You are on page 1of 3

BÀI THẢO LUẬN NHÓM IV

Biện pháp khắc pháp lạm phát


Các cuộc lạm phát đều dẫn đến là tình trạng tương quan giữa tiền và hàng thay đổi theo
hướng tiền nhiều hơn hàng một cách tương đối. Muốn chống lạm phát cần làm thay đổi
tương quan đó. Có 2 nhóm biện pháp: tác động lên cầu hoặc cung.
1. Tác động lên cầu:
Lạm phát thường xảy ra trong tình trạng nền kinh tế đang trong thời kì tăng
trưởng nóng, lúc này tổng cầu tăng cao do đó muốn chống lạm phát bằng cách giảm
cầu phải thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp.
Thu hẹp tài khóa bằng cách tăng thuế, giảm chi tiêu của chính phủ
Thu hẹp tiền tệ bằng cách giảm mức cung tiền
Ngoài ra, chính phủ cũng sử dụng chính sách thu nhập đẻ chống lạm phát bằng
cách kiểm soát giá và lương.
Theo sơ đồ:
AD YP AS
P
AD1

P0 E0

P1 E1

0 Q
Y1 Y0

Giả sử trước đó giá đang trong quá trình tăng nhanh thì khi tổng cầu bị cắt giảm,
đường tổng cầu AD dịch chuyển sang trái, lúc này là AD1. Với điểm cân bằng mới là
E1(Y1,P1) sẽ làm giảm bớt áp lực lạm phát. Do có tác dụng là ngăn cản bớt khuynh
hướng gia tăng của tổng cầu, tức có tác dụng kìm hãm tỉ lệ lạm phát.
2. Tác động lên cung:
Biện pháp chống lạm phat bằng cách tác động lên cung có thể phát huy tác dụng
theo 2 hướng:
 Cắt giảm chi phí sản xuất
 Gia tăng lực sản xuất trên cơ sở nâng cao hiệu quả. Muốn vậy ta phải thực
hiện chính sách kích thích tổng cung.
Một số chính sách kích thích tổng cung như là:
• Chính sách kiểm soát lương, không cho tiền lương tăng nhanh để giử chi phí
sản xuất tăng chậm hơn giá ⇒ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn.
• Chính sách cắt giảm một số loại thuế gián thu, có tác dụng kích thích sản xuất
hoặc giảm bớt chi phí sản xuất.
• Chính sách kích thích cải tiến kỉ thuật, cải tiến quản lí nâng cao năng xuất lao
động.

P YP
AS0 AS1

AS2

P1 E1

P2 E2

0
Q

Giả sử trước đó giá đang trong quá trình gia tăng sang điểm cân bằng mới E1 thì
nếu ta tăng tổng cầu đường AS sẽ dịch chuyển sang phải và sự dịch chuyển đường AS sẽ
làm giảm bớt áp lực lạm phát tức là giảm tỉ lệ tăng giá
Trên sơ đồ ta thấy, nếu nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá cả tăng cao tại mức sản
lượng nằm trên phần dốc đứng của đường AD( phía bên phải đường YP), việc cắt giảm
sản xuất dường như không có tác dụng ngăn chặn lạm phát đáng kể. Trường hợp này ta
nên tăng năng lực sản xuất.
Ngoài ra còn có các biện pháp khắc phục lạm phát như là: thi hành những chính
sách cứng rắn để kiềm chế lạm phát, thay đổi luật lệ và thể chế làm cho lạm phát khó xuất
hiện và học cách sống với lạm phát.
Thông thường các chính sách chống lạm phát bằng cách tác động lên cung khó
thục hiện hơn tác động lên cầu. vì vậy hầu hết các biện pháp chống lạm phát đều diễn ra
theo hướng cắt giảm tổng cầu.

Danh sách nhóm IV:


1) Nguyễn Vũ Quỳnh Chi
2) Lê Hồ Thanh Châu
3) Trương Thị Thảo Vy
4) Nguyễn Thị Thu Hằng
5) Lê Thị Hà Mi
6) Bùi Thị Lệ Oanh
7) Cao Xuân Lợi
8) Nguyễn Hồng Đức
9) Đặng Văn Khánh
10) Đào Thị Thu Chang

You might also like