You are on page 1of 8

LỬA TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM

Theo con số thống kê của Thánh Bộ Truyền Giáo dân số VN :


• 1970 : Dân số VN là 38.113.000, trong đó có 2.491.839 tín hữu Công Giáo.
Tỉ lệ 6,5 %.
• 2004 : Dân số VN là 82.300.000, trong đó có 5.670.000 tín hữu CG. Chiếm
tỉ lệ 6,88 %.

Hai con số tỉ lệ người CG ấy chênh lệch nhau không là bao, cho thấy công cuộc
truyền giáo đang khựng lại nếu không muốn nói là không có sự truyền giáo nào. Vì
tỉ lệ gia tăng số người Công Giáo thấp hơn so với mức tăng dân số tự nhiên của cả
nước (Trích Tài Liệu Học Tâp DÂN CHÚA, phát hành tháng 10/2010 của Cộng
Đoàn Dân Chúa Tổng Giáo Phân TP.HCM ).

Nhưng chỉ nhìn bên ngoài, chúng ta cũng có thể thấy “Sự Đạo” ở VN, nói riêng là
ở TP.HCM “Đang trên đà đi lên” rất mạnh. Cứ xem có rất nhiều ngôi Thánh
Đường được mọc lên ở tất cả mọi quận huyện, tỉnh thành …đặc biệt là những vùng
có đồng bào Công Giáo di cư thì sự phát triển Nước Chúa theo cách này là “Rất
mạnh mẽ” !

Các nhà thờ được xây lại khang trang rộng rãi, kiên cố, có nơi rất nguy nga đồ sộ
và tăng thêm các “phần phụ” khác như : nhà để xe, nhà để hài cốt, nhà giáo lý, nhà
xứ, Hội trường, hoa viên, kể cả nhà sách để bán sách đạo, rất nhiều loại sách khác
và các mặt hàng khác : sách học làm người, sách dạy tâm lý, dạy cả chuyện sinh lý
nữa ! Nói chung không thua gì một nhà sách lớn của công ty phát hành sách
Sàigòn...

Thế mà mức độ “Phát triển Dân Chúa” như thống kê trên cho thấy rằng : Còn rất
khiêm tốn. Nếu so sánh dân số VN phát triển với mức phát triển giáo dân hiện tại
thì chẳng hợp lý chút nào.

CHÚA ĐÃ DẠY GÌ ?

Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như
bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng : “Lúa chín
đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”
(Mt 9, 36-38 ).

Đức Giêsu tập hợp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép
để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. Người sai các ông đi rao giảng Nước
Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. (Lc 9, 1-2).

1
Người nói : “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực,
tiền bạc, cũng đừng có hai áo”. (Lc 9, 3)

“Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong
hủi được sạch bệnh, và trừ khử ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải
cho không như vậy” (Mt 10, 8)

VẬY MÀ “CHO” THÌ CŨNG PHẢI TRẢ GIÁ

Tôi có cảm tưởng là người ta đang “Bán Chúa”. Vì mỗi hoạt động tôn giáo đều có
sự kêu gọi đóng góp và “có giá cả”. Đáng buồn nhất là các phép bí tích đã được
thực hiện dưới sự điều phối sắp xếp của các ông trùm và các vị ấy đã rỉ tai cho biết
mức cần đóng góp thế nào một cách chi tiết :
• Lễ cưới bao nhiêu, lễ tang bao nhiêu, xin lễ bao nhiêu...
• Đóng tiền cắm hoa nhà thờ, Lễ sinh, ca đoàn v.v...
• Chưa kể những đóng góp xây dựng nhà thờ và các hạng mục trong chương
trình phát triển giáo xứ...
• Chưa kể đến chuyện cần “lấy lòng ông trùm” để được du di các việc về Giáo
Luật, có như thế mới được việc theo ý mình !
• Các vị trùm làm lợi ích cho giáo xứ một cách nhiệt tình, bất cần hiểu người
giáo dân ấy có hoàn cảnh thế nào: nghèo hay giầu.

CHỮA LÀNH LÀ GÌ ?

Ngày nay, việc rao giảng, loan báo Tin Mừng hình như thiếu hẳn việc chữa lành
bệnh ?! Vì các cơ sở y tế đã làm cái việc chữa bệnh cho mọi người rồi : các phòng
khám đa khoa, bệnh viện công và tư mọc lên khắp nơi khiến cho người rao giảng
Tin Mừng cảm thấy chỉ còn mỗi một việc là : Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu
mà thôi !

Thực tế, có phải vậy không ?? Chữa lành bệnh tật không chỉ là chữa bệnh thể lý
nhưng còn là chữa lành những bệnh tật tâm hồn nữa. Ngày nay, dưới thời đại văn
minh phát triển kinh tế, khoa học lên cao tột bậc thì tâm hồn con người lại càng bơ
vơ, đau khổ và thiếu thốn rất nhiều điều... Bù đắp những thiếu thốn mất mát ấy là
đang làm cái việc “chữa lành” vậy. Có như thế việc chữa lành bệnh tật mới trọn
vẹn hết ý nghĩa được.

Nếu người nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật đã bị “mất niềm tin” về căn bệnh và khả
năng được chữa lành bệnh cho họ thì chúng ta phải làm gì ? Việc cần làm cho họ
là: Gieo cấy Niềm Tin vào lòng họ. Muốn như thế, mọi người Kitô hữu phải “đến
với họ, gần gũi họ, chia sẻ với họ mọi điều, yêu mến họ ...cùng với việc Nhân danh
2
Chúa Giêsu mà rao giảng Tin Mừng thì họ sẽ lắng nghe và cảm nhận một cách
mãnh liệt. Đó chính là ta đã làm việc “chữa lành”.

Nhưng không phải người giầu có thì không bệnh tật và thiếu thốn: dù họ không
thiếu Tiền nhưng họ lại thiếu Tình ! Vậy họ cũng cần được thương yêu nâng đỡ
không khác gì những người nghèo cùng khổ vậy . Thật là “Người giầu cũng
khóc!“.

CÁC RÀO CẢN VIỆC TRUYỀN GIÁO

Nhân lực để truyền giáo chính là những Kitô hữu. Không phải là LM, tu sĩ mới có
nhiệm vụ ấy mà chính là giáo dân cũng phải tự xác định trách nhiệm truyền giáo
của mình .

Chẳng cần phải đào tạo qua trường lớp mới có người đủ khả năng truyền giáo, mà
chỉ cần có “cái TÂM” . Ngày xưa, các tông đồ làm gì có “Giấy chứng nhận của
Chúa”, mà chỉ cần “Chúa chọn, Chúa biết” là đủ biết mình phải làm “người thợ
gặt, người làm vườn nho” cho Chúa rồi.

Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. (Lc 9, 1-
2}. Và họ đã sống-chết với sứ vụ được trao...

Không phải tại một giáo xứ, mà hiện nay rất nhiều giáo xứ đã “sáng chế” ra các
luật lệ :
• Khi đến địa phương thuộc giáo quyền nào thì phải làm “Giấy xin gia nhập
giáo xứ” để được nhận vào Cộng Đồng Dân Chúa tại đó. Có một người gần
chết, thân nhân đến xin mời LM thì được trả lời : vì không làm giấy ấy nên
GX đành “bó tay” ! Cuối cùng gia đình đó cũng được hưởng các bí tích cần
thiết nhưng GX đã luôn “dằn mặt” cho biết hậu quả của việc không gia nhập
GX thì sẽ thiệt thòi ra sao !
• Cũng chuyện “gia nhập GX”: các ông trùm chúng ta thường không được học
hành gì lắm, lại không hề được học về công tác hành chánh (như nhân viên
UBND phường) để quản lý con người, cho nên đã hành sự rất đáng buồn
cười: ông đòi hỏi và bắt bẻ những câu, chữ của người dân trong khu giáo
mình về giấy tờ gia nhập giáo xứ... Ông còn cho mọi người “biết tay !” nếu
không tuân phục những thể lệ của giáo xứ thì khi tang ma, cưới hỏi... thì hãy
coi chừng !
• Phải họp hành, đóng góp các khoản qui định của khu giáo và giáo xứ... Hình
như không chấp nhận “luật trừ” cho nhà nghèo, túng thiếu, đông con, đông
người mà thu nhập thấp, không ổn định, nhà có người khuyết tật, người đang
bệnh nặng...

