You are on page 1of 135

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT


______________

PHẠM TIẾN VŨ

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CẮT PHÁ ĐÁ


CỦA COMBAI ĐÀO LÒ TẠI MỘT SỐ MỎ
THAN HẦM LÒ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CT NGẦM, MỎ VÀ CT ĐẶC BIỆT


MÃ SỐ: 60.58.50

HÀ NỘI - 2010
Tính cấp thiết của đề tài
2

 Trong những năm vừa qua, một số lượng lớn các combai đào lò đã được đưa vào để đào lò
trong than và đá mềm tại các mỏ than hầm lò Việt Nam. Hầu hết các máy này có khả năng
cắt đá với độ cứng trung bình dưới 60 MPa. Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng, với sự biến
động phương, góc dốc của các lớp than, đá khác với dự kiến mà hiệu quả cắt của combai
đào lò bị suy giảm nghiêm trọng. Trong quá trình đào lò, việc gặp vùng đất đá có độ kiên
cố lớn là thường xuyên. Khả năng phá đá của combai bị suy giảm nghiêm trọng, hiệu suất
cắt giảm rất lớn, chi phí răng cắt lên cao. Và do vậy, combai đào lò đã không thực hiện
được vài trò của mình.
 Là thiết bị hiện đại, vốn đầu tư cho một dây chuyền lớn. Tuy vậy, chưa có một thống kê,
đánh giá cụ thể về hiệu suất cắt phá đá của combai đào lò nói riêng và hiệu quả đào lò nói
chung trong giai đoạn hiện tại. Do vậy, yêu cầu cần phải có một nghiên cứu thực tiễn về
hiệu suất cắt phá đá bằng combai đào lò trong các mỏ than hầm lò là rất cấp thiết.
 Với các luận điểm trên việc lựa chọn đề tài "Đánh giá hiệu suất cắt phá đá của
combai đào lò tại một số mỏ than hầm lò Việt Nam" là một đề tài có tính khoa học
và thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
3

Phân tích lý thuyết cắt đá của combai đào lò đang được áp dụng phổ
biến để đào lò tại các mỏ than hầm lò, đưa các mối quan hệ giữa điều
kiện địa cơ học đường lò với hiệu suất cắt, hào mòn răng cắt. Thống kê,
phân tích, đánh giá sự khác biện giữa lý thuyết và thực tế thông qua các
kết quả hoạt động của combai đào lò tại một số mỏ than hầm lò.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4

 Đối tượng nghiên cứu: Các đường lò đào bằng combai đào lò AM 50Z và
AM 45 tại các mỏ than hầm lò Việt Nam. Lấy kết quả khảo sát trực tiếp
tại ba gương lò tại ba mỏ là: Khe Chàm, Mông Dương và Thống Nhất để
đưa ra các nhận định, mối quan hệ.

 Phạm vi nghiên cứu:


 Hiệu suất cắt phá than, đá tại các đường lò áp dụng;
 Tiêu hao răng cắt trung bình trên mét lò;
 Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất cắt và tiêu hao răng cắt.
Nội dung nghiên cứu
5

 Tổng hợp các lý thuyết về cắt phá đá bằng combai đào lò


trong nước và trên thế giới.
 Thống kê, phân tích và đánh giá các kết quả đã đạt được
trong việc ứng dụng combai đào lò trong một số mỏ than
hầm lò Việt Nam.
 Đưa ra được các kết quả mang tính chất định tính, định
lượng về hiệu suất cắt phá đá bằng combai đào lò tại một số
mỏ than hầm lò; đề xuất và kiến nghị cho việc áp dụng công
nghệ đào lò bằng combai.
Ý nghĩa của đề tài
6

 Ý nghĩa khoa học:


 Tổng hợp kết quả đào lò bằng máy combai đào lò tại các mỏ
than hầm lò Việt Nam.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cắt phá đá và đưa
ra biểu đồ tương quan giữa hiệu suất cắt và cường độ kháng nén
của đá, mức tiêu hao răng cắt và cường độ kháng nén của đất
đá.
 Ý nghĩa thực tiễn:
 Là tài liệu tham khảo có ý nghĩa phục vụ cho việc nhìn nhận
những dây chuyền đã đầu tư và những dây chuyền sẽ đầu tư.
Phương pháp nghiên cứu
7

Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp tổng


hợp: khảo sát thực tế tại hiện trường; tổng hợp, phân
tích tài liệu, kinh nghiệm; nghiên cứu lý thuyết.
Cấu trúc của luận văn
8

Cấu trúc của luận văn bao gồm 4 phần: phần mở đầu;
phần nội dung; phần kết luận và kiến nghị và phụ lục
đính kèm.
Phần nội dung bao gồm 4 chương:
 Chương 1: Tổng quan về combai đào lò.
 Chương 2: Hiệu suất combai đào lò.
 Chương 3: Kết quả ứng dụng combai đào lò tại các mỏ
than hầm lò Việt Nam
 Chương 4: Đánh giá hiệu suất cắt phá đá của combai
đào lò tại các mỏ than hầm lò Việt Nam
9

TỔNG QUAN VỀ COMBAI ĐÀO LÒ


Tổng quan về combai đào lò
10
Khái niệm về combai đào lò
11

 Combai đào lò là một tổ hợp thiết bị khai đào dạng cần. Tổ hợp này
bao gồm một (hay nhiều) đầu cắt định trên một (hay nhiều) cần, một
thiết bị vơ vật liệu cắt vào bộ phần cầu truyền tải, thông thường là các
máng cào thân, một cơ cấu di chuyển dạng xích để nó có thể di chuyển
và tiếp cận gương đào.
 Đầu cắt thông thường có một tang xoay kiểu dọc hoặc ngang trục so
với cần hoặc có thể là các đầu cắt với các tính năng đặc biệt chẳng hạn
như có thể trang bị các đĩa cắt mini và nó được cố định với thân máy
bằng các kích ben tương tự như trên các Tunnel Boring Machine
(TBM). Một đầu cắt khác có dạng như xích cưa trên đó có các răng cắt
để cắt bóc đất đá ra khỏi gương hoặc đơn giản nó chỉ là các đầu có đính
các răng cắt bóc đất đá có kết hợp thêm một gầu xúc tích hợp làm hai
nhiệm vụ cùng lúc, vừa cắt vừa xúc trong trường hợp này nó thường
được sử dụng trong đào rãnh, đào hào..
Chu trình làm việc của combai đào lò
12
Hoạt động
13

Video 1. Combai hạng nhẹ đang hoạt động Video 2. Combai hạng nặng đang hoạt động
Sự phát triển của combai đào lò
14

 Hiện nay, do sự phát triển rất nhanh của công nghệ cơ khí, tự động hoá nên combai
cũng đã được cải tiến rất nhiều, nó được dùng để khai đào cả trong và ngoài các
công trình ngầm, đào đá mềm đến đá rất cứng thậm chí một số loại có thể cắt được
đá có độ cứng lên tới trên 200 MPa với hiệu suất tốt. Hiệu suất của combai ngày
càng được cải thiện rõ rệt và nó đã trở thành một phương tiện khai đào hiệu quả
trong các công trình ngầm.
 Combai đào lò là phương tiện đào lò tiên tiến, hiệu quả và kinh tế. Việc sử
dụng combai đào lò để thi công các đường lò trong vỉa than, quặng và đá
mềm đồng nhất hoặc không đồng nhất sẽ loại bỏ được các thời gian ngừng
nghỉ buộc phải có trong phương pháp phá vỡ đất đá bằng khoan nổ mìn (ví
dụ như thời gian nạp mìn, nổ mìn thông gió sau khi nổ mìn...). Ngoài ra,
trong phương pháp này các công tác phá vỡ đất đá, khoáng sản trên gương
và xúc bốc được cơ giới hoá, thực hiện đồng thời với công tác chống giữ dưới
sự hỗ trợ một phần của máy. Do vậy, phương pháp này sẽ tạo nên những
điều kiện để tăng năng suất lao động và nâng cao tốc độ đào.
15
Dòng sản phẩm combai đào lò của Sandvik

16
17
Dải cường độ
kháng nén của đá
thích hợp cho áp
dụng công nghệ
cắt đá mới
ICUTROC

Cường độ kháng nén đơn trục của đá (MPa)


Ưu điểm
18

 Một máy có khả năng làm nhiều công việc khác nhau trong cùng một thời
điểm như: phá đá trên gương, xúc bốc vận chuyển và hỗ trợ cho việc lắp đặt
kết cấu chống do vậy năng suất cao và tiến độ đào nhanh
 Công tác xúc bốc, vận chuyển có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp
khoan nổ mìn thông thường do được cơ giới hoá hoàn toàn
 Giảm chấn động đến khối đá xung quanh nên tăng độ ổn định của khối đá và
giảm yêu cầu về kết cấu chống. Ngoài ra, biên đường lò nhẵn hơn so với
phương pháp nổ mìn do vậy giảm sức cản khí động học, hệ số thừa tiết diện
có thể đạt  =1, giảm yêu cầu về vật liệu chống giữ và công tác xúc bốc
 Các combai đào lò hoạt động linh hoạt, ổn định, dễ điều khiển và có khả
năng đào các đường lò với hình dạng khác nhau (hình thang, vòm 1 tâm, ba
tâm ...)
So sánh biên hầm
19

