủ đạo là: Du lịch, kinh tế
biên mậu, công nghiệp chế biến, dịch vụ (thương mại, viễn thông, giao thông
liên vận quốc tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tuyến và các công trình đầu mối, thể
dục thể thao, giáo dục, khoa học công nghệ) và kinh tế trang trại tiêu chuẩn cao.
- Là vùng bảo tồn văn hóa lịch sử cách mạng của đất nước, vùng sinh thái
thiên nhiên, văn hóa tâm linh bền vững của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc.
- Là vùng hậu cứ vững chắc, đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng biên
giới Việt -Lào của tỉnh.
- Là khu vực dự phòng xây dựng đô thị trung tâm vùng gắn với trung tâm
văn hóa, đào tạo, khoa học công nghệ và dịch vụ đang được đầu tư xây dựng tại
Thành phố Điện Biên Phủ.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH :
1. Quy mô dân số:
- Hiện trạng 2008: 65.000 người
- Giai đoạn ngắn hạn 2015: 150.000 người
- Giai đoạn dài hạn đến 2030: 250.000 người
2. Quy mô đất đai
- Chỉ tiêu: 170 m2/người (2030); 200 m2/người (2015)
- Nhu cầu sử dụng đất:
+ Đất dân dụng (tính cho nội thị): giai đoạn ngắn hạn đến 2015: 1.500 ha;
giai đoạn dài hạn đến 2030: 2.250 ha.
+ Đất ngoài dân dụng (tính cho cả ngoại thị và nội thị): giai đoạn ngắn
hạn đến 2015: 1.500 ha; giai đoạn dài hạn đến 2030: 2.000 ha.
(Chi tiết có phụ biểu số 01, 02 kèm theo)
3. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu:
- Hạ tầng xã hội:
+ Trường mẫu giáo: 50 chỗ/1000 người.
+ Trường tiểu học: 65 chỗ/1000 người.
+ Trường trung học cơ sở: 55 chỗ/1000 người.
+ Trường phổ thông trung học, dạy nghệ: 40 chỗ/1000 người.
+ Bệnh viện đa khoa: 4 giường/1000 người.
+ Nhà ở: 30m2/sàn/người.
- Hạ tầng kỹ thuật:
+ Mật độ đường chính: 5 km/km2.
+ Tỷ lệ đất giao thông: 25%.
+ Chỉ tiêu cấp nước sạch: 180-200 l/người/ngày đêm.
+ Tỷ lệ dân nội thị được cấp nước sạch: 100%.
+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 700-1.000kwh/người/năm.
+ Mật độ đường ống thoát nước: 400M/ha.
+ Chỉ tiêu thu gom rác thải và xử lý: 1kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom đạt 95%.
4. Các khu chức năng:
- Khu đô thị dự kiến gồm 9 đơn vị ở, mỗi đơn vị có quy mô 2-2,5 vạn dân
(năm 2030) bao gồm cả các làng bản truyền thống hiện có. Có 9 trung tâm hành
chính cấp đơn vị ở bao gồm các hạng mục công trình dịch vụ mọi tiện ích công
cộng, hành chính văn hóa xã hội và ở vị trí địa lý, giao thông thuận lợi.
- Trung tâm toàn đô thị (đại trung tâm Noong Bua) bao gồm các công
trình hành chính, chính trị, UBND, Tỉnh Uỷ, HĐND, Quảng trường, hội trường
chung, ngân hàng, tài chính, thương mại, hội chợ,... được bố cục theo hướng
Nam với không gian hạt nhân là trung tâm hành chính, chính trị tỉnh Điện Biên.
- Khu gia công mậu dịch ASEAN có quy mô lớn tập trung bố trí tại xã
Thanh An.
- Khu văn phòng đại diện giao dịch thương mại, du lịch quốc tế dự kiến
bố trí tại khu vực hành chính, chính trị hiện nay.
- Các xí nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bố trí
thành các cụm công nghiệp tập trung là cụm công nghiệp phía Tây và cụm công
nghiệp Na Hai.
- Khu chợ đầu mối thương mại dịch vụ và tổng kho trung chuyển vùng
thuộc khu lưu chuyển hàng hóa Việt Nam -Asean-Trung Quốc. Cảng cạn vùng
đầu mối vùng, nơi giao thoa của đường liên vận Việt -Trung, Việt-Lào và đường
vành đai mới phía Tây.
- Khu du lịch nghỉ mát nghỉ dưỡng hồ Huổi Phạ.
- Các khu du lịch nghỉ mát vui chơi giải trí, lâm viên động vật hoang dã,
du lịch leo núi mạo hiểm, trung tâm dịch vụ nghỉ dưỡng, dưỡng sinh cao cấp và
các trang trại nhà vườn kiêm du lịch gia đình trong vùng rừng Tây Thanh Minh.
