You are on page 1of 70

ĐAKS II - NGN 1

0610285 – Trần Chu Thuận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


ĐỒ ÁN KỸ SƯ II

TÌM HIỂU MẠNG THẾ HỆ MỚI


NEXT GENERATION NETWORK
NGN

Giảng viên hướng dẫn


PHẠM DUY LỘC

Sinh Viên
Trần Chu Thuận

TP HCM, ngày 9 tháng 10 năm 2010


ĐAKS II - NGN 2
0610285 – Trần Chu Thuận

Nhận xét của giảng viên:


............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
ĐAKS II - NGN 3
0610285 – Trần Chu Thuận

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Lời Giới Thiệu
ĐAKS II - NGN 4
0610285 – Trần Chu Thuận

I. NỀN TẢNG TRIỂN KHAI NGN

1. Đặc Điểm Mạng Viễn Thông Hiện Tại

Mạng viễn thông là phương tiện đưa thông tin từ đầu phát tới đầu thu.
Mạng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch,
thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền và thiết bị đầu cuối.

Hình 1: Các thành phần chính của mạng viễn thông.

Mạng viễn thông hiện nay được chia thành nhiều loại: mạng lưới, mạng
sao, mạng tổng hợp, mạng vòng kín và mạng thang. Các loại mạng này có ưu
điểm và nhược điểm khác nhau để phù hợp với các đặc điểm của từng vùng địa
lý (trung tâm, hải đảo, biên giới,…) hay vùng lưu lượng (lưu thoại cao, thấp…)

Mạng viễn thông được chia làm 5 nút cấp.

Các mạng viễn thông hiện tại có đặc điểm chung là tồn tại một cách riêng
lẻ, ứng với mỗi loại dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông
riêng biệt để phục vụ dịch vụ đó.

- Mạng Telex: dùng để gửi các bức điện dạng ký tự đã được mã hóa bằng 5
bit (mã Baudot). Tốc độ truyền rất thấp (từ 75 tới 300 bit/s)

- Mạng điện thoại công cộng, còn gọi là mạng POTS (Plain Old Telephone
Service): ở đây thông tin tiếng nói được số hóa và chuyển mạch ở hệ thống
chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN
ĐAKS II - NGN 5
0610285 – Trần Chu Thuận

- Mạng truyền số liệu: bao gồm các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số
liệu giữa các máy tính dựa trên giao thức X.25 và hệ thống truyền số liệu
chuyển mạch kênh dựa trên các giao thức X.21.

- Các tín hiệu truyền hình có thể được truyền theo ba cách: Truyền bằng
sóng vô tuyến, truyền qua hệ thống mạng truyền hình cáp CATV
(community Antenna Television) bằng cáp đồng trục hoặc truyền qua hệ
thống vệ tinh, hay còn gọi là truyền trực tiếp (Direct Broadcast System).

- Trong phạm vi cơ quan, số liệu giữa các máy tính được trao đổi thông qua
mạng cụ bộ LAN mà nổi tiếng nhất là mạng Ethernet, Token Bus và Token
Ring.

Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng biệt và không thể sử dụng
cho các mục đích khác. Ví dụ, ta không thể truyền tiếng nói qua mạng chuyển
mạch gói X.25 vì trễ qua mạng này quá lớn.

Xét về góc độ dịch vụ thì gồm các mạng sau: mạng điện thoại cố định,
mạng điện thoại di động và mạng truyền số liệu.

Xét về góc độ kỹ thuật bao gồm các mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn,
mạng truy nhập, mạng báo hiệu và mạng đồng bộ.

- PSTN (Public Switching Telephone Network) là mạng chuyển mạch thoại


công cộng, PSTN phục vụ thoại và bao gồm hai loại tổng đài: tồng đài nội
hạt (cấp 5), và tổng đài tandem (tổng đài quá giang nội hạt, cấp 4). Tổng
đài tandem được nối vào các tổng đài Toll để giảm mức phân cấp. Phương
pháp nâng cấp các tanden là bổ sung cho mỗi nút một ATM core. Các
ATM core sẽ cung cấp dịch vụ băng rộng cho thuê bao, đồng thời hợp nhất
các mạng số liệu hiện nay vào mạng ISDN. Các tổng đài cấp 4 và cấp 5 là
các tổng đài loại lớn, các tổng đài này có kiến trúc tập trung, cấu trúc phần
mềm và phần cứng độc quyền.

- ISDN (Intergrated Service Digital Network) là mạng số tích hợp dịch vụ.
ISDN cung cấp nhiều loại ứng dụng thoại và phi thoại trong cùng một
mạng và xây dụng giao tiếp người sử dụng – mạng đa dịch vụ bằng một số
giới hạn các kết nối ISDN cung cấp nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm
các kết nối chuyển mạch và không chuyển mạch. Các kết nối chuyển mạch
của ISDN bao gồm nhiều chuyển mạch thực, chuyển mạch gói và sự kết
hợp của chúng. Các dịch vụ mới phải tương hợp với các kết nối chuyển
mạch số 64kbit/s. ISDN phải chứa sự thông minh để cung cấp cho các dịch
vụ, bảo dưỡng và các chức năng quản lý mạng, tuy nhiên tính thông minh
này có thể không đủ để cho một vài dịch vụ mới và cần được tăng cường từ
mạng hoặc từ sự thông minh thích ứng trong các thiết bị đầu cuối của
người sử dụng. Sử dụng kiến trúc phân lớp làm đặc trưng của truy xuất
ISDN. Truy xuất của người sử dụng đến nguồn ISDN có thể khác nhau tùy
thuộc vào dịch vụ yêu cầu và tình trạng ISDN của từng quốc gia. Cần thấy
rằng ISDN được sử dụng với nhiều cấu hình khác nhau tùy theo hiện trạng
mạng viễn thông của từng quốc gia.
ĐAKS II - NGN 6
0610285 – Trần Chu Thuận

- PSDN (public Switching Data Network) là mạng chuyển mạch số liệu công
cộng. PSDN chủ yếu cung cấp các dịch vụ dịch vụ số liệu. Mạng PSDN
bao gồm các PoP (Point of presence) và các thiết bị truy nhập từ xa. Hiện
nay PSDN đang phát triển với tốc độ rất nhanh do sự bùng nổ của dịch vụ
Internet và các mạng riêng ảo (Virtual Private Network).

- Mạng di động GSM (Global System for Mobile Telecom) là mạng cung
cấp dịch vụ thoại tương tự như PSTN nhưng qua đường truy nhập vô
tuyến. Mạng này chuyển mạch dựa trên công nghệ ghép kênh phân thời
gian và công nghệ ghép kênh phân tần số. Các thành phần cơ bản của mạng
này là: BSC (Base Station Controller), BTS (Base Transfer Station), HLR
(Home Location Register), VLR (Visitor Location Register) và MS
(Mobile Subsriber). Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ thu lợi nhuận phần
lớn từ các dịch vu như leased line, Frame relay, ATM và các dịch vụ kết
nối cơ bản. Tuy nhiên xu hướng giảm lợi nhuận từ các dịch vụ này bắt
buộc các nhà khai thác phải tìm dịch vụ mới dựa trên IP để đảm bảo lợi
nhuận lâu dài. VPN là một hướng đi của các nhà khai thác. Các dịch vụ
dựa trên nền IP cung cấp kết nối giữa một nhóm các user xuyên qua hạ
tầng mạng công cộng. VPN có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng
bằng các kết nối dạng any-to-any, các lớp dịch vụ, các dịch vụ giá thành
quản lý thấp, riêng tư, tích hợp xuyên suốt cùng với các mạng
Intranet/Extranet. Một nhóm các user trong Intranet và extranet có thể hoạt
động thông qua mạng có định tuyến IP. Các mạng riêng ảo có chi phí vận
hành thấp hơn hẳn so với mạng riêng trên phương tiện quản lý, băng thông
và dung lượng. Hiểu một cách đơn giản, VPN là một mạng mở rộng tự
quản như một sự lựa chọn cơ sở hạ tầng của mạng WAN. VPN có thể liên
kết các user thuộc một nhóm kín hay giữa các nhóm khác nhau. VPN được
định nghĩa bằng một chế độ quản lý. Các thuê bao VPN có thể di chuyển
đến một kết nối mềm dẻo trải dài từ mạng cục bộ đến mạng hoàn chỉnh.
Các thuê bao này có thể dung trong cùng (Intranet) hoặc khác (Extranet) tổ
chức. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiện nay mạng PSTN/ISDN vẫn đang là
mạng cung cấp các dịch vụ dữ liệu.

2. Những hạn chế của mạng viễn thông hiện tại

Như đã phân tích ở trên, hiện nay có rất nhiều loại mạng khác nhau cùng
song song tồn tại. Mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp thiết kế, sản xuất, vận
hành, bảo dưỡng khác nhau. Như vậy hệ thống mạng viễn thông hiện tại có rất
nhiều nhược điểm mà quan trọng nhất là:

- Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng.

- Thiếu mềm dẻo: Sự ra đời của các công nghệ mới ảnh hưởng mạnh mẽ tới
tốc độ truyền tín hiệu. Ngoài ra, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ truyền thông
trong tương lai mà hiện nay chưa dự đoán được, mỗi loại dịch vụ sẽ có tốc
độ truyền khác nhau. Ta dễ dàng nhận thấy mạng hiện tại sẽ rất khó thích
nghi với những thay đổi này.
ĐAKS II - NGN 7
0610285 – Trần Chu Thuận

- Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng nhu sử dụng tài
nguyên. Tài nguyên sẵn có trong một mạng không thể chia sẽ cho các
mạng khác cùng sử dụng.

Mặt khác, mạng viễn thông hiện nay được thiết kế nhằm mục đích khai
thác dịch vụ thoại là chủ yếu. Do đó, đứng ở góc độ này, mạng đã phát triển tới
một mức gần như giới hạn về sự cồng kềnh và mạng tồn tại một số khuyết
điểm cần khắc phục.

- Kiến trúc tổng đài độc quyền làm cho các nhà khai thác gần như phụ thuộc
hoàn toàn vào các nhà cung cấp tổng đài. Điều này không những làm giảm
sức cạnh tranh cho các nhà khai thác, đặc biệt là những nhà khai thác nhỏ,
mà còn tốn nhiều thời gian và tiền bạc khi muốn nâng cấp và ứng dụng các
phần mềm mới.
- Các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên lạc
hậu với nhu cầu của khách hàng. Các chuyển mạch cấp 5 đang tồn tại làm
hạn chế khả năng sáng tạo và triển khai các dịch vụ mới, từ đó dẫn đến việc
làm giảm lợi nhuận của các nhà khai thác.

- Sự bùng nổ lưu lượng thông tin đã khám phá sự kém hiệu quả của chuyển
mạch kênh TDM. Chuyển mạch kênh truyền thống chỉ dùng để truyền các
lưu lượng thoại có thể dự đoán trước, và nó không hỗ trợ lưu lượng dữ liệu
tăng đột biến một cách hiệu quả. Khi lượng dữ liệu tăng vượt lưu lượng
thoại, đặc biệt đối với dịch vụ truy cập Internet quay số trực tiếp, thường
xảy ra nghẽn mạch do nguồn tài nguyên hạn hẹp. Trong khi đó, chuyển
mạch kênh làm lãng phí băng thông khi các mạch đều rỗi. Trong một
khoảng thời gian mà không có tín hiệu nào được truyền đi.

Đứng trước tình hình phát triển của mạng viễn thông hiện nay, các nhà
khai thác nhận thấy rằng “sự hội tự giữa mạng PSTN và PSDN là tất yếu. Họ
cần có một cơ sở hạ tầng duy nhất cung cấp cho mọi dịch vụ (tương tự - số,
băng hẹp – băng rộng, cơ bản – đa phương tiện..) để việc quản lý tập trung
giảm chi phí bảo dưỡng và vận hành, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ của mạng
hiện nay.

3. Động cơ xuất hiện mạng thế hệ mới.

Yếu tố hàng đầu là tốc độ phát triển theo hàm số mũ của nhu cầu truyền
dẫn dữ liệu và các dịch vụ dữ liệu là kết quả của tăng trưởng Internet mạnh mẽ.
Các hệ thống công cộng hiện nay chủ yếu được xây dựng nhằm truyền dẫn lưu
lượng thoại, truyền dữ liệu thông tin và video đã được vận chuyển trên các
mạng chồng lấn, tách rời được triển khai để đáp ứng những yêu cầu của chúng.
Do vậy, một sự chuyển đổi sang hệ thống mạng chuyển mạch gói tập trung là
không thể tránh khỏi khi mà dữ liệu thay thế vị trí của thoại và trở thành nguồn
tạo ra lợi nhuận chính. Cùng với sự bùng nổ Internet trên toàn cầu, rất nhiều
khả năng mạng thế hệ mới sẽ dựa trên giao thức IP. Tuy nhiên, thoại vẫn là
một dịch vụ mạng quan trọng và do đó, những thay đổi này dẫn tới yêu cầu
truyền thoại chất lượng cao qua IP.

Những lý do chính dẫn tới sự xuất hiện vàu mạng thế hệ mới:
ĐAKS II - NGN 8
0610285 – Trần Chu Thuận

- Cải thiện chi phí đầu tư: công nghệ căn bản liên quan đến chuyển mạch
kênh truyền thống được cải tiến chậm trễ và chậm triển khai kết hợp với
nền công nghiệp máy tính. Các chuyển mạch kênh này hiện đang chiếm
phần lớn trong cơ sở hạ tầng PSTN. Tuy nhiên, chúng chưa thật tối ưu cho
mạng truyền số liệu. Kết quả là ngày càng có nhiều dòng lưu lượng số liệu
trên mạng PSTN đến mạng Internet và sẽ xuất hiện một giải pháp với định
hướng số liệu làm trọng tâm để thiết kế mạng chuyển mạch tương lai, nền
tảng dựa trên công nghệ chuyển mạch gói cho cả thoại và dữ liệu. các giao
diện mở tại từng lớp mạng cho phép các nhà khai thác lựa chọn nhà cung
cấp hiệu quả nhất cho từng lớp mạng của họ. Truyền tải dựa trên gói cho
phép phân bổ băng tần linh hoạt, loại bỏ nhu cầu nhóm trung kế kích thước
cố định cho thoại, nhờ đó giúp các nhà khai thác quản lý mạng dễ dàng
hơn, nâng cấp một cách hiệu quả phần mềm trong các nút điều khiển mạng,
giảm chi phí khai thác hệ thống.

- Xu thế đổi mới viễn thông: khác với khía cạnh kỹ thuật, quá trình giải thể
đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức hoạt động của các nhà khai thác
viễn thông lớn trên thế giới. Xuyên suốt quá trình được gọi là “mạch vòng
nội hạt không trọn gói”, các luật lệ của chính phủ trên toàn thế giới đã ép
buộc các nhà khai thác lớn phải mở cửa để các công ty mới tham gia thị
trường cạnh tranh. Trên quan điểm chuyển mạch, các nhà cung cấp thay
thế phải có khả năng giành được khách hàng địa phương nhờ đầu tư trực
tiếp vào “những dặm cuối cùng” của đường cấp đồng. Điều này dẫn đến
việc gia tăng cạnh tranh, các NGN thực sự phù hợp để hỗ trợ kiến trúc
mạng và các mô hình được pháp luật cho phép khai thác.

- Các nguồn doanh thu mới: dự báo hiện nay cho thấy mức suy giảm trầm
trọng của doanh thu thoại và xuất hiện mức tăng hoanh thu đột biến do các
dịch vụ giá trị gia tăng mang lại. Kết quả là phần lớn các nhà khai thác
truyền thống sẽ phải tại định mức mô hinh kinh doanh của họ dưới ánh
sáng của các dự báo này. Cùng lúc đó, các nhà khai thác mới sẽ tìm kiếm
mô hình kinh doanh mới cho phép họ nắm lấy thị phần, mang lại lợi nhận
cao hơn trên thị trường viễn thông. Các cơ hội kinh doanh mới bao gồm
các ứng dụng đa dạng thích hợp với các dịch vụ của mạng viễn thông hiện
tại, số liệu Internet, các ứng dụng video.

4. Vấn đề cần quan tâm khi phát triển NGN

Trước hết các nhà cung cấp dịch vụ chính thống phải xem xét cơ sở
TDM mà họ đã lắp đặt và do vậy phải đối đầu với quyết định khó khăn về việc
nâng cấp hệ thống này, nên đầu tư cho thiết bị chuyển mạch kênh và xây dựng
một mạng NGN xếp chồng, hay thậm chí nên thay thế các tổng đài truyền
thống bằng những chuyển mạch công nghệ mới sau này. Họ cũng phải xem xét
ảnh hưởng của sự gia tăng lưu lượng Internet quay số trực tiếp với thời gian
giữ máy ngắn hơn nhiều. Để duy trì cạnh tranh các nhà khai thác này cần tìm
ra phương pháp cung cấp các dịch vụ mới cho các khách hàng của họ trong
thời kỳ quá độ trước khi các mạng của họ tiến triển sang NGN một cách đầy
đủ.

Vấn đề lớn nhất cần cân nhắc khi sắp tới cần hỗ trợ dịch vụ thoại qua
IP và hàng loạt các dịch vụ giá trị gia tăng khác là cơ chế “best effort” phân
ĐAKS II - NGN 9
0610285 – Trần Chu Thuận

phối các gói tin không còn đủ đáp ưng nữa. Một thách thức căn bản ơ đây là
mở rông mạng IP theo nhiều hướng, khả năng cung cấp đa dịch vụ trong khi
vẫn giữ được ưu thế của mạng IP. Để đảm bảo QoS cần thiết, các nhà khai thác
sẽ phải có khả năng cam kết cung cấp các thỏa thuận về mức dịch vụ (SLA),
các yêu cầu về băng tần và các tham số chất lượng.

Một khía cạnh khác bảo đảm chất lượng là quy mô mạng phải đủ lớn để
cung cấp cho khách hàng nhằm chống lại hiện tượng nghẽn cổ chai trong lưu
lượng của mạng lõi. Một trong những đặc trưng của NGN chính là khả năng
tăng số lượng của các giao diện mở, nhưng điều đó cũng hàm chứa các nguy
cơ đe dọa an ninh của mạng. Do đó, đảm bảo an toàn thông tin trở thành vấn
đề sống còn của các nhà khai thác nhằm bảo vệ mạng chống lại sự tấn công từ
phía tin tặc. Các công cụ an ninh và mật mã hóa phải luôn luôn sẵn sàng.

Trong vòng hai thập kỹ vừa qua, công nghệ quang đã chứng minh được
là một phương tiện truyền tài thông tin hiệu quả trên khoảng cách lớn, và hiện
nay nó là công nghệ chủ đạo trong truyền dẫn trên mạng lõi. Với các cải tiến
hiện nay, như công nghệ ghép kênh phân chia theo mật độ bước song DWDM,
nâng cao đáng kể hiệu quả kinh tế về truyền tải trên mạng cáp quang. Ngày
nay, IP theo dự kiến sẽ trở thành giao diện hoàn thiện thực cho các mạng lõi
NGN. Vấn đế quan trọng ở đây là mạng cáp quang phải tối ưu cho điều khiển
lưu lượng IP. Một giải pháp có tính thuyết phục hiện nay là hội tụ các lớp dữ
liệu và các lớp quang trong mạng lõi. Việc hội tụ này mang lại một số lợi thế
như cung cấp các dịch vụ tốc độ cao, bảo vệ dòng thông tin liên tục cho mạng
quang với chuyển mạch nhãn đa giao thức chung MPLS.

Một vấn đề không kém phần quan trọng là vấn đề về các giái pháp quản
lý thích hợp cho mạng NGN. Trong khi mong muốn xây dựng một mạng quản
lý phải làm việc trong một môi trường đa nhà đầu tư, đa nhà khai thác, đa dịch
vụ còn mang tính logic, tuy vậy nó vẫn bộc lộ là điểm rất cần lưu ý. Mặc dù
còn phải mất nhiều thời gian và công sức trước khi hệ thống quản lý mạng
được triển khai, nhưng mục tiêu này vẫn có giá trị thuyết phục và sẽ mang loại
nhiều lợi ích như giảm chi phí khai thác, dịch vụ đa dạng.

Tất cả những yếu tố này dường như làm cho NGN mang đậm sự phức tạp. Tuy
nhiên nên nhìn mạng NGN trong mạng thông tin toàn cầu ngày nay, trong đó
các mạng chuyển mạch kênh truyền thống và chuyển mạch gọi song song tồn
tại, các mạng di động và cố định không đơn giản trong việc cùng khai thác, và
thậm chí các thành phần mạng khác nhau trên mạng cũng yêu cầu phần mềm
quản lý riêng biệt. Trên quan điểm đó, NGN hướng về một cái gì đó hết sức
phức tạp, nhưng sẽ cho phép tiết kiệm chi phí khai thác một cách thích đáng.

