You are on page 1of 21

I .

Giới thiệu:
Trong quá trình hoạc tập em đã vẽ và thiết kế mạch in cho Mạch relay bảo
vệ dòng 3 pha có sơ đồ nguyên lý sau :

Sơ đồ gồm có các linh kiện


2 port nối với nguồn
1 SCR
3 điện trở R
2 tụ điện
cuộn dây
2 biến trở
1 diode zener
7 diode thường
Ứng dụng của mạch : bảo vệ dòng 3 pha

Nguyên lý hoạt động : J1,J2 nối vào hai CT , bốn diode nối thành mạch
nắn cầu 3 pha,C1 lọc nguồn,RV1, BT50k,Đt 22k tạo thành mạch chia áp, bt
50k dùng để tinh chỉnh. Zener, R4, R6, C2 phân cực cho cực G của SCRsao
cho cực G có điện áp khoảng 0,6 V là SCR dẫn, D7 dập xung ngược từ cuộn
dây bảo vệ RL và SCR. Nguyên lý là khị dòng làm việc tăng ,điện áp từ các
CT đưa về tăng -> điện áp trên C1 tăng, qua cầu phân áp làm Zener thông
phân cực cho SCR dẫn hút RL làm việc. Ngưỡng dòng bảo vệ bao nhiêu do
chỉnh hai biến trở như mong muốn.
II. Vẽ sơ đồ nguyên lý
Để vẽ sơ đồ nguyên lý chọn Start > Programs > OrCAD Realease 9.0
> Capture CIS. Biểu tượng của chương trình OrCAD Realease 9.0 xuất
hiện trên màn hình. Khi đó, cửa sổ OrCAD Capture xuất hiện. Trong cửa
sổ này, chọn File > New > Project để tạo sơ đồ nguyên lý mới . New
Project xuất hiện, tại mục Name nhập vào tên sơ đồ nguyên lý mới, tại mục
Create a New Project Using chọn Schematic. Nhấp vào nút Browse hoặc
nhập vào mục Location tên đường dẫn chứa tập tin mới. Sau đó nhấp OK.
Cửa sổ OrCAD Capture dùng để vẽ sơ đồ nguyên lý xuất hiện
Để tiến hành lấy linh kiện, chọn Place > Part hoặc nhấp vào biểu tượng
Place Part trên thanh công cụ( hãy mở tất cả các thư viện bằng cách chọn add
Library)
Khi đó hộp thoại Place Part xuất hiện, trứơc tiên chọn
linh kiện điện trở R trong thư viện DISCRETE. Vì trong khung
Libraries không có trong mục DISCRETE nên bạn hãy nhấp
vào nút Add Library để lấy thư viện này.
Tiếp tục lấy biến trở bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Place
part trên thanh công cụ. Hộp thoại Place Part xuất hiện, tại khung
Libraries nhấp chọn thư viện DISCRETE, tại mục Part nhập vào
RESISTOR VAR hoặc dùng thanh trượt kéo lên xuống để chọn
RESISTOR VAR. Chọn xong nhấp OK và di chuyển con trỏ ra màn
hình làm việc, nhấp chuột tại một vị trí để lấy biến trở
Tương tự ta sẽ lấy các linh kiện khác trong các lybrary
Tên linh kiện part Libraries
port nối với nguồn CON2 connector
điện trở R R DISCRETE
CAPACITOR
tụ POL DISCRETE
RESISTOR
biến trở VAR DISCRETE
DIODE
diode zener ZENER DISCRETE
diode thường DIODE DISCRETE
CHOKE
cuộn dây IRON DISCRETE
SCR CS23/TO DISCRETE
Muốn xoay các linh kiện theo sơ đồ cho trước ta đưa các linh kiện tới vị trí
thích hợp , và xoay linh kiên bằng cách trỏ vào linh kiện chọn Rorate hoặc
ấn phím tắt R ta sẽ được như hình :

Để nối dây cho mạch điện, nhấp chọn Place > Wire hoặc
nhấp vào biểu tượng Place Wire trên thanh công cụ, sau đó tiến
hành nối mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Để Muốn thay đổi giá trị cho linh kiện, nhấp đúp chuột
vào linh kiện cần thay đổi khi đó hộp thoại Display Properties
xuất hiện, tại mục Value nhập vào giátrị cần thay đổi sau đó
nhấp OK để chấp nhận

Để thay đổi giá trị cho tụ điện C1, nhấp đúp chuột
vào linh kiện khi đó hộp thoại Display Properties . Tại mục
Value nhập vào giá trị cần thay đổi sau đó nhấp OK để
thay đổi.

Đổi tên

Đổi giá trị


Ta thiết lập các giá trị như thiết kế
Để lưu lại sơ đồ nguyên lý, nhấp vào biểu tượng Save document trên
thanh công
cụ hoặc chọn File > Save . Một hộp thoại xuất hiện hỏi bạn có muốn lưu tất
cả sơ đồ nguyên lý không. Nhấp OK để chấp nhận.

