You are on page 1of 24

CN CT TNHH TB MAI THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số : 01/TCCT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


V/v Đăng ký nội quy lao động 

Huế, Ngày 09 tháng 12 năm 2010

Kính gửi : Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội - tỉnh T.T. Huế

Thực hiện Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 41/CP
ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất,
Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị đinh số 41/CP của Chính phủ, Thông tư số 19/2003/TT-
BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

CN. Công ty TNHH TB Mai Thuận kính đề nghị Sở Lao động Thương Binh
và xã Hội tỉnh TT Huế xem xét và thông báo kết quả việc đăng ký nội quy lao
động, kèm theo hồ sơ gồm có:

1. Quyết định ban hành nội quy lao động.

2. Bản nội quy lao động.

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH


*Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu đơn vị.

HUỲNH THỊ MAI


CN CT TNHH TB MAI THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số : 01/TCCT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Huế, Ngày 09 tháng 12 năm 2010


QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC CN CÔNG TY TNHH TB MAI THUẬN
(V/v Ban hành Nội quy Lao động)
- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Lao động ngày 02/4/2002;
- Căn cứ Nghị định số 41- CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chất;
- Căn cứ Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 41/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động;
- Căn cứ Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật
Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
- Căn cứ quyết định thành lập chi nhánh công ty ngày 05 tháng 02 năm 2010.
- Căn cứ giấy phép kinh doanh số 3300510656-001 do Sở Kế Hoạch và đầu Tư
tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.
QUYẾT ĐỊNH

Điều1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Nội quy Lao động của CN
công ty TNHH TB Mai Thuận – Khách sạn Angel
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày Sở Lao động- Thương binh và
xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ra văn bản thừa nhận.
Điều 3: Các Ông (bà) Giám đốc chi nhánh, các trưởng bộ phận và người lao
động trong Công ty căn cứ quyết định thi hành./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH


- Như Điều 3;
- Sở LĐTBXH TT Huế;
- Lưu.

HUỲNH THỊ MAI

CN CT TNHH TB MAI THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHÁCH SẠN ANGEL Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI QUY LAO ĐỘNG


( Ban hành kèm theo Quyết định số 01/ TCCT của Giám đốc chi nhánh công ty
TNHH TB Mai Thuận về việc ban hành nội qui lao động)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nội quy lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà Người lao động
phải thực hiện khi làm việc tại Khách sạn; quy định việc xử lý đối với Người lao động
vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại đến tài sản của Khách sạn.

2. Nội quy lao động áp dụng đối với tất cả mọi Người lao động làm việc trong
Khách sạn theo các hình thức và các loại hợp đồng lao động, kể cả Người lao động
đang trong thời gian tập việc, thử việc, học nghề. Những Điều khoản chưa được qui
định trong bản nội qui này đều thực hiện theo quy định của pháp luật lao động và các
qui định khác của pháp luật.

3. Các từ viết tắt và chú giải

- Người lao động: Là những người nhân viên đang làm việc tại các bộ phận của
Khách sạn, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tập việc, thử việc, học nghề.

- Giám đốc chi nhánh Công ty: Là người đại diện theo pháp luật và là người
quản lý điều hành chung cao nhất của Công ty.

- Trưởng phòng nhân sự: Là người chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên
quan đến nhân sự, phúc lợi, chế độ cho Người lao động.

CHƯƠNG II
NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

I - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Điều 1: Thời gian biểu làm việc

Thời gian biểu làm việc của Người lao động như sau:

(a) Bộ phận Văn phòng: Bao gồm kế toán, Nhân sự, nhân viên Sales... làm việc
theo giờ hành chính:

Thời gian: Sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều 13h30 đến 17h30.

(b) Bộ phận phục vụ khách: Lễ tân, bàn, bếp, buồng, tạp vụ, bảo vệ làm việc
theo ca và lịch phân công hằng tuần.

Giờ làm ca: Ca 1: Từ 6h – 14 h.

Ca 2: Từ 14h – 22h

Ca 3: Từ 22h – 6 h sáng hôm sau.

