You are on page 1of 108

Chuyên đề tốt nghiệp 1

LỜI NÓI ĐẦU


Một điểm khác nhau căn bản giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung
bao cấp là vấn đề xem xét giá trị, giá trị sử dụng và mối quan hệ giữa chúng.
Nền kinh tế tập trung khi sản xuất sản phẩm thiên về giá trị sử dụng đáp ứng
các tiêu chuẩn kĩ thuật và số lượng đề ra theo kế hoạch nhưng khi chuyển
sang kinh tế thị trường thì các hoạt động kinh tế vận động theo qui luật giá
trị: sản phẩm muốn cạnh tranh thì hao phí lao động cá biệt càng thấp càng tốt.
Lý do này khiến việc hạ giá thành sản phẩm luôn là đề tài cần quan tâm của
tất cả các doanh nghiệp. Muốn giá thành hạ thì chi phí sản xuất phải giảm.
Trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi phải đánh giá chính xác các mặt hiệu
năng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Thông tin do kế toán cung cấp làm
cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị doanh nghiệp nên yêu cầu phải kịp
thời, đầy đủ, chính xác. Điều này càng quán triệt hơn trong hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp công nghiệp.
Thực tiễn luôn biến đổi, đặt ra yêu cầu về lý luận cũng như chế độ kế
toán luôn phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ kế toán
quốc tế. Ngay trong thực tiễn, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan,
việc áp dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng
đúng, đủ theo yêu cầu nhất là việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm.
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng đó, em mạnh dạn chọn
đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Giầy Thượng Đình” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết
cấu của chuyên đề gồm ba phần chính:
Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp.
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình.
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy
giáo – TS. Nguyễn Năng Phúc cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cán bộ Phòng
Kế toán - Tài chính của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian thực tập ngắn, trình độ hạn
chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự cảm thông và đóng
góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và các anh chị trong Phòng Kế toán – Tài
chính để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Chuyên đề tốt nghiệp 2

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
5
I. Chi phí sản xuất 5
1. Khái niệm 5
2 .Phân loại chi phí sản xuất 6
2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí 6
2.2.Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí 7
2.3. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng 8
công việc, sản phẩm hoàn thành
2.4. Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan 8
hệ với đối tượng chịu chi phí
II. Giá thành sản phẩm 10
1. Khái niệm 10
2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11
3. Các loại giá thành sản phẩm 12
3.1. Theo thời điểm và nguồn số liệu hình thành để tính giá thành 12
3.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí 12
III. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá 13
thành sản phẩm
IV. Hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm với 13
công tác quản trị doanh nghiệp
V. Đối tượng và phương pháp hạnh toán chi phí sản xuất 14
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 14
1.1. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 14
1.2. Căn cứ vào loại hình sản xuất 15
1.3. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất 15
1.4. Căn cứ vào các yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp 15
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15
2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc 15
2.2. Phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất 16
2.3. Phương pháp liên hợp hạch toán chi phí sản xuất 16
2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo định mức 16
3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16
VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 17
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 17
Chuyên đề tốt nghiệp 3

2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 17


2.1. Phương pháp trực tiếp 18
2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí 18
2.3. Phương pháp hệ số 18
2.4. Phương pháp tỷ lệ 19
2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 20
2.6. Phương pháp liên hợp 20
3. Phương án tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong một số loại hình doanh nghiệp 20
3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn 20
3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 20
3.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức 21
3.4. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến
liên tục 21
VII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên 22
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 24
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 25
4. Hạch toán chi phí trả trước 27
5. Hạch toán chi phí phải trả 28
6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 29
6.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 29
6.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 30
7. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất phụ 31
7.1. Phương pháp phân bổ giản đơn 32
7.2. Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần 33
7.3. Phương pháp đại số 34
8. Tổng hợp chi phí sản xuất 34
8.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 35
8.2. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang 35
VIII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ 37
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 38
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 38
4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở 38
dang
IX. Chứng từ, sổ sách kế toán 39
Chuyên đề tốt nghiệp 4

1. Chứng từ 39
2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết 40
3. Sổ kế toán tổng hợp 40
42
Chương II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH
I. Một số nét khái quát về Công ty 42
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 42
2. Đặc điểm quy trình công nghệ 43
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 44
4. Đặc điểm công tác tổ chức quản lý 47
5. Tổ chức công tác kế toán 50
5.1. Tổ chức về mặt nhân sự 50
5.2. Tổ chức hệ thống sổ sách và hạch toán 52
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy 54
Thượng Đình
1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất 54
2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 55
3. Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán chi 55
phí sản xuất và tính giá thành
4. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình 57
4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 57
4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 62
4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 67
4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá thành sản phẩm 73
dở dang
III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 75
1. Công tác quản lý giá thành 75
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 75
Chương III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 77
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH
I. Nhận xét chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính 77
giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
1. Sự cần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính 77
đúng, tính đủ giá thành sản phẩm
2. Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá 78
thành sản phẩm
3. Nhận xét chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá 79
thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
Chuyên đề tốt nghiệp 5

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản 81
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
Kết luận 90

Chương I
Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp
I. Chi phí sản xuất
1. Khái niệm

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có đầy đủ các
yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Sự tham gia của các
yếu tố vào quá trình sản xuất (các yếu tố đầu vào) hình thành các khoản chi
phí tương ứng.

Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ gồm 3 bộ phận C, V, m.


C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, như : khấu hao tài sản cố định,
chi phí nguyên vật liệu... Bộ phận này gọi là lao động quá khứ (lao
động vật hoá).
V: là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham
gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Bộ
phận này gọi là lao động sống.
m: là giá trị lao động sống tạo ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ.

Ở góc độ doanh nghiệp, để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp
phải bỏ ra 2 bộ phận chi phí là C và V.
Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã
chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kinh doanh
nhất định (tháng, quý, năm…).
Về bản chất chi phí sản xuất dưới từng góc độ nghiên cứu như sau:
♦ Đối với các nhà kinh tế học: Chi phí sản xuất là các phí tổn phải chịu khi
sản xuất sản phẩm trong kì.
Chuyên đề tốt nghiệp 6

♦ Đối với các nhà quản lý tài chính, thuế, ngân hàng: Chi phí sản xuất là các
khoản chi liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
♦ Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Chi phí sản xuất là khoản phải bỏ ra
để mua các yếu tố cần thiết phục vụ quá trình sản xuất và mang lại lợi
nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trong giới hạn đầu tư không đổi.
♦ Đối với các nhà kế toán: Chi phí sản xuất là khoản phải hy sinh hay trừ ra
để đạt được mục đích nhất định, nó được xem xét như một lượng tiền
phải trả cho các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm.
Theo quan điểm của kế toán Pháp, chi phí sản xuất là tất cả tiền mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để mua các yếu tố của quá trình sản xuất trong một
thời gian nhất định, gồm: tiền mua vật tư, dịch vụ phục vụ quá trình sản
xuất, thù lao cho người lao động và các khoản chi khác phát sinh trong quá
trình sản xuất.
Khái niệm chi phí sản xuất hẹp hơn khái niệm chi phí. Chi phí tính cho tất
cả các yếu tố đầu vào trong kỳ kinh doanh gồm cả chi phí sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất.
Mặt khác, chi phí khác với chi tiêu: chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch
toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản
phẩm sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch
toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại tài sản, vật tư, tiền
vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong
kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua vật
tư, hàng hoá … ), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất
sản phẩm, công tác quản lí…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, quảng cáo …).
Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí.
Tổng chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao
phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này.
Chi phí và chi tiêu khác nhau cả về mặt lượng và thời gian:
♦ Chi phí được cấu thành từ khoản chi tiêu trong kỳ (thường phát huy tác
dụng một lần).
♦ Chi phí được cấu thành từ các khoản chi tiêu của kỳ trước phân bổ chi phí
của kỳ này.
♦ Chi phí được cấu thành từ các khoản chi tiêu của kỳ sau nhưng liên quan
đến sản xuất kinh doanh của kỳ này (chi phí phải trả).
Sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm,
tính chất vận động và phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản
vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán của chúng.
Chuyên đề tốt nghiệp 7

2.Phân loại chi phí sản xuất


Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại,
từng nhóm theo những đặc điểm đặc trưng nhất định. Người ta thường sử
dụng một số tiêu thức sau:
2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành các yếu tố khác nhau mà
mỗi yếu tố chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không
phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và mục đích, công dụng của chi phí đó
như thế nào. Toàn bộ các chi phí được chia thành các yếu tố sau:
♦ Chi phí nguyên vật liệu gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, cộng cụ, dụng cụ … mà doanh
nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại
trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên
liệu, động lực).
♦ Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)
mà doanh nghiệp phải chịu.
♦ Chi phí về khấu hao tài sản cố định gồm toàn bộ số khấu hao tài sản cố
định phải trích của tất cả các tài sản sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
♦ Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi
trả cho các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, bưu phí … phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
♦ Chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí khác dùng vào sản xuất,
ngoài bốn yếu tố trên.
Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để
phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Ngoài ra, nó
còn giúp cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở Bảng thuyết
minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản
xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương và tính toán nhu cầu
vốn lưu động cho kỳ sau đồng thời cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập
quốc dân.

2.2. Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này, ý nghĩa các bộ phận chi phí trong giá thành sản
phẩm khác nhau thì được xếp riêng theo ba khoản mục sau:
ụ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chuyên đề tốt nghiệp 8

Phần này bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,
nhiên liệu… tiêu hao trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
ẩ Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp gồm chi phí về tiền công, phụ cấp và các
khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
ơ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất có chức
năng phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại căn cứ vào mục đích và công dụng phục vụ tốt cho công tác
quản lý chi phí sản xuất: cung cấp số liệu cho kế toán tính giá thành sản
phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham
khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm
cho kỳ sau đồng thời còn giúp cho việc xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Nhược điểm của phương pháp này là mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm
những chi phí có cùng mục đích, công dụng mà không phân biệt chi phí đó có
nội dung như thế nào.

2.3 . Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công
việc, sản phẩm hoàn thành
Theo cách này, chi phí sản xuất được phân thành các loại:
ạ Chi phí khả biến (biến phí):
Biến phí là những chi phí mà tổng số hoặc tỷ lệ so với khối lượng công
việc hoàn thành thay đổi (khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành tăng thì
tổng chi phí tăng và ngược lại) nhưng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì
không đổi. Chẳng hạn, như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực
tiếp.
ế Chi phí bất biến (định phí):
Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng,
công việc hoàn thành nhưng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc
hoàn thành thì lại thay đổi. Chẳng hạn: chi phí về khấu hao tài sản cố định,
chi phí thuê mặt bằng…Trong chi phí sản xuất chung phần lớn là định phí.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong quản trị doanh nghiệp, giúp cho
việc xem xét cách ứng xử từng loại chi phí, phân tích điểm hoà vốn, phục vụ
việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Mặt khác, giúp việc xác định kết quả trong các báo cáo bộ
phận để ra các quyết định quản lý.
Chuyên đề tốt nghiệp 9

2.4. Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ
với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia ra làm hai loại:
ạ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với
việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định. Những chi
phí này kế toán có thể căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho
đối tượng chịu chi phí.
ị Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến sản xuất
nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Những chi phí này kế toán phải
tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích
hợp
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán
tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý.
Ngoài các cách phân loại trên, còn một số cách khác như : phân loại theo
cách thức kết chuyển chi phí…
Ở Pháp coi chi phí là giá phí phải trả khi sử dụng đồ vật và dịch vụ nhằm
mục đích kiếm lời, chi phí là khoản chi làm giảm vốn của Công ty nhưng vẫn
phải thực hiện theo hy vọng số thu nhập mang lại sẽ làm tăng thêm vốn.
Quan niệm này chia chi phí theo các yếu tố:
ố Chi phí về nhân viên: gồm tiền lương, phụ cấp, thưởng.
ở Chi phí về thuế và các khoản khác nộp ngân sách.
ộ Chi phí về dịch vụ mua ngoài.
ụ Chi phí về quảng cáo, quà tặng, vận chuyển, bưu điện, ngân hàng.
ệ Chi phí quản lý thông thường.
ờ Chi phí về tài chính, vay phải trả, chiết khấu phải trả.
ả Chi phí đặc biệt.
Cũng theo khái niệm trên, nếu hiểu chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu
tố cần thiết cho chế tạo sản phẩm thì chi phí gồm hai bộ phận:
ậ Chi phí mua hàng, vật tư, các loại dự trữ sản xuất.
ấ Các phí tổn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ở Mỹ quan niệm: Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất
cả các chi phí và nguồn được sử dụng để mang lại doanh thu. Phân loại chi
phí sản xuất dựa vào hai căn cứ :
 Căn cứ vào mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất thì gồm có
chi phí bất biến và chi phí khả biến.
 Chi phí bất biến là phần chi phí hầu như giữ nguyên tổng số tiền với
mọi khối lượng sản phẩm được sản xuất ra.
Chuyên đề tốt nghiệp 10

 Chi phí khả biến là phần chi phí có xu hướng gia tăng theo sự gia tăng
của khối lượng sản phẩm sản xuất và có xu hướng giảm so với sự
giảm sút của số lượng sản phẩm.
 Căn cứ vào mối quan hệ với báo cáo kết quả kinh doanh , chi phí sản
xuất được chia thành chi phí định mức và chi phí lịch sử.
 Chi phí định mức là chi phí phải gánh chịu được xác định trước .
 Chi phí lịch sử là chi phí thực tế phải gánh chịu.

Qua cách phân loại của các nước thì kế toán pháp khó xác định chính xác
giá thành sản phẩm, mà phải xác định giá thành toàn bộ. Kế toán Mỹ và Việt
Nam phân loại rõ ràng hơn, thuận lợi cho việc xác định giá thành sản phẩm
chính xác.

II II. Giá thành sản phẩm


III 1. Khái niệm
Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để
đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất phải
được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá
trình sản xuất kinh doanh đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh
đó hình thành nên khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến việc sản xuất và tiêu
thụ một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá. Những chi
phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư
liệu sản xuất đã tiêu dùng và các chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp
giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh
đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các
quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và
không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Như vậy, đi chi tiết hơn ta thấy:


 Về khách quan: Giá thành là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị tư liệu
sản xuất và sức lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm.
 Về chủ quan: Trên cơ sở chi phí sản xuất tính ra giá thành sản phẩm
trong kỳ, nên giá thành sản phẩm phụ thuộc vào phương pháp hạch toán
và các biện pháp đánh giá khác nhau về tư liệu sản xuất và sức lao
động.
Chuyên đề tốt nghiệp 11

Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm cụ thể và chỉ
tính toán với số lượng sản phẩm hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá trình sản
xuất (thành phẩm) hay hoàn thành một, hoặc một số công đoạn sản xuất (bán
thành phẩm) mà không tính cho sản phẩm đang nằm trên dây chuyền sản
xuất.

δ Liên hệ với kế toán quốc tế cho thấy:


a. Kế toán Pháp coi giá thành sản phẩm bao gồm:
 Giá mua các vật liệu tiêu hao: các chi phí để mua các vật liệu chế tạo

sản phẩm.
 Chi phí trực tiếp sản xuất: các chi phí chi ra để tham gia trực tiếp vào

quá trình sản xuất sản phẩm.


 Chi phí gián tiếp: có thể phân bổ hợp lý vào đối tượng tính giá thành

sản phẩm.
Các chi phí không được tính vào giá thành sản phẩm:
 Chi phí quản lý chung: chi phí quản lý doanh nghiệp

 Chi phí tài chính: chi phí chi ra trong các nghiệp vụ tài chính

 Chi phí sưu tầm phát triển: chi phí doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh

vực sưu tầm, phát triển phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp

b. Kế toán Mỹ: Chỉ cho phép tính vào giá thành các chi phí trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất, tức là các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực
tiếp, tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí quản lý phân xưởng
mới được tính vào giá thành. Các chi phí khác ngoài sản xuất, như : chi phí về
tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp …chỉ dùng để xác định hiệu quả,
không tính vào giá thành.

2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Như trên đã nói, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt trong
cùng một quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,
phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình
sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các giải pháp mà doanh nghiệp đã thực
hiện nhằm mục đích chi phí bỏ ra ít nhất nhưng kết quả sản xuất thu được
nhiều nhất. Giá thành sản phẩm còn là cơ sở tính toán, xác định kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chi phí và giá thành sản phẩm giống nhau về chất vì đều là các chi phí
nhưng khác nhau về mặt lượng và kỳ hạch toán, thể hiện:
 Chi phí luôn gắn với một thời kỳ nhất định còn giá thành gắn với khối

lượng sản phẩm hoàn thành.


Chuyên đề tốt nghiệp 12

 Chi phí liên quan tới tất cả các hoạt động khác nhau của doanh
nghiệp, nhưng giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến hoạt động sản
xuất sản phẩm.
 Chi phí trong kỳ bao gồm chi phí đã trả cho kỳ trước nhưng chưa phân
bổ cho kỳ này và chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới thực tế
phát sinh, nhưng không gồm phần chi phí phải trả kỳ trước phân bổ
cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ này nhưng chưa thực tế phát
sinh. Giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả kỳ này và
chi phí phải trả trước được phân bổ trong kỳ.
 Chi phí không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn liên
quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá
thành sản phẩm không liên quan đến 2 vấn đề đó nhưng liên quan
đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện qua sơ
đồ sau:
Chi phí sản xuất dở dang đầu Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
kỳ
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

3. Các loại giá thành sản phẩm


Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng
như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều
góc độ, phạm vi tính toán khác nhau.

3.1. Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành


Theo cách này, giá thành gồm các loại:
 Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản
xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực
hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản
phẩm.
Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp,
là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.

 Giá thành định mức


Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
Chuyên đề tốt nghiệp 13

Việc tính giá thành định mức thực hiện trước khi chế tạo sản phẩm. Giá
thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo
để xác định chính xác kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản
xuất, giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kĩ thuật
đã thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Giá thành thực tế


Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kì và sản lượng sản phẩm
thực tế đã sản xuất ra trong kì.
Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm.
Giá thành sản phẩm thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả
phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh
tế-tổ chức-kĩ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để
xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí


Trên góc độ này, giá thành sản phẩm gồm hai loại: giá thành sản xuất và
giá thành toàn bộ.
δ Giá thành sản xuất
Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm gắn với qui trình công nghệ sản
xuất sản phẩm.
Giá thành sản = Chi phí nguyên vật + Chi phí nhân + Chi phí sản
xuất liệu trực tiếp công trực tiếp xuất chung

δ Giá thành toàn bộ


Giá thành toàn bộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh
liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Về mặt kế toán không bao
giờ thể hiện giá thành toàn bộ.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản
xuất

III. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Kế toán làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các cấp quản trị doanh
nghiệp, cho nhà nước (cơ quan thuế), cho ngân hàng, chủ đầu tư … để đánh
Chuyên đề tốt nghiệp 14

giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu tính đúng, đủ, hợp lí các khoản
chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành được chính xác. Yêu cầu đó được
cụ thể hoá thành các nhiệm vụ sau:
 Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá
thành thích hợp.
 Tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng chịu
chi phí sản xuất.
 Xác định đúng đắn giá trị của sản phẩm dở dang cuối kì.
 Cuối kì, phân tích tình hình thực hiện giá thành và kế hoạch hạ giá thành
sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng để đề xuất biện pháp
thích hợp cho lãnh đạo doanh nghiệp.

IV. Hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm
với công tác quản trị doanh nghiệp
Chịu tác động của qui luật giá trị trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp
coi lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất. Để lợi nhuận đạt tối đa thì hoặc phải
tăng doanh thu, hoặc giảm chi phí, hoặc cả hai. Trong tổng chi phí thì chi phí
sản xuất là phần cơ bản ở những doanh nghiệp công nghiệp.
Tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, kết hợp với việc không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì … sẽ tạo vị
thế tốt trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Để làm được như vậy, doanh
nghiệp phải sử dụng hàng loạt các biện pháp: đổi mới qui trình công nghệ,
tìm nguồn nguyên liệu tốt, rẻ, đào tạo công nhân tay nghề cao …
Các nhà quản trị cần theo dõi thường xuyên, kịp thời mọi sự biến động của
chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm; đề xuất các biện pháp để tiêu thụ sản
phẩm nhanh, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các báo cáo sản xuất cần được lập đầy đủ, tuân theo các thủ tục đã qui định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng lãi giả, lỗ thật do
không hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất. Chẳng hạn, chi phí về quyền sử
dụng đất hầu như không tính đủ ở tất cả các doanh nghiệp nhà nước: không
tính hoặc tính với mức rất thấp.

V. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên, quan
trọng của việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Tổ chức hạch toán quá
Chuyên đề tốt nghiệp 15

trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với
nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giai đoạn tính giá
thành. Việc phân chia này do sự khác nhau về đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là một giới hạn nhất định về địa
điểm phát sinh hoặc đối tượng gánh chịu chi phí mà các chi phí được tập hợp
theo đó.
Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
thể phát sinh ở nhiều địa điểm (phân xưởng, tổ, đội) khác nhau và có thể liên
quan đến nhiều loại sản phẩm hay thực hiện các loại dịch vụ khác nhau. Xác
định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt
động, đặc điểm qui trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lí chi
phí của doanh nghiệp mới tạo điều kiện để tổ chức tốt công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất.
1.1. Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Đặc điểm qui trình công nghệ được xem xét ở hai mức độ: giản đơn hay
phức tạp.
Với công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có
thể là sản phẩm hoặc toàn bộ qui trình sản xuất sản phẩm.
Với công nghệ sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có
thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, qui trình công
nghệ, đơn vị sản xuất …

1.2. Căn cứ vào loại hình sản xuất


Với loại hình sản xuất đơn chiếc, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
theo từng bộ phận, từng sản phẩm.
Với loại hình sản xuất hàng loạt cỡ nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt.
Với loại hình sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn, đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất theo toàn bộ khối lượng sản phẩm.