5. Các công nghệ

a. Công nghệ truyền dẫn

Trong cấu trúc mạng thế hệ mới, truyền dẫn là một thành phần của lớp
kết nối (bao gồm truyền tải và truy nhập). Công nghệ truyền dẫn của mạng
thế hệ mới là SDH, WDM với khả năng hoạt đông mềm dẻo, linh hoạt,
thuận tiện cho khai thác và điều hành quản lý.
ĐAKS II - NGN 10
0610285 – Trần Chu Thuận

Các tuyến truyền dẫn SDH hiện có và đang được tiếp tục triển khai
rộng rãi trên mạng viễn thông là sự phát triển đúng hướng theo cấu trúc
mạng mới. Cần tiếp tục phát triển các hệ thống truyền dẫn công nghệ SDH
và WDM, hạn chế sự dụng công nghệ PDH

Cáp quang: Hiện nay trên 60% lưu lượng thông tin được truyền đi trên
toàn thế giới được truyền trên mạng quang. Các công nghệ truyền dẫn
quang SDH cho phép tạo trên đường truyền dẫn tốc độ cao (n*155Mb/s)
với khả năng bảo vệ của các mạch vòng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều
nước và ở Việt Nam. WDM cho phép sử dụng độ rộng của băng tần rất lớn
của sợi quang bằng cách kết hợp một số tín hiệu ghép kênh theo thời gian
với độ dài bước sóng. Công nghệ WDM cho phép nâng tốc độ truyền dẫn
lên 5Gb/s, 10Gb/s và 20Gb/s

Vô tuyến:

Vi ba: công nghệ truyền dẫn SDH cũng phát triển trong lĩnh vực vi ba,
tuy nhiên do những hạn chế của môi trường truyền dẫn song vô tuyến nên
tốc độ và chất lượng truyền dẫn không cao so với công nghệ truyền dẫn
quang.

Vệ tinh: vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO – Low Earth Orbit), vệ tinh quỹ
đạo trung bình (MEO – Medium Earth Orbit). Thị trường thông tin vệ tinh
trong khu vục đã có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây và sẽ còn
tiếp tục trong những năm tới. Các loại hình dịch vụ vệ tinh đã rất phát triển
như. DTH tương tác, truy cập Internet, các dịch vụ băng rộng, HDTV…
Ngoài các ứng dụng phổ biến đối với nhu cầu thông tin quảng bá, viễn
thông nông thôn, với sự kết hợp sử dụng các ưu điểm của công nghệ
CDMA, thông tin vệ tinh ngày càng có xu hướng phát triển đặc biệt trong
lĩnh vực thông tin di động, thông tin cá nhân…

- Công nghệ mạng truy nhập

Trong xu hướng phát triển NGN sẽ duy trì nhiều loại hình mạng truy nhập
vào một môi trường truyền dẫn chung như: mạng truy nhập quang, mạng
truy nhập vô tuyến, các phương thức truy nhập cáp đồng: HDSL, ADSL;
xu hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng.

- Công nghệ chuyển mạch

Chuyển mạch cũng là một thành phần trong lớp mạng chuyển tải của
cấu trúc NGN nhưng có những thay đổi lớn về mặt công nghệ so với thiết
bị chuyển mạch TDM trước đây. Công nghệ chuyển mạch của mạng thế hệ
mới là IP, ATM, ATM/IP hay MPLS thì hiện nay vẫn chưa xác định rõ, tuy
nhiên nói chung là dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, cho phép hoạt
động với nhiều tốc độ và dịch vụ khác nhauu.

Công nghệ chuyển mạch quang: các kết quả nghiên cứu ở mức thử nghiệm
đang hướng tới việc chế tạo các chuyển mạch quang. Trong tương lai sẽ có các
chuyển mạch quang phân loại theo nguyên lý sau: chuyển mạch quang phân
ĐAKS II - NGN 11
0610285 – Trần Chu Thuận

chia theo không gian, chuyển mạch quang phân chia theo thời gian, chuyển
mạch quang phân chia theo độ dài bước sóng.

b. Các công nghệ làm nền cho NGN

 IP

IP là giao thức chuyển tiếp gói tin. Việc chuyển tiếp gói tin thực hiện
theo cơ chế phi kết nối. IP định nghĩa cơ cấu đánh số, cơ cấu chuyển tin, cơ
cấu định tuyến và ác chức năng điều khiển ở mức thấp (ICMP). Gói tin IP
gồm địa chỉ của bên nhận.

Cơ cấu định tuyến có nhiệm vụ tính toán đường đi tới các nút trong
mạng. Do vậy, cơ cấu định tuyến phải được cập nhật các thông tin về topo
mạng, thông tin về nguyên tắc chuyển tin và nó phải có khả năng hoạt động
trong môi trường mạng gồm nhiều nút.

Dựa trên các bản chuyển tin, cơ chuyển tin chuyển mạch các gói IP
hướng tới đích. Phương thức chuyển tin truyền thống là theo từng chặng
một. Ở cách này, mỗi nút mạng tính toán mạng chuyển tin một cách độc
lập. Phương thức này, do vậy, yêu cầu kết quả tính toán của phần định
tuyến tại tất cả các nút phải nhất quán với nhau. Sự không đồng nhất của
kết quả sẽ dẫn đến việc chuyển gói tin sai hướng, điều này đồng nghĩa với
việc mất gói tin.

Kiếu chuyển tin theo từng chẳng hạn chế khả năng của mạng. ví dụ, với
phương thức này, nếu các gói tin chuyển tới cùng một địa chỉ qua cùng một
nút thì chúng sẽ được truyền qua cùng một tuyến tới điểm đích. Điều này
khiến cho mạng không thể thực hiện một chức năng khác như định tuyến
theo đích, theo dịch vụ.

Tuy nhiên, phương thức định tuyến và chuyển tin này nâng cao độ tin
cậy cũng như khả năng mở rộng của mạng. Giao thức định tuyến động cho
phép mạng phản ứng lại với sự cố bằng việc thay đổi tuyến khi router biết
được sự thay đổi về topo mạng thông qua việc cập nhật thông tin về trạng
thái kết nối. Với các phương thức như CDIR (Classless Inter Domain
Routing), kích thước của bản tin được duy trì ở mức thấp nhận được, và do
việc tính toán định tuyến đều do các nút tự thực hiện mạng có thể mở rộng
mà không cần bất cứ sự thay đổi nào.

Tóm lại, IP là một giao thức chuyển mạch gói có độ tin cậy và khả
năng mở rộng cao. Tuy nhiên, việc điều khiển lưu lượng rất khó thực hiện
do phương thức định tuyến theo từng chặng. Mặt khác, IP cũng không hỗ
trợ chất lượng dịch vụ.

 ATM

Công nghệ ATM dựa trên cơ sở của phương pháp chuyển mạch gói,
thông tin được nhóm vào các gói tin có chiều dài cố định, ngắn; trong đó vị
trí của gói không phục thuộc vào đồng hồ đồng bộ và dựa trên nhu cầu bất
ĐAKS II - NGN 12
0610285 – Trần Chu Thuận

kỳ của kênh cho trước. Các chuyển mạch ATM cho phép hoạt động với
nhiều tốc độ và dịch vụ khác nhau.

ATM có hai đặc điểm quan trọng:

- Thứ nhất ATM sử dụng các gói có kích thước nhỏ và cố định gọi là các tế
bào ATM, các tế bào nhỏ với tốc độ truyền lớn sẽ làm cho trễ truyền và
biến động trễ giảm đủ nhỏ đối với các dịch vụ thời gian thực, cũng sẽ tạo
điều kiện cho việc hợp kênh ở tốc độ cao được dễ dàng hơn.
- Thứ hai, ATM có khả năng nhóm một vài kênh ảo thành một đường ảo
nhằm giúp scho việc định tuyến được dễ dàng.

ATM khác với định tuyến IP ở một số điểm. Nó là công nghệ chuyển
mạch hướng kết nối. Kết nối từ điểm đầu đến điểm cuối phải được thiết lập
trước khi thông tin dược gửi đi. ATM yêu cầu kết nối phải được thiết lập
bằng nhân công hoặc thiết lập mộ cách tự động thông qua báo hiệu. Mặt
khác, ATM không thực hiện định tuyến tại các nút trung gian. Tuyến kết
nối xuyên suốt được xác định trước khi trao đổi dữ liệu và được giữ cố
định trong suốt thời gian kết nối. Trong quá trình thiết lập kết nối, các tổng
đài ATM trung gian cung cấp cho kết nối một nhãn. Việc này thực hiện hai
điều: dành cho kết nối một số tài nguyên và xây dựng bảng chuyển tế bào
tại mỗi tổng đài. Bảng chuyển tế bào này có tính cục bộ và chỉ chứa thông
tin về các kết nối đang hoạt động đi qua tổng đài. Điều này khác với thông
tin về toàn mạng chứa trong bảng chuyển tin của router dùng IP.

Quá trình chuyển tế bào qua tổng đài ATM cũng tương tự như việc
chuyển gói tin qua router. Tuy nhiên, ATM có thể chuyển mạch nhanh hơn
vì nhãn gắn trên cell có kích thước cố định (nhỏ hơn của IP), kích thước
bảng chuyển tin nhỏ hơn nhiều so với của IP router, và việc này được thực
hiện trên các thiết bị phần cứng chuyên dụng. Do vậy, thông lượng của
tổng đài ATM thường lớn hơn thông lượng của IP router truyền thống.

 IP over ATM

Hiện nay trong kỹ thuật xây dựng mạng IP, có đến mấy loại kỹ thuật,
như IP over SDH/SONET, IP over WDM và IP over Fiber. Còn kỹ thuật
ATM, do có các tính năng như tốc độ cao, chất lượng dịch vụ (QoS), điều
khiển lưu lượng,… mà các mạng lưới dùng bộ định tuyến truyền thống
chưa có, nên đã được sử dụng rộng rãi trên mạng đường trục IP. Mặt khác,
do yêu cầu tính thời tian thực còn tương đối cao đối với mạng lưới, IP over
ATM vẫn là kỹ thuật được chọn trước tiên hiện nay. Cho nên việc nghiên
cứu đối với IP over ATM vẫn còn rất quan trọng. Mà MPLS chính là sự cải
tiến của IP over ATM kinh điển, cho nên ở đây chúng ta cần nhìn lại một
chút về hiện trạng của kỹ thuật IP over ATM

IP over ATM truyền thống là một loại kỹ thuật kiểu xếp chồng, nó xếp
IP (kỹ thuật lớp 3) lên ATM (kỹ thuật lớp 2); giao thức của hai tầng hoàn
toàn độc lập với nhau; giữa chúng phải nhờ một loạt giao thức như NHRP,
ARP… mới đảm bảo nối thông. Điều đó hiện nay trên thực tế đã được ứng
dụng rỗng rãi. Nhưng trong tình trạng mạng lưới chưa được mở rộng nhanh
chóng, cách xếp chồng đó cũng gây ra nhiều vấn đề cần xem xét lại.
ĐAKS II - NGN 13
0610285 – Trần Chu Thuận

Trước hết, vấn đề nổi bật nhất là trong phương thức xếp chồng, phải
thiết lập các kết nối PVC tại N đểm nút, tức là cần thiết lập mạng liên kết.
Như thế có thể sẽ gây nên vấn đề bình phương N, rất phiền phức, tức là khi
thiết lập, bảo dưỡng, gỡ bỏ sự liên kiết giữa các điểm nút, số việc phải làm
(như số VCC, lượng tin điều khiển) đều có cấp số nhân bình phương của N
điểm nút. Khi mà dạng lưới ngày càng rông lớn, chi phối như cách trên sẽ
làm cho mạng lưới quá tải.

Thứ hai là, phương thức xếp chồng sẽ phân cắt cả mạng lưới IP over
ATM ra làm nhiều mạng logic nhỏ (LIS), các LIS trên thực tế đều là ở
trong một mạng vật lý. Giữa các LIS dùng bộ định tuyến trung gian để liên
kết, điều này sẽ có ảnh hưởng đến việc truyền nhóm gói tin giữa các LIS
khác nhau. Mặt khác, khi lưu lượng rất lớn, những bộ định tuyến này sẽ
gây hiện tượng nghẽn cổ chai đối với băng rộng.

Hai điểm nêu trên đều làm cho IP over ATM chỉ chó thể dùng thích
hợp cho mạng tương đối nhỏ, như mạng xí nghiệp,… nhưng không thể đáp
ứng được nhu cấu của mạng đường trục Internet trong tương lai. Trên thực
tế, hai kỹ thuật này đang tồn tại vấn đề yếu kém về khả năng mở rộng
thêm.

Thứ ba là, trong phương thức chồng xếp, IP over ATM vẫn không có
cách nào đảm bảo QoS thực sự.

Thứ tư, vốn khi thiết kế hai loại kỹ thuật IP và ATM đều làm riêng lẻ
không xét gì đến kỹ thuật kia, điều này làm cho sự nối thông giưa hai bên
phải dựa vào một loạt giao thức phức tạp, cùng với các bộ phục vụ xử lý
các giao thức này. Cách làm như thế có thể gây ảnh hưởng không tốt đối
với độ tin cậy của mạng đường trục.

Các kỹ thuật MPOA (Multiprotocol over ATM – đa giao thức trên


ATM) LANE (LAN Emulation – mô phỏng LAN)… cũng chính là kết quả
nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đó, nhưng các giải thuật này đều chỉ
giải quyết được một phần các tồn tại, như vấn đề QoS chẳng hạn. Phương
thức mà các kỹ thuật này dùng vẫn là phương thức xếp chồng, khả năng
mở rộng vẫn không đủ. Hiện nay đã xuất hiện một loại kỹ thuật IP over
ATM không dùng phương thức xếp chồng, mà dùng phương thức chuyển
mạch nhãn, áp dụng phương thức tích hợp. Kỹ thuật này chính là cơ sở của
MPLS

 MPLS (MultiProtocol Label Switching) (trình bày trong phần giao thức)

6. Ipv6

a. Nguyên nhân phát triển IPv6

Năm 1973, TCP/IP được giới thiệu và ứng dụng vào mạng ARPANET. Vào
thời điểm đó, mạng ARPANET chỉ có khoảng 250 Site kết nối với nhau, với
khoảng 750 máy tính. Internet đã và đang phát triển với tốc độ khủng khiếp,
đến nay đã có hàng trăm triệu người dung trên toàn thế giới. Sự phát triển
ĐAKS II - NGN 14
0610285 – Trần Chu Thuận

nhanh chóng này đòi hỏi phải kèm theo sự mở rộng, nâng cấp không ngừng
của cơ sở hạ tầng mạng và công nghệ sử dụng.

Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, ứng dụng của Internet phát triển
nhằm cung cấp dịch vụ cho người dùng notebook, cellualar modem và thậm
chí nó còn hâm nhập vào nhiều ứng dụng dân dụng khác như TV, máy pha cà
phê… Để có thể đưa những khái niệm mới dựa trên cơ sở TCP/IP này thành
hiện thực, TCP/IP phải mở rộng. Nhưng một thực tế mà không chỉ giới chuyên
môn, mà ngay cả các ISP cũng nhận thức được đó là tài nguyên mạng ngày
càng hạn hẹp. Việc phát triển về thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhân lực… không phải
là một khó khăn lớn. Vấn đề ở đây là địa chỉ IP, không gian địa chỉ IP ngày
càng cạn kiệt, càng về sau địa chỉ IP (IPv4) không thể đáp ứng nhu cầu mở
rộng mạng đó. Bước tiến quan trọng mang tính chiến lược đối với kế hoạch mở
rộng này là việc nghiên cứu cho ra đời một thế hệ sau của giao thức IP, đó
chính là IP version 6.

IPv6 ra đời không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn IPv4 (công nghệ mà hạ tầng
mạng chúng ta đang dùng ngày nay). Vì là một phiên bản hoàn toàn mới của
công nghệ IP, việc nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn luôn là một thách thức
rất lớn. Một trong những thách thức đó liên quan đến khả năng tương thích
giữa IPv6 và IPv4, liên quan đến việc chuyển đổi từ IPv4 lên IPv6, làm thế nào
mà người dùng có thể khai thác những thế mạnh của IPv6 nhưng không nhất
thiết phải nâng cấp đồng loạt toàn bộ mạng (LAN, WAN, Internet…) lên IPv6.

 Những giới hạn của IPv4

IPv4 hỗ trợ trường địa chỉ 32 bit, IPv4 ngày nay hầu như không còn đáp ứng
được nhu cầu sử dụng của mạng Internet. Hai vấn đề lớn mà IPv4 đang phải
đối mặt là việc thiếu hụt các địa chỉ, đặc biệt là các không gian địa chỉ tầm
trung (lớp B) và việc phát triển về kích thước rất nguy hiểm của các bảng định
tuyến trong Internet.

Thêm vào đó, nhu cầu tự động cấu hình (Auto-config) ngày càng trở nên cần
thiết. Địa chỉ IPv4 trong thời kỳ đầu được phân loại dựa vào dung lượng của
địa chỉ đó (số lượng địa chỉ IPv4 ). Địa chỉ IPv4 được chia thành các lớp. 3 lớp
đầu tiên được sử dụng phổ biến nhất. Các lớp địa chỉ này khác nhau ở số lượng
các bit dùng để định nghĩa Network ID.

Ví dụ: Địa chỉ lớp B có 14 bit đầu dành để định nghĩa Network ID và 16 bit
cuối cùng dành cho Host ID. Trong khi địa chỉ lớp C có 21 bit dành để định
nghĩa Network ID và 8 bit còn lại dành cho Host ID… Do đó, dung lượng của
các lớp địa chỉ này khác nhau.

 Vấn đề quản lý địa chỉ IPv4

Bên cạnh những giới hạn đã nêu ở trên, mô hình này còn có một hạn chế nữa
chính là sự thất thóat địa chỉ nếu sử dụng các lớp địa chỉ không hiệu quả. Mặc
dù lượng địa chỉ IPv4 hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trên thế giới,
nhưng cách thức phân bổ địa chỉ IPv4 không thực hiện được chuyện đó.

Ví dụ: một tổ chức có nhu cầu triển khai mạng với số lượng Host khoảng 300.
ĐAKS II - NGN 15
0610285 – Trần Chu Thuận

để phân địa chỉ IPv4 cho tổ chức này, người ta dùng địa chỉ lớp B. Tuy nhiên,
địa chỉ lớp B có thể dùng để gán cho 65536 Host. Dùng địa chỉ lớp B cho tổ
chức này làm thừa hơn 65000 địa chỉ. Các tổ chức khác sẽ không thể nào sử
dụng khoảng địa chỉ này. Đây là điều hết sức lãng phí.

Trong những năm 1990, kỹ thuật Classless Inter-Domain Routing (CIDR)


được xây dựng dựa trên khái niệm mặt nạ địa chỉ (address mask). CIDR đã tạm
thời khắc phục được những vấn đề nêu trên. Khía cạnh tổ chức mang tính phân
cấp (Hierachical) của CIDR đã cải tiến khả năng mở rộng của IPv4. Phương
pháp này giúp hạn chế ảnh hưởng của cấu trúc phân lớp địa chỉ IPv4. Phương
pháp này cho phép phân bổ địa chỉ IPv4 linh động hơn nhờ vào Subnet mask.
Độ dài của Network ID vào Host ID phụ thuộc vào số bit 1 của Subnet mask,
do đó, dung lượng của địa chỉ IP trở nên linh động hơn.

Ví dụ: sử dụng địa chỉ IP lớp C với độ dài Subnet Mask 23 (x.x.x.x/23) cho tổ
chức trên. Địa chỉ này có Host ID được định nghĩa bởi 9 bit, tương đương với
512 Host. Địa chỉ này là phù hợp.

Tuy nhiên, CIDR có nhược điểm là Router chỉ có thể xác định được Network
ID và Host ID nếu biết được Subnet mask. Mặc dù có thêm nhiều công cụ khác
ra đời như kỹ thuật Subnetting (1985), kỹ thuật VLSM (1987) và CIDR
(1993), các kỹ thuật trên đã không cứu vớt IPv4 ra khỏi một vấn đề đơn giản:
không có đủ địa chỉ cho các nhu cầu tương lai. Có khoảng 4 tỉ địa chỉ IPv4
nhưng khoảng địa chỉ này là sẽ không đủ trong tương lai với những thiết bị kết
nối vào Internet và các thiết bị ứng dụng trong gia đình có thể yêu cầu địa chỉ
IP.

Một vài giải pháp ngắn hạn, chẳng hạn như ứng dụng RFC 1918 trong đó dùng
một phần không gian địa chỉ làm các địa chỉ dành riêng và NAT là một công
cụ cho phép hàng ngàn Host truy cập vào Internet chỉ với một vài IP hợp lệ.
Tuy nhiên, giải pháp mang tính dài hạn là việc đưa vào IPv6 với cấu trúc địa
chỉ 128 bit. Không gian địa chỉ rộng lớn của IPv6 không chỉ cung cấp nhiều
không gian địa chỉ hơn IPv4 mà còn có những cải tiến về cấu trúc. Với 128 bit,
sẽ có 340,282,366,920,938,463,463,374,607,431,768,211,45 6 địa chỉ. Một
con số khổng lồ. Trong năm 1994, IETF đã đề xuất IPv6 trong RFC 1752. IPv6
khắc phục một số vấn đề như thiếu hụt địa chỉ, chất lượng dịch vụ, tự động cấu
hình địa chỉ, vấn đề xác thực và bảo mật.

b. Sơ lược một số đặc điểm của IPv6

Khi phát triển phiên bản mới, IPv6 hoàn toàn dựa trên nền tảng IPv4. Nghĩa là
tất cả những chức năng của IPv4 đều được tích hợp vào IPv6. Tuy nhiên, IPv6
cũng có một vài điểm khác biệt.

 Tăng kích thước của tầm địa chỉ

IPv6 sử dụng 128 bit địa chỉ trong khi IPv4 chỉ sử dụng 32 bit; nghĩa là
IPv6 có tới 2128 địa chỉ khác nhau; 3 bit đầu luôn là 001 được dành
cho các địa chỉ định tuyến toàn cầu (Globally Routable Unicast –
GRU). Nghĩa là còn 2125 địa chỉ.
ĐAKS II - NGN 16
0610285 – Trần Chu Thuận

IPv6 có tổng cộng là 128 bit được chia làm 2 phần: 64 bit đầu được gọi
là network, 64 bit còn lại được gọi là host. Phần network dùng để xác
định subnet, địa chỉ này được gán bởi các ISP hoặc những tổ chức lớn
như IANA (Internet Assigned Numbers Authority). Còn phần host là
một địa chỉ ngẫu nhiên dựa trên 48 bit của MAC Address.