Phá đá bằng combai Phá đá bằng khoan – nổ mìn


Vết nứt đứng

Kết quả tại hầm Metro Laval


Ưu điểm
20

 Mức độ an toàn cho người và thiết bị cao hơn, nhất là tại khu vực đất đá chưa
lắp đặt kết cấu chống (vị trí lưu không), ngay cả trong trong thời gian lắp đặt
kết cấu chống.
 Thi công bằng combai đào lò trở nên thuận lợi hơn so với phương pháp
khoan nổ mìn và phương pháp TBM khi thi công các đường hầm có chiều
dài lớn khoảng từ 300m, có diện tích tiết diện khoảng 20 m2 trong than và
đá mềm (có độ bền nén không vượt quá 140 MPa).
 Không phát sinh các loại khí độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường như
CO2; CO; NO2 ...so với phương pháp khoan nổ mìn.
 Kích thước đất đá đồng đều hơn do đó cho phép sử dụng được máng cào,
băng tải để vận chuyển đất đá trong quá trình thi công
 Tạo điều kiện tốt cho việc cơ giới hóa dây chuyền công nghệ đào lò, và áp
dụng công nghệ điều khiển tự động cho toàn bộ hệ thống.
Nhược điểm
21

 Cấu tạo của máy nặng nề và phức tạp khó khăn cho công tác vận chuyển
thiết bị vào và lắp giáp chúng nhất là đối với các đường lò có độ sâu lớn
 Vốn đầu tư ban đầu lớn. Ngoài ra, chi phí cao cho các phục tùng, chi tiết
máy (đặc biệt là các răng, đĩa cắt phá đất đá).
 Thường chỉ đào hiệu quả trong các đường lò có chiều dài lớn (vì chỉ trong
điều kiện như vậy, người ta mới có thể giảm được thời gian tháo, lắp máy khi
di chuyển chúng từ đường lò này sang đường lò khác).
 Gặp nhiều khó khăn trong công tác chống bụi và làm mát không khí trong
đường lò khi các thiết bị thông gió hút bụi không đồng bộ.
 Chỉ thi công được các công trình có độ dốc, chiều dài nhất định và trong điều
kiện đất đá có độ kiên cố nhất định
 Kích thước đào không được nhỏ hơn kích thước của máy khi di chuyển.
Điều kiện áp dụng
22

Từ một thiết bị chỉ dùng khai đào lộ thiên đến việc áp dụng chúng dưới ngầm; từ
các combai có kết cấu đơn giản kiểu cổ điển đến việc phát triển chúng thành một
thiết bị đa năng tích hợp nhiều thiết bị khác đi kèm; từ một thiết bị chuyên để
khai đào trong than và đá mềm có độ cứng nhỏ trong một hai thập kỷ gần
combai đã được áp dụng cả vào trong khai đào đá rắng cứng đến rất cứng đến
140 MPa thậm chí ở một vài máy còn lên tới trên 200 MPa. Đây là một bước
ngoặt của công nghệ, việc áp dụng chúng trong ngành mỏ đã đem lại rất nhiều
lợi ích về mặt kinh tế, môi trường, con người được thay thế bằng máy móc ở
nhiều công đoạn làm việc nguy hiểm và độc hại. Ở một số công trình có tính chất
đặc biệt như: công trình hầm dưới thành phố nơi có đông dân cư, công trình
hầm ở những nơi có khu di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh, các công trình
hầm gần nơi nhạy cảm về chấn động, công trình hầm bí mật quân sự...thì combai
tỏ ra được ưu thế tuyệt đối của mình so với đào hầm bằng công nghệ khoan – nổ
mìn truyền thống. Và với nhiều ưu điểm như vậy mà trong thi công hầm dân
dụng, công trình hầm mỏ... bằng combai được rất nhiều người quan tâm
23

PHÂN LOẠI COMBAI ĐÀO LÒ


Phân loại theo thời gian xuất hiện
24

Năm Độ cứng cắt (MPa) Trọng lượng (tấn)

Thế hệ thứ nhất Đến 1960 ≤ 40 9

Thế hệ thứ hai Đầu 1970 ≤ 85 22÷37

Thế hệ thứ ba Từ 1976 ≤ 100 45÷70

Thế hệ thứ tư Từ 1985 100 ÷160 100÷120


Phân loại theo trọng lượng
25

Phân loại combai đào lò theo Tucker (1985)

STT Loại máy Trọng lượng (tấn) Khả năng cắt (MPa)

1 Nhẹ  30 70

2 Trung bình 31  45 100

3 Nặng > 45 120

Phân loại combai đào lò theo Atlas Copco


STT Loại Trọng lượng (tấn)
1 0 < 20
2 I 20  30
3 II 31  50
4 III 51 75
5 IV >75
Phân loại theo Bilgin Nuh
26

Phân loại combai đào lò theo Bilgin Nuh (ITA)

Phạm vi lớn Độ bền nén


Loại Phạm vi Năng lượng
nhất diện đơn trục lớn RQD
combai đào trọng đầu cắt
tích mặt cắt nhất của đá (%)
lò lượng (t) (kW)
ngang (m2) (MPa)

Nhẹ 840 50 170 25 40  60 < 60

Trung bình 41 70 160230 30 6090 < 80

Nặng 71 110 250300 40 90110 Bất kỳ

Rất nặng >110 350400 45 110140 Bất kỳ


Phân loại răng cắt
27

Răng cắt nêm (lưỡi vát góc)

Răng cắt trụ tiếp xúc điểm

Răng cắt đĩa

Răng cắt Roller

Răng cắt nút


Cơ chế phá đá bằng răng cắt
28
Cơ chế cắt của răng cắt nêm
29
Cơ chế cắt của răng cắt hình nón
30
Phân loại đầu cắt
31

Đầu cắt ngang trục Đầu cắt dọc trục

Combai Sandvik AHM 105 Combai Dosco MK4


Phá đá bằng đầu cắt
32
Ưu nhược điểm của các loại đầu cắt
33

Combai với đầu cắt ngang trục Combai với đầu cắt dọc trục
* Ưu điểm * Ưu điểm

Trong đá cứng, có thể đào hiệu quả hơn


nhờ việc tận dụng được trọng lượng và lực Chi phí răng cắt thường thấp hơn.
tì của máy tác dụng lên gương cắt.

Có thể tạo được hình dạng biên lò theo


Khi làm việc máy có độ ổn định, độ rung
yêu cầu được tốt hơn với hệ số thừa tiết
thấp hơn.
diện thấp hơn.
* Nhược điểm * Nhược điểm
Khi làm việc máy có độ ổn định, độ
Chi phí răng cắt thường cao hơn
rung cao hơn.
Khi đào gương lò hình vòm thường có hệ
Hiệu quả thấp khi đào trong đá cứng.
số thừa tiết diện cao hơn.
Răng cắt – đầu cắt
34
Cần khấu (cắt)
35

 Loại bình thường

 Loại ben co duỗi

 Loại đặc biệt

Cần khấu ben co duỗi


1-ben xoay cần; 2-ben co duỗi cần khấu;
Bàn vơ vật liệu cắt
36

 Loại cổ điển (xích vòng kiểu máng cào)

 Bàn vơ với tay vơ

 Bàn vơ kiểu sao xoay

Bàn vơ kiểu ốc xoắn

Bàn vơ kiểu xích cạp Bàn vơ kiểu tay vơ Bàn vơ kiểu sao xoay
Kiểu làm mát răng cắt và dập bụi
37
Hệ thống phun nước áp lực cao
38

Thử nghiệm combai đào lò R130Z


Hệ thống cắt tiên tiến
39

Phát triển của công


Sự phát triển của
cụ cắt
các hệ thống cắt

Cải thiện khả năng cắt đá cứng của


combai
Nhận xét chung
40

 Combai được phát triển rất sớm để khai đào cơ giới trong than
và nó xuất hiện lần đầu vào những năm 1950. Ngày nay, lĩnh
vực áp dụng của chúng đã được mở rộng vượt ra ngoài ngành
khai thác mỏ than bởi việc tăng năng suất làm việc liên tục, các
sự phát triển công nghệ và các cải tiến thiết kế.
 Sự cải tiến chính của các combai trong những năm 1950 là
trọng lượng, kích thước và công suất đầu khấu, cải tiến thiết kế
cần khấu, kiểu vơ và kiểu chất tải vật liệu thải. Các sự phát triển
về cơ khí luyện kim trong chế tạo răng khấu, các hệ thống điện
và thủy lực và sự phát triển mở rộng tăng cường tự động hóa và
các tính năng điều khiển từ xa. Tất cả những điều này đã thúc
đẩy mạnh mẽ các khả năng cắt, khả năng thích ứng cũng như
tuổi thọ của combai.
Xu hướng phát triển
41