1.3. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất


Tuỳ theo cách thức tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp, có phân
xưởng thì có thể coi phân xưởng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Sẽ có
những quyết định đúng đắn để đối chiếu và kiểm tra, phân tích quyết định
chính xác đến từng phân xưởng trong quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.4. Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp 16

Doanh nghiệp có hạch toán kinh tế nội bộ một cách rộng rãi đòi hỏi phải
kiểm tra, phân tích và xác định kết quả từng phân xưởng, từng công đoạn sản
xuất thì đối tượng hạch toán có thể là phân xưởng, công đoạn sản xuất.
Ngoài bốn căn cứ trên, thực tế còn một số căn cứ khác như căn cứ vào tính
chất sản phẩm … tuỳ theo điều kiện mà doanh nghiệp áp dụng cho thích hợp.

2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất


Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các cách thức, biện
pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng hạch
toán chi phí.

2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc
Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định
theo loại sản phẩm, từng loại công việc, từng đơn đặt hàng. Trên cơ sở đó,
kế toán mở sổ hoặc thẻ kế toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Chi phí
sản xuất phát sinh không kể ở đâu, bộ phận nào đều được phân loại theo sản
phẩm, công việc, đơn đặt hàng. Trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến
nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán dựa vào một tiêu chuẩn
phân bổ thích hợp cho từng đối tượng và ghi vào sổ tương ứng.
Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có điều kiện sau:
 Sản phẩm có tính đơn chiếc, giá trị lớn, kết cấu phức tạp.

 Sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng.

 Chu kì sản xuất sản phẩm kéo dài.

Tài khoản sử dụng được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất.
Phương pháp này có ưu điểm là tạo điều kiện để tính toán chính xác, kịp
thời giá thành sản phẩm, từ đó giúp kiểm tra, đánh giá thường xuyên tình hình
thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khi
doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành thì công tác hạch toán ban đầu
trở nên phức tạp.

2.2.Phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất


Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn
hoặc từng bộ phận, từng phân xưởng khác nhau của doanh nghiệp. Các tài
khoản được chi tiết theo từng giai đoạn sản xuất.
Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có các điều kiện sau:
 Sản phẩm có tính đồng nhất, sản xuất đại trà.

 Sản phẩm có giá trị nhỏ.

 Sản phẩm được đặt mua sau quá trình sản xuất .
Chuyên đề tốt nghiệp 17

2.3.Phương pháp liên hợp hạch toán chi phí sản xuất
Với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp mà vừa có điều
kiện vận dụng phương pháp hạch toán theo sản phẩm, vừa có điều kiện vận
dụng phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất thì có thể sử dụng cả hai
phương pháp này. Chẳng hạn, doanh nghiệp vừa sản xuất đại trà, vừa sản
xuất theo đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất được tập hợp theo quá trình sản
xuất với sản phẩm sản xuất đại trà và tập hợp theo công việc với các đơn
đặt hàng.
Trong thực tế, những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn thì hai
phương pháp trên trùng nhau.

2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo định mức
Đối với doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao của
từng yếu tố chi phí cho một đơn vị sản phẩm thì có thể tập hợp chi phí theo
từng yếu tố đã được định mức. Thực chất của phương pháp này là việc xác
định mức hao phí thực tế của từng yếu tố chi phí trong một đơn vị sản phẩm
nên tập hợp chi phí theo định mức là một dạng đặc biệt của phương pháp
hạch toán chi phí theo công việc.

3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để tính chính xác giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất phải được tập hợp
theo một trình tự hợp lí, khoa học. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản
xuất từng doanh nghiệp, trình độ quản lí và hạch toán … nhưng trình tự
chung qua các bước:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản, trực tiếp liên quan đến từng đối
tượng tập hợp chi phí.
Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của
ngành sản xuất kinh doanh phục vụ cho các đối tượng trong doanh nghiệp.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính
giá thành.
Bước 4: Kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Bước 5: Tính ra tổng giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ.

VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Chuyên đề tốt nghiệp 18

Chi phí sản xuất được tập hợp là cơ sở để tính giá thành. Đối tượng tính
giá thành là sản phẩm, định vụ đòi hỏi kế toán phải tính được giá thành và giá
thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời,
phải xác định đơn vị tính của sản phẩm, dịch vụ đã được xã hội thừa nhận,
phù hợp với đơn vị tính sản lượng ghi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh
của đơn vị.
Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình
sản xuất là đối tượng tính giá thành.
Nếu quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành
là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng
giai đoạn sản xuất.
Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì sản phẩm
được lắp ráp hoàn chỉnh, từng bộ phận, chi tiết sản phẩm là đối tượng tính
giá thành.
Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản
xuất là đối tượng tính giá thành.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần thiết tiến
hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ
giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm
bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế được kịp thời, đầy đủ,
phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp
ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp.
Kỳ tính giá thành có thể là tháng, chu kỳ sản xuất hay năm tuỳ thuộc đặc
điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất để xác định cho thích hợp.

2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm


Phương pháp tính giá thành sản phẩm là hệ thống các cách thức, biện pháp
sử dụng để tính giá thành đơn vị của sản phẩm. Nó mang thuần túy tính kỹ
thuật sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ để tính tổng
giá thành và giá thành đơn vị.
Sau đây là một số phương pháp tính giá thành:

2.1. Phương pháp trực tiếp


Phương pháp này thích hợp ở những doanh nghiệp mà một số đối tượng
tính giá thành thích ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó là các
Chuyên đề tốt nghiệp 19

doanh nghiệp điện, nước... có quy trình công nghệ khép kín, chỉ sản xuất một
loại sản phẩm hoặc doanh nghiệp in, may mặc... sản xuất nhiều loại sản
phẩm nhưng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định cho từng loại
sản phẩm. Chi phí sản xuất tập hợp theo phương pháp này là trực tiếp hoặc
gián tiếp.

Tổng giá Giá trị sản Chi phí sản Các phát sinh Giá trị sản
thành = phẩm dở dang + xuất thực tế - giảm chi phí - phẩm dở dang
sản
phẩm đầu kỳ phát sinh sản xuất cuối kỳ
trong kỳ

Đồng thời, dựa vào sản lượng thực tế do bộ phận thống kê cung cấp, xác
định giá thành đơn vị:

Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành

2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí


Phương pháp này được sử dụng khi một đối tượng tính giá thành ứng với
nhiều đối tuợng tập hợp chi phí sản xuất: một loại sản phẩm phải trải qua
nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng, tổ đội. Chẳng
hạn, như: doanh nghiệp sản xuất giầy, dệt, giấy...

Tổng giá thành Chi phí phân xưởng 1 Chi phí phân xưởng n
sản phẩm = phân bổ cho sản phẩm + ... + phân bổ cho sản phẩm
hoàn thành hoàn thành

2.3. Phương pháp hệ số


Phương pháp hệ số được áp dụng khi một đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất ứng với nhiều đối tượng tính giá thành và doanh nghiệp đã xác định
được hệ số của từng loại sản phẩm dựa trên một tiêu thức thích hợp: trọng
lượng, kích thước sản phẩm ...Đó là các doanh nghiệp ngành hoá chất, hoá
dầu...
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm và đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ.

Tổng giá Giá trị sản Chi phí sản Các phát sinh Giá trị sản
thành các = phẩm dở dang + xuất thực tế - giảm chi phí - phẩm dở
loại sản đầu kì phát sinh sản xuất dang cuối kì
Chuyên đề tốt nghiệp 20

phẩm hoàn trong kì


thành

Việc tính giá thành thực tế của từng đối tượng phải căn cứ vào hệ số chi
phí của từng loại sản phẩm. Dựa vào hệ số chi phí, kế toán quy đối tất cả
các loại sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm chuẩn, sau đó tính giá
thành thực tế của sản phẩm chuẩn và xác định giá thành thực tế của các loại
sản phẩm.

Sản lượng qui đổi Sản lượng thực Hệ số chi


của từng loại sản = Σ( tế từng loại sản ×
phí từng )
phẩm phẩm loại sản
phẩm

Giá thành đơn vị của Tổng giá thành các loại sản phẩm
=
sản phẩm tiêu chuẩn Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn

Giá thành đơn vị thực tế Giá thành đơn vị của Hệ số chi phí từng
= ×
từng loại sản phẩm sản phẩm tiêu chuẩn loại sản phẩm

2.4.Phương pháp tỷ lệ
Điều kiện vận dụng phương pháp tỷ lệ : là doanh nghiệp đã xây dựng
được chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho từng đối tượng.
Căn cứ vào tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch của các loại
sản phẩm tính theo sản lượng thực tế, kế toán tính tỷ lệ điều chỉnh giá thành.

Tỷ lệ điều chỉnh Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm ×
100
=
giá thành sản phẩm (%) Tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm

Giá thành sản Giá thành kế Sản lượng thực Tỷ lệ điều


= × ×
xuất thực tế hoạch đơn vị chỉnh
của loại sản của loại sản tế sản phẩm i
phẩm i phẩm i giá sản phẩm
Chuyên đề tốt nghiệp 21

2.5.Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ


Áp dụng phương pháp này trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất
mà ngoài việc tạo ra sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ. Đó là các doanh
nghiệp sản xuất đường, xay xát gạo, rượu, bia...
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ,
nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Do vậy, phải loại trừ giá
trị sản phẩm phụ khi tính giá thành.

Tổng giá Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản Giá trị
thành sản = sản xuất thực + phẩm dở dang - phẩm dở dang - Sản phẩm
phẩm chính tế phát sinh đầu kỳ cuối kỳ phụ

Giá trị sản phẩm phụ tính theo giá bán của nó trên thị trường hoặc theo giá
kế hoạch của doanh nghiệp.

2.6. Phương pháp liên hợp


Phương pháp liên hợp áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất
mà tính chất quy trình công nghệ và sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành phải
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: kết hợp tổng cộng chi phí với tỷ lệ,
hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ... Điển hình là các doanh nghiệp dệt
kim, may mặc ...

3. Phương án tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong một số loại hình doanh nghiệp
3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Đó là các doanh nghiệp có quy trình công nghệ khép kín, sản xuất thường
xuyên, liên tục một số ít mặt hàng có khối lượng lớn, có tính đơn nhất, chu kỳ
sản xuất ngắn, không có hoặc sản phẩm dở dang đều đặn giữa các thời điểm
khác nhau như doanh nghiệp điện nước ...
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và đối
tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Bởi vậy, nếu trong
doanh nghiệp có một đối tượng tính giá thành thì sử dụng phương pháp trực
tiếp; nhiều đối tượng tính giá thành thì sử dụng phương pháp hệ số hoặc tỷ
lệ; có sản phẩm phụ thì sử dụng phương pháp loại trừ ; có sản phẩm phụ lại
có nhiều đối tượng tính giá thành thì sử dụng phương pháp liên hợp. Kỳ tính
giá thành trong loại hình doanh nghiệp này theo kỳ báo cáo.
Chuyên đề tốt nghiệp 22

3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng


Ở đây, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối
tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính
giá thành tuỳ theo tính chất và số loại sản phẩm.
Việc tính giá thành thực hiện sau khi hoàn thành đơn đặt hàng nên kỳ tính
giá thành không khớp với kỳ báo cáo. Cuối kỳ báo cáo, đơn đặt hàng chưa
hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đó là giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ.

3.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức


Doanh nghiệp áp dụng phương án này khi công nghệ sản xuất đã ổn định,
định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã
được kiện toàn, trình độ chuyên môn của kế toán khá vững.
Kế toán xác định giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở định mức và
dự toán đã được duyệt. Khi có sự thay đổi định mức thì phải xác định phần
chênh lệch do thay đổi định mức.
Chi phí sản xuất tập hợp theo từng đối tượng định mức chi phí và được so
sánh với chi phí định mức để xác định chênh do thoát ly định mức.

Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch do


thực tế = định mức ± do thay đổi ± thoát ly
sản phẩm sản phẩm định mức định mức

3.4. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên
tục
Doanh nghiệp dạng này có công nghệ sản xuất thực hiện qua nhiều bước
mà thành phẩm ở bước cuối cùng phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến tuần
tự. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến ở bước tiếp theo
và mỗi bước lại tạo ra bán thành phẩm mới. Chi phí sản xuất được tập hợp
theo từng bước chế biến, còn giá thành tính theo một trong hai phương án sau:

δ Phương án tính giá bán thành phẩm:


Theo phương án này, đối tượng tính giá thành bao gồm bán thành phẩm và
thành phẩm. Giá thành bán thành phẩm bước trước là chi phí để tính giá thành
bán thành phẩm bước sau. Cứ như vậy cho đến bước cuối cùng.
Chuyên đề tốt nghiệp 23

Giá thành bán Chi phí Chi phí chế Chênh lệch giá trị sản
thành phẩm giai = nguyên vật + biến giai ± phẩm dở dang đầu kì,
đoạn 1 liệu chính đoạn 1 cuối kì giai đoạn 1

Giá thành Giá thành bán Chi phí chế Chênh lệch giá trị sản
bán thành = thành phẩm + biến giai ± phẩm dở dang đầu kì,
phẩm giai giai đoạn 1 đoạn 2 cuối kì giai đoạn 2
đoạn 2 chuyển sang

Giá thành Giá thành bán thành Chi phí chế Chênh lệch giá trị sản
sản phẩm = phẩm giai đoạn n-1 + biến giai ± phẩm dở dang đầu kì,
giai đoạn n chuyển sang đoạn n cuối kì giai đoạn n

δ Phương án không tính giá thành bán thành phẩm:


Theo phương án này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai
đoạn cuối cùng. Trình tự theo sơ đồ sau:

Giai đoạn I: Tổng chi phí sản  Chi phí sản xuất 


xuất giai đoạn 1  giai đoạn 1 trong 
thành  phẩm Tổng 
giá 
Tổng chi phí sản  Chi phí sản xuất  thàn
Giai đoạn II: u
giai đoạn 2 trong  h 
xuất giai đoạn 2 
thành phẩm thàn


Tổng chi phí sản  Chi phí sản xuất  phẩm
xuất giai đoạn N  giai đoạn N trong 
Giai đoạn N: thành  phẩm

VII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
thành phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là việc theo dõi, phản ánh
thường xuyên, liên tục tình hình nhập – xuất - tồn kho của các loại vật tư,
hàng hoá, thành phẩm, sản phẩm dở dang trên sổ kế toán. Theo phương pháp
Chuyên đề tốt nghiệp 24

này, có thể xác định giá trị hàng tồn kho vào bất cứ thời điểm nào của doanh
nghiệp. Nó thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiến hành nhiều
loại hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều loại sản phẩm khác nhau với số
lượng lớn, giá trị cao.

1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


♦ Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính,
nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ... sử dụng trực tiếp cho việc sản
xuất, chế tạo sản phẩm. Các chi phí này thường được xây dựng định mức chi
phí và tổ chức quản lý theo định mức.
♦Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng
tài khoản 621: “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, có kết cấu như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh liên
quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ.
Bên có:- Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp thực tế xuất dùng không hết
nhập lại kho hay chuyển sang kỳ sau.
- Kết chuyển và phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp, sử
dụng cho sản xuất kinh doanh vào tài khoản tính giá thành
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết theo đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất.
♦Phương pháp hạch toán:
Trong kỳ, khi phát sinh các nghiệp vụ xuất kho hoặc mua ngoài nguyên vật
liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm thì kế toán tập hợp vào bên nợ
tài khoản 621. Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang”. Trình tự theo sơ đồ sau:

TK151,152… TK621     TK154


Nguyên vật liệu 
L Kết chuyển chi 
xuất kho phí
TK111,331…
cho sản xuất sản   nguyên vật liệu 
TK152
Nguyên vật 
phẩm  Vật liệu dùng 
liệu mua ngoài 
TK133
dùng ngay  không
 hết nhập lại 
VAT 
khấu 
trừ
Chuyên đề tốt nghiệp 25

Việc hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp trực tiếp hoặc
gián tiếp:
-Trường hợp nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trực tiếp cho từng đối
tượng tập hợp chi phí thì căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán phân bổ
toàn bổ toàn bộ cho đối tượng chịu chi phí đó.
-Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng chung cho nhiều đối tượng thì cần
lựa chọn tiêu thức hợp lý để phân bổ theo công thức:

Ci =
∑C
×T

i
T i

trong đó: Ci là chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i.
ΣC là tổng chi phí nguyên vật liệu được tập hợp .
ΣTi là tổng tiêu chuẩn để phân bổ .
Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i.
Tiêu thức phân bổ có thể chọn đối với vật liệu chính, nửa thành phẩm mua
ngoài là chi phí định mức, kế hoạch, trọng lượng sản phẩm còn với nguyên
vật liệu phụ, nhiên liệu cũng theo ba yếu tố trên hoặc theo chi phí nguyên vật
liệu chính, giờ máy sản xuất …

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp


♦Nội dung:
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương, phụ cấp mang tính chất
lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản
phẩm, thực hiện các dịch vụ. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao
gồm cả các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương công nhân sản xuất
mà doanh nghiệp phải chịu.
♦Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK
622 “chi phí nhân công trực tiếp”, có kết cấu như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất
thực tế phát sinh trong kì.
Bên có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối
tượng chịu chi phí có liên quan.
Chuyên đề tốt nghiệp 26

TK 622 không có số dư và được chi tiết phù hợp với đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất của doanh nghiệp.
TK 622 không sử dụng trong các doanh nghiệp thương mại.
♦Phương pháp hạch toán:
Trong kì, khi phát sinh các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tập
hợp vào bên nợ TK 622, cuối kì kết chuyển sang TK 154. Theo qui định hiện
hành, phần trích theo lương mà doanh nghiệp phải chịu gồm: 15% với BHXH,
2% với BHYT và 2% với KPCĐ, cộng lại 19% tính vào chi phí. Sơ đồ hạch
toán khái quát như sau:

  TK334    TK622  TK154

Lương phải trả cho  Kết chuyển chi 
công nhân sản xuất  phí nhân công 
 TK335 trực tiếp

Trích trước tiền 
lương nghỉ phép cho 
  TK338 công nhân sản xuất 

Trích BHXH, BHYT, 
KPCĐ theo tiền lương 
công nhân sản xuất 

Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan tới nhiều đối tượng mà
không hạch toán trực tiếp được thì có thể được tập hợp chung. Sau đó, chọn
tiêu thức thích hợp phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu thức
phân bổ có thể là tiền công định mức, giờ công sản xuất…

Chi phí nhân Tiêu 
 công trực  =  Tổng chi phí nhân công trực  thức
tiếp trong kỳ ×
tiếp  phân bổ
 cho từng  của 
từng 
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

♦Nội dung:
Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lí và phục vụ sản xuất phát sinh ở
phân xưởng, tổ đội sản xuất.
Chuyên đề tốt nghiệp 27

♦Tài khoản sử dụng :


TK 627: “chi phí sản xuất chung”. Nội dung tài khoản này như sau:
Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kì.
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí.
TK 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp hai như sau:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6272: Chi phí vật liệu.
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Tuỳ theo yêu cầu quản lí của từng doanh nghiệp, có thể mở thêm một số
tài khoản cấp hai khác để phản ánh một số nội dung chi phí hoặc yếu tố chi
phí của hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất.

TK 627 cuối kì không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất.
♦Phương pháp hạch toán:
Trong kì, khi phát sinh các nghiệp vụ, như : trích khấu hao tài sản cố định
(TSCĐ) ở phân xưởng sản xuất, chi phí điện, nước cho phân xưởng … thì kế
toán tập hợp vào bên nợ TK 627. Nếu có các nghiệp vụ phát sinh giảm chi phí
sản xuất chung thì tập hợp vào bên có TK627. Cuối kì, kết chuyển sang TK
154. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung như sau:
TK334,335    TK627
Chi phí nhân viên phân 
xưởng
TK152,153
       Chi phí vật liệu, 
 TK154
dụng cụ
TK142,335
       Chi phí trả trước,  Kết chuyển chi 
phải trả phí sản xuất 
   TK214 chung
        Khấu hao tài sản 
cố định
 TK111,331...
Chuyên đề tốt nghiệp 28

Chi phí dịch vụ mua ngoài



chi phí khác bằng t i ền
TK133
VAT khấu tr ừ

Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành nên
phải được phân bổ theo các tiêu chuẩn phù hợp như giờ công sản xuất, giờ
máy làm việc, tiền lương công nhân sản xuất, chi phí vật liệu chính. Cách
thức tính toán và phân bổ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp.

4. Hạch toán chi phí trả trước


♦Nội dung;
Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là tập hợp các khoản chi thực tế đã
phát sinh trong một kì hạch toán nào đó nhưng phát huy tác dụng trong nhiều
kì hạch toán nên được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kì
hạch toán sau thời điểm phát sinh khoản chi. Thuộc loại chi phí trả trước bao
gồm:
+ Tiền thuê nhà xưởng…phục vụ nhiều kì kinh doanh.
+ Tiền thuê dịch vụ, lao vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Tiền mua các loại bảo hiểm và các loại chi phí phải trả một lần trong
năm.
+ Công cụ, dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần.
+ Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê.
+ Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, cải tiến kĩ thuật không đủ tiêu chuẩn
của TSCĐ.
+ Chi phí trong thời gian ngừng việc (không lường trước được).
+ Chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí ván khuôn,
giàn dáo dùng trong xây dựng cơ bản.
+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch.
+ Chi phí trồng cây một lần, thu hoạch nhiều lần.
+ Lãi thuê tài chính TSCĐ.

♦ Tài khoản sử dụng:


Để tập hợp và phân bổ chi phí trả trước, kế toán sử dụng TK 142 “chi phí
trả trước’’, có kết cấu như sau:
Bên nợ: Ghi nhận các khoản chi phí trả trước phát sinh.
Bên có: - Giá trị tài sản thu hồi lại.
- Các khoản ghi giảm chi phí trả trước.
- Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp 29

Số dư nợ: Chi phí trả trước chờ phân bổ.


Tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai:
TK1421: “chi phí trả trước”- phản ánh các chi phí trả trước thông thường.
TK1422: “chi phí chờ kết chuyển”- phản ánh và kết chuyển chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở những doanh nghiệp có chu kỳ sản
xuất kinh doanh kéo dài.
♦Phương pháp hạch toán:
Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước, kế toán tập hợp vào bên nợ
TK142 trên cơ sở hoá đơn, phiếu chi, giấy báo nợ, hợp đồng thuê tài chính
TSCĐ…. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ, lập “phiếu kế toán” để
phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ hạch toán như sau:

TK111, 331 TK142 TK627, 641, 6


Dịch vụ mua
TK133 Phân bổ chi phí t r ả
VAT khấu t r ước TK152, 153
trừ
TK153
Gi á t r ị t ài sản
Công cụ dụng cụ
TK342 xuất dùng chờ
Lãi t huê t ài
chí nh
TK241 t ài sản cố định Phải t hu t ừ
Chi phí sửa chữa l ớn người l àm hỏng
t ài sản cố định ngoài công cụ dụng cụ
kế hoạch

5. Hạch toán chi phí phải trả


♦Nội dung:
Chi phí phải trả là những khoản chi thực tế chưa phát sinh (chưa có chứng
từ ghi nhận) nhưng phát huy tác dụng trong nhiều kỳ hạch toán và doanh
nghiệp đã dự toán quy mô của các khoản chi đó. Thuộc loại chi phí này bao
gồm:
+ Tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp
không có điều kiện bố trí cho lao động trực tiếp nghỉ phép đều đặn giữa
các kỳ hạch toán.
+ Chi phí trong thời gian ngừng sản xuất có kế hoạch.
Chuyên đề tốt nghiệp 30

+ Chi phí bảo hành sản phẩm có dự toán trước.


+ Lãi tiền vay chưa đến hạn trả.
+ Các loại dịch vụ mua ngoài được cung cấp theo hợp đồng.
+ Chi phí sửa chữa lớn trong kế hoạch.
+ Khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ…
♦ Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí phải trả, kế toán sử dụng TK335: “chi phí phải trả” .
Tài khoản này có nội dung như sau:
Bên nợ: - Ghi nhận chi phí phải trả thực tế phát sinh.
- Xử lý phần dự toán trích thừa.
Bên có: - Trích trước chi phí phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Xử lý phần chi phí thực tế phát sinh vượt dự toán.
Số dư bên có: Chi phí phải trả đã trích chưa sử dụng.

♦Phương pháp hạch toán:


Sơ đồ hạch toán TK 335 như sau:

TK111, 214… TK335


Phát si nh chi phí Tr í ch t r ước chi
TK133 phí phải t r ả hoặc
VAT phần vượt dự t oán
khấu
TK721 TK142

Phần dự t oán Phân bổ phần vượt


t r í ch t hừa dự t oán

6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất


6.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và
đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ…Sản phẩm hỏng chia
làm hai loại:
- Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Đó là những sản phẩm hỏng về mặt
kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà
về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được
nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Chuyên đề tốt nghiệp 31

Khi có thiệt hại về sản phẩm hỏng thì phải xác định được thiệt hại ban
đầu và giá trị các khoản phải thu về sản phẩm hỏng.
Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được thì thiệt hại ban đầu là tổng chi phí
chi ra để sửa chữa sản phẩm hỏng. Còn đối với sản phẩm hỏng không sửa
chữa được, thiệt hại ban đầu là giá thành sản phẩm hỏng.
Các khoản phải thu hồi từ sản phẩm hỏng bao gồm: giá trị phế liệu thu hồi
và tiền bồi thường của người làm hỏng.

Thiệt hại thực tế về sản phẩm hỏng = thiệt hại ban đầu - Các khoản thu hồi
*Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được:
Thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được sẽ được tính thêm vào giá
thành của sản phẩm cùng loại sản xuất ra trong kỳ. Chính vì vậy, chi phí chi
ra để sửa chữa sản phẩm hỏng được tập hợp vào bên nợ TK 621. Tiền thu
hồi từ sản phẩm hỏng được tập hợp vào bên có TK 154 hoặc TK721. Trình
tự hạch toán
theo sơ đồ sau:

TK152, 334 TK621 TK154( hoặ


c TK111, 112

Ti ền t hu t ừ
Chi phí sửa Cuối kỳ kết sản phẩm
chữa sản chuyển về TK TK152
phẩm hỏng 154
Phế l i ệu

TK138
Phải t hu t ừ
người l àm
hỏng

*Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được như
sau:

TK154 TK821
Giá tr ị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
TK111,152,
138,415…
Thu nhập bất
VAT
thườcng
ủa ti ền
bán phế l i ệu
Chuyên đề tốt nghiệp 32

TK721

TK3331

6.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất


Ngừng sản xuất là hiện tượng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách
quan(thiên tai, thiếu nguyên vật liệu...) làm quá trình sản xuất bị gián đoạn.
Trong thời gian đó, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra các chi phí: tiền công của
người lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng… Những chi phí này gọi
là thiệt hại về ngừng sản xuất.
*Đối với ngừng sản xuất có kế hoạch:
Khi kế hoạch về ngừng sản xuất đã được phê duyệt thì doanh nghiệp phải
lập dự toán chi phí ngừng sản xuất và tiến hành trích trước vào những kỳ có
tiến hành sản xuất kinh doanh. Sơ đồ hạch toán như sau:

TK334, 338 TK335 TK622, 627


… Tr í ch t r ước chi
Chi phí về
phí
ngừng sản xuất
sản xuất t heo dự
t hực t ế phát

*Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:


Khi có ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, chi phí phát sinh được kế toán tập
hợp vào bên nợ TK142(1421). Sau đó, đưa về TK821 hoặc TK415. Tiền thu
từ việc ngừng sản xuất được tính vào thu nhập bất thường. Sơ đồ hạch toán
như sau:

TK334, 214 TK142 TK821, 415



Tập hợp chi Tí nh vào chi phí bất
phí về ngừng t hường hoặc bù đắp
sản xuất bằng quỹ dự phòng

TK721 TK111, 138…


Tí nh vào t hu
nhập
bất t hường
Chuyên đề tốt nghiệp 33

7. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất phụ


Trong doanh nghiệp, ngoài các phân xưởng, bộ phận tham gia trực tiếp vào
quá trình chế biến các loại sản phẩm chính còn có các bộ phận sản xuất phụ
sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho các bộ phận khác trong doanh
nghiệp.
Trường hợp sản phẩm, dịch vụ của bộ phân sản xuất phụ chỉ liên quan
đến một đối tượng tập chi phí sản xuất thì không phải hạch toán riêng chi phí
của bộ phận sản xuất phụ.
Trường hợp sản xuất phụ được tổ chức thành một phân xưởng hoặc một
tổ chuyên trách và phục vụ nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau trong
doanh nghiệp thì bộ phận sản xuất phụ là một đối tượng tập hợp chi phí
riêng. Sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được tính giá thành để làm căn cứ phân
bổ chi phí của bộ phận sản xuất phụ cho các đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nếu bộ phận sản xuất phụ cung cấp
sản phẩm, dịch vụ cho bên ngoài thì việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
của nó là cơ sở để ghi giá vốn hàng bán. Trường hợp này, quá trình tập hợp
chi phí ban đầu cũng theo ba khoản mục chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp,
nhân công trực tiếp, sản xuất chung) như các bộ phận sản xuất chính.
Phương pháp tính giá thành của các phân xưởng sản xuất phụ phụ thuộc vào
tính đặc thù của hệ thống các bộ phận sản xuất phụ.
7.1. Phương pháp phân bổ giản đơn
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ
có một bộ phận sản xuất phụ hoặc nếu có nhiều bộ phận thì giữa chúng
không có sự phụ thuộc lẫn nhau.

Kế toán tập hợp chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ, cuối kỳ tiến
hành tính giá thành trên cơ sở chi phí ban đầu và sản lượng mà bộ phận sản
xuất phụ đã thực hiện trong kỳ để tính giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch
vụ sản xuất phụ theo phương pháp trực tiếp.
Căn cứ vào giá thành đơn vị và sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ đã
cung cấp cho các bộ phận khác để phân bổ chi phí sản xuất phụ cho các bộ
phận đó.
Chuyên đề tốt nghiệp 34

Chi phí sản Giá thành đơn vị Sản lượng sản


xuất phụ phân = của sản phẩm, dịch × xuất phụ đã cung
bổ cho bộ phận vụ sản xuất phụ cấp cho bộ phận
A A.

Tập hợp chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 622, 627 (của bộ phận sản xuất phụ)
Có TK153, 153, 334, 338, 214…
Kết chuyển chi phí sản xuất phụ, kế toán ghi:
Nợ TK154 (của bộ phận sản xuất phụ)
Có TK 621, 622, 627 (của bộ phận sản xuất phụ).

Phân bổ chi phí của bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK621: Sản phẩm sản xuất phụ là nguyên vật liệu trực tiếp
của các phân xưởng sản xuất chính
Nợ TK627: Sản phẩm dịch vụ sản xuất phụ phục vụ
cho phân xưởng sản xuất chính.
Nợ TK641: Sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ phục vụ
cho hoạt động bán hàng.
Nợ TK 642: Sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
Có TK 154 (của bộ phận sản xuất phụ).

7.2.Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần


Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có
nhiều phân xưởng sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau. Để
tính đúng, tính đủ giá thành của từng phân xưởng sản xuất phụ, đòi hỏi kế
toán phải phân bổ chi phí phục vụ lẫn nhau giữa chúng trước, sau đó mới tính
giá thành đầy đủ của bộ phận sản xuất phụ để phân bổ chi phí của từng bộ
phận cho các đối tượng khác. Cơ sở để xác định chi phí phục vụ lẫn nhau
giữa các bộ phận sản xuất phụ là dựa vào giá thành ban đầu hoặc giá thành
kế hoạch của sản phẩm, dịch vụ của từng bộ phận và sản lượng mà chúng
cung cấp cho nhau. Giá thành ban đầu của từng bộ phận sản xuất phụ được
xác định trên cơ sở chi phí ban đầu tập hợp cho từng bộ phận (không kể phần
chi phí phục vụ lẫn nhau) và sản lượng ban đầu của bộ phận sản xuất phụ
đó. Chi phí phục vụ lẫn nhau được xác định bằng công thức sau:

Chi phí của Giá thành ban đầu Sản l ượng mà bộ


bộ phận sản hoặc kế hoạch của phận sản xuất phụ
xuất phụ X một đơn vị sản X đã cung cấp cho
phân bổ cho bộ phẩm, dịch vụ của bộ phận sản xuất
phận sản xuất bộ phận Y phụ Y
phụ Y
Chuyên đề tốt nghiệp 35

= ×

Chi phí của bộ phận sản xuất phụ X phân bổ cho bộ phận sản xuất phụ Y
được gọi là chi phí phân bổ đi của bộ phận X và là chi phí phân bổ đến của
bộ phận Y. Khi phản ánh chi phí phân bổ đi của bộ phận X và chi phí phân bổ
đến của bộ phận Y, kế toán ghi:
Nợ TK621Y, 627Y.
Có TK154X.
Kế toán xác định giá thành mới của 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ ở từng bộ
phận sản xuất phụ theo công thức:

Giá thành đơn vị Chi phí ban đầu + chi phí phân bổ đến - chi phí phân bổ đi
mới của sản =
phẩm, dịch vụ sản Sản lượng Sản lượng cung cấp cho Sản lượng
xuất phụ ban đầu - các bộ phận sản xuất phụ + tiêu dùng nội
khác bộ (nếu có)

Căn cứ vào giá thành mới và sản lượng mà từng bộ phận sản xuất phụ đã
cung cấp cho các bộ phận khác để phân bổ chi phí của từng phân xưởng sản
xuất phụ cho bộ phận đó:

Chi phí sản xuất của bộ Giá thành đơn vị mới của Sản lượng sản phẩm,
phận sản xuất phụ X = sản phẩm, dịch vụ ở bộ × dịch vụ bộ phận sản
phân bổ cho bộ phận A phận sản xuất phụ X xuất phụ X đã cung cấp
cho bộ phận A

Việc tập hợp chi phí ban đầu và phân bổ chi phí của từng bộ phận sản
xuất phụ cũng được ghi chép như trong phương pháp phân bổ giản đơn.

7.3. Phương pháp đại số


Phương pháp này áp dụng trong điều kiện như phương pháp phân bổ lẫn
nhau một lần. Nhưng để đảm bảo chính xác, kế toán không xác định chi phí
phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ theo giá thành ban đầu
hoặc giá thành kế hoạch mà tính ra giá thành đầy đủ của từng bộ phận sản
xuất phụ để phân bổ chi phí của từng bộ phận sản xuất phụ cho các bộ phận
Chuyên đề tốt nghiệp 36

khác (kể cả bộ phận sản xuất phụ khác). Việc này được tiến hành thông qua
giải các phương trình đại số.
Cách thức tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ trên
các tài khoản như phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần.

8.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang
8.1.Tổng hợp chi phí sản xuất
Tổng hợp chi phí sản xuất là việc tập hợp tất cả những chi phí có liên quan
trực tiếp đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoàn thành. Việc tổng
hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Kế toán sử
dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này mở chi
tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
sản phẩm. Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ: - Tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong kì.
Bên có: - Các khoản giảm chi phí.
- Tổng hợp giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Dư nợ: Chi phí sản xuất dở dang.

Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo sơ đồ sau:
TK152, 138
TK621 …
Các phát si nh
Kết chuyển chi
gi ảm chi phí
phí nguyên vật
l i ệu t r ực t i ếp
TK622 Nhập kho
Kết chuyển chi TK157
phí nhân công
TK627 Gửi bán

TK632
Kết chuyển chi Ti êu t hụ
phí sản xuất t hẳng
chung

8.2. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang:


Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá
trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ (tại chế
phẩm) hoặc đã hoàn thành một số qui trình chế biến nhưng còn phải gia công
chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm (bán thành phẩm).
Chuyên đề tốt nghiệp 37

Khi có sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì không chỉ
liên quan đến sản phẩm, công việc hoàn thành mà còn liên quan đến những
sản phẩm, công việc còn đang dở dang.
Tính giá thành sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định chi phí sản
xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu.
Để phục vụ tính giá thành sản phẩm, hàng tháng cần phải kiểm kê lượng
sản phẩm đã hoàn thành và đang dở dang tại các phân xưởng sản xuất. Trên
cơ sở kết quả kiểm kê, kế toán sẽ xác định được giá trị của các bộ phận sản
phẩm dở dang theo một trong các phương pháp sau đây:

*Phương pháp tính giá sản phẩm dở dang


theo giá thành chế biến bước trước
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có các loại hình chi phí
chế biến (nhân công trực tiếp, sản xuất chung) phát sinh ở tại một giai đoạn
nào đó là không đáng kể so với chi phí nguyên vật liệu chính hoặc giá thành
bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển đến. Kế toán phân bổ chi phí
nguyên vật liệu (hoặc giá thành bán thành phẩm) cho sản phẩm dở dang cuối
kỳ, còn các chi phí chế biến tính hết cho sản phẩm hoàn thành giai đoạn đó:

Tổng chi phí nguyên vật liệu chính (hoậc


Giá trị sản giá bán thành phẩm bước trước) Số lượng
phẩm dở = × sản phẩm
dang cuối Số lượng sản + Số lượng sản dở dang
kỳ phẩm hoàn thành phẩm dở dang

*Phương pháp ước tính theo sản lượng hoàn thành tương đương
Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến phát
sinh ở từng giai đoạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành. Vì vậy giá
trị sản phẩm dở dang ngoài chi phí nguyên vật liệu chính hoặc giá thành bán
thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang như phương pháp trên thì còn
phải gánh chịu một phần chi phí chế biến của giai đoạn này theo sản lượng
ước tính tương đương:

Chi phí chế Tổng chi phí chế biến tại phân Số lượng
biến phân bổ = xưởng × sản phẩm
cho sản dở dang
phẩm dở Số lượng sản + Số lượng sản
dang phẩm hoàn thành phẩm dở
dang
Chuyên đề tốt nghiệp 38

Sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản Tỷ lệ hoàn thành


qui đổi thành sản phẩm = phẩm dở dang × của sản phẩm dở
hoàn thành tương đương cuối kỳ dang

Giá trị sản Giá thành chế biến của bước Chi phí chế biến
phẩm dở dang = trước hoặc nguyên vật liệu + phân bổ cho sản
cuối kỳ chính phân bổ cho sản phẩm phẩm dở dang
dở dang

*Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Để đơn giản cho việc kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang, trong trường
hợp sản phẩm dở dang của doanh nghiệp có khối lượng lớn, mức độ hoàn
thành không đồng đều thì kế toán có thể giả định mức độ hoàn thành của sản
phẩm dở dang là 50% để phân bổ chi phí chế biến của mỗi giai đoạn cho sản
phẩm dở dang giống như phương pháp trên.
*Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí
định mức hoặc kế hoạch:
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang được xác định dựa vào
định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu, các bước chế tạo sản
phẩm.

VIII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kiểm kê định kỳ(KKĐK) là phương pháp không theo dõi một cách thường
xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản
phẩm trên các tài khoản hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ,
cuối kỳ của chúng trên cơ sở kết quả kiểm kê cuối kỳ. Cũng trên cơ sở đó, kế
toán xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh
doanh và cho các mục đích khác.
Về tài khoản sử dụng: Thay vì TK154 kế toán sử dụng TK631 “giá thành
sản xuất”. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ có liên quan tới việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ.
Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK154.
Chuyên đề tốt nghiệp 39

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
TK631 không có số dư.
Bên cạnh đó, tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ…theo giá thực tế được phản ánh trên TK611 “Mua hàng”. Tài khoản này
có kết cấu như sau:
Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn
kho đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ.
Bên có: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng, xuất
bán, thiếu hụt…trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
TK 611 không có số dư và chi tiết thành hai tiểu khoản:
-TK 6111: “Mua vật liệu”
-TK6112 :“Mua hàng hoá”

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Để phản ánh nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán
vẫn sử dụng TK 621. Các chi phí được phản ánh trên TK621 không ghi theo
chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch
toán. Sau khi tiến hành kiểm kê, sẽ xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn
kho và đang đi đường.
Phương pháp hạch toán:
Khi xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao
vụ, dịch vụ, căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 621(chi tiết đối tượng).
Có TK 611:Giá trị vật liệu xuất dùng.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng):
Nợ TK 631
Có TK621.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

TK331,111… TK611 TK621 TK631

Giá tr ị vật Nguyên vật l i ệu Kết chuyển chi phí


l i ệu t ăng cho chế t ạo sản nguyên vật l i ệu
phẩm tr ực…ti ếp
TK151,152
trong kỳ
Giá tr ị vật l i ệu
chưa dùng cuối
Kết chuyểkn
ỳ giá tr ị vật l i ệu chưa
dùng đầu kỳ
Chuyên đề tốt nghiệp 40

2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp


Về tài khoản và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp
KKTX. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, kế toán kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp vào TK631 theo từng đối tượng:
Nợ TK 631
Có TK 622

3.Hạch toán chi phí sản xuất chung


Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK627 và chi tiết theo
các tiểu khoản tương ứng như trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương
pháp KKTX. Sau đó, kết chuyển vào TK 631 chi tiết theo từng đối tượng để
tính giá thành:
NợTK631
Có TK627
4.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá
sản phẩm dở dang
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK:

TK154 TK631 TK154


Kết chuyển gi á Kết chuyển gi á
t r ị sản phẩm dở t r ị sản phẩm

TK621 TK632
Kết chuyển chi
phí Tổng gi á t hành
nguyên vật l i ệu
TK622 sản phẩm hoàn
Kết chuyển chi
TK111, 138…
TK627 phí nhân công Ghi gi ảm gi á
Kết chuyển chi t hành sản
phí sản xuất
Chuyên đề tốt nghiệp 41

Việc kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang tương tự như khi áp dụng
phương pháp KKTX.

Việc hạch toán chi phí trả trước, chi phí phải trả trên các TK 142, TK335
cùng với việc hạch toán thiệt hại trong sản xuất cũng giống như khi hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và thay vì sử dụng TK152,153…
là TK611 và TK631 thay cho TK154.

XI. Chứng từ, sổ sách kế toán


1. Chứng từ
Chứng từ kế toán là phương tiện vật chất để phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh. Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm sử dụng rất nhiều loại chứng từ :
• Về nguyên vật liệu có: Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ, Phiếu xuất vật tư theo hạn mức, Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, sản
phẩm, hàng hoá),…
• Về chi phí nhân công trực tiếp có Bảng chấm công, Phiếu nghỉ hưởng
BHXH, Bảng thanh toán tiền lương…
• Về chi phí sản xuất chung có Phiếu xuất kho, Hoá đơn tiền điện, Hoá
đơn tiền nước, Hoá đơn thu phí bảo hiểm, Hoá đơn thuê nhà…
• Về chi phí trả trước có Hoá đơn thuê nhà, Hợp đồng thuê tài chính tài sản
cố định, Hoá đơn mua bảo hiểm…
• Về chi phí phải trả có Biên bản ngừng sản xuất, các hoá đơn về chi phí
bảo hành sản phẩm…
• Về chi phí sản xuất phụ và hạch toán các khoản thiệt hại trong sản
xuất có Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, sản phẩm hàng hoá), Phiếu nhập
kho…

2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết


Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể từng nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán
tổng hợp chưa phản ánh được.
Trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có Sổ chi phí
sản xuất kinh doanh, Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, Sổ chi tiết chi phí
Chuyên đề tốt nghiệp 42

trả trước, phải trả, Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay…Từ sổ, thẻ kế toán chi tiết,
kế toán vào bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái.

3.Sổ kế toán tổng hợp


Hạch toán tổng hợp theo một trong bốn hình thức là Nhật ký chung, Nhật
ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ. Mỗi hình thức có hệ thống
sổ tổng hợp tương ứng. Chẳng hạn hình thức Nhật ký chứng từ, có Sổ cái
TK 154, 621, 622, 627…Nhật ký chứng từ số7, Bảng kê số4, số5, số6.

