You are on page 1of 9

DU HỌC HÀ LAN

Tổng Quan
Hà Lan phần châu Âu của Vương quốc Hà Lan. Vương quốc này là một
nước theo chế độ dân chủ nghị viện - quân chủ lập hiến. Hà Lan nằm ở
phía tây bắc của châu Âu và có biên giới với Bỉ, Đức và nhìn ra biển
Bắc.
Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giầy gỗ, hoa tulip và sự đa
dạng về xã hội. Các chính sách tự do của quốc gia này thông thường
được đề cập tới ở nước ngoài.
Quốc gia này là nơi đặt trụ sở của Tòa án Quốc tế vì Công lý. Amsterdam là thủ đô chính thức được
công nhận trong hiến pháp. Den Haag là thủ đô hành chính, nơi ở của Nữ hoàng, và là nơi đặt trụ sở
của nhiều đại sứ quán, của Toà án quốc tế.
Hà Lan đứng thứ năm trong danh sách
năm 2004 về đánh giá các quốc gia theo
tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy, Thụy
Điển, Úc và Canada.
Người Hà Lan thường nói “Phần còn lại
của thế giới là một nơi rộng lớn” vì họ ý
thức rất rõ rằng đất nước của họ nhỏ bé
biết bao chỉ với 41.000 km2. Người Hà
Lan luôn cởi mở với thế giới bên ngoài
cả trong kinh doanh lẫn trong đời sống
văn hóa xã hội. Đặc điểm này của Hà
Lan phù hợp với những người muốn tìm
kiếm kiến thức qua con đường du học.
Địa lý
Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên
thế giới. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước
biển. Bạn có thể thấy nước ở khắp nơi: sông, hồ, kênh, rạch.
Diện tích: 41.528 km2, một phần tư lãnh thổ thấp dưới mực nước biển.
Nhiêt độ trung bình vào mùa Hạ: 16,6 0 C.
Nhiệt độ trung bình vào mùa Đông: 2,8 0 C.
Dân số
Tổng dân số: 16.296.687 người
Thành phần dân tộc: 90% là người Hà Lan, 7% còn lại có nguồn gốc từ một trong các quốc gia
sau: một nước thành viên của khối EU, Indonesia (trước kia là người Indies sống ở Đông Hà
Lan), Surinam, Thổ Nhĩ Kỳ, Morroco hay Hà Lan Antille và Aruba.
Người nước ngoài không mang quốc tịch Hà Lan: 3 triệu người .
Tôn giáo: 52% thuộc Thiên chúa giáo, 40% không theo tín ngưỡng nào và 8% thuộc về các tín
ngưỡng khác.
Ngôn ngữ chính: Hà Lan. Hầu như mọi người đều nói tiếng Anh, đặc biệt là ở các thành phố, thị
trấn lớn. Nhiều người Hà Lan còn có thể nói tiếng Đức và Pháp. Ở các tỉnh vùng phía Bắc của
Friesland, Friesian còn được xem là ngôn ngữ thứ hai của khoảng 600.000 người.
Với khoảng 480 người dân trên một cây số vuông, Hà Lan là một trong những nước có mật độ
dân cư lớn nhất thế giới (Monaco 16.435, Đức: 236 người, Namibia: 2). Sống tại Hà Lan là
người di dân đến từ khắp thế giới: Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ba Lan,...

1
Tài nguyên thiên nhiên
Nước Hà Lan có khí đốt và đứng thứ 5 trên thế giới về khai
thác khí đốt. Ngoài ra còn có trữ lượng dầu nhỏ tại vùng
biên giới Emsland và mỏ muối tại Delfzijl và Hengelo.
Ngoại trừ đất sét Hà Lan không có tài nguyên khoáng sản
lớn.
Chi tiêu quốc gia
Trong thời gian tỷ lệ chi tiêu quốc gia cho:
Hệ thống y tế-sức khỏe: 15%
Hệ thống giáo dục: 10%
Quân sự: 4%
Kinh tế
Nước Hà Lan có một hệ thống kinh tế cởi mở và hoạt động tốt. Được công nghệ hóa cao và hiện đại,
nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa –
việc trồng hoa tu líp đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là
cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nều nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần
4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.
Tiền tệ: € 1= USD 1.36 (tháng 1/2010).
Tổng sản lượng quốc nội (GDP): 652.3 tỷ USD
GDP/đầu người: 39.000USD (2009).
Chi phí sinh hoạt: Một sinh viên độc thân có thể sống khiêm tốn khoảng từ 1000 – 1300
USD/tháng.
Thương mại toàn cầu
Ngay từ đầu thế kỷ 17, Hà Lan đã là một quốc gia tân tiến, giàu có nhờ sự phát triển của ngành ngoại
thương. Nằm ngay ở vùng đồng bằng nơi nhiều con sông chính của châu Âu đổ vào Biển Bắc, Hà Lan
được định vị khá lý tưởng để trở thành một trung tâm
thương mại và giao thông cho tất cả các quốc gia ở Tây
Âu. Thế kỷ 17 là thời kỳ hoàng kim của lịch sử Hà Lan
với những con tàu đã chuyên chở 90% hàng hóa của
châu Âu.
Ngày nay, ngoại thương vẫn là động lực phát triển chính
của nền kinh tế Hà Lan. Thực tế, Hà Lan là một trong
mười quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Phillips là
một công ty của Hà Lan và khoảng một nửa cổ phần của
công ty Shell, Unilever là của Hà Lan. Nhiều công ty
quốc tế đặt trụ sở chính tại Hà Lan.

Sức mạnh tài chính


Hà Lan là ngôi nhà của nhiều ngân hàng nổi tiểng thế giới như ABN AMRO, ING và Rabobank, những
ngân hàng đứng trong danh sách 20 ngân hàng hàng đầu thế giới.
Học tập tại Hà Lan
Các chương trình học quốc tế giảng dạy bằng Anh ngữ
Hà Lan là quốc gia không nói tiếng Anh đầu tiên có các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Có
hơn 1000 chương trình và khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh tại tất cả các trường đại học
ở Hà Lan.

2
Tiêu chuẩn giáo dục cao
Chương trình giáo dục đại học và sau đại học ở Hà Lan nổi tiếng thế giới vì chất lượng cao. Điều này
có được nhờ vào một hệ thống quốc gia về nguyên tắc và đảm bảo chất lượng. Hà Lan cũng được quốc
tế công nhận về việc ứng dụng đầu tiên một hệ thống giảng dạy dựa trên phương pháp giải quyết vấn
đề, theo đó sinh viên được đào tạo để tự mình phân tích và giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách
độc lập
Toạ lạc ở trung tâm châu Âu
Khi bạn đặt chân đến Hà Lan, bạn sẽ khám phá thấy thủ đô của nhiều quốc gia ở châu Âu cách Hà Lan
không xa. Chỉ hết 2 tiếng đồng hồ đi tàu, bạn đã đến Brussels, thủ đô của Bỉ hay với một chuyến bay
ngắn từ Amsterdam, bạn đã có mặt ở Paris, Madrid hoặc Berlin..
Giá trị tiền tệ
Giáo dục ở Hà Lan không được miễn phí, tuy nhiên mức học phí phải chăng. Một nghiên cứu đánh giá
mức chi phí sinh hoạt thế giới gần đây nhất cho thấy chi phí sinh hoạt ở Amsterdam khá khiêm tốn so
với các thành phố khác như New York, London, Paris và Bắc Kinh.
Hệ thống giáo dục Hà Lan
Giáo dục quốc tế bằng Anh ngữ
Có hơn 1450 chương trình và khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh ở các trường đại học
của Hà Lan. Những chương trình này bao gồm nhiều lĩnh vực. Giáo trình được soạn thảo chuyên sâu ở
trình độ cao, rất thực tế và đáp ứng được những đòi hỏi của sinh viên có nhu cầu tìm hiểu sâu kiến thức
chuyên biệt. Các khóa học đều kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành trong tình huống thật,
hoặc mô hình của nơi làm việc. Các chương trình và khóa học cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng
chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Hệ thống giáo dục Hà Lan
Hà Lan có hai hình thức đào tạo bậc đại học: đào tạo chú trọng thực hành độc lập các công việc mang
tính nghiên cứu theo chuẩn lý thuyết hoặc nghề nghiệp; và đào tạo theo hướng khoa học ứng dụng
mang tính thực tiễn, chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng làm việc với một nghề nghiệp cụ thể. Một nhánh
nhỏ hơn trong hệ thống giáo dục là học viện giáo dục quốc tế và cung cấp các chương trình học dành
riêng cho sinh viên nước ngoài.
Các trường đại học (nghiên cứu)
Ở Hà Lan hiện có 14 trường đại học, ba trong số 14 trường giảng dạy về chuyên ngành kỹ thuật. Các
trường này chủ yếu đào tạo sinh viên trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng khoa học, mặc dù nhiều
chương trình học có một hợp phần chuyên nghành và đa số sinh viên ra trường tìm được việc làm khác
với lĩnh vực họ học nghiên cứu Các trường đại học khác nhau về số lượng sinh viên trong khoảng từ
6.000 đến 30.000 sinh viên/trường. Tuy nhiên, tổng số sinh viên của tất cả các trường cộng lại lên tới
185.000 sinh viên.
Các trường đại học khoa học ứng dụng
Chương trình học của các trường đại học này (hogescholen) hướng vào ngành nghề cụ thể. Thực hành
kinh nghiệm làm việc thực tế qua việc thực tập là một phần không thể tách rời của chương trình đạo
tạo. Hiện có 44 trường đại học thuộc hình thức đào tạo này. Số lượng sinh viên nhập học đông nhất có
khi lên đến 20.000 – 39.000 người. Tổng cộng sinh viên tất cả các trường loại này là 350.000 sinh viên.
Các học viện giáo dục quốc tế
Hà Lan còn có một hình thức giáo dục đại học khác với hơn 50 năm kinh nghiệm: đó là các khóa học
cao cấp được giảng dạy bằng tiếng Anh và thường được biết đến như chương trình “giáo dục quốc tế”.
Những học viện này (gồm có 15 học viện) tập trung vào các khóa học về phát triển dựa vào phương
pháp làm việc giữa các nhóm nhỏ, đa dạng văn hoá và trao đổi kiến thức với nhau. Khóa học thường
được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm đã nhiều năm làm việc tại các quốc gia có thu
nhập thấp.

