You are on page 1of 15

I.

Những cơ hội đối với công tác quản trị tài chính tại doanh nghiệp trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Cơ hội gia tăng thị phần

Khủng hoảng không dành riêng cho doanh nghiệp nào. Khủng hoảng tác động tiêu cực
cho mình, nhưng cũng gây khó cho cả đối thủ cạnh tranh. Đối thủ càng lớn, khó khăn có
thể càng nhiều. Đây là cơ hội để doanh nghiệp yếu thu hẹp khoảng cách và tìm cách vượt
lên doanh nghiệp mạnh. Tựa như việc chạy đua giữa hai xe A và B trên đường. Nếu
đường tốt, xe A có tốc độ cao hơn, chắc chắn sẽ ngày càng bỏ xa xe B. Nhưng khi gặp
đoạn đường xấu, cả hai xe đều phải giảm tốc độ, xe B, vốn bị “lép vế” ở đường trường,
có thể dễ dàng bám sát xe A. Và sau chặng đường đầy khó khăn này, xe A có thể trở nên
rệu rã, không thể đi nhanh được nữa. Khi đó xe B, vốn gọn nhẹ, càng có cơ hội để vượt
lên và bỏ xa đối thủ.

Doanh nghiệp khôn ngoan sẽ tranh thủ giai đoạn khó khăn này để giành thị phần từ đối
thủ. Trong khủng hoảng, các doanh nghiệp lớn thường cắt giảm ngân sách tiếp thị, đây là
cơ hội “nghìn năm có một” cho doanh nghiệp nhỏ gia tăng thị phần. Thực tế, có doanh
nghiệp nhỏ khôn khéo, biết nhân cơ hội này, gắng “gồng mình” lên một chút, triển khai
các chương trình marketing nhỏ lẻ, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách
hàng, sẽ dễ dàng giành lấy thị phần từ đối thủ lớn mà trong giai đoạn bình thường rất khó
giành được.

Cơ hội xây dựng thương hiệu

Khi chưa có khủng hoảng, các thương hiệu lớn với ngân sách tiếp thị hùng hậu, thường
tung ra các chương trình marketing “bom tấn” để thúc đẩy bán hàng, gia tăng độ nhận
biết thương hiệu. Các chương trình marketing “bom tấn” ngoài tác dụng hỗ trợ bán hàng,
quan trọng hơn, chúng thu hút sự chú ý của khách hàng mới và nhắc nhở khách hàng cũ
về sự tồn tại và phát triển không ngừng của thương hiệu.

Chẳng hạn như cách đây vài năm, cứ nói đến nước uống đóng chai, người ta nghĩ ngay
đến La Vie; nói đến bột giặt, phải nhắc tới Omo, Tide… Độ nhận biết là một trong những
tiêu chí quan trọng hàng đầu đánh giá sức mạnh của một thương hiệu.

Các thương hiệu nhỏ thường có độ nhận biết rất thấp, một phần do thiếu vắng các chiến
dịch truyền thông, phần khác, do bị các thương hiệu lớn lấn át, làm người tiêu dùng
không quan tâm, không để ý, hoặc không nhớ đến. Khủng hoảng buộc các thương hiệu
lớn bớt “to mồm”, nhờ đó, các thương hiệu nhỏ có thể “lên tiếng” và được nhiều người
nghe hơn. Lợi ích từ việc “lên tiếng” của các thương hiệu nhỏ sẽ cao hơn, trong khi chi
phí thấp hơn. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ nên tranh thủ lúc các “ông lớn” giảm “loa” để lên
tiếng và tăng độ nhận biết, từ đó củng cố sức mạnh thương hiệu.

Trong môi trường bớt ồn ào, “tiếng nói nhỏ” của các thương hiệu nhỏ sẽ được nhiều
người nghe hơn mà không nhất thiết phải “gào thét” cho tốn sức.
Cơ hội thu hút người tài

Khủng hoảng làm gia tăng thất nghiệp. Nhiều công ty lớn, kể cả công ty có vốn đầu tư
nước ngoài buộc phải cắt giảm nhân sự. Việt kiều từ nước ngoài cũng đang kéo về nước
tìm việc làm. Giá của lao động, kể cả quản lý cấp trung, cấp cao đều giảm.

Đây là cơ hội để các công ty Việt Nam “mua” vào, đầu tư cho con người; tương tự như
đầu tư, mua máy móc thiết bị giảm giá với chất lượng không giảm trong giai đoạn khủng
hoảng.

Cơ hội sàng lọc nhà cung cấp

Không chỉ khách hàng, các nhà cung cấp lớn cũng thường có thói quen “làm kiêu”.
Doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, nhất là các nhà cung
cấp nước ngoài. Khủng hoảng sẽ làm cho các nhà cung cấp bớt “kiêu” và là cơ hội để
doanh nghiệp nhỏ đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình. Doanh nghiệp còn
có thể đàm phán lại giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán, phương thức giao
hàng…

Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm

Khủng hoảng làm giảm sản lượng sản xuất. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có điều kiện
“chăm chút” cho chất lượng sản phẩm. Với thời gian và nguồn lực cho phép, doanh
nghiệp hoàn toàn có thể xem xét lại quy trình sản xuất, quy trình tiếp nhận nguyên vật
liệu đầu vào, quy trình thí nghiệm, nghiệm thu… để kiểm soát và cải tiến chất lượng sản
phẩm.

Doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ giai đoạn “nhàn rỗi” để xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn khác như ISO 14000, HACCP,
GMP… mà vốn từ lâu, doanh nghiệp đã có kế hoạch nhưng chưa triển khai được vì quá
bận rộn với việc sản xuất, kinh doanh.

Cơ hội bảo trì, nâng cấp máy móc thiết bị

Sản xuất giảm cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian “khám và chữa
bệnh” cho máy móc, thiết bị vốn thường bị “bóc lột” tối đa trong giai đoạn có nhiều đơn
hàng. Các chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường bị lờ đi khi doanh nghiệp có
quá nhiều đơn hàng phải giải quyết. Hậu quả là máy móc ngày càng kiệt quệ, dẫn đến
chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khủng hoảng là cơ hội để doanh nghiệp có thời gian chăm sóc "sức khỏe" cho máy móc,
thiết bị.

