You are on page 1of 10

Quản trị tiền.

1. Bản dự trù ngân sách có thể chưa hợp lý và cần tính toán kỹ. Một kế
hoạch trù liệu bao giờ cũng ít nhiều khác với thực tế, do đó dự trù ngân sách
cũng có thể chứa đựng những điều chưa hợp lý. Do đó cần tính toán nhiều
lần dự trù ngân sách và điều chỉnh những thiếu hụt tài chính trong quá trình
hoạt động của công ty.

2. Tái xem xét dự trù ngân sách là rất cần thiết. Việc xem xét thường kỳ,
tập trung vào những gì đang diễn ra và so sánh với dự tính trên ngân sách
mới chính là yếu tố quan trọng.

3. Quan trọng nhất là lên lịch tổng duyệt. Cần đặt ra một lịch trình để xem
xét quá trình thực hiện chi từ ngân sách. Công việc này thực sự quan trọng
vì nó đòi hỏi mọi người phải cố gắng hướng tới việc sử dụng ngân sách thật
hiệu quả.

4. Chú ý đến những giả định. Trong các cuộc họp bàn về sử dụng ngân
sách, cần xem xét kỹ những giả định (những gì đã thay đổi trong nội bộ và
trên thị trường sẽ ảnh hưởng ra sao đến ngân sách của doanh nghiệp). Các
nhà quản lý phải có khả năng nhìn thấy sự biến đổi của thị trường để đối phó
với những biến đổi ấy bằng cách chỉnh sửa hợp lý bản dự trù ngân sách.

5. Quan tâm đến các công cụ. Doanh nghiệp cần sự trợ giúp từ các công cụ
bỗ trợ như phần mềm thủ thư dõi theo số tiền đã chi tiêu hay các chọn lựa
phần mềm cung cấp đường truyền dữ liệu với ngân hàng như Quicken,
QuickBooks, Microsoft Money, Accpac, Netbooks.

6. Hàng tháng phải kiểm tra báo cáo chi từ ngân sách. Báo cáo kế toán
rất cần đi vào từng chi tiết để những ai có nhiệm vụ quản lý ngân sách thấy
rõ những hạng mục đáng chú ý nhất từ đó tiếp tục dành ưu tiên cho những
hạng mục nào để đảm bảo việc chi từ ngân sách đạt hiệu quả cao.

Tính toán ngân sách kinh doanh :

1. Phóng đại các kế hoạch. Các nhà đầu tư đôi khi bị mờ mắt bởi những con
số trong ngắn hạn, nhưng rốt cục sự bền vững luôn cần thời gian. Ngân sách
và các kế hoạch thực tế có thể khiến thời gian tìm kiếm nguồn tài chính kéo
dài hơn, nhưng khi tiền đã đến, đó là tiền thật, và Ninomaxx nên có một kế
hoạch đem lại lợi nhuận trong các năm tới.
2. Quan tâm đến các nhu cầu ngân sách trước mắt. Nếu kế hoạch của công ty
cần 50.000 đôla để đưa một sản phẩm mới ra thị trường, đừng chỉ tìm kiếm
30.000 USD. Các công ty vồ lấy khoản tiền ban đầu tư chưa đủ để làm trọn
việc rồi sau đó ngậm ngùi bỏ cuộc. Các nhà đầu tư hiện nay đều đủ hiểu biết
để dùng 50 000 USD một cách thông minh chứ không phải ném 30 000 đôla
qua cửa sổ.

3. Hầu như trong tất cả các giao dịch đều có độ trễ về thời gian giữa lúc
hoàn thành và lúc thu được toàn bộ số tiền. Đây là một thực tế trong kinh
doanh và không phải là vấn đề gì nghiêm trọng nếu doanh nghiệp được
chuẩn bị trước. Nhưng vấn đề là, Ninomaxx chuẩn bị điều này để tránh gặp
phải vấn đề nghiêm trọng

4. Quên mất khoản tiền nộp cho chính phủ. Chênh lệch cuối ngày thường
lớn hơn trên thực tế. Những khoản như thuế giá trị gia tăng đầu ra (tính trên
doanh thu) có thể vẫn nằm trong két của công ty tạm thời, nhưng rốt cục sẽ
phải nộp cho chính phủ. Chính vì vậy doanh nghiệp không nên tính các
khoản này vào tài sản có, nếu làm như vậy công ty sẽ gặp phải rủi ro không
thể đáp ứng được các chi phí cho dự án tương lai.