3
Hệ thống bằng cấp: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ
Sinh viên nhập học chương trình đại học sẽ được cấp bằng cử nhân khi hoàn thành chương trình và
bằng thạc sĩ khi kết thúc khoá học cao học. Các trường đại học theo hướng nghiên cứu và đại học khoa
học ứng dụng đều cấp hai loại bằng này, tuy nhiên khác nhau về định hướng nghề nghiệp. Phần lớn các
chương trình ở trường đại học theo hướng nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực khoa học lý thuyết, còn
các trường đại học khoa học ứng dụng lại hướng đến khoa học thực tiễn. Các học viện giáo dục quốc tế
chỉ có chương trình cao học.
Chương trình cử nhân tại trường đại học theo hướng nghiên cứu là ba năm học tập trung (tương đương
với 180 tín chỉ), và bốn năm (tương đương 240 tín chỉ) đối với trường đại học khoa học ứng dụng. Tùy
theo từng ngành, chương trình thạc sĩ tại các trường đại học, đại học khoa học ứng dụng và học viện
giáo dục quốc tế có thể kéo dài từ một đến hai năm (60 – 120 tín chỉ). Chương trình học lấy bằng tiến sĩ
chỉ được dạy tại các trường đại học theo hướng nghiên cứu và kéo dài ít nhất là bốn năm.
Hơn 1.450 khóa học quốc tế bằng tiếng Anh tại Hà Lan
Hiện tại Hà Lan có một số ngành/môn học mà quốc gia này hiện đang ở vị trí hàng đầu thế giới, điển
hình như
o Quản trị kinh doanh
o Khoa học nông nghiệp
o Y khoa
o Xây dựng dân dụng
o Công nghệ viễn thám
o Các ngành nghệ thuật & thiết kế, kiến trúc
o Luật
o Quản lý - quy hoạch đô thị
Học bổng
Chính phủ Hà Lan đang nỗ lực làm cho các chương trình giáo dục đại học của Hà Lan ngày càng dễ
tiếp cận hơn với sinh viên và nhân viên nước ngoài đến học tập tại Hà Lan. Giáo dục đại học Hà Lan
hiện còn được bao cấp, điều này có nghĩa học phí được giữ ở mức khá thấp đặc biệt so với các nước
khác như Anh và Mỹ.
Tài trợ
Ngoại trừ sinh viên đến từ các quốc gia thành viên khối EU theo học một số chuyên ngành đặc biệt,
sinh viên nước ngoài nói chung không được cấp học bổng và các khoản vay mà chính phủ Hà Lan dành
cho người dân Hà Lan. Tuy nhiên, có rất nhiều khả năng để nhận được tài trợ.
Để biết thêm thông tin bạn hãy truy cập website: www.grantfinder.nl, trang web liệt kê các học bổng
Hà Lan cho sinh viên quốc tế đến học tại Hà Lan. Các thông tin nêu trong Grantfinder có thể không
phản ánh hết các dạng học bổng nên bạn có thể thấy những học bổng không được liệt kê ở đây nhưng
bạn vẫn có thể nộp đơn.
Chuẩn bị cuộc sống ở Hà Lan
Bạn phải có thời gian để chuẩn bị. Ít nhất bạn cần phải bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống của mình một
năm trước khi đến Hà Lan. Nên nhớ rằng, các khóa học tại Hà Lan bắt đầu từ cuối tháng tám cho đến
cuối tháng chín của năm sau.
Thị thực nhập cảnh, giấp phép lưu trú và giấy phép làm việc
Để đến Hà Lan với mục đích du học, du học sinh Việt Nam phải có thị thực nhập cảnh. Đó là một loại
nhãn dán dính vào hộ chiếu của bạn tại đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự quán Hà Lan tại Việt Nam.
Thị thực nhập cảnh ngắn hạn: Đối với trường hợp lưu trú ngắn hơn ba tháng, bạn có thể xin “thị thực
nhập cảnh ngắn hạn” tùy theo quốc tịch của bạn. Kiểm tra trên website www.ind.nl hoặc liên hệ văn
phòng đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự Hà Lan gần nhất để biết thêm thông tin.
Chấp thuận lưu trú tạm thời: Nếu bạn có ý định lưu trú lâu hơn ba tháng, bạn sẽ xin giấy “chấp thuận
lưu trú tạm thời” (Machtiging tot Voorlopig Verbliff hay gọi tắt là MVV). Vui lòng kiểm tra trên

4
website www.ind.nl hoặc liên hệ văn phòng đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự Hà Lan gần nhất để biết
thêm thông tin.