Cơ hội chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp


Khác với sức mạnh, thể hiện qua doanh số, thị phần, thương hiệu, tiềm lực tài chính...,
sức khỏe doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống quản lý, nguồn nhân lực và môi trường bên
trong doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo doanh số, lợi nhuận, quên mất việc xây dựng nền
tảng sức khỏe cho mình. Hệ thống quản lý rời rạc, thiếu tính hệ thống, nguồn nhân lực
yếu kém, chiến lược kinh doanh được xây dựng tự phát theo cảm tính… khi gặp sự cố dễ
làm cho doanh nghiệp bị “đột quỵ”, bất chấp doanh nghiệp đang ở thế lớn mạnh cỡ nào.

Việc “tĩnh tâm” chăm lo cho sức khỏe doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt trong
giai đoạn khủng hoảng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư duy và đánh giá lại chính mình,
từ đó có kế hoạch nâng cấp sức khỏe để đối phó với khủng hoảng trước mắt cũng như tạo
nền tảng sức khỏe lâu dài về sau.

II.Đề án “nâng cấp sức khỏe” mảng quản trị tài chính cho Ninomaxx trong bối cảnh
này.

1. Lý do đưa ra của phương án.

Khủng hoảng kinh tế lan rộng trên phạm vi toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh
đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhìn khủng hoảng kinh tế như một mối đe doạ khủng
khiếp và xác định tâm thế “co cụm”, “phòng thủ”, “sợ hãi”. Tuy nhiên ngoài ý nghĩa
tiêu cực, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng tao ra nhiều cơ hội. Nắm bắt được cơ
hội trong khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ làm được nhiều việc hơn, với chi phí thấp hơn so
với giai đoạn bình thường. Bởi vậy, một số doanh nghiệp khác nhìn thấy khủng hoảng
kinh tế như một cơ hội to lớn để “tấn công” thị trường, để thay đổi về kinh doanh quản lý,
để kiểm tra “thể trạng” và khả năng “chống chọi” của doanh nghiệp, hoặc để “tĩnh tâm"
dành thời gian chăm lo “sức khỏe” của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành Công ty Thời trang Việt (NinoMaxx), ông Trần Thanh Sang, cho
rằng chờ đến lúc gặp khủng hoảng mới đi khám hay nâng cấp sức khỏe cho doanh nghiệp
là quá muộn. Bởi khủng hoảng giống như một cơn bão, khi nó quét qua, doanh nghiệp
nào khỏe thì mới tồn tại và ngược lại sẽ bị cuốn đi. Ý thức được điều này từ trước nên
hiện nay sự tác động của khủng hoảng đối với NinoMaxx không nhiều. Đây là cơ hội để
NinoMaxx có được những vị trí mặt bằng tốt nhất với giá rẻ nhất.
Hiện tại NinoMaxx không đặt ra tham vọng phát triển nhanh hơn mà là tiếp tục nâng cấp
sức khỏe cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần và phải ứng xử như thế nào là phù hợp trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế? Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí và duy trì hoạt động ở mức tối thiểu để “sống
sót” hay chấp nhận rút lui hoàn toàn để “bảo toàn” lực lượng hay tư duy lại để tìm hướng
đi đúng và tái cấu trúc doanh nghiệp để “vượt qua” và “vươn lên”. Liệu đây có phải là
thời điểm phù hợp để doanh nghiệp “tĩnh tâm" và dành thời gian chăm lo cho “sức khỏe”
của mình? Đây thực sự là những câu hỏi lớn và “đau đầu” đối với phần lớn các lãnh đạo
doanh nghiệp không chỉ của Ninomaxx mà còn là của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam
trong giai đoạn này.
Nhiều người cho rằng sức khỏe doanh nghiệp thể hiện qua doanh số, lợi nhuận, thị phần,
quy mô về vốn, tài sản, số lượng lao động v.v… Tuy nhiên, theo cách giải thích của TS.
Long, sức khỏe khác với sức mạnh. Sức mạnh chỉ thể hiện phần nổi như là kết quả của
họat động, hành động nhất thời hoặc trong giai đọan ngắn hạn; trong khi sức khỏe bao
hàm các yếu tố nội tại tạo nên nền tảng lâu dài của một cơ thể. Một con người mạnh
(chạy nhanh, mang vác nặng, đấu võ giỏi…) chưa chắc đã là một con người có sức khỏe
tốt. Con người ấy có thể có nhiều vấn đề tiềm ẩn về tim mạch, huyết áp, gan, thận…và có
thể có nguy cơ đột quỵ bất kỳ lúc nào. Chỉ khi được khám kỹ, làm các xét nghiệm chuyên
sâu mới thấy được bệnh tật. Doanh nghiệp cũng vậy. Một doanh nghiệp có doanh số cao,
lợi nhuận nhiều, tiềm lực tài chính hùng hậu chưa chắc đã là một doanh nghịêp có sức
khỏe bền vững. Doanh nghiệp cũng có thể có những vấn đề nội tại tiềm tàng mà nếu
không phát hiện, khắc phục kịp thời, cũng có thể có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào…

Một kế hoạch chiến lược tốt luôn là nền tảng cho việc xây dựng những bước tiến kinh
doanh vững chãi. Một kế hoạch chiến lược đúng đắn là một trong những đầu tư tốt nhất
mà một doanh nghiệp nên làm dù nên kinh tế có khủng hoảng hay không. Bởi vậy , việc
chọn việc xây dựng đề án “nâng cấp sức khỏe” mảng quản trị tài chính cho Ninomaxx là
điều tất yếu cần làm.

2. Nội dung của phương án.

Doanh nghiệp cần “tư duy lại” về môi trường, thị trường và chính doanh nghiệp để nhận
diện các cơ hội, nguy cơ và đánh giá sức khỏe doanh nghiệp xem có phù hợp với bối
cảnh hiện hữu hay không. Thời điểm “tư duy lại” được khuyến cáo là khi có những “thay
đổi đáng kể” về môi trường, thị trường và chính doanh nghiệp. Khủng hoảng kinh tế, là
lúc có nhiều biến động lớn về môi trường, thị trường làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp,
chính là thời điểm thích hợp cho nhiều doanh nghiệp để tiến hành “tư duy lại”.