Người lao động làm việc 8 giờ mỗi ngày. Thời gian trên bao gồm thời gian ăn
ca và nghỉ ca của nhân viên Công ty

.Bộ phận bảo vệ được tổ chức trực theo ca đảm bảo 24h/24h trong ngày và
được nghỉ bù vào ngày hôm sau.

- Một tuần người lao động làm việc 6 ngày được nghỉ một ngày, tuỳ thuộc vào
tình hình kinh doanh trong tuần sẽ bố trí trí ngày nghỉ phù hợp.

- Công ty và Người lao động có thể thỏa thuận việc làm thêm giờ nhưng bảo
đảm thời gian làm thêm sẽ không quá 4 giờ trong một ngày, 16 giờ trong một tuần và
200 giờ trong một năm.

- Trước thời gian bắt đầu mỗi ca làm việc, nhân viên công ty phải đến sớm 10
phút để chuẩn bị diện mạo và đồng phục theo quy đinh. Khi ca làm việc kết thúc, nhân
viên phải rời khỏi khách sạn, ngoại trừ trường hợp được Trưởng bộ phận yêu cầu ở lại
do nhu cầu công việc.

- Bất kỳ sự đổi ca nào cũng phải được trình bày bằng văn bản, chuyển đến
trưởng nhân sự để cập nhật vào vào sổ chấm công, nếu không sẽ được xem nhu vắng
mặt không có lý do.

Điều 2: Thời gian nghỉ hàng tuần

Do đặc thù của công việc nên toàn bộ Người lao động trong Công ty sẽ không có
ngày nghỉ hàng tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tùy theo lịch trực do Trưởng bộ
phận phân công hàng tuần nhưng vẫn đảm bảo có ít nhất là một ngày nghỉ hàng tuần
cho Người lao động.Trong trường hợp do nhu cầu kinh doanh mà Công ty cần phải
điều chỉnh thời gian nghỉ hàng tuần thì vẫn phải đảm bảo cho Người lao động được
nghỉ ít nhất là 4 ngày trong một tháng.

Điều 3: Thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương

(a) Nghỉ lễ, tết hàng năm

Người lao động được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương trong những
ngày lễ sau:

- Tết dương lịch: 1 ngày (01/01 dương lịch);

- Tết âm lịch: 3 ngày (1 ngày cuối năm và 2 ngày đầu năm âm lịch);

- Ngày Chiến thắng: 1 ngày (30/4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (01/5 dương lịch);

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày (02/9 dương lịch).

- Quốc lễ giổ Tổ Vua Hùng: 1 ngày (10/03 âm lịch);

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Người lao
động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Đối với Người lao động có giờ làm việc theo ca, ngày nghỉ lễ hàng năm và lịch
nghỉ sẽ do giám đốc sắp xếp tuỳ theo khối lượng công việc thực tế. Nhân viên làm
việc vào ngày lễ thì cứ mỗi ngày làm việc rơi vào ngày lễ sẽ được hưởng lương bằng
200% công nhật thực tế.

(b) Nghỉ phép hàng năm

- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp tính từ lúc bắt đầu
ký hợp đồng lao động thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương tổng cộng là 12
ngày

- Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một
doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm một
ngày.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm và phải thông
báo trước cho phòng nhân sự và giám đốc công ty.

- Người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận để nghỉ hàng
năm thành nhiều lần.

- Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được
tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng
tiền.
- Trường hợp ngày nghỉ phép năm vẫn còn (người lao động chưa sử dụng hết)
thì những ngày nghỉ này sẽ được chuyển sang cho năm kế tiếp. Tuy nhiên người lao
động phải nghỉ hết ngày phép của mình trước Quý II của năm sau, tức là trước ngày
30 tháng 6 năm sau.

- Khi thôi việc nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm của mình thì được
thanh toán tiền lương của những ngày phép chưa nghỉ bằng 100% tiền lương công
việc đang làm.

- Số ngày nghỉ được bố trí nghỉ bù trong năm hợp lý theo tình hình kinh doanh
tại Công ty.