- Khu các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học Điện Biên dự kiến bố
trí phía Bắc xã Thanh Nưa nằm giữa sông Nậm Có và sông Nậm Khẩu Hú.
- Hệ thống cây xanh công viên và các khu văn hóa thể dục thể thao vui
chơi giải trí là các dải không gian xanh ven hai bờ sông Nậm Rốm, sông Nậm
Có và các hồ, suối liên hoàn lưu thủy.
- Khu bệnh viện đa khoa hiện có giữ lại và cải tạo, mở rộng.
- Đất dự phòng phát triển là các khu đất ven nội thị, giáp ngoại thị.
- Đất an ninh quốc phòng.
- Hệ thống các công trình đầu mối về môi trường và giao thông đối ngoại.
5. Định hướng phát triển không gian:
5.1. Chọn đất xây dựng và hướng mở rộng chủ yếu
- Khu đô thị hiện hữu bao gồm các phường Thanh Trường, Thanh Bình,
Him Lam, Tân Thanh, Mường Thanh, Nam Thanh được đầu tư hoàn thiện.
- Hướng phát triển chủ đạo của Thành phố là hướng Đông bao gồm địa
phận các phường Huổi Phạ (dự kiến thành lập mới), Noong Bua, đặc biệt là quỹ
đất đồi thấp, núi thoải phía Đông. Hướng thứ yếu dành cho phát triển các dự án
độc lập gồm có 3 hướng là:
+ Hướng Bắc là quỹ đất dọc Quốc lộ 12 thuộc xã Thanh Nưa.
+ Hướng Nam là quỹ đất dọc đường ASEAN, ven núi (thuộc các xã
Thanh Xương, Thanh An).
+ Hướng Tây Bắc là quỹ đất từ khu công nghiệp phía Bắc đến Quốc lộ 12
thuộc xã Thanh Nưa.
- Hướng phát triển cho tầm nhìn xa là các hướng Tây Nam; Nam và Đông
Bắc.
5.2. Nguyên tắc bố cục cơ cấu quy hoạch
- Thành phố Điện Biên Phủ hiện tại phát triển theo 3 hướng Đông, Đông Bắc
và Bắc theo các hành lang Quốc lộ hiện hữu là Quốc lộ 12 và Quốc lộ 279. Đặc
biệt phát triển không gian mở rộng mới về phía Đông và phía Đông Bắc. Về tổng
thể nội thị phân thành 3 khu đô thị là khu Bắc, khu Tây, khu Đông; trong đó: Khu
Bắc gồm các phường Thanh Trường, Thanh Bình, Him Lam và vùng đất Bắc sông
Nậm Rốm, Khu Tây là khu đô thị hiện hữu có hệ thống di tích lịch sử gồm các
phường Tân Thanh, Mường Thanh, Nam Thanh. Khu Đông gồm các phường mới
Huổi Phạ, Noong Bua và vùng đất thoải, núi thấp xã Thanh Minh.
- Từng khu đô thị phát triển tập trung thành từng khu đô thị độc lập dựa
vào các hành lang giao thông Quốc lộ 12, Quốc lộ 279 và các trục đường mới,
chủ đạo theo hướng Bắc Nam (tuyến tính) về các đường vành đai.
- Mỗi khu đô thị có trung tâm hạt nhân liên hệ với khu trung tâm mới Noong
Bua bởi các trục tia hướng tâm và liên hệ với nhau bởi các đường khu vực.
* Giải pháp tổng thể là nguyên tắc bố cục cơ cấu quy hoạch đa diện
hướng tâm
- Mô hình chủ đạo của đô thị bao gồm các đô thị độc lập về không gian,
chức năng, phân khu nội thị theo đặc trưng.
- Mối liên hệ với nhau và với khu trung tâm và các đô thị khác được tổ
chức theo mạng lưới hạ tầng được phân cấp hợp lý.
- Hành lang sinh thái chủ thể là hành lang xanh dọc các con sông lớn, suối
lớn lan tỏa ra vùng ven đô gắn kết với các vùng xanh sinh thái được điểm xuyết
bởi các điểm du lịch theo chuyên đề. Đặc biệt là lan tỏa tới vùng hồ Pa Khoang
phía Đông; hòa vào không gian xanh của cánh đồng lúa vùng lòng chảo.
- Các vùng chức năng mới của đô thị như: hành chính, nghỉ dưỡng, công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, thể thao, đào tạo, các khu đô thị mới, khu dân cư
nông thôn tiêu chuẩn cao… được bố cục trên cơ sở khai thác mở rộng các quỹ
đất trống và các dải đất ven các đồi thoải, các thung lũng đồi thấp ven sông suối
và các quỹ đất bán sơn, bán địa.