Tái cấu trúc DN để phát triển

Song song với việc xây dựng hệ thống tiêu thụ, để đứng vững trên thị trường vào thời
điểm này, yêu cầu phải cấu trúc lại doanh nghiệp là điều quan trọng để tồn tại và phát
triển.Trong khi tổ chức lại thị trường để cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì yếu tố nền
tảng thật sự tạo ra sức mạnh chính là phải làm mạnh chính mình. Làm mạnh doanh
nghiệp nói thì đơn giản nhưng khi triển khai lại đụng chạm đến toàn bộ doanh nghiệp, từ
người lao công đến các vị trí quản lý, bởi vì phải bố trí lại toàn bộ nhân sự để phát huy
sức mạnh doanh nghiệp.

Đơn cử như công ty sau khi nhận một doanh nghiệp mới vào đã phải triển khai hàng loạt
biện pháp: đầu tư hệ thống xử lý nước thải, cắt giảm nhân sự những bộ phận không cần
thiết lên đến hàng trăm người, tổ chức lại bộ máy sản xuất, bố trí lại cán bộ từ tổ trưởng
sản xuất đến quản lý phân xưởng… Chỉ đến sau khi hoàn thiện việc bố trí lại toàn bộ lao
động, xây dựng điều lệ doanh nghiệp thì nhà máy này mới “cắt” lỗ, bắt đầu hòa vốn và có
lãi.Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển, việc khẩn trương
tiến hành cải tổ công tác tiêu thụ, với yêu cầu chất lượng sản phẩm phải luôn luôn đi kèm
các dịch vụ khách hàng, dịch vụ kỹ thuật chu đáo cho Ninomaxx là vấn đề thiết yếu…

Song song đó là công tác cải tổ hệ thống quản trị doanh nghiệp, với việc thực hiện phân
cấp quản lý cùng yêu cầu về trách nhiệm và chi tiêu ngân sách, ứng dụng hệ thống quản
lý; tăng năng lực sản xuất và cải tổ công tác quản lý nhân lực…Đảm bảo năng lực sản
xuất tăng lên nhưng công tác tiêu thụ vẫn đảm bảo, tránh tình trạng bị dồn ép sản lượng
hàng tồn trong quá trình lưu chuyển hàng hóa.

Công tác cải tổ doanh nghiệp luôn phải gắn với cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp thì mới bảo đảm thành công. Đó là yêu cầu cấp thiết phải đào tạo và đào
tạo lại cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, đội ngũ bán hàng, sắp xếp lại dây chuyền sản
xuất, xây dựng cơ chế trả lương theo công việc để khuyến khích động lực làm việc mang
lại hiệu quả cao bằng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ổn định.

Đây cũng chính là quá trình chuyên nghiệp hóa rất cần thiết đối với DN để linh hoạt và
năng động thích ứng với điều kiện khắc nghiệt trong thời điểm hiện nay.

a. Phát triển hệ thống nhân sự.

Tuyển đúng người : Để tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí công ty đang tuyển dụng,
các chuyên viên tuyển dụng nhân sự phải sàng lọc rất nhiều hồ sơ, một công việc tốn khá
nhiều thời gian và đau đầu. Chọn được ứng viên tiềm năng và hẹn được họ đến phỏng
vấn chỉ là bước đầu, bước tiếp theo rất quan trọng chính là phỏng vấn trực tiếp. Muốn
tuyển dụng được đúng người đúng việc, bạn phải am hiểu công việc của vị trí cần tuyển,
am hiểu thị trường lao động cũng như nắm bắt những thông tin về thị trường. Đó chính là
nền tảng ban đầu để bạn tiến hành các bước tiếp theo nhằm tìm được người phù hợp nhất
cho công ty. Tuyển dụng nhân sự là vấn đề quan trọng, cần có những nhân sự thật sự có
khả năng, có kinh nghiệm trong ngành thời trang cùng với một trách nhiệm cao trong
công việc.

Huấn luyện cho nhân viên nâng cao năng lực: Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng
của nhân viên để giúp họ nâng cao năng lực sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, nhưng cần
làm đúng cách.Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng của nhân viên là cách làm đòi
hỏi người nhân viên phải vượt ra khỏi những gì đã biết và qua đó học thêm được những
kỹ năng mới.Mục tiêu của phương pháp này là giúp những nhân viên có nhiều triển vọng
phát triển có cơ hội trau dồi thêm kinh nghiệm công tác. Nhà quản lý có thể thực hiện
điều này bằng cách yêu cầu người nhân viên phải sử dụng một công nghệ mới, một sản
phẩm mới hoặc giao cho họ phụ trách nhóm các khách hàng có trình độ cao. Trên lý
thuyết, cả công ty lẫn nhân viên đều có lợi. Công ty sẽ có thêm nhiều nhân viên tài năng.
Còn nhân viên sẽ có thêm triển vọng phát triển nghề nghiệp của mình.

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng cách giao việc quá khả năng thường
là một “cuộc chiến có nhiều rủi ro”. Vậy thế nào là một mục tiêu nâng cao năng lực đúng
đắn ? Nếu biết giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng một cách hợp lý, phương pháp này
sẽ trở thành một thứ công cụ quản trị quý giá.
Giao đúng việc: Phải xác định đúng công việc để giao. Đây không phải là những nhiệm
vụ bất khả thi núp dưới những cái tên đầy hứa hẹn như mọi người vẫn làm. Ban giám đốc
cũng cần trợ giúp và cung cấp các công cụ cần thiết để những nhân viên đang nhận những
nhiệm vụ vượt quá năng lực có nhiều cơ may thành công hơn. Còn ngược lại, nếu không
giúp họ thì đó chỉ là cách quản lý bỏ mặc họ dưới nước, không biết bơi thì thất bại

Chấp nhận nếu thất bại: Dự án giao nhiệm vụ vượt quá năng lực bao giờ cũng khó nhưng
lại là cách tốt để học các kỹ năng mới, tạo các mối quan hệ bên ngoài và thăng tiến trong
sự nghiệp. Tuy nhiên nhiều nhân viên cảm thấy kia không đủ năng lực hay anh ta không
muốn vươn mình ra khỏi những kỹ năng quen thuộc. Quan trọng là bạn phải cho người
nhân viên đó biết anh ta vẫn góp phần quan trọng trong sự phát triển của công ty. Có như
thế, nhân viên của bạn sẽ không sợ thất bại để rồi một ngày nào đó họ lại tham gia vào
các bài tập rèn luyện năng lực.

b. Một cửa hàng ra đời phải là một cửa hàng Ninomaxx thực sự

Không những chú trọng vào số lượng các cửa hàng, Ninomaxx còn không ngừng củng cố
về chất lượng, nâng cấp về hình thức và tăng diện tích. Mỗi cửa hàng Ninomaxx thông
thường có diện tích từ 100 – 400m2.