 Trọng lượng của máy đã đạt tới 120 tấn tạo nên tính ổn định và vững chắc hơn
khung máy (giảm rung, giảm bảo trì) từ đó tạo ra lực đẩy cao hơn và tiếp cận đất
đá cứng hơn.
 Công suất của đầu khấu đã được tăng lên đáng kể, đạt tới 500 kW cho phép khả
năng xoắn mạnh hơn. Các combai hiện đại đã đáp ứng được việc cắt đất đá trong
các gương hầm từ vài m2 lên tới hơn 100 m2 từ một vị trí cắt.
 Bằng việc thiết kế bố trí răng cắt đầu khấu bằng sự hỗ trợ của máy tính nên đã tạo
ra được hiệu quả cao trong các điều kiện đất đá. Các răng cắt được phát triển từ
dạng cấu tạo nêm cắt sang các dạng răng trụ cầu khỏe.
 Hệ thống vơ và vận tải cũng được cải tiến để đạt được năng suất cao nhất. Bàn vơ
chất tải cũng được chế tạo với các mảnh ghép rời có thể mở rộng tạo nên sự linh
hoạt và cơ động.
 Các máy được trang bị thêm máy khoan neo, các thiết bị xử lý bụi cũng được trang
bị để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong gương lò. Chúng còn được
gắn thêm các thiết bị định hướng lazer và ở một số máy còn được gắn thiết bị hỗ
trợ bằng máy tính và điều khiển từ xa để tăng tính linh hoạt trong hoạt động, tăng
năng suất và hiệu quả của máy.
42

HIỆU SUẤT COMBAI ĐÀO LÒ

• Hiệu suất và các yếu tố ảnh hưởng


• Tính toán hiệu suất
Hiệu suất và các yếu tố ảnh hưởng
43

 Hiệu suất combai đào lò là kết quả làm việc của máy
biểu hiện bằng khối lượng công việc trong một khoảng
thời gian và nguồn lực nhất định.
 Hiệu suất cắt của combai đào lò là khối lượng vật liệu
được cắt bởi combai đào lò trong một khoảng thời gian
tại một điều kiện nhất định. Trong một chừng mực nào
đó có thể coi khái niệm hiệu suất cắt là hiệu suất.
 Có nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất máy. Cơ
bản, có thể phân ra bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng:
 Tính chất cơ học của đá và khối đá (điều kiện địa chất mỏ);
 Các thông số của máy;
 Điều kiện kỹ thuật của đường lò;
 Trình độ tổ chức thi công.
Độ bền khối đá
44

Độ bền của đá (khối đá) là một chỉ tiêu quan trọng trong việc lựa chọn thiết
bị phá đá cũng như có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của chúng. Theo
nguyên lý làm việc của máy combai đào lò, lực cản cắt và độ bền kéo là
những yếu tố trực tiếp quyết định hiệu quả phá vỡ của khối đá khi
chịu lực tác động từ răng cắt. Tuy nhiên, độ bền nén đơn trục (UCS) của
đá lại là chỉ tiêu được đưa ra khi lựa chọn đặc tính kỹ thuật của thiết bị cũng
như trong các tính toán công nghệ. Theo Speight (1997), có nhiều yếu tố
khác nhau của khối đá tác động đến hiệu quả phá đá của máy và không có
một yếu tố nào được có tính quyết định, nên các nhà sản xuất thường dùng
chỉ tiêu UCS như một chỉ dẫn trong các tính toán và lựa chọn thiết bị của
mình. Độ bền nén đơn trục chỉ phản ánh, tác động một phần hiệu quả phá
đá của máy combai, mặc dù độ lớn của nó tỷ lệ thuận với lực cản cắt và độ
bền kéo của khối đá. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào các loại đá khác nhau, thành
phần và cấu trúc hạt khác nhau mà tỷ lệ này khác nhau.
Cơ chế phá đá bằng răng cắt
45

Pha I Pha II Pha III

Cơ chế phá đá bằng răng cắt theo Plinninger


Mô phỏng 3D quá trình cắt bằng răng cắt
46

Công trình của Jerzy Rojek – Học viện KH Ba Lan


Đối với đất đá nứt nẻ
47

Cơ chế phá đá bằng răng cắt theo Plinninger


Đặc điểm mài mòn của đá
48

Khi răng cắt của máy combai chà sát, xâm nhập vào
khối đá nó có thể bị mài mòn bởi lực ma sát giữa đất
đá và vật liệu làm răng cắt. Lực ma sát này phụ thuộc
vào hình dạng, kích thước, vật liệu của răng cắt và
phụ thuộc vào tính chất của đá. Các yếu tố chính của
đá làm ảnh hưởng đến độ mài mòn của của răng cắt
gồm: hàm lượng khoáng vật cứng trong đá; kích
thước và mức độ góc cạnh của hạt khoáng vật; mức độ
xù xì, ghồ ghề của bề mặt tiếp xúc; độ rỗng của đá và
độ ẩm ướt; độ bền của khối đá.
Điều kiện nứt nẻ, phân lớp và thế nằm của đá
49

 Khi đào các đường lò dọc vỉa bằng máy combai, độ lớn của
góc dốc mặt khe nứt, phân lớp tỷ lệ nghịch với mức độ khó
khăn khi khai đào. Khi đào các đường lò xuyên vỉa, hướng
đào lò từ trụ sang vách (lò đào thuận) sẽ thuận lợi hơn hay
đào hướng ngược lại (lò đào nghịch).
 Khi mật độ khe nứt càng lớn, việc đào lò bằng máy càng
thuân lợi.
 khi mật độ phay phá lớn đi kèm với tụ bùn, xuất lộ nước sẽ
không nên áp dụng đào lò bằng combai.
 Khi đào lò bằng máy qua các khu vực đất đá trượt lở mạnh
hay bùng nền sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Điều kiện kỹ thuật của đường lò
50

 Với đặc tính linh hoạt là cắt đá bằng cần, các máy combai đào
lò có khả năng đào được các công trình với nhiều kiểu hình
dáng tiết diện khác nhau.
 Trong khai thác khoáng sản, các máy combai đào lò than và đá
mềm thích hợp tiết diện từ 8 đến 16 m2; combai đào lò đá cứng
được thiết kế đào các đường lò có tiết diện từ 12,5  60 m2, phổ
biến từ 20 m2 trở lên.
 Theo kinh nghiệm của các nước đã sử dụng nhiều năm công
nghệ cơ giới hoá đào lò, để áp dụng hiệu quả, các đường lò phải
có chiều dài không nhỏ hơn 300 m.
 Combai đào lò thông thường được thiết kế để làm việc trong
điều kiện góc nghiêng đường lò ≤ 18° và độ dốc ngang là ≤
6° .
Tính toán hiệu suất cắt
51

 Hiện nay, có nhiều phương pháp để tính toán hiệu suất


cắt của combai đào lò như phương pháp của Levent
Ozdemir (Đại học Mỏ Colorado - Mỹ), phương pháp của
Nuh Bilgin và Cemal Balci (Đại học Kỹ thuật Istanbul –
Thổ Nhĩ Kỳ), phương pháp thực nghiệm của Công ty
Voest Alpine...
 Kết quả tính toán hiệu suất cắt của combai sẽ là kết quả
tổng hợp của các phương pháp, tác giả chọn hai phương
pháp đang được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp
thực nghiệm của Công ty Sandvik Voest Alpine và phương
pháp của Nuh Bilgin và Cemal Balci.
Phương pháp thực nghiệm của Sandvik
52

Phương pháp này dựa trên cơ sở các kết quả thực nghiệm và được hệ thống hóa
bằng bảng dựa trên các điều kiện về địa cơ học và máy nhất định. Bằng cách tra
bảng sẽ được kết quả hiệu suất cắt lý thuyết (NCRtheor). Để tìm ra hiệu suất cắt
thực tế (NCReff) cần tìm lượng điểm RMCR.