(c) Nghỉ việc riêng có hưởng lương (Điều 78 BLLĐ)

Người lao động được nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau đây:

- Bản thân người lao động kết hôn: được nghỉ 3 ngày;

- Con cái kết hôn: được nghỉ 1 ngày;

- Bố mẹ (cả hai bên chồng vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: được nghỉ 3
ngày;

- Ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của Người lao động mất: được nghỉ 1
ngày;

- Vợ người lao động nam sinh con: được nghỉ 1 ngày.

Điều 4: Nghỉ việc riêng không hưởng lương (Điều 79 BLLĐ)

Người lao động có thể thỏa thuận với Công ty để xin nghỉ không hưởng lương
tối đa là 2 lần trong một năm trong các trường hợp sau:

- Người thân trong gia đình Người lao động bị bệnh không có người chăm sóc;

- Người lao động có con nhỏ mới sinh dưới 6 tháng không người trông coi;

- Người lao động xét thấy bản thân cần được đào tạo thêm để nâng cao tay
nghề, nghiệp vụ cần thiết cho công việc mà Người lao động đang đảm trách;

- Các trường hợp khác mà Công ty xét thấy hợp lý.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người lao động không được nghỉ không
hưởng lương quá 05 ngày/ tháng, 20 ngày cộng dồn trong một năm.

Điều 5: Nghỉ bệnh

- Nếu Người lao động bị bệnh thì sẽ được nghỉ bệnh theo quy định. Trong
trường hợp nghỉ bệnh hơn 1 ngày làm việc thì ngay sau khi trở lại làm việc Người lao
động phải cung cấp thông tin cho giám đốc khách sạn và kê đơn thuốc của bác sĩ hay
giấy xác nhận của bệnh viện/phòng khám để làm cơ sở cho việc xin nghỉ bệnh và cũng
để làm cơ sở cho Công ty làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội. Người lao động nào
không cung cấp được toa kê đơn của bác sĩ hoặc giấy xác nhận của bệnh viện/phòng
khám thì sẽ không được nhận lương của những ngày nghỉ bệnh đó.

- Trường hợp nghỉ bệnh đột xuất hoặc về trong giờ làm do ốm thì sẽ không
được hưởng lương của ngày đó.

Điều 6: Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép Người lao động nghỉ trong các
trường hợp trên.

- Đối với trường hợp nghỉ lễ, tết hàng năm, người lao động sẽ không cần làm
đơn xin nghỉ mà chờ thông báo chính thức của Khách sạn và nghỉ lễ, tết theo nội dung
của những thông báo đó.

- Đối với trường hợp nghỉ phép hàng năm, người lao động phải đăng ký thời
gian nghỉ phép của mình trong năm cho Giám đốc khách sạn ít nhất là 10 ngày trước
ngày nghỉ phép. Người lao động có thể chia số ngày nghỉ phép của mình thành 3 lần
trong năm nhưng với điều kiện phải đăng ký trước với giám đốc khách sạn và việc
nghỉ phép không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Đối với trường hợp nghỉ việc riêng có hưởng lương, Người lao động phải nộp
đơn xin nghỉ để kết hôn hoặc vì lý do con kết hôn cho Giám đốc khách sạn trong vòng
07 ngày làm việc trước ngày nghỉ phép. Riêng đối với trường hợp nghỉ việc vì có
người thân trong gia đình mất thì chỉ cần nộp đơn xin nghỉ việc cho Trưởng phòng
nhân sự một (01) ngày làm việc trước ngày nghỉ phép;

- Đối với trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương, người lao động phải
nộp đơn xin nghỉ việc cho Trưởng phòng nhân sự hoặc Giám đốc khách sạn 30 ngày
làm việc trước ngày nghỉ phép; và

- Đối với trường hợp nghỉ bệnh, ngay trước khi nghỉ bệnh Người lao động cần
chủ động thông báo ngay cho Trưởng phòng nhân sự hoặc Giám đốc khách sạn biết về
việc xin nghỉ bệnh của mình trừ các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp
luật.

Điều 7: Một số quy định đối với lao động nữ

- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ 4 (bốn)
tháng do Chính phủ quy định tùy theo điếu kiện lao động, tính chất công việc. Nếu
sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 30
ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định
theo điều 141 của Bộ luật Lao động.

- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ
tháng tứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc thêm giờ hoặc làm việc ban
đêm và đi công tác xa.

- Người lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được
nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.
- Người sử dụng lao động bảo đảm chỗ làm việc cho người lao động sau khi kết
thúc thời gian nghỉ sinh nếu trước đó vẫn giữ đúng các điều khỏan trong HĐLĐ và
tuân thủ đúng nội quy Công ty.

- Các chế độ thai sản, độc hại thực hiện theo qui định của Luật lao động và
Luật bảo hiểm xã hội.

Điều 8: Lương, thưởng và Bảo hiểm xã hội:

1. Lương:
- Người lao động được nhận lương từ ngày 06 – 09 hằng tháng.
- Mức lương được tính như sau:

+ Người lao động đang trong thời gian thử việc được hưởng 75% mức
lương theo thỏa thuận ban đầu giữa công ty và người lao động.

+ Người lao động sau khi kết thúc thử việc, ký hợp đồng chính thức thì
nhận 100% mức lương theo thỏa thuận ban đầu. Mức lương chính bao
gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp.

- Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được chậm
quá 30 ngày và công ty sẽ đền bù cho người lao động một khoản tiền
bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời
điểm trả lương.
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo tiền lương của công
việc đang làm như sau:

+ Ngày thường, ít nhất bằng 150%.

+ Ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 200%.

2. Thưởng:

Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty, hằng năm công ty sẽ trích ra
một phần trong tổng lợi nhuận để thưởng cho người lao động vào dịp cuối năm.

3. Bảo hiểm xã hội:

Nhân viên khi được Công ty ký hợp đồng lao động chính thức sẽ cùng Công ty
đóng BHXH và BHYT và đựơc hưởng các chế độ theo quy định của Luật BHXH
hiện hành.

- Quỹ BHXH do Công ty đóng 15% trên tổng quỹ lương và nhân viên đóng
bằng 5% tiền lương theo Hợp đồng lao động.

- Quỹ BHYT do Công ty đóng 2% so với tổng quỹ lương và nhân viên đóng
1% tiền lương theo hợp đồng lao động.
II - Trật tự trong Công ty

Điều 9: Ra - vào Công ty

1. Thủ tục vào ra Công ty

Trong giờ làm việc, nếu cần ra ngoài vì công việc thì phải thông báo cho
Trưởng bộ phận nhân sự hoặc Giám đốc khách sạn biết và chỉ khi được sự đồng ý
của Giám đốc khách sạn thì mới được ra ngoài. Bảo vệ phải cập nhật thông tin nhân
viên ra vào trong công ty vào sổ nhật ký công việc để báo cáo với Giám đốc.

2. Phạm vi đi lại của Người lao động trong Khách sạn

- Người lao động chỉ được đi lại trong phạm vi bộ phận làm việc của mình
cũng như trong khuôn viên căn tin của Khách sạn. Khi muốn ra vào các bộ phận,
phòng ban khác hoặc sử dụng các máy móc, thiết bị của bộ phận khác cho nhu cầu
công việc của mình thì phải được sự đồng ý của người phụ trách trong khu vực
đó.Trong giờ làm việc Người lao động không được rời bỏ vị trí làm việc đi ra ngoài
Khách sạn mà không có lý do chính đáng.

- Người lao động chỉ được phép vào và ra khách sạn thông qua lối dành cho
nhân viên và để xe đúng nơi qui định.

Điều 10: Quy định về giờ giấc, trang phục và an ninh:

1. Các trường hợp được phép đi muộn về sớm ngoài quy định chung

- Người lao động được phép về sớm nếu có người thân trong gia đình bị bệnh,
tai nạn cần thăm hỏi

- Bản thân Người lao động bị bệnh cần về sớm để đi khám bệnh.

- Các trường hợp khác được sự cho phép của Giám đốc công ty.

2. Qui định tác phong, trang phục

- Nhân viên phải chú trọng đến ngoại hình của mình để bảo đảm luôn luôn gọn
gàng và sạch sẽ. Giày phải được đánh bóng trước khi bắt đầu nhiệm vụ.