- Đề xuất hệ thống hạ tầng cơ sở mới tạo mối liên hệ hữu cơ gắn kết giữa
không gian thành phố Điện Biên với đường đối ngoại xuyên Á sắt bộ dự kiến và
đô thị cửa khẩu Tây Trang, Huổi Puốc trên biên giới Việt -Lào, cửa khẩu A Pa
Chải phía Bắc (Việt-Trung).
- Hoạch định và khai thác quỹ không gian thoáng ven sông, suối, hồ lớn
tạo vùng sinh thái bền vững, đa dạng và quy mô lớn.
5.3. Các cụm công trình chủ yếu của các đô thị
* Hành lang sinh thái văn hóa Thái vùng Tây Bắc
+ Vùng bảo tồn kiến trúc không gian truyền thống bản địa dân tộc Thái
vùng Tây Bắc (các bản Thái trong vùng thung lũng lòng chảo Điện Biên).
+ Không gian xanh sinh thái các cửa ô của thành phố hướng về trung tâm.
Hành lang sinh thái này có các nhánh lan tỏa đến các khu sinh thái hồ tạo
thành hệ sinh thái liên hoàn lưu thủy bền vững cho đô thị.
* Khu đô thị Bắc: Quy mô đất đô thị 1.200 ha; Quy mô dân cư năm 2030:
6 vạn người, gồm:
+ Cụm công nghiệp phía Bắc thành phố
+ Khu Đại học Điện Biên và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề...
+ Khu trung tâm văn hóa -thể dục thể thao vùng.
+ Các tiểu khu nhà ở chung cư cao tầng, thấp tầng.
+ Các khu biệt thự, nhà vườn tiêu chuẩn cao, các khu ở dân sinh dạng
trang trại.
+ Nhà ga, sân bay hàng không quốc tế và hệ thống công viên lớn dọc sông
Nậm Rốm.
+ Khu quốc phòng.
+ Trung tâm thương mại hành chính cấp quận.
+ Các nhóm nhà ở đa dạng.
+ Các cơ sở dịch vụ đón tiếp du lịch cửa ô phía Bắc.
+ Hệ thống các trường phổ thông trung học, trường nội trú cấp vùng.
+ Các công trình văn hóa, giao lưu vui chơi giải trí của thành phố.
* Khu đô thị Đông: Quy mô đất đô thị 1.445 ha; Quy mô dân cư năm
2030: 8,5 vạn người, gồm:
+ Các tiểu khu nhà ở cao tầng.
+ Nhóm nhà ở thấp tầng.
+ Trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp quận.
+ Dải công viên ven suối Noong Bua.
+ Đại trung tâm thành phố, bao gồm trung tâm hành chính chính trị của
tỉnh, quảng trường Tây Bắc, các liên cơ quan, bệnh viện đa khoa, trung tâm tài
chính, ngân hàng. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng và các văn phòng đại
diện… (dự kiến mở rộng tới Pú Tửu); khu hội chợ kinh tế biên mậu Việt -Lào-
Trung, trung tâm bảo tàng.
+ Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Huổi Phạ và trung tâm dịch vụ du lịch văn
hóa Tây Bắc.
+ Vùng sinh thái lâm sinh công nghệ cao.
+ Khu đô thị bảo tồn các bản Thái truyền thống.
+ Bao gồm các nhóm nhà ở trang trại dạng nhà vườn.
+ Các khu biệt thự cao cấp cho người nước ngoài.
+ Khu trung tâm hành chính, chính trị thành phố Điện Biên Phủ.
* Khu đô thị Tây (Đô thị bảo tàng + du lịch dịch vụ) : Quy mô đất đô thị
1.275 ha; quy mô dân cư năm 2030: 7,5 vạn người.
+ Hệ thống công viên bảo tồn di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Trung tâm dịch vụ văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí cao cấp.
+ Các khu ở hiện hữu cải tạo nâng cấp.
+ Hệ thống liên hoàn các trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp dọc theo
vành đai 1 dự kiến.
+ Hệ thống vườn hoa, công viên, quảng trường và hồ dâng sông Nậm Rốm.
+ Các khu nhà ở: Bao gồm các tiểu khu nhà ở chung cư cao tầng, thấp tầng.
* Các khu dự án nằm ngoài địa giới hành chính thành phố
+ Sân golf Pa Khoang (18 lỗ).
+ Cụm dịch vụ cảng cạn và các bến xe liên tỉnh.
+ Ga đường sắt và bến xe đối ngoại chính của thành phố.
+ Trung tâm dịch vụ giao thông công cộng chủ đạo.
+ Khu tổng kho trung chuyển đầu mối cấp vùng.
+ Cụm công nghiệp Na Hai (huyện Điện Biên).
