You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH


MSMH: QT104DV02

A. Quy cách môn học


Quy cách bao gồm các thông số sau:
 Tên môn học: Đạo đức kinh doanh
 Mã số môn học (MSMH): QT104DV02
 Tổng số tiết: 42 tiết, chia ra:
– Số tiết lý thuyết: 28 tiết
– Số tiết bài tập: 00 tiết
– Số tiết thực hành: 14 tiết
 Số tín chỉ: 03
 Số tiết tự học : 90 tiết

B. Liên hệ với môn học khác


Không cần môn tiên quyết.

C. Tóm tắt nội dung môn học


Môn học này thảo luận và đánh giá trách nhiệm đạo đức của các nhà quản lý và các cơ
quan công quyền, doanh nghiệp (DN)... Môn học sẽ giúp sinh viên (SV) khám phá
những vấn đề thực tiễn trong quan điểm quản trị cũng như quan điểm đa dạng khác, và
phân tích những xung đột phức tạp và vấn đề khó xử, thông qua các nghiên cứu tình
huống. SV tiếp cận được các phạm trù đạo đức trong môi trường cạnh tranh cua thời hội
nhập. Môn học này cần trang bị cho SV tất cả các ngành và các hệ. SV vừa học lyù
thuyết trên lớp, vừa đi thực tế tại các cơ quan công quyền, DN,… để viết báo cáo môn
học (BCMH) theo nhóm.

D. Mục tiêu của môn học


Môn học này làm cho SV hiểu được sức mạnh thật sự của quản lyù có đạo đức trong các
cơ quan công quyền, DN,… nhằm giúp SV có thể tạo ra một sự khác biệt trong cuộc
sống của các cớ quan công quyền, DN,... mà họ sẽ quản lyù trong tương lai. Cụ thể:
1. Hiểu được vai trò của đạo đức trong việc quản trị trong các cơ quan công quyền,
DN,…
2. Trình bày các khái niệm, trường phái đạo đức kinh doanh (KD) trên thế giới.
3. Giới thiệu một số hành động có đạo đức trong quản trị.
4. Tìm hiểu về một số vấn đề đạo đức trong KD.

E. Kết quả đạt được sau khi học môn này


Sau khi học xong môn học này, SV:
1. Hiểu được sức mạnh của đạo đức quản trị ở các cơ quan công quyền, DN,…
2. Biết được các phạm trù đạo đức và chuẩn mực đạo đức trong KD.
3. Biết được trách nhiệm xã hội đối với khách hàng, công chúng và các đối tác
khác…
4. Nắm bắt một số hành vi ứng xử có đạo đức trong thời toàn cầu hóa.

Đề cương môn học Đạo đức kinh doanh trang 1


5. Thực hiện Báo Cáo Môn Học (BCMH) theo nhóm (2-3 SV), bằng cách thâm
nhập thực tế vào các DNVVN, các cơ quan công quyền của VN và sử dụng các
kiến thức đã học cũng như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng nói…

F. Phương thức tiến hành môn học


Môn học này được tiến hành bằng cách giảng trên lớp và SV được chia thành nhiều
nhóm (2-6 SV) để làm bài tập thực hành. Cụ thể:
Giảng trên lớp
1. Sĩ số tối đa để giảng trên lớp là 61, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, vì đây là
một môn học rất khô khan. Số tiết giảng là 28 tiết diễn ra trong 14 tuần, nghĩa là
mỗi tuần có một buổi học. Giảng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, SV đọc tài liệu
nguyên bản bằng tiếng Anh.
2. Trước khi đến lớp, SV phải tự đọc tài liệu ở nhà theo từng chương trong đề
cương.
3. SV bắt buộc phải đến lớp và nghe giảng viên nhấn mạnh các các khái niệm và
các luận điểm quan trọng của từng chương.
4. SV sẽ làm việc theo nhóm để giải các bài tập ngay trong lớp.
Giờ thực hành
1. SV có14 tiết dành cho thực hành.
2. SV sẽ thực hành theo sự hướng dẫn của giảng viên.
3. Khi có thắc mắc, thì liên hệ với giảng viên.
4. Mỗi khi thực hành nhóm (2-6 SV) xong, thì nhóm sẽ lên trình bày kết quả thảo
luận cho cả lớp cùng nghe.