Quan hệ giữa hiệu suất cắt lý thuyết và UCS


Bảng chỉ tiêu cắt khối đá RMCR
53

Chỉ tiêu theo cường độ kháng nén của đá Chỉ tiêu theo kích cỡ tảng
Cỡ tảng (m3) Điểm
Cường độ kháng nén (MPa) Điểm > 0,6 20
1-5 15 0,3 – 0,6 16
5 – 25 12 0,1 – 0,3 10
25 – 50 7 0,06 – 0,1 8
50 - 100 4 0,03 – 0,06 5
100 - 200 2 0,01 – 0,03 3
>200 1 < 0,1 1
Chỉ tiêu theo điều kiện nứt nẻ Chỉ tiêu theo thế nằm của đá
Bề mặt Độ mở Thành khe nứt Điểm Ảnh hướng đến khả năng cắt Điểm

Thô Đóng Cứng, khô 30 Rất thích hợp -12

Hơi thô < 1mm Cứng, khô 20 Thích hợp -10

Hơi thô <1mm Mềm, khô 10 Thích hợp TB -5


Nhẵn 1 – 5mm Mềm, ẩm 5 Không thích hợp -3
Rất nhẵn >5mm Mềm, ẩm tới ướt 0 Rất không 0
hích hợp
Hiệu suất cắt thực tế
54

Quan hệ giữa NCReff/ NCRtheor và RMCR


Phương pháp Nuh. Bilgin và Cemal B.
55

Hiệu suất cắt cắt của máy combai đào lò được Nuh Bilgin và
Cemal Balci - Đại học Kỹ thuật Istanbul biểu diễn như sau:

ICR = 0,28 x P x (0,974) RMCI , m3/giờ


với, RMCI = c x (RQD/100)(2/3)

Trong đó: ICR- Hiệu suất cắt của máy, m3/giờ;


RMCI- Chỉ số cắt của khối đá;
P- Công suất động cơ cắt, HP;
c – Ứng suất nén đơn trục của đất đá, MPa;
RQD - Chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối đá
trung bình theo mức độ nứt nẻ, %.
Tính toán tiêu hao răng cắt
56

Tiêu hao răng cắt là lượng răng cắt bị hao mòn, hư hỏng hoặc phá huỷ trên một đơn
vị thể tích đá được cắt. Sự hao mòn răng cắt bị ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản sau:
 Vật liệu chế tạo răng cắt;
 Bố trí răng cắt trên đầu cắt;
 Kích thước, hình dạng răng cắt;
 Điều kiện cơ lý của khối đá;
 Chỉ số mài mòn Cerchar (CAI)
 Kinh nghiệm và trình độ thợ vận hành máy combai.
Trên cơ sở combai được lựa chọn tính toán, chi phí tiêu hao cắt răng cắt được xác
định theo kinh nghiệm của Công ty Sandvik Voest Alpine. Theo phương pháp này, có
thể xác định chi phí tiêu hao cắt răng theo CAI và độ bền kháng nén đơn trục của đá
(UCS) theo một biểu đồ được xây dựng sẵn. Các biểu đồ này được xây dựng trên một
loại máy nhất định trong những điều kiện hoạt động nhất định.
Trước khi đưa máy vào một công trình nhất định, chỉ có thể tiên lượng được mức độ
tiêu hao răng cắt ở mức độ tương đối. Trên thực tế, giá trị này có thể khác nhiều.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG COMBAI ĐÀO LÒ TẠI
CÁC MỎ THAN HẦM LÒ VIỆT NAM

57

• Lịch sử ứng dụng combai đào lò tại


Việt Nam
• Kết quả cụ thể tại các mỏ: Vàng
Danh, Mông Dương, Đồng Vông, Khe
Chàm, Thống Nhất, Nam Mẫu,
Quang Hanh, Dương Huy.
• Đánh giá chung
Lịch sử ứng dụng combai đào lò tại Việt Nam
58

 Giai đoạn 1 – Năm 1970


Combai đào lò hạng nhẹ đầu cắt dọc trục PK-3 được đưa vào khu vực
Vàng Danh, Thống Nhất chỉ mang tính chất thử nghiệm học hỏi.
 Giai đoạn 2 – Năm 1982
Combai đào lò hạng nhẹ đầu cắt dọc trục 4PU (công suất đầu cắt là
22 kW) được đưa vào 3 đường lò than: lò +20 (441,7 m), lò +62 (300
m) và lò -20 (400 m) vỉa H10 Cánh Đông Mông Dương (Công ty Xây
lắp Cẩm Phả). Tiết diện đào: 8,3 và 8,4 m². Tại lò +20 trong điều
kiện thuận lợi đào trong than combai vẫn ghi dấu ấn bằng việc đào
được 441, 7 m với tốc độ bình quân là 110,4 m/tháng (cao nhất là
123 m/tháng). Với những khó khăn nhất định về điều kiện vỉa biến
động, vách và trụ khá cứng từ 30 MPa đến 80 MPa tại các lò còn lại
4PU gặp khó khăn, gián đoạn.
Combai đào lò PK-3 (Liên Xô) Combai đào lò 4PU (Liên Xô)

59
Combai đào lò PK-3 hiện tại đã là Combai đào lò 4PU tại vỉa H10
những vật trưng bày Mông Dương

60
Kết quả đào lò bằng combai 4PU vỉa H10 Mông Dương (1982 - 1983)

Tốc độ đã đạt được Bình


Tiết Năng suất
quân
diện m/tháng m/ngày m/ca lao động
chung
Tên đường lò
cao trung cao trung cao trung cao bình
(m²) m/tháng
nhất bình nhất bình nhất bình nhất quân

Lò than +20 8,4 123 110,4 15 10 7 2,5 110,4 1,1 0,41


Lò than +62 8,3 - - 7,2 4,7- 1,6 48,3 0,9 0,26
Lò than -20 8,3 - - 3,6 2,5 1,8 0,8 23,5 0,3 0,18

Lò than +20 đào bằng 5,8


khoan - nổ mìn 130 109,5 13,5 3,6 4,5 1,2 109,5 1 0,4

61
Lịch sử ứng dụng combai đào lò tại Việt Nam
62

 Giai đoạn 3 – Năm 2003


Mở đầu là Mông Dương với combai đào lò AM 50Z và sau đó là hàng
loạt các máy khác gồm cả AM 45 được đưa vào áp dụng rộng rãi
trong các mỏ than hầm lò.
Đầu những năm 2000, trước thành tựu của việc áp dụng combai đào
lò trong các mỏ than hầm lò tại các nước có nền công nghiệp tiên
tiến, Vinacomin đã có chủ trương đầu tư áp dụng thử nghiệm công
nghệ này vào trong công tác đào lò tại các mỏ than hầm lò Việt Nam.
Năm 2003, combai đào lò AM 50Z đầu tiên đã được đưa vào sử dụng
tại Công ty CP than Mông Dương – Vinacomin.
Từ 2003 đến 2007 đã có nhiều combai đào lò than đã được đưa vào
sử dụng tại các mỏ than hầm lò (2 máy AM 45 và 14 máy AM 50Z).
Combai đào lò AM 50Z
63

Đơn Khối
TT Các thông số kỹ thuật
vị lượng
1 Kích thước

- Tổng chiều dài mm 7470

- Chiều cao máy mm 1645

- Chiều rộng cực đại khi đào mm 3000

2 Công suất đầu cắt kW 100

3 Trọng lượng tấn  27

4 Tiết diện đào tối ưu m2 16,4

5 Áp lực nền MPa 0,14


Đào trong than và đá với
6 cường độ kháng nén MPa ≤60
Combai đào lò AM 50Z của REMAG
Combai đào lò AM 45
64

Đơn Khối
TT Các thông số kỹ thuật
vị lượng
1 Kích thước:
- Tổng chiều dài mm 7725
- Chiều cao máy mm 1300
- Chiều cao tính cả phần cabin mm 1450

- Chiều rộng cực đại khi đào mm 3000


2 Công suất đầu cắt kW 100
3 Trọng lượng tấn  23
4 Áp lực nền MPa 0,14
5 Tiết diện đào tối ưu m2 17
Đào trong than và đá với
6 MPa ≤60
cường độ kháng nén Combai đào lò AM 45 của Sandvik
Thứ tự xuất hiện combai đào lò tại Việt Nam

AM 45 (2005)

AM 50Z (2003)

4PU (1982)
PK-3 (1970)
65
Hiện trạng áp dụng combai đào lò tại Vinacomin
66

Thời gian bắt


TT C.ty than / mỏ (XN) S.L máy Tên máy Nhà sản xuất
đầu áp dụng

01 AM 50Z REMAG 2003


1 Mông Dương
01 AM 50Z REMAG 2004
2 Khe Chàm 01 AM 50Z REMAG 2005
3 Thống Nhất 01 AM 50Z REMAG 2005
01 AM 50Z REMAG 2003
4 Dương Huy
01 AM 50Z REMAG 2005
Hạ Long (Cẩm Thành) 01 AM 50Z REMAG 2005
5
Hạ Long (Thành Công) 01 AM 50Z REMAG 2005
6 Vàng Danh 01 AM 50Z REMAG 2004
7 Đồng Vông 01 AM 45 VAB 2005
8 Hồng Thái 01 AM 50Z REMAG 2005
9 Mẫu 01 AM 50Z REMAG 2005
10 Mạo Khê 01 AM 45 VAB 2005
11 Quang Hanh 01 AM 50Z REMAG S.A - VMC 2006
12 Hà Lầm 01 AM 50Z REMAG S.A - VMC 2007
13 Công ty 86 – TCT Đông Bắc 01 AM 50Z REMAG S.A - VMC 2006
Tổng số 16
Combai đào lò AM 50Z được lắp
ráp tại VMC, Cẩm Phả Quảng Ninh