+ Khu công nghiệp tập trung Thanh An (huyện Điện Biên).
+ Quần thể dịch vụ du lịch vui chơi giải trí danh lam thắng cảnh hồ Pa
Khoang.
+ Quần thể di tích cách mạng Mường Phăng.
+ Trung tâm dịch vụ du lịch toàn cấp vùng.
+ Tổ hợp thể dục thể thao cấp vùng (trường đua ngựa, trường đua xe ô tô,
hệ thống các cung thể thao đẳng cấp quốc tế và khu vực…).
+ Các cụm khách sạn cao cấp.
+ Các khu nhà ở dạng biệt thự.
+ Các khu ở kiêm du lịch gia đình dạng thức trang trại sinh thái.
+ Công viên văn hóa ASEAN.
+ Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch, cảnh quan đảm bảo các tiêu chí về môi
trường của vùng và quốc gia.
* Khu ngoại thị Đông Bắc (thuộc xã Thanh minh và Đông Noong Bua)
+ Cụm điểm du lịch dịch vụ đa dạng vùng núi. Mỗi cụm điểm bao gồm
trung tâm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày, dài ngày.
+ Các nhóm biệt thự, camping, nhà nghỉ nhỏ, …
+ Hệ thống các vùng trồng hoa, sinh vật cảnh, công viên, động vật hoang
dã,…
+ Hệ thống cửa hàng lưu niệm phục vụ du khách.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đai
Định hướng quy hoạch sử dụng đất đai cần phân tích đánh giá thực trạng,
đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất Thành phố Điện Biên Phủ đáp ứng các
chức năng của đô thị bao gồm:
- Đất phát triển trung tâm chính trị, hành chính tỉnh Điện Biên, trung tâm
hành chính thành phố, cơ quan văn phòng, các trung tâm chuyên ngành KHKT,
giáo dục, văn hoá, y tế... Đất phát triển các khu vực quốc tế, văn phòng đại diện
các tổ chức quốc tế đặc biệt là các tổ chức của ASEAN…).
- Đất các khu cải tạo (khu phố cũ, dân cư hiện hữu, làng bản, làng nghề..).
Đất các khu phát triển thành phố, đất hạn chế phát triển.
- Đất xây dựng phát triển hệ thống công trình phúc lợi xã hội như hệ
thống giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa lịch sử,...
- Đất phát triển hệ thống thương mại đô thị, trung tâm dịch vụ thương
mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm...Đất phát triển du
lịch, thị trường, nguồn lực, loại hình, các cơ sở dịch vụ du lịch, các trung tâm và
các vùng du lịch lớn.
- Đất cây xanh đô thị, TDTT, cây xanh cảnh quan, sinh thái, cách ly.
- Đất di tích lịch sử, cách mạng, tôn giáo.
- Đất đồi núi mặt nước.
- Đất phát triển công nghiệp, khu TTCN làng nghề.
- Đất phát triển nông lâm sinh công nghệ cao.
- Đất an ninh quốc phòng.
- Đất phát triển hệ thống giao thông (giao thông công cộng, hệ thống
đường và các đầu mối kết nối các loại hình giao thông nội và ngoại vùng, đường
bộ, đường hàng không, đường sắt, giao thông nhanh, giao thông tĩnh…).
- Đất phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cấp nước, cấp năng
lượng, thông tin viễn thông, xử lí rác và chất thải các loại. Đất các hành lang
phòng chống thiên tai lũ lụt, bảo vệ mặt nước, sông ngòi.
- Đát phát triển các điều kiện tiện ích cộng đồng bao gồm các lĩnh vực các
dịch vụ công cộng, các khu không gian mở, nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao,
dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng…
- Đất dự trữ phát triển.
- Đất các chức năng đặc thù khác của đô thị.
7. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
7.1.Định hướng phát triển giao thông:
7.1.1 Giao thông đối ngoại:
* Đường ô tô:
- Các tuyến đường quốc gia và vùng phụ cận:
+ Quốc lộ 279 nối vùng cửa khẩu biên giới Việt Lào qua thành phố Điện
Biên Phủ với Hà Nội (hiện tại là đường cấp IV miền núi) sẽ cải tạo nâng cấp lên
đường cấp III miền núi, Quy mô 4-6 làn xe. Trong tương lai nâng cấp đường cao
tốc rộng 44m để nối liền và tương xứng với đường cao tốc phía Lào và chuyển
tuyến về phía Tây thành phố Điện Biên Phủ.
+ Quốc lộ 12 nối vùng tỉnh Điện Biên qua Lai Châu sang Trung Quốc sẽ
cải tạo nâng cấp lên đường cấp IV miền núi.