Bên cạnh đó, Ninomaxx còn tiến hành đào tạo những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp,
tận tình với khách hàng. Từ đó, không chỉ mang đến những giá trị lý tính nơi sản phẩm
mà còn mang đến những trải nghiệm làm một người chủ thực sự mà không phải nhãn
hàng thời trang nào cũng làm được.

Kiến trúc những cửa hàng phân phối sau này bắt đầu theo phong cách của Flagship. Một
phong cách pha trộn kiến trúc của Châu Âu hiện đại. Khác hẳn kiến trúc trước đây. Kiến
trúc mới với chủ đạo là màu trắng và màu xám nhưng màu trắng nhiều hơn màu xám so
với kiến trúc trước đây.

c. Hoàn thiện hơn hệ thống phân phối.

Nếu ví doanh nghiệp giống như cái cây, thì hệ thống phân phối chính là bộ rễ nuôi sống
và phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ thống phân
phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi. Đối với ngành thời trang, hệ thống phân phối
chính là bộ mặt của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nó thể hiện đẳng cấp, vị thế và
phong cách của một thương hiệu thời trang tốt hơn bất kỳ kênh truyền thông nào.

Để mở rộng và hoàn thiện hệ thống phân phối của mình, Ninomaxx đã thực hiện hình
thức nhượng quyền thương mại. Để đạt hiệu quả cao, người được nhượng quyền kinh
doanh bên cạnh các quyền lợi về phân chia khu vực hoạt động, thương hiệu, sản phẩm,
bí quyết kinh doanh, được hưởng những chính sách hỗ trợ kinh doanh của Ninomaxx còn
cần phải trải qua các khóa huấn luyện về quản lý cũng như về bán hàng tại chính công ty
cũng như các cửa hàng trong hệ thống Ninomaxx, và do chính những trưởng phòng,
trưởng bộ phận kinh doanh của Ninomaxx đào tạo.
Việt Nam và Australia là thị trường Ninomaxx đã nhượng quyền. Ninomaxx chuẩn bị tiến
hành tại Singapo, Philippin, Thái Lan, Inđônêsia... với các nhà phân phối tại Mỹ,
Hungary, Australia… Và dù ở bất cứ thị trường nào, Ninomaxx vẫn trung thành với 2
màu sắc chủ đạo là trắng và xám (mô hình chuẩn của công ty hiện tại).

Hiểu được điều đó, ngoài việc đầu tư cho sản phẩm, nhãn hàng thời trang nên tiếp tục đầu
tư, cải tiến, nâng cấp hệ thống phân phối của mình.
Với một hệ thống rộng khắp trong và các cửa hàng tại Mỹ, Úc, Campuchia…, Ninomaxx
hoàn thiện hơn hệ thống phân phối, tiếp tục khẳng định vị trí thương hiệu thời trang của
mình trong làng thời trang Việt Nam và vươn mình hòa nhập cùng thế giới. Trong nước,
Ninomaxx có khoảng 70 cửa hàng phân phối sản phẩm, xây dựng thành công hệ thống
phân phối từ bán sỉ, bán lẻ, siêu thị và đến tay người tiêu dùng cuối cùng xuyên suốt trên
toàn quốc từ Bắc, Trung, Nam hiện diện hầu hết các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Cà Mau… không
ngừng phát triển lớn mạnh và chuyên nghiệp.
Ngày 19/10/2008, Ninomaxx đã đánh dấu sự trưởng thành của mình bằng việc khai
trương cửa hàng flagship tại số 14 Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM. Sự ra đời của cửa hàng
flagship đã tạo nên một điểm sáng trong hệ thống phân phối của Ninomaxx, đánh dấu
bước phát triển từng ngày và đưa Ninomaxx từng bước trở thành thương hiệu thời trang
hàng đầu dành cho giới trẻ Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, Ninomaxx cần tiếp tục đưa tên tuổi thương hiệu của mình sang thị
trường các nước trên khắp thế giới. Cụ thể nên tiếp tục tấn công vào thị trường
Campuchia. Với khí hậu và lối sống phương Đông khá gần gũi với Việt Nam, Ninomaxx
sẽ tạo dựng được chỗ đứng cho mình và làm cơ sở cho những đợt vươn tầm kế tiếp sang
Singapore, Indonexia, Úc.
Tháng 11/2007 cửa hàng Ninomaxx đầu tiên đã ra đời tại Los Angeles trong sự bất ngờ
của nhiều người. Việc khai trương cửa hàng này vào đúng ngày mua sắm lớn của Mỹ
(ngày thứ 6 đen) và Ninomaxx đã “trúng”. Bước đầu tiên cho việc thâm nhập thị trường
Mỹ của Ninomaxx được xem là đã thành công.
Theo chủ tịch công ty, ông Nguyễn Hữu Phụng, việc đưa sản phẩm và thương hiệu Nino
Maxx vào Mỹ là một bước đi chiến lược. Công ty chấp nhận mạo hiểm để dấn thân vào
một thị trường có mức độ cạnh tranh chuyên nghiệp cao hơn nhiều.

Tiếp tục thâm nhập thị trường khó là thị trường Mỹ thực hiện “nước cờ trong phát triển
chiến lược của Ninomaxx, đã định hình và thai nghén ngay từ ngày đầu thành lập và bây
giờ là thời điểm chín muồi để thực hiện”.