G. Tài liệu học tập


1. Tài liệu bắt buộc
1) Joseph W. Weiss, Business Ethics, Thomson, 2006.

2. Tài liệu không bắt buộc


Sách “Đạo đức kinh doanh” mới nhất của các tác giả người Việt.

H. Đánh giá kết quả học tập môn này


1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
SV học môn “Đạo đức kinh doanh” sẽ được đánh giá dựa trên 3 loại hình
1) Bài tập
SV sẽ thường xuyên có những bài tập cá nhân và nhóm trong suốt thời gian học. Phần
này chiếm 20% tổng số điểm của môn học.
2) Thi giữa học kỳ
SV được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 2-3 SV. Mỗi nhóm sẽ được giao nghiên cứu
một tình huống vào tuần 1, để thuyết trình trước lớp bắt đầu từ tuần 8. Nhóm cũng được
yêu cầu nộp các BCMH đã chuẩn bị cho giảng viên vào tuần 7.
Vì đây là công trình của nhóm, nên SV sẽ được đánh giá như là một nhóm, nghĩa là
những SV trong nhóm sẽ nhận cùng một điểm, đó là điểm của nhóm. Nhưng nếu có
thành viên nào đó không tham gia làm việc nhóm hoặc thường xuyên đi trễ, trốn học, thì
giảng viên sẽ cho điểm riêng, thấp hơn điểm của nhóm. Mọi sự than phiền cũng như
khiếu nại về nhóm, phải được báo cáo cho giảng viên chậm nhất là tuần thứ 3. Phần này
cũng chiếm 20% tổng số điểm của môn học.
Nếu nộp trễ 1 ngày, nhóm sẽ bị trừ 1 điểm. Nếu trễ quá 1 tuần, cả nhóm sẽ bị điểm 0.
Nếu phát hiện có hành động đạo văn, thì cả nhóm sẽ bị bắt buộc học lại môn này và đưa
ra hội đồng kỷ luật của trường.

Đề cương môn học Đạo đức kinh doanh trang 2


3) Thi cuối học kỳ
Thi cuối học kỳ sẽ tiến hành trong 90 phút. Nội dung của đề thi sẽ phủ toàn bộ chương
trình. Đề thi gồm phần trắc nghiệm và phần tình huống tự luận tiếng Việt và tiếng Anh,
chọn từ các phương án khác nhau (tổng số là 10 điểm). Kỳ thi này sẽ kiểm tra kiến thức
thực tế của SV. SV không được sử dụng tài liệu khi thi. Phần này chiếm 60% tổng số
điểm của môn học.

2. Bảng tóm tắt các hình thức đánh giá

Thành phần Thời Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng Thời điểm
lượng số
Kiểm tra lần 1 SV làm bài tập cá nhân và Tuần 1 trở đi
20%
nhóm.
Thi giữa học SV không làm kiểm tra giữa kỳ Tuần 8 trở đi
kỳ mà làm BCMH theo nhóm 20%
(viết và thuyết trình trước lớp).
Thi cuối học 90 phút Thi trắc nghiệm Theo lịch của
60%
kỳ và tình huống tự luận. P.Đào Tạo
Tổng cộng 100%

I. Phân công giảng dạy


Thành phần ban giảng huấn môn học
- Giảng viên
Họ và tên: Tô Huệ Phương
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Quản Trị kinh doanh
Phòng làm việc:
Điện thoại:
Email: thphuong@hoasen.edu.vn
Lịch tiếp SV:

J. Kế hoạch giảng dạy


Đề cương môn “Đạo đức kinh doanh”