Địa chỉ IPv6 có 128 bit, do đó việc nhớ được địa chỉ này rất khó
khăn. Cho nên để viết địa chỉ IPv6, người ta đã chia 128 bit ra
thành 8 nhóm, mỗi nhóm chiếm 2 bytes, gồm 4 số được viết dưới
hệ số 16, và mỗi nhóm được ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm

1088:0000:0000:0000:0008:0800:200C:463A
Được viết gọn lại là
1088:0:0:0:8:800:200C:463A

Nguyên tắc rút gọn


- Trong dãy địa chỉ IPV6, nếu có số 0 đứng đầu có thể loại bỏ. Ví dụ
0800 sẽ được viết thành 800, hoặc 0008 sẽ được viết thành 8
- Trong dãy địa chỉ IPv6, nếu có các nhóm số 0 liên tiếp, có thể đơn
giản các nhóm này bằng 2 dấu :: ( chí áp dụng khi dãy 0 liên tiếp nhau)

 Tăng sự phân cấp địa chỉ

IPv6 chia địa chỉ thành một tập hợp các tầm xác định hay boundary: 3
bit đầu cho phép được địa chỉ có thuộc địa chỉ định tuyến toàn cầu hay
không, giúp các thiết bị định tuyến có thể xử lý nhanh hơn. Top Level
Aggregator (TLA) ID được sử dụng vì 2 mục đích: thứ nhất, nó được
sử dụng để chỉ định một khối địa chỉ lớn mà từ đó các khối địa chỉ nhỏ
hơn được tạo ra để cung cấp sự kết nối cho những địa chỉ nào muốn
truy cập vào Internet; thứ hai, nó được sử dụng để phân biệt một đường
(route) đến từ đâu. Nếu các khối địa chỉ lớn được cấp phát cho các nhà
cung cấp dịch vụ và sau đó được cấp phát cho khách hàng thì sẽ dễ
dàng nhận ra các mạng chuyển tiếp mà đường đó đã đi qua cũng như
mạng mà từ đó route xuất phát. Với IPv6, việc tìm ra nguồn của 1 route
sẽ rất dễ dàng. Next Level Aggregator (NLA) là một một khối địa chỉ
được gán bên cạnh khối TLA, những địa chỉ này được tóm tắt lại thành
những khối TLA lớn hơn, khi chúng được trao đổi giữa các nhà cung
cấp dịch vụ trong lõi Internet. Ích lợi của loại cấu trúc địa chỉ này là:
thứ nhất, sự ổn định về định tuyến, nếu chúng ta có 1 NLA và muốn
cung cấp dịch vụ cho khách hàng, ta sẽ cố cung cấp dịch vụ đầy đủ
nhất, tốt nhất. Thứ hai, chúng ta cũng muốn cho phép các khách hàng
nhận được đầy đủ bảng định tuyến nếu họ muốn, để tạo việc định tuyến
theo chính sách, cần bằng tải… Để thực hiện việc này, chúng ta phải
mang tất cả các thông tin về đường đi trong Backbone để có thể chuyển
cho họ.

 Đơn giản hóa việc đặt địa chỉ host

IPv6 sử dụng 64 bit sau cho địa chỉ host, trong 64 bit đó có cả 48 bit là
địa chỉ MAC của máy, do đó, phải đệm vào đó một số bit đã được định
ĐAKS II - NGN 17
0610285 – Trần Chu Thuận

nghĩa trước mà các thiết bị định tuyến sẽ biết được những bít này trên
subnet. Ngày nay, ta sử chuỗi 0xFF và 0xFE (:FF:FE: trong IPv6) để
đệm vào địa chỉ MAC. Bằng cách này, mọi host sẽ có một Host ID duy
nhất trong mạng. Sau này nếu đã sử dụng hết 48 bit MAC thì có thể sẽ
sử dụng luôn 64 bit mà không cần đệm.

 Địa chỉ Anycast

IPv6 định nghĩa một loại địa chỉ mới: địa chỉ Anycast. Một địa chỉ
Anycast là một địa chỉ IPv6 được gán cho một nhóm các máy có chung
chức năng, mục đích. Khi packet được gởi cho một địa chỉ Anycast,
việc định tuyến sẽ xác định thành viên nào của nhóm sẽ nhận được
packet qua việc xác định máy gần nguồn nhất. Việc sử dụng Anycast
có 2 ích lợi: Một là, nếu chúng ta đang đến một máy gần nhất trong một
nhóm, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian bằng cách giao tiếp với máy
gần nhất. Thứ hai là việc giao tiếp với máy gần nhất giúp tiết kiệm
được băng thông. Địa chỉ Anycast không có các tầm địa chỉ được định
nghĩa riêng như Multicast, mà nó giống như một địa chỉ Unicast, chỉ có
khác là có thể có nhiều máy cũng được đánh số với cùng scope trong
cùng một khu vực xác định. Anycast được sử dụng trong các ứng dụng
như DNS…

 Việc tự cấu hình địa chỉ đơn giản hơn

Một địa chỉ Multicast có thể được gán cho nhiều máy, địa chỉ Anycast
là các gói Anycast sẽ gửi cho đích gần nhất (một trong những máy có
cùng địa chỉ) trong khi Multicast packet được gửi cho tất cả máy có
chung địa chỉ (trong một nhóm Multicast). Kết hợp với Host ID với
Multicast ta có thể sử dụng việc tự cấu hình như sau: Khi một máy
được bật lên, nó sẽ thấy rằng nó đang được kết nối và nó sẽ gởi một gói
Multicast vào LAN; gói tin này sẽ có địa chỉ là một địa chỉ Multicast có
tầm cục bộ (Solicited Node Multicast address). Khi một router thấy gói
tin này, nó sẽ trả lời một địa chỉ mạng mà máy nguồn có thể tự đặt địa
chỉ, khi máy nguồn nhận được gói tin trả lời này, nó sẽ đọc địa chỉ
mạng mà router gởi; sau đó, nó sẽ tự gán cho nó một địa chỉ IPv6 bằng
cách thêm host ID (được lấy từ địa chỉ MAC của interface kết nối với
subnet đó) với địa chỉ mạng. Đo đó, tiết kiệm được công sức gán địa
chỉ IP.

 Header hợp lý

Header của IPv6 đơn giản và hợp lý hơn IPv4. IPv6 chỉ có 6 trường và
2 địa chỉ, trong khi IPv4 chứa tới 10 trường và 2 địa chỉ.
ĐAKS II - NGN 18
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 2 : Định dạng IPv4 header

Hình 3: Định dạng IPv6 header

IPv6 cung cấp các đơn giản hóa sau:

- Định dạng được đơn giản hóa: IPv6 có kích thước cố định 40 byte với
ít trường hơn IPv4 nên giảm được thời gian xử lý Header, tăng độ linh
hoạt.
- Không có Header checksum: trường checksum của IPv4 được bỏ đi vì
các liên kết ngày nay nhanh hơn và có độ tin cậy cao hơn vì vậy chỉ cần
các host tính checksum còn router thì không cần.
- Không có sự phân đoạn theo từng hop: trong IPv4, khi các packet quá
lớn thì router có thể phân đoạn nó. Tuy nhiên, việc này sẽ làm tăng
thêm overhead cho packet. Trong IPv6 chỉ có host nguồn mới có thể
phân đoạn một packet theo các giá trị thích hợp dựa vào một MTU path
mà nó tìm được. Do đó, để hỗ trợ host thì IPv6 chứa một hàm giúp tìm
ra MTU từ nguồn đích.

Trường địa chỉ nguồn (source address) và địa chỉ đích (destination
address) có chiều dài mở rộng đến 128 bit. Mặc dù trường địa chỉ
nguồn và địa chỉ đích có chiều dài mở rộng tới gấp 4 lần số bit, song
chiều dài header của IPv6 không hề tăng nhiều so với header của IPv4.
Vì dạng thức của header đã được đơn giản hóa đi trong IPv6. Một trong
những thay đổi quan trọng là không còn tồn tại trường options trong
header của IPv6. Trường Options này được sử dụng để thêm các thông
tin về các dịch vụ tùy chọn khác nhau. Ví dụ thông tin liên quan đến
mã hóa có thể được thêm vào trường options. Vì vậy, chiều dài của
IPv4 header thay đổi tùy theo trình trạng. Do sự thay đổi đo, các router
điều khiển giao tiếp theo những thông tin trong IP header không thể
ĐAKS II - NGN 19
0610285 – Trần Chu Thuận

đánh giá chiều dài header chỉ bằng cách xem xét phần đầu gói tin. Điều
này làm cho khó khăn trong việc tăng tốc xử lý gói tin với hoạt động
của phần cứng.

Trong địa chỉ IPv6 thì những thông tin liên quan đến dịch vụ kèm theo
được chuyển hẳn tới một phân đoạn khác gọi là header mở rộng
“extension header”. Trong hình trên là header cơ bản. Đối với những
gói tin thuần túy, chiều dài của header được cố định là 40 byte. Về xử
lý gói tin bằng phần cứng, có thể thấy IPv6 có thể thuận tiện hơn IPv4.

Trường có cùng chức năng với “service type” được đổi tên là traffic
class. Trường này được sử dụng để biểu diễn mức ưu tiên gói tin, ví dụ
có nên được truyền với tốc độ nhanh hay thông thường, cho phép thiết
bị thông tin có thể xử lý gói một cách tương ứng. Trường service type
bao gồm TOS (type of Service) và Precedence. TOS xác định loại dịch
vụ và bao gồm: giá trị, độ tin cậy, thông lượng, độ trễ hoặc bảo mật.
Precedence xác định mức ưu tiên, sử dụng 8 mức từ 0 đến 7.

Trường Flow label có 20 bit chiều dài, là trường mới được thiết lập
trong IPv6. Các cách sử dụng trường này, nơi gởi gói tin hoặc thiết bị
hiện thời có thể các định một chuỗi các gói tin, ví dụ Voice over IP
(VoIP), thành một dòng, và yêu cầu dịch vụ cụ thể cho dòng đó. Ngay
cả trong IPv4, một số các thiết bị giao tiếp cũng được trang bị khả năng
nhận dạng dòng lưu lượng và gắn mức ưu tiên nhất định cho mỗi dòng.
Tuy nhiên, những thiết bị này không những kiểm tra thông tin tầng IP
ví dụ địa chỉ nơi gởi và nơi nhận, mà còn kiểm tra cả số port là thông
tin thuộc về tầng cao hơn. Trường flow label trong IPv6 cố gắng đặt tất
cả những thông tin cần thiết vào cùng nhau và cung cấp chúng tại tầng
IP.

 Extension header trong IPv6

Header mở rộng (extension header) là đặc tính mới trong thế hệ địa chỉ
IPv6. Trong IPv4, thông tin liên quan đến những dịch vụ thêm vào
được cung cấp tại tầng IP được hợp nhất trong trường options của
header. Vì vậy, chiều dài header thay đổi tùy theo tình trạng. Khác thế,
địa chỉ IPv6 phân biệt rõ rang giữa header mở rộng và header cơ bản,
và đặt phần header mở rộng sau phần header cơ bản. Header cơ bản có
chiều dài cố định 40byte, mọi gói tin IPv6 đều có header này. Header
mở rộng là tùy chọn. Nó sẽ không được gắn thêm vào nếu các dịch vụ
thêm vào không được sử dụng. Các thiết bị xử lý gói tin (router…), cần
phải xử lý header cơ bản trước, song ngoại trừ một số trường hợp đặc
biệt, chúng không phải xử lý header mở rộng. Router có thể xử lý gói
tin hiệu quả hơn vì chúng biết chỉ cần nhìn vào header cơ bản với chiều
dài như nhau.

Header mở rộng được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào dạng và chức
năng chúng phục vụ. Khi nhiều dịch vụ thêm vào được sử dụng, phần
header mở rộng tương ứng với từng loại dịch vụ khác nhau được đặt
tiếp nối theo nhau.
ĐAKS II - NGN 20
0610285 – Trần Chu Thuận

Trong cầu trúc header IPv6, có thế thấy 8 bit của trường Next Header.
Trường này sẽ xác định xem extension header có tồn tại không, khi mà
header mở rộng không được sử dụng, header cơ bản chứa mọi thông tin
tầng IP, nó sẽ được theo sau bởi header của tầng cao hơn, từ hoặc là
header của TCP (UDP), và trườn Next Header chỉ ra loại header sẽ theo
sau.

Hình 4: Định dạng IPv6 header

Hình 5: Cấu trúc trường Next Header

Mỗi header mở rộng cũng chứa trường Next Header và xác định header
mở rộng nào sẽ theo sau nó. Node đầu cuối khi nhận được gói tin chứa
header mở rộng sẽ xử lý các header mở rộng này theo thứ tự được sắp
xếp của chúng.

Có 6 loại của header mở rộng: hop-by-hop option, destination option,


routing, fragment, authentication và ESP (encapsulation security
payload).

- Hop-by-hop option: xác định một chu trình cần được thực hiện mỗi
lần gói tin đi qua một router.
- Destination option: được sử dụng để xác định chu trình cần thiết phải
xử lý bởi node đích. Có thể xác định tại đây bất cứ chu trình nào.
Thông thường chỉ có những node đích xử lý header mở rộng của IPv6.
ĐAKS II - NGN 21
0610285 – Trần Chu Thuận

Như vậy thì các header mở rộng khác như Fragment header có thể cũng
được gọi là destination option header. Tuy nhiên, destination option
header khác với các header khác ở chỗ nó có thể xác định nhiều dạng
xử lý khác nhau.
- Routing: được sử dụng để xác định đường dẫn định tuyến. Ví dụ, có
thể xác định nhà cung cấp dịch vụ nào sẽ được sử dụng, và sự thi hành
bảo mật cho những mục đích cụ thể. Node nguồn sử dụng routing
header để liệt kê địa chỉ của các router mà gói tin phải đi qua. Các địa
chỉ trong liệt kê này được sử dụng như địa chỉ đích của gói tin IPv6
theo thứ tự được liệt kê và gói tin sẽ được gởi từ router này đến router
khác tương ứng.
- Fragment: được sử dụng khi nguồn gởi gói tin IPv6 gởi đi gói tin lớn
hơn path MTU, để chỉ xem làm thế nào khôi phục lại được gói tin từ
các phân mảnh của nó. MTU (maximum transmission unit) là kích
thước của gói tin lớn nhất có thể gới qua một đường dẫn cụ thể nào đó.
Trong môi trường mạng như Internet, băng thông hẹp giữa nguồn và
đích gây ra vấn đề nghiêm trọng. Cố gắng gởi một gói tin lớn qua một
đường dẫn hẹp sẽ làm quá tải. Trong địa chỉ IPv4, mỗi router trên
đường dẫn có thể tiến hành phân mảnh gói tin theo giá trị của MTU đặt
cho mỗi giao diện (interface). Tuy nhiên, chu trình này áp đặt một gánh
nặng lên router. Bởi vậy trong địa chỉ IPv6, router không thực hiện
phân mảnh gói tin. Node nguồn IPv6 sẽ thực hiện thuật toán path MTU,
để tìm băng thông hẹp nhất trên toàn bộ một đường dẫn nhất định, và
điều chỉnh kích thước gói tin tùy theo đó trước khi gởi chúng. Nếu ứng
dụng tại nguồn áp dụng phương thức này, nó sẽ gởi dữ liệu kích thước
tối ưu, và sẽ không cần thiết xử lý tại tầng IP. Tuy nhiên, nếu ứng dụng
không sử dụng phương thức này, nó sẽ phải chia nhỏ gói tin có kích
thước lớn hơn MTU tìm thấy bằng thuật toán path MTU Discovery.
Trong trường hợp đó, những gói tin này phải được chia tại tầng IP của
node nguồn và fragment header được sử dụng.
- Authentication and ESP: IPSec là phương thức bảo mật bắt buộc được
sử dụng tại tầng IP. Mọi node IPv6 phải thực thi IPSec. Tuy nhiên, thực
thi và tận dụng lại khác nhau, và IPSec có thực sự được sử dụng trong
giao tiếp hay không phụ thuộc vào thời gian và từng trường hợp. Khi
IPSec được sử dụng, Authentication header sẽ được sử dụng cho xác
thực và bảo mật tính đồng nhất dữ liệu, ESP header sử dụng để xác
định nhưng thông tin liên quan đến mã hóa dữ liệu, được tổ hợp lại
thành extension header. Trong IPv4, khi có sử dụng đến IPSec, thông
tin được đặt trong trường options.

IPv6 ứng dụng một hệ thống tách biệt các dịch vụ gia tăng khỏi các
dịch vụ cơ bản và đặt chúng trong header mở rộng, cao hơn nữa phân
loại các header mở rộng theo chức năng của chúng. Làm như vậy, sẽ
giảm tải nhiều cho router, và thiết lập nên được một hệ thống cho phép
bổ sung một cách linh động các chức năng, kể cả các chức năng hiện
nay chưa thấy rõ.

 Bảo mật

IPv6 tích hợp bảo mật vào trong kiến trúc của mình bằng cách giới
thiệu 2 header mở rộng tùy chọn: authentication header (AH) và
ĐAKS II - NGN 22
0610285 – Trần Chu Thuận

Encrypted Security Payload (ESP) header. Hai header này có thể được
sử dụng chung hay riêng để hỗ trợ nhiều chức năng bảo mật.

AH quan trong nhất trong header này là trường integriry check value
(ICU). ICU được tính bởi nguồn và được tính lại bởi đích để xác minh.
Quá trình này cung cấp việc xác minh tính toàn vẹn và xác minh nguồn
gốc của dữ liệu. AH cũng chứa cả một số thứ tự để nhận ra một tấn
công bằng packet replay giúp ngăn các gói tin được nhân bản.

ESP header: chứa một trường security parameter index (SPI) giúp đích
của gói tin biết payload được mã hóa như thế nào. ESP header có thể
được sử dụng khi tunnelling, trong tunneling thì cả header và payload
gốc sẽ được mã hóa và bỏ vào một ESP header bọc bên ngoài., khi đến
gần đích thì các gate way bảo mật sẽ bỏ header bọc ngoài ra và giải mã
để tìm ra header và payload gốc.

 Tính di động

IPv6 hỗ trợ tốt các máy di động như laptop, smartphone… IPv6 giới
thiệu 4 khái niệm giúp hỗ trợ tính toán di động gồm: Home address;
care-of address; binding; home agent. Trong IPv6 thì các máy di động
được xác định bởi một địa chỉ home address mà không cần thiết hiện
tại nó được gắn vào đâu. Khi một máy di động thay đổi từ một subnet
này sang subnet khác; nó phải có một care-of address qua một quá trình
tự cấu hình. Sự kết hợp giữa home address và care-of address được gọi
là một binding. Khi một máy di động nhận được một care-of address,
nó sẽ báo cho home agent của nó bằng gói tin được gọi là binding
update để home agent có thể cập nhật lại binding caches của home
agent về care-of address của máy di động vừa gởi. Home agent sẽ duy
trì một ánh xạ giữa các home address và care-of address và bỏ nó vào
binding caches. Một máy di động có thể được truy cập bằng cách gởi
một packet đến các home address của nó. Nếu máy di động không được
kết nối trên subnet của home agent thỉ home agent sẽ gởi packet đó cho
máy di động qua care-of address của máy đó trong binding caches của
home agent (lúc này, home agent được xem như máy trung gian đế máy
nguồn có thể đến được máy di động). Máy di động sau đó sẽ gởi một
gói tin binding update cho máy nguồn của gói tin. Máy nguồn sau đó sẽ
cập nhật binding caches của nó, sau này máy nguồn muốn gởi đến máy
di động, chỉ cần gởi trực tiếp đến cho máy di động qua care-of address
chứa trong binding caches của nó mà không cần phải gởi qua home
address. Do đó, chỉ có gói tin đầu tiên là qua home agent.

 Hiệu suất

IPv6 cung cấp các lợi ích sau:

- Giảm thời gian xử lý header, giảm overhead vì chuyển dịch địa chỉ: vì
trong IPv4 có sử dụng private address để tránh hết địa chỉ. Do đó, xuất
hiện kỹ thuật NAT để dịch địa chỉ, nên tăng Overhead cho gói tin.
Trong IPv6 do không thiếu địa chỉ nên không cần private address, nên
không cần dịch địa chỉ
ĐAKS II - NGN 23
0610285 – Trần Chu Thuận

- Giảm được thời gian xử lý định tuyến: nhiều khối địa chỉ IPv4 được
phân phát cho các user nhưng lại không tóm tắt được, nên phải cần các
entry trong bảng định tuyến làm tăng kích thước của bảng định tuyến
và thêm overhead cho quá trình định tuyến. Ngược lại, các địa chỉ IPv6
được phân phát qua các ISP theo một kiểu phân cấp địa chỉ giúp giảm
được overhead.
- Tăng độ ổn định cho các đường: trong IPv4, hiện tượng route flapping
thường xảy ra, trong IPv6, một ISP có thể tóm tắt các route của nhiều
mạng thành một mạng đơn, chỉ quản lý mạng đơn đó và cho phép hiện
tượng flapping chỉ ảnh hưởng đến nối bộ của mạng flapping.
- Giảm broadcast: trong IPv4 sử dụng nhiều broadcast như ARP, trong
khi IPv6 sử dụng neighbor discovery protocol để thực hiện chức năng
tương tự trong quá trình tự cấu hình mà không cần sử dụng broadcast.
- Multicast có giới hạn: trong IPv6, một địa chỉ multicast có chứa một
trường scope có thể hạn chế các gói tin multicast trong các node, trong
các link hay trong một tổ chức.
- không có checksum.
c. Khái quát chung về địa chỉ IPv6

Địa chỉ internet thế hệ mới (IPv6) được IETF, một nhóm chuyên trách về kỹ
thuật của hiệp hội internet đề xuất dựa trên cấu trúc của IPv4. Địa chỉ IPv4 có
cấu trúc 32 bit, trên lý thuyết có thể cung cấp không gian 232 = 4.294.967.296
địa chỉ. Đối với IPv6 có cấu trúc 128 bit, dài gấp 4 lần so với cấu trúc IPv4.
Trên lý thuyết, địa chỉ IPv6 mở ra không gian 2128 =
340,282,366,920,938,463,463,374,607,431,768,211,456 địa chỉ. Số địa chỉ này
trải đều trên diện tích 511,263 m2 của trái đất, mỗi m2 mặt đất sẽ được cấp
6655701018 địa chỉ. Đây là một không gian cực kỳ lớn, với mục đích không
chỉ cho internet mà còn cho tất cả các mạng máy tính, hệ thống viễn thông, hệ
thống điều khiển và thậm chí còn dành cho từng vật dụng trong gia đình.
Người ta nói rằng từng chiếc máy điều hòa, tủ lạnh…. Trong gia đình đều có
thể mang một địa chỉ IPv6 và chủ nhân của nó có thể kết nối, ra lênh từ xa. Với
nhu cầu hiện tại, chỉ có khoảng 15% không gian địa chỉ IPv6 được sử dụng, số
còn lại dành để dự phòng trong tương lai.