Chương 2
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
I. Một số nét khái quát về Công ty Giầy Thượng Đình
1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
Lịch sử phát triển Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1957-1960: Trưởng thành từ quân đội.
Để đảm bảo sức chiến đấu quân đội, phụng sự mục tiêu chung của cả
nước là giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, Xí nghiệp X30 được
thành lập trực thuộc Cục quân nhu–Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân
Việt Nam, thành lập tháng 01 năm 1957. Sản phẩm của xí nghiệp là giầy vải
và mũ cứng cung cấp cho bộ đội, thay thế loại mũ đan bằng tre lồng vải lưới
nguỵ trang và dép lốp cao su.
Năm 1957 và 1958 sản lượng của xí nghiệp đạt 50.000 chiếc/năm và năm
1960 con số này là 60.000, cũng trong năm 1960 sản lượng giầy vải ngắn cổ
đạt trên 200.000 đôi và xí nghiệp được tặng thưởng Huân chương chiến công
hạng ba.

*Giai đoạn 1961–1972 : Sống, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
Hoà trong tinh thần của cả nước, Xí nghiệp X30 tích cực hoạt động mở
rộng phạm vi sản xuất ngang tầm nhiệm vụ mới.
Ngày 2/1/1961 xí nghiệp chuyển sang Cục công nghiệp Hà Nội thuộc Uỷ
ban hành chính Hà Nội. Tháng 6-1961 xí nghiệp tiếp nhận một đơn vị công tư
hợp doanh sản xuất giầy dép là Liên xưởng kiến thiết giầy vải ở phố Trần
Phú và Kỳ Đồng (nay là phố Tống Duy Tân) và đổi tên thành Nhà máy Cao su
Thuỵ Khuê.
Chuyên đề tốt nghiệp 43

Về sản phẩm năm 1965 đạt 100.000 chiếc mũ, 320.000 đôi giầy vải, đạt
150% kế hoạch.
Năm 1970 Xí nghiệp đổi tên là Xí nghiệp Giầy vải Hà Nội.
Năm 1970 sản phẩm của xí nghiệp phong phú hơn, bao gồm : mũ cứng,
bóng tay, giầy bata, giầy cao su cho trẻ em và đặc biệt đã có có giầy basket
xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu được bạn hàng đánh giá cao. Giầy basket
ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của xí nghiệp.
Giai đoạn này, miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh phá hoại
của Mỹ nên một bộ phận xí nghiệp phải sơ tán về các địa phương khác :
-Phân xưởng mũ cứng sơ tán về xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây.
-Phân xưởng may Thuỵ Khuê về xã Cổ Nhuế, Từ Liêm.
-Các bộ phận may của Văn Hương, Chí Hằng sang Đông Anh.

*Giai đoạn 1973-1989: Tự khẳng định.


Thời kỳ này, miền Bắc chủ yếu sống trong thời bình. Với sự giúp đỡ của
các nước XHCN, Xí nghiệp có những thay đổi nhất định.
Ngày 01/04/1973 Phân xưởng mũ cứng tách ra thành lập Xí nghiệp Mũ Hà
Nội ở Phố Đội Cấn.
Năm 1976 Xí nghiệp giao Phân xưởng may ở Khâm Thiên cho Uỷ Ban
Nhân Dân Thành Phố thành lập Trường dạy cắt may, đồng thời giao hai cơ
sở ở Văn Hương và Cát Linh về Xí ngiệp Cao su Hà Nội.
Tháng 06/1978 Xí nghiệp Giầy vải Hà Nội hợp nhất với Xí nghiêp Giầy
vải Thượng Đình cũ lấy tên là Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình.
Tháng 04/1989 Xí nghiệp tách cơ sở ở 152 Thụy Khuê thành lập Công ty
Giầy Thụy Khuê.
Do những đóng góp to lớn trong nền kinh tế quốc dân, giai đoạn này Xí
nghiệp nhận được nhiều bằng khen, giấy khen và các phần thưởng khác như:
Bằng khen của Chủ tịch nước (1976), đón nhận Huân chương Lao động
hạng ba (1981) …

* Giai đoạn 1990-2000 : Thị trường và đổi mới.


Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Xí nghiệp mất đi thị trường xuất
khẩu truyền thống to lớn. Mặt khác, phải đối mặt với cơ chế thị trường đầy
khắc nghiệt đã đặt Xí nghiệp đứng trước rất nhiều khó khăn. Nhưng với
quyết tâm đổi mới, Xí nghiệp đã đạt được một số thành tựu khả quan.
Ngày 08/07 /1993, phạm vi, chức năng của Xí nghiệp được mở rộng, kiêm
thêm cả trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giầy dép, cũng như các máy
móc, thiết bị phục vụ nó. Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Giầy Thượng Đình.
Chuyên đề tốt nghiệp 44

Năm 1996 sản phẩm của Công ty nhận giải thưởng Top Ten.
Năm 1996-1997 Công ty tiếp cận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000- 9001và
nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội,
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam .

2. Đặc điểm qui trình công nghệ


Đối với doanh nghiệp sản xuất, công nghệ là yếu tố then chốt quyết định
chất lượng sản phẩm mà chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu trong
việc giành lợi thế cạnh tranh. Công nghệ gồm máy móc thiết bị, kĩ năng, kĩ
xảo của công nhân cũng như các bí quyết công nghệ trong chế tạo sản phẩm.
Công nghệ phải được doanh nghiệp lựa chọn một cách tối ưu sao cho phù
hợp với tiềm năng của doanh nghiệp, đảm bảo chi phí thấp nhất. Nhận thức
được điều đó, Công ty Giầy Thượng Đình đã áp dụng qui trình công nghệ sản
xuất giầy thuộc kiểu chế biến liên tục, có công đoạn song song theo sơ đồ
sau:

Vải Cao su, hoá

Bồi Hoá

Cắt Cán
Chỉ ôzê
May Dập đế

Gò, l ưu

Bao gói Gò, l ưu

Nhập kho

3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Giầy Thượng Đình :
- Tên giao dịch :Thuong dinh Footwear Company.
- Trụ sở : 277 Nguyễn Trãi- Thanh xuân- Hà Nội.
- Tổng diện tích :35 000 m2
- Website : www.thuongdinh.com.vn Email: td.Footwear@fpt.vn
Chuyên đề tốt nghiệp 45

- Điện thoại : 84-4-8544680 Fax:84-4-8282063


Một số chỉ tiêu kinh tế cả năm từ 1998 dến năm 2000:

Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000


Doanh thu triệu đồng 127.883,7 104.068,0 120.867,3
Lợi nhuận triệu đồng 1.309,6 1.438 1.600,7
Nộp ngân sách triệu đồng 2.380,4 1.599,6 1.729,4
Số lượng CBCNV người 1432 1543 1610
Thu nhập bình quân triệu đồng 0,74 0,677 0,72

Cơ cấu vố của Công ty năm 2000 như sau:


Tổng vốn kinh doanh : 60.391.100.000 đồng, trong đó:
-Vốn cố định : 44.248.210.000 đồng.
-Vốn lưu động :16.043.890.000 đồng.
Nếu phân loại theo theo nguồn hình thành thì gồm nguồn vốn ngân sách cấp
và nguồn vốn tự bổ sung:
-Nguồn vốn ngân sách cấp :12.655.100.000 đồng.
-Nguồn vốn tự bổ sung : 47.736.000.000 đồng.

Công ty Giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định cao
hơn nhiều vốn lưu động là điều hợp lý. Sản phẩm của Công ty làm ra có tới
2/3 là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty hiện đang liên doanh với
nhiều doanh nghiệp nước ngoài, như: NOVI (Đức), FOOTECH, YEONBONG
(Hàn Quốc), GOLDEN STEP (Đài Loan) ...
Về thị trường trong nước, Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiềp
đầu ngành về sản xuất giầy vải và sản phẩm từ lâu đã đi vào tiềm thức
người tiêu dùng. Tuy vậy, miền Trung Du va vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long vẫn chưa được khai thác triệt để.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, ta nhận thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa
ổn định nhưng lợi nhuận qua các năm gần đây tăng lên rõ rệt. Đây là điều rất
đáng khích lệ. Bởi lẽ, trong cơ chế thị trường hiện nay rất nhiều doanh
nghiệp nhà nước khác đang trong tình trạng lãi giả, lỗ thật.
Từ nay đến năm 2010 tầm nhìn tổng quát của Công ty như sau:
Thứ nhất, tiếp tục đầu tư chiều sâu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện chương trình quản lý
chất lượng hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 9000 để hoà nhập với thị trường khu
vực và thế giới.
Chuyên đề tốt nghiệp 46

Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu vào EU, Mỹ, Nam Mỹ và thị trường
nội địa : miền Trung Du và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Thứ tư, đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên.
Thứ năm, duy trì thực hiện Bộ luật lao động.
Thư sáu, xây dựng phương án tiết kiệm, hỗ trợ sáng kiến, cải tiến kĩ thuật,
phấn đấu người tốt, việc tốt.
Đặc điểm sản xuất ở Công ty là theo đơn đặt hàng. Mẫu giầy được Phòng
tạo mẫu chế thử sau đó đem chào hàng, khách hàng chấp nhận thì hai bên kí
hợp đồng và đi vào sản xuất hàng loạt. Đối với khách hàng ở nước ngoài thì
hình thức thanh toán là thư tín dụng (L/C) còn đối với khách hàng trong nước
thì thanh toán chủ yếu qua hệ thống ngân hàng.
Tất cả các công đoạn trong qui trình công nghệ được thực hiện trong bốn
phân xưởng. Mỗi phân xưởng có thể có các phân xưởng nhỏ. Trong các phân
xưởng nhỏ lại chia thành các tổ, đội sẩn xuất.

 Phân xưởng bồi cắt

Bồi cắt là phân xưởng đầu tiên của qui trình công nghệ. Khi có lệnh sản
xuất (đơn đặt hàng), Phân xưởng nhận lệnh và lên kho lấy nguyên vật liệu
như: vải bạt, vải phin, mút xốp… để chế biến.

Một đơn đặt hàng có thể có một hay nhiều lệnh sản xuất. Phân xưởng Cắt
nào nhận lệnh sản xuất nào thì nhận nguyên liệu theo lệnh đó. Thực hiện
xong qui trình công nghệ, bán thành phẩm của phân xưởng cắt là pho hậu,
pho mũ, nẹp ôzê...
Ngoài các thao tác trên, Phân xưởng cắt còn thực hiện việc bồi tráng phục
vụ cho các khâu sau. Đầu tiên, nguyên vật liệu đưa vào máy bồi để dính kết
lại với nhau bằng một lớp keo dính. Sau đó, chuyển cho bộ phận cắt; khi cắt
xong sẽ được chuyển cho phân xưởng may để lắp giáp thành mũ giầy.

 Phân xưởng may


Đây là phân xưởng thứ hai trong qui trình chế biến. Nguyên vật liệu sử
dụng là bán thành phẩm của phân xưởng Cắt và nguyên vật liệu lấy từ trên
kho như : vải phin, tem…Nhiệm vụ của Phân xưởng là may các chi tiết thành
mũ giầy hoàn chỉnh qua các kĩ thuật, như : kẻ chỉ, may nẹp vào mũ…Mũ giầy
sau khi may xong sẽ được chuyển cho phân xưởng Gò chứ không chuyển cho
phân xưởng Cán.
Chuyên đề tốt nghiệp 47

May có hai phân xưởng: phân xưởng May 1 và phân xưởng May 2, trong đó
lại chia ra thành nhiều tổ, mỗi tổ một loại giầy, mỗi công nhân trong tổ đảm
nhận một thao tác kĩ thuật.

 Phân xưởng cán


Phân xưởng Cán thực hiện song song với phân xưởng Cắt và phân xưởng
May. Cán có ba phân xưởng: phân xưởng Cán 1, phân xưởng Cán 2, phân
xưởng Cán 3.
Nhiệm vụ: Từ cao su và các loại hoá chất cần thiết lấy từ kho vật tư sử
dụng sản xuất các đế giầy bằng cao su. Yêu cầu kĩ thuật đối với đế giầy là
đảm bảo độ nhẹ, bền, dẻo dai nên giai đoạn này có nhiều bí quyết kĩ thuật
cần bảo vệ.
Bán thành phẩm của Phân xưởng là cao su đã được chế biến theo tiêu
chuẩn lý hoá, mẫu mã qui định, sau đó cắt thành đế giầy chuyển cho phân
xưởng Gò để lắp giáp giầy.

 Phân xưởng gò
Đây là phân xưởng nằm trong giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
giầy. Sản phẩm tạo ra là những đôi giầy hoàn chỉnh theo mẫu mã, chất lượng
qui định trong đơn đặt hàng.
Nguyên liệu cung cấp cho phân xưởng gồm mũ giầy nhận từ phân xưởng
May, đế giầy từ phân xưởng Cán và các loại nguyên vật liệu lấy từ trên kho
như dây giầy, dây gai, dây lót giầy…
Mũ và đế giầy được lắp rắp với nhau thành đôi giầy hoàn chỉnh được thực
hiện trên băng chuyền liên tục: gò mũ, gót, quét keo, dán đế và dán viền. Giầy
sau khi gò xong được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp ở nhiệt độ cao đảm
bảo độ bền của giầy. Cuối cùng, giầy được xâu dây và đóng gói nhập kho.
Như vậy, đây là khâu nhiều công đoạn nhất, tập trung nhiều thợ bậc cao.
Gò chia làm hai phân xưởng : phân xưởng Gò 1 và phân xưởng Gò 2.

Khái quát qui trình công nghệ qua các phân xưởng như sau:
Vải đã  Mũ
Phân  cắt
Phân xưởng 
may giầy Phân 
xưởng 
Phân xưởng  xưởng gò, 
Đế
cán
giầy

Sản phẩm 
Chuyên đề tốt nghiệp 48

4. Đặc điểm công tác tổ chức quản lí


Công ty Giầy Thượng Đình xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo kiểu
trực tuyến. Sơ đồ thể hiện trong biểu 1.
 Giám đốc là người đứng đầu Công ty, quyết định những vấn đề hệ trọng,
đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về nhiệm vụ được giao. Giám
đốc được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Theo mô hình tổ chức kiểu trực tuyến,
các phần hành chuyên biệt đươc giao cho các phó giám đốc trực tiếp phụ
trách theo uỷ quyền thường xuyên của Giám đốc. Khi khuyết giám đốc thì
một phó giám đốc thực hiện quyền giám đốc.

 Phó giám đốc kĩ thuật và công nghệ :


Nhiệm vụ của phó giám đốc kĩ thuật và công nghệ là quản lý về mặt kĩ
thuật dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp, chỉ đạo việc tìm phương
hướng cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết những
vấn đề liên quan đến công nghệ theo thẩm quyền được giao. Phó giám đốc có
nhiệm vụ điều hành hoạt động của Trưởng phòng chế thử mẫu và Trưởng
phòng Kĩ thuật công nghệ.
• Phòng Chế thử mẫu : nhận mẫu giầy và sản xuất thử các loại giầy theo
đơn đặt hàng, nghiên cứu mẫu giầy mới. Phòng có đủ các máy móc, thiết
bị để hoàn chỉnh một đôi giầy.
• Phòng Kĩ thuật-Công nghệ : chịu trách nhiệm nghiên cứu để tạo ra các
đơn pha chế cao su, hoá chất đảm bảo cho đế giầy dẻo, dai, bền đẹp; rà
soát và sửa đổi, bổ sung định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm;
hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi quy trình công nghệ, loại bỏ những máy
móc đã lỗi thời, lạc hậu, mua về những máy móc mới, hiện đại đồng thời
thực hiện đối ngoại về công tác kĩ thuật.
GIÁM ĐỐC
Biểu 1:
Bộ máy quản lí của Công ty Giầy Thượng Đình
Phòng Phòng Phó gi ám Phó giám 
ki nh Phó gi ám
kế đốc t hi ết đốc BHXH
doanh t oán đốc kỹ Phó gi ám đốc
bị và vệ si nh
xuất t huật và sản xuất
t ài và an môi
công nghệ
Phòng nhập chí nh t oàn t r ường
hành khẩu
chính
Ban 
tổ Phòn Phòng  Phòn Phòn
Phòn
chức g  kĩ  g kế  g  Xưởng Phòng  vệ  Trạ
g  sinh 
chế  thuậ hoạc quản tiêu  cơ  bảo  công  m Y
thử  t  h  lí  thụ năng vệ nghiệ t ế
mẫu công  vật  chất  p và 
môi 

Phân  Phân  Phân  Phân 


xưởng  xưởng  xưởng  xưởng 
Chuyên đề tốt nghiệp 49

 Phó giám đốc Sản xuất – Chất lượng


Đây là chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp và tương đối nhiều công
việc. Phó giám đốc quản lý các Trưởng phòng Kế hoạch –Vật tư, phòng
quản lý chất lượng, phòng tiêu thụ và các quản đốc 4 phân xưởng : phân
xưởng Bồi cắt, phân xưởng May, phân xưởng cán, phân xưởng Gò và bao gói.
• Phòng Kế hoạch vật tư : làm kế hoạch điều động sản xuất cho toàn
Công ty, khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch
cung cấp vật tư cho từng phân xưởng sản xuất theo tình hình thực tế,
đồng thời nắm vững lượng vật tư xuất ra cho sản xuất, lượng vật tư
tồn kho, thiếu hụt; dự tính theo kế hoạch thời điểm cung ứng vật tư cho
sản xuất kịp thời.
Lượng vật tư cần cho sản xuất rất nhiều chủng loại nên công việc của
phòng rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan
đến tình hình vật tư tại Công ty.
• Phòng quản lí chất lượng : nhiệm vụ của phòng là bám sát quá trình
sản xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm của
từng công đoạn, của từng khâu trong quá trình sản xuất, bao gồm :
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Lập biên bản và ra các biện pháp khắc phục
- Vận dụng kĩ thuật thiết kế vào sản xuất sản phẩm cuối cùng.
• Phòng tiêu thụ : lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên giao
dịch với khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, cải tiến phương
pháp bán hàng, chào hàng, đề xuất giá bán kịp thời, hợp lí để tiêu thụ
sản phẩm nhanh. Phòng Tiêu thụ thực hiện luôn cả chức năng marketing
cho Công ty.

 Phó giám đốc Thiết Bị-An toàn : quản lí quản đốc xưởng Cơ năng và
trưởng phòng Bảo vệ.
Chuyên đề tốt nghiệp 50

• Xưởng Cơ năng : thực hiện việc bố trí điện, nước, năng lượng cho quá
trình sản xuất và phục vụ các hoạt động khác của toàn Công ty; thường
xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn, tránh sự cố xảy ra, góp phần bảo
đảm sản xuất kịp thời, đúng ké hoạch.
• Phòng Bảo vệ : thường xuyên kiểm tra, bảo vệ của cải vật chất cũng
như con người trong Công ty, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm
an ninh trật tự.

 Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội và Vệ sinh môi trường phụ trách vấn
đề vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường như : rác thải công nghiệp, ô
nhiễm môi trường, bảo hộ lao động… và phụ trách trạm y tế.
• Ban Vệ sinh công nghiệp và môi trường: làm công tác dọn dẹp vệ sinh,
đảm bảo cảnh quan Công ty luôn sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh công
nghiệp và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
• Trạm Y tế : thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng, chữa bệnh, chăm
sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

Ngoài 4 phó giám đốc trên, Công ty còn tổ chức các phòng mà xét về vị trí
các trưởng phòng đó tương đương với các phó giám đốc, bao gồm : phòng
Hành chính-tổ chức, phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng Kế toán-Tài
chính.

 Phòng hành chính-tổ chức : chức năng chính là tiếp khách của Công ty,
quản lí các giấy tờ hành chính, lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động
trong toàn Công ty, tuyển chọn lao động, thực hiện mọi chế độ vè lao
động như : lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động …
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng hành chính-tổ chức tương đương
với bộ phận nhân sự trong công tác quản trị ở các doanh nghiệp khác.

 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu :


Do mặt hàng của Công ty chiếm 2/3 là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
nên vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu giữ vai trò rất quan trọng và được
tách ra, chịu sự quản lí của một phòng chuyên biệt là phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu. Chức năng chính của phòng là khai thác các nguồn hàng, làm kế
hoạch xuất khẩu giầy và kế hoạch nhập nguyên liệu, máy móc, thiết bị. Mặt
khác, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu còn phối hợp với phòng thiết kế
trong việc tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

 Phòng kế toán-tài chính : Có chức năng, nhiệm vụ sau:


Chuyên đề tốt nghiệp 51

-Thực hiện ghi chép và phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh vào tài
khoản liên quan.
-Theo dõi tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn tại Công ty.
-Giám sát, đôn đốc việc tthực hiện các chỉ tiêu của Công ty.
-Tính toán, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm … xác định kết quả
kinh doanh .
-Cung cấp số liệu, tài liệu, các báo cáo có liên quan theo yêu cầu của cán
bộ quản lý trong Công ty (Giám đốc, Phó giám đốc, các phòng ban liên quan )
cũng như theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thanh tra).
-Lập kế hoạch về tài chính, tham mưu cho giám đốc về các quyết định
quản lý.

5. Tổ chức công tác kế toán


5.1. Tổ chức về mặt nhân sự
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là mô hình tổ chức kế toán
tập trung theo biểu 2

 Kế toán trưởng
Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, tổ chức và
chỉ đạo tất cả công tác kế toán theo chế độ qui định, thực hiện hạch toán tổng
hợp từng tháng, lập Bảng cân đối kế toán cho từng tháng và hàng năm. Ngoài
ra, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra va ký các chứng từ thanh toán,
phiếu thu, phiếu chi, phiéu nhập kho và hồ sơ vay vốn, đề xuất với Giám
đốc về công tác quản lý tài chính.

 Kế toán phó
Kế toán phó là người giúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết công
việc khi kế toán trưởng đi vắng. Kế toán phó chịu trách nhiệm trước kế toán
trưởng về phần việc được giao, làm kế toán thành phẩm, kế toán tiêu thụ và
kế toán thanh toán với ngân sách.