Tuần Đầu đề bài giảng Tài liệu bắt buộc


Chương 1: Môi trường kinh doanh thay đổi
và quản trị đối tác
1 1. Đạo đức kinh doanh và môi trường thay đổi Chương 1
2. Các mức độ của đạo đức kinh doanh
3. Tại sao sử dụng lập luận đạo đức trong kinh doanh?
Chương 2: Phương pháp quản trị
các vấn đề và đối tác
2 1. Tại sao sử dụng phương pháp quản trị đối tác trong Chương 2
3 đạo đức kinh doanh?
2. Thực hiện phân tích đối tác
3. Tiếp cận đối tác và lập luận đạo đức
4. Quản trị các vấn đề

Chương 3: Hướng dẫn ra quyết định, thử nghiệm

Đề cương môn học Đạo đức kinh doanh trang 3


nhanh và nguyên tắc đạo đức (xử thế)
4 1. Tiêu chuẩn đạo đức, sáng tạo có đạo đức và lập luận Chương 3
5 đạo đức
2. Thuyết vị lợi
3. Thuyết phổ độ
4. Quyền lợi
5. Pháp luật
6. Đức hạnh
7. Quản trị đạo đức, đạo đức đồi bại và phi luân lyù
8. Các phong cách ra quyết định có đạo đức mang tính
cá nhân
9. Các thử nghiệm đạo đức nhanh
Chương 4: Quản trị trách nhiệm đạo đức:
từ ban giám đốc tới thương trường
6 1. Quản trị trách nhiệm doanh nghiệp Chương 4
7 2. Quản trị trách nhiệm doanh nghiệp với đối tác bên
ngoài
3. Quản trị môi trường pháp luật
4. Quản trị các vấn đề bên ngoài, xung đột và khủng
hoảng
5. Trách nhiệm doanh nghiệp hướng tới người tiêu
dùng
6. Trách nhiệm doanh nghiệp trong quảng cáo, an toàn
sản phẩm và pháp luật
7. Trách nhiệm doanh nghiệp và môi trường
8 Nghỉ học để kiểm tra giữa kỳ cho các môn khác
Chương 5: Doanh nghiệp và đối tác bên trong:
sự lãnh đạo tinh thần dựa vào giá trị, văn hóa,
chiến lược và tự điều chỉnh
9 1. Quản trị đối tác và sự lãnh đạo Chương 5
10 2. Quản trị đối tác và văn hóa doanh nghiệp
3. Lãnh đạo và quản trị chiến lược và cơ cấu
4. Lãnh đạo và cân bằng các giá trị của đối tác bên
trong doanh nghiệp
5. Chương trình đạo đức và tự điều chỉnh doanh
nghiệp

Chương 6: Nhân viên và doanh nghiệp


11 1. Nhân lực trong thế kỷ 21 Chương 6
12 2. Quyền lợi của nhân viên và trách nhiệm của chủ
doanh nghiệp
3. Hành động khẳng định, cơ hội việc làm công bằng
và phân biệt đối xử
4. Quấy rối tình dục trong công sở
5. “Nhảy cóc” chống lại lòng trung thành với doanh
nghiệp

Chương 7: Đạo đức kinh doanh và quản trị đối tác

Đề cương môn học Đạo đức kinh doanh trang 4


trong môi trường toàn cầu
13 1. Toàn cầu hóa và kinh tế toàn cầu được kết nối Chương 7
14 2. Các vấn đề trong toàn cầu hóa
3. Các phương pháp thương lượng và ra quyết định
đạo đức liên văn hóa

15 Tổng kết

Đề cương môn học Đạo đức kinh doanh trang 5


Phần dành cho quản lý (không phát cho sinh viên)
Họ và tên giảng viên xây dựng đề cương lần này:
ThS. Tô Huệ Phương Chủ nhiệm ngành QTKD
Ngày hoàn thành: 22/8/2008

Người duyệt đề cương


Họ và Tên Chức vụ Chữ ký
TS. Nguyễn Thiên Phú Trưởng BM QTKD
Ngày duyệt: 25/8/2008

Lượng giá đề cương loại: ‫ ٱ‬Đạt ‫ ٱ‬Tốt


Họ và Tên Chức vụ Chữ ký

Ngày lượng giá: ___/8/2008


(gởi Bản lượng giá cùng với ĐCMH này)

Đề cương môn học Đạo đức kinh doanh trang 6

You might also like