67
68
Nhận xét chung
69

 Đến thời điểm hiện tại, tất cả các dự áp áp dụng đào lò bằng combai đã trải
qua một thời kỳ sản xuất dài. Qua kết quả cập nhật thực tế cho thấy áp dụng
dây chuyền cơ giới hóa đào lò bằng combai tại các đường lò than là rất khó
khăn. Tỷ lệ diện tích đá chiếm trong gương lò than dao động rất mạnh đến
trên 30 % điện tích toàn gương, trường hợp phải đi vào vách hoặc trụ đá là
thường xuyên do biến động mạnh về phương vỉa.
 Trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu từ 2003 đến 2005 tại Vinacomin, diện
tích đá trên gương nằm trong giới hạn từ 0  10 % chiếm 37,34 % , giới hạn
từ 10  20 % chiếm 30,97 % và 20  30 % chiếm 26,75 % tổng số mét lò đào.
 Về tiết diện các đường lò đào trong than sử dụng combai đào lò AM 45 và
AM 50Z, phần lớn nằm trong giới hạn tiết diện từ 7,0  9,6 m², chiếm
49,81%, đây là các đường lò được huy động vào dự án theo kế hoạch sản xuất
của các mỏ. Các đường lò đào bằng combai có tiết diện lớn hơn 16 m² hầu
như không đáng kể (chiếm 0,24%). Đây là yếu tố không thuận lợi cho công
tác đào lò và khai thác.
Biểu đồ phân bố tỷ lệ đá trong gương đào lò Biểu đồ phân loại theo tiết diện đào của các
than giai đoạn 2003 đến 2005 đường lò trong than

70
Combai đào lò tại Công ty than Vàng Danh

Đưa AM – 50Z
(Remag) vào hoạt
động cuối năm
2004 tại đường lò
dọc vỉa 5 mức
+260.
Kỷ lục: 325 m/th
vào tháng 3 năm
2005.
Kết quả tại Công ty CP Than Vàng Danh
72

Kết quả đào lò tại DV5 mức +260 TVD năm 2005

Tốc độ đào Tốc độ đào


Tháng Mét lò trong
trung bình cao nhất Ghi chú
(2005) tháng (m)
(m/ngày) (m/ngày)

01 90 5,2 11,9
02 232 12,5 15,4 Ngày 22/02/2005 đạt 15,4 m
03 325 11,96 15,4 Ngày 26/3/2005 đạt 15,4 m
04 07

Cộng 654m
Kết quả đào lò tại DV5 mức +260 TVD - Kết quả đào lò tại DV I-6-1 mức +115
Vàng Danh năm 2005 Vàng Danh năm 2010

73
Kết quả tại Công ty CP Than Mông Dương
74

TT Tên lò Các thông số kỹ thuật Ghi chú


C.dày Loại đất đá (than) T.d đào Bước Độ dốc lò C.dài lò
vỉa (m) 2
(m ) chống (độ) đào (m)
(m)

1 Dọc vỉa I12 /VM/- 3-4 Than f=12; vách Alêvrôlít, 13,2 0,8 5%o 508,5 Từ tháng 711/2003
97,5 f=46; kẹp f=810

2 Bán xiên -97,5  - 3-4 Than f=12; vách Alêvrôlít, 9,6 0,8 915%o 120 Từ tháng
60/ I12/ VM f=46; kẹp f=810 12/20031/2004

3 Dọc vỉa II11/ -97,5 3,5-5 Than f=12; vách Alêvrôlít, 13,2 0,8 35%o 346 Từ tháng 24/2004
/VM f=46; kẹp f=810

4 Dọc vỉa K8 CT (P) - 3,5-5 Than f=12; vách Alêvrôlít, 13,2 0,8 35%o 376,9 Từ tháng 46/2004
97,5 f=46
5 Dọc vỉa G9 VM - 5-7 Than f=12; vách Alêvrôlít, 16 0,8 35%o 78,3 Từ tháng78/2004
97,5 f=46

6 Thượng (-97,50) 5-7 Than f=12; vách Alêvrôlít, 16 0,8 715%o 26,1 Tháng 8/2004
G9 VM f=46

7 Dọc vỉa -97,5 vỉa 6-7 Than f=12; vách Alêvrôlít, 13,2 0,8 35%o 149,1 Từ tháng 68/2004
G9(2) CĐ f=46
Bảng chỉ tiêu KTKT đào lò bằng combai75năm 2003 - 2005
TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Tổng số mét lò đào m 1604,9
Trong đó: số mét lò đá m 565
- Lò 90100%đá f=46 m 83
- Lò 4060% đá f=46 m 482
2 Số mét lò than m 1040
3 Số mét lò bán xiên dốc từ 12180 m 333 Vỉa I12 và G9 VM
4 Tiến độ lớn nhất: - - Cắt đá vách 50%
- Lò đá: mét/tháng 187
- Lò than: mét/tháng 250
5 Tiến độ ca lớn nhất: - - Cắt đá vách 50%
- Lò đá: mét/ca 7,2
- Lò than: mét/ca 13,6
6 Năng suất bình quân: - -
- Lò đá: mét/ng-ca 0,3
- Lò than: mét/ng-ca 0,4
7 Tổng số răng cắt tiêu hao cái 507
Trong đó: - -
- Lò đá f=46: cái 249
Bình quân: cái/mét 0,4
- Lò than f=12: cái 258
Bình quân: cái/mét 0,23
8 Mức độ tiêu hao răng cắt trung bình cái/mét 0,32 (2,5cái/100m3than đá)
Kết quả đào lò tại lò DV I12 Vũ Môn – Mông Kết quả đào lò tại lò DV I12 Vũ Môn – Mông
Dương năm 2003 Dương năm 2004

Kết quả đào lò tại lò G9 Cánh Đông – Mông


Dương năm 2004

76
Kết quả tại Công ty TNHH MTV Than Đồng Vông
77

Khối lượng đào bằng máy đào lò AM 45 năm 2005


Tt Nội dung Khối lượng (theo các tháng - năm 2005)
Tổng

4 5 6 7 8 9 10 11 (m)

Tổng chiều dài


1 đường lò đào được, 61 126 130 0 0 40 80 130 567
m

2 Trong than, m 61 78 79 - - 40 40 70 368

3 Trong đá, m 48 51 - - - 40 60 199


Ống hút bụi*

Băng tải duôi Máng cào thân

Tổ hợp thiết bị đào lò bằng combai AM 45

* Tại Đồng Vông không trang bị


78
Giám sát lắp đặt combai AM 45 (Sandvik Miner
MR 120) tại mặt bằng mức +125 khu Than Thùng,
Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh 2005 79
Kết quả đào lò năm 2006 tại Đồng Vông

80
Kết quả tại Công ty TNHH MTV Than Khe Chàm
Bảng tổng hợp đào lò bằng combai tại
Khe Chàm theo năm
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 5t-2010 Tổng
Mét lò đào (m) 281 483 456 290 700 250 2460
Tiết diện đào (m²) ≥ 10,4 ≥ 10,4 ≥ 10,4 ≥ 10,4 ≥ 10,4 ≥ 10,4 ≥ 10,4

Bảng tổng hợp các đường lò đào bằng


combai tại Khe Chàm
T Tên đường lò Tiết diện đào
T (m²)

1 Lò DVVT 14.2 Đông mức -100 10,4

2 Lò DVVT 13.2 Đông Mức -100 10,4

3 Lò DVTG 13.1-A4 10,4

4 Lò DVTG 13.1-A5 10,4


Kết quả đào lò bằng combai tại Khe Chàm

81
Kết quả tại Công ty Than Thống Nhất
82

Bảng tổng hợp khối lượng đào bằng


combai tại Thống Nhất theo năm

T Khu vực - Năm Số mét lò


T đào (m)
I Khu Yên Ngựa 1876
1 + Năm 2005 808
2 + Năm 2006 815
3 + Năm 2007 436
II Khu Lộ Trí 172 Kết quả đào lò tại Thống Nhất năm 2005

1 + Năm 2007 172


Kết quả tại Công ty TNHH MTV Than Nam Mẫu
83

Bảng tổng hợp các đường lò đã áp dụng combai đào lò tại Nam Mẫu

TT Tên đường lò Tiết diện (m²) Bước chống Ghi chú

1 Lò DV7+125 12,6 0,7 m/vì

2 Lò DV5+125 cánh Tây 12,6 0,7 m/vì kỷ lục 12m/ngày

3 Lò DV6A+12 cánh Tây 12,6 0,7 m/vì

4 Lò DV6+125 cánh Tây 12,6 và 10,8 0,7 m/vì


Kết quả tại C.ty TNHH MTV Than Quang Hanh
84

Bảng tổng hợp các đường lò đã áp dụng combai đào lò tại Nam Mẫu

Tiết diện đào Chiều dài (m)