- Các tuyến tỉnh lộ. huyện lộ, liên xã nối thành phố Điện Biên Phủ với các
huyện trong tỉnh Điện Biên với các đô thị khác trong tỉnh, các cửa khẩu, cặp chợ
đường biên khác và hệ thống các khu kinh tế tập trung dọc hành lang biên giới
Việt -Lào, biên giới Việt-Trung., đặc biệt khai thác tuyến giao thông vành đai
dọc biên giới kết hợp kinh tế, quốc phòng.
* Đường sắt: Đường sắt liên vận dự kiến là đường đôi khổ rộng với nhà
ga trung chuyển tại Thành phố Điện Biên Phủ trong định hướng tầm nhìn đến
2050 tuyến Hà Nội -Điện Biên Phủ -Viên Chăn (hướng từ Hà Nội - Hòa Bình -
Sơn La - Điện Biên).
* Cơ sở phục vụ giao thông:
- Hệ thống cầu cống sẽ được xây dựng tương đương cấp đường.
- Tổ chức 3 bến xe khách đối ngoại ở 3 cửa ô đô thị.
- Tổ chức 3 bãi đỗ xe tĩnh.
- Xây dựng hệ thống đầu mối giao thông lập thể, nút chui vượt tại 1 số
điểm giao cắt quan trọng.
* Đường hàng không: Nâng cấp sân bay Điện Biên Phủ thành cảng hàng
dân dụng theo tiêu chuẩn của ICAO (cảng hàng không nội địa có hoạt động bay
Quốc tế) và sân bay quân sự cấp II.
7.1.2 Giao thông đô thị:
- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 104:2007 (đường đô thị, tiêu chuẩn thiết kế)
+ Đảm bảo tiêu chuẩn đường đô thị Việt Nam.
+ Mật độ mạng lưới đường chính 5,5km/km2.
+ Tỷ lệ đất giao thông 25%.
- Mạng lưới đường:
+ Tổng chiều dài mạng lưới đường.
+ Đường chính.
+ Đường phố.
7.1.3 Tổng hợp và khái toán kinh phí :
7.2 Định hướng quy hoạch san nền - Thoát nước mưa
7.2.1 Định hướng quy hoạch san nền
- Nguyên tắc: Triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên, sử dụng tối đa những
mặt tốt của điều kiện tự nhiên. Tận dụng địa hình sẵn có, giữ lại những vùng cây
xanh và những lớp đất màu để đạt hiệu quả cao về mặt kiến trúc cảnh quan, kinh
tế không nên thay đổi địa hình trong những trường hợp không cần thiết để tránh
sự phá vỡ cân bằng.
- Giải pháp thiết kế:
- Yêu cầu: Đề xuất cos xây dựng khống chế cho từng khu vực, khối lượng
đào đắp, độ dốc san, các giải pháp chính.
7.2.2 Định hướng quy hoạch thoát nước mưa :
- Nguyên tắc: Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự chảy.
Hết sức tận dụng địa hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến
phía đất thấp theo lưu vực thoát nước.
- Giải pháp:
+ Các khu vực xây dựng quanh sông Nậm Rốm là vùng thung lũng trong khu
vực nên chọn mạng lưới mương nắp đan đầu tuyến, cuối tuyến chọn cống tròn và
mương xây hở.
+ Hệ thống thoát nước: Căn cứ vào thực tế từng khu đô thị để chọn hệ
thống thoát nước riêng, hoặc nửa chung nửa riêng.
+ Khu vực nội thị Thành phố hiện nay có hệ thống thoát nước chung, cần
có biện pháp nâng cấp nạo vét thường xuyên và cải tạo dần thành hệ thống thoát
nước riêng.
+ Tại các khu vực đô thị mới chọn hệ thống thoát nước riêng, kể cả khu
công nghiệp.
+ Hướng thoát nước: Hệ thống thoát nước được thoát ra các suối hiện có,
các mương tiêu hiện có giữ lại và đổ ra sông Nậm Rốm chảy ra sông Mã.
- Yêu cầu: Đề xuất hướng thoát nước chính, hiện trạng và giải pháp cho
hệ thống thoát, các biện pháp bảo vệ chống ngập úng theo tần suất.
7.3. Định hướng quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường
7.3.1 Định hướng quy hoạch thoát nước thải
- Đối với khu nội thị thành phố hiện tại đã có hệ thống thoát nước chung,
cải tạo hệ thống thu nước bẩn về các trạm làm sạch để xử lý.
- Đối với khu vực đô thị mới và mở rộng sẽ xây dựng hệ thống nước bẩn
riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ nước bẩn của đô thị sẽ thu gom tập trung về các
trạm làm sạch để xử lý.
- Khu công nghiệp tập trung nằm ngoài thành phố.