 Cấu trúc địa chỉ IPv6

Địa chỉ IPv4 chia thành 3 lớp chính : A,B,C và hai lớp khác: D dùng
cho multicast và lớp E dùng cho mục đích nghiên cứu. Còn địa chỉ
IPv6 lại chia thành 3 loại chính như sau:

Unicast Address: Còn được gọi là địa chỉ đơn hướng. Địa chỉ này
được dùng để nhận dạng một Node. Một gói dữ liệu khi lưu thông trên
mạng được gửi đến một địa chỉ Unicast, sẽ được chuyển đến Node
mang địa chỉ Unicast đó.

Anycast Address: Là địa chỉ dùng để nhận dạng một tập hợp Node.
Một gói tin gửi đến địa chỉ Anycast sẽ được chuyển đến Node gần nhất
trong tập hợp các Node mang địa chỉ Anycast đó. Khái niệm “gần nhất”
ở đây ám chỉ chi phí (cost) tối ưu để đến một Node, thông tin này liên
quan đến thông tin định tuyến.
ĐAKS II - NGN 24
0610285 – Trần Chu Thuận

Multicast Address: Địa chỉ này cũng dùng để nhận dang một tập hợp
các Node. Nhưng khác với địa chỉ Anycast, một gói tin khi chuyển đến
địa chỉ Multicast được chuyển đến tất cả các Node mang địa chỉ
Multicast này. Loại địa chỉ này cũng giống với địa chỉ Multicast trong
IPv4 (lớp D).

 Địa chỉ Unicast

Loại địa chỉ này thường được dùng để dịnh danh cho các Interface .
Giống như kiểu địa chỉ Point-to-point trong IPv4. Địa chỉ Unicast được
phân thành những loại sau:

 Địa chỉ Global Unicast

Được mô tả trong khuyến nghị RFC 2374. Dùng để nhận dạng các
Interface, cho phép kết nối các Node trong mạng Internet IPv6 toàn
cầu. Dạng địa chỉ này hỗ trợ các ISP có nhu cầu kết nối toàn cầu, được
xây dựng theo kiến trúc phân cấp rõ ràng, cụ thể như sau:

Hình 6: Cấu trúc địa chỉ Unicast

- 001: định dạng Prefix đối với loại địa chỉ Global Unicast.
- TLA ID: (Top Level Aggregation Identification) định danh các nhà
caung cấp dịch vụ cấp cao nhất trong hệ thống các nhà cung cấp dịch
vụ.
- RES : Chưa sử dụng.
- NLA ID: (Next Level Aggregation Identification) định danh nhà cung
cấp dịch vụ bậc 2 (sau TLA).
- SLA ID: (Site Level Aggregaton Identification) định dạng các Site
của khách hàng.
- Interface ID: Giúp xác định các Interface của các Host kết nối trong
một Site. Như vậy loại địa chỉ Global Unicast được thiết kế phân cấp,
cấu trúc của nó được chia thành 3 phần:
+ 48 bit Public Topology.
+ 16 bit Site Topology.
+ 64 bit giúp xác định Interface.

Trong mỗi phần có thể được chia thành những cấp con như sau:
ĐAKS II - NGN 25
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 7: khả năng phân cấp của Global – unicast

Theo cách phân cấp này, TLA ID có thể phân biệt 213 = 8192 các TLA
khác nhau. Để có một TLA ID, phải yêu cầu qua các tổ chức quốc tế.
Đối với một ISP (Ví dụ như VDC) trong mô hình phân cấp này có vai
trò là một NLA và NLA ID của VDCphải được cấp thông qua tổ chức
TLA quản lý NLA của VDC. Hiện nay có một số phương thức xin cấp
NLA ID như sau:
- Xin cấp thông qua 6BONE Community: khi đó TLA ID của tổ chức
này là 3ffe::/16. 6BONE là một mạng thử nghiệm IPv6 trên toàn cầu.
Các ISP sau khi thỏa mãn một số yêu cầu của tổ chức này sẽ được cấp
phát NLA ID theo yêu cầu của ISP này.
- Xin cấp thông qua International Regional Internet Registry (RIP).
- Giả lập địa chỉ IPv6 từ IPv4: phương pháp này thuận tiện cho việc kết
nối IPv6 từ địa chỉ IPv4. Địa chỉ Global Unicast trong trường hợp này
TLA ID có Prefix 2002::/16; 32 bit cuối cùng chính là địa chỉ IPv4 của
Host. Đối với mỗi tổ chức TLA, sau khi có TLA ID có thể cấp phát đến
các tổ chức cấp dưới. Với mỗi TLA cho phép tiếp tục phân cấp, cấp
phát cho 2 24 các tổ chức cấpdưới khác nhau. Đối với cấu trúc NLA ID
cũng được phân ra thành các phần nhỏ, sử dụng n bit trong số 24 bit
NLA để làm định danh cho tổ chức đó. 24–n bit còn lại cũng có thể
phân cấp tiếp hoặc để cấp cho các Host trong mạng. Trong mỗi NLA,
SLA ID cũng có thể phân cấp theo quy tắc tương tự như NLA ID cung
cấp cho nhiều Site khách hàng sử dụng.

Một site thuộc phạm vi một NLA khi yêu cầu cấp địa chỉ sẽ nhận được
thông tin về TLA ID, NLA ID, SLA ID để định danh site trong tổ chức
đó và xác định subnet trong các mạng con.
ĐAKS II - NGN 26
0610285 – Trần Chu Thuận

Phần còn lại trong cấu trúc địa chỉ global unicast là chỉ số interface ID,
được mô tả theo chuẩn EUI-64. Tùy vào các loại Interface khác nhau sẽ
có interface ID khác nhau. Ví dụ đối với chuẩn giao tiếp Ethernet có
phương thức tạo Interface ID như sau:

- 64 bit định dạng EUI-64 được xây dựng từ 48 MAC address của
interface cần gán địa chỉ.
- Chèn 0xff-fe vào giữa byte thứ 3 và byte thứ 4 của địa chỉ MAC.
- Đảo bit thứ 2 trong byte thứ nhất của địa chỉ MAC.
- Chèn 0xff-fe vào giữa Byte thứ 3 và byte thứ 4 ta có địa chỉ EUI-64
như sau: 00-60-00-ff-fe-52-f9-d8
- Đảo bit thứ 2 trong Byte đầu tiên trong địa chỉ MAC ta được địa chỉ
EUI-64 như sau: 02-60-00-ff-fe-52-f9-d8.

 Địa chỉ Local Unicast:

Nhiều hệ thống mạng cục bộ hiện nay sử dụng giao thức TCP/IP, các
hệ thống này còn được gọi là mạng Intranet. IPv4 dành riêng một
khoảng địa chỉ riêng cho các hệ thống mạng này (Ví dụ khoảng địa chỉ
192.168.0.0 ). Đối với IPv6 có hai loại địa chỉ Unicast hỗ trợ các liên
kết cục bộ trong cùng một mạng, đó là địa chỉ Link-local và địa chỉ
Site-local.

Địa chỉ Site-local Unicast dùng để liên kết các Node trong cùng một
Site mà không xung đột với các địa chỉ Global. Các gói tin mang loại
địa chỉ này trong IP Header, Router sẽ không chuyển ra mạng ngoài.

Hình 8: Cấu trúc địa chỉ site local unicast

Địa chỉ Site-local Unicast luôn bắt đầu bởi Prefix FEC0::/48 theo sau
là 16 bit Subnet ID, người dùng có thể dùng 16 bit này để phân cấp hệ
thống mạng của mình. Cuối cùng là 64 bit Interface ID dùng để phân
biệt các Host trong một Subnet (như đã mô tả ở phần trên).

Quy tắc định tuyến đối với dạng địa chỉ Site-local:

- Router không thể chuyển các gói tin có địa chỉ nguồn hoặc đích là địa
chỉ Site-local Unicast ra ngoài mạng đó.
- Các địa chỉ Site-local không thể được định tuyến trên Internet. Phạm
vi của chúng chỉ trong một Site, chỉ dùng để trao đổi dữ liệu giữa các
Host trong Site đó.
ĐAKS II - NGN 27
0610285 – Trần Chu Thuận

Địa chỉ Link-local Unicast: dùng để các Node là neighbor giao tiếp với
nhau trên cùng một liên kết.

Hình 9: Cấu trúc link local unicast

Địa chỉ Link-local Unicast luôn bắt đầu bởi Prefix FE80::/64, kết thúc
là 64 bit Interface ID dùng để phân biệt các Host trong một Subnet
(như đã mô tả ở phần trên). Những địa chỉ này chỉ được định nghĩa
trong phạm vi kết nối Point-to-point. Quy tắc định tuyến đối với loại
địa chỉ này cũng giống như đối với Site-local Unicast, Router không
thể chuyển bất kỳ gói tin nào có địa chỉ nguồn hoặc đích là địa chỉ
Link-local.

Một Interface có thể được gán nhiều loại địa chỉ khác nhau.

 Địa chỉ Anycast

Địa chỉ Anycast được gán cho một nhóm các Interface (thông thường là
những Node khác nhau). Những gói tin có địa chỉ đích là một địa chỉ
Anycast sẽ được gửi đến Node gần nhất mang địa chỉ này. Khái niệm
gần nhất ở đây dựa vào khoảng cách gần nhất xác định qua giao thức
định tuyến sử dụng.

Trong giao thức IPv6, địa chỉ Anycast không có cấu trúc đặc biệt. Các
địa chỉ Anycast chiếm một phần trong không gian địa chỉ Unicast. Do
đó, về mặt cấu trúc, địa chỉ Anycast không thể phân biệt với địa chỉ
Unicast. Khi những địa chỉ Unicast được gán nhiều hơn một Interface,
nó trở thành địa chỉ Anycast. Trong cấu trúc của bất kỳ một địa chỉ
Anycast nào cũng có một Prefix P dài nhất để xác định vùng mà địa chỉ
Anycast đó gán cho các Interface. Theo cấu trúc này, Prefix P cho phép
thực hiện quy tắc định tuyến đối với địa chỉ Anycast như sau:

- Đối với phần trong của mạng (trong cùng một vùng): Các Interface
được gán địa chỉ Anycast phải khai báo trong bảng định tuyến trên
Router của hệ thống đó thành những mục riêng biệt với nhau.
- Đối với giao tiếp bên ngoài mạng, khai báo trên Router chỉ gồm một
mục là phần Prefix P. Có thể hiểu phần Prefix này đại diện cho cả một
Subnet của mạng bên trong.
- Trong một vài trường hợp đặc biệt, toàn bộ phần Prefix P của địa chỉ
Anycast là một tập hợp các giá trị 0. Khi đó các Interface được gán địa
chỉ Anycast này không nằm trong một vùng, và trên bảng định tuyến
Global phải khai báo riêng rẽ cho từng Interface.
ĐAKS II - NGN 28
0610285 – Trần Chu Thuận

Qua cơ chế định tuyến cho địa chỉ Anycast như trên ta thấy, mục đích
thiết kế của loại địa chỉ Anycast để hỗ trợ những cấu trúc mạng phân
cấp. Trong đó địa chỉ Anycast được gán cho Router. Các router này
được chia thành các vùng hay đoạn mạng. Khi một gói tin đến Router
cấp cao nhất trong hệ thống, nó sẽ được chuyển đồng thời đến các
Router trong cùng một đoạn.

Hình 10: cấu trúc địa chỉ anycast

Sử dụng địa chỉ Anycast có một số hạn chế:

- Địa chỉ IPv6 Anycast không được sử dụng làm địa chỉ nguồn của các
gói tin IPv6.
- Một địa chỉ Anycast không được phép gán cho một Host IPv6, do vậy
nó chỉ được gán cho Router IPv6.

 Địa chỉ Multicast

Địa Multicast cũng dùng để nhận dạng một tập hợp các Node. Nhưng
khác với địa chỉ Anycast, một gói tin khi chuyển đến địa chỉ Multicast
sẽ được chuyển đến tất cả các Node mang địa chỉ Multicast này.

- Địa chỉ Multicast luôn bắt đầu bởi một Prefix 8 bit “1111 1111”.
- Flag có cấu trúc .
- 3 bit thứ tự cao được dự trữ và được xác lập ở giá trị 0.

T = 0 ám chỉ địa chỉ Multicast “Well-known”, địa chỉ này được phân
bổ bởi Global Internet Numbering Authority. Và được phân
bổ cố định.
T = 1 ám chỉ địa chỉ Multicast “transient”. Địa chỉ này không được
phân bổ cố định.
Scope được mã hóa 4 bit, được dùng để mã hóa giới hạn phạm vi
(scope) của nhóm địa chỉ Multicast. Giá trị các trường này gồm:

0 Để dành; 1 Node-local; 2 Link-local; 3 Chưa phân bổ; 4 Chưa phân


bổ; 5 Site-local; 6 Chưa phân bổ; 7 Chưa phân bổ; 8 Organization-
local; 9 Chưa phân bổ; A Chưa phân bổ; B Chưa phân bổ; C Chưa phân
bổ; D Chưa phân bổ; E Global; F Chưa phân bổ

Group ID giúp nhận dạng nhóm Multicast trong phạm vi một Scope.
Địa chỉ Multicast cấp phát cố định hoàn toàn độc lập với giá trị được
xác lập trong trường Scope. Ví dụ một nhóm NTP Server được cấp
group ID 101 (hex). Ta có:

- FF01:0:0:0:0:0:0:101 : Tất cả các NTP trên cùng Node với Node gửi.
- FF02:0:0:0:0:0:0:101 : Tất cả các NTP trên cùng Link với Node gửi.
- FF05:0:0:0:0:0:0:101 : Tất cả các NTP trên cùng Site với Node gửi.
- FF0E:0:0:0:0:0:0:101 : Tất cả các NTP trên Internet.
ĐAKS II - NGN 29
0610285 – Trần Chu Thuận

Địa chỉ Multicast cấp phát không cố định chỉ có ý nghĩa trong phạm vi
một Scope. Ví dụ một địa chỉ Multicast FF15:0:0:0:0:0:0:101 có thể
được dùng trong nhiều Site mà không xung đột lẫn nhau.

Hình 11: Cấu trúc địa chỉ multicast.

Địa chỉ Multicast không được làm địa chỉ nguồn trong các gói tin lưu
thông trên mạng. Những địa chỉ Multicast được định nghĩa trước:
- Những địa chỉ Multicast “Well-known” được định nghĩa trước:
FF0x::/16 trong đó x có giá trị [0 đến F]. Những địa chỉ này được giữ
lại, không cấp cho các Multicast group.
- Địa chỉ Multicast của tất cả các Node: FF01::1 và FF02::1.
- Địa chỉ Multicast của tất cả các Router:FF01::2, FF02::2, FF05::2.
Scope 1 (Node-local), Scope 2 (Link-local), Scope 5 (Site-local).
- Địa chỉ Solicited-Node Multicast FF02:0:0:0:0:1:FFxx:xxxx trong đó
x có giá trị từ [0 đến F]. Thông thường các bit này được lấy từ 24 low-
order bit của địa chỉ (Unicast hoặc Anycast).

II. NEXT GENERATION NETWORK – NGN

1. Định nghĩa

Mạng viễn thông thế hệ mới có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn
như: mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau), mạng hội tụ
(hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dự liệu, cấu trúc mạng hội tụ), mạng phân
phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng), mạng nhiều lớp
(mạng được phân phối ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập nhưng hỗ trợ
nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).

Định nghĩa nêu ra không thể bao hàm hết mọi chi tiết về mạng thế hệ
mới, nhưng nó thể tương đối là khái niệm chung nhất khi đề cấp đến NGN.

Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ chuyển
mạch gói và công nghệ truyền dẫn băng rộng, mạng thông tin thế hệ mới
ĐAKS II - NGN 30
0610285 – Trần Chu Thuận

(NGN) ra đời là mạng có cơ sở hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ
chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ mộ cách đa dạng và nhanh chóng, đáp
ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động.

Như vậy, có thể xem mạng thông tin thế hệ mới là sự tích hợp mạng
thoại PSTN, chủ yếu dựa trên kỹ thuật TDM, với mạng chuyển mạch gói, dựa
trên kỹ thuật IP/ATM. Nó có thể chuyển tải tất cả các dịch vụ vốn có của
PSTN đồng thời cũng có thể nhập một lượng dữ liệu rất lớn vào mạng IP, nhờ
đó có thể giảm nhẹ gánh nặng của PSTN.

Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu mà còn
là sự hội tụ giữa truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cố định và di
động. Vấn đề chủ đạo ở đây là làm sao có thể tận dụng hết lợi thế đem đến từ
quá trình hội tụ này. Một vấn đề quan trọng khác là sự bùng nổ nhu cầu của
người sự dụng cho một khối lượng lớn dịch vụ và ứng dụng phức tạp bao gồm
cả đa phương tiện, phần lớn trong đó là không được trù liệu khi xây dựng các
hệ thống mạng hiện nay.

2. Đặc điểm của NGN

- Nền tảng là hệ thống mở

- Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc
lập với mạng mới.

- Mạng NGN là mạch chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất.

- Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng cũng ngày càng
tăng, có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu.

Trước hết, do áp dụng cơ cấu mở mà:

- Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia thành các phần tử mạng
độc lập, các phần tử được phân theo chức năng tương ứng, và phát triển
một cách độc lập.

- Giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương
ứng.

Việc phân tách làm cho mạng viễn thông vốn có dần dần đi theo hướng
mới, nhà kinh doanh có thể căn cứ vào nhu cầu dịch vụ để tự tổ hợp các phần
tử khi tổ chức mạng lưới. Việc tiêu chuẩn hóa giao thức giữa các phần tử có
thể thực hiện nối thông giữa các mạng có cấu hình khác nhau.

Tiếp đến, mạng NGN là mạng dịch vụ thúc đẩy, với đặc điểm của:

- Chia tách dịch vụ với điều khiển cuộc gọi

- Chia tách cuộc gọi với truyền tải


ĐAKS II - NGN 31
0610285 – Trần Chu Thuận

Mục tiêu chính của chia tách là làm cho dịch vụ thực sự độc lập với mạng,
thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ. Thuê bao
có thể tự bố trí và xác định đặc trưng dịch vụ của mình, không quan tâm đến
mạng truyền tải dịch vụ và loại hình đầu cuối. Điều đó làm cho việc cung cấp
dịch vụ và ứng dụng có tính linh hoạt cao.

Thứ ba, NGN là mạng chuyển mạch gói, giao thức thống nhất. Mạng thông
tin hiện nay, dù là mạng viễn thông, mạng máy tính hay mạng truyền hình cáp,
đều không thể lấy một trong các mạng đó làm nền tảng để xây dựng cơ sở hạ
tầng thông tin. Nhưng mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ
IP, người ta mới nhận thấy rõ rang là mạng viễn thông, mạng máy tính và
mạng truyền hình cáp cuối cùng rồi cũng tích hợp trong một mạng IP thống
nhất, đó là xu thế lớn mà người ta thường gọi là “dung hợp ba mạng”. giao
thức IP làm cho các dịch vụ lấy IP làm cơ sở đều có thể thực hiện nối thông
các mạng khác nhau; con người lần đầu tiên có được giao thức thống nhất mà
ba mạng lơn đều có thể chấp nhận được, đặt cơ sở vững chắc về mặt kỹ thuật
cho hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII).

Giao thức IP thực tế đã trở thành giao thức ứng dụng vạn năng và bắt đầu
được sử dụng làm cơ sở cho các mạng đa dịch vụ, mặc dù hiện tại vẫn còn ở
thế bất lợi so với các chuyển mạch kênh về mặt khả năng hỗ trợ lưu lượng
thoại và cung cấp chất lượng dịch vụ đảm bảo cho số liệu. Tốc độ đổi mới
nhanh chóng trong thế giới Internet, mà nó được tạo điều kiện bởi sự phát triển
của các tiêu chuẫn mở sẽ sớm khác phục những thiếu sót này.

Hình 12: Topo mạng thế hệ mới.

3. Cấu trúc vật lý của NGN

Để có thể hiểu hơn các phần sau, phần này sẽ trình bày những khái
niệm cơ bản nhất về cấu trúc vật lý của NGN.