Biểu 2: Sơ đồ tổ chứcKế toán trưởng
bộ máy kế toán Công ty Giầy Thượng Đình:
<kế toán tổng hợp>

Kế toán phó
<kế toán thành phẩm, tiêu 
thụ, thuế>

Kế  Kế toán  Kế  Kế toán  Kế  Kế toán 


toán  thanh  toán  lương,  toán  ngân  Thủ 
BHXH toán  vật  thanh  TSCĐ  hàng tập  quỹ
Tiền  với  tư toán,  và  hợp chi 
mặt người  tạm ứng CCDC phí sản 
Chuyên đề tốt nghiệp 52

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo


Quan hệ cung cấp số liệu

 Kế toán bảo hiểm xã hội và quỹ tiền mặt


Kế toán viên phần hành này kiểm tra tính hơp pháp của các chứng từ trước
khi lập phiếu thu, phiếu chi; tính và trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ qui định .

 Kế toán thanh toán với người bán


Kế toán phần hành này theo dõi chi tiết công nợ thanh toán với từng đơn vị
trong và ngoài nước, đối chiếu vật tư nhập với hợp đồng.

 Kế toán vật tư
Hàng ngày, kế toán vật tư giám sát vật tư nhập kho, kí xác nhận số lượng
và chủng loại vật tư nhập kho đảm bảo chính xác; đối chiếu các phiếu nhập
kho của từng phân xưởng với định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng của
phòng kế hoạch vật tư trước khi đưa cho người phụ trách phòng ký; đôn đốc
phiếu nhập vật tư kịp thời (tránh các trường hợp để sổ sách “ âm”); phát
hiện và đề xuất với lãnh đạo về các loại vật tư nhập kho không đảm bảo
chất lượng và đề nghị các biện pháp xử lý.

 Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ


Hàng tháng, kế toán viên theo dõi sự tăng, giảm của tài sản cố định; căn cứ
số lượng, nguyên giá để trích khấu hao, sau đó phân bổ cho đối tượng liên
quan; đồng thời theo dõi và hạch toán việc nhập-xuất và sử dụng công cụ
dụng cụ hàng tháng; phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với cấp trên về
các vấn đề : vật tư ứ đọng, tài sản cố định bị tồn kho…

 Kế toán lương và thanh toán tạm ứng


Căn cứ vào ngày công, tiền lương khoán đã được phòng Hành chính – Tổ
chức xác nhận, kế toán tính lương và các khoản phụ cấp cho từng bộ phận,
phòng ban, kiểm tra và đối chiếu tiền lương từng phân xưởng, từng bộ phận;
Chuyên đề tốt nghiệp 53

phân bổ lương theo qui định, theo dõi các khoản vay mượn của từng đối
tượng.

 Kế toán ngân hàng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Căn cứ vào các chứng từ, hợp đồng kinh tế đã được phê duyệt, kế toán lập
uỷ nhiệm chi chuyển tiền thanh toán với khách hàng. Hàng tháng, tập hợp và
phân bổ chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, tính giá thành thực tế cho
sản phẩm hoàn thành và kết chuyển chi phí cho các đơn đặt hàng chưa hoàn
thành sang tháng sau, lập bảng tính giá thành thực tế và so sánh với giá bán.

 Thủ quỹ
Thủ quỹ là người quản lý két tiền mặt của Công ty. Hàng ngày, thủ quĩ căn
cứ vào các phiếu thu, phiếu chi đã được phụ trách Phòng xem xét và kí (phiếu
chi phải được giám đốc duyệt) thực hiện thu, chi đối với từng khách hàng,
cuối ngày vào sổ tổng hợp thu-chi-tồn quỹ (sổ quỹ tiền mặt); chi tiền tới các
tổ sản xuất tại các phân xưởng vào kì lương.

5.2. Tổ chức hệ thống sổ sách và hạch toán


Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty xây dựng trên cơ sở “Hệ thống tài
khoản kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định
số1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, tuân thủ theo các TK cấp 1 và cấp 2,
chi tiết theo đặc điểm của ngành đến TK cấp 3. Tài khoản ngoài bảng chỉ sử
dụng TK 009.
Hệ thống chứng từ là do bộ tài chính qui định và các chứng từ của Bộ Tài
chính in ấn. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty như sau:

Chứng từ 
tiền mặt Nhập 
Chứng từ  Phân  Kiểm  Và vào máy 
TGNH loại tra o  tính
Chứng từ vật  2

- Phương pháp phân bổ nhiều lần áp dụng khi giá trị dụng cụ sản xuất
lớn hơn 2 triệu đồng.
Mức phân bổ giá trị dụng cụ Giá trị dụng cụ xuất
xuất dùng trong một kỳ dùng
=
Số kỳ hạch toán sử
dụng
Chuyên đề tốt nghiệp 54

Sau khi t
Hệ thống sổ kế toán : Công ty hạch toán theo hình thức Nhạt ký –
chứng từ . Sơ đồ như sau:

Chứng từ gốc 
và các bảng 

Bảng  Nhật kí chứng từ Thẻ và sổ 

Sổ cái Bảng tổng 
hợp chi 

Báo cáo tài chính

Ghi chú : Ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

Các qui định khác về chế độ kế toán tại Công ty :


- Niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam đồng.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo Quyết định 1062.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán vật liệu xuất dùng: Phương pháp bình quân gia
quyền.
- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy
Thượng Đình.
Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự
chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của mình. Tất cả chi phí chi ra đều phải được xem xét, cân nhắc
kỹ lưỡng. Chi phí sản xuất là khoản chi lớn nhất trong tổng chi phí nên việc
cung cấp thông tin về khâu tập hợp chi phí sản xuất được đầy đủ, chính xác
Chuyên đề tốt nghiệp 55

là yêu cầu hết sức quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, cũng như trong
việc tính toán chính xác kết quả của hoạt động kinh doanh.

1-Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất


Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp sản xuất thuộc nghành
công nghiệp nhẹ. Chi phí sản xuất phát sinh ở Công ty là toàn bộ các khoản
hao phí về lao động sống (tiền trả cho công nhan viên) và hao phí lao động
quá khứ (tiền trả cho việc sử dụng vật tư, tiền khấu hao TSCĐ) cho việc sản
xuất những đôi giầy của các đơn đặt hàng phát sinh trong một tháng nhất
định.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là chu kỳ sản xuất tương đối
ngắn nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí
sản xuất .
Để thuận tiện cho kế toán tính giá thành, Công ty phân loại chi phí sản
xuất theo khoản mục trong giá thành như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của các đơn
đặt hàng.
Nguyên vật liệu chính là phần chủ yếu cấu thành nên đôi giầy, gồm: vải
bạt,cao su, ôzê…
Vật liệu phụ bao gồm: mác giầy, chỉ khâu, keo, dây giầy…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi cho nhân công trực
tiếp sản xuất giầy được tính vào chi phí trong kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp như tiền lương chính, lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp và các
khoản trích theo lương là BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung : Bao gồm các chi phí liên quan đến việc phục
vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ…

2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Công ty Giầy Thượng Đình có quy trình công nghệ sản xuất giầy khép kín
nên trên một dây chuyền, chỉ sản xuất một đơn đặt hàng nhất định. Vì vậy,
kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng
cụ thể. Các đơn đặt hàng đều ghi mã để tiện việc theo dõi và hạch toán .
Trong một tháng, Công ty có thể sản xuất từ vài chục đến vài trăm đơn đặt
hàng khác nhau.
Chuyên đề tốt nghiệp 56

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty là phương pháp hạch
toán chi phí sản xuất theo công việc: Chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến
đơn đặt hàng nào thì tập hợp riêng cho đơn đặt hàng đó còn phần chi phí phát
sinh chung của các đơn đặt hàng thì được tập hợp và cuối tháng phân bổ theo
tiêu thức lựa chọn.

3. Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành
Hệ thống tài khoản sử dụng ở Công ty là hệ thống tài khoản dùng cho việc
hạch toán chi phí sản xuất khi hàng tồn kho được hạch toán theo phương
pháp kê khai thường xuyên, gồm:
TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK622-Chi phí nhân công trực tiếp
TK627-Chi phí sản xuất chung
TK154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Do áp dụng hình thức tổ chức hạch toán là Nhật ký – chứng từ nên các sổ
sách kế toán sử dụng bao gồm:
-Bảng phân bổ số 1, 2, 3
-Bảng kê số 1, 2, 3, 4
-Nhật ký chứng từ số 1,2,5,7…
Để phục vụ cho việc tính giá thành, Công ty còn sử dụng các sổ trung gian:
Bảng tổng hợp TK621, TK622, TK627, Bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất
dùng, Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung…và Bảng tổng hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành .

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và thính giá thành của Công ty như sau:
Việc ký kết các hợp đồng sản xuất do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
đảm nhận. Các hợp đồng sẽ được trình lên Ban giám đốc để phê duyệt. Sau
hợp đồng đã được ký kết, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tính toán đơn giá
tiền lương cho một đôi giầy ở từng phân xưởng trong các đơn đặt hàng cụ
thể. Trong khi đó, phòng Kế hoạch - Vật tư sẽ phối hợp với phòng chế thử
mẫu lên định mức vật tư cho sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
Trong quá trình sản xuất, nhân viên thống kê ở các phân xưởng theo dõi và
ghi chép số lượng những đôi giầy bán thành phẩm của các đơn đặt hàng ở các
phân xưởng cắt, phân xưởng May, phân xưởng Cán, phân xưởng Gò để làm
cơ sở cho kế toán giá thành tập hợp và phân bổ phí sản xuất cho các đơn
đặt hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp 57

Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của Công ty Giầy Thượng Đình:

 Bảng phân bổ 
 Bảng kê
 Nhật ký chứng từ 
1, 2, 5, 10

Bảng kê số 4 Sổ trung gian 
(TK 621, 622, 627) để tính giá thành

Nhật ký chứng từ  Giá thành đơn đặt 
số 7 hàng

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Do đặc điểm của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng với số lượng lớn
trong một tháng nên trong chuyên đề tốt nghiệp này, em xin đề cập đến việc
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty trong tháng
02 năm 2001, tập trung vào 8 đơn đặt hàng sau:
- Đơn đặt hàng Thượng Đình, mã TĐ.01, số lượng : 9 030 đôi.
- Đơn đặt hàng Yeon Bong, mã YB.05, số lượng : 2 670 đôi.
- Đơn đặt hàng Yeon Bong, mã YB.06, số lượng : 20 880 đôi.
- Đơn đặt hàng Golden Step, mã GS-VC8005, số lượng : 2 040 đôi.
- Đơn đặt hàng Melcosa, mã Mel.01, số lượng : 6 174 đôi.
- Đơn đặt hàng Melcosa, mã Mel.02, số lượng : 3 830 đôi.
- Đơn đặt hàng Foot Tech, mã FT.11, số lượng : 4 340 đôi.
- Đơn đặt hàng Foot Tech, mã FT.12, số lượng : 17 500 đôi.

4
4. Hạch toán chi phí sản xuất sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình
4.1-Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty cho sản xuất giầy gồm nhiều thứ
hạng, nhiều loại có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất.
Chuyên đề tốt nghiệp 58

Về nguyên vật liệu chính có vải bạt, cao su, ôzê…


Về vật liệu phụ có xăng, mác giầy, keo, dây giầy…
Nguyên vật liệu của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn (từ 58% đến 70%
tổng chi phí sản xuất trong kỳ). Trong nước, các đơn vị thường xuyên cung
cấp vật tư cho Công ty là Công ty Dệt 19-5, Công ty Dệt Trí nhân, Công ty
Hoá chất Đức Giang…
Khi nhận được đơn đặt hàng hay ký kết hợp đồng kinh tế, Công ty mới tổ
chức thu mua nguyên vật liệu cho đơn đặt hàng đó. Trừ một số ít nguyên vật
liệu dự trữ sẵn trong kho có thể sử dụng chung cho các đơn đơn đặt hàng như
xăng, kếp để pha keo, một số loại cao su, hoá chất… còn lại Công ty thu mua
riêng cho các đơn đặt hàng (vải bạt, phẩm mầu…). Tuy vậy, Công ty vẫn áp
dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá nguyên vật liệu xuất kho
cho từng loại nguyên vật liệu (từng danh điểm nguyên vật liệu ). Do đặc
trưng của phương pháp bình quân gia quyền là đến cuối tháng mới tính được
giá bình quân gia quyền nên khi xuất kho, trên phiếu xuất kho chỉ ghi số
lượng. Đến cuối tháng, Kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho và ghi vào
cột đơn giá, cột thành tiền trên phiếu xuất kho. Mẫu phiếu xuất kho thể hiện
trên biểu 3.

Theo phơng pháp bình quân gia quyền thì:

Giá trị nguyên vật Số lượng nguyên Đơn giá


liệu i sử dụng trong = vật liệu i xuất × bình quân
tháng dùng trong tháng nguyên vật
liệu i

Giá trị thực tế tồn Giá trị thực tế


Đơn giá bình quân = đầu đầu tháng +
nhập trong
nguyên vật liệu i Số lượng tồn đầu + tháng
tháng Số lượng nhập
trong tháng

Do áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là sổ đối chiếu
luân chuyển nên trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện
như sau:
-Tại kho : Thủ kho căn cứ vào định mức vật tư và phiếu xuất kho để theo
dõi về mặt số lượng trên thẻ kho.
-Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán
số lượng và giá trị từng loại vật tư theo từng kho. Định kỳ từ 5 đến 10 ngày,
kế toán nhận chứng từ (thẻ kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho) và phân
loại chứng từ để làm căn cứ ghi sổ. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên
Chuyên đề tốt nghiệp 59

sổ với thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để hạch toán và kiểm tra sự
chính xác của việc Nhập,-Xuất- Tồn kho nguyên vật liệu.
Chuyên đề tốt nghiệp 60

Biểu 3: Mẫu phiếu xuất kho

Đơn vị: Công ty Giầy Thượng Đình Mẫu số: 02-VT


Địa chỉ: 277 Nguyễn Trãi-Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 1141- TC/ QĐ/
CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính)

PHIẾU XUẤT KHO Số: A 1123


Ngày 12/02/2001 Nợ:
Có:
- Họ tên người nhận hàng: Tuấn (Phân xưởng cán)
- Lí do xuất: sản xuất mã giầy YB 05
- Xuất tại kho: Anh Cường

STT Tên, nhãn hiệu, qui cách, Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
phẩm chất vật tư (sản tính
phẩm, hàng hoá) Yêu cầu Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Dây poly m 253 253
2 Mút EVA kg 610 550
3 Keo P115A kg 12 12
Cộng

Tổng số tiền (viết bằng chữ): ………………………………………..


Xuất, ngày…. tháng…..năm…
Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
sử dụng (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên)
(kí, họ tên)

Trình tự xuất dùng nguyên vật liệu được thực hiện qua các bước sau:
- Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, các bộ phận làm phiếu xin lĩnh
vật tư gửi lên phòng Kế hoạch- Vật tư.
- Phòng Kế hoạch - Vật tư sẽ xem xét tính hợp lý của phiếu xin lĩnh vật tư
về số lượng và chủng loại và dựa vào định mức vật tư, lập phiếu xuất kho
gồm 3 liên.
Chuyên đề tốt nghiệp 61

- Tại kho khi nhận được phiếu xin lĩnh vật tư có đầy đủ thủ tục, thủ kho
sẽ xuất vật tư, sau đó ghi số lượng vào cột thực xuất, ghi ngày tháng, năm
xuất kho, cùng người nhận vật tư kí tên vào phiếu xuất kho.
-Thủ kho giữ hai liên để ghi vào thẻ kho sau đó gửi lên phòng kế toán tài
chính để kế toán vật tư ghi vào cột thành tiền. Thủ kho ghi chép số lượng
xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu và vào thẻ kho tương ứng.
Cuối tháng, kế toán vật tư tính đơn giá bình quân và ghi giá trị vào phiếu
xuất kho.

Trước khi sản xuất một đơn đặt hàng, Công ty lập chỉ lệnh sản xuất căn
cứ vào điều kiện và khả năng sản xuất hiện tại cũng như trong thời gian tới.
Mỗi lệnh sản xuất có ghi kiểu giầy, kí hiệu của đơn đặt hàng, ngày giao lệnh
và số lượng giầy các cỡ củ đơn đặt hàng.

Chỉ lệnh sản xuất


số 2/1
Đơn đặt hàng: TĐ.01
Số lượng: 9030 đôi
Đơn vị tính: đôi
Cỡ số 37 38 39 40 41 42 Cộng
Màu
Trắng mộc 150 450 960 660 310 80 3480
Trắng tẩy 70 220 520 300 130 30 1670
Đen 40 100 160 120 80 30 710
Đỏ 40 100 160 110 80 20 690
Xanh chàm 70 220 260 150 70 20 1070
Xanh da trời 70 220 400 150 70 50 1410
Cộng 440 1310 2460 1490 740 230 9030

Phòng kế hoạch vật tư PGĐ sản xuất

Bắt đầu thực hiện một đơn đặt hàng, lệnh sản xuất chuyển đến cho phân
xưởng cắt. Phân xưởng Cắt lập phiếu xin lĩnh vật tư và nhận vải bạt, ôzê…
về phân xưởng để cắt theo mẫu đã được phòng Chế thử mẫu thực hiện. Sau
khi cắt xong, bán thành phẩm của phân xưởng Cắt sẽ được chuyển cho phân
xưởng May. Phân xưởng May nhận các chi tiết đó và lên kho lĩnh vật tư bổ
sung. Bán thành phẩm của phân xưởng May là mũ giầy các cỡ sẽ được
chuyển cho phân xưởng Gò.
Chuyên đề tốt nghiệp 62

Song song với quá trình trên, phân xưởng Cán cũng nhận cao su và một số
nguyên vật liệu khác để sản xuất đế giầy các loại. Số lượng đế giầy phù
hợp với số lượng mũ giầy ở phân xưởng May.
Như vậy chi phí nguyên vật liệu phát sinh tập trung chủ yếu ở hai phân
xưởng: phân xưởng May và phân xưởng Cán.
Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty Giầy
Thượng Đình thực hiện trên TK621, chi tiết cho từng đơn đặt hàng.
Để đơn giản hoá công tác kế toán, kế toán tại Công ty hạch toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp gồm chi phí chi phí nguyên vật liệu chính, và chi phí
vật liệu phụ. Các chi phí này được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt hàng
còn phần chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho nhiều đơn đặt hàng thì
đưa vào chi phí sản xuất chung . Xuất phát từ điều này, phương pháp tập hợp
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phương pháp trực tiếp: nguyên vật liệu sử
dụng cho đơn đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó.
Dựa vào giá bình quân gia quyền và số lượng ghi trên phiếu xuất kho, cuối
tháng kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng theo từng
đơn đặt hàng.

Bảng tổng hợp vật tư theo đơn đặt hàng


Tháng 02 năm 2001
Đơn vị tính: đồng
Đơn đặt Vải Chỉ, ôzê Cao su, Bao bì Cộng
hàng hoá chất
TĐ 01 95353467 40718816 65741320 3718636 205532239
YB 05 14344718 15274356 25558071 1537018 67328740
YB 06 49068837 23876112 45378799 4138185 122461933
GSVC 13422910 8278110 20783388 277880 42762279
Mel 01 42775897 17248873 35081410 428112 95471292
Mel 02 29729597 23371182 28378915 1738425 83218119
FT 11 51583212 25523138 56723118 3568187 137397655
FT12 55878080 30694009 45899978 3150735 135662802

Cộng 1502738421 701445231 1234576733 18557178 3457308563

Căn cứ vào định mức vật tư, lượng vật tư sử dụng thực tế của các phân
xưởng theo báo cáo sản xuất do nhân viên thống kê tại các phân xưởng lập,
kế toán lập các bảng chi tiết chi phí về từng danh điểm nguyên vật liệu trực
tiếp cho các đơn đặt hàng. Chẳng hạn, với đơn đặt hàng Yeon Bong YB.05
thể hiện trong biểu 4
Chuyên đề tốt nghiệp 63
Chuyên đề tốt nghiệp 64

Biểu 4:
Bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn đặt hàng: Yeon Bong
Mã khách hàng: YB.05
Số lượng: 2670 đôi

Qui
Đơ Phân Số Đơn giá Thành tiền
ST Tên vật tư n vị xưởng lượng
cách (đồng) (đồng)
T tính
1 Bạt 125 kaki 44’’ m cắt 320 12750 4207500
2 Bạt 125 xanh 44’’ m cắt 198 15600 3088800
3 Phin mộc 222 1.2 m cắt 383 20300 7774900
4 BBTEX xanh 44’’ m cắt 133 17270 2296910
5 BBTEX kaki 44’’ m cắt 178 16112 2867936
6 Mút xốp 4mm 1.2 m cắt 174 19120 3326880
7 Gạc xô 1.2 m cắt 174 18748 3262152
8 Bạt 3419 kaki 0.8 m cắt 152 13185 2004120
9 Bạt 3419 xanh 0.8 m cắt 152 12500 1900000
10 Xăng lít cắt 408 5550 2264400
11 Keo latex kg cắt 20 1320 146400
12 Keo P509 kg cắt 31 17210 533510
13 Keo P115A kg cắt 12 18570 222840
14 Mút EVA 1*2 tấm cắt 610 35657 21750770
15 B tẩy Hàn 1*30 tấm cắt 68 48780 3317034
Quốc
16 Phin mộc 222 0.9 m cán 85 20300 1725500
17 BBTEX xanh 44’’ m cán 14 17270 241780
18 BBTEX kaki 44’’ m cán 14 16112 225568
19 Chỉ các màu m may 130560 100 13056000
20 Ôzê các màu bộ may 110560 250 27615000
21 Mút độn cổ kg may 18 27000 486000
22 Dây poly m may 253 18700 4731100
23 Mác cỡ số cái may 5340 150 801800
24 Keo P115A kg may 3 18570 55710
Cộng 107902080

Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (Bảng phân bổ số 2)


phản ánh giá trị công cụ - dụng cụ xuất kho trong tháng đã được phân bổ cho
từng đối tượng sử dụng (ghi có TK152 - chi tiết tiểu khoản, có TK153, ghi nợ
các TK liên quan) theo biểu 5.
Chuyên đề tốt nghiệp 65