Thông thường nộp đơn xin MVV phải mất từ ba đến sáu tháng, có khi lâu hơn. Trường đại học ở Hà
Lan nơi chấp nhận bạn vào học có thể thay mặt bạn xin MVV. Nhưng để làm được điều này, trường đại
học đó phải ký một cam kết bảo lãnh với chính quyền và không phải các trường luôn đồng ý thực hiện
việc xin giúp visa. Bạn hãy hỏi trước trường bạn đăng ký học có thể giúp xin MVV hay không.
Giấy phép lưu trú
Trong vòng ba ngày sau khi đặt chân đến Hà Lan, tất cả các công dân nước ngoài đều phải đăng ký với
chính quyền địa phương. Những người có ý định tạm trú lâu hơn ba tháng cần phải xin giấy phép tạm
trú (verbliffsvergunning). Bạn có thể cần xin giấy phép này ngay cả khi bạn thuộc diện không cần xin
thị thực nhập cảnh..
Nhà ở
Nếu bạn đang tham gia một chương trình trao đổi văn hóa hoặc nhập học một khóa học quốc tế, phòng
ở của bạn có thể được thu xếp trước. Bạn hãy chấp nhận ngay nếu không sẽ hối tiếc về sau! Tìm được
một nơi ở tại một quốc gia đông dân như Hà Lan không phải là chuyện dễ. Các sinh viên Hà Lan
thường tìm chổ trọ ở thị trường tự do.
Các phòng cho thuê thường không được trang bị đồ đạc, bếp và phòng tắm thường dùng chung với các
bạn khác. Phần lớn các hợp đồng cho thuê có thời hạn ít nhất là sáu tháng hoặc một năm. Trước khi lên
đường du học Hà Lan, bạn nhớ hỏi liệu trường nhận bạn đến học có bố trí nhà ở cho bạn chưa.
Bảo Hiểm
Luật pháp Hà Lan yêu cầu tất cả mọi người sinh sống ở Hà Lan phải mua bảo hiểm y tế. Vì vậy, mọi
sinh viên phải chắc chắn mua bảo hiểm đầy đủ trong thời gian tạm trú. Nếu bạn mua bảo hiểm ở Việt
Nam bao gồm đầy đủ các chi phí thuốc men và trách nhiệm pháp lý trong thời gian bạn sống ở Hà Lan,
bạn nên đem theo giấy xác nhận (bằng tiếng Anh) ghi rõ chi tiết các hạng mục được bảo hiểm thanh
toán.
Nếu bạn không mua đủ các hạng mục bảo hiểm cần thiết, bạn sẽ phải mua bảo hiểm ở Hà Lan. Trưởng
phòng sinh viên tại trường bạn đăng ký có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn. Một số hợp đồng bảo
hiểm được thiết kế đặc biệt dành riêng cho sinh viên.
Chi phí sinh hoạt
Cuộc khảo sát nghiên cứu mức sinh hoạt thế giới gần đây nhất của EIU cho thấy, chi phí sinh hoạt ở
Amsterdam khá rẻ so với các thành phố khác như New York, London, Paris và Bắc Kinh. Kinh nghiệm
cho thấy một sinh viên sống và học tập ở Hà Lan trong một năm sẽ chi tiêu trong khoảng từ €700-1000
/tháng. Khoản tiền này dùng để trả tiền chi tiêu hàng ngày, tiền thuê nhà, lệ phí đăng ký học và học phí.
Bạn không thể trông chờ có một nguồn thu nhập thêm nào sau khi bạn đặt chân đến Hà Lan. Các
trường đại học ở Hà Lan không có ngân sách để hỗ trợ sinh viên.
Sinh viên đi làm
Là sinh viên nước ngoài tại Hà Lan, bạn có thể muốn làm việc bán thời gian. Có nhiều sinh viên quốc
tế cần có giấy phép lao động để nhận được việc làm bán thời gian. Quy định này phụ thuộc vào quốc
tịch của bạn. Sinh viên ngoài khối EU/EEA cần giấy phép lao động và có hai lựa chọn nếu muốn làm
việc trong thời gian đang học: hoặc làm việc ít hơn 10 tiếng một tuần trong suốt cả năm hoặc làm việc
toàn thời gian chỉ trong các tháng sáu, bảy, tám.
Đọc thêm thông tin về các luật và quy định đối với giấy phép làm việc cũng như các vấn đề liên quan
đến bảo hiểm và thuế thu nhập.