5. Hạch toán và kiểm soát được thời biểu quảng cáo. Quảng cáo có thể dẫn
tới doanh thu. Tuy nhiên, rất nhiều công ty hạch toán chi phí quảng cáo so
với doanh số bán hàng trong cùng khoảng thời gian. Để an toàn, một chiến
dịch quảng cáo hoặc marketing cần phải được tính riêng trước một khoảng
thời gian nhất định trước khi doanh số bán hàng được ghi nhận. Nếu không
hạch toán được những chi phí cần thiết trong khung thời gian nhất định,
công ty sẽ không tận dụng được nguồn tài chính cần thiết nhằm đạt được
mục tiêu doanh số và có thể lạm phát vào chi phí của các tháng tiếp theo.

Quản trị khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản
phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức
không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh
đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ
hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì
chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi,
do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, Ninomaxx cần có
chính sách bán chịu phù hợp.
Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các
yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và
chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán
chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc
tài chính. Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát
khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ
thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng
doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu,
và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài
chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. Liên quan đến chính sách bán
chịu, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều
khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, và chính sách và quy trình thu nợ.

1. Tiêu chuẩn bán chịu

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách
hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Tiêu
chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh
nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình
chính thức hoặc không chính thức.

Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh
hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở
rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này,
thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố
ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu.

Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có
thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là
kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu.
Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến
khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là
khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh
nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số
mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu.
MH1 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu.

MH2 - Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu.

2. Điều khoản bán chịu

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn
bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian
bán chịu cho phép. Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là
khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết
khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát
hành hóa đơn.
Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa
xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán
chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu.

- Thay đổi thời hạn bán chịu

MH3 - Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu.

MH4 - Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu.

- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu


Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và tỷ lệ
chiết khấu. Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh
toán trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết
khấu. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được
khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ
chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Nhưng
tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó giảm lợi nhuận. Liệu
giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận
hay không.

MH5 - Mô hình Tăng tỷ lệ chiết khấu.

MH6 - Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu.


Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán
chịu nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình
thực tiễn hay không. Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu,
do tình hình thay đổi, nếu tiết kiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận
giảm, khi ấy công ty cần thay đổi chính sách chiết khấu. Nếu công ty muốn
xem xét có nên quyết định giảm tỷ lệ chiết khấu lại hay không thì tiến hành
phân tích mô hình.

3. Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu

Trong các tình huống đã phân tích trên đây, chúng ta đều ngầm giả định rằng
không có tổn thất do nợ không thể thu hồi. Thật ra chính sách bán chịu
không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan
đến khả năng thu hồi khoản phải thu. Trong phần này chúng ta sẽ phân tích
xem rủi ro bán chịu ảnh hưởng như thế nào qua xem xét mô hình sau đây:

MH7 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi
ro từ bán chịu.
Trên đây là một số tình huống giúp giám đốc tài chính có cơ sở quyết định
chính sách khoản phải thu. Tuy nhiên, do quản trị khoản phải thu phải đối
mặt với nhiều tình huống phức tạp và khó mô hình hóa nên nhìn chung mô
hình quyết định trong quản lý khoản phải thu có thể mô tả tóm tắt như sau:

MHTQ - Mô hình tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu.

Quản trị rủi ro


3 công cụ quản trị rủi ro
Có 3 công cụ đã được kiểm chứng giúp bạn dự đoán và kiểm soát những rủi
ro ngắn và dài hạn. Bạn có thể áp dụng một trong những công cụ trên để ra
những quyết định quan trọng trong những giai đoạn có nhiều biến động và
khó khăn.
Nhà quản trị và doanh nhân là những người làm việc trong môi trường có
nhiều biến động và rủi ro. Chính vì vậy họ đã phát triển những kĩ năng để
quản trị những vấn đề thiếu sự chắc chắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Quản trị nguồn lực ngành thời trang

Sự an toàn không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật lí, nó còn có ý nghĩa về mặt
tài chính. Tức là giảm rủi ro xuống mức tối thiểu và không nên mạo hiểm
khi không thực sự cần thiết. Với mục đích đảm bảo an toàn tối đa cho từng
thời điểm tung ra các mẫu sản phẩm mới của Ninomaxx, huấn luyện các kĩ
năng cho đội ngũ nhân viên nhận biết thị trường, giải quyết vấn đề, làm việc
nhóm và ra quyết định hiệu quả. Có thể áp dụng cho ai,bất cứ ai cần đưa ra
quyết định trong thời gian ngắn .

Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management – ERM)

ERM được sử dụng để xác định những rủi ro, lượng hóa những tác động,
điều tra nguyên nhân và quản lí những tác động do rủi ro mang lại. ERM có
thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ phân tích chỉ số tín dụng, thị trường
chứng khoán tới những tác động tới công ty khi danh tiếng bị đe dọa.

Quy trình này gồm có những bước sau:

1. Xác định rủi ro


2. Lượng hóa rủi ro
3. Điều tra nguyên nhân
4. Đưa ra phương pháp giải quyết rủi ro
5. Quản lý và giám sát

Có thể áp dụng cho ai: kiểm toán viên, chuyên viên ngân hàng hay các
chuyên gia trong lĩnh vực tài chính muốn tìm hiểu và dự báo xu hướng trước
khi đưa ra những quyết định có tính chiến lược lâu dài.

ERM được xây dựng với mục đích phục vụ cho chiến lược. Đây là một công
cụ lên kế hoạch, không phải công cụ quản lí các hoạt động hằng ngày. Cũng
cần đảm bảo rằng nguời quản lí và triển khai chương trình ERM phải có kĩ
năng về định lượng. Có rất nhiều các chương trình ứng dụng ERM, nhưng
theo các chuyên gia một chương trình tốt phải được xây dựng dựa trên tổ
hợp các công cụ ngẫu nhiên, khoa học đưa ra quyết định, lí thuyết trò chơi
và tâm lí ứng xử.
Xây dựng kế hoạch dựa trên những phát hiện (Discovery-Driven
Planning)

Xây dựng kế hoạch dựa trên những phát hiện là công cụ lên kế hoạch dựa
trên viễn cảnh, được phát triển bởi giáo sư Ian MacMillan thuộc trường
Wharton và giáo sư Rita Gunther McGrath thuộc trường kinh doanh
Colombia. Đây là một quy trình gồm 6 bước và có tính hệ thống được sử
dụng để chuyển những thông tin “chết” những thành kiến thức trong những
môi trường thiếu chắc chắn và rủi ro. Nhà quản lí có thể sử dụng chúng để
điều chỉnh chiến lược và đưa ra những quyết sách nhanh chóng hơn, ví dụ
như quyết định liệu có nên rút lui khỏi một thương vụ đầu tư thiếu hiệu quả.

Quy trình này gồm những bước sau:

1. Xác định mục tiêu đầu tư


2. Mô tả thị trường cạnh tranh: tạo ra cái nhìn thực tế về môi trường
cạnh tranh
3. Cụ thể hóa những kết quả thành phẩm: xác định công việc cần thực
hiện để đạt được kết quả
4. Kiểm tra giả định: chuyển những giả định thành kiến thức
5. Quản lí những điểm mốc: đưa ra kế hoạch kiểm tra các giả định
6. Tính toán: Giữ cho chi phí ngày càng giảm tới khi giả định được kiểm
tra hoàn tất

Áp dụng cho ai: bất cứ nhà quản lí doanh nghiệp cần đưa ra những quyết
định trong môi trường nhiều rủi ro.

Đây là quy trình ngắn hạn được xây dựng để mã hóa những suy nghĩ của
người làm kinh doanh. Mục đích là kiểm tra những giả định (ví dụ “tất cả
khách hàng chúng ta đều thanh toán đúng hạn”) để đưa ra những lựa chọn
mang tính thực tế và chắc chắn hơn. Điều này giúp nhà quản trị phản ứng
với những giả định kinh doanh sai lầm. Công cụ này được sử dụng hiệu quả
nhất trong việc kiểm tra những dự án hay ý tưởng mới trong những giai đoạn
đầu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

You might also like