Biểu 5:
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 02 năm 2001
Đơn vi tính: đồng
Ghi có TK 152
T TK153
K TK 1521 TK 1522 TK 1523 TK 1524 TK 1525 Cộng
Ghi TK152
nợ TK
TK621 3457308563 2266966534 5724275097
TK01 205532239 54649039 260181278
YB05 67328740 40573340 107902080
YB06 122461933 46310131 168772064
GSVC 42762279 30852914 73615193
Mel01 95471292 33250696 128724988
Mel02 83218119 10006717 93224836
FT11 137397655 9579784 146977439
FT12 135662802 74013437 209676230
...
TK627 84535091 146974724 38762713 40861680 13614364 324748500 157830200
TK642 2453780 880000 3333870 52748300
Cộng 2544297362 2413941258 38726713 41741680 13614364 6052357467 210578500

Cuối tháng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được kết chuyển sang
TK154 để tính giá thành. Chẳng hạn:
Nợ TK154 (chi tiết theo đơn đặt hàng) : 5 724 275 097
Có TK621 (chi tiết theo đơn đặt hàng) : 5 724 275 097
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty như sau:

  TK152 TK621 TK154

Vật tư xuất  Kết chuyển 
kho cho sản  chi phí vật 
       
TK152
Vật tư nhập lại 
kho

4.2- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp


Chuyên đề tốt nghiệp 66

Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị sản xuất lớn với qui trình công
nghệ bán tự động nên số lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất là tương đối lớn. Do vậy, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ lệ
đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các
khoản chi về lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất
lương như phụ cấp độc hại… Trong cơ chế thị trường hiện nay, cũng như
nhiều doanh nghiệp khác, Công ty sử dụng đòn bẩy kinh tế hữu hiệu là tiền
lương để kích thích tính tích cực của người lao động, làm tăng năng suất lao
động. Bởi nó là bộ phận cấu thành của giá thành sản phẩm nên tiết kiệm chi
phí tiền lương cùng với việc tăng năng suất lao động là đồng nghĩa với việc
hạ thấp giá thành sản phẩm , làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Hiện nay, Công ty Giầy Thượng Đình áp dụng hai hình thức trả lương khác
nhau:
*Trả lương theo thời gian: Được áp dụng đối với các phòng ban, phòng
KCS, ban vệ sinh môi trường. Chứng từ sử dụng để hạch toán theo hình thức
trả lưong này là “Bảng chấm công” được lập riêng cho từng phòng ban, từng
bộ pbận trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ của từng người lao động do
tổ trưởng hoặc người được phân công theo dõi trong phòng ghi.
*Trả lương theo sản phẩm : Được áp dụng cho các công nhân trực tiếp sản
xuất các đơn đặt hàng, gồm công nhân của bốn phân xưởng trong Công ty.
Tiền lương theo sản phẩm sẽ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp.
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622- chi tiết cho
từng đơn đặt hàng:
♦Hạch toán chi phí về tiền lương
Đơn giá tiền lương cho công nhân sản xuất trực tiếp do phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu tính cho từng đơn đặt hàng ở từng phân xưởng trong Công
ty :

ĐGi =TL × ĐGK. Trong đó:


ĐGi là đơn giá tiền lương cho một đôi giầy ở phân xưởng i của đơn đặt
hàng
TL là tỷ lệ khoán (%) ở phân xưởng i.
ĐGK là đơn giá khoán một đôi giầy.
Tiền lương của công nhân sản xuất từng đơn đặt hàng được tính bằng
công thức:
LĐĐ(pxi) = ĐGi × SI. Trong đó:
LĐĐ(pxi) là tiền lương của đơn đặt hàng ở phân xưởng i .
ĐGi là đơn giá tiền lương một đôi giầy của đơn đặt hàng ở phân xưởng
i.
Chuyên đề tốt nghiệp 67

Si là số lượng giầy của đơn đặt hàng ở phân xưởng i được sản xuất
trong tháng.
Sau đó, tính tiền lương của công nhân sản xuất của cả đơn đặt hàng bằng
cách cộng tiền lương đơn đặt hàng của bốn phân xưởng lại:
LĐĐ = ∑LĐĐ(pxi).
Nếu đơn đặt hàng nào mà việc sản xuất và hoàn thành liên quan từ 2 tháng
trở lên, thì tháng này sản xuất nó ở phân xưởng nào chỉ tính lương công nhân
sản xuất ở phân xưởng đó cho phần bán thành phẩm đã hoàn thành và tổng
tiền lương phải trả cho đơn đặt hàng đó nằm trong chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang cuối kỳ.
Ví dụ: Đơn đặt hàng YB05 trong tháng 01/2001 mới chỉ sản xuất xong ở
phân xưởng cắt, số lượng bán thành phẩm hoàn thành là 2670 đôi. Đơn giá
tiền lương cho một đôi giầy YB05 ở phân xưởng cắt là 1091,7 đồng/ đôi.
Như vây, tiền lương công nhân sản xuất của đơn đặt hàng này nằm ở phân
xưởng cắt là: 2670 × 1091.7 = 2914839 đồng. Số này được tính vào lương
phải trả tháng trước (nằm trong chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ này). Tương
tự với 3 phân xưởng còn lại trong tháng 2 như sau:

Bảng tính tiền lương trực tiếp


Đơn đặt hàng YB05
Tháng 2 năm 2001

Phân xưởng Đơn giá(đồng) Số lượng(đôi) LĐĐ(pxi)(đồng)


May 1773,00 2670 4733910
Cán 2818,20 2670 7524594
Gò 2432,90 2670 6495843
LĐĐ 18574347

Cách tính tương tự với các đơn đặt hàng khác. Đơn giá tiền lương cho mỗi
sản phẩm của từng đơn đặt hàng là khác nhau.

Tại phân xưởng, nhân viên thông kê theo dõi sản phẩm sản xuất, thời gian
sản xuất của công nhân từng phân xưởng, chi tiết đơn đặt hàng và phản ánh
vào bảng chấm công và bảng cân đối (xác nhận tiền lương) sản phẩm. Sau
đó lấy số liệu tiền lương và số BHXH trừ vào lương của mỗi công nhân và
ghi vào bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng. Cuối tháng, nhân
viên thống kê gửi bảng chấm công, báo cáo tình hình sản xuất của phân
xưởng và bảng thanh toán tiền lương lên cho phòng Kế toán - Tài chính để
nhận tiền lương cho công nhân.
Chuyên đề tốt nghiệp 68

Phòng Kế toán -Tài chính hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các
phân xưởng, báo có kết quả sản xuất của từng phân xưởng, các chứng từ chi
tiền mặt và bảng thanh toán tiền lương để tổng hợp tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất của từng đơn đặt hàng .
Căn cứ vào Bảng rhanh toán tiền lương, thanh toán tiền làm đêm… kế toán
tập hợp chứng từ theo đối tượng sử dụng, tính toán tiền để ghi vào Bảng
phân bổ số 1 (bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội – biểu 6) theo
dòng phù hợp với cợt ghi có TK334. Chẳng hạn:
Chuyên đề tốt nghiệp 69

Nợ TK622 : 853852600
YB 05 : 18574347
… :…
Có TK334 : 853852600

♦Hạch toán các khoản trích theo lương


Các khoản trích theo lương tại Công ty bao gồm BHXH (TK3383), BHYT
(TK3384), KPCĐ (TK3382).
Quỹ BHXH dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ
trong trường hợp ốm đau, thai sản, tử tuất…
Quỹ BHXH được trích theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các
khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động; trong đó 15% tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ còn 5% trừ vào thu nhập của người lao
động.
Quỹ BHYT sử dụng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng góp
quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 3% trên tổng quỹ lương cơ
bản của Công ty, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh, 1% trừ vào thu
nhập của người lao động.
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động của công đoàn các cấp . KPCĐ tính trên
2% tiền lươn thực chi và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
BHXH, BHYT được phân bổ cho các đơn đặt hàng theo các bước sau:
Bước1: xác định tiêu thức phân bổ H:
Tổng quỹ BHXH (hay BHYT)
H =
Tổng lương thực chi trong tháng.

Tổng quỹ BHXH Quỹ lương cơ bản × 15%


(hay BHYT) =
của Công ty (hay2%)

Bước2: Xác định chi phí về BHXH hay BHYT của các đơn đơn đặt hàng
như sau:
Chi phí BHXH(hay BHYT) Lương thực chi
cho đơn đặt hàng = của đơn đặt hàng × H

Ví dụ: Quỹ lương cơ bản của Công ty là: 364 544 520 đồng
Chuyên đề tốt nghiệp 70

Tổng lương thực chi trong tháng 02 năm 2001 là:1 176 851 800 đồng
Quỹ BHXH được trích là: 364544520 × 15% = 54 681 678 đồng
- Tiêu thức phân bổ:

54681678
H = = 0,0464644
1176851800

Chi phí BHXH cho đơn đặt hàng YB05 là:18754347× 0,0464644 = 871409
đồng.
Tương tự như vậy đối với BHYT cho đơn đặt hàng YB05:
Nợ TK 622.YB05 : 1362686
Có TK3382 : 375089
Có TK3383 : 871409
Có TK3384 : 116188

BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG


Tháng 2 năm 2001 Đơn vị tính: đồng
Ghi nợ
TK Lương thực TK 338
Ghi chi TK3382 TK3383 TK3384 Cộng có
có TK TK338
TK622 853852600 17077052 39673714 5289830 62040596
TĐ01 102561500 2051232 4756463 635395 7452090
YB05 18754347 375089 871409 116188 1362686
YB06 30864600 617292 1434105 191214 2242611
GSVC 29910300 598206 1389764 185301 2173271
Mel01 44411900 888238 2063572 275143 3226953
Mel02 26763000 535260 1243527 165803 1944590
FT11 21326400 426528 909918 132122 1468568
FT12 70646500 1412930 3282547 437673 5133150

TK627 129389600 2587729 6012010 801600 9401502
TK642 193609600 3872192 8995954 1199640 14067686
Chuyên đề tốt nghiệp 71

Cộng 1176851800 23537036 54681678 7290890 85509604

Các số liệu trên chứng từ kế toán, các bảng phân bổ làm căn cứ vào bảng
kê số 4(ghi nợ TK622) và vào sổ cái TK622 tháng 2/2001.
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty như sau:

TK334, 33 TK622 TK154


8
Ti ền l ương và các Kết chuyển chi
khoản t r í ch t heo phí nhân công
l ương t r ực t i ếp

4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung


Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất mà không
thuộc hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp phát sinh hàng tháng tại các phân xưởng của Công ty.
Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK627 chung cho toàn Công ty
và chi tiết theo các tiểu khoản sau:
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng .
TK 6272 – Chi phí vật liệu.
TK6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất .
TK 6274 – Chi phí về khấu hao TSCĐ.
TK6277 – Chi phí về dịch vụ mua ngoài.
TK6278 – Chi phí bằng tiền khác .
Khi chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp số liệu vào Bảng phân
bổ tiền lương, Bảng phân bổ vật liệuvà công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ
khấu hao TSCĐ, các Nhật ký - chứng từ liên quan và Bảng kê số 6. Sau khi
tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chung , cuối tháng tiến hành phân bổ
cho các đơn đặt hàng.
Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đơn đặt hàng là hệ số
sản phẩm của các đơn đặt hàng sản xuất trong tháng. Giá bán của giầy xuất
khẩu thường cao gấp đôi giá bán của giầy nội địa cùng loại. Mặt khác, chất
lượng của giầy nội địa cũng đòi hỏi cao hơn giầy nội địa. Chất lượng càng
cao thì trong quá trình sản xuất càng tiêu hao nhiều các nguồn lực, tức là chi
phí sản xuất chung của giầy xuất khẩu phải cao hơn giầy nội địa. Chính vì
vậy, Công ty phân bổ chi phí sản xuất sản xuất chung cho một đôi giầy nội
địa bằng 1/2 chi phí sản xuất chung phân bổ cho giầy xuất khẩu.
Ví dụ: Trong tháng 2/2001, tổng sản phẩm sản xuất của Công ty là 414 210
đôi giầy thì có 233 738 đôi giầy nội địa và 180 472 đôi giầy xuất khẩu.
Chuyên đề tốt nghiệp 72

Các đơn đặt hàng cho giầy nội địa là TĐ01, YB05, YB06, GSVC8005…
Các đơn đặt hàng cho giầy xuất khẩu là Mel01, Mel02, FT11, FT12…

Việc phân bổ chi phí sản xuất chung được thực hiện như sau:
-Trước hết, xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho một đôi giầy :

Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất chung được
phân bổ cho một đôi = tính vào giá thành trong tháng
giầy xuất khẩu Sản lượng giầy nội địa + Sản
lượng
2 giầy xuất
khẩu

Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung phân
chung cho một = bổ cho một đôi giầy xuất
đôi giầy nội địa khẩu
2

-Sau đó , kế toán xác định chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng:
Chi phí sản xuất chung Số lượng sản phẩm Chi phí sản xuất chung
của đơn đặt hàng nội = sản xuất trong tháng × phân bổ cho một đôi giầy
địa hay xuất khẩu của đơn đặt hàng đó nội địa hay xuất khẩu

Ví dụ :Trong tháng 2/2001


Chi phí sản xuất sản 1192208037 1192208037
xuất chung cho một= = = 5290,68 đồng/đôi
đôi giầy xuất khẩu 233738 + 108472 225341
2

Chi phí sản xuất 5290,68


chung tính cho một = = 2645,34 đồng/đôi
đôi giầy nội địa 2
Vậy chi phí sản xuất chung cho đơn đặt hàng YB05 là 2670× 2654,34 =
7063058 đồng. Tương tự như vậy với các đơn đặt hàng khác, kết quả thể
hiện trong Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung(biểu 7).

*Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng (TK6271)


Chuyên đề tốt nghiệp 73

Chi phí nhân viên phân xưởng là một bộ phận của chi phí sản xuất chung,
bao gồm tiền lương và trích theo lương của các bộ phận quản lý như quản
đốc, phó quản đốc, trưởng ca…Đây là những người mà lao động của họ là
gián tiếp nên tiền lương của họ được Công ty trả theo thời gian.
Ngoài tiền lương chính, tiền phụ cấp trách nhiệm đối với các cán bộ quản
lý theo các hệ số sau:
Hệ số 0,4 đối các quản đốc.
Hệ số 0,3 đối với phó quản đốc.
Hệ số 0,2 đối với trưởng ca.
Hệ số 0,1 đối với các tổ trưởng.

Chi phí về nhân viên phân xưởng thể hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và
bảo hiểm xã hội.
Chi phí về nhân viên phân xưởng cũng được tập hợp chung và phân bổ cho
các đơn đặt hàng dựa trên tiêu thức là số lượng sản phẩm như đã trình bày ở
trên.

*Hạch toán chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng (TK6272)
Chi phí về nguyên vật liệu được hạch toán trên TK6272, chung cho toàn
doanh nghiệp và được phân bổ cho các đơn đặt hàng căn cứ vào số lượng sản
phẩm sản xuất của các đơn đặt hàng đó.
Tại Công ty Giầy Thượng Đình, chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu
dùng trực tiếp cho đơn đặt hàng nào thì được tập hợp riêng trên TK621. Phần
nguyên vật liệu dùng chung sẽ được tập hợp vào TK 6272. Trên TK này, theo
dõi các chi phí về nguyên vật liệu dùng chung như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu chính (đối ứng với TK 1521)
- Chi phí vật liệu phụ (đối ứng với TK 1522)
- Chi phí về nhiên liệu (đối ứng với TK 1523)
- Chi phí về phụ tùng (đối ứng với TK 1524)
- Chi phí về vật liệu xây dựng( đối ứng với TK 1525)
Ví dụ: Trong tháng 02/2001, tổng giá trị nguyên vật liệu được tính vào chi
phí sản xuất chung là: 324 748 500, được hạch toán như sau:
Nợ TK6272 :324 748 500
Có TK 1521 :84 535 091
Có TK 1522 :146 974 724
Có TK 1523 :38 762 713
Có TK 1524 :40 861 680
Có TK 1525 :13 614 364
Đơn giá phân bổ chi phí nguyên vật liệu dùng chung như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp 74

-Đối với giầy xuất khẩu = 324748500 : 225431 = 1441,1425 đồng / đôi.
-Đối với giầy nội địa = 1441,1425 : 2 = 720,57125 đồng / đôi
Như vậy, chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đơn đặt hàng YB05 là:
2670 × 720,57125 = 1923921 đồng.

*Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273)


Công cụ dụng cụ là tài sản lưu động có giá trị nhỏ hơn 5 triệu đồng và thời
gian sử dụng dưới 1 năm. Thuộc loại này tại Công ty có khuôn, dưỡng mẫu,
động cơ, bảo hộ lao động… được phân thành hai loại là dụng cụ sản xuất và
đồ dùng bảo hộ lao động.
Chi phí dụng cụ sản xuất là khoản hao phí chung cho nhu cầu của phân
xưởng nên cũng được tập hợp đến cuối tháng mới phân bổ cho các đơn đặt
hàng. Do đó, trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có
khoản này. Giá trị dụng cụ sản xuất xuất dùng cũng được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền như đối với nguyên vật liệu. Vì lí do này nên đến
cuối tháng mới xác định giá trị dụng cụ xuất dùng và hàng ngày khi xuất kho,
trên phiếu xuất chỉ ghi số lượng.
Việc phân bổ giá trị dụng cụ sản xuất cho các kỳ hạch toán như sau:
- Nếu giá trị dụng cụ sản xuất dưới 1 triệu đồng thì phân bổ toàn bộ vào
chi phí sản xuất trong tháng xuất dùng.
- Nếu giá trị dụng cụ sản xuất trên 1 dến 2 triệu đồng thì phân bổ theo
phương pháp 50% giá trị vào chi phí của kỳ xuất dùng. Khi các bộ phận
báo hỏng dụng cụ sản xuất, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại
vào chi phí của kỳ báo hỏng:

Giá trị còn lại Giá trị dụng cụ


của dụng cụ sản xuất hỏng Tiền bồi
sản xuất báo = - Giá trị phế - thường vật
hỏng liệu thu hồi chất
ập hợp được toàn bộ chi phí về dụng cụ sản xuất phát sinh trong một kì
nhất định, kế toán phân bổ cho các đơn đặt hàng.

Trong tháng 02/2001, tổng chi phí dụng cụ sản xuất là 157 830 200 đồng:
- Chi phí dụng cụ sản xuất phân bổ cho một đoi giầy xuất khẩu =
157830200 : 225341 = 700,40606 đồng/đôi
- Chi phí dụng cụ sản xuất phân bổ cho một đôi giầy nội địa =
700,40606 :2 = 350,20303 đồng/đôi
- Chi phí dụng cụ sản xuất phân bổ cho đơn đặt hàng YB05 =
2670 × 350,20303 = 935 042 đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp 75

*Hạch toán chi phí về khấu hao TSCĐ(TK 6274)


Chi phí về khấu hao TSCĐ là giá trị phấn khấu hao được trích vào chi phí
sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. TSCĐ sử dụng cho nhu cầu chung, giá
trị của nó chuyển dịch từng phần vào giá trị của các đơn đặt hàng nên chi phí
về khấu hao sẽ được phân bổ cho các đơn đặt hàng.

Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp sản xuất, vốn cố định có
tỷ trọng tương đối cao, nên phần khấu hao TSCĐ chiếm một vị trí đáng kể
trong tổng chi phí sản xuất chung .
Hàng tháng, kế toán TSCĐ theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, xác định
mức khấu hao của từng loại tài sản, cuối tháng chuyển cho kế toán tổng hợp
để phân bổ mức khấu hao cho các nhu cầu sử dụng và cho các đơn đặt hàng.
Việc phân bổ cho các đơn đặt hàng cũng được thực hiện như chi phí sản xuất
chung khác:
-Chi phí về khấu hao TSCĐ cho một đôi giầy xuất khẩu =
290420000 : 225341=1288,8024 đồng/ đôi.
-Chi phí về khấu hao TSCĐ cho một đôi giấy nội địa =
1288,8024 : 2 = 644,4012 đồng/ đôi.
Mức khấu hao phân bổ cho YB05 = 2670 × 644,4012= 1720551 đồng.

Chi phí về khấu hao TSCĐ trong tháng 02/2001 của Công ty thể hiện trên
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ(biểu 8).

Chế độ khấu hao TSCĐ áp dụng trong Công ty theo quyết định 1062 QĐ-
TC/1996 của Bộ Tài chính. Theo đó, phương pháp khấu hao đều được áp
dụng để tính mức khấu hao trong tháng:

Mức khấu hao Nguyên giá T ỷ lệ khấu


= × hao
trích trong tháng TSCĐ
12

1
Tỷ lệ khấu hao =
Số năm sử dụng

*Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài (TK6277)


Chuyên đề tốt nghiệp 76

Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền bỏ ra chi cho các hoạt động cung cấp
dịch vụ cho hoạt động của phân xưởng mà được phép tính vào chi phí kinh
doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Dịch vụ mua ngoài bao gồm: dịch vụ cung
cấp điện, nước, sửa chữa máy móc, thiết bị hàn hơi…
Chi phí dịch vụ mua ngoài được theo dõi trên các Nhật ký chứng từ số 1
(ghi có TK111), Nhật ký chứng từ số 2 (ghi có TK112), Nhật ký chứng từ số
5 (ghi có TK331).
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho phân xưởng, không tách riêng
được cho các đơn đặt hàng nên phải được tập hợp lại, đến cuối tháng phân
bổ cho các đơn đặt hàng. Việc phân bổ tiến hành như chi phí sản xuất chung
khác.

Trong tháng 02/2001, tổng chi phí dịch vụ mua ngoài tính cho chi phí sản
xuất chung là 200 289 579 đồng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ cho một đôi giầy xuất khẩu =
200 289 579 : 225 341 = 888, 8288 đồng/đôi
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ cho một đôi giầy nội địa =
888, 8288 : 2 = 444,4144 đồng/đôi
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ cho đơn đặt hàng YB05 là:
2670 × 444,4144 = 186 586 đồng

*Hạch toán chi phí khác bằng tiền (TK6278)


Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phải bỏ ra trực tiếp bằng tiền
ngoài các khoản chi trên phát sinh trong tháng. Khoản chi này không nhiều và
tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Cũng giống như các loại chi phí
sản xuất chung khác, chi phí này phát sinh phục vụ nhu cầu chung toàn phân
xưởng và rất khó tập hợp riêng cho các đơn đặt hàng nên phải chờ đến cuối
tháng để phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
Tại Công ty Giầy Thượng Đình, chi phí khác bằng tiền được xác định gồm
3 khoản: chi phí khác bằng tiền, tiền ăn ca ba, tiền bồi dưỡng độc hại.