5
Bảng liệt kê những hạng mục cần kiểm tra
1. Nghiên cứu các chương trình học. Truy cập trang web www.studyin.nl để có danh sách cập nhật
các chương trình và khóa học quốc tế. Bạn nên có lựa chọn thứ hai để tránh thất vọng.
2. Liên hệ Đại sứ quán hoặc phòng quan hệ quốc tế của trường bạn ghi danh để hỏi thêm thông tin
về chương trình trao đổi và cơ hội học bổng.
3. Liên hệ trường ở Hà Lan có chương trình học mà bạn chọn và hỏi thêm thông tin về thủ tục
nhập học.
4. Nếu chương trình phù hợp và bạn có thể đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh, hãy thực hiện đúng
các thủ tục nhập học mà trường đòi hỏi.
5. Kiểm tra xem bạn thuộc diện nhập cảnh nào để nộp đơn xin thị thực. Bạn có thể tra cứu thêm
thông tin ở trang web: www.nuffic.nl/immigration; www.ind.nl
6. Thu thập mọi giấy tờ mà phòng nhập cảnh Hà Lan yêu cầu đối với bạn. Nếu bạn cần xin thị
thực nhập cảnh (MVV), hãy hỏi trường đại học nhận bạn có thể giúp gì được bạn hay không.
7. Hỏi trường đại học thu xếp nhà ở cho bạn.
8. Kiểm tra xem hợp đồng bảo hiểm sức khỏe hiện tại của bạn có trang trải mọi khoản bảo hiểm
được yêu cầu trong thời gian bạn sống ở Hà Lan hay không.
9. Một khi bạn đã có đủ các giấy tờ cần thiết, bạn có thể lên kế hoạch đặt vé máy bay.

10 điều cần ghi nhớ dành cho các bạn đi du học Hà Lan
1. Sống giản dị, đơn giản, biết tiết kiệm
Đừng sành điệu, đua đòi, chạy theo mốt. Sống tiết kiệm giúp bạn hiểu được giá trị của đồng tiền
khi xa nhà lớn như thế nào.
2. Biết nấu ăn, nạp năng lượng cho mình
Nên biết làm 1 vài món cơ bản, vừa đảm bảo năng lượng lại tiết kiệm chi tiêu.
3. Hạn chế vay mượn tiền bạc
Tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm khi ở xa nhà. Đừng để bạn rơi vào hoàn cảnh đi vay mượn hay
ngược lại.
4. Chú ý đến sức khỏe
Thi có thể không tốt, điểm có thể không cao, nhưng nhất định phải khỏe mạnh. Cố gắng rèn
luyện sức khỏe, Có sức khỏe mới có tương lai.
5. Cởi mở, hòa đồng với mọi người
Tăng cường giao lưu, kết bạn. Đừng nhút nhát, rụt rè. Hãy năng động, tự tin, hài hước.
6. Tuyệt đối ko vi phạm pháp luật
Ko trộm cắp, gây gỗ, đánh lộn, hiềm khích… Đừng vi phạm gì dính đến pháp luật. Sẽ chỉ có
phiền phức tìm đến bạn!
7. Hãy học tiếng Hà Lan
Nên biết tiếng Hà Lan, bạn sẽ được đánh giá cao. Cũng thuận lợi nếu bạn đi tìm việc.
8. Khiêm tốn, không ngừng học hỏi
Đừng tự kiêu, huênh hoang. Âm thầm, quan sát, lặng lẽ học hỏi từ bạn bè bốn phương.
9. Hãy đúng giờ
Đi đâu cũng nên đúng giờ. Đừng xài giờ cao su. Người Hà Lan không thích điều đó!
10. Sắp xếp thời gian khoa học
Học tập, làm việc có sắp xếp, tổ chức. Nên làm một thời gian biểu để theo dõi hoạt động của
mình. If you don’t plan, you plan to die!