3
• Có ai biết được rằng : có những nhà đã phải buồn khổ, áy náy vì “tiền còn
không đủ ăn, lấy đâu ra mà xin lễ, đóng góp ?”. Và khi không thể xin lễ,
không đóng góp nhưng lòng họ cứ áy náy không nguôi ! vì không xin lễ thì
người thân họ “không được rỗi linh hồn”. Kết quả là... họ xa lánh Giáo Hội
địa phương của mình, và không còn cảm nhận giáo xứ của mình tức là Nhà
của mình nữa !
• Có một bệnh nhân HIV gần chết đã được chúng tôi rửa tội hỗ tử vào lúc đêm
khuya, sau đó em qua đời nhưng LM xứ “không muốn” thừa nhận bí tích rửa
tội ấy nên đã sai ông trùm đến gặp chúng tôi và yêu cầu chúng tôi rửa tội thế
nào, làm ra sao? Cha còn không muốn cho đem xác em vào nhà thờ làm
Thánh Lễ an táng nữa... Nhưng hình như lúc đó “Thánh Thần Chúa đã nói
nơi tôi” vì tôi vẫn luôn bình tĩnh và nhũn nhặn nhưng đã kiên nhẫn thuật lại
rằng đã làm gì cho ông trùm nghe. Tôi còn xin ông chuyển lời đến LM:
“Chúng tôi vốn là người theo Đạo Chúa (Đạo Dòng), có cả người đã từng đi
tu về nữa cho nên chỉ biết căn cứ vào giáo lý Công Giáo rằng khi một người
đã bằng lòng theo Chúa và chấp nhận làm con Chúa thì chỉ cần “lấy nước
rửa Nhân Danh Chúa thì việc rửa tội đã hoàn thành” (trong trường hợp khẩn
cấp). Vậy nếu cha TIN thì xin cha đón nhận em vào nhà thờ... Kết quả là
chúng tôi đã vui mừng hạnh phúc biết bao khi 4 giờ sáng chúng tôi phải
chạy từ GV sang BC để đón xác em vào nhà thờ dự Thánh lễ an táng... Hôm
ấy, người đón nhận em vào nhà thờ và làm lễ cùng các nghi thức cho em là
“cha phó trẻ”. Còn cha mẹ của em, anh em và con cháu trong nhà rất cảm
kích và biết ơn Chúa và những người con của Chúa. Trong nhà này có tới 02
đứa con được về trong tay Chúa. Sau khi em chết, ngay trong nhà em đã có
riêng một bàn thờ Chúa. Vậy đây có phải là truyền giáo không ?!
• Việc đón nhận những linh hồn lạc lõng về làm con Chúa không thể thực hiện
theo kiểu “Đem con bỏ chợ”: sau khi đã thuyết phục người bệnh và thân
nhân theo Chúa, họ được nhận các bí tích để vào Đạo nhưng chúng ta phải
có trách nhiệm theo dõi họ mãi mãi và luôn sẵn sàng dơ tay ra giúp đỡ họ
khi cần đến... Lại cần tỏ ra luôn yêu thương và trân trọng họ và cả những
thân nhân của họ. Chính điều này đã khiến cho những người thân còn sống
rất cảm kích và không ít trường hợp thân nhân lại tiếp tục theo Chúa... Đó có
phải là truyền giáo không ?!
• Đừng chạy theo “số lượng” mà quên đi “chất lượng” !