Cấu trúc vật lý của NGN được phân chia thành các lớp: lớp kết nối
(Access + transport/Core); lớp trung gian hay lớp truyền thông (Media); Lớp
điều khiển (Control); lớp quản lý (Management). Các lớp được phân chia là
tương đối, được lấy mấu số chung từ các mô hình của các hãng viễn thông
khác nhau.
ĐAKS II - NGN 32
0610285 – Trần Chu Thuận

Kiến trúc mạng NGN sử dụng chuyển mạch gói cho cả thoại và dữ liệu.
Nó phân phối các khối vững chắc của tổng đài hiện nay thành các lớp mạng
riêng lẽ, các lớp này liên kết với nhau qua các giao diện mở tiêu chuẩn.

Sự thông minh của xử lý cuộc gọi nhỡ cơ bản trong chuyển mạch của
PSTN thực chất là đã được phân tách ra từ phần cứng của ma trận chuyển
mạch. Bây giờ, sự thông minh ấy nằm trong một thiết bị tách rời gọi là chuyển
mạch mềm (softswitch) cũng được gọi là một bộ điều khiển cổng truyền thông
(Media Gateway Controller) hoặc là một tác nhân cuộc gọi (Call Agent), đóng
vai trò phần tử điều khiển trong kiến trúc mạng mới. Các giao diện mở hướng
tới các ứng dụng mạng thông minh (IN – Intelligent Network) và các server
ứng dụng mới tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhanh chóng cung cấp dịch vụ và
đảm bảo đưa ra thị trường trong thời gian ngắn.

Tại lớp truyền thông, các cổng được đưa vào sử dụng để làm ứng dụng
thoại và các phương tiện khác với mạng chuyển mạch gói. Các media gateway
này được sử dụng để phối ghép hoặc với thiết bị đầu cuối của khách hàng
(RGW – Residental Gateway), với các mạng truy nhập (AGW – Access
Gateway) hoặc với mạng PSTN (TGW – Trunk Access). Các server phương
tiện đặc biệt rất nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như cung cấp các âm
quay số hoặc thông báo. Ngoài ra, chúng còn có các chức năng tiên tiến hơn
như: trả lời bằng tiếng nói tương tác và biến đổi văn bản sang tiếng nói hoặc
ngược lại.

Các giao diện mở của kiến trúc mới này cho phép các dịch vụ mới được
giới thiệu nhanh chóng, đồng thời chúng cũng tạo thuận tiện cho việc giới thiệt
các phương thức kinh doanh mới bằng cách chia tách chuỗi giá trị truyền thống
hiện tại thành nhiều dịch vụ có thể do các hãng khác nhau cung cấp.

Hệ thống chuyển mạch NGN được phân thành 4 nhóm lớp riêng biệt thay
vì tích hợp thành một hệ thống như công nghệ chuyển mạch kênh hiện nay: lớp
ứng dụng, lớp điều khiển, lớp truyền thông, lớp truy nhập và truyền tải. Các
giao diện mở có sự tách biệt giữa dịch vụ và truyền dẫn cho phép các dịch vụ
mới được được đưa vào nhanh chóng, dễ dàng; những nhà khai thác có thể
chọn lựa các nhà cung cấp thiết bị tốt nhất cho từng lớp trong mô hinh mạng
NGN.

NGN – Next Gereraton Network – cần được hiểu rõ là mạng thế hệ sau hay
mạng thế hệ kế tiếp mà không không phải là mạng hoàn toàn mới, nên khi xây
dựng và phát triển mạng theo xu hướng NGN, người ta chú ý đến vấn đề kết
nối mạng thế hệ sau với mạng hiện hành và tận dụng các thiết bị viễn thông
hiện có trên mạng nhằm đạt được hiệu quả khai thác tối đa.

Cụ thể, các thành phần chính của NGN gồm các thành phần sau.
ĐAKS II - NGN 33
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 13: Các thành phần chính của mạng NGN

 Media Gateway (MG)

Truyền dữ liệu thoại sử dụng giao thức RTP (Real Time


Protocol). Cung cấp khe thời gian T1 hay tài nguyên xử lý tín hiệu số
(DSP – Digital Signal Processing) dưới sự điều khiển của Media
Gateway Controller (MGC). Đồng thời quản lý tài nguyên DSP cho
dịch vụ này. Hỗ trợ các giao thức đã có như loop-start, ground-start,
E&M, CAS, QSIG và ISDN qua T1. Quản lý tài nguyên và kết nối T1.
Cung cấp khả năng thay nóng các card T1 hay DSP. Có phần mềm
Media Gateway dự phòng. Cho phép khả năng mở rộng Media
Gateway về: cổng (ports), cards, các nút mà không làm thay đổi các
thành thần khác.

Là một thiết bị vào/ra đặc biệt (I/O). Dung lượng bộ nhớ phải
luôn đảm bảo lưu trữ các thông tin trạng thái, thông tin cấu hình, các
bản tin MGCP, thư viện DSP,… Dung lượng đĩa chủ yếu sử dụng cho
quá trình đăng nhập (logging). Dự phòng đầy đủ giao diện Ethernet
(với mạng IP), mở rộng một vài giao diện T1/E1 với mạng TDM. Mật
độ khoảng 120port (DSO’s). Sử dụng bus H.110 để đảm bảo tính linh
động cho hệ thống nội bộ.

 Media Gateway Controller

Quản lý cuộc gọi. Các giao thức thiết lập cuộc gọi thoại: H.323,
SIP. Giao thức điều khiển truyền thông: MGCP, megaco, H.248. Quản
lý lớp dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Giao thức quản lý SS7:
SIGTRAN (SS7 over IP). Xử lý báo hiệu SS7. Quản lý các bản tin liên
quan QoS như RTCP thực hiện định tuyến cuộc gọi. Ghi lại các thông
tin chi tiết của cuộc gọi để tính cước (CDR – Call Detail Record). Điều
khiển quản lý băng thông.
ĐAKS II - NGN 34
0610285 – Trần Chu Thuận

Là một CPU đặc hiệu, yêu cầu là hệ thống đa xử lý, có khả năng
mở rộng theo chiều ngang. Cần bộ nhớ lớn để lưu trữ cơ sở dữ liệu.
Điều này cũng rất cần thiết cho các quá trình đa xử lý. Chủ yếu làm
việc với lưu lượng IP, do đó yêu cầu các kết nối tốc độ cao. Hỗ trợ
nhiều giao thức và độ sẵn sang cao.

 Signalling Gateway (SG)

Cung cấp một kết nối vật lý đến mạng báo hiệu. Truyền thông tin
báo hiệu giữa Media Gateway Controller và Signaling Gateway thông
qua mạng IP. Cung cấp đường truyền dẫn cho thoại, dữ liệu và các
dạng dữ liệu khác. (Thực hiện truyền dữ liệu là nhiệm vụ của Media
Gateway). Cung cấp các hoạt động SS7 có sự sẵn sàng cao cho các dịch
vụ viễn thông.

Là một thiết bị vào ra I/O. Dung lương bộ nhớ ngoài luôn đảm bảo
lưu trữ các thông tin trạng thái, thông tin cấu hình, các lộ trình… Dung
lượng đĩa chủ yếu sử dụng cho quá trình đăng nhập (logging), do đó
không yêu cầu dung lượng lớn. Dự phòng đầy đủ giao diện Ethernet
(với mạng IP). Giao diện với mạng SS7 bằng cách sử dụng một luồng
EE/T1, tối thiểu 2 kênh D, tối đa 16 kênh D. Để tăng hiệu suất và tính
linh động người ta sử dụng Bus H.110 hay H.100. Yêu cầu độ sẵn sàng
cao: nhiều SG, nhiều liên kết báo hiệu

 Media Server

Chức năng voicemail cơ bản. Hộp thư fax tích hợp hay các
thông báo có thể sử dụng email hay các bản tin ghi âm trước (Pre-
recorded message). Khả năng nhận tiếng nói (nếu có). Khả năng hội
nghị truyền hình (video conference). Khả năng chuyển thoại sang văn
bản (speech-to-text).

Là một CPU, có khả năng quản lý lưu lượng bản tin MGCP.
Lưu trữ các phương pháp thực hiện liên kết với DSP nội bộ hay lân
cận. Cần dung lượng bộ nhớ lớn để lưu trữ các cơ sở dữ liệu, bộ nhớ
đệm, thư viện,… Dung lượng đĩa tương đối nhỏ. Quản lý hầu hết lưu
lượng Ip nếu tất cả tài nguyên IP được sử dụng để xử lý thoại. Sử dụng
bus H.110 để tương thích với card DSP và MG. Độ sẵn sàng cao.

 Application Server/Feature Server

Xác định tính hợp lệ và hỗ trợ các thông số dịch vụ thông


thường cho hệ thống đa chuyển mạch.

Nó đặc biệt yêu cầu một CPU tiện ích cao. Điều này cũng còn
phụ thuộc vào các ứng dụng đặc biệt khác nhau. Cần bộ nhớ lớn với độ
trễ thấp. CPU có khả năng mở rộng để đáp ứng cho việc nâng cấp dịch
vụ và lưu lượng. Đặt một vài cơ sở dữ liệu trong server. Dung lượng
đĩa lớn, tùy thuộc vào đặc tính cửa ứng dụng. Chẳng hạn như dung
ĐAKS II - NGN 35
0610285 – Trần Chu Thuận

lượng 100Gb – 2 Tb cho ngân hàn voice mail. Giao diện Ethernet (với
mạng IP) được thực hiện đầy đủ khả năng dự phòng.

4. Chuyển mạch mềm

Ta đã tìm hiểu về tổng thể cũng như cấu trúc của mạng NGN. Và thành phần
cốt lõi trong mạng NGN, thành phần có khả năng liên kết các loại thông tin trên
cùng một cơ sở hạ tầng mạng duy nhấ đó chính là MGC (Media Gateway
Controller. MGC có thể thực hiện được điều này nhờ sử dụng phần mềm điều
khiển “thế hệ mới” – chuyển mạch mềm (Softswitch).

a. Hoạt động của PSTN

Trong mạng PSTN (Public Switched Telephone Network), công nghệ


chuyển mạch kênh được sử dụng để có thể truyền thông tin từ đầu cuối đến
đầu cuối. Đối với chuyển mạch kênh, ta sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân thời
gian TDM (Time Division Multiplex). Quá trình chuyển mạch thoại trong
PSTN chính là sự chuyển mạch các khe thời gian (timeslot).

Có 2 dạng chuyển mạch khe thời gian đó là chuyển mạch thời gian (T)
và chuyển mạch không gian (S). Mỗi dạng chuyển mạch đều có những ưu và
nhược điểm riêng. Trong thực tế, 2 dạng này được kết hợp để tạo ra chuyển
mạch nhiều tầng.

Hỗ trợ hoạt động trong mạng cung cấp địch vụ thoại là báo hiệu R2 và
báo hiệu số 7. Hiện nay, hầu hết trên mạng PSTN của các nước đều sử dụng
báo hiệu số 7 (SS7). SS7 là báo hiệu sử dụng 1 kênh riêng để truyền thông tin
báo hiệu cho mọi cuộc gọi, thường là khe thời gian 16 đối với khung 24 khe
thời gian (chuẩn Châu Âu)

Thông thường báo hiệu số 7 được tích hợp sẵn trong các tổng đài trên
mạng. Do đó các tổng đài chuyển mạch còn đóng vài trò là các điểm báo hiệu
STP (Signaling Transfer Point) trong mạng SS7.

b. Nhược điểm của chuyển mạch kênh

Trong quá trình hoạt động, chuyển mạch kênh đã bộc lộ những yếu điểm
của mình. Sau đây là những nhược điểm chính của chuyển mạch kênh.

- Giá thành của chuyển mạch của tổng đài nội hạt: Việc đầu tư một tổng đài
nội hạt lớn với chi phí cao cho cùng có vài ngàn thuê bao là không kinh tế
do đó các tổng đài thường được lắp đặt cho vùng có số lượng lớn thuê bao.
Ngoài ra nhà cung cấp dịch vụ còn phải xem xét đến chi phí truyền dẫn và
chi phí trên một đường dây thuê bao và việc lắp đặt tổng đài tại nơi đó có
kinh tế, đem lại lợi nhuận hay không

- Dịch vụ không đa dạng, không có sự phân biệt dịch vụ cho các khách hàng
khác nhau: Đó là do các tổng đài chuyển mạch truyền thống cung cấp cùng
ĐAKS II - NGN 36
0610285 – Trần Chu Thuận

một tập các tính năng của dịch vụ cho các khách hàng khác nhau. Hơn thế
nữa việc phát triển và triển khai một dịch vụ mới phụ thuộc nhiều vào nhà
sản xuất, rất tốn kém và mất một thời gian dài.

- Hạn chế về kiến trúc mạng, do đó khó khăn trong việc phát triển mạng: Đó
là do trong cơ cấu chuyển mạch, thông tin thoại đều tồn tại dưới dạng các
dòng 64kbps nên không thể đáp ứng cho các dịch vụ mới có dung lượng
lớn hơn. Và do trong chuyển mạch kênh đầu vào và đầu ra được nối cố
định với nhau nên việc định truyến cuộc gọi và sử lý đặc tính của cuộc gói
có mối liên kết chặt chẽ với phần cứng chuyền mạch. Hay nói cách khác
phần mềm điều khiển trong chuyển mạch kênh phụ thuộc rất nhiều vào
phần cứng. Ngoài ra khi một tổng đài được sản xuất thì dung lương của nó
là không đổi. Do đó khi mở rộng dung lượng nhiều khi đòi hỏi đến việc
phải tăng số cấp chuyển mạch, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đồng bộ
báo hiệu cùng nhiều vấn đề phức tạp khác.

c. Sự ra đời của chuyển mạch mềm (Softwitch)

Trong tương lai, mạng thế hệ mới sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở hạ tầng
là mạng gói. Vì thế việc chuyển từ mạng viễn thông hiện tại lên mạng thế hệ
mới phải trải qua nhiều giai đoạn. Do PSTN hiện tại vẫn hoạt động tốt và dịch
vụ nó cung cấp đáng tin cậy (99.999%) nên việc chuyển cả mạng truy nhập và
mạng lõi của PSTN thành mạng gói là rất tốn kém. Để tận dụng sự hoạt động
tốt của PSTN và ưu điểm của chuyển mạch gói, cấu hình mạng NGN bao gồm
chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói được thể hiện như trong hình sau:

Hình 14: Cấu trúc mạng thế hệ sau NGN

AAA: Accounting, Authentication, and Authorization


ĐAKS II - NGN 37
0610285 – Trần Chu Thuận

DNS: Domain Name server


DSL: Digital Subscriber Line
GE: Gigabit Ethernet
GPRS: General Packet Radio Service
IP Sec: Internet Protocol Security
ISP: Internet Service Provider
LAN: Local Area Network
MAN: Metropolitan Access Network
MGC: Media Gateway Controller
MPLS: Multi Protocol Label Switching
RSVP: ReverVation Protocol
SDH: Synchronous Digital Hierarchy
UMTS: Universal Mobile Telecommunications Network
WDM: Wavelength Division Multiplex

Trên hình trên, tổng đài lớp 5 hay tổng đài nội hạt dùng chuyển mạch
kênh (circuit-switched local-exchange) (thể hiện qua phần mạng PSTN) vẫn
được sử dụng. Như đã biết, phần phức tạp nhất trong những tổng đài này chính
là phần mềm sử dùng để điều khiển quá trình xử lý cuộc gọi. Phần mềm này
chạy trên một bộ xử lý chuyên dụng được tích hợp sẵn với phần cứng vật lý
chuyển mạch kênh. Hay nói cách khác phần mềm sử dụng trong các tổng đài
nội hạt phụ thuộc vào phần cứng của tổng đài. Điều này gây khó khăn cho việc
tích hợp mạng PSTN và mạng chuyển mạch gói khi xây dụng NGN – là mạng
dựa trên cơ sở mạng gói.

Một giải pháp có thể thực thi là tạo ra một thiết bị lai (hybrid device) có
thể chuyển mạch thoại ở cả dạng kênh và gói với sự tích hợp của phần mềm xử
lý cuộc gọi. Điều này được thực hiện bằng cách tách riêng chức năng xử lý
cuộc gọi khỏi chức năng chuyển mạch vật lý.

Thiết bị đó chính là MGC sử dụng chuyển mạch mềm Softswitch. Hay


chuyển mạch mềm Softswitch chính là thiết bị thực hiện việc xử lý cuộc gọi
trong mạng NGN.

d. Khái niệm

Softswitch là phần mềm thực hiện chức năng xử lý cuộc gọi trong hệ
thống chuyển mạch có khả năng chuyển tải nhiều loại thông tin với các giao
thức khác nhau. – chức năng xử lý cuộc gọi bao gồm định tuyến cuộc gọi và
quản lý, xác định và thực thi các đặc tính cuộc gọi.

Theo thuật ngữ chuyển mạch mềm thì chức năng chuyển mạch vật lý
được thực hiện bởi cổng phương tiện Media Gateway (MG), còn xử lý cuộc
gọi là chức năng của bộ điều khiển cổng phương tiện Media Gateway
Controller (MGC)

Mộ số lý do chính cho thấy việc tách 2 chức năng trên là một giải pháp tốt

- Cho phép có một giải pháp phần mềm chung đối với việc xử lý cuộc gọi.
Và phần mềm này được cài đặt trên nhiều loại mạng khác nhau, bao gồm
ĐAKS II - NGN 38
0610285 – Trần Chu Thuận

cả mạng chuyển mạch kênh và mạng gói (áp dụng được với các dạng gói
và môi trường truyền dẫn khác nhau).

- Là động lực cho các hệ điều hành, các môi trường máy tính chuẩn, tiết
kiệm đáng kể trong việc phát triển và ứng dụng các phần mềm xử lý cuộc
gọi.

- Cho phép các phần mềm thông minh của các nhà cung cấp dịch vụ điều
khiển từ xa thiết bị chuyển mạch đặt tại trụ sở của khách hàng, một yếu tố
quan trọng trong việc khai thác tiềm năng của mạng trong tương lai

e. Thành phần chính của chuyển mạch mềm

Các thành phần chính của chuyển mạch mềm là bộ điều khiển cổng
thiết bị Media Gateway Controller (MGC). Bên cạnh đó còn có các thành phần
khác hỗ trợ hoạt động như: Signaling Gateway (SG), Media Gateway (MG),
Media server (MS), Application Server (AS)/Feature Server (FS).

Trong đó Media Gateway là thành phần nằm trên lớp Media Layer,
Signaling Gateway là thành phần ở trên cùng lớp với MGC; Media Server và
Application Server/Feature Server nằm trên lớp Application and Service Layer

Hình 15: Kết nối MGC với các thành phần khác của mạng thế hệ sau NGN

ATM: Asynchronous Transfer Mode


IP: Internet Protocol
PSTN: Public Switched Telephone Network
SS7: Signaling System 7
TDM: Time Division Network
ĐAKS II - NGN 39
0610285 – Trần Chu Thuận

Ghi chú: các thiết bị thuộc mạng IP là các router, các chuyển mạng
thuộc mạng backbone để truyền tải các gói tin. Trong khi đó mạng không IP
(non IP network) là mạng có các thiết bị đầu cuối không phải thuộc mạng IP và
các mạng vô tuyến không dây. Ví dụ về các thiết bị đầu cuối không thuộc
mạng IP: thiết bị đầu cuối ISDN, IAD (intergrated Access Device) cho mạng
DSL,…

Một Media Gateway Controller có thể quản lý nhiều Media Gateway.


Hình trên chỉ minh họa 1 MGC quản lý 1 MG. Và một Media Gateway có thể
nối đến nhiều loại mạng khác nhau.

Hình 16: Các chức năng của Media Gateway Controller


ĐAKS II - NGN 40
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 17: Giao thức sử dụng giữa các thành phần


SIP: Session Initiation Protocol
SIGTRAN: Signaling Transprot Protocol
MGCP: Media Gateway Controller Protocol
Megago: Media Gateway Controller Protocol
ENUM: e.164 Number (IETF)
TRIP: Telephony Routing Over IP (IETF)
Hình sau trình bày một ví dụ của việc sử dụng MGC:
ĐAKS II - NGN 41
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 18: Ví dụ sử dụng Media Gateway Controller

RTP: Real Time Transport Protocol


RTCP: Real Time Control Protocol
SPS-F: SIP Proxy Server Function

Trong ví dụ này, vì sử dụng giao thức SIP để khởi tạo kết nối nên MGC
sẽ có thêm chức năng SPS-F (SIP Proxy Server – Function). SPS-F hỗ trợ cho
R-F trong quá trình định tuyến

Ta thấy trong mạng này không chỉ hỗ trợ các mạng cung cấp dịch vụ
truyền thống mà còn có các mạng cung cấp dịch vụ mới (H.323, SIP, IP Phone,
…)

f. Khái quát hoạt động của chuyển mạch mềm

Ở đây chỉ xét trường hợp thuê bao gọi là một thuê bao thuộc mạng cung cấp
dịch vụ thoại truyền thông PSTN. Các trường hợp khác thì hoạt động của
chuyển mạch mềm Sostswitch cũng sẽ tương tự. Hoạt động mềm này bao gồm
các bước sau:

- Khi có một thuê bao nhấc máy (thuộc PSTN) và chuẩn bị thực hiện cuộc
gọi thì tổng đài nội hạt quản lý thuê bao đó sẽ nhận biết trạng thái off-hook
ĐAKS II - NGN 42
0610285 – Trần Chu Thuận

của thuê bao. Và signaling Gateway (SG) nối với tổng đài này thông qua
mạng SS7 cũng nhận biết được trạng thái mới của thuê bao.

- SG sẽ báo cho Media Gateway Controller (MGC) trực tiếp quản lý thông
qua CA-F đồng thời cung cấp tín hiệu dial-tone cho thuê bao. Ta gọi MGC
này là caller-MGC.