Trong tháng 02/2001, chi phí khác bằng tiền ở Công ty là 80 128 656 đồng.
- Chi phí khác bằng tiền phân bổ cho một đôi giầy xuất khẩu =
80128656 : 225341 = 355,588 đồng/đôi
-Chi phí khác bằng tiền phân bổ cho một đôi giầy nội địa=
355,588 : 2 = 177,794 đồng/ đôi.
Chi phí khác bằng tiền phân bổ cho đơn đặt hàng YB05 =
2670 × 177,794= 474 710 đồng.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp trên bảng kê số 4 (ghi nợ TK627)-
biểu 9
Chuyên đề tốt nghiệp 77
Chuyên đề tốt nghiệp 78

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Giầy Thượng Đình:

TK111,331… TK627 TK154


Chi phí sản xuất 
chung bằng tiền Kết chuyển chi 
TK133 phí sản xuất 
VAT 
khấu 
TK334,338 TK111,152…
trừ
Tiền lương và trích 
theo lương nhân  Ghi giảm chi 
TK152,153,142 phí 
sản xuất chung
Nguyên vật 
liệu ,dụng cụ  
TK214
Khấu hao TSCĐ 
cho sản xuất 

Hiện nay, Công ty không mở TK335- chi phí phải trả. Các chi phí phát sinh
liên quan đến TK này được tập hợp vào TK627.
TK142 chỉ theo dõi dụng cụ xuất dùng phân bổ hai hoặc nhiều lần. Tuy
nhiên, thực tế khi xuất dùng công cụ dụng cụ, Công ty thường phân bổ một
lần cho dù giá trị công cụ dụng cụ đó có thể tương đối lớn.
Thiệt hại về ngừng sản xuất cũng như thiệt hại về sản phẩm hỏng không
được Công ty hạch toán cụ thể. Khi có ngừng sản xuất xảy ra hoặc có thiệt
hại về sản phẩm hỏng, kế toán tập hợp vào TK627, nếu có các khoản thu
nhập thì ghi giảm chi phí sản xuất chung.

4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang
Căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, số 2, Bảng tổng hợp TK627 kế toán tập
hợp chi phí sản xuất vào bên nợ TK154. Việc này thể hiện trên Bảng kê số 4,
Nhật ký - chứng từ số 7, đồng thời thể hiện trên Bảng tổng hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành. TK 154 mở chi tiết cho các đơn đặt hàng trong tháng.
Chuyên đề tốt nghiệp 79

Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất như sau:


TK621 TK154 TK155

Kết chuyển chi


phí Sản phẩm của các
TK622 đơn đặt hàng
nhập kho
Kết chuyển chi
phí
nhân công trực tiếp
TK627

Kết chuyển chi phí


sản xuất chung

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là theo đơn đặt hàng, kỳ
hạch toán theo tháng nên việc kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang đơn giản
hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Cuối tháng, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập
hợp theo đó là giá trị sản phẩm dở dang. Nói cách khác, giá trị sản phẩm dở
dang của đơn đặt hàng là tổng các phát sinh trong quan hệ đối ứng Nợ TK 154
Với Có TK 621, 622, 627 của đơn đặt hàng đó . Đến cuối tháng, trong đơn đặt
hàng có thể có một số đôi giầy hoàn thành nhưng vẫn còn những đôi giầy
chưa hoàn thành thì những đôi giầy đã hoàn thành ấy cũng không được tính
giá thành. Việc tính giá thành chỉ thực hiện khi toàn bộ đơn đặt hàng đã hoàn
thành. Tổng giá trị sản phẩm dở dang của tất cả các đơn đặt hàng là tổng giá
trị sản phẩm dở dang của toàn Công ty trong tháng.
Ví dụ: Đơn đặt hàng TĐ01 tháng 02/2001 chưa hoàn thành, chi phí sản
xuất được tập hợp theo đơn đặt hàng này là giá trị sản phẩm dở dang cuối
tháng 2, thể hiện trong bảng sau(đơn vị tính: đồng)

Đơn đặt TK621 TK622 TK627 Tổng chi Giá trị Giá Giá trị dở
hàng phí sản dở dang thành dang tháng 2
xuất phát T.1
sinh T.2
TĐ01 260181278 110013690 23887436 394082404 394082404
Chuyên đề tốt nghiệp 80

SỔ CÁI TK154
Năm 2001
Số dư đầu năm
Nợ Có
1191206716
Đơn vị tính: đồng
Ghi có các TK Tháng1 Tháng2 …Tháng12 Cộng
ứng với nợ TK
này
TK621 5724275097
TK622 915893196
TK627 1192208037
Phát sinh:
Nợ 7832376330
Có 7831456281
Số dư cuối tháng:
Nợ 2428736 3348785

III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
1. Công tác quản lý giá thành
Khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của Công ty, sẽ gửi đơn đặt hàng
đến, yêu cầu chủng loại giầy của mình.
Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, phòng chế thử mẫu có nhiệm
vụ làm thử mẫu giầy gửi đến khách hàng.
Thời điểm khách hàng chấp nhận đơn đặt hàng là lúc hợp đồng đã được ký
kết và từ đây, Công ty tiến hành sản xuất hàng loạt.
Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ lập kế hoạch giá thành về nguyên vật
liệu trực tiếp cho từng đơn đặt hàng trên cơ sở định mức nguyên vật liệu.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lập kế hoạch giá thành về chi
phí nhân công trực tiếp trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đôi giầy trong
đơn đặt hàng .
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành
Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp
sản xuất, cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản
Chuyên đề tốt nghiệp 81

phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Giá thành cao
hay thấp, tăng hay giảm cũng đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao
động xã hội trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do vậy, việc tính giá thành
sản phẩm đúng và đủ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hạch toán kế
toán tại doanh nghiệp. Để tính đúng và đủ giá thành, trước hết phải xác định
được chính xác đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng nên đối tượng tính giá
thành tại Công ty Giầy Thượng Đình là từng đôi giầy của từng đơn đặt hàng
cụ thể. Đây là điều phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngành giầy với sản
phẩm cuối cùng là đôi giầy hoàn chỉnh. Vì vậy, kỳ tính giá thành không trùng
với kỳ hạch toán mà phụ thuộc vào thời gian hoàn thành của các đơn đặt
hàng.
Phương pháp tính giá thành của Công ty là phương pháp tổng cộng chi phí.
Việc tính giá thành cho các đơn đặt hàng thể hiiện trên bảng tổng hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành. Kế toán của Công ty không mở thẻ tính giá thành
cho từng đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng nào đó hoàn thành, kế toán tiến hành
tổng cộng chi phí của đơn đặt hàng đó để xác định tổng giá thành và giá thành
đơn vị của đơn đặt hàng.

Giá thành đơn vị Tổng giá thành của đơn đặt


hàng
của đơn đặt =
hàng Số lượng giầy của đơn đặt hàng

Qui trình kế toán máy tại Công ty như sau:

Nghi ệp vụ ki nh t ế
Lập chứng từ
Chứng t ừ kế t oán

Cập nhật chứng từ vào máy tính


Số l i ệu chi t i ết l ưu
t r ong máy

Tổng hợp số liệu chi tiết cuối tháng


Số l i ệu t ổng hợp l ưu
t r ong máy

Báo cáo t ài
chí nh
Chuyên đề tốt nghiệp 82

Lên báo cáo

Chương 3
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình

I. Nhận xét chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
1. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính
đúng, tính đủ giá thành sản phẩm
Hạch toán chính xác chi phí sản xuất có nghĩa là doanh nghiệp ghi nhận
đầy đủ các chi phí phải chi ra để thu được những khoản lợi nhuận cho tương
lai. Nếu khoản hao phí này được hạch toán chính xác thì mới làm cơ sở cho
việc tính đúng khoản lợi mà doanh nghiệp thu được. Để làm được điều này,
trong kế toán tuân thủ nguyên tắc: “chỉ ghi nhận các khoản thu nhập chắc
chắn xảy ra nhưng được phép ghi nhận tất cả các khoản chi phí có thể phát
sinh”.
Hạch toán chính xác chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tuân thủ các qui
định của nhà nước liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất như phương pháp
tính giá nguyên vật liệu xuất kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, hệ thống sổ
sách…
Hạch toán chính xác chi phí sản xuất còn là cơ sở tính đúng, tính đủ giá
thành sản phẩm. Chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm rất
nhạy cảm đối với những người quản lí và những người quan tâm khác, bởi
lẽ, nhìn vào đó người ta có thể biết được là lợi nhuận trong năm này, quý này,
tháng này thu được bao nhiêu trên một đơn vị sản phẩm. Mặt khác, chỉ tiêu
tổng giá thành còn thể hiện là giá vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi tiêu
thụ sản phẩm, từ đó xác định lợi nhuận gộp thu được khi tiêu thụ sản phẩm.
Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước đầu ngành về
sản xuất giầy vải, có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp trong các
thành phần kinh tế khác cùng ngành phát triển theo định hướng XHCN. Sứ
Chuyên đề tốt nghiệp 83

mệnh lịch sử đó chỉ thực hiện được khi Công ty sản xuất, kinh doanh thực sự
hiệu quả, chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất thấp, công nghệ sản xuất
ngày càng hiện đại, đời sống của cán bộ côg nhân viên trong Công ty không
ngừng được nâng cao… Nhận thức được điều này, Công ty luôn củng cố và
hoàn thiện mọi mặt về tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ, tổ chức công
tác kế toán… nhất là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của
đơn đặt hàng.
Lịch sử hơn 40 năm qua, Công ty đã thể hiện khả năng trụ vững và không
ngừng đi lên. Với 60% sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đã thể
hiện tính ưu việt về giá cả, chất lượng sản phẩm của Công ty là đã được
khách hàng chấp nhận.
Trong chương này, em xin nêu một ố ý kiến cá nhân về hoàn thiện hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

2. Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là những tư tưởng chỉ đạo có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành. Tuân thủ các nguyên tắc đó sẽ giúp cho
việc hạch toán đúng dắn, khác quan, khoa học. Sau đây là một số nguyên tắc
chủ yếu:
Thứ nhất: Phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn
phương pháp tập hợp và tiêu thức phân bổ thích hợp.
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì chi phí được tập hợp
đầy đủ, chính xác, không bị chồng chéo, bỏ sót.
Lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp thì giúp cho việc
tập hợp chi phí được khách quan, khoa học, dễ hiểu, dễ làm.
Lựa chọn phương pháp phân bổ thích hợp với đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, đặc điểm về tổ chức, đặc điểm về quản lý của Công ty sẽ giúp cho
việc phân bổ chi phí cho các đối tượng được khách quan, đúng với chức năng,
vị trí đối tượng ấy.
Thứ hai: Phải xác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương
pháp tính giá thành thích hợp.
Như chúng ta đã biết, giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản
ánh việc sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất,
chế tạo sản phẩm, cũng như các giải pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện
nhằm mục đích chi phí bỏ ra ít nhất nhưng kết quả sản xuất kinh doanh thu
được nhiều nhất. Giá thành sản phẩm là cơ sở để tính toán, và xác định kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cần xác định đúng đối tượng và
phương pháp tính giá thành .
Chuyên đề tốt nghiệp 84

Thứ ba: Xây dựng qui tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong
doanh nghiệp. Những qui tắc đó qui định trình tự công việc sao cho việc hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi và
kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp .
Thứ tư: Phân loại chi phí sản xuất, xác định các loại giá thành phù hợp với
yêu cầu công tác tổ chức quản lý và hạch toán .
Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán tài chính Công ty Giầy
Thượng Đình, bằng vốn kiến thức tích luỹ được ở trường, lớp, kết hợp với
thực tiễn tại Công ty, em xin đưa ra một số đánh giá về tổ chức hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau:

3. Nhận xét chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
Về ưu điểm có thể thấy:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy của Công ty: Với hình thức tổ chức kế toán
tập trung, bộ máy kế toán đã phát huy hiệu quả của mình trong việc tăng
cường quản lý hạch toán .
Trong Phòng kế toán- tài chính, các nhân viên có trình độ tay nghề cao, kinh
nghiệm tương đối vững, nhiệt tình với công việc đã tạo điều kiện tốt cho
công tác hạch toán . Việc phân công, phân nhiệm giữa các phần hành kế toán
rành mạch, rõ ràng đã tạo điều kiện tốt cho việc phối hợp giữa các phần
hành, nâng cao chất lượng thông tin hạch toán kế toán.
Thứ hai, về tổ chức quản lý và xử lý số liệu trên máy tính.
Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn
nên số lượng các nghiệp vụ nhiều, phức tạp. Nếu đơn thuần chỉ làm kế toán
thủ công thì sẽ rất vất vả. Hơn nữa, trong xu thế hiện nay, việc cung cấp
thông tin chính xác, kịp thời để đưa ra các quyết định là một trong những nhân
tố dẫn tới sự thành công mà việc sử dụng máy tính đã đáp ứng được điều
này.
Công ty đã trang bị cho phòng kế toán hai máy tính nối mạng hàng ngang và
máy in lazer với phần mềm kế toán áp dụng là phần mềm Standard.
Thứ ba, về hệ thống sổ kế toán.
Công ty hạch toán theo hình thức kế toán là Nhật ký - chứng từ đã đảm
bảo cho việc hạch toán đầy đủ, chính xác do đặc điển của hình thức này là
kết hợp được hạch toán theo thời gian và hạch toán theo thời gian và theo hệ
thống trên trên cùng một sổ là Nhật ký – chứng từ.
Các sổ sách tuân theo qui định của Bộ Tài chính. Chứng từ kế toán được tổ
chức luân chuyển hợp lý với hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ
Chuyên đề tốt nghiệp 85

được cung cấp kịp thời đã giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có đầy đủ thông tin
để có được các quyết định đúng đắn.

Thứ tư, với mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty đã thực hiện nhiều các biện pháp để
tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị sản
xuất … Nhờ vậy mà hiệu quả đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, Công ty đã thực
hiện tổ chức quản lý qui trình sản xuất giầy theo tiêu chuẩn chất lượng ISO
9002, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua.

Thứ năm, về nguyên vật liệu.


Để sản xuất giầy phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau.
Có nguyên vật liệu mua ở trong nước, và có nguyên vật liệu phải mua ở nước
ngoài. Khi nguyên vật liệu mua về, được quản lý ở rất nhiều kho bãi khác
nhau. Tuy vậy, công tác tổ chức và quản lý khá tôt thể hiện ở việc tìm nhà
cung cấp, vân chuyển, bốc dỡ, bảo quản tại các kho bãi…đến xuất kho theo
định mức để sử dụng cho các phân xưởng , bộ phận trong doanh nghiệp .
Việc mua sắm vật tư trực tiếp cho các đơn đặt hàng góp phần tránh ứ đọng
vốn trong hàng tồn kho của Công ty .
Thứ sáu, về việc trả lương cho công nhân.
Tiền lương cho công nhân sản xuất trực tiếp được trả theo sản phẩm trên
cơ sở định mức tiền lương được lập và tiền lương cho nhân viên phân
xưởng, nhân viên các phòng ban được tra theo căn cứ vào thời gian lao động
thực tế của họ là hợp lý. Tiền lương trả theo sản phẩm cho công nhân sản
xuất đã thực sự khuyến khích họ không ngừng nâng cao tay nghề để tạo ra
sản phẩm nhiều hơn, tăng nhanh năng suất lao động. Ngoài tiền lương, Công
ty còn có các hình thức thưởng, phụ cấp… thích hợp và kịp thời đã tạo không
khí hăng say trong lao động.
Thứ bảy, về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng
được sản xuất. Đây là một điều hợp lý, xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh
doanh trong Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng với qui rtình công nghệ
khép kín, chế biến liên tục.
Chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt hàng còn
chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo tiêu thức lựa chọn.
Giá thành sản phẩm được tính cho từng đơn đặt hàng, phương pháp tính giá
thành là phương pháp trực tiếp đã giúp cho việc tính giá thành đơn giản hơn,
Chuyên đề tốt nghiệp 86

đầy đủ và đúng đắn. Kỳ tính giá thành vào cuối tháng là hợp lý, phục vụ tốt
công tác báo cáo.
Thứ tám, Công nghệ sản xuất giầy của Công ty được chuyên môn hoá với
trình độ kĩ thuật công nghệ hiện đại, ổn định đã tạo điều kiện tốt cho việc
tính toán và xây dựng định mức, dự toán chi phí cho từng đơn đặt hàng trong
tháng. Điều này góp phần vào việc ổn định chi phí, ổn định lợi nhuận cho
Công ty, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh
doanh .

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, những tồn tại ở Công ty có thể thấy
trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là:
- Chi phí phải trả là những khoản chi trong kế hoạch của toàn Công ty cần
phải trích trước để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh đẻ đảm bảo không có
sự đột biến lớn trong giá thành sản phẩm khi các chi phí này phát sinh. Các chi
phí phải trả bao gồm: tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, chi phí
sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, lãi tiền vay chưa đến hạn trả, chi phí
dịch vụ mua ngoài… Tuy nhiên, Công ty lại không thực hiện trích trước các
khoản này.
- Sản phẩm hỏng là một tất yếu không thể tránh khỏi trong qúa trình sản
xuất nhưng doanh nghiệp không hạch toán khoản này gây ảnh hưởng tới kết
quả sản xuất kinh doanh .
- Ngừng sản xuất là điều có thể xảy ra trong thực tế, gây thiệt hại đến
hoạt đông sản xuất kinh doanh, làm phát sinh chi phí nhưng Công ty lại
không tiến hành hạch toán cụ thể thiệt hại về ngừng sản xuất .
- Hệ thống sổ sách tính giá thành còn đơn giản, kế toán chưa mở phiếu
tính giá thành riêng cho từng đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng liên quan đến
nhiều tháng thì quá trình theo dõi sẽ phức tạp, ghi chép trên nhiều trang sổ.
Số dư đầu tháng ở các phần tính giá thành của các đơn đặt hàng là số tổng
cộng, không tách ra thành từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Muốn theo dõi, kế toán lại
phải xem lại những trang sổ trước đó.
- Việc phân bổ tất cả chi phí sản xuất chung theo sản lượng là chưa hợp
lý bởi lẽ trong chi phí sản xuất chung có nhiều loại: chi phí về nhân công, chi
phí về nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ…Do đó, nếu phân bổ theo cùng một
tiêu thức sẽ không thấy được ảnh hưởng của mỗi loại chi phí đến giá thành
của các đơn đặt hàng khác nhau.
- Công ty tổ chức thu mua nguyên vật liệu trực tiếp cho các đơn đặt hàng ,
song khi tính giá nguyên vật liệu lại sử dụng phương pháp bình quân gia
Chuyên đề tốt nghiệp 87

quyền là không thích hợp, không phản ánh chính xác giá trị vật liệu sử dụng
cho sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng .

II- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng
Đình
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một
phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện công tác hạch toán kế toán của
doanh nghiệp . Tính đúng, tính đủ chi phí là một yêu cầu quan trọng. Việc
tính đúng, tính đủ chi phí còn giúp cho việc cung cấp kịp thời, chính xác thông
tin phục vụ cho các quyết định quản lý. Do đó, công tác kế toán nói chung và
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần được hoàn
thiện để làm cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Với những hiểu biết còn hạn chế của bản thân, sau đây em xin đưa ra một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình.

Kiến nghị 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Như trên đã nói, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là đơn đặt
hàng riêng biệt. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh bất kể ở đâu đều được
tập hợp cho các đơn đặt hàng. Những chi phí sản xuất sản xuất phát sinh
chung của các đơn đặt hàng thì cuối tháng sẽ tiến hành phân bổ. Tuy nhiên,
khi thực hiện như vậy khó có thể theo dõi chi phí phát sinh ở từng phân
xưởng là bao nhiêu. Toàn Công ty có bốn phân xưởng, khi cần nghiên cứu để
đưa ra biện pháp nhằm làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành thì không biết
thực hiện ở đâu, khó xác định được phân xưởng nào có mức chi phí cao nhất,
hay biến động nhất. Qua đó còn cho thấy rằng, việc xác định khoản chi phí
phát sinh nào ở các phân xưởng là hợp lý cũng rất khó khăn, dẫn đến tình
trạng thất thoát, lãng phí tài sản, tiền vốn trong Công ty .
Để khắc phục điều này, theo em, Công ty nên xác định đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất là từng phân xưởng và từng đơn đặt hàng ở phân xưởng đó.
Như vậy, lãnh đạo trong Công ty có thể theo dõi sát sao chi phí sản xuất hơn
thông qua các bảng tổng hợp chi phí sản xuất, báo cáo sản xuất từng phân
xưởng.

Kiến nghị 2: Về việc hạch toán các khoản chi phí phải trả
Chi phí phải trả (hay chi phí trích trước) là những khoản chi tiêu phát sinh
trong tương lai và đã được dự toán, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
Chuyên đề tốt nghiệp 88

doanh của kỳ hiện tại. Vì vậy, chi phí này được trích trước vào chi phí sản
xuất kinh doanh của kỳ hiện tại theo dự toán.
Mục đích của việc trich trước là để ổn định chi phí sản xuất trong các kỳ,
tránh sự đột biến.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có tính thời vụ (từ tháng 7 năm
trước đến tháng 5 năm sau) nên công nhân sẽ nghỉ phép vì nhiều khi không đủ
việc làm và số lao động nữ trẻ trong Công ty lại chiếm tỷ lệ khá lớn (lao
động nữ được hưởng chế độ thai sản) nên nếu không thực hiện trích trước
tiền lương nghỉ phép sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ của Công ty.
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng chiếm
tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và yêu cầu cần được sửa chữa thường
xuyên, định kỳ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục là một điều
tất yếu. Do đó, khoản chi phí này cũng cần được trích trước để ổn định chi
phí .
Theo em, Công ty nên hạch toán chi phí phải trả theo trình tự sau:
- Trước hết, xác định tỷ lệ trích trước hợp lý. Chẳng hạn, với tiền lương
nghỉ phép của công nhân sản xuất thì dựa vào số lượng lao động, mức lương
và thời gian nghỉ phép bình quân, mức lương trả cho công nhân trong thời gian
nghỉ phép để xác định tỷ lệ trích hợp lý.
Với khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ thì cần xác định số khấu hao bình quân
cho một đôi giầy trên cơ sở sản lượng kế hoạch. Số khấu hao trong một
tháng trích trước căn cứ vào số chênh lệch giữa sản lượng sản xuất tháng đó
với sản lượng bình quân các tháng và số khấu hao tính cho một đôi giầy.
- Sau đó, căn cứ vào tỷ lệ trích trước, lập kế hoạch trích trước.
Kế toán mở TK 335 – chi phí phải trả và các sổ chi tiết để theo dõi thực tế
phát sinh của các khoản này.
Trình tự hạch toán được tiến hành như sau:
- Khi thực hiện trích trước chi phí theo dự toán, kế toán ghi:
Nợ TK 622 (chi tiết cho phân xưởng và từng đơn đặt hàng )
Có TK 335: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định:
Nợ Tk 627, 641, 642, 241.
Có TK 335.
Với trích trước khấu hao tài sản cố định sửa chữa lớn:
Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng)
Có TK 335.
Chuyên đề tốt nghiệp 89

Với trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, lãi tiền vay phải trả, dịch vụ
mua ngoài phải trả…
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335.
- Khi phát sinh các khoản chi phí đã dự toán, kế toán ghi.
Nợ TK 335
Có TK 111, 112… dịch vụ mua ngoài thực tế phát sinh
Có TK 2413: Sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh
Có TK 334, 338: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh.
Có TK 331: Các khoản phải trả với bên ngoài.
Đối với khấu hao tài sản cố định sửa chữa lớn có trích trước:
Nợ TK 335: phần trích trước
Nợ TK 6274
Có Tk 214
- Cuối kỳ:
Nếu số đã trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh thì phần dự toán thừa
phải được ghi giảm chi phí như sau:
Nợ TK 335
Có TK 622, 627
Có TK 641, 642, 241, 811…
Nếu số đã trích trước nhỏ hơn số thực tế đã phát sinh thì phần vượt dự
toán phải được ghi tăng chi phí phát sinh (nếu vượt ít) hoặc chờ phân bổ
(nếu vượt nhiều)

Nợ TK 622: Nếu vượt ít


Nợ Tk 142: Nếu vượt nhiều
Có Tk 335
Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả như sau:
TK241, 334. , 331 TK335 TK 627, 641,
642
Chi phí phải
Tr í ch t r ước chi phí
t r ả t hực t ế
sản xuất
Phần dự t oán
t r í ch t hi ếu

Phần dự t oán t r í ch
t hừa
Chuyên đề tốt nghiệp 90

Kiến nghị 3: Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi trong quá trình tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những thiệt hại này có thể
do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, gây ra những tổn thất bất ngờ làm
cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các thiệt
hại này cần phải được hạch toán đúng, đủ để đảm bảo giá thành sản phẩm
của Công ty không tăng lên quá cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản
phẩm, nhất là đối với Công ty Giầy Thượng Đình có đặc điểm là sản xuất
theo đơn đặt hàng nên nếu giá thành tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất
kinh doanh do hợp đồng đã ký kết thì khó có thể thay đổi được.
Do có nhiều loại thiệt hại trong sản xuất với các nguyên nhân khác nhau
nên cũng phải có các biện pháp khắc phục thích hợp. Sau đây là các phương
án giải quyết với từng trường hợp cụ thể:

♦Với thiệt hại về sản phẩm hỏng:


Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất
lượng, đặc điểm kĩ thuật sản xuất (màu sắc, kích cỡ…). Sản phẩm có thể
sửa chữa được hoặc không sửa chữa được và đều gây ra một khoản thiệt hại
là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh .

Hiện nay, Công ty không thực hiện hạch toán thoản thiệt hại này là do
sản phẩm hỏng của Công ty chiếm tỷ lệ không lớn nên thiệt hại về sản
phẩm hỏng do thành phẩm gánh chịu. Tuy nhiên, giá thành cả mỗi đôi giầy
nhiều khi không lớn (chẳng hạn giầy ba ta ) nên nếu thành phẩm gánh chịu
chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng thì sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo,
hơn nữa sẽ làm cho sản phẩm của Công ty kho cạnh tranh với các đơn vị
trong cùng ngành..Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì thị chi phí
chi ra cho sản phẩm loại này cần loại ra để đảm bảo tính đúng, đủ chi phí
cho các chính phẩm.
Theo em, Công ty nên hạch toán khoản thiệt hại này bằng việc tìm đúng
nguyên nhân sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu hỏng do
lỗi của người lao động thì yêu cầu bồi thưòng để nâng cao ý thức trách nhiệm
trong quá trình sản xuất . Nếu hỏng do lỗi kĩ thuật thì cần có biện pháp xử lý
để hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Xác định số thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Thiệt hại thực = Thiệt hại ban đầu – Các khoản thu
hồi
Chuyên đề tốt nghiệp 91

Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được như sau:
TK152,334… TK621 TK154(hoặc TK111,112
TK721)
Ti ền thu t ừ
Chi phí sửa Cuối kỳ kết sản phẩm hỏng
chữa sản chuyển về TK TK152
phẩm hỏng 154
Phế l i ệu thu
hồi
TK138
Phải thu t ừ
người làm
hỏng

Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa dược:

TK154 TK821

Gi á t r ị sản phẩm
hỏng không sửa
chữa được
TK721 TK111, 152,

Thu nhập bất


t hường
TK3331

VAT của t i ền
phế l i ệu

♦Với thiệt hại do ngừng sản xuất


Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan : thiên tai, thiếu nguyên vật
liệu, mất điện… mà Công ty có thể gặp phải. Để ổn định chi phí giữa các kỳ
hạch toán, Công ty nên hạch toán khoản chi phí này bằng việc lập kế hoạch
Chuyên đề tốt nghiệp 92

với những thiệt hại dự kiến được là có thể xảy ra. Sơ đồ hạch toán thiệt hại
ngừng sản xuất như sau:
TK334,338… TK335 TK622,627

Chi phí về ngừng Trích tr ước chi


phí
sản xuất thực t ế
phát sinh sản xuất teo dự
toán
Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch có thể theo sơ đồ sau:

TK334, 214 TK142 TK821, 415



Tập hợp chi Tí nh vào chi phí bất
phí về ngừng t hường hoặc bù đắp
sản xuất bằng quỹ dự phòng

TK721 TK111, 138…


Tí nh vào t hu
nhập
bất t hường
Kiến nghị 4: Về đối tượng tính giá thành sản phẩm
Việc xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể phù hợp
với đặc điểm sản xuất của Công ty . Tuy nhiên, trong mỗi đơn đặt hàng có
nhiều kích cỡ giầy, nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi kích cỡ có một mức tiêu
hao chi phí sản xuất khác nhau, mỗi màu giầy cũng có mức tiêu hao khác nhau
(theo giá hiện tại, Công ty phải chi ra để nhuộm 1 mét vải là 3 000 đồng). Do
đó, mỗi một cỡ giầy với màu sắc khác nhau sẽ có một giá thành khác nhau.
Nhưng hiện tai, các loại giầy của Công ty đều được tính giá thành như nhau,
bất kể đó là cỡ to hay cỡ nhỏ, có màu sắc hay không có màu sắc. Nếu như
thế thì giá thành của mỗi đôi giầy được tính là chưa chính xác. Vậy nên
chăng, kế toán tính giá thành riêng cho từng cỡ, từng màu giầy, để đảm bảo
nguyên tắc tập hợp đủ chi phí và tính đúng giá thành cho một đôi giầy.

Kiến nghị 5: Về việc áp dụng chế độ khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc dịch chuyển dần giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, cần xác định bộ phận nào sử
dụng loại TSCĐ nào để trích khấu hao hợp lý. Hiện nay, toàn bộ mức khấu
hao của nhà làm việc 5 tầng, nhà để xe đạp, đường đi trong nội bộ Công ty
Chuyên đề tốt nghiệp 93

đều được hạch toán vào chi phí sản xuất. Điều này theo em chưa thật hợp lý
bởi vì bộ phận đó thuộc về quản lý doanh nghiệp, Công ty nên hạch toán vào
TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp .

Bên cạnh đó, các phương tiện vận tải ở Công ty thường xuyên sử dụng cho
việc vận chuyển nguyên vật liệu mua về, vận chuyển giầy giao cho khách
hàng thì toàn bộ số khấu hao này Công ty lại đưa vào chi phí quản lý doanh
nghiệp . Theo em, mức khấu hao của các phương tiện vận tải này nên đưa
vào chi phí sản xuất chung .

Chế độ quản lý, sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ được Công ty thực hiện theo
quyết định 1062. Chế độ này đã được thay đổi bằng quyết định 166 QĐ-
BTC/1999 của Bộ Tài chính. Hạch toán khấu hao theo ché độ mới phù hợp
với thực tế hơn.

Kiến nghị 6: Về xây dựng hệ thống giá hạch toán nguyên vật liệu

Khi nhận được đơn đặt hàng, Công ty mới tổ chức thu mua nguyên vật
liệu. Nhưng khi tính giá nguyên vật liệu lại theo phương pháp bìng quân gia
quyền. Điều này chưa thật hợp lý vì hai lý do:

- Thứ nhất, nếu xác định được nguyên vật liệu thu mua trực tiếp cho các
đơn đặt hàng thì có thể dùng phương pháp giá đích danh để tính giá nguyên
vật liệu xuất sử dụng. Như vậy, phản ánh được chính xác giá nguyên vật
liệu dùng cho các đơn đặt hàng, từ đó làm cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ
giá thành sản phẩm của các đơn đặt hàng .

- Thứ hai, phương pháp tính giá nguyên vật liệu là bình gia quyền có
nhược điểm là chưa phản ánh được sự biến động về giá cả nguyên vật liệu
trên thị trường, từ đó dẫn đến việc hạch toán chi phí sản xuất nhiều khi thiếu
chính xác.

Theo em, Công ty nên xây dựng giá hạch toán nguyên vật liệu. Phương
pháp này cho phép doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và
hạch toán tổng hợp về nguyên vật liệu trong công tác tính giá nguyên vật liệu
nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng, không phụ thuộc vào số
lượng danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay
ít. Phương pháp này thích hợp với Công ty vì đội ngũ kế toán trong Công ty có
trình độ tay nghề tương đối vững và lượng danh điểm nguyên vật liệu lại
nhiều. Theo phương pháp này:

Hệ số giá Tổng giá thực tế nguyên vật liệu (tồn đầu kỳ+ nhập trong
Chuyên đề tốt nghiệp 94

nguyên = kỳ)
vật liệu
Đơn giá hạch toán × (số lượng tôn đầu kỳ+ nhập trong
kỳ)
Chuyên đề tốt nghiệp 95

Giá thực tế Hệ số giá Giá hạch toán


nguyên vật = nguyên vật × nguyên vật
liệu xuất liệu liệu xuất kho
kho

Kiến nghị7: Về phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung tại Công ty phân thành các loại: chi phí nhân viên
phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu ... Các bộ phận chi phí trên có công dụng
và vai rrò khác nhau đối với việc sản xuất các đơn đặt hàng nhưng Công ty
thực hiện phân bổ theo một tiêu thức chung là số lượng sản phẩm mà đơn đặt
hàng đó được sản xuất trong tháng là chưa thật hợp lý. Mặt khác, tất cả
nguyên vật liệu chính dùng chung cho các đơn đặt hàng đều đưa vào chi phí
sản xuất chung như hiện nay dẫn đến tình trạng khó theo dõi, phản ánh không
chính xác các khoản mục chi phí của các đơn đặt hàng . Theo em, Công ty nên
chuyển chi phí nguyên vật liệu chính dùng chung sang TK621 và phân bổ cho
các đơn đặt hàng theo tiêu thức là chi phí định mức, mà Công ty đã lập cho các
đơn đặt hàng .

Các khoản mục còn lại trong chi phí sản xuất chung có thể phân bổ như
sau:

- Đối với chi phí vật liệu phụ, phụ tùng thay thế… thì phân bổ theo chi phí
vật liệu chính của từng đơn đặt hàng .

- Đối với chi phí nhân viên phân xưởng có thể phân bổ theo số lượng sản
phẩm sản xuất của các đơn đặt hàng trong tháng.

- Đối với chi phí về khấu hao TSCĐ có thể phân bổ theo giờ công sản xuất
.

- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ
trọng không lớn trong Công ty nên có thể chọn tiêu thức phân bổ là số
lượng giầy của các đơn đặt hàng hoặc giờ máy sản xuất của các đơn đặt
hàng .

Kiến nghị 8: Về sổ sách kế toán

Hiện nay, Công ty Giầy Thượng Đình sử dụng hình thức hạch toán tổng
hợp là Nhật ký chứng từ. Hình thức này phù hợp với qui mô và hoạt động
Chuyên đề tốt nghiệp 96

sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với kế
toán thủ công. Khi áp dụng các phần mềm kế toán vào hạch toán sẽ có những
điểm bất cập nhất định. Chẳng hạn, nhìn vào Nhật ký chứng từ số 7 đã trình
bày ở phần trên có thể thấy là kết cấu nhiều cột, trong khi đó khổ giấy máy
in của Công ty chỉ là khổ A4 nên các chứng từ sổ sách phải làm nhiều tờ dán
lại, dễ thất lạc. Theo em, Công ty nên sử dụng hình thức Nhật ký chung
hoặc hình thức Chứng từ ghi sổ sẽ thuận tiện hơn cho công tác kế toán hiện
nay.

KẾT LUẬN
Hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có
vị trí hết sức quan trọng trong công tác kế toán của các doanh nghiệp sản
xuất. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có được cung cấp kịp thời hay
không phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất được tập
hợp và thông tin thông tin về giá thành sản phẩm. Nhờ vào các thông tin ở
phần hành kế toán này mà lãnh đạo doanh nghiệp mới có căn cứ để ra các
quyết định đúng đắn, hợp lý, chính xác. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp
sản xuất theo đơn đặt hàng như Công ty Giầy Thượng Đình thì thông tin về
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho Ban chấp nhận hay từ
chối đơn đặt hàng .

Cũng bởi vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
đã đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý kinh tế phải tìm ra cách thức quản lý
chi phí và giá thành hợp lý hơn nữa. Hợp lý ở đây chính là việc phải làm sao
tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm
bảo nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng uy tín và và vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường.

Qua một thời gian thực tập tại Phòng kế toán tài chính Công ty Giầy
Thượng Đình, với kiến thức ít ỏi cua rmình, em xin đóng góp một số ý kiến
với mong muốn hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty.

Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp sản xuất lớn, đang có
những bước tiến vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Hy vọng
rằng Công ty sẽ tiếp nối và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được,
đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước nhà.
Chuyên đề tốt nghiệp 97

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.
Nguyễn Năng Phúc và sự giúp đỡ của Công ty Giầy Thượng Đình, đặc biệt là
các cán bộ Phòng kế toán- tài chính của Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giáo trình “ Lý thuyết hạch toán kế toán”, Đại học Kinh tế Quốc Dân,
1999.
[2]. Nguyễn Văn Công, Lí thuyết về thực hành kế toán tài chính, NXB Tài
chính, 2000.
[3]. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp sản xuất, Đại học Tài chính kế toán,
1997.
[4]. Hệ thống kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 1995.
[5]. Kế toán quản trị, Đại học kinh tế quốc dân, 1997.
[6]. Kế toán chi phí, NXB Thống kê, 1996.
[7]. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tài chính, NXB Tài chính, 1998.
[8]. Lí Thị Minh Châu, Nguyễn Trọng Nam, Lí thuyết và thực hành kế toán
Mĩ, Đại học kinh tế TP HCM, 1994.
[9]. Kế toán tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB
Tài chính, 1995.
[10]. Tài liệu kế toán Anh, Pháp.
[11]. Một số tài liệu tham khảo khác.
Chuyên đề tốt nghiệp 98

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Đề tài: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Giầy
Thượng Đình

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lai

I. Nhận xét và đánh giá

II. Điểm số: Điểm chữ:

Hà Nội, ngày tháng năm 2001


Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Năng Phúc


Chuyên đề tốt nghiệp 99

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Hà Nội, ngày tháng năm 2001


Kế toán trưởng
Chuyên đề tốt nghiệp 100
Chuyên đề tốt nghiệp 101
Biểu 6:
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 2 năm 2001 Đơn vị tính: đồng
Ghi có Tổng cộng
TK TK 334 TK 338
Ghi Lương chính Lương Các khoản khác Cộng có TK 334
nợ TK phụ
TK 622 737853600 64343900 51655100 853852600 62040596 915893196
TĐ 01 99182300 2222700 1156600 102561600 7452090 110013690
YB 05 17485900 533070 735377 18754347 1362686 20117033
YB 06 28754000 1321700 770900 30864600 2242611 33017211
GSVC 27816300 1324200 769800 29910300 2173271 32083571
Mel 01 41843200 286100 282600 44411900 3226953 47638853
Mel 02 24711100 1083400 968500 26763000 1944590 28757509
FT 11 20473400 379500 473500 21326400 1468568 22794968
FT 12 66804800 1521300 2320400 70646500 5133150 75778650

TK 627 119057200 6210600 4121800 129839600 9401502 138791102
TK 642 164336000 16281400 11992200 193609600 14067866 207677466
TK 334 - - - - 10936335 10936335
TK 338 - - - 3396000 - 3396000
Tổng cộng 1011246800 86835900 67769100 1180247800 92446299 1276694099
Chuyên đề tốt nghiệp 102

Biểu 7:
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 2/2001
Đ ơn v ị tính:
đồng
Đơn đặt
hàng TK6271 TK6272 TK6273 TK6274 K6277 TK6278 Cộng
TK627
TĐ01 2780801 6506758 3162333 5818927 4013121 1605480 23887436

YB05 822248 1923921 935042 1720551 1186586 474710 7063058

YB06 6340163 15045528 7312239 13455097 9279372 3712300 55234699

GSVC 628234 1469965 714414 1314578 906632 362670 5396493

Mel01 3802643 8897613 4234307 7957066 5487629 2195400 32664658

Mel02 2358944 5519576 2682555 4936113 3404214 1361902 20263304

FT11 2763065 6254558 3039762 5593402 3857517 1543252 22961551

FT12 10778464 25219594 12257106 22554042 15554504 6222790 92586900


Chuyên đề tốt nghiệp 103
Cộng 138791102 324748500 157830200 290420000 200289579 80128656 1192208037
Chuyên đề tốt nghiệp 104

Biểu 8:

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


Tháng 2/2001
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu Nơi sử dụng TK6274 TK642
Toàn doanh nghiệp
Nguyên giá Mức khấu hao
1 Số khấu hao tháng trước 44248210000 352762830 290420000 62342830
2 Số khấu hao tăng trong tháng
3 Số khấu hao giảm trong tháng
4 Số khấu hao phải trích 44248210000 352762860 290420000 62342830
Trong đó:
-Nhà cửa, vật kiến trúc 9746348100 45732745 45732745
-Thiết bị, động lực 7577478765 38944755 38944755
-Máy móc thiết bị 25748370700 205742500 205742500
-Phương tiện vận tải 1176012435 41594530 41594530
-Thiết bị quản lý 170340500 20748300 20748300
Cộng 44248210000 352762830
-Ngân sách 12738148600 95748185
-Bổ sung 31510061400 257014645
Chuyªn ® Ò tè t ngh iÖ p  105

Biểu9:
BẢNG KÊ SỐ 4 (trích)
Tập hợp chi phí sản xuất
Tháng 2 năm 2001
Đơn vị tính: đồng
Có NKCT khác
TK 152 153 214 334 338 621 622 627 Cộng
Nợ
NKCT NKCT NKCT
TK số 1 số 2 số 5

154 5724275097 915893196 1192208307 7832376600

621 5724275097 5724275097

622 853852600 62040596 915893196

627 324748500 157830200 290420000 129389600 5401502 43491986 103718127 135741200 1198741215

111 2533078 2533078

152 4000100 4000100

Cộng 6049023597 157830200 290420000 983242200 67442098 5724275097 915893196 1198741485 43491986 103718127 135741200 15675819286
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp  106

Biểu 10:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7(trích)
Phần1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Có NKCT khác
TK
Cộng
152 153 214 334 338 621 622 627 NKCT NKCT NKCT
Nợ
TK
số1 số2 số5

154 5724275097 915893196 1192208037 7832376600

621 5724275097 5724275097

622 853852600 62040956 915893196

627 324748500 157830200 290420000 129389600 5401502 43491986 103718127 135741200 1198741215

214

Cộng 6049023597 157830200 290420000 983242200 67442098 5724275097 915893196 1192208037 43491986 103718127 135741200 7838909508
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp  107

Biểu 11:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
Tháng 2/2001
Đơn vị tính: đồng
Ghi có Sản phẩm sản xuất TK621 TK622 TK627 Tổng chi Dở TK155 Giá Dở dang
TK Đầu sản Cộng phí sản dang thành cuối kỳ
Ghi kỳ xuấ xuất đầu kỳ đơn vị
nợ TK t phát sinh

TK154 5724275097 915893196 1192207037 7832376330 2428736 7831456281 3348785

TĐ01 9030 9030 260181278 110013690 23887436 394082404 394082404

YB05 2670 2670 2670 107902080 20117033 7063058 135082171 87288948 222371119 82285,06

YB06 20880 20880 168772064 33017211 55234699 257023974 257023974 13356,92

GSVC 2040 2040 73615193 32083571 5396493 111095257 111095257 54458,45

Mel01 6174 6174 128724988 47638853 32664658 209028499 209028499 33856,25

Mel02 4325 8380 8380 93224836 28707590 20263304 142195730 42418156 164613886

FT1 4340 4340 146977439 22794968 22961551 192733958 192733958 44408,75

17500 17500 209676230 75779650 92586900 378062780 378062780 21603,6


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp  108
FT12
… … … … … … … … … … … ...

You might also like