6
DANH SÁCH THAM KHẢO
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIÊU BIỂU
Các Học viện giáo dục quốc tế
STT Tên Trường Thành Phố Website Mail
Institute for Housing and Urban
1 Rotterdam www.ihs.nl admission@ihs.nl
Development Studies
2 Institute of Social Studies The Hague www.iss.nl promotions@iss.nl
Int. Institute for Geo-Information
3 Enschede www.itc.nl
Science and Earth Observation
Larenstein University of vraagpunt@larenstei
4 Velp www.larenstein.nl
Professional Education n.nl
5 Maastricht School of Management Maastricht www.msm.nl orru@msm.nl
6 Royal Tropical Institute Amsterdam www.kit.nl healthtraining@kit.nl
UNESCO-IHE Institute for Water www.unesco-
7 Delft info@unesco-ihe.org
Education ihe.org
Các trường Đại học theo hướng nghiên cứu
STT Tên Trường Thành Phố Website Mail
1 Delft University of Technology Delft www.tudelft.nl info@tudelft.nl
2 Dutch Open University Heerlen www.ou.nl info@ou.nl
international_educa
3 Erasmus University Rotterdam Rotterdam www.eur.nl/english
tion@eur.nl
havdpoppe@mail.t
4 Kampen Theological University Kampen www.thuk.nl
huk.nl
study@io.leidenuni
5 Leiden University Leiden www.leiden.edu
v.nl
isd@esc-
6 Maastricht University Maastricht www.unimaas.nl
ssc.unimaas.nl
7 Nyenrode Business University Breukelen www.nyenrode.nl info@nyenrode.nl
studentinformation
8 Radboud University Nijmegen Nijmegen www.ru.nl
desk@dsz.ru.nl
Technische Universiteit
9 Eindhoven www.tue.nl/en io@tue.nl
Eindhoven
10 Theological University Apeldoorn Apeldoorn www.tua.nl secretariaat@tua.nl
Theologische Universiteit van de secretariaat@tukam
11 Kampen www.tukampen.nl
Gereformeerde Kerken Nederland pen.nl
information@tiasni
12 TiasNimbas Business School Tilburg www.tiasnimbas.edu
mbas.edu
www.tilburg.edu/co
13 Tilburg University Tilburg ckl@uvt.nl
mplaint
isd@esc-
14 Transnational University Limburg Maastricht www.tul.nl
ssc.unimaas.nl
15 Universiteit van Amsterdam Amsterdam www.uva.nl info@uva.nl
16 University for Humanistics Utrecht www.uvh.nl info@uvh.nl
17 University of Groningen Groningen www.rug.nl abjz@rug.nl
international@disc.
18 University of Twente Enschede www.utwente.nl/en
utwente.nl
19 Utrecht University Utrecht www.uu.nl www.qdesk.uu.nl
international@diens
20 Vrije Universiteit Amsterdam www.english.vu.nl
t.vu.nl
Wageningen University and
21 Wageningen www.wur.nl info@wur.nl
Research Centre