- Caller-MGC gởi yêu cầu tạo kết nối đến Media Gateway (MG) nối với
tổng đài nội hạt ban đầu nhờ MGC-F

- Các số do thuê bao nhấn sẽ được SG thu thập và chuyển tới caller-MGC

- Caller-MGC sử dụng những số này để quyết định công việc tiếp theo sẽ
thực hiện. Các số này sẽ được chuyến tới chức năng R-F và R-F sử dụng
thông tin lưu trữ của các server đế có thể định tuyến cuộc gọi. Trường hợp
đầu cuối đích cùng loại với đầu cuối gọi đi (nghĩa là cùng một thuê bao của
mạng PSTN): nếu thuê bao bị gọi cũng thuộc sự quản lý của caller-MGC
thì thực hiện bước (7). Nếu thuê bao này thuộc sự quản lý của một MGC
khác thì thực hiện bước (6). Còn nếu thuê bao này là một đầu cuối khác
loại MGC sẽ đồng thời kích hoạt chức năng IW-F để khởi động bộ điều
khiển tương ứng và chuyển cuộc gọi đi. Lúc này thông tin báo hiệu sẽ được
loại Gateway khác xử lý. Và quá trình truyền thông tin sẽ diễn ra tương tự
như kết nối giữa 2 thuê bao thoại thông thường.

- Caller-MGC sẽ gởi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến một MGC khác. Nếu
chưa đến đúng MGC của thuê bao bị gọi (ta gọi là callee-MGC) thì MGC
này sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MGC khác cho đến
khi đến đúng callee-MGC. Trong quá trình này, Các MGC trung gian luôn
phản hồi lại MGC đã gởi yêu cầu đến nó, các công việc này được thực hiện
bởi CA-F.

- Callee-MGC gởi yêu cầu tạo kết nối với MG nối với tổng đài nội hạt của
thuê bao bị gọi (callee-MG)

- Đồng thời callee-MG gởi thông tin đến callee-SG, thông qua mạng SS7 sẽ
làm rung chuông thuê bao bị gọi.

- Khi callee-SG nhận được bản tin báo trạng thái của thuê bao bị gọi (giả sử
là rỗi) thì nó sẽ gởi ngược thông tin này trở về callee-MGC.

- Và callee-MGC sẽ phản hồi về caller-MGC để báo mình đang liên lạc với
người được gọi

- Callee-MGC gởi thông tin để cung cấp tín hiệu ring back tone cho caller-
MGC, qua caller-SG đến người gọi.

- Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thông báo tương tự các bước
trên xảy ra: qua nút báo hiệu số 7, thông tin nhấc máy qua callee-SG đến
callee-MGC, rồi đến caller-MGC, qua caller-SG rồi đến thuê bao thực hiện
cuộc gọi.
ĐAKS II - NGN 43
0610285 – Trần Chu Thuận

- Kết nối giữa thuê bao gọi đi và thuê bao bị gọi được hình thành thông qu
caller-MG và callee-MG.

- Khi chấm dứt cuộc gọi thì quá trình sẽ diễn ra tương tự như lúc thiết lập.

g. Ưu điểm và ứng dụng của chuyển mạch mềm

a. Ưu điểm

- Cho cơ hội mới về doanh thu


- Thời gian tiếp cận thị trường ngắn
- Khả năng thu hút khách hàng
- Giảm chi phí xây dựng mạng
- Giảm chi phí điều hành mạng
- Sử dụng băng thông một cách hiệu quả
- Quản lý mạng hiệu quả
- Cải thiện dịch vụ
- Tiết kiệm không gian đặt thiết bị
- Cung cấp môi trường tạo lập dịch vụ mềm dẻo
- An toàn vốn đầu tư

b. Ứng dụng

Chuyển mạch mềm hiện nay, khi tận dụng mạng PSTN, được sử dụng
trong mạng công cộng để thay thế cho tổng đài cấp 4 (tandem switch) và
trong mạng riêng. Và phần mềm điều khiển chuyển mạch lúc này chỉ có
nhiệm vụ đơn giản là thiết lập và kết thúc cuộc gọi.

Trong tương lai khi tiến lên mạng NGN hoàn toàn thì các MGC sử dụng
Softswitch sẽ thay thế tất cả các tổng đài nội hạt (lớp 5). Khi đó chuyển mạch
mềm không chỉ thiết lập và xóa cuộc gọi mà sẽ thực hiện cả các chức năng
phức tạp khác của một tổng đài lớp 5.

5. Giao thức
ĐAKS II - NGN 44
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 19: các giao thức sử dụng trong NGN

a. RSVP (Resource Reservation Protocol)

b. MPLS

Sư phát triển nhanh chóng, sự mở rộng không ngừng của mạng


Internet, sự tăng vọt của lượng dịch vụ cũng như sự phức tạp của các loại
hình dịch vụ, đã dần dần làm cho mạng viễn thông hiện tại không còn
kham nổi. Một mặt, các nhà khai thác than phiền khó kiếm được lợi nhuận,
nhưng mặt khác thì thuê bao lại kêu ca là giá cả quá cao, tốc độ quá chậm.
Thị trường bức bách đòi hỏi có một mạng tốc độ cao hơn, giá cả thấp hơn.
Đây là nguyên nhân căn bản để ra đời một loạt các kỹ thuật mới, trong đó
có MPLS

Bất kể kỹ thuật ATM từng được coi là nền tảng của mạng số đa dịch vụ
băng rộng (B-ISDN), hay là IP đạt được thành công lớn trên thị trường
hiện nay, đều tồn tại nhược điểm khó khắc phục được. Sự xuất hiện của
MPLS – kỹ huật chuyển mạch nhãn đa giao thức đã giúp chúng ta có được
sự lựa chọn tốt đẹp cho cấu trúc mạng thông tin tương lai. Phương pháp
này đã dung hợp một cách hữu hiệu năng lực điều khiển lưu lượng của
thiết bị chuyển mạch với tính linh hoạt của bộ định tuyến. Hiện nay càng
có nhiều người tin tưởng một cách chắc chắn rằng MPLS sẽ là phương án
lý tưởng cho mạng đường trục trong tương lai

MPLS tách chức năng của IP router làm hai phần riêng biệt: chức năng
chuyển gói tin và chức năng điều khiển. Phần chức năng chuyển gói tin,
với nhiệm vụ gửi gói tin giữa các router, sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn
tương tự như ATM. Trong MPLS, nhãn là một số có độ dài cố định và
không phụ thuộc vào lớp mạng. Kỹ thuật hoán đổi nhãn về bản chất là việc
tìm nhãn của một gói tin trong một bảng các nhãn để xác định tuyến của
gói và nhãn mới của nó. Việc này đơn giản hơn nhiều so với việc xử lý gói
tin theo kiểu thông thường, và do vậy, cải thiện được khả năng của thiết bị.
ĐAKS II - NGN 45
0610285 – Trần Chu Thuận

Các router sử dụng kỹ thuật này được gọi là LSR (Label switch Router).
Phần chức năng điều khiển của MPLS bao gồm các giao thức định tuyến
lớp mạng với nhiệm vụ phân phối thông tin giữa các LSR., và thủ thục gán
nhãn để chuyển thông tin định tuyến thành các bảng định tuyến cho tuyến
Internet khác như OSPF (Open Shorted Path First) và BGP (Border
Bateway Protocol). Do MPLS hỗ trợ việc điều khiển lưu lượng và cho
phép thiết lập tuyến cố định, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của các
tuyến là hoàn toàn khả thi. Đây là một điểm vượt trội của MPLS so với các
định tuyến cổ điển.

Ngoài ra MPLS còn có cơ chế chuyển tuyến (fast rerouting). Do MPLS


là công nghệ chuyển mạch hướng kết nối, khả năng bị ảnh hưởng bởi lỗi
đường truyền thường cao hơn các công nghệ khác. Trong khi đó, các dịch
vụ tích hợp mà MPLS phải hỗ trợ lại yêu cầu dung lượng cao. Do vậy, khả
năng phục của MPLS đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ của mạng không
phụ thuộc vào cơ cấu khôi phục lỗi của lớp vật lý bên dưới.

Bên cạnh độ tin cậy, công nghệ MPLS cũng khiến cho việc quản lý
mạng dễ dàng hơn. Do MPLS quản lý việc chuyển tin theo các luồng thông
tin, các gói tin thuộc một FEC có thể được xác định bởi một giá trị của
nhãn. Do vậy, trong miền MPLS, các thiết bị đo lưu lượng mạng có thể dựa
trên nhãn để phân loại các gói tin. Lưu lượng đi qua các tuyến chuyển
mạch nhãn (LSP) được giám sát một các dễ dàng dùng RTFM (Real Time
Flow Measurement). Bằng cách giám sát lưu lượng tại các LST, nghẽn lưu
lượng sẽ được phát hiện và vị trí xảy ra nghẽn lưu lượng theo phương pháp
này không đưa ra được toàn bộ thông tin về chất lượng dịch vụ (ví dụ như
trễ từ điểm đầu đến điểm cuối của miền MPLS).

Tóm lại, MPLS là một công nghệ chuyển mạch IP có nhiều triển vọng.
Với tính chất cơ cấu định tuyến của mình, MPLS có khả năng nâng cao
chất lượng dịch vụ của mạng IP truyền thống, bên cạnh đó, thông lượng
của mạng sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, độ tin cậy là một
vấn đề thực tiễn có thể khiến việc triển khai MPLS trên mạng internet bị
chậm lại.

Công nghệ IP ATM MPLS


Bản chất -là một giao thức -sử dụng gói tin có -Tích hợp ATM và IP
công nghệ chuyển mạch gói có chiều dài cố định 53 -Chuyển gói tin trên cơ
độ tin cậy và khả byte gọi là tế bào sở nhãn qua các đường
năng mở rộng cao (cell) chuyển mạch nhãn LSP
-do phương thức -nguyên tắc định -có thể áp dụng trên
định tuyến theo từng tuyến: chuyển đổi nhiều môi trường mạng
chặng nên điều VPI/VCI khác nhau như IP, ATM,
khiển lưu lượng rất -nền tảng phần cứng Ethernet, FR…
khó thực hiện tốc độ cao
Ưu điểm -đơn giản, hiệu quả -tốc độ chuyển mạch -tích hợp các chức năng
cao, mềm dẻo, hỗ trở định tuyến, đánh địa chỉ,
QoS theo yêu cầu điều khiển
-khả năng mở rộng tốt
-tỷ lệ giữa chất lượng và
ĐAKS II - NGN 46
0610285 – Trần Chu Thuận

giá thành cao


-kết hợp giữa IP và ATM
cho phép tận dụng tối đa
thiết bị nâng cao hiệu quả
đầu tư
-sự phân tách giữa điều
khiển và chuyển mạch
cho phép MPLS được
triển khai trên nhiều
phương diện
Nhược điểm -không hỗ trợ QoS -giá thành cao, -hỗ trợ đa giao thức dẫn
không mềm dẻo đến phức tạp trong kết
trong hỗ trợ những nối
sử dụng IP, VoA -khó thực thi QoS xuyên
suốt cho đến khi thiết bị
đầu cuối thích hợp cho
người sử dụng xuất hiện
trên thị trường
-việc hợp nhất các kênh
ảo còn đang tiếp tục
nghiên cứu. Giải quyết
việc chèn thế bào sẽ
chiếm nhiều tài nguyên
bộ đệm hơn,k dẫn đến
phải nâng cấp các thiết bị
ATM hiện tại.

c. SIP (Session Initiation Protocaol)

 Tổng quan về SIP

SIP được xây dựng bởi IETF, là một giao thức báo hiệu điều khiển
thuộc lớp ứng dụng dùng để thiết lập, điều chỉnh và kết thúc phiên làm việc
của một hay nhiều người tham gia

SIP là một giao thức đơn giản, dựa trên văn bản (text-based) được sử
dụng để hỗ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ thoại tăng cường qua mạng
Internet.

 Các chức năng của SIP:

- Xác định vị trí của người sử dụng (user location)


Hay còn gọi là chức năng dịch tên (name translation) và xác định người
được gọi. Dùng để đảm bảo cuộc gọi đến được người nhận dù họ ở đâu

- Xác định khả năng của người sử dụng:


Còn gọi là chức năng thương lượng đặc tính cuộc gọi (feature negotiation).
Dùng để xác định loại thông tin và các loại thông số liên quan đến thông
tin sẽ được sử dụng.
ĐAKS II - NGN 47
0610285 – Trần Chu Thuận

- Xác định sự sẵn sàng của người sử dụng


Dùng để xác định người được gọi có muốn tham gia vào kết nối hay không

- Thiết lập cuộc gọi


Chức này thực hiện việc rung chuông, thiết lập các thông số cuộc gọi của
các bên tham gia kết nối

- Xử lý cuộc gọi
Bao gồm chuyển và kết thúc cuộc gọi, quản lý những người tham gia cuộc
gọi, thay đổi đặc tính cuộc gọi.

 Các thành phần của SIP

- User Agent Client (UAC): còn được gọi là Calling user Agent. Là một ứng
dụng khác (client) có chức năng khởi tạo một yêu cầu SIP

- User Agent Sercer (UAS): còn được gọi là Called User Agent. Là một ứng
dụng chủ (server) dùng để liên lạc với người dùng khi nhận được yêu cầu
SIP và sau đó trả đáp ứng về người sử dụng.

- Proxy Server: Là chương trình ứng dụng trung gian dùng để tạo yêu cầu
SIP. Các yêu cầu này có thể được phục vụ ngay tại server hay được chuyển
sang server khác sau quá trình đổi tên. Proxy server biên dịch và có thể tạo
lại bản tin yêu cầu trước khi chuyển tiếp bản tin đi

Có 2 loại proxy server: proxy server có nhớ (stateful) và không nhớ


(stateless). Trong đó proxy server có nhớ là server có khả năng lưu trữ
thông tin về một yêu cầu và đáp ứng của nó
- Location/Registration Server: là server còn lại để lấy thông tin về vị trí của
người được gọi

- Redirect Server: Là server nhận yêu cầu SIP, sau đó tiến hành dịch địa chỉ
nhận từ người dùng sang địa chỉ mới và gởi trả về ứng dụng khách. (một
yêu cầu SIP thành công bao gồm phương thức INVITE và theo sau đó
phương thức ACK )

 Các phương thức sử dụng

- INVITE: dùng để mời một user hay một dịch vụ tham gia vào phiên kết
nối.

- ACK: cho biết ứng dụng khách đã nhận được yêu cầu INVITE

- OPTIONS: được sử dụng khi có yêu cầu đối với server về việc xác định
đặc tính cuộc gọi.

- BYE: UAC thông báo cho server kết thúc cuộc gọi

- CANCEL: hủy bỏ yêu cầu vửa gởi


ĐAKS II - NGN 48
0610285 – Trần Chu Thuận

- REGISTER: ứng dụng khác đăng ký địa chỉ với SIP server.

 Các mã đáp ứng của SIP

- 1xx: cho biết yêu cầu đã được nhận, đang xử lý yêu cầu gởi đến

- 2xx: thành công, Hành động đã được nhận thành công và được chấp nhận.

- 3xx: yêu cầu xác định lại. Một số hành động cần được thực hiện để hoàn tất
yêu cầu.

- 4xx: có lỗi ở client. Điều này có nghĩa là trong yêu có lỗi cú pháp hay
server không thể thi hành yêu cầu.

- 5xx: có lỗi ở server. Điều này có nghĩa là server bị quá tải để thi hành hay
đưa ra yêu cầu.

- 6xx: Lỗi toàn cục. Điều này có nghĩa là yêu cầu không thể thi hành ở bất
cứ server nào.

 Cuộc gọi SIP tiêu biểu

Hình 33: Một cuộc gọi sip tiêu biểu (hình 1)


ĐAKS II - NGN 49
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 34: Một cuộc gọi SIP tiêu biểu (hình 2)

d. Real-Time-Protocols

RTP (Real Time Transport Protocol)

RTP là giao thức dùng để truyền các thông tin yêu cầu tính thời gian
thực (real-time) như thoại và hình ảnh. RTP và giao thức hỗ trợ RTCP (Real
Time Control Protocol) là các giao thức hoạt động ngay trên lớp UDP.

Bản thân RTP không thực hiện một hoạt động nào liên quan đến sự
đảm bảo chất lượng của thông tin cần truyền tải có yêu cầu về thời gian thực.
Nó chỉ đơn giản cung cấp đầy đủ thông tin lên ứng dụng cao hơn để lớp này
đưa ra quyết định hợp lý để dữ liệu với mức chất lượng yêu cầu được xử lý
như thế nào.

Các bản tin RTCP được trao đổi giữa các người sử dụng phiên nhằm để
trao đổi thông tin phản hồi về chất lượng của phiên làm việc

2 thành phần chính mà RTP đưa cho lớp trên để lớp này quyết định
chất lượng đường truyền của các loại thông tin trên là: số thứ tự của gói truyền
(sequence number) và thời gian truyền tối đa của một gói (timestamp). 2 thành
phần này sẽ được trình bày tiếp sau đây.

Cấu trúc gói RTP được trình bày trong hình sau:

RTP Header RTP payload


ĐAKS II - NGN 50
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 38: cấu trúc header của RTP

Trong đó:
+ V (version): cho biết phiên bản RTP nào đang sử dụng

+ P (Padding): bít này cho biết trong gói RTP có sử dụng chèn bít 0 hay không.
Ta sử dụng chèn bít này sau phần payload khi thông tin có trong phần tải
không lấp đầy phần RTP payload cho trước.

+ X (extension): cho biết header có được mở rộng ra thêm hay không. Vì trong
một số ứng dụng, phần header mở rộng được thêm vào giữa phần header cố
định và phần tải (payload)

+ CC (count of contributing sources): cho biết số lượng dòng dữ liệu được


phép chung vào 1 gói. Thông thường việc ghép các dòng thông tin được thực
hiện khi có nhiều user tham gia vào một phiên làm việc (ví dụ như hội nghị
truyền hình – video conference) và CC dùng để xác định số người tham gia hội
nghị.

+ M (marker): được sử dụng khi có ứng dụng yêu cầu đánh dấu tại một điểm
nào đó trong dòng dữ liệu.

+ PT (payload type): cho biết kiểu dữ liệu được truyền đi.

+ Sequence number: cho biết số thứ tự được truyền đi của gói. Số thứ tự của
gói đầu tiên được tiên được truyền đi trong một phiên hoạt động là một số
ngẫu nhiên bất kỳ. Nhờ vào số này mà ta sẽ xác định được gói nào bị mất và
các gói có đến đúng thứ tự hay không.

+Timestamp: cho biết thời gian mà octet đầu tiên được lấy mẫu. Bên nhận sẽ
dùng thông số này để xác định mình có thể thực hiện được yêu cầu phát thông
tin đã được gởi có đảm bảo thời gian thực hay không. Nếu không thì nó sẽ phát
lại thông tin (playback)

+ Synchronising Source (SSRC) Identifier: là số dạng của nơi gốc phát dữ liệu.
ĐAKS II - NGN 51
0610285 – Trần Chu Thuận

+ Contributing Source (CCRC) Identifier: là số nhận dạng cảu các nơi phát dữ
liệu cùng tham gia vào phiên làm việc với SSRC.

e. Các giao thức khác


 MGCP (Media Gateway Controller Protocol)

 Tổng quan về MGCP

MGCP là một giao thức ở mức ứng dụng dùng để điều khiển hoạt động
của MG.

Đây là một giao thức sử dụng phượng thức master/slave. Trong đó


MGC đóng vai trò là master, hay MGC là người quyết định chính trong
quá trình liên lạc với MG; còn MG là slave, là thực thể thụ động thực hiện
mọi lệnh do MGC yêu cầu.

 Các thành phần của MGCP

Có 2 thành phần cơ bản sử dụng giao thức MGCP là MGC và MG. Mỗi
MGC có một số nhận dạng riêng gọi là Call Agent Identifier (xem chi tiết
trong phần trên, muc các thành phần của NGN)

 Các khái niệm cơ bản

- Điểm cuối (Endpoint): là những nơi thu và nhận dữ liệu. Ví dụ về một số


điểm cuối: cổng kênh DS0, cổng analog, giao diện trung kết ATM OS3,
điểm truy nhập IVR (interactive Voice Response),…

- Kết nối (Connection): là sự kết nối để truyền thông tin giữa các điểm cuối.
Mỗi kết nối có một số nhận dạng (connection identifier) được tạo bởi MG.
MGCP dùng giao thức Session Description Protocol (SDP) để mô tả một
kết nối.

- Tín hiệu (Signal): đó là các tín hiệu sử dụng trong quá trình báo hiệu để
thực hiện một cuộc gọi: dial tone, ringing tone, busy tone,…

- Sự kiện (Event): đó là các sự việc xảy ra và làm thay đổi trạng thái của
thuê bao: nhấc máy (off-hook), gác máy (on-hook), phát hiện số DTMF
hay các số được nhấn…

- Gói (Package): là một nhóm các tín hiệu và sự kiện được sử dụng trong quá
trình thực thiện một cuộc gọi. Một số gói cơ bản: thông tin chung (generic
media – G), số DTMF (D), handset (H), đường dây (line – L), trung kết
(trunk – T), máy chủ truy nhập mạng (network access server – N), máy chủ
thông báo (Announcement server – A)…

 Các lệnh sử dụng trong MGCP

Định dạng của một lệnh bao gồm 2 phần: header và tiếp theo sau là
thông tin mô tả phiên (session description). Trong đó header bao gồm các
dòng sau:
ĐAKS II - NGN 52
0610285 – Trần Chu Thuận

+ 1 dòng lệnh: Action + Trans + Endpoint + Version


+ Các dòng thông số: Parameter name : Value

Lưu ý: tên thông số phải viết hoa. Một số thông số cơ bản:


N: NotifyEntity R: RequestEvents D: DigitMap O:
ObservedEvent C: CallID L: LocalConnectionOptions (p: packetize
period (ms), a: compression algorithm) M: mode I:
ConnectionIdentifier

Mỗi lệnh đều có một đáp ứng. Và định dạng của đáp ứng cũng tương tự
như lệnh nhưng các thông số là tùy chọn, có thể có hoặc không. Định dạng
header của đáp ứng như sau

+ 1 dòng lệnh: Respone + TransID + Commentary


+ Các dòng thông số: Parametter name: Value

Ghi chú: một lệnh hay một đáp ứng đều được gọi chung là một tương
tác (transaction, viết tắt trong câu lệnh là trans)

Và các lệnh được sử dụng trongt MGCP là:

- CRCX (Create Connection): là lệnh MGC truyền đến MG yêu cầu tạo kết
nối giữa các endpoint.