7.3.2 Vệ sinh môi trường
- Bãi xử lý chất thải rắn: Quy hoạch dài hạn 2030: Tập trung về khu xử lý
chất thải rắn vùng tại Tây -Bắc xã Thanh Nưa.
- Thoát nước bẩn:
+ Đối với các khu đô thị xây dựng tập trung cần xây dựng hệ thống thoát
nước riêng. Nước bẩn từ các khu vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau
đó thoát ra hệ thống cống chung.
+ Đối với các khu dân cư sống trong các bản ven đô sẽ được đô thị hóa
sống kiểu nhà sàn truyền thống, nước bẩn được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau
đó được thoát thải tự nhiên.
- Chất thải rắn và các vấn đề môi trường:
- Nghĩa trang: Tập trung chôn cất vào nghĩa trang công viên quy hoạch dự
kiến tại Bắc xã Thanh Luông.
- Thoát nước thủy lợi, cảnh quan: Đề xuất cải tạo từng bước hệ thống sông,
suối đầu nguồn sông Nậm Rốm tạo môi trường sinh thái cho đô thị và khu vực, cải
tạo tuyến cây xanh cảnh quan dọc suối nối giữa các các đô thị, phục hưng vị thế
phong thủy vùng. Với giải pháp chủ đạo là ngăn đập tạo các hồ dâng.
- Các tiêu chí:
+ Các trạm xử lý nước thải, chất thải rắn.
+ Mạng lưới đường ống: kích thước, độ dài, vật liệu.
+ Giải pháp xử lý cho các thể loại gây ô nhiễm (rắn, lỏng, khí).
7.4. Định hướng quy hoạch cấp điện :
- Nguồn điện: Lấy từ lưới điện quốc gia 110KV từ trạm 110KV Điện Biên
hiện có tại nội thị Thành phố.
- Chỉ tiêu cấp điện:
+ Điện sinh hoạt:
Ngắn hạn: Điện năng 700KWh/ng.ngày; Phụ tải: 280W/người.
Dài hạn: Điện năng 1.000KWh/ng.ngày; Phụ tải: 330W/người.
+ Công trình công cộng:
Đô thị 30-40% điện sinh hoạt
Ven đô: 20-25% điện sinh hoạt.
+ Du lịch:
Khách sạn 4-5 sao: 3KW/giường
Khách sạn 1-3 sao: 2.5KW/giường.
+ Công nghiệp: 200-400KW/ha.
+ Nông nghiệp: 0,1-0,15KW/ha.
- Quy hoạch hệ thống lưới điện:
- Tổng hợp và khái toán kinh phí :
7.5. Định hướng quy hoạch cấp nước :
- Chọn nguồn nước: Nguồn nước mặt của suối Nậm Khẩu Hú và hồ Pa
Khoang.
- Chỉ tiêu cấp nước: Tương đương đô thị loại II: 180-200l/ngày đêm.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư nông thôn, làng bản đô thị
hóa
- Tổng hợp và khái toán kinh phí:
8. Các hạng mục ưu tiên theo thứ tự ưu tiên phân kỳ đầu tư, phân đợt
xây dựng
1. Trung tâm hành chính, chính trị tỉnh Điện Biên.
2. Trung tâm tài chính, ngân hàng.
3. Trung tâm bảo tàng.
4. Trung tâm hành chính, chính trị thành phố.
5. Các di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ.
6. Khu Đại học Điện Biên.
7. Khu du lịch nghỉ mát hồ Huổi Phạ.
8. Nhà ga sân bay Điện Biên Phủ.
9. Đại quảng trường HOA BAN.
10.Trung tâm thương mại hội chợ vùng.
* Chương trình hóa các mục tiêu cải tạo và xây dựng đô thị
- Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng khung: Tuyến và các công trình
đầu mối theo thứ tự:
+ Giao thông đường bộ
+ Chuẩn bị kỹ thuật, nền xây dựng, môi trường
+ Cấp điện, cấp nước
+ Thông tin liên lạc
- Chương trình xây dựng các dự án đầu tư qui hoạch chi tiết các khu đô
thị, bao gồm:
+ Dự án quy hoạch chi tiết 1/2000 khu Đại trung tâm Noong Bua.
+ Dự án quy hoạch chi tiết 1/2000 khu Đại học Điện Biên.
+ Dự án quy hoạch chi tiết khu đô thị Đông.
+ Quy hoạch khai thác cảnh quan bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven
sông Nậm Rốm, sông Nậm Có.
+ Dự án quy hoạch xây dựng công viên nghĩa trang và khu xử lý chất thải
rắn.
* Trong các chương trình xây dựng trên, ưu tiên theo các nhóm dự án khả
thi với thứ tự sau:
- Nhóm dự án khả thi xây dựng khu trung tâm hành chính chính trị đô thị.