7
Các trường Đại học theo hướng ứng dụng

1 Amsterdam School of the Arts Amsterdam www.ahk.nl info@ahk.nl


2 ArtEZ Institute of the Arts Arnhem www.artez.nl a.eshuis@artez.nl
Avans Hogeschool, University of afm.jungeling-
3 Tilburg www.avans.nl
Applied Sciences dekok@avans.nl
4 Azusa theological Seminary Amsterdam www.azusa.nl info@azusa.nl
Business School Netherlands, scheltens@bsnnede
5 Buren www.bsn.eu
University of Applied Sciences rland.nl
Business School Notenboom,
6 Eindhoven www.notenboom.nl info@notenboom.nl
University of Applied Sciences
7 Christian Agriculture University Dronten www.cah.nl info@cah.nl
Codarts, University of professional
8 Rotterdam www.codarts.nl codarts@codarts.nl
arts education
info@designacade
9 Design Academy Eindhoven Eindhoven www.designacademy.nl
my.nl
info@driestar-
10 Driestar educatief university Gouda www.driestar-educatief.nl
educatief.nl
Ede Christian University of Applied jadrieenhuizen@ch
11 Ede www.che.nl
Sciences e.nl
European University for info@european-
12 The Hague www.euruni-thehague.nl
Professional Education university.nl
ageeth.vandervelde
13 EuroPort Business School Rotterdam www.epbs.nl
n@epbs.nl
Fontys University of Applied
14 Eindhoven www.fontys.edu info@fontys.nl
Sciences
www.gerritrietveldacademi studentoffice@grac
15 Gerrit Rietveld Academie Amsterdam
e.nl .nl
HAN University of Applied
16 Arnhem www.han.nl
Sciences
Hanze University Groningen,
17 Groningen www.hanze.nl
University of Applied Sciences
HAS Den Bosch, University of
18 Hertogenbosch www.hasdenbosch.nl gw@hasdb.nl
Applied Sciences
19 Hogeschool Domstad Utrecht www.domstad.nl info@domstad.nl
20 Hogeschool Edith Stein Hengelo www.edith.nl info@edith.nl
secretariaat@hhelic
21 Hogeschool Helicon Zeist www.hhelicon.nl
on.nl
Hogeschool Leiden, University of
22 Leiden www.hsleiden.nl infohl@hsleiden.nl
Applied Sciences
23 Hogeschool Utrecht Utrecht www.hu.nl io@hu.nl
l.van.der.hout@hva
24 Hogeschool van Amsterdam Amsterdam www.international.hva.nl
.nl
25 Hogeschool Wittenborg Deventer www.wittenborg.nl info@wittenborg.nl
Hogeschool Zeeland, University of nelleke.platschorre
26 Vlissingen www.hz.nl
Applied Sciences @hz.nl
27 Hotelschool The Hague The Hague www.hotelschool.nl dge@hdh.nl
SelectStudies@inho
28 INHOLLAND Select Studies Rotterdam www.inholland.nl
lland.nl
INHOLLAND University of maarten.knoester@i
29 The Hague www.inholland.com
Applied Sciences nholland.nl
Iselinge, University Institute for
30 Doetinchem www.iselinge.nl info@iselinge.nl
Teacher Education
8
KPZ, Roman Catholic Primary
31 Zwolle www.kpz.nl
Teacher Training College
Marnix Academie, University marnix.academie@
32 Utrecht www.hsmarnix.nl
Institute for Teacher Education hsmarnix.nl
NHL University, University of infocentrum@nhl.n
33 Leeuwarden www.nhl.nl
Applied Sciences l
NHTV Breda University of Applied international.office
34 Breda www.nhtv.nl
Sciences @nhtv.nl
Reformed University of Applied informatie@gh-
35 Zwolle www.gh-gpc.nl
Sciences Zwolle gpc.nl
Rotterdam University, University of www.hogeschool- H.J.M.J.Harms-
36 Rotterdam
Applied Sciences Rotterdam.nl Tijssen@hro.nl
Royal Academy of Fine Arts, Music
37 The Hague www.kabk.nl post@kabk.nl
and Dance The Hague
Saxion Universities of Applied secretariaat.io@sax
38 Deventer www.saxion.edu
Sciences Deventer ion.nl
Saxion Universities of Applied secretariaat.io@sax
39 Enschede www.saxion.edu
Sciences Enschede ion.nl
Stenden University of Applied info.int@hsdrenthe.
40 Emmen www.hsdrenthe.nl
Sciences nl
Stenden University of Applied
41 Leeuwarden www.chn.nl info@chn.nl
Sciences Netherlands
Stichting HOBI, Higher Education
42 Amsterdam www.hobi.nl hobi@xs4all.nl
in Business Information Science
Stichting Webster University,
43 Leiden www.webster.nl info@webster.nl
University of Applied Sciences
44 Stoas Professional University Dronten www.stoashogeschool.nl mail@stoas.nl
The Hague University of Applied internationaloffice
45 The Hague www.thehagueuniversity.nl
Sciences, Haagse Hogeschool @hhs.nl
46 TIO University of Applied Sciences Hengelo (Ov.) www.tio.nl info@tio.nl
47 Utrecht School of the Arts Utrecht www.hku.nl sz@central.hku.nl
48 Van Hall Institute Leeuwarden www.vhall.nl pr@pers.vhall.nl
Windesheim University of Applied he.van.dijk@winde
49 Zwolle www.windesheim.nl
Sciences sheim.nl
Zuyd University of Applied C.C.J.Mantz@hszu
50 Heerlen www.hszuyd.nl
Sciences yd.nl

You might also like