- MDCX (Modify Connection): truyền từ MGC đến MG. Lệnh này được sử
dụng khi đặc tính của kết nối cần thay đổi.

- DLCX (delete Connection): cả MGC và MG đều có thể sử dụng lệnh này


để yêu cầu xóa kết nối. MG sử dụng lệnh này trong trường hơp đường dây
bị hư hỏng.

- EPCF (Endpoint Configuration): truyền từ MGC sang MG. Được dùng để


cấu hình điểm cuối, Ví dụ như quyết định điểm cuối DS0 sử dụng phương
pháp mã hóa nào

- RQNT (Request Notification): truyền từ MGC đến MG, MGC yêu cầu MG
chú ý đến một sự kiện nào đó.

- NTFY (Notify): truyền từ MG đến MGC nhằm thông báo cho MGC khi có
một sự kiện xảy ra.

- AUCX (Audit Conuuection): đây là lênh MGC gởi đến MG để lấy các
thông số liên quan đến đến kết nối.

- AUEP (Audit Endpoint): MGC gởi lệnh này đến MG để xác định trạng thái
của điểm cuối

- RSIP (Restart in Progress): đây là yêu cầu của MG gởi đến MGC để báo
hiệu cho MGC biết điểm cuối đã không hoạt động (out of service).
ĐAKS II - NGN 53
0610285 – Trần Chu Thuận

 SIGTRAN (signaling transport protocol)

 Tổng quan về SIGTRAN

Nhiệm vụ chính của giao thức SIGTRAN là dùng để thông tin báo hiệu
của mạng PSTN qua mạng IP. Đây là một giao thức truyền tài mới
(transport protocol) được xây dựng để thay thế TCP (Transmission Control
Protocol) trong việc truyền tín hiệu SS7. Lý do việc ra đời của SIGTRAN
là do một số hạn chế sau của TCP:

- Các cơ chế truyền đảm bảo sự tin cậy: TCP là giao thức cung cấp việc
truyền dữ liệu tin cậy. Việc này được thực hiện thông qua cơ chế xác nhận
(acknowledgments mechanism) và cơ chế tuần tự (sequencing mechanism).
Một ứng dụng cần sự truyền tin cậy nhưng không cần hỗ trợ của 2 cơ chế
trên nên việc sử dụng TCP trong những trường hợp này sẽ gây ra trễ.

- Yêu cầu thời gian thực: với việc gây ra trễ không cần thiết do sử dụng các
cơ chế trên đã làm cho TCP không thích hợp với ứng dụng thời gian thực.

- Cơ chế socket của TCP: Cơ chế này làm phức tạp việc cung cấp khả năng
truyền tin cậy của multi-homed host.

- Vấn đề an toàn: TCP dễ bị sự cố với các tấn công từ chới dịch vụ (denial-
of-service attack)

 Mô hình chức năng

Mô hình chức năng của SIGTRAN bao gồm 3 thành phần được thể hiện
trong hình sau

Hình 35: Mô hình chức năng của SIGTRAN

Theo thuật ngữ của Softswitch, mô hình này thể hiện chức năng chính
của SIGTRAN là truyền bản tin báo hiệu số 7 giữa Signaling Gateway và
Media Gateway Controller qua mang IP.

Lưu ý: có nhiều giao thức thích ứng (Adaptation protocol) được định
nghĩa nhưng tại một thời điểm chỉ có duy nhất 1 giao thức được sử dụng.
ĐAKS II - NGN 54
0610285 – Trần Chu Thuận

 SCTP (Stream Control Transport Protocol)

SCTP là giao thức hướng kết nối ở cùng cấp với TCP có chức năng
cung cấp việc truyền các bản tin một cách tin cậy giữa các người sử dụng
SCTP ngang cấp.

Chức năng của SCTP được thể hiệ ở hình sau:

Hình 36: Chức năng của SCTP

Trong đó:

- Association startup & teardown: Association trong thuật ngữ SCTP được
hiểu là một kết nối được thiết lập giữa 2 điểm cuối trước khi thực hiện việc
truyền dữ liệu người dùng (do SCTP là giao thức hướng kết nối). Mỗi điểm
cuối SCTP được xác định bởi 1 địa chỉ IP và số thứ tự cổng.

Chức năng này được kích hoạt để tạo một kết nối khi có yêu cầu từ
người sử dụng SCTP

- Sequenced delivery within streams: Được sử dụng để xác định tại thời
điểm khởi tạo tổng số dòng và số thứ tự dòng dữ liệu (data stream của
người dùng trên một kết nối. Mỗi dòng là một kênh logic một chiều.

- User data fragmentation: Nhiệm vụ của chức năng này là phân đoạn và tập
hợp bản tin người dùng.
ĐAKS II - NGN 55
0610285 – Trần Chu Thuận

- Acknowledgement & congestion avoidance: Mỗi bản tin người dùng (đã
được phân đoạn hay chưa) đều được SCTP gán cho một số thứ tự truyền
TSN ( Tranmission sequence number). Nơi nhận sẽ xác nhận tất cả TSN
nhận được kể cả khi số thứ nhận không liên tục.

- Chunk bundling: Một gói SCTP bao gồm một header chung và một hay
nhiều chunk. Các loại chung bao gồm tải dữ liệu, khởi tạo, kết thúc,….

- Packet validation: Dùng để kiểm tra gói SCTp thông qua trường xác nhận
và 32-bit checksum.

- Path management: Dùng để chọn địa chỉ truyền đích cho mỗi gói SCTP
truyền đi dựa trên lệnh của SCTP user và trạng thái của đích đến.

Cấu trúc của gói SCTP:

Hình 37: cấu trúc của gói SCTP

Hình 33: định dạng của header chung của gói SCTP

Với:
+ Source/Destination port number: 16 bits này dùng để xác định cổng của
người gởi và người nhận SCTP.

+ Verification tag: bên nhận gói này sẽ dùng trường này để kiểm tra sử hợp
lệ của người gởi.

+ Checksum: 32 bits này dùng để chứa kết quả checksum của gói SCTP

 M2PPA (Message Transfer Part 2 Peer-to-Peer Adaptation)

M2PA hỗ trợ việc truyền bản tin báo hiệu số 7 lớp MTP3 qua mạng IP.
Signaling Gateway sử dụng giao thức thích ứng này đóng vai trò như một
nút trong mạng SS7. M2PA có chức năng tương tự như MTP2.

 M2UA (MTP2 User Adaptation


ĐAKS II - NGN 56
0610285 – Trần Chu Thuận

M2UA cũng được sử dụng để truyền tải tin lớp MTP3 nhưng Signaling
Gateway sử dụng nó không phải là một nút mạng SS7

 M3UA (MTP3 User Adaptation

M3UA dùng để truyền bản tin của người dùng lớp MTP3 (như bản tin
ISUP, SCCP). Lớp này cung cấp cho ISUP và SCCP các dịch vụ của
MTP3 tại Signaling Gateway ở xa.

 SUA (SCCP User Adaptation)

SUA định nghĩa giao thức truyền bản tin báo hiệu của người dùng lớp
SCCP (TCAP, RANAP). SUA cung cấp cho TCAP các dịch vụ của lớp
SCCP tại Signaling Gateway ở xa.

6. Dịch vụ

Như đã đề cập, NGN là sự tập trung của ba loại mạng chính: mạng thoại
PSTN, mạng di động và mạng chuyển mạch gói (mạng Internet). Cấu trúc này
phân phối toàn bộ các phương thức truy nhập, hầu hết các công nghệ và ứng
dụng mới. Từ đó tạo ra nhiều dịch vụ mới.

Có 3 loại dịch vụ chủ yếu trong NGN: dịch vụ thời gian thực và thời gian
không thực, dịch vụ nội dung, dịch vụ quản lý. Các dịch vụ này giúp cho các
nhà khai thác có sự điều khiển, bảo mật và độ tin cậy tốt hơn đồng thời giảm
chi phí vận hành. Nhờ đó, các nhà cung cấp dịch vụ có thể nhanh chóng có
nguồn thu mới.

Xây dựng trên các thành phần mở và được module hóa, trên các giao thức
chuẩn và các giao diện mở, NGN đã trở thành một phương tiện thực hiện mục
đích là cho phép kết nối giữa con người và máy móc ở bất cứ khoảng cách nào.
Nói cách khác, NGN có khả năng cung cấp các yêu cầu đặc biệt của tất cả
khách hàng công ty, văn phòng ở xa, văn phòng nhỏ, nhà riêng... nó hợp nhất
thoại hữu tuyến và vô tuyến, dữ liệu, video,… bằng cách sử dụng chung một
lớp truyền tải gói. Các lớp dịch vụ của NGN linh hoạt, chi phí hiệu quả và có
khả năng mở rộng hơn đối với các dịch vụ trước đây.

a. Đặc trưng và các dịch vụ chính

 Đặc trưng

Mục tiêu chính của dịch vụ NGN là cho phép khách hàng có thể lấy
thông tin họ muốn ở bất kỳ dạng nào, trong bất kỳ điều kiện nào, tại mọi
nơi và dung lượng tùy ý. Dựa trên khuynh hướng được đề cập ở trên, sau
đây là một số đặc tính dịch vụ quan trọng trong môi trường NGN:

- Liên lạc thông tin rộng khắp, thời gian thực, đa phương tiện, đảm bảo độ
tin cậy, thân thiện trong việc liên kết các thuê bao, truy nhập tốc độ cao và
truyền tải thông tin với bất kỳ phương tiện nào, vào mọi lúc, tại mọi nơi…
ĐAKS II - NGN 57
0610285 – Trần Chu Thuận

- Nhiều thực thể và các phần tử mạng thông minh được phân bố trên toàn
mạng. Nó bao gồm các ứng dụng cho phép truy nhập và điều khiển các
dịch vụ mạng. Nó cũng có thể thực hiện các chức năng cụ thể thay thế cho
nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng. Ta có thể xem nó như một tác tử quản lý
có thể thực hiện giám sát tài nguyên mạng, tập hợp các số liệu…

- Dễ dàng sử dụng. Khách hàng không bị ảnh hưởng từ các quá trình tập
trung, xử lý và truyền dẫn thông tin phức tạp của hệ thống. Nó cho phép
khách hàng truy xuất và sử dụng thông các dịch vụ mạng một cách đơn
giản hơn, bao gồm các giao diện người dùng cho phép tương tác tự nhiên
giữa khách hàng và mạng. Khách hàng được cung cấp các thông tin hướng
dẫn, các tùy chọn, các tương tác quản lý xuyên suốt các dịch vụ. Ngoài ra
nó còn cung cấp các menu khác nhau cho những người chưa có kinh
nghiệm ngược lại với những người đã có kinh nghiệm, và cung cấp theo
một môi trường thống nhất cho các dạng thông tin.

- NGN cho phép khách hàng quản lý hồ sơ cá nhân, tự dự phòng các dịch vụ
mạng, giám sát thông tin tính cước, cá nhân hóa giao diện người dùng, tạo
ra và dự phòng các ứng dụng mới.

- Với việc quản lý thông tin thông minh, NGN giúp người dùng quản lý sự
quá tải của thông tin bằng cách cung cấp cho họ khả năng tìm, sắp xếp và
lọc các bản tin hoặc dữ liệu, quản lý chúng cho mọi phương tiện.

 Các dịch vụ chính

NGN đang trên đường triển khai. Do vậy, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc xác định hết tất cả các loại hình dịch vụ mà NGN có khả
năng cung cấp trong thời gian tới. Rất nhiều dịch vụ, một số đã sẵn sàng,
một số khác chỉ ở mức khái niệm trong giai đoạn đầu của quá trình triển
khai NGN. Trong khi một số dịch vụ có thể được cung cấp từ mặt bằng sẵn
có, một số khác được cung cấp từ khả năng báo hiệu, quản lý và điều khiển
NGN.

Hầu hết các dịch vụ truyền thống là các dịch vụ dựa trên cơ sở truy
nhập/ truyền dẫn/ định tuyến/ chuyển mạch, dựa trên cơ sở khả năng kết
nối/ tài nguyên và điều khiển phiên, các dịch vụ giá trị gia tăng khác. NGN
có khả năng cung cấp phạm vi rộng các loại hình dịch vụ, bao gồm:

- Các dịch vụ tài nguyên chuyển dụng như: cung cấp và quản lý các bộ
chuyển mã, các cầu nối hội nghị đa phương tiện đa điểm, các thư biên nhận
dạng tiếng nói…

- Các dịch vụ lưu trữ và xữ lý như: cung cấp và quản lý các đơn vị lưu trữ
thông tin về thông báo, file server, terminal servers, nền tảng hệ điều hành
(OS platforms)…

- Các dịch vụ trung gian như: môi giới, bảo mật, bản quyền…
ĐAKS II - NGN 58
0610285 – Trần Chu Thuận

- Các dịch vụ ứng dụng cụ thể như: các ứng dụng thương mại, các ứng dụng
thương mại điện tử…

- Các dịch vụ cung cấp nội dung mà nó có thể cung cấp hoặc môi giới nội
dung thông tin như: đào tạo, các dịch vụ xúc tiến thông tin…

- Các dịch vụ interworking dùng để tương tác với các dịch vụ khác, các ứng
dụng khác, các mạng khác, các giao thức hoặc định dạng khác như chuyển
đổi EDI (Electronic Data Enterchange).

- Các dịch vụ quản lý, bảo dưỡng, vận hành và quản lý các dịch vụ và mạng
truyền thông.

Sau đây là một số dịch vụ mà chúng ta tin rằng nó sẽ chiếm vị trí quan
trọng trong môi trường NGN.

Hình 47: Một số dịch vụ NGN điển hình

- Dịch vụ thoại (voice Telephony)


NGN vẫn cung cấp các dịch vụ thoại khác nhau dang tồn tại như
chờ cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, gọi ba bên, các thuộc ính AIN khác nhau,
Centrex, Class,… Tuy nhiên cần lưu ý là NGN không cố gắng lặp lại các
dịch vụ thoại truyền thống hiện đang cung cấp; dịch vụ thì vẫn đảm bảo
nhưng công nghệ thì thay đổi.

- Dịch vụ dữ liệu (Data Service)


Cho phép thiết lập kết nối thời gian thực giữa các đầu cuối, cùng
với các đặc tả giá trị như băng thông theo yêu cầu, tính tin cậy và phục hồi
nhanh kết nối, các kết nối chuyển mạch ảo (SVC – Switched Virtual
Connection), và quản lý dải tần, điều khiển cuộc gọi… Tóm lại các dịch vụ
dữ liệu có khả năng thiết lập kết nối theo băng thông và chất lượng dịch vụ
QoS theo yêu cầu.

- Dịch vụ đa phương tiện (Multimedia Service)


Cho phép nhiều người tham gia tương tác với nhau qua thoại,
video, dữ liệu. Các dịch vụ này cho phép khách hàng vừa nói chuyện vừa
hiển thị thông tin. Ngoài ra, các máy tính còn có thể cộng tác với nhau.
ĐAKS II - NGN 59
0610285 – Trần Chu Thuận

- Dịch vụ sử dụng mạng riêng ảo (VPN)


Thoại qua mạng riêng ảo cải thiện khả năng mạng, cho phép các tổ
chức phân tán về mặt địa lý, mở rộng hơn và có thể phối hơp các mạng
riêng đang tồn tại với các phần tử của mạng PSTN.

Dữ liệu VPN cung cấp thêm khả năng bảo mật và các thuộc tính
khác mạng của mạng cho phép khách hàng chia sẻ mạng Internet như một
mạng riêng ảo, hay nói cách khác, sử dụng địa chỉ IP chia sẻ như một VPN.

- Tính toán mạng công cộng (PNC – Public Network Computing)


Cung cấp các dịch vụ tính toán dựa trên cơ sở mạng công cộng cho
thương mại và các khách hàng. Ví dụ nhà cung cấp mạng công cộng có thể
cung cấp khả năng lưu trữ và xử lý riêng (chẳng hạn như làm chủ một
website, lưu trữ/ bảo vệ/ dự phòng các file số liệu hay chạy một ứng dụng
tính toán). Như một sự lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ mạng công cộng
có thể cung cấp các dịch vụ thương mại cụ thể (như hoạch định tài nguyên
công ty (ERP- Enterprise Resource Planning). Dự báo thời gian, hóa đơn
chứng thực,….) với tất cả hoặc một phần các lưu trữ và xử lý xay ra trên
mạng. Nhà cung cấp dịch vụ có thể tính cước theo giờ, ngày, tuần… hay
theo phí bản quyền đối với dịch vụ

- Bản tin hợp nhất (Unified Messaging)


Hỗ trợ cung cấp các dịch vụ voice mail, email, fax mail, pages qua
các giao diện chung.. Thông qua giao diện này, người sử dụng sẽ truy nhập
(cũng như được thông báo) tất cả các loại tin nhắn trên, không phụ thuộc
vào hình thức truy nhập (hữu tuyến, vô tuyến, máy tính, tiết bị dữ liệu vô
tuyến). Đặc biệt kỹ thuật chuyển đổi lời nói sang file văn bản và ngược lại
được thực hiện ở server ứng dụng cần phải được sử dụng ở dịch vụ này

- Môi giới thông tin (Information Brokering)


Bao gồm quảng cáo, tìm kiếm và cung cấp thông tin đến khách
hàng tương tứng với nhà cung cấp. Ví dụ như khách hàng có thể nhận
thông tin trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể hay trên các cơ sở tham chiếu cá
nhân…

- Thương mại điện tử (E-commerce)


Cho phép khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ được sử trên mạng; có
thể bao gồm cả việc xử lý tiến trình, kiểm tra thông tin thanh toán tiền,
cung cấp khả năng bảo mật,…Ngân hàng tại nhà và đi chợ tại nhà nằm
trong danh mục các dịch vụ này; bao gồm cả các ứng dụng thương mại, ví
dụ như quản lý dây chuyền cung cấp và ứng dụng quản lý tri thức

Dịch vụ thương mại điện tử còn được mở rộng sang lĩnh vực di
động. Đó chính là dịch vụ thương mại điện tử di động (m-commerce –
Mobile Commerce). Có nhiều khái niệm khác nhau về m-commerce,
nhưng ta có thể hiểu đây là dịch vụ cho phép người sử dụng tham gia vào
thị trường thương mại điện tử (mua và bán) qua các thiết bị di động cầm
tay.
ĐAKS II - NGN 60
0610285 – Trần Chu Thuận

- Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Center Service)


Một thuê bao có thể chuyển một cuộc gọi thông thường đến trung
tâm phân phối cuộc gọi bằng cách click chuật trên một trang web. Cuộc gọi
có thể xác định đường đến một agent thích hợp, mà nó có thể nằm bất cứ
đâu thậm chí cả ở nhà (như trung tâm cuộc gọi ảo – Vitual Call Center).
Các cuộc gọi thoại cũng như các tin nhắn e-mail có thể được xếp hàng
giống nhau đến các agent. Các agent có các truy nhập điện tử đến các
khách hàng, danh mục, nguồn cung cấp và thông tin yêu cầu, có thể được
truyền qua lại giữa khách hàng và agent

- Trò chơi tương tác trên mạng (interactive Gaming)


Cung cấp cho khách hàng một phương thức gặp nhau trực tuyến và
tạo ra các trò chơi tương tác (chẳng hạn như video games)

- Thực tế ảo phân tán (Distributed Virtual Reality)


Tham chiếu đến sự thay đổi được tạo ra có tính chất kỹ thuật của
các sự kiện, con người, địa điểm, kinh nghiệm… của thế giới thực, ở đó
những người tham dự và các nhà cung cấp kinh nghiệm ảo là phân tán địa
lý. Các dịch vụ này là yêu cầu sự phối hợp rất phức tạp của các tài nguyên
khác nhau.

- Quản lý tại nhà (Home Manager)


Với sự ra đời của các thiết bị mạng thông minh, các dịch vụ này có thể
giám sát và điều khiển các hệ thống bảo vệ tại nhà, các hệ thống đang hoạt
động, các hệ thống giải trí, và các công cụ khác tại nhà. Giả sử chúng ta
đang xem TV và có chuông cửa, không vấn đề gì cả, ta chỉ việc sử dụng
điều khiển TV từ xa để xem được trên màn hình ai đang đứng trước cửa
nhà mình. Hoặc như chúng ta có thể quan sát được ngôi nhà của mình
trong khi đi xa, hoặc quan sát được người trông trẻ đang chăm sóc em bé
như thế nào khi ta đang làm việc tại sở.