CĂN BẢN TRUYỀN GIÁO LÀ “ LÀM GƯƠNG SỐNG “

Nếu chúng ta tìm đến những người nghèo khó, yếu đau, bệnh tật, đau khổ để an ủi,
giúp đỡ... là chúng ta đã “giới thiệu Chúa” một cách hùng hồn nhất. Nhưng chúng
ta còn phải sống “tốt lành” nghĩa là sống như Chúa dạy một cách triệt để là Công
bình – Bác ái và chúng ta luôn thể hiện niềm tin của mình nơi Đấng Tối Cao thì
chắc chắn “người ngoại sẽ BIẾT CHÚA và sẽ TIN CHÚA”. Việc đó là tất nhiên.
4
GƯƠNG SỐNG là những gương sống động trong sinh hoạt bình thường hàng ngày
trong giao tiếp, trong mọi xử sự tình huống mà người ta sẽ nhận ra : “Thầy ban cho
anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương
nhau như Thầy đã yêu thương anh em . Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ
của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13, 34-35)

Cứ nhìn cách sống tốt lành của một Kitô hữu là đã giới thiệu Chúa rồi đó. Ngoài
ra, còn phải bày tỏ gương mẫu về Đức Tin Kitô giáo bằng cách thể hiện cuộc sống
tâm linh “có Chúa” nơi chính mình và sẵn sàng sống chết với Đức tin ấy, tức là
làm chứng cho Chúa.

ĐỪNG ĐỂ HỌ ĐÓI KHÁT

Ngày xưa Chúa Giêsu giảng dạy đám đông. Sau đó Ngài đã cho năm ngàn người
ăn no, không kể số đàn bà và trẻ em. Ngài đã:
- Rao giảng TIN MỪNG (vì dân chúng luôn đói khát Lời)
- Chữa lành mọi bệnh tật: kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người bại liệt
được phục hồi, người câm nói được và Ngài đã làm cho cả người chết sống
lại...
- Cho họ ăn no đủ, chứ không để họ đói mà ra về...

Vậy, Tại sao anh em gọi Thầy : “ Lạy Chúa ! Lạy chúa ! mà anh em không làm
điều Thầy dạy ?” Lc 6,46

ĐỂ NGỌN LỬA TRUYỀN GIÁO ĐƯỢC PHÁT HUY MẠNH MẼ

• Hãy sống bằng tình yêu thương nhau. Gia đình phải hoà thuận và hãy yêu
mến mọi người quanh ta, nhất là người nghèo.
• Thực thi “Đức công bằng triệt để”: không gian tham, ích kỷ, thu lợi về mình,
hãy chịu thiệt thòi cho người khác “phần hơn” như gương Thầy chúng ta đã
dạy “Hãy chịu thiệt thòi để được nhận lấy mối lợi tuyệt vời là Đức Giêsu”.
• Hãy thay đổi tận cùng những điều chưa tốt, chưa đúng bằng thái độ khiêm
nhu và kiên nhẫn, chịu đựng...
• Hãy sống niềm tin Kitô giáo bằng cách YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ.

NHỮNG ĐỔI THAY CẦN CÓ ĐỂ DUY TRÌ LỬA TRUYỀN GIÁO

Cần cải cách xứ đạo: Giá lễ, giá các “dịch vụ” bí tích, giấy tờ hành chánh đừng lấy
làm “chuẩn” cho hoạt động của giáo xứ, vì các ông trùm “rất dốt” về hành chánh
(thua cán bộ UBND phường xã rất xa). Tôn giáo là tự nguyện, cho nên đừng áp đặt
những hình thức rườm rà...
5
- Các người trong HĐMV hoặc các ông trùm giáo khu, phải tự tìm xuống khu
giáo nơi mình coi sóc. Các vị có biết rằng ở khu giáo các vị có bao nhiêu
nhà theo tôn giáo nào không? có những người đã bị chôn vùi lâu năm “Đạo
Chúa” của mình vì nguyên nhân nào đó trong cuộc đời và họ cần được
chúng ta “Tìm cho ra, vác lên vai mà đem về cùng một đàn chiên...”
- Không đặt giá về các dịch vụ mai táng, cưởi hỏi v.v... mà phải để tự khả
năng của người giáo hữu tự nguyện. Không để TIỀN làm chủ những bí tích
dành cho con chiên.
- Quyền lợi của một ông trùm: phải được huấn luyện cho họ một tinh thần
phục vụ chứ không phải là người cai quản mọi người. Đây cần phải là một
điều kiện tiên quyết để làm việc Nhà Chúa .