Đối với thị trường nội địa, Nino Maxx chú trọng phát triển các dòng sản phẩm khác
nhau. Hiện nhãn hiệu thời trang này mới chỉ tập trung vào dòng sản phẩm Casualwear ở
mức độ trung bình, trong thời gian tới Nino Maxx sẽ đưa ra thị trường hai dòng sản phẩm
mới: thời trang Casualwear cao cấp phục vụ các đối tượng có điều kiện và thời trang cho
người có thu nhập trung bình thấp. Để chuẩn bị cho những kế hoạch này, Nino Maxx càn
phải hợp tác sản xuất dòng sản phẩm với ý tưởng thiết kế mới mà hiện ở khu vực châu Á
chưa có thương hiệu nào áp dụng.
Tung ra những dòng sản phẩm mới, cùng với hệ thống phân phối tốt trong tương lai
không xa, Ninomaxx sẽ lấn sân sang những con đường thời trang quốc tế tại Singapore,
Bangkok, Seoul, Hongkong, Tokyo, NewYork, Paris...

d. Quản lí dòng tiền thu chi và vốn.

Tính toán và dự đoán kỹ lưỡng các dòng vốn trong tương lai
Lập các Dự báo về dòng tiền cho năm tới, quý tới và thậm chí cho tuần tới nếu công ty
đang trong tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Dự báo chính xác về dòng vốn sẽ
giúp công ty nhận thức được những khó khăn về tiền trước khi nó xảy ra.
Dự báo về dòng vốn phải là những dự đoán có căn cứ, dựa trên cân đối giữa nhiều yếu tố
khác nhau, bao gồm: việc thanh toán của khách hàng trong quá khứ, dựa trên tính toán kỹ
lưỡng về những khoản sắp phải chi, và khả năng yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp.

Hãy bắt đầu việc dự đoán dòng tiền bằng việc cộng số dư tiền tại thời điểm đầu kỳ với
các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau. Để làm việc đó, bạn sẽ thu thập
các thông tin từ phòng kinh doanh, đại diện bán hàng, kế toán công nợ và từ phòng tài
chính. Đối với tất cả các thông tin này, bạn sẽ đặt ra cùng một câu hỏi: Bao nhiêu tiền sẽ
thu được từ khách hàng, từ lãi tiền gửi, phí dịch vụ, một phần từ các khoản nợ khó đòi, và
từ các nguồn khác, và khi nào thì thu được?

Bước thứ hai để dự báo chính xác dòn tiền là những hiểu biết về số tiền phải chi và thời
điểm chi. Điều đó không chỉ có nghĩa là khi nào phải chi mà còn là chi cho cái gì. Hãy
liệt kê các khoản phải chi, bao gồm chi phí thuê, nhập hàng, tiền lương và thuế phải trả
hoặc các khoản phải trả khác như chi phúc lợi, mua dụng cụ, thuê tư vấn, đồ dùng văn
phòng, trả nợ, quảng cáo, sửa chữa tài sản, nhiên liệu và chi lợi tức,…

Cải thiện các khoản thu

Nếu công ty được khách hàng thanh toán ngay sau khi giao hàng, công ty sẽ không bao
giờ gặp vấn đề về dòng tiền. Nhưng thật không may, điều đó khó có thể xảy ra, do vậy
công ty cần cải thiện các khoản thu thông qua việc kiểm soát tốt các khoản công nợ phải
thu khách hàng. Vấn đề cơ bản là cải thiện được tốc độ từ đưa vật tư, nguyên liệu vào sản
xuất hàng hoá, cải thiện tốc độ bán hàng, và tốc độ thu tiền. Sau đây là một số gợi ý cụ
thể về việc này:

• Cung cấp các khoản triết khấu thanh toán cho khách hàng, để khuyến khích họ thanh
toán sớm tiền hàng;

• Yêu cầu khách hàng trả trước một phần tiền hàng tại thời điểm đặt hàng;

• Yêu cầu séc tín dụng đối với tất cả các khách hàng mua chịu;

• Tìm mọi cách thanh lý hàng tồn đọng lâu ngày;

• Phát hành hoá đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ;
• Theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện và tránh những khoản nợ tồn đọng;

• Thiết lập chính sách tín dụng thay vì từ chối giao dịch với các khách hàng chậm thanh
toán.

Quản lý các khoản công nợ phải trả

Tăng trưởng doanh thu có thể che đậy rất nhiều vấn đề, thậm chí là những vấn đề nghiêm
trọng. Khi bạn quản lý một công ty đang phát triển, bạn phải kiểm soát các khoản chi một
cách thận trọng. Đừng bao giờ tự mãn chỉ với doanh thu tăng. Vào bất kỳ thời điểm nào,
bất kỳ nơi nào bạn nhận thấy chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, hãy kiểm tra
kỹ lưỡng các khoản chi phí để có thể cắt giảm hoặc kiểm soát tốt hơn. Sau đây là một số
gợi ý để sử dụng tiền một cách hợp lý:

• Tận dụng hết lợi thế từ những điều khoản mua chịu. Nếu nhà cung cấp yêu cầu thanh
toán trong vòng 30 ngày, thì không nên trả trong vòng 15 ngày.

• Nên sử dụng chuyển khoản vào ngày cuối cùng của thời hạn phải thanh toán. Công ty
có thể vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà cung cấp đồng thời vẫn có thể sử dụng được
khoản tiền đó lâu nhất có thể;

• Đàm phán với nhà cung cấp khi họ không thấy được tình hình tài chính của công ty.
Nếu công ty cần trì hoãn thanh toán, cần phải có được sự tin tưởng và thông cảm từ phía
nhà cung cấp;

• Xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu của nhà
cung cấp. Nó có thể có lợi cho công ty nhưng cũng có thể là một thiệt thòi cho công ty
khi thanh toán sớm. Cần xem xét chi tiết các điều khoản;

• Không nên luôn luôn lựa chọn những nhà cung cấp có giá thấp nhất. Nhiều khi điều
khoản thanh toán mềm dẻo có thể góp phần cải thiện dòng tiền của công ty hơn là mặc cả
được giá rẻ.

Để vượt qua thâm hụt ngân sách

Sớm hay muộn, công ty cũng có thể sẽ gặp phải vấn đề về thanh toán. Điều này không có
nghĩa là công ty đã thất bại trong kinh doanh. Đó là vấn đề rất bình thường, xảy ra hàng
ngày trong hoạt động kinh doanh, và thực tế kinh doanh sẽ giúp công ty kiểm soát và
vượt qua được thâm hụt ngân sách.