- Nhóm dự án khả thi xây dựng các khu trung tâm dịch vụ thương mại,
đào tạo dạy nghề văn phòng giao dịch.
- Nhóm dự án sản xuất công nghiệp.
- Nhóm dự án khả thi xây dựng nhà ở.
- Nhóm dự án khả thi xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí,
TDTT.
- Nhóm dự án bảo tồn văn hóa lịch sử, tâm linh, sinh thái.
- Các nhóm dự án khác.
* Khái toán kinh phí đầu tư, phân kỳ đầu tư, nguồn vốn cho giai đoạn đến
2015, định hướng đến 2030 và tầm nhìn đến 2050.
* Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư
9. Thiết kế đô thị
* Nguyên tắc bố cục không gian tạo cảnh quan đô thị
- Quan điểm và bố cục không gian kiến trúc quy hoạch toàn đô thị 3
chiều (không gian – thời gian – tâm linh).
- Các khu vực trung tâm, các tuyến điểm nhấn và các bề nhìn quan trọng.
- Địa điểm xây dựng các công trình kiến trúc chủ đạo.
- Các yêu cầu về kiến trúc và bảo vệ cảnh quan.
- Các tiêu chí và quy định cho tổng mặt bằng.
* Giải pháp khai thác và cải tạo địa hình tự nhiên
- Mô hình tổ chức hệ thống sinh thái môi trường chủ đạo là cây xanh, mặt
nước, núi đồi và các công viên chuyên đề (công viên nước, thảo cầm viên, công
viên hồ, công viên núi…) trên cơ sở phục hưng hệ thống sông suối liên hoàn.
- Tầng bậc không gian chủ thể chính là không gian thiên tạo của địa hình:
10. Đánh giá tác động môi trường:
- Hiện trạng môi trường thành phố Điện Biên Phủ: Kinh tế -xã hội, lịch sử
-văn hóa, môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất, chất
thải rắn, sinh thái….
- Đánh giá môi trường chiến lược
- Tác động đến môi trường tự nhiên
- Đánh giá rủi ro môi trường
- Kết quả đánh giá.
- Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực
- Chương trình quan trắc và giám sát môi trường
III. HỒ SƠ SẢN PHẨM GIAO NỘP
1. Phần bản vẽ : Theo quy định tại Quyết định số 03/QĐ-BXD ngày
31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản
vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, bao gồm:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỷ lệ : 1/10.000
- Sơ đồ hiện trạng và lựa chọn đất xây dựng tỷ lệ : 1/5.000
- Các sơ đồ phân tích và sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (02 phương án) tỷ
lệ : 1/5.000
- Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn
quy hoạch tỷ lệ : 1/5.000
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị tỷ lệ : 1/5.000
- Các sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi
trường tỷ lệ : 1/5.000
- Sơ đồ tổng hợp đường dây. đường ống kỹ thuật các tuyến đường xây
dựng mới tỷ lệ : 1/5.000
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định Điều 30 Nghị định số
08/2005/NĐ-CP của Chính phủ tỷ lệ : 1/5.000
2. Phần văn bản :
- Thuyết minh tổng hợp và phụ lục các số liệu, bản vẽ thu nhỏ
- Dự thảo điều lệ quản lý quy hoạch chung xây dựng
- Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc xét duyệt Đồ án.
3. Sản phẩm hồ sơ vi tính: 02 đĩa CD ghi tất cả các nội dung trên
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ NGUỒN VỐN:
1. Khái toán kinh phí thực hiện : 5.850.703.415 đồng (Năm tỷ tám trăm
năm mươi triệu, bảy trăm linh ba ngàn, bốn trăm mười năm đồng),
Trong đó:
- Chi phí Đo đạc khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000: 3.206.302.000 đồng.
- Chi phí lập quy hoạch chung : 2.335.781.000 đồng
- Chi phí dự phòng (5%) : 278.620.415 đồng
2. Nguồn vốn: Bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
1. Chủ đầu tư : UBND tỉnh Điện Biên.
2. Đại diện Chủ đầu tư : Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên.
3. Tiến độ thực hiện:
- Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch : tháng 12 năm 2008
- Báo cáo xét duyệt đồ án quy hoạch : tháng 9 năm 2009
- Thẩm định và trình HĐND tỉnh thông qua đồ án quy hoạch: tháng 12/2009
- Phê duyệt đồ án quy hoạch : tháng 12 năm 2009.
4. Kế hoạch thực hiện:
Ngoài các nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước và các nội dung
triền khai trước khi phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; chi phí thiết kế quy hoạch
chung xây dựng Thành phố Điện Biên Phủ được phân thành 02 gói thầu:
* Gói thầu số 01:
- Tên gói thầu: Gói thầu đo đạc khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000
- Hình thức lựa chọn nhà thầu : Chỉ định thầu (theo Quyết định số
49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ);
- Giá gói thầu : Theo giá dự toán được duyệt;
- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá.
- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước
* Gói thầu số 02:
- Tên gói thầu: Gói thầu thiết kế lập quy hoạch chung xây dựng Thành
phố Điện Biên Phủ.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu : Chỉ định thầu (theo Quyết định số
49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ);
- Giá gói thầu : Theo giá dự toán được duyệt;
- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá.
- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Điều 2. Căn cứ Quyết định này Sở Xây dựng (đại diện Chủ đầu tư) có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Xây dựng triển
khai thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà
nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính,
Công thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin truyền
thông, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh
và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Nơi nhận: CHỦ TỊCH
- Như điều 3,
- Bộ Xây dựng,
- TT Tỉnh ủy (B/C);
- TT HĐND tỉnh,
- Các Đ/c lãnh đạo UBND tỉnh;
- TT Thành ủy, HĐND, UBND
Thành phố Điện Biên Phủ.
- Lưu VT; CN, TH. Đinh Tiến Dũng
PHỤ LỤC SỐ 01

BIỂU DỰ BÁO
QUY MÔ DÂN SỐ, QUY MÔ ĐẤT ĐAI

1. Dự báo quy mô dân số phân theo khu vực:


Năm Đến năm Đến năm
TT Khu vực Ranh giới dự kiến
2008 2015 2030
I Nội thị 62.000 15.000 220.000
Phía Bắc đường 279
gồm: phường Him Lam,
1 Khu Bắc Thanh Bình, Thanh 20.000 40.000 60.000
Trường và Đông xã
Thanh Minh
Phía Nam đường 279
gồm: phường Tân
2 Khu Tây 28.000 40.000 75.000
Thanh, Mường Thanh,
Nam Thanh
Phía Đông núi Noong
Bua và Kênh Tả gồm :
phường Nong Bua,
Huổi Phạ (dự kiến thành
1. Khu Đông 14.000 52.000 85.000
lập mới) và Thanh
Đông và Đông xã
Thanh Minh, xã Noong
Bua.
Khu vực núi cao xã
II Ngoại thị Thanh Minh và xã 3.000 15.000 30.000
Noong Bua
Tổng số 65.000 150.000 250.000
1. Dự báo quy mô đất đai
Giai đoạn đến Giai đoạn đến
TT Khu vực
2015 (ha) 2030 (ha)
I. Nội thị 2.700 3.740
1.1 Khu Bắc 800 1.020
1.2 Khu Tây 860 1.275
1.3 Khu Đông 1.040 1.445
II. Ngoại thị 300 510
Toàn đô thị 3.000 4.250
PHỤ LỤC SỐ 01
TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐÂT CHO TOÀN ĐÔ THỊ

Quỹ đất
Giai đoạn đến 2015 Giai đoạn đến 2030
TT Hạng mục Diện
Chỉ tiêu Chỉ tiêu Diện
2 tích 2
(m /người) (m /người) tích (ha)
(ha)
Đất dân dụng (tính cho 100 1.500 90 2.250
I
nội thị)
1.1 Đất khu ở 60 900 55 1.375
1.2 Đất CTCC. dịch vụ 5 75 10 250
1.3 Đất đường. quảng trường 20 300 15 375
1.4 Đất cây xanh. TDTT 15 225 10 250
Đất ngoài dân dụng 100 1.500 80 2.000
II (tính cho cả nội và ngoại
thị)
Đất các khu công nghiệp 300 400
2.1 (+khu gia công mậu dịch
asean)
2.2 Đất hệ thống kho tàng 50 100
Đất cơ quan. trường 300 300
2.3
chuyên nghiệp. VPĐD
Đất khu QLNN cửa khẩu 50 100
2.4
(XNC. XNK)
Đất khu trung tâm thương 100 150
2.5
mại quốc tế
Đất khu khách sạn. nhà 100 230
2.6
nghỉ. dịch vụ cao cấp
2.7 Đất quốc phòng an ninh 200 220
Đất du lịch. nghỉ dưỡng. 100 180
2.8
thắng cảnh di tích
2.9 Đất giao thông đối ngoại 80 100
Đất các công trình thương 50 100
2.10 cảng sắt bộ và các công
trình đầu mối HTKT khác
2.11 Đất lộ giới các vùng cấm 20 65
Đất khác (sông. suối. dự 50 155
2.12
phòng)
Đất đô thị 200 3.000 170 4.250
Ghi chú: Giai đoạn đến 2015: tính cho 13,5 vạn dân nội thị; 1,5 vạn dân
ngoại thị); giai đoạn đến 2030 tính cho 22 vạn dân nội thị; 3 vạn dân ngoại thị.

You might also like