You are on page 1of 5

Nguyên tắc thực hiên: Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối

với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ
điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác
trong từng thời kỳ.

Chính sách tiền tệ:


căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao
động hay tăng trưởng kinh tế, và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho
các tổ chức tín dụng thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc
thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định
mức dự trữ bắt buộc.

ở đây CP đã dùng chính sách tiền tệ mở rộng:


NHTƯ thông qua các NHTM cung ứng cho người nông dân một lượng tiền, cung tiền tăng đường LM0 dịch chuyển sang phải LMA,
CP quy định một mức lãi suất. Người nông dân được vay vốn có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất => sản lượng tăng từ Y0 tới YA .

Lãi suất cho vay:

Những khoản cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các TCTD do Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác ủy thác thì mức lãi
suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.

Còn các tổ chức tài chính quy mô nhỏ cho vay các đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo lãi suất thỏa thuận với khách
hàng, phù hợp với quy định của pháp luật.

Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế theo chỉ định của Chính phủ,
được Chính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong từng
thời kỳ. Trong trường hợp này, lãi suất cho vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, TCTD có chính sách miễn, giảm lãi đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp để khuyến khích khách
hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro đối với TCTD.

Chính sách dự phòng và xử lý rủi ro:

1. Tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo thực tế phát sinh. Trong năm, các tổ chức tín
dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo thực tế rủi ro phát sinh năm trước, cuối năm điều chỉnh theo thực tế rủi ro phát sinh trong năm,
không phân biệt khoản vay đó có tài sản hay không có tài sản đảm bảo.
2. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với cho vay trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn.
3 Tổ chức tín dụng thực hiện xử lý rủi ro cho vay nông nghiệp, nông thôn từ nguồn dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng.
4. Trường hợp phát sinh rủi ro trên diện rộng do các nguyên nhân khách quan, vượt quá khả năng của tổ chức tín dụng, Nhà nước xem xét có
chính sách cụ thể đối với từng trường hợp.
Các chính sách hỗ trợ khác như:
Thực tiễn quá trình thực hiện chính sách:

Những thành tựu đạt được:

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chính sách tín dụng đối với khu vực
nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ:

Một là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn đã thực sự khơi thông dòng chảy tín dụng về nông thôn. Nếu như
tại thời điểm trước khi ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg (cuối năm 1998), dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông
thôn chỉ đạt 34.000 tỷ đồng, thì sau 10 năm (cuối năm 2009), dư nợ tín dụng cho vay khu vực này của ngành Ngân hàng đã tăng gấp
gần 9 lần và đạt hơn 292.919 tỷ đồng. Tính chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn bình quân
trong 10 năm là 21,78%. Cơ cấu nợ cũng đã được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư vốn trung và dài hạn. Năm 2009, cho
vay trung và dài hạn chiếm 40%, cho vay ngắn hạn chiếm 60%. Chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp được đảm bảo, nợ xấu được
duy trì ở mức thấp.

Hai là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện cho hàng chục triệu lượt hộ nông dân và các đối
tượng khách hàng khác ở nông thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông
thôn. Các hộ nông dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh, bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp
cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều người nhờ nguồn vốn vay ngân hàng đã thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm
nông nghiệp trên quê hương mình. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng
bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.

Ba là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn đã thực sự làm thay đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế các vùng,
ngành, theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần tạo sự phát triển
vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu
chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Bốn là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã thu hút được sự tham gia tích cực của các tổ chức tín dụng, với
vai trò chủ đạo là hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước. Màng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng được phát triển với
nhiều hình thức đa dạng và mở rộng đến các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, trong đó, đóng vai trò quan trọng nhất là Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn với dư nợ cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ lĩnh vực này
của cả hệ thống ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng này có trên 2300 điểm giao dịch cố định, trên 1000 xe ô tô giao dịch lưu động để
phục vụ giải ngân cho các xã, trung bình cứ 2 – 3 xã có một điểm giao dịch. Bên cạnh đó là sự tham gia tích cực của Ngân hàng Chính
sách xã hội và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với hơn 1000 quỹ hoạt động chủ yếu tại khu vực nông thôn. Thủ tục, hồ sơ vay vốn
đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn được các tổ chức tín dụng từng bước cải cách, đơn giản hóa để phù hợp với đặc thù của khu
vực này nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng.

Năm là, bên cạnh việc cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của các hộ dân thì tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn
đã góp phần đưa tín dụng ngân hàng đến tay người nghèo theo các chương trình kinh tế, cho vay ưu đãi, góp phần xóa đói giảm nghèo
ở một bộ phận nông dân gặp khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn.

Sáu là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện xã hội hóa hoạt động tín dụng. Nhiều tổ chức
chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… đã trở thành thành viên tích cực tham gia vào quá trình đưa vốn tín dụng ngân
hàng đến tận hộ nông dân. Việc tương trợ, liên kết, giúp đỡ nhau sản xuất, hướng dẫn sử dụng vốn giữa các thành viên trong Hội cùng
với sự hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng đã góp phần giúp người nông dân sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn

Với việc ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có
hiệu lực từ ngày 01/6/2010 có nhiều đổi mới về mặt chính sách, đã thu hút các ngân hàng, tổ chức tài chính tham gia, đầu tư cho khu
vực nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn, với các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng phong phú, nâng cao về chất lượng. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay hầu hết nông dân Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn từ các tổ
chức tài chính vi mô nông thôn.

Các tổ chức tín dụng đã chứng tỏ vai trò tiên phong trong việc đảm bảo nguồn vốn phát triển sản xuất – kinh doanh, từng bước nâng
cao mức sống cho người nông dân. Một số ngân hàng thương mại đã xác định rõ mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông
thôn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân
dân,... đáng chú ý là Agribank luôn giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn, phát triển dịch vụ tài chính ở khu vực này.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, tổng dư nợ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đạt khoảng 293 ngàn tỷ
đồng, trong đó Agribank chiếm khoảng 70% tổng dư nợ toàn ngành Ngân hàng, Agribank cũng là ngân hàng có nhiều điểm giao dịch
nằm trong khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, còn có Ngân hàng chính sách xã hội và rất nhiều ngân hàng thương mại khác
Hiện nay, cấu trúc của thị trường tài chính nông thôn Việt Nam gồm ba khu vực chính, gồm: Khu vực tài chính chính thức (gồm các
tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng hợp tác xã) chịu sự điều chỉnh bởi Luật các Tổ chức tín dụng; Khu vực tài chính bán chính
thức (gồm các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, một số chương trình tín dụng của Chính phủ, của tổ chức xã hội); Khu vực tài chính phi
chính thức (gồm các hụi, họ, các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, các quan hệ vay mượn bạn bè,..) hoạt động của khu vực này về
nguyên tắc chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự. Trong đó, khu vực tài chính chính thức và khu vực tài chính bán chính thức thời gian
qua phát triển khá nhanh chóng, hai khu vực này đã liên tục mở rộng phạm vi hoạt động đến các doanh nghiệp nhỏ và hộ nông dân của
khu vực nông thôn. Khu vực tài chính phi chính thức cũng đã có mạng lưới hoạt động mở rộng, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng
sâu, vùng xa, nơi các tổ chức tài chính chính thức và bán chính thức chưa có điều kiện mở rộng mạng lưới để phục vụ.

Có thể nói, thời gian qua, hoạt động thị trường tài chính nông thôn Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả
quan.

• Những mặt còn hạn chế của chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường:

a. Hạn chế do thiếu thông tin:

You might also like