TT Tên đường lò
(m²) Trong than Trong đá
1 Lò DVVT - 60 V10 khu I 13,2 420 22
2 Lò DVVT - 50 V14 cánh đông khu I 13,2 246,7 10,8

3 Lò DVVT – 50 V6 khu 10,9 190,5 05

4 Lò DVVT – 50 V7 cánh đông khu 10,9 289,5 50

5 Lò DVVT – 50 V5 khu 10,9 183 157,2

6 6) Lò DVVT - 110 V14 cánh đông khu I 13,2 168 0


Kết quả đào lò năm 2008 tại Quang Hanh

85
Kết quả tại Công ty TNHH MTV Than Dương Huy
86

Kết quả áp dụng combai đào lò tại Dương Huy


Tốc độ đào trung Tiết diện
Thời gian Mét lò trong tháng (m) Ghi chú
bình (m/ngày) đào (m2)
Năm 2004
34m (22%đá, f=68)
16m (60%đá, f=68)
Tháng 11 52m (10%đá, f=68) 11,7 Vỉa 11 Cánh Bắc +38-II-khu TT
13m (40%đá, f=68)
11m (100%đá, f=68)
Tháng 12 11,7 Vỉa 11 Cánh Bắc +38-II-khu TT
Năm 2005
Tháng 01 146m (35%đá, f=68) 6,08 11,7 Vỉa 9 +38-khu TT
Tháng 02 215m (22%đá, f=68) 8,27 11,7 Vỉa 9 +38-khu TT
Tháng 3 27 (60%đá, f=68) 1,038 11,7 Vỉa 9 +38-khu TT
Tháng 4 174m (8,5%đá, f=46) 6,7 11,7 Vỉa 11+38 – khu TT
Tháng 5 38,6m (40%đá, f=46) 1,48 11,7 Vỉa 11+38 – khu TT
Tháng 6 56,6m (50%đá, f=46) 2,17 11,7 Vỉa 12, +38 – khu TT
Tháng 7 194,6m (30%đá, f=46) 7,48 11,7 Vỉa 12, +38 – khu TT
Tháng 8 189,2m (35%đá, f=46) 7,27 11,7 Vỉa 12, +38 – khu TT
39,4m (50%đá, f=46) ... 11,7 Vỉa 13, +100 – khu TT
Tháng 8* (Máy số 2)
Kết quả đào lò năm 2005 bằng combai tại Dương Huy

87
88

ĐÁNH GIÁ CHUNG


 Combai được áp dụng để đào các đường lò có hình đạng tường
thẳng, vòm bán nguyệt, có diện tích từ 10,4 đến 13,2 m² với kết
cấu chống là vì thép lòng máng, khoảng cách bước chống từ 0,5
đến 1,0 m.
 Tại những đường lò đào hoàn toàn trong than, với biện pháp thi
công hợp lý đã đẩy nhanh được tốc độ đào lò lên rất cao (325
m/tháng) so với tốc độ đào lò bằng phương pháp truyền thống
(55 đến 80 m/tháng). Khi lò đào hoàn toàn trong than có độ
cừng từ 10 đến 20 MPa, tốc độ đào lò trung bình đạt từ 150 đến
200 m/tháng (gấp 3 đến 3 tốc độ đào lò bằng phương pháp
khoan – nổ mìn truyền thống).
 Do điều kiện vỉa than biến động bất thường, nhiều đường lò áp
dụng combai đang đi trong than thì gặp các lớp kẹp với độ cứng
của vật liệu rất lớn, hàm lượng thạch anh cao dẫn đến tiêu hao
răng cắt mạnh, gây hư hỏng đầu cắt.

89
 Combai đào lò hầu hết đã được đưa vào để đào tại các đường lò
bằng có độ dốc nhỏ đến trung bình. Tuy nhiên, tại một số mỏ,
combai đã được đưa vào để đào các đường lò rất dốc như các
thượng với độ dốc đến 18°, ví dụ như tại Công ty CP Than Mông
Dương, combai đã được đưa vào đào lò bán xiên dốc trên 12°,
thượng G9 Vũ Môn, mức -97,5 dốc đến 18°.
 Do công tác khảo sát không tốt, nên khi gặp các trường hợp bất lợi
như trên các đơn vị thường gặp khó khăn trong việc tìm ra phương
án giải quyết, dẫn đến việc thi công phải đình trệ hoặc phải thay
đổi phương pháp đào.
 Ngoài ra, trình độ vận hành của người lái combai còn kém, dẫn
đến cắt thừa tiết diện, gây tụt lở, mất nhiều công xúc bốc vận
chuyển dẫn đến làm giảm tốc độ đào lò.
 Việc thông gió trong những đường lò đào bằng combai còn kém,
lưu lượng và hạ áp không đảm bảo nên nhiệt độ, và độ ẩm trong
gương thi công còn rất cao, làm giảm khả năng làm việc của người
lao động.
90
91

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CẮT PHÁ ĐÁ


CỦA COMBAI ĐÀO LÒ TẠI MỘT SỐ MỎ
THAN HẦM LÒ VIỆT NAM
Hiệu suất cắt và hiệu quả đào lò
92

 Hiệu suất cắt (ICR) (m3/h). Tốc độ cắt tức thời là tốc độ cắt
thực tế trong một đơn vị thời gian (tấn, m3/h). Chỉ số này cho
biết tốc độ cắt của combai đào lò tại những thời điểm khác
nhau trong quá trình thi công.
 Tốc độ tiêu hao răng cắt (BCR). Tốc độ tiêu hao răng cắt là số
răng cắt phải thay thế cho một thể tích hay trọng lượng đơn vị
đất đá khi đào (răng cắt /m3 hoặc răng cắt /tấn).
 Tỷ lệ % thời gian sử dụng máy hữu ích; %. Tỷ lệ % thời gian sử
dụng máy hữu ích là tỉ lệ phần trăm của thời gian sử dụng máy
để đào trực tiếp trong dự án (đường lò) so với tổng thời gian thi
công dự án (đường lò) hoặc là tỷ lệ % thời gian sử dụng máy
trực tiếp để đào trong một ca so với tổng thời gian một ca.
Các yếu tố ảnh hưởng ICR và BCR
93

 Các thông số đá chẳng hạn như: cường độ kháng nén và kháng kéo, phần trăm lượng
khoáng cứng và độ mài mòn cao (vd: hàm lượng quartz), kiến trúc đá, kiểu chất nền
và độ cứng, các tính chất cơ học về phương chiều trong thành phần khoáng, các đặc
tính đàn hồi của vật liệu đá.
 Các điều kiện đại chất xung quanh công trình chẳng hạn như: độ nứt nẻ (RQD), điều
kiện nứt nẻ, nước ngầm, các vùng phay phá, các vị trí gương giao nhau, và phân loại
khối đá chung và yêu cầu chống giữ.
 Các thông số kỹ thuật máy bao gồm: trọng lượng máy, công suất đầu cắt, lực dẫn tiến,
bán kính cong, khả năng nâng hạ của cần khấu, kiểu đầu cắt (dọc trục và ngang trục),
kiểu răng cắt, kích cỡ, các thông số kỹ thuật khác, số lượng và kiểu bố trí răng trên
đầu cắt, khả năng của hệ thống hỗ trợ.
 Các thông số về hoạt động chẳng hạn như: tiết diện, kích cỡ, chiều dài của gương hầm,
độ nghiêng hầm, các đường rẽ hay các vị trí giao cắt, sự phối hợp cắt và các tính năng
hỗ trợ hoạt động, số lượng điều kiện đá trong đường hầm, phương pháp chống giữ
nền móng, lịch trình công việc: số ca làm việc trên ngày, số ngày làm việc trong
tuần...vv.
Các phương pháp nâng ICR
94

 Thay đổi thiết kế, vật liệu của răng cắt;


 Cải thiện thiết kế máy để đáp lại các phản lực tác động trên đầu cắt;
 Cải thiện thiết kế đầu cắt.