Chìa khoá để vượt qua sự thâm hụt về tiền là việc nhận biết những vấn đề càng sớm và
càng chính xác càng tốt. Các ngân hàng thường cảnh giác đối với những công ty khan
hiếm về tiền. Họ thường chỉ thích cho vay khi những công ty chưa thực sự cần tiền,
khoảng một tháng trước khi công ty cần tiền để chi tiêu. Nếu công ty không phát hiện và
dự đoán được sự thâm hụt ngân sách, ngân hàng rất khó có thể cho công ty vay khi công
ty đang lâm vào tình trạng thâm hụt.

Nếu công ty dự đoán được sẽ thâm hụt tiền, công ty có thể đàm phán một hạn mức tín
dụng với ngân hàng. Điều này cho phép công ty có thể vay tiền khi cần. Thực sự cần thiết
khi công ty có được hạn mực tín dụng trước khi gặp phải khó khăn về tiền.

Nếu ngân hàng không cho vay tiền, công ty có thể cầu viện đến nhà cung cấp. Các chủ nợ
thường mong muốn công ty tiếp tục tồn tại và kinh doanh để trả tiền hơn là các ngân
hàng, và họ có thể hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty. Công ty có thể có
được những điều khoản gia hạn từ nhà cung cấp, đó gần như là những khoản vay chi phí
rất thấp. Điều đó chỉ có thể nếu công ty có quan hệ tín dụng tốt trong quá khứ và đã thông
báo tình hình tài chính cho nhà cung cấp.

Xem xét sử dụng các công cụ tài chính. Đó là các dịch vụ tài chính như mua nợ, mua các
khoản phải thu mà công ty không có khả năng thu hồi trong nhiều tuần hoặc trong nhiều
tháng. Công ty có thể mất khoảng 15% các khoản phải thu này, khi công ty mua nợ yêu
cầu chiết khấu, nhưng điều đó giúp công ty tránh được những phiền nhiễu khi đòi nợ và
có thể là nguồn trang trải cho hoạt động hàng ngày mà không phải vay mượn.

Thúc dục các khách hàng tốt nhất thanh toán. Giải thích cho họ tình hình tài chính và, nếu
cần thiết, cung cấp các khoản chiết khấu thanh toán cho họ. Công ty cũng cần đốc thúc
những khách hàng chậm thanh toán, những khách hàng đã nhận được hoá đơn nhưng
chưa thanh toán sau hơn 90 ngày. Đề nghị chiết khấu nếu họ thanh toán ngay lập tức.

Công ty có thể thu tiền bằng cách bán và tái thuê tài sản nhưng máy móc, thiết bị, máy
tính, hệ thống điện thoại và thậm chí bàn ghế văn phòng. Các công ty chuyên cho thuê tài
chính có thể thực hiện các giao dịch này. Chi phí không rẻ, và công ty có thể mất các tài
sản này nếu không trả được tiền thuê.

Lựa chọn thanh toán các hoá đơn một cách thận trọng. Đừng chỉ thanh toán các khoản
nhỏ nhất và bỏ qua các khoản khác. Hãy thanh toán lương cho nhân viên trước, nếu
không có thể họ sẽ nghỉ việc. Tiếp theo hay thanh toán cho những nhà cung cấp thiết yếu.
Hỏi các nhà cung cấp còn lại xem công ty có thể trì hoãn thanh toán hoặc thanh toán
trước một phần.

d. Sự phá cách của NinoMaxx, đầu tư làm mới mình.

Nói về buổi sơ khai thâm nhập thị trường nội địa từ năm 1998, ông Nguyễn Hữu Phụng,
chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần thời trang Việt (đơn vị sở hữu hai thương hiệu
thời trang NinoMaxx và N&M), không giấu “thân phận” công ty với vài chục máy may
cùng nhiều điều thiếu thốn: không kinh nghiệm, tài chính hạn hẹp, kiến thức trong ngành
ở trình độ “bập bẹ”.

Thời điểm đó thị trường thời trang chỉ là các sản phẩm áo quần nhập khẩu nguồn gốc
không rõ ràng, phần lớn có “quốc tịch liên hợp quốc”. Vì vậy, sự kiện NinoMaxx tung ra
sản phẩm quần áo thời trang “made in VN” năm 1998 được người tiêu dùng đón nhận bởi
sự tò mò về một thương hiệu với phong cách thiết kế cửa hàng lẫn kiểu dáng sản phẩm
toát lên sự trẻ trung, năng động và có thêm một chút phá cách.

“Sự đón nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm NinoMaxx lúc bấy giờ có phần may
mắn bởi thị trường lúc đó chẳng có thương hiệu nào có phong cách mới lạ như vậy. Do
đó hàng làm ra không kịp bán. Nhiều cửa hàng của NinoMaxx cũng ra đời từ đó” - ông
Phụng nhớ lại.

Nhưng “cuộc chiến” khai thác thị trường nội địa của NinoMaxx không phải hoàn toàn
bằng phẳng mà có nhiều thời điểm phải nếm mùi thất bại. Đó là thời kỳ NinoMaxx bung
tiếp một thương hiệu thứ hai là “NMSG”. Ban đầu hàng tung ra tới đâu bán sạch tới đó
dù giá nhỉnh hơn nhãn hàng NinoMaxx, doanh số bán ra cao gấp đôi so với nhãn hàng cũ.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi hàng bán sạch là “một tỉ lời than phiền từ khách hàng dội
về các cửa hàng”.

Thất bại trên giúp NinoMaxx hoạch định hẳn một chiến lược phát triển cho thị trường nội
địa thông qua việc cải tổ bộ máy điều hành, sắp xếp lại hệ thống bán hàng... Giờ đây
ngoài một nhà máy với 636 nhân viên làm việc tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Bình
Chánh, TP.HCM) là 70 cửa hàng NinoMaxx trên hệ thống toàn quốc.

e. Đánh giá lại mối quan hệ với các đối tác.