PHẢI KHẲNG ĐỊNH VỀ CON ĐƯỜNG ĐỨC TIN MÌNH ĐANG ĐI

Những người xa lạc niềm tin, những người đang bỏ đạo, những người chưa biết
Chúa sẽ chỉ nhìn thấy và TIN Chúa nếu chính những người truyền giáo khẳng định
niềm tin của mình để sống và chết với niềm tin ấy.

Thời nay không còn “bắt đạo” và tử vì đạo nhưng để sồng CHỨNG NHÂN TIN
MỪNG cùng ta phải chọn lựa một số cách sống cụ thể :

- Bạn có buôn gian bán lận? có người bán đã đánh lừa kẻ mua bằng những
luận điệu thuyết phục “dụ dỗ”, người ta còn gọi đó là “nghệ thuật ăn nói”.
- Sống công bằng: không mua và bán những hàng nhái hàng giả, hàng lậu,
hàng quốc cấm, hàng không tốt, chưa tốt: bạn có dám nói thẳng những ưu
khuyết điểm của món hàng mình bán không ?
- “Các ngươi không được thờ thần nào khác”: vậy mà tôi cứ bán nhang, đồ
cúng tế cho người ngoại đạo, lại còn coi thầy coi bói và “nhờ thầy coi”
những chuyện tang ma cưới hỏi và cho biết “giờ tốt” để theo.
- Không “khoe của” trong nhà thờ: hở da thịt là thiếu thuần phong mỹ tục VN:
áo hở cổ, hở ngực, hở nách, quần lửng, quần short, quần Jeen bó sát, ngắn
đáy để hở cả đôi mông… Ngay cả khi ở ngoài đường, ở nhà mình hay nơi
khác cũng cần ăn mặc kín đáo. Người phụ nữ Công Giáo cần tỏ ra tư cách là
“đừng khiêu khích” khiến cho người khác phải phạm tội tư tưởng...
- Khó coi nhất là ngày nay gần 100% cô dâu vào nhà thờ làm lễ đều mặc áo
cưới rất hở hang và mỏng...vậy mà không ai cảm thấy là “Bất kính với
Chúa” ư? và thật là thiếu tôn trọng các bậc ông bà, cha mẹ, quan khách và
nhất là linh mục chủ tế ?
- Không khoe vàng bạc quá mức trên thân thể… thật là khôi hài khi “đeo vàng
đầy tay” mà lại cứ nói đến Chúa với người nghèo khổ và dạy bảo họ về niềm
tin và những điều tốt lành.

6
- Các LM có thể nói nhưng sao lại không nói? Vì đây chính là DẠY con chiên
của mình những điều chưa tốt ở trên.
- Dạy dỗ giáo dân để cải thiện cuộc sống thường nhật hầu Chúa ngự đến trong
từng người, từng gia đình và chính LM cũng phải nêu cao gương phục vụ vô
điều kiện như Thầy Giêsu đã làm.

ĐỪNG THEO CƠ CHẾ “XIN-CHO” MÀ HÃY “XIN ĐỂ ĐƯỢC CHO”

Người của Chúa Giêsu là phải như thế đó: Khiêm nhường, nhẫn nại, yêu mến,
chịu đựng, hy sinh, phục vụ vô điều kiện bất cứ ngày , giờ nào...

Bởi vì chính những người nghèo khó, cùng khổ, yếu thế thường hay rút trong vỏ
ốc, vỏ sò của mình mà không dám kêu la, than thở cho nên cần phải tôn trọng, giúp
đỡ và yêu thương thì họ mới dám bước ra khỏi “vỏ” mà đến với chúng ta. Có như
thế, chúng ta mới có cơ hội phục vụ họ về mặt tinh thần, linh hồn và cả vật chất.

Đừng tự bằng lòng là “Giáo xứ tôi đã có Ban bác ái xã hội”, chúng tôi đã đến thăm
người nghèo tại địa phương, đi vùng sâu vùng xa ủy lạo, và hàng tháng có phát gạo
giúp gia đình nghèo...

Không đòi hỏi, không hách dịch, không tự mãn và phải xác định rõ ràng: mình chỉ
là tôi tớ vô dụng! Có được như vậy thì việc truyền giáo mới nâng lên hiệu quả cao
nhất.