Trong điều kiện không cho phép thực hiện các công tác thay đổi thiết kế
máy, thì việc lựa chọn loại máy phù hợp là công việc quan trọng nhất. Thêm
vào đó, cần phải xem xét các yếu tố công nghệ tổ chức thi công, trình độ thi
công nhằm nâng cao hiệu suất.
Thực tế cho thấy, hiệu quả sử dụng combai đào lò phụ thuộc chủ yếu vào ba
chỉ tiêu: hiệu suất cắt, tốc độ tiêu hao răng cắt và tỷ lệ % thời gian sử dụng
máy hữu ích. Do vậy việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá hiệu suất
của combai đào lò chủ yếu là tiến hành theo ba chỉ tiêu trên.
Địa điểm lựa chọn để đánh giá
95

1. Đường dọc vỉa vận tải 13.2 Đông mức -100 Công

ty TNHH MTV Than Khe Chàm – Vinacomin;

2. Lò dọc vỉa I12 Vũ Môn mức -97,5 Cánh Tây

Mông Dương;

3. Lò dọc vỉa -15 V13-1 khu Yên Ngựa Thống Nhất.


Lò dọc vỉa vận tải 13.2 Đông, mức -100 Khe Chàm
96

Lò dọc vỉa vận tải 13.2 Đông, mức -100 Khe Chàm có
chiều dài 856 m, tiết diện đào của lò là 10,4 m²,
chống giữ bằng vì chống thép lòng máng, bước chống
là 0,7 m/vì. Lò đào trong than có độ cứng dao động
từ 10 đến 25 MPa. Trong quá trình đào thường xuất
hiện các kẹp đá loại sét kết có độ dày 4 đến 8 cm với
độ cứng 27 MPa. Phần vách lò thường gặp đá bột kết
có độ cứng 45 đến 50 MPa phân lớp 12 đến 32 cm và
tỉ lệ phần diện tích bột kết này chiếm từ 30 đến 100 %
diện tích gương.
DV I12 Vũ Môn mức -97,5 Cánh Tây Mông Dương
97

Lò dọc vỉa I12 Vũ Môn mức -97,5 Cánh Tây Mông


Dương có chiều dài 508,5 m, tiết diện đào lò là 13,2
m², chống giữ bằng thép lòng máng, bước chống từ
0,5 đên 0,7 m/vì. Lò đào trong vỉa than dày từ 3 đến
4 mét với độ cứng của than từ 12 đến 25 MPa. Vách lò
có là bột kết có độ cứng từ 50 đến 70 MPa. Lò đào
thường gặp các lớp kẹp có độ dày biến đổi từ 10 đến
30 cm.
Lò dọc vỉa -15 V13-1 khu Yên Ngựa Thống Nhất
98

Lò dọc vỉa -15 V13-1 khu Yên Ngựa Thống Nhất đào
bằng combai với chiều dài lò 716 mét, tiết diện đào
13,4 m², chống giữ bằng thép lòng máng, bước chống
0,5 đến 0,7 m/vì. Lò đào trong than có độ cứng từ 15
đến 25 MPa, vỉa dày 4 đến 6 mét. Tỉ lệ gặp đá trên
dọc tuyến lò này là rất nhỏ.
99

KẾT QUẢ THỰC TẾ


UCS vs. ICR
100

Hiệu suất cắt của combai đào lò theo độ cứng vật liệu

Độ cứng của vật liệu cắt (MPa) 5 9 16 35 55

Hiệu suất cắt (m³/giờ) 50 30 20 10 5

UCS vs. ICR


RQD vs. ICR
101

Hiệu suất cắt của combai đào lò theo RQD

RQD (%) 10 35 50 65 80 100

Hiệu suất cắt (m³/giờ) 20 16 11 7,5 5,5 4,7

RQD vs. ICR


102
Độ ẩm của vật liệu vs. ICR
103

Độ ẩm vật liệu vs. ICR theo Hagan, Saydam và Mammen (2009)

Hàm lượng nước UCS (MPa) Giảm cường độ Mô đun Y-ăng (GPa)

0,0 % 60,3 - 6,3

0,2 % 22,1 63 % 4,1

5,2 % 19,4 68 % 3,2


Cường độ kháng cắt - ICR
104
Năng lượng riêng SEL vs. ICR
105

ICR vs. SEL


Theo kết quả nghiên cứu của Nul Bilgin & Cemal Balci, tốc độ cắt tức thời tỉ lệ (ICR)
thuận với công suất của đầu cắt (P) và tỉ lệ nghịch với năng lượng riêng (SEL) theo
công thức:

P
ICR  k.
SE Lt
Trong đó: k- hệ số chuyển đổi năng lượng (k =0,4);
P- công suất đầu cắt, Hp
SELt – năng lượng riêng tối ưu (năng lượng nhỏ nhất, khi khoảng
cách giữa các răng cắt s và độ sâu cắt d hợp lý), kWh/m3

Thông số năng lượng riêng (SELt) hiện tại ở Việt Nam chưa được đề cập bởi các khó
khăn về phòng thí nghiệm tiêu chuẩn và việc áp dụng combai đào lò mới cũng chỉ ở
giai đoạn ban đầu. Vì vậy thông số này chỉ được đề cập để tham khảo thêm.

106
UCS vs. BCR
107

UCS vs. BCR


Các kiểu tiêu hao răng cắt
108
Các kiểu tiêu hao răng theo Thuro
Các kiểu mài mòn răng cắt Các kiểu mài mòn răng cắt
Răng cắt mới:
Phá hủy đỉnh răng:
Đỉnh thép cứng chất lượng cao (có
Gãy do tính dòn của đỉnh răng do ứng
bọc wonfram cácbua với với chất gắn
suất cắt cao
kết coban) trong một thân răng thép

Răng mài mòn: Đỉnh răng bị tuột khỏi thân răng:


Mòn không đối xứng của đỉnh kim Toàn bộ vật liệu tại đỉnh răng bị tuột
loại cứng (bọc wonfram cácbua) khỏi thân răng cắt

Toàn bộ răng bị mài mòn:


Mài mòn không đối xứng:
Toàn bộ răng bị mài mòn tương đương
Các răng cắt bị mài mòn ở một phía
mà không hề có sự tuột đỉnh răng

Mài mòn phần thân thép: Phá hủy trục thép của răng cắt:
Mài mòn của phần nón thép theo Răng cắt bị hư hỏng phần dưới trục thép
đường kính là kết quả của sự chà xát bên dưới nón thép và bên trên ngàm đỡ
Răng cắt mới

109
Diện tích đá/than trên gương và BCR
110

Tiêu hao răng cắt theo % diện tích bột kết trên gương than

Diện tích bột kết trên gương (%) 0 30 60 90 100

Tiêu hao răng cắt (răng/mét) 0,07 0,253 0,52 1,04 1,25

Khi lò đào trong than, mức tiêu


hao răng cắt trung bình nằm từ
0,1 đến 0,2 răng/m. Mức tiêu hao
này tăng mạnh khi cường độ
kháng nén của vật liệu cắt tăng
cao qua số liệu thực nghiệm.

Tỷ lệ diện tích đá/than và BCR


Tỷ lệ % thời gian sử dụng máy hữu ích
111

Tỷ lệ % thời gian sử dụng máy hữu ích tại các Tỷ lệ % thời gian sử dụng máy hữu ích tại châu
mỏ than hầm lò Việt Nam Âu và châu Mỹ
Đánh giá về máy
112

 Răng cắt và vật liệu chế tạo răng cắt;


 Đầu cắt;
 Thiết kế máy;
 Mức độ cân bằng đầu khấu và độ rung;
 Sơ đồ di chuyển và sơ đồ cắt;
 Các điều kiện khác;
C h iÕ u ® ø n g

C h iÕ u b » n g

Các lực tác động cắt thành phần trên combai

113
Lực thành phần từ răng cắt vào khối cắt

Các lực tác động cắt thành phần trên combai

114
Sơ đồ cắt trên gương đồng nhất tối ưu

115
1

Ba kiểu tác động lực


tỳ gương của đầu cắt
ngang trục

116
117

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
118

 Trong những năm vừa qua (từ 2003 đến 2007) đã có nhiều máy combai (16
máy) được đưa vào để đào lò trong các mỏ than hầm lò Việt Nam. Số lượng
combai được đầu tư mới để đưa vào sản xuất nhiều nhất là năm 2005 với 9
máy. Một số mỏ lớn do nhu cầu về số lượng mét lò để đáp ứng sản lượng đã
đầu tư tới 2 máy (Mông Dương, Dương Huy).
 Hầu combai được áp dụng để đào các đường lò có hình đạng tường thẳng,
vòm bán nguyệt, có diện tích từ 10,4 đến 13,2 m² với kết cấu chống là vì thép
lòng máng, khoảng cách bước chống từ 0,5 đến 1,0 m.
 Tại những đường lò đào hoàn toàn trong than, với biện pháp thi công hợp lý
đã đẩy nhanh được tốc độ đào lò lên rất cao (325 m/tháng) so với tốc độ đào
lò bằng phương pháp truyền thống (55 đến 80 m/tháng). Khi lò đào hoàn
toàn trong than có độ cừng từ 10 đến 20 MPa, tốc độ đào lò trung bình đạt
từ 150 đến 200 m/tháng (gấp 3 đến 3 tốc độ đào lò bằng phương pháp
khoan – nổ mìn truyền thống).
Kết luận
119