- Nhân viên nam phải luôn cạo râu sạch sẽ, để tóc ngắn không phủ tai và cổ áo.
Nhân viên nữ phải trang điểm nhưng chỉ ở mức vừa phải và kẹp tóc gọn gàng sau gáy
khi làm nhiệm vụ. Móng tay phải luôn luôn cắt ngắn. Không được đeo nhiều nữ trang,
ngoại trừ nhẫn cưới, hoa tai phải là loại nhỏ, mang sát trên tai.

- Phải giữ gìn phòng thay đồng phục gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ ; không
được để móc áo, vật dụng cá nhân không đúng nơi quy định. Nhân viên tạp vụ có
quyền tịch thu các dụng cụ cá nhân của người lao đông nếu bỏ không đúng quy định.

- Khách sạn có thể giặt ủi áo vest cho nhân viên. Tuy nhiên nhân viên hoàn
toàn chịu trách nhiệm nếu để đồng phục vấy bẩn hoặc rách do cẩu thả và có thể phải
bồi thường cho việc may đồng phục mới.
3. Kiểm tra an ninh

- Vì lý do an ninh, nhân viên bảo vệ hoặc những người được phép của Giám
đốc khách sạn được phép khám xét nhân viên khi ra vào ca hoặc đang có mặt trong
khu vực khách sạn nếu phát hiện trường hợp khả nghi. Nhân viên không nên mang tũi
xách quá khổ ( túi đúng quy định có khổ: cao 25cm, rộng 35 cm), tư trang hoặc các
vật dụng có giá trị vào khách sạn. Khu nghỉ mát không chịu trách nhiệm về những thất
thoát tư trang và tiền bạc của nhân viên trong phạm vi khách sạn.

- Đồ đạc cá nhân của nhân viên không được mang vào nơi làm việc và phải để
trong hộc cá nhân (locker). Tuy nhiên nhân viên được phép mở hộc cá nhân của mình
trong quá trình làm việc.

- Nhân viên không được phép mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, ma tuý, chất
kích thích vào khu vực của khách sạn.

* Bảng thông tin nhân viên

- Bảng thông tin nhân viên là nơi niêm yết các thông báo quan trọng và cần
thiết cho nhân viên. Trách nhiệm của mỗi nhân viên là phải đọc bảng thông tin thường
xuyên. Nhân viên không được dán hay tháo gỡ hoặc sửa đổi các tờ yết thị trên bảng
thông tin này ngoại trừ khi được phép của Giám đốc khách sạn hoặc Trưởng phòng
Nhân sự.

4. Nhặt được tài sản bỏ quên hoặc đánh rơi

- Khi tìm thấy bất cứ tiền bạc hay tài sản nào trong phạm vi khách sạn không
thuộc về cá nhân mình, nhân viên phải ngay lập tức giao cho bộ phận Buồng phòng.
Chi tiết của các tài sản này phải được kê khai đầy đủ vào sổ theo dõi tại bộ phận
Buồng.

- Khách sạn sẽ cố gắng liên lạc tìm chủ nhân hợp pháp của những tài sản này.
Đối với những tài sản bị bỏ quên hoặc đánh rơi nếu không tìm được người chủ hợp
pháp sẽ trao cho nhân viên đã tìm thấy theo qui định của khách sạn

5. Giải quyết khiếu nại của khách

- Trong trường hợp khách khiếu nại hay than phiền, phải chăm chú lắng nghe,
thu thập đầy đủ chi tiết sau đó báo lại cho Giám đốc kịp thời giải quyết. Trong khi tiếp
chuyện với khách nhân viên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Không bao giờ tranh cãi với khách mà phải xin lỗi khách
- Luôn tỏ ra quan tâm đến khách
- Luôn lịch sự nhã nhặn
- Báo cáo cho cấp trên trực tiếp ngay lập tức
- Trình bày cho khách hàng hướng giải quyết và phải theo dõi tiến trình thực hiện
- Cảm ơn góp ý của khách
6. Các điều cấm kỵ khác:

- Nhân viên không được tự tiện sử dