You are on page 1of 4

MẤY VẤN ĐỀ PHƯƠN GPHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU NHO

GIÁO Ở VIỆT NAM


NGUYỄN QUANG ĐIỂN
1. Triết gia vĩ đại Hégel có nhận xét thâm thuý rằng vấn đề khó nhất
của triết học đó là trả lời cho câu hỏi triết học là gì, bởi vì dường như có bao
nhiêu nhà triết học thì có bấy nhiêu câu trả lời khác nhau, nói chi đến những
người không am hiểu triết học ! Tôi không dám giải quyết vấn đề này, vả lại
cũng không phải chỗ, mà chỉ mạo muội nhận xét rằng cái trục trung tâm mà
các triết gia, từ xưa đến nay, từ đông sang tây, xoay quanh đó là cố gắng lý
giải mối quan hệ giữa con người và thế giới. Sự khác nhau về cách tiếp cận
và do đó, khác nhau về nội dung, phương pháp và hình thức thể hiện giữa
triết học phương Tây và triết học phương Đông, suy cho cùng, lại nằm ngay
trong cái liên từ “và” ấy.
Theo quan niệm của phương Tây, con người đối diện với thế giới đầy
bí ẩn. Để tồn tại, con người phải tìm hiểu, khám phá, nhận biết và hành động
cải tạo, chinh phục thế giới, buộc nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Tư
duy phương Tây phân biệt rạch ròi chủ thể và khách thể, ý thức và vật chất,
nhận thức và thực tiễn, chuộng thực nghiệm và phân tích để tích luỹ tri thức
và tri thức là sứ mạnh để làm chủ tự nhiên.
Theo quan niệm của phương Đông con người là phần tử máu thịt hoà
trong thế giới. Thế giới không phải là đối tượng để nhận thức và cải tạo mà
là cái đại ngã để giao cảm, hoà đồng, tuân thủ. Cái tâm có vị trí cao hơn cái
trí, thậm chí chỉ với cái tâm, bằng cảm nhận trực giác, có thể ngộ được chân
lý.
Triết học, theo phương Tây là hệ thống tri thức lý luận về bản chất của
thế giới, những quy luật chung chi phối sự tồn tại và biến đổi của thế giới
cũng như những quy tắc chỉ đạo để nhận thức thế giới ấy. Còn ở phương
Đông triết học là hệ thống giá trị, tức là hệ thống những lý tưởng, chuẩn
mực mà con người vương tới nhằm hoàn thiện nhân cách. Quan niệm này có
xư thế hướng nội và mang ý nghĩa nhân sinh là đạo lý sống, là phương pháp
tu dưỡng để trở thành người.
Theo chiều thời gian cũng dễ thấy sự khác biệt lớn: Triết học phương
Tây dựa vào trình độ tri thức và năng lực tư duy để nhận thức khái quát cái
hiện tại và từ hiện tại định hướng đến tương lai. Các nhà triết học sau, có
tiếo thu song thường phê phán, tìm ra cái hạn chế để vượt bỏ các học thuyết
trước đó, đưa ra những quan niệm mới. Ở phương Đông lại quay về sùng bái
chiêm ngưỡng quá khứ. Định hướng sùng cổ này có lẽ vì trong quá khứ
phương Đông từng đạt những thành tựu rực rỡ nên luyến tiếc cái thờI hoàng
kim xa xưa ấy.
Về hình thức thể hiện, tư tưởng triết học ở phương Tây được thể hiện
bằng hệ thống lý luận khúc chiết, theo một logic chặt chẽ. Yêu cầu này được
xác lập thời Arixtốt và trở thành nguyên tắc chỉ đạo từ Đềcáctơ, tạo ra cả
một truyền thống duy lý. Ở phương Đông do không coi trọng lý trí mà đề
cao nội quan, trực giác, do quan niệm không biểu hiện là biểu hiện cao nhất,
nên các triết gia thường diễn tả tư tưởng chỉ bằng những câu châm ngôn,
những lối ẩn ngữ, chỉ gợi ý chứ không trình bày mà cái ý này cũng nằm ở
ngoài lời. Vì vậy, triết học phương Đông có hình thức ngắn gọn, hàm súc mà
cũng khá tản mạn, rời rạc.
Tôi chỉ so sánh mà không đánh giá và chỉ muốn đi đến một kết luận
rằng không nên và không thể dùng cách tiếp cận, những định nghĩa, những
vấn đề, những khái niệm của triết học phương Tây để tìm hiểu triết học
phương Đông. Không ít người với cái lăng kính mượn của phương Tây đã
cố công đi tìm trong Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử… đâu là duy vật, đâu là
duy tâm, là biện chứng hay siêu hình, là khả tri hay bất khả tri… Thậm chí
có người với lăng kính ấy, với những tiêu chí ấy, tìm mãi để rồi kết luận
rằng ở Việt Nam không có triết học. Triết học hiểu theo nghĩa rộng nhất và
đúng nhất, là tinh hoa văn hoá của dân tộc và do đó, hiển nhiên, với một dân
tộc văn hiến, Việt Nam có tư tưởng triết học của mình, vấn đề chỉ là cần
phải lọc ra những tinh hoa từ nền văn hoá ấy.
2. Chúng ta tìm hiểu về Nho giáo, một học thuyết triết học của Trung
Quốc, ra đời cách đây hơn hai ngàn năm. Triết học là thời đại được khái quát
thành tư tưởng vì vậy để hiểu tư tưởng Nho giáo cần phải tìm hiểu thời đại
đã sản sinh ra nó. Các thời đại cũng biến đổi và mỗi thời đại có những yêu
cầu của nó do đó Nho giáo cũng phải thay đổi để thích ứng. Nho giáo và tiếc
thay cả các triết gia khác của phương Đông rất ít bàn đến hoạt động lao động
của con người cũng như của cơ sở kinh tế của xã hội, mà học thuyết Nho
giáo chủ yếu nói về chính trị - xã hội và luân lý đạo đức. Song tư tưởng của
thời đại là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt hiện thực. Mảnh đất nảy
sinh Nho giáo là xã hội nông nghiệp cồ truyền, một nền văn minh gắn liền
với đất, cây trồng vật nuôi sống theo quy luật tự nhiên, tiêu trưởng theo chu
kỳ khí hậu, phương thức canh tác đơn giản và lặp lại và do đó không cần trí
tuệ và đổI mới. Sở hữu đất đai nguồn tư liệu để sống cốt yếu, là sợi dây trói
buộc cá nhân, cố kết lại trong gia tộc một đơn vị kinh tế trong nền sản xuất
mở rộng của nhà. Cứ thử nghĩ xem, nếu klhông có sở hữu gì để làm phương
tiện sống, không độc lập về kinh tế, người con nào chẳng phải tòng chồng,
đạo đức, luân lý của Khổng Tử chỉ nói lên các điều đã có, và không thể nào
khác, trong thực tế mà thôi, Nho giáo có sức sống dai dẳng ở Trung Quốc
không phải do những giá trị lâu bền của nó mà chủ yếu là do cơ sở kinh tế -
xã hội trì trệ nuôi dưỡng, Nho giáo lan truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên,
Việt Nam và có ảnh hưởng khá sâu đậm ở các nước này, cũng không phải do
những giá trị phổ biến, mà chủ yếu là do cơ sở kinh tế - xã hội ở những nước
này có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, quê hương của nó.
3. Chúng ta quý Khổng Tử bởi ông là ngườI thiện tâm, chúng ta kính
Khổng Tử vì ông là người tài giỏi đã nâng cái tâm lý thành đạo lý, nâng cái
ý thức ở cấp độ sinh hoạt đời thường thành hệ thống quan niệm và chuẩn
mực giá trị và do đó ông xứng đáng là nhà tư tưởng lớn. Cũng cần phân biệt
học thuyết của Khổng Tử với học thuyết Nho giáo. Học thuyết của Khổng
Tử là Nho giáo nguyên thuỷ hướng tới khôi phục nề nếp chuyên chế của quý
tộc chủ nô và con mang dấu ấn nhân văn khá đậm nét. Bi kịch của ông là ở
chỗ do không phù hợp với lợi ích của tầng lớp địa chủ mới nên sinh thời tư
tưởng của ông không chấp nhận. Chỉ đến sau khi ông mất, tầng lớp phong
kiến mới thấy trong học thuyết của ông nhiều yếu tố cá thể và cần được khai
thác để phục vụ cho việc củng cố duy trì nền chuyên chế phong kiến. Hán
Nho, Tống Nho, Minh Nho ngày càng mang tính tư biện, giáo điều, khô
cứng, nghiệt ngã. Cũng phải thôi, trên các thân cây già cỗi của chế độ phong
kiến suy tàn làm sao có thể nở ra những đoá hoa tư tưởng mới được. Chỉ có
nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể chúng ta mới nắm được thực
chất nội dung của Nho giáo diễn biến trong từng thời kỳ lịch sử.
4. Hệ thống kinh điển của Nho giáo khá đồ sộ chứa đựng nội dung
phong phú song không phải là học thuyết triết học đầy đủ và toàn diện. Một
xã hội kém phát triển chỉ có thể sản sinh ra những lý thuyết chưa hoàn chỉnh.
Nho giáo là học thuyết về chính trị - xã hội và luân lý đạo đức. Quan điểm
về chính trị của Khổng Tử chủ trương đức trị. Điều này nghe rất hay nhưng
không đủ để cai trị, tất phải nảy sinh ra Pháp gia. Khổng Tử không bàn vể
giới tự nhiên và lẽ vận hành của trời đất, tất học thuyết của Lã Tử có chỗ
đứng vững chắc. Có chủ trương nhập thế, ắt có chủ trương xuất thế… Và
như vậy, để hiểu sâu sắc về Nho giáo lại phải đặt nó trong mối quan hệ với
các trào lưu, học thuyết khác trong di sản tư tưởng nhiều màu nhiều vẻ của
Trung Hoa. Các học thuyết này vừa công kỵ với nhau, vừa bổ sung cho
nhau, xâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau khá phức tạp.
5. Cũng phải nhìn nhận sự thật là Việt Nam không phải là quê hương
của một học thuyết triết học lớn nào. Cũng là điều bình thường thôi vì đâu
phải dân tộc nào cũng đóng góp cho nhân loại một nền triết học. Có lẽ do
phải dồn hết tinh lực vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn và đặc biệt phải
chiến đấu để giành giữ đất nước nên ông cha ta nào có thảnh thơi mà suy tư
triết học. Thế giới thống nhất trong tính đa dạng và phát triển không đều,
vào một thời điểm nào đó có những dân tộc phát triển cao hơn, có những dân
tộc xuất hiện người tài năng có thể tổng kết kinh nghiệm, đề xuất tư tưởng,
vì lẽ đó một học thuyết ra đờI ở nơi này có thể được truyền bá đi nhiều nơi,
ấy cũng là hiện tượng phổ biến. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo lan truyền
vào nước ta từ xưa lắm. Chúng ta chưa có đủ dữ kiến để xác định diện mạo
đời sống tinh thần dân tộc thuở đầu dựng nước nhưng chắc chắn rằng Nho
giáo vào Việt Nam không phải là vào miền đất trống. Dân tộc Việt Nam đã
có nền văn hoá đủ mạnh, đủ sâu để không bị đồng hoá, đủ bản lĩnh và thông
minh để qua bộ lạc của tâm hồn dân tộc, biết tiếp thu những giá trị đích thực
của bên ngoài, biến thành cái của mình, làm phong phú thêm văn hoá dân
tộc. Nho giáo ở Việt Nam, đương nhiên vẫn mang cốt cách Nho giáo song
khác với Nho giáo Trung Hoa nhiều lắm: ở Trung Hoa, gia tộc là đơn vị, ở
Việt Nam quan trọng hơn là làng nước, luân lý Trung Hoa khá cay nghiệt
với con người, ở Việt Nam lòng nhân ái thấm sâu tình nghĩa và cao đẹp hơn
hết là trong truyền thống Việt Nam đã hình thành tiêu điểm của mọi giá trị
đó là lấy yêu nước làm đầu. Đó chính cái bản sắc của văn hoá Việt Nam, cái
không có trong Nho, Phật, Lão.
Nho giáo từng tồn tại trên hai ngàn năm tạo nên dấu ấn đặc trưng của
cả một vùng văn hoá, riêng điều này cũng khẳng định những giá trị của nó,
song, cũng là hiển nhiên mặt tiêu cực của Nho giáo không ít, tôi không cho
rằng Nho giáo đang đóng vai trò thúc đẩy tiến bộ xã hội ở Trung Hoa và các
nước có ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Mỗi thời đại đều có những
nguyên lý của nó, thời đại ngày nay khác xưa nhiều lắm. Chúng ta cần và có
thể kế thừa những giá trị nào đó của Nho giáo, song cũng không nên để quá
khứ đè trữu lên vai. Tiếp thu những gì và vứt bỏ những gì, đương nhiên cần
phải cân nhắc, kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa văn hoá dân tộc với thành tựu
của khoa học hiện đại đó là công thức phổ biến để tạo tiềm năng phát triển.

You might also like