 Tuy nhiên, khi lò lượng đá ở vách và/hoặc trụ xuất hiện với tỷ lệ tăng, tốc độ đào lò bị giảm rất
nhanh. Ngoài ra, hiện tượng răng cắt bị tiêu hao rất mạnh, thậm chí dẫn đến gây hư hỏng đầu cắt,
máy cũng tăng theo, ví dụ như tại đường lò DVVT 13.2 Đông mức 100 – Công ty TNHH MTV
Than Khe Chàm hay lò DVVT – 50 V5 khu Nam – Công ty TNHH MTV Than Quang Hanh.
 Do điều kiện vỉa than biến động bất thường, nhiều đường lò áp dụng combai đang đi trong than
thì gặp các lớp kẹp với độ cứng của vật liệu rất lớn, hàm lượng thạch anh cao dẫn đến tiêu hao
răng cắt mạnh, gây hư hỏng đầu cắt. Một số trường hợp, vỉa than bị mất và lò phải đào hoàn toàn
trong đá bột kết có độ cứng từ trung bình đến 80 MPa dẫn đến hiệu suất cắt bị giảm rất mạnh,
răng cắt tiêu hao nhiều, máy thường bị hư hỏng và rất nhiều trường hợp phải đưa máy ra ngoài
để thay thế bằng công nghệ đào lò khoan – nổ mìn truyền thống.
 Combai đào lò hầu hết đã được đưa vào để đào tại các đường lò bằng có độ dốc nhỏ đến trung
bình. Tuy nhiên, tại một số mỏ, combai đã được đưa vào để đào các đường lò rất dốc như các
thượng với độ dốc đến 18°, ví dụ như tại Công ty CP Than Mông Dương, combai đã được đưa vào
đào lò bán xiên dốc trên 12°, thượng G9 Vũ Môn, mức -97,5 dốc đến 18°. Tốc độ đào lò ở những
vị trí gương lò đặc biệt này có giảm, tuy nhiên vẫn được đánh giá là đào tốt với sự hỗ trợ của chân
chống phía sau và các hệ thống tời kéo hỗ trợ.
 Do công tác khảo sát không tốt, nên khi gặp các trường hợp bất lợi như trên các đơn vị thường
gặp khó khăn trong việc tìm ra phương án giải quyết, dẫn đến việc thi công phải đình trệ hoặc
phải thay đổi phương pháp đào.
Kết luận
120

Thông qua các kết quả nghiên cứu tại nước ngoài, kết hợp với các kết quả nghiên cứu đào
lò bằng combai AM 50Z và AM45 tại một số mỏ than hầm lò nói chung và cụ thể tại ba địa
điểm được lựa chọn cho thấy:
 Độ lớn của cường độ than, đá tỷ lệ tỷ lệ nghịch với hiệu suất cắt của combai. Các combai
hoạt động rất hiệu quả trong phạm vi than, đá có cường độ kháng nén dưới 20 MPa (hiệu
suất cắt đạt từ 40 đến 50 m³/giờ). Khi cường độ kháng nén của than, đá dao động trong
khoảng từ 20 đến 50 MPa , hiệu suất cắt của combai bị giảm khá mạnh (hiệu suất cắt đạt từ
8 đến 15 m³/giờ). Ở tiệm cận giới hạn cắt lớn nhất của combai thì hiệu suất cắt rất kém
(dưới 5 m³/h).
 Mức độ nứt nẻ, phân lớp của than, đá tỷ lệ thuận với hiệu suất cắt. Khi mức độ nứt nẻ,
phân lớp tăng thì hiệu suất cắt cũng tăng theo. Với việc sử dụng RQD để đánh giá thì hiệu
suất cắt tỷ lệ nghịch với RQD.
 Cường độ kháng kéo của than, đá tỷ lệ nghịch với hiệu suất cắt của combai đào lò. Tỷ lệ
giữa cường độ kháng nén trên cường độ kháng kéo càng nhỏ thì mức độ khó cắt càng cao.
 Năng lượng cắt riêng của than, đá càng lớn thì mức độ khó cắt càng lớn. Đồng nghĩa với
hiệu suất cắt giảm.
Kết luận
121
 Mức độ tiêu hao răng cắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng thạch anh, đặc tính xắp xếp
của các hạt vật liệu tạo đá và cường độ kháng nén của vật liệu. Khi combai đào lò hoạt động trong
lò than với cường độ kháng nén của than từ 10 đến 20 MPa thì mức độ tiêu hao răng cắt rất nhỏ
0,07 răng/m dài đường lò (tính cho các loại tiết diện được lựa chọn). Khi gương lò có từ 30 đến
60 % diện tích là bột kết 50 MPa so với tổng diện tích lò than thì tiêu hao răng cắt dao động từ
0,253 răng/m đến 0,52 răng/m lò; từ 90 đến 100 % diện tích là bột kết thì mức tiêu hao răng cắt
vượt lên rất lớn từ 1,04 đến 1,25 răng/m lò.
 Tỷ lệ % thời gian sử dụng máy hữu ích tại các công trình áp dụng combai đào lò trong các mỏ
than hầm lò là rất thất (chỉ đạt 40 đến 60 %). Điều này dẫn đến tiêu hao nhiên liệu, gây các ảnh
hưởng xấu khác đến việc thi công và làm tăng thời gian và chi phí thi công công trình.
 Việc hiểu biết các tham số địa cơ học rất quan trọng, là tiền đề để lựa chọn loại máy combai đào
lò phù hợp. Hơn nữa, việc lựa chọn kiểu máy, răng cắt, đầu khấu quyết định trực tiếp đến hiệu
suất cắt và hiệu quả đào lò, mức độ an toàn khi thi công bằng combai đào lò.
 Các đường lò đào bằng combai trong các mỏ than hầm lò Việt Nam hiện này cho thấy, trình độ
thợ điều kiển còn hạn chế, cách thức di chuyển máy chưa phù hợp, không có hoặc không dùng
các sơ đồ cắt hợp lý dẫn đến làm giảm hiệu quả cắt phá than, đá, cắt thừa tiết diện, làm rỗng nóc,
hông lò gây mất ổn định đường lò nói riêng và hiệu quả đào lò nói chung.
 Chất lượng thông gió ảnh hưởng tới hiệu suất cắt phá than, đá. Việc thông gió tại các gương thi
công hiện còn kém. Lưu lượng và hạ áp chưa đảm bảo, dẫn đến nhiệt độ tại gương rất cao, làm
người vận hành khó có thể điều khiển cắt chính xác.
 Chưa có công trình thi công bằng combai đào lò nào sử dụng biện pháp hút – xử lý bụi thích
đáng, dẫn đến việc giảm tầm nhìn của thợ điều kiển máy, gián tiếp làm giảm hiệu suất cắt phá
than, đá, trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người lao động.
Phương pháp đào khoan – nổ mìn truyền thống Phương pháp đào bằng combai

122
Hệ số mài mòn Cerchar
123

Bộ dụng cụ thử nghiệm Sơ đồ thử nghiệm


CAI và tiêu hao răng cắt
124
Quản lý tiết diện và dẫn hướng
125
Triển vọng đào đá cứng bằng combai
126
Combai tích hợp giá nâng vì chống
Combai tích hợp sàn thi công btp
Combai tích hợp thiết bị khoan chốt neo
Combai tích hợp thiết bị khoan gương
Vấn đề xử lý bụi và môi trường
131
Máy hút-xử lý bụi
Kiến nghị
133

 Các kết quả đánh giá hiệu suất tại các địa điểm trong luận văn này không phản ánh toàn bộ hiệu quả cắt
phá đá của toàn bộ combai đào lò trong các mỏ than hầm lò Việt Nam. Vì vậy, cần phải có những nghiên
cứu lớn hơn về quy mô.
 Trong khảo sát địa chất mỏ cần đưa thêm chỉ số mài mòn CAI vào để phục vụ không chỉ tính toán tiêu
hao răng cắt của combai đào lò mà còn để dùng cho dự báo hao mòn mũi khoan, các công cụ phá than,
đá cơ giới khác.
 Trên cơ sở theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu suất cắt phá đá tại các đường lò áp dụng combai đào lò
trong các mỏ than hầm lò Việt Nam. Tác giả kiến nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam, các đơn vị sản xuất than hầm lò có áp dụng đào lò bằng combai một số điều như sau:
 Nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa chất mỏ: để chủ động trong việc lựa chọn thiết bị đào lò
phù hợp, giảm thiểu nguy cơ rủi ro sự cố khi áp dụng đào lò bằng combai;
 Làm tốt hơn nữa công tác khảo sát hiện trường: để có thể cập nhật, điều chỉnh biện pháp thi công
hợp lý;
 Đầu tư thiết bị hút – xử lý bụi trong các dây chuyền đào lò bằng combai;

 Làm tốt hơn nữa công tác thông gió các đường lò đào bằng combai;

 Sử dụng những răng cắt phù hợp với tiêu chuẩn của máy để tăng hiệu suất cắt, giảm tiêu hao răng cắt
và đầu khấu.
 Nâng cao năng lực người tham gia vào dây chuyền đào lò bằng combai.
Thí sinh Miss
World 2006 bên
AM 50Z
Xin chân thành cảm ơn!

To spend more money and guarantee the very best tunnel driven on time
or spend less money and hope for the best - that is the question. (Shani Wallis, 1982)
135

You might also like