Ngoài các dịch vụ trên còn rất nhiều dịch vụ khác có thể triển khai trong môi trường
NGN như: các dịch vụ ứng dụng trong y học, chính phủ điện tử, nghiên cứu đào tạo từ
xa, nhắn tin đa phương tiện,…như vậy các dịch vụ thế hệ sau là rất đa dang và phong
phú, việc xây dựng, phát triển và triển khai chúng là mở và linh hoạt. Chính vì vậy nó
thuận tiện cho các nhà cung cấp dịch vụ và ứng dụng triển khai dịch vụ đến cho khách
hàng trong môi trường NGN.

b. VoIP

- Voice over Internet Protocol – VoIP

Hiện nay, cơ sở hạ tầng mạng thoại trên toàn thế giới đang chuyển nhanh
từ chuyển mạch kênh sang chuyển gói dựa trên nền tảng IP. Vì vậy không
cần thiết lập một kênh truyền riêng cho các cuộc gọi, đây là một lợi thế.
Nhờ kỹ thuật lấy mẫu ( 8 kHz và 64 kbps) mà tín hiệu thể hiện giọng nói
có thể được đưa lên PC hoặc laptops để chuyển tải lên mạng chuyển mạch
gói hay NGN.

Nguyên tắc cơ bản của công nghệ VoIP là truyền giọng nói theo thời gian
thực, song công trên Internet hoặc intranet. Như vậy, vấn đề VoIP đối mặt
ĐAKS II - NGN 61
0610285 – Trần Chu Thuận

chính là thời gian trễ lớn, mất gói hoặc gói đến không đúng thứ tự,
nhiễu….

VoIP được xem là một giải pháp thiên về phần mềm, bộ xử lý tín hiệu số
(digital signal processor – DSP) phân chia tín hiệu giọng nói thành các
frames, xử lý chúng và đưa chúng vào các gói giọng nói (voice packets).
Chúng tuân theo các tiêu chuẩn của tổ chức ITU theo chuẩn H.323

Lợi ích đem lại:

+ Tích hợp cơ sở hạ tầng: loại bỏ 2 đường dây thoại, 1 cho dữ liệu, 1 cho
tiếng nói. VoIP cho phép đồng thời truy cập Internet và thực cuộc gọi
thông qua VoIP
+ Tiết kiệm chi phí.
+ Cải thiện việc sử dụng mạng
+ Cơ hội cho các dịch vụ giá trị gia tăng.
+ Dễ dàng triển khai
+ Tính di động.

Mã hóa và giải mã:

Tại máy gởi và máy nhận có 2 bộ chuyển đôi lần lượt là analog-to-digital-
converter – ADC (chuyển từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số) và digital-
to-analog-converter – DAC (chuyển từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự).
Tại máy gởi, giọng nói được lấy mẫu tại 8 kHz, có nghĩa là 64.000 bits
được tạo ra trong 1 giây. Chất lượng này đảm bảo cuộc đàm thoại và phục
vụ cho quá trình chuyền tải. Sauk hi được lấy mẫu, tín hiệu này được
chuyển đến thiết bị chuyển đổi giọng nói từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu
số. Tín hiệu số này được nén lại và chuyển lên đường truyền tới máy nhận.
Tại đây, tín hiệu được giải nén sau đó được chuyển từ tín hiệu số sang tín
hiệu tương tự. Quá trình nén hoặc giải nén dựa trên giao thức chuẩn G.711

c. IPTV

e. Bảo mật.

Có nhiều thành phần yêu cầu về bảo mật ở mức độ cao trong mạng NGN:
ĐAKS II - NGN 62
0610285 – Trần Chu Thuận

+ Khách hàng/ thuê bao cần phải có tính riêng tư trong mạng và các dịch vụ
được cung cấp, bao gồm cả việc tính cước. Thêm vào đó, họ yêu cầu dịch vụ
phải có tính sẵn sàng cao, cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm sự riêng tư của họ.

+ Các nhà vận hành mạng, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp truy
nhập đều cần phải bảo mật để bảo vệ hoạt động, vận hành và kinh doanh của
họ, đồng thời có thể giúp họ phục vụ tốt khách hàng cũng như cộng đồng.

+ Các quốc gia khác nhau yêu cầu và đòi hỏi tính bảo mật bằng cách đưa ra
các hướn dẫn và tạo ra các bộ luật để đảm bảo tíh sẵn sàng của dịch vụ, cạnh
tranh lành mạnh và tính riêng tư.

+ Sự gia tăng rủi ro do sự thay đổi trong toàn bộ các quy định và các môi
trường kỹ thuật càng nhấn mạnh sự cần thiết ngày càng gia tăng về tính bảo
mật trong mạng thế hệ mới NGN.

Các yêu cầu bảo mật :

+ Một nhà cung cấp mạng hay dịch vụ sẽ quyết định giới hạn thực hiện bảo
mật dựa vào kết quả của phân tích nguy cơ và đánh giá rủi ro. Sau đó nhà cung
cấp sẽ tạo ra một “chiến lược bảo mật”. Hình sau mô tả sự tương tác của các
khối liên quan đến bảo mật.

Hình 48: Mô hình bảo mật

+ Phân tích nguy cơ và đánh giá rủi ro trên nguyên tắc chỉ có thể thực hiện
trong một trường cụ thể. Phạm vi bảo mật có thể tùy thuộc vào các hoạt động
khác nhau. Do đó thách thức đặt ra cho các nhà cung cấp thiết bị là xác định
một chính sách chung cho phần lớn các khác hàng và khách hàng có thể tạo ra
cách bảo mật của mình trong một số tùy chọn sẵn có.

+ Việc xác định chính xác các yêu cầu bảo mật của mạng tương đối khó khăn.
Sau đây là ví dụ cụ thể về các yêu cầu bảo mật. Khách hàng phải chịu trách
nhiệm về các hành động của họ, đây thường là tiêu chí số một của mục tiêu
ĐAKS II - NGN 63
0610285 – Trần Chu Thuận

bảo mật. Do đó việc thẩm tra đặc tính của khách hàng là một yêu cầu cơ bản
của bảo mật. Sự nhận thức cũng là một cách dùng cho bảo mật dịch vụ. Ngoài
ra còn có một số yêu cầu khác, tùy thuộc vào nguy cơ và rủi ro. Dựa vào các
yêu cầu bảo mật có thể xác định mức độ ưu tiên của dịch vụ. Ví dụ trên không
phải chọn tùy ý, trách nhiệm của khách hàng thường là ưu tiên chính của các
dịch vụ. Mức độ ưu tiên cao nhất sẽ quyết định dịch vụ nào xếp đầu trong các
dịch vụ ưu tiên được cung cấp.

Các vấn đề cần bảo vệ: từ chối dịch vụ, nghe trộm, giả dạng, truy nhập
trái phép, sửa đổi thông tin, từ chối khách hàng.

Các giải pháp tạm thời

Các giải pháp đối phó có thể chia thành 2 loại sau: phòng chống và dò
tìm. Sau đây là các biện pháp tiêu biểu
+ Chứng thực
+ Chữ ký số
+ Điểu khiển truy nhập
+ Mạng riêng ảo
+ Phát hiện xâm nhập
+ Ghi nhật ký và kiểm toán
+ Mã hóa

Trong mọi trường hợp cần lưu ý rằng các hệ thống vận hành trong các
thành phần NGN cần phải bảo vệ cấu hình như một biện pháp đối phó với cơ
bản

+ Tất cả các thành phần không quan trọng (chẳng hạn như các cổng TCP/UDP)
phải ở tình trạng thụ động.

+ Các đặc tính truy nhập từ xa cho truy nhập trong và truy cập ngoài cũng phải
thụ động. Nếu trong đặc tính này được đăng nhập, tất cả các hoạt động cần
được kiểm tra.

+ Bảng điều khiển server để điều khiển tất cả các đặc tính vận hành của hệ
thống cần được bảo vệ. Tất cả các hệ thống vận hành có một vài đặc tính đặc
biệt để bảo vệ bảng điều khiển này.

+ Hệ thống hoàn chỉnh có thể đăng nhập và kiểm tra. Các log file cần phải
được giám sát thường xuyên.

Thêm vào đó, cần phải nhấn mạnh rằng mạng tự nó phải có cách bảo vệ
cấu hình. Ví dụ như nhà vận hành phải thực hiện các công việc sau:

+ Thay đổi password đã lộ.


+ Làm cho các port không dùng phải không hoạt động được.
+ Duy trì một nhật ký passwork
+ Sử dụng sự nhận thức các thực thể
+ Bảo vệ điều khiển cấu hình.
ĐAKS II - NGN 64
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 49: Biện pháp chống lại các nguy cơ

f. QoS

Chất lượng dịch vụ QoS chính là yếu tố thúc đẩy MPLS. So sánh với
các yếu tố khác, như quản lý lưu lượng và hỗ trợ VPN thì QoS không phải là lý
do quan trọng nhất để triển khai MPLS. Như chúng ta thấy, hầu hết các công
việc được thực hiện trong MPLS QoS tập trung vào việc hỗ trợ các đặc tính
của IP QoS trong mạng. Nói cách khác, mục tiêu là thiết lập điểm tương đồng
giữa các đặc tính QoS của IP và MPLS, chứ không phải là làm cho MPLS QoS
có chất lượng cao hơn IP QoS

Một lý do để khẳng định MPLS không giống như IP là MPLS không


phải là giao thức xuyên suốt. MPLS không vận hành trong các máy chủ, và
trong tương lai nhiều mạng IP không sử dụng nhưng MPLS vẫn tồn tại. QoS
mặt khác là đặc tính thường trực của liên lạc giữa các LSR cùng cấp. Ví dụ nếu
một kênh kết nối trong tuyến xuyên suốt có độ trễ cao, tổn thất lớn, băng thông
thấp sẽ giới hạn QoS có thể cung cấp dọc theo tuyến đó. Một cách nhìn nhận
khác về vấn đề này là MPLS không thay đổi về căn bản mô hình dịch vụ IP.
Các nhà cung cấp dịch vụ không phải dịch vụ MPLS, họ cung cấp các dịch vụ
IP (hay Frame Relay và các dịch vụ khác), và do đó, nếu họ đưa ra QoS thì họ
phải dựa trên IP QoS (Frame Relay QoS,…) chứ không phải là MPLS QoS.

Điều này không có nghĩa là MPLS không đóng vai trò trong IP QoS.
Thứ nhất, MPLS có thể giúp nhà cung cấp đưa ra các dịch vụ IP QoS hiệu quả
hơn. Thứ hai, hiện đang xuất hiện một số khả năng QoS mới hỗ trợ qua mạng
sử dụng MPLS, tuy không thực sự xuyên suốt nhưng có thể chứng tỏ là rất hữu
ích, một số chúng có thể bảo đảm băng thông của LSP.

Do có mối quan hệ gẫn gũi giữa IP QoS và MPLS QoS, phần này sẽ
được xây dựng xung quanh các thành phần chính của IP QoS. IP cung cấp hay
mô hình QoS: dịch vụ tích hợp IntServ (sử dụng chế độ đồng bộ với RSVP) và
dịch vụ Diffserv.
ĐAKS II - NGN 65
0610285 – Trần Chu Thuận

Sử thỏa thuận mức dịch vụ theo:

+ Lớp dịch vụ hay lớp ứng dụng


+ Loại khách hàng hay nhóm khách hàng (thực hiện ở lớp mạng VPN)
+ Luồng kết nối

Để thực hiện QoS, mạng phải có:

+ Các server hoạch định tuyến


+ Các phần tử mạng thực hiện hoạch định tuyến
+ Các giao diện nhận biết hoạch định tuyến

Hình 50: Sự phát triển QoS

 Các kỹ thuật QoS


ĐAKS II - NGN 66
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 51: Các kỹ thuật QoS trong mạng IP

- Dịch vụ cố gắng tối đa (Best Effort)

Đây là dịch vụ phổ biến trên mạng Internet hay mạng IP nói chung.
Các gói thông tin được truyền đi theo nguyên tắc “đến trước phục vụ
trước” mà không quan tâm đến đặc tính lưu lượng của dịch vụ là gì. Điều
này dẫn đến rất khó hỗ trợ các dịch vụ đòi hỏi độ trễ thấp như các thời gian
thực hay video. Cho đến thời điểm này, đa phần các dịch vụ được cung cấp
bởi mạng Internet vẫn sử dụng nguyên tắc Best Effort này.

- Dịch vụ tích hợp (Intserv)

Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng trong việc cung cấp dịch vụ thời
gian thực (thoại, video) và băng thông cao (đa phương tiện), dịch vụ tích
hợp IntServ đã ra đời. Đây là sự phát triển của mạng IP nhằm đồng thời
cung cấp dịch vụ truyền thống Best Effort và các dịch vụ thời gian thực.
Sau đây là những động lực thúc đẩy sự ra đời của mô hình này:

+ Dịch vụ cố gắng tối đa không còn đủ đáp ứng nữa


+ Các ứng dụng đa phương tiện ngày càng xuất hiện nhiều
+ Tối ưu hóa hiệu suất sử dụng mạng và tài nguyên mạng.
+ Cung cấp dịch vụ tốt nhất.
ĐAKS II - NGN 67
0610285 – Trần Chu Thuận

Hình 52: Mô hình dịch vụ IntServ

Một số thành phần chính tham gia trong mô hình như

+ Giao thức thiết lập setup: cho phép các máy chủ và các router dự trữ
động tài nguyên mạng để xử lý các yêu cầu của các luồng lưu lượng riêng.
RSVP, Q.239 là một trong những giao thức đó.

+ Đặc tính luồng: xác định chất lượng dịch vụ QoS sẽ cung cấp cho các
luồng xác định. Luồng ở đây được định nghĩa như một luồng các gói từ
nguồn đến đích có cùng yêu cầu về QoS. Về nguyên tắc có thể đặc tính
luồng như băng tần tối thiểu mà mạng bắt buộc phải cung cấp để đảm bảo
QoS cho các luồng yêu cầu.

+ Điều khiển lưu lượng: trong các thiết bị thiết bị mạng (máy chủ, router,
chuyển mạch) có thành phần điều khiển và quản lý tài nguyên mạng cần
thiết để hỗ trợ QoS theo yêu cầu. Các thành phần điều khiển lưu lượng này
có thể được khai báo bởi giao thức báo hiệu RSVP hay nhân công. Thành
phần điều khiển lưu lượng bao gồm:

. Điều khiển chấp nhận: xác định các thiết bị mạng có khả năng hỗ trợ QoS
theo yêu cầu hay không.

. Thiết bị phân loại (Classifier): nhận dạng và chọn lựa lớp dịch vụ trên nội
dung của một số trường nhất định trong mào đầu gói.

. Thiết bị phân phối (Scheduler): cung cấp các mức chất lượng dịch vụ QoS
qua kênh ra của thiết bị mạng.

Các mức chất lượng dịch vụ cung cấp bởi IntServ gồm:

+ Dịch vụ đảm bảo GS: băn không tần dành riêng, trễ có giới hạn và không
bị thất thoát gói tin trong hàng. Các ứng dụng cung cấp thuộc loại này có
thể kể đến: hội nghị truyền hình chất lượng cao, thanh toán tài chính thời
gian thực,…
ĐAKS II - NGN 68
0610285 – Trần Chu Thuận

+ Dịch vụ kiểm soát tải: Không đảm bảo về băng tần hay trễ nhưng khác
với best effort ở điểm không giảm chất lượng một cách đáng kể khi tải
mạng tăng lên. Dịch vụ này phù hợp cho các ứng dụng không nhạy cảm
lắm với độ trễ hay mất gói như truyền hình multicast audio/ video chấ
lượng trung bình.

- Dịch vụ Diffserv

Việc đưa ra mô hình Intserv có vẻ như giải quyết được nhiều vấn đề
liên quan đế QoS trong mạng IP. Tuy nhiên trong thực tế mô hình này đã
không đảm bảo được QoS xuyên suốt (end to end). Đã có nhiều cố gắng
nhằm thay đổi điều này nhằm đạt một mức QoS cao hơn cho mạng IP, và
một trong những có gắng đó là sự ra đời của DiffServ. Diffserv sử dụng
việc đánh dấu gói và xếp hàng theo loại để hỗ trợ dịch vụ ưu tiên qua mạng
IP. Hiện tại IETF đã có một nhóm làm việc Diffserv để đưa ra các tiêu
chuẩn RFC về DiffServ.

Nguyên tắc cơ bản của Diffserv như sau:

Định nghĩa một số lượng nhỏ các lớp dịch vụ hay mức ưu tiên. Một lớp
dịch vụ có thể liên quan đến đặc tính lưu lượng (băng tần min-max, kích cỡ
burst, thời gian kép dài burst)

Phân loại và đánh dấu các gói riêng biệt tại biên của mạng vào các lớp
dịch vụ

Các thiết bị chuyển mạch, router trong mạng lõi sẽ phục vụ các gói theo
nội dung của các bit đã được đánh dấu trong mào đầu của gói.

Với nguyên tắc này, Diffserv có nhiều lợi thế hơn so với Intserv:

Không yêu cầu báo hiệu cho từng luồng

Dịch vụ ưu tiên có thể áp dụng cho một số luồng riêng biệt cùng một
dịch vụ. Điều này cho phép nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng phân phối một
số chức mức dịch vụ khác nhau cho các khách hàng có nhu cầu

Không yêu cầu thay đổi tại các máy chủ hay các ứng dụng để hỗ trợ
dịch vụ ưu tiên. Đây là nhiệm vụ của thiết bị biên.

Hỗ trợ rất tốt dịch vụ VPN.

Tuy nhiên có thể nhận thấy DiffServ cần vượt qua một số vấn đề như:

Không có khả năng cung cấp băng tần và độ trễ đảm bảo như GS của
IntServ hay ATM

Thiết bị biên vẫn yêu cầu bộ Classifier chất lượng cao cho từng gói
giống như trong mô hình IntServ.
ĐAKS II - NGN 69
0610285 – Trần Chu Thuận

Vấn đề quản lý trạng thái Classifier của một số lượng lớn các thiết bị
biên là một vấn đề không nhỏ cần quan tâm.

Chính sách khuyến khích khách hàng trên cơ sở giá cước cho dịch vụ
cung cấp cũng ảnh hưởng đến giá trị của Diffserv

Hình 53; Mô hình DiffServ tại biên và lõi mạng

Mô hình bao gồm các thành phần:

DS-byte: byte xác định DiffServ là thành phần TOS của IPv4 và trường
loại lưu lượng IPv6. Các bít trong byte này thông báo gói tin được mong đợi
nhận được thuộc loại dịch vụ nào.

Các thiết bị biên (router biên) nằm tại lõi vào hay lỗi ra của mạng cung
cấp Diffserv

Các thiết bị trong mạng DiffServ

Quản lý cưỡng bức: các công cụ và nhà quản trị mạng giám sát và đo kiểm bảo
SLA giữa mạng và người.

- Chất lượng dịch vụ MPLS


Tương tự như DiffServ, MPLS cũng hỗ trợ chất lượng dịch vụ trên cơ
sở phân loại các luồng lưu lượng theo các tiêu chí như độ trễ, băng tần…
Đầu tiên tại biên của mạng, luồng lưu lượng cảu người dùng được nhận
dạng (bằng việc phân tích một số trường trong mào đầu của gói) và chuyển
các luồng lưu lượng đó trong các LSP riêng với thuộc tính COS hay QoS
của nó. MPLS có thể hỗ trợ các dịch vụ không định trước qua LSP bằng
việc sử dụng một trong các kỹ thuật sau:

+ Bộ chỉ định COS có thể được truyền trong nhãn gắn liền với từng gói.
Bên cạnh việc chuyển mạch nhãn tại từng nút LSR, mỗi gói có thể được
chuyển sang kênh ra dựa vào thuộc tính COS. Mào đầu đệm (Shim header)
của MPLS có chứa trường COS.

+ Trong trường hợp nhãn không chứa chỉ thị COS hiện tại thì giá trị COS
có thể liên quan ngầm định với một LSP cụ thể. Điều đó đòi hỏi LDP hay
RSVP gắn giá trị COS không danh định cho LSP để các gói được xử lý
tương ứng
ĐAKS II - NGN 70
0610285 – Trần Chu Thuận

+ Chất lượng dịch vụ QoS có thể được cung cấp bởi một LSP được thiết
lập trên cơ sở báo hiệu ATM (trong trường hợp MPLS là mạng ATM-LSR)

 Các thông số QoS

Độ trễ toàn trình “Delay”: trễn quá mức từ đầu cuối đến đầu cuối khiến
cuộc đàm thoại bất tiện và mất tự nhiên. Mỗi thành phần trong tuyến truyền
dẫn: máy phát, mạng lưới, máy thu đều tham gia làm tăng độ trễ. ITU-
TG.114 khuyến cáo độ trễ tối đa theo một hướng là 150 ms để đảm bảo
thoại có chất lượng cao.

Độ trễ pha “Jitter”: định lượng độ trễ trên mạng đối với từng gói khi
đến máy thu. Các gói được phát đi một cách đều đặn từ Gateway bên trái
đến được Gateway bên phải ở các thời khoảng không đều. Jitter quá lớn sẽ
làm cho cuộc đàm thoại đứt quãng và khó hiểu. Jitter được tính trên thời
gian đến của các gói kế tiếp nhau. Bộ đệm Jitter được dùng để giảm tác
động “trồi sụt” của mạng và tạo ra dòng gói đến đều đặn hơn ở máy thu

Độ mất gói “Packet Loss”: có thể xảy ra theo cụm hoặc theo chu kỳ do
mạng bị nghẽn liên tục. mất gói theo chu kỳ đến 5 – 10% số gói phát ra có
thể làm chất lượng thoại xuống cấp đáng kể. Từng cụm gói bị mất không
thường xuyên cũng khiến đàm thoại gặp khó khăn.

Mất trình tự gói “Sequence Error”: Nghẽn trên mạng chuyển mạch gói có thể
khiến gói chọn nhiều tuyến khác nhau để đi đến đích. Gói có thể đến đích
không đúng trình tự làm cho tiếng nói bị đứt quãng

III. Kết luận

You might also like