Sau đó ấn nút Restore phía trên của page


Kích hoạt cửa sổ quản lý Project để nhấp chọn trang sơ đồ vừa thiết
kế. Sau đó nhấp vào biểu tượng Design rules check trên thanh công cụ để
kiểm tra sơ đồ vừa thiết kế

Rồi hiện ra bảng

Chọn OK
Nhấp chọn biểu tượng Creatr Netlist trên thanh công cụ để tạo tập tin
nestlist có phần mở rộng .MNL
Hộp thoại creat netlist xuất hiện chọn Layout , tại khung Nestlist File
nhập vào thư mục chứa tập tin .MNL nhấn OK để chấp nhận

Tắt chương trình File > exit

III.Tạo mạch in
Khởi động chươngtrình OrCAD Layout bằng cách chọn Start >
Programs > OrCAD Release 9 > Layout Plus
Màn hình Layout xuất hiện, trong màn hình này nhấp chọn File > New
hoặc nhấp vào biểu tượng Open new board trên thanh công để tạo bảng mạch
in mới
Hộp thoại Load Template File xuất hiện, bên trong hộp thoại này là
danh sách các tập tin bảng mạch với các kích thước mẫu. Để có thể tự định
kích thước, bạn hãy chọn tập tin DEFAULT.TCH
Sau đó nhấp Open để mở.
Hộp thoại Load Nestlist Source xuất hiện , trong hộp thoại này chọn
tập tin .MNL đã tạo trong sơ đồ vẽ mạch nguyên lý capture. Nhấn Open để
mở
Hộp thoại Link Footprint to Component xuất hiện thông
báo cho bạn biết rằng chương trình không thể tìm thấy chân cắm cho linh
kiện DIODE bạn cần phải
chọn chân cho DIODE. Nhấp vào nút Link existing footprint to
Compenent… để chọn
Tương tự với các linh kiện còn lại

Tên linh kiện part Chân đế


port nối với nguồn CON2 JUMPER/JUMPER200
điện trở R R JUMPER/JUMPER200
CAPACITOR
tụ POL JUMPER/JUMPER200
RESISTOR
biến trở VAR TO/TO202AB
DIODE
diode zener ZENER JUMPER/JUMPER200
diode thường DIODE JUMPER/JUMPER200
CHOKE
cuộn dây IRON TO/TO126
SCR CS23/TO TO/TO202AB
Trên màn hình của chương trình layout xuất hiện toàn bộ chân cắm
của các linh kiện và các dây nối giữa chúng như sau

Nhấp chuột vào biểu tượng Reconnect Mode trên thanh công cụ để
xóa dây nối giữa các chân linh kiện giúp cho việc di chuyển các linh kiện
được dễ dàng
Nhấp chuột vào biểu tượng Text Tool trên thanh công cụ sau
đó di chuyển con trỏ chuột đến tên của linh kiện muốn xoá và nhấn
phím Delete trên bàn phím để xoá.

Sau đó ta sắp xếp các linh kiện vào vị trí theo mạch , muốn điều khiên ta
chọn
Component tool
Muốn xoay các linh kiện ta ấn phím R
Ta được mạch
Nhấp vào biểu tượng View Spreadsheet trên thanh công cụ
Sau đó một hộp thoại xấut hiện, chọn Strategy > Route Layer để
chọn lớp cho mạch in.
Khi đó hộp thoại Route Layer xuất hiện, tại mục Enabled nhấp chọn
các lớp không vẽ mạch in. Sau đó nhấp phải chuột và chọn lệnh Properties
từ menu đổ xuống
Hộp thoại Edit Layer Strategy xuất hiện, trong hộp thoại này nhấp
bỏ chọn tại khung phía trước mục Routing Enabled sau đó nhấp OK
Tất cả các ô yes chuyển thành no
Nhấp vào biểu tượng Obstacle Tool trên thanh công cụ
để vẽ khung cho mạch in. Khi đã vẽ khung cho bảng mạch in xong, bạn
được bảng mạch in như hình sau

Nhấp chọn Auto > Autoroute > Board để chọn chế độ chạy mạch in
tự động.
Nhấn Save để lưu lại mạch

III. Tổng kết


Trong quá trình học tập em đã được làm quen và tìm hiêu sâu về cách
vẽ mạch bằng phần mềm orcad, một phần mềm rất hữu ích trong quá trình
làm việc cũng như nghiên cứu học tập của em . Đặc biệt em xin cảm ơn thầy
Vũ Hồng Vinh đã giúp đỡ em rất nhiều , tạo mọi điều kiện cho chúng em
trong quá trình thực tập này.

Sình viên : Bùi Mạnh Hùng

You might also like