CÁC CHỨC VỤ VÀ HỘI ĐOÀN TÔN GIÁO CẦN LÀM GÌ ?

Có lẽ mỗi giáo xứ đều có không dưới mười hội đoàn: Lêgio, Liên Minh Thánh
Tâm, Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Thánh Mẫu, Đức Mẹ Đồng Công ,
Hội Gia trưởng, Ban bác ái xã hội, Ban kẻ liệt, Thanh niên cũng có nhiều hoạt
động về tôn giáo rất rôm rả...

Nhưng hình như mọi người chỉ chăm chú tổ chức Thánh lễ, hội họp, cầu nguyện,
đọc kinh, kể cả “Đọc kinh liên gia”, rước kiệu...Vậy mà “Đầu não” ở đâu lại không
có thống kê, báo cáo về địa bàn của GX :
• Có bao nhiêu gia đình Công Giáo và các đạo khác?
• Gia đình nào, người nào đang đau khổ, khó khăn tinh thần và vật chất?
• Có bao nhiêu phụ nữ, nam giới, trẻ em, cụ già?
• Có bao nhiêu gia đình giầu, khá, trung bình, nghèo? nghề nghiệp gì? thu
nhập có ổn định không?
• Cộng đồng dân cư này có cần giúp gì để có cơm ăn áo mặc?
• Có bao nhiêu phụ nữ đang áp dụng các biện pháp tránh thai nhân tạo như
vòng, thuốc tránh thai, bao cao su, triệt sản?
7
• Quan điểm của các gia đình về KHHGĐ là gì? Có hướng dẫn, bàn bạc rộng
rãi trong nhà thờ một cách rõ ràng về vấn đề Giáo hội với gia đình, Giáo hội
với vấn đế tránh thai? Giáo hội với vấn đề ly dị?
• Có bao nhiêu gia đình đang xung đột, bất hoà, ly dị, bạo hành...?
• Có những thanh niên nào hư hỏng, mất niềm tin và sống bê tha, truỵ lạc, ma
tuý?
• Có những thiếu nữ nào đã phá thai hoặc đang gặp những đau khổ nào đó?
• Và rất nhiều những cảnh đời cần giơ tay giúp đỡ...

Có nhiều việc lắm, và đó mới là việc TRUYỀN GIÁO thiết thực. Áp dụng tốt như
thế, chúng ta đỡ phải “giải quyết phần ngọn” là đến BV mà nhặt thai nhi, đỡ nhức
nhối vì công việc Bảo vệ sự sống đầy gian nan. Vậy:

HÃY XÂY DỰNG CON NGƯỜI ĐỂ TRỞ NÊN CON CÁI TỐT LÀNH CỦA
CHÚA, ĐỪNG XÂY NHÀ THỜ NGUY NGA, VĨ ĐẠI, LỘNG LẪY BỞI VÌ
“CÓ NHIỀU NGƯỜI CÒN THIẾU THỐN, ĐÓI KHỔ VÀ ĐAU KHỔ RẤT CẦN
TA NÂNG ĐỠ, CHỞ CHE, AN ỦI VÀ SẺ CHIA”...

LÀM NHƯ THẾ LÀ CHÚNG TA ĐÃ NUÔI LỬA TRUYỀN GIÁO ĐỂ ĐỨC


KITÔ SỐNG MÃI VÀ MÃNH LIỆT TRÊN MẶT ĐẤT NÀY.

HÃY YÊU THƯƠNG VÀ YÊU THƯƠNG, ĐÓ LÀ THÔNG ĐIỆP MÀ THIÊN


CHÚA LÀ CHA NHÂN LÀNH MUỐN CHO CON CÁI NGƯỜI THỰC HIỆN
TRIỆT ĐỂ.

XIN THÁNH THẦN CHÚA Ở VỚI CHÚNG CON ĐỂ DẪN DẮT SOI ĐƯỜNG
CHO CHÚNG CON ĐI .

Ngày 26/11/2010
Maria Vũ Kim Hồi
Mariakimhoi2010@gmail.com

You might also like