Một doanh nghiệp thường có nhiều quan hệ cộng tác bên ngoài cùng lúc Để đạt được
thành công trong quan hệ cộng tác với bên ngoài thì đòi hỏi sự cam kết toàn diện của tổ
chức để lên kế hoạch một cách chu đáo, đối thoại cởi mở, hoàn thành công việc chung và
tạo những kết quả có lợi cho đôi bên.Cũng giống như các mối quan hệ thông thường, một
quan hệ cộng tác với bên ngoài thành công được phát triển qua thời gian để đạt đến
những mức độ tin cậy cao hơn và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Nhiệm vụ của quản
lý quan hệ cộng tác bên ngoài bao hàm việc phát triển mối quan hệ này lên tầm cao hơn.
Có 5 động lực để đạt được sự cộng tác thành công

Hình thành: Một cách lý tưởng, quan hệ cộng tác bên ngoài được hình thành thông qua
sự phân tích nhu cầu toàn diện và một quá trình chọn lọc để cân bằng các nhân tố tình
cảm và lý trí. Trong quá trình hình thành, bạn cần đánh giá những kinh nghiệm và chuyên
môn của đối tác bên ngoài, và mối quan hệ gắn kết tồn tại giữa giá trị của bạn và của đối
tác. Ở giai đoạn khởi đầu này, mỗi bên trong mối quan hệ cộng tác cần phải hiểu biết lẫn
nhau và học cách làm việc cùng nhau như một nhóm.

Lên kế hoạch:Không có gì bảo đảm sự thành công trong quan hệ đối tác với bên ngoài
tốt hơn là việc lên kế hoạch một cách cẩn thận và chu đáo. Đây là một quá trình tập hợp
những kinh nghiệm và chuyên môn của bạn và đối tác để tạo nên một kết hoạch và hình
thành nhóm để thực hiện kế hoạch. Mục đích trong bước phát triển quan hệ cộng tác này
là tất cả các thành viên phải hiểu biết lẫn nhau, hiểu rõ những thành quả mong muốn đạt
được cũng như phải tôn trọng lẫn nhau.
Sự gắn kết: Sau giai đoạn hình thành và lên kế hoạch, nhóm cộng tác sẽ thực thi công
việc chung, tầm nhìn của mỗi bên sẽ trở nên thống nhất hơn. Các mối quan hệ sẽ suôn sẻ
hơn nếu bạn học cách tiếp cận và thu hút lẫn nhau. Một cảm giác hoàn thành bắt đầu
được hình thành khi bạn thấy được nỗ lực của đối tác trong công việc như đã để ra trong
kế hoạch.

Thành quả: Khi sự cộng tác đem lại những thành công, mọi người sẽ thấy rằng sự phối
hợp giữa khả năng và nỗ lực của họ đang phát huy tác dụng. Họ bắt đầu tự hào về những
thành quả có được từ mối liên kết và có một cảm nhận mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng
của nỗ lực của họ. Mọi người sẽ cam kết với nhau với một thái độ tự tin và tin tưởng lẫn
nhau.

Hiện thực hóa: Ở giai đoạn này, các đối tác đang hoạt động ở mức độ tiến triển cao của
sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Mối quan hệ cộng tác đang được phát huy ở mức độ tốt
nhất về tính hiệu quả và sự cộng tác. Khả năng cho một mối quan hệ cộng tác lâu bền sẽ
rất cao.

Nino Maxx và Indochina Capital 'bắt tay" hợp tác

Năm 2007, công ty Thời Trang Việt và tập đoàn Indochina Capital công bố thoả thuận
hợp tác chiến lược. Theo đó, quỹ Indochina Capital Việt Nam Holdings Limited (một quỹ
đầu tư chứng khoán của ICC) sẽ sở hữu 20% cổ phần của NinoMaxx, thương hiệu thời
trang bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.

Thoả thuận này đánh dấu sự góp mặt lần đầu tiên của ICC vào lĩnh vực thời trang đầy
hấp dẫn tại Việt Nam và đồng thời đây cũng là khoản đầu tư vốn đầu tiên của một tập
đoàn vào thương hiệu thời trang Việt Nam.Đóng vai trò là đối tác chiến lược, Indochina
Capital cam kết hổ trợ vốn dài hạn và hổ trợ kinh doanh các lĩnh vực chủ chốt như quảng
bá thương hiệu và tiếp thị quản lý các hoạt động bán lẻ, tài chính, kế toán cũng như quản
lý nguồn nhân lực.

Sự hổ trợ này giúp cho NinoMaxx tăng tốc nhằm đạt hai mục tiêu chính bao gồm: Quảng
bá thương hiệu NinoMaxx trở thành thương hiệu thời trang hàng đầu tại Đông Nam Á và
Giới thiệu một thương hiệu thời trang mới hơn cho thị trường Việt Nam.

Tiếp tục hợp tác chiến lược với một đối tác lớn của Mỹ là Mr. Junior Cha trong việc sản
xuất hàng thời trang cao cấp bán tại thị trường nội dịa và xuất khẩu vào thị trường Mỹ
(Mr. Junior Cha đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng casual cao cấp tại
Mỹ)
Ngoài ra cần giữ mối quan hệ với các đối tác hiện tại và tiềm năng khác.

3. Lộ trình thực hiện của phương án.

Về việc tuyển nhân sự


Để đáp ứng chiến lược phát triển kinh doanh, cần tuyển những nhân viên thực sự có năng
lực. Ví dụ : tuyển nhân viên vào các bộ phận Ninomaxx thực hiện như sau :
TT Chức Danh Yêu Cầu
- Tuổi từ 25 – 35, tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing
- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm (làm trong lĩnh vực thời trang là
một lợi thế).
Nhân viên Marketing - Nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp tốt.
1
( Nam/Nữ - 01 người ) - Hiểu biết lĩnh vực thời trang và có khả năng thuyết trình đàm
phán.
- Tiếng anh giao tiếp, ưu tiên những ứng viên có quan hệ rộng
trong giới truyền thông.
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành quản trị nhân sự, hành
chính, văn thư lưu trữ.
Nhân viên Hành chính–Nhân sự- Am hiểu về Luật lao động và hiểu các công việc hành chính nhân
2 (Nam/Nữ 01 người) sự.
Làm việc tại Hải Phòng - Có kinh nghiệm quản lý nhân sự, lương, BHXH, lưu trữ hồ sơ…
- Ưu tiên Nam, kinh nghiệm làm việc tối thiểu 1 năm ở vị trí tương
đương.
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành kế toán, kinh tế.
- Tuổi đời từ 22 – 30. Sức khỏe tốt.
Nhân viên kho tổng Hà Nội
3 - Ưu tiên người có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý kho, ưu tiên ứng
(Nam - 01 người )
viên có kinh nghiệm.
- Sức khỏe tốt
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên có chứng chỉ kế toán, tin học. Sử
dụng thành thạo vi tính.
Nhân viên kiểm kê - Tuổi từ 22 đến 35.
4
(Nam - 01 người ) - Có thể đi công tác xa
- Có phương tiện đi lại (xe máy)
- Nhiệt tình, sức khỏe tốt
Địa điểm làm việc: Hà Nội, Hải Phòng
Quyền lợi:
- Cơ hội thăng tiến rõ ràng, được tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Bộ Luật lao
động và Nội quy Công ty.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, bình đẳng, thân thiện và cơ hội mở cho tất cả các
thành viên trong hệ thống.
- Mức lương thưởng phù hợp theo năng lực.
- Được đào tạo để phát huy khả năng và phát triển sự nghiệp bền vững tại NinoMaxx.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin việc viết tay, Sơ yếu lý lịch, Văn bằng chứng chỉ liên quan, Giấy khám sức
khỏe, sổ hộ khẩu, 04 ảnh 4x6, CMND.
Hồ sơ xin gửi về địa chỉ: 136 Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hạn nộp hồ sơ: Hết ngày 15/12/2010

Cái khó của chuyên viên tuyển dụng là phải khéo léo gợi mở, giúp ứng viên có thể thoải
mái, tự tin và mạnh dạn thể hiện bản thân.Thông qua câu chuyện của họ, quan sát cách họ
kể chuyện và lắng nghe nội dung, mình sẽ biết được ứng viên có thực sự làm qua công
việc đó hay chưa, có đam mê với công việc của họ không.Ngoài ra, các câu hỏi tình
huống để tìm hiểu tính cách và thái độ ứng xử của ứng viên cũng rất quan trọng vì công
ty bao giờ cũng muốn tuyển người giỏi chuyên môn và phù hợp với văn hóa công ty.
Để có thể thành công với công việc “tuyển nhân sự”, chuyên viên tuyển dụng cũng phải
học hỏi rất nhiều, phải học chữ nhẫn và học cách lắng nghe để phát hiện những tố chất,
khả năng, tính cách, thái độ, nhiệt huyết... của ứng viên - những điều vốn không được thể
hiện trên các bộ hồ sơ.

Về quản lý dòng vốn:

Các báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước đây được xem xét mỗi tháng một lần, thì
Ninomaxx tăng lên hai lần để quản lý một cách chặt chẽ hơn.

Siết chặt mối quan hệ không chỉ với ICC,.mà còn các đối tác chiến lược khác đảm bảo
dòng vốn đầu tư tốt

Sự phá cách và đầu tư làm mới mình

Thường xuyên tổ chức các buổi họp báo trình diễn thời trang để làm mới tên tuổi.Tại
buổi hợp báo ,để có thể tổ chức một show trình diễn thời trang hoành tráng , nên mời
những nhân vật nổi tiếng để thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Ví dụ: tháng 11 / 2010 Ninomaxx sẽ ra mắt bộ sưu tập Thu đông , dự kiến Ninomaxx sẽ
tổ chức một cuộc họp báo với sự tham gia của hơn 30 người mẫu nổi tiếng hiện nay như:
Đức Tiến, Minh Anh, Khánh Trình, Trúc Diễm, Ngọc Nga, Thanh Mai, Kim Hồng, Tống
Bạch Thuỷ, Phạm Ngọc … cùng phóng viên và các đối tác chiến lược của Ninomaxx

trong thời gian từ 18 đến 31/10, Ninomaxx đang có chương trình giảm giá từ 30% đến
50% trên rất nhiều mặt hàng.Dự kiến khoảng đầu tháng 12 , Ninomaxx lại tiếp tục có
chương trình giảm giá tiếp theo trên nhiều mặt hàng. Điều này làm thu hút được rất nhiều
các bạn trẻ chú ý

4. Hiệu quả mà phương án có thể mang lại.

Những khó khăn khiến doanh nghiệp chọn cách thức“án binh bất động”trong khủng
hoảng kinh tế phần nhiều nằm ở chi phí và yếu tố tinh thần của doanh nghiệp. Những lý
do chính cho việc “phải hành động” được phân tích là doanh nghiệp có thời gian để
“khám” và ”điều trị”; có cơ hội để tối ưu hóa nguồn lực, cắt giảm chi phí; và có cơ hội rút
ngắn khỏang cách và vượt lên do các đối thủ cạnh tranh cũng đang suy yếu. Thời Trang
Việt cùng với quan điểm và kinh nghiệm của mình về vấn đề nâng cấp sức khoẻ doanh
nghiệp trong khủng hoảng kinh tế đã và đang được phát triển hơn. Lãnh đạo Ninomaxx
tiếp tục nâng cao “sức khoẻ” doanh nghiệp để “chống chọi” và “vượt qua” khủng hoảng
và để tạo nền tảng “vươn lên” sau khủng hoảng kinh tế.

Như vậy, trong thời điểm kinh tế suy giảm, người tiêu dùng sẽ tính toán chi tiêu hợp lý
hơn, vì thế phân khúc thị trường hàng cao cấp nhập khẩu sẽ được thay thế bằng các nhãn
hiệu thời trang cao cấp trong nước với giá cả hợp lý, chất lượng và mẫu mã đẹp. Đó là
điều mà các nhà làm thời trang đang kỳ vọng.
Với những nỗ lực phát triển kênh phân phối của mình, Ninomaxx đã đang và sẽ thành
công hơn nữa tại thị trường Việt Nam. Bằng tất cả những gì đã làm, Ninomaxx tạo cho
người tiêu dùng Việt Nam một niềm tin, tin rằng sẽ có một ngày thương hiệu thời trang
Ninomaxx sẽ sánh ngang cùng các thương hiệu thời trang danh tiếng tại các kinh đô thời
trang trên thế giới. Ninomaxx đã, đang gieo mầm và sẽ có một ngày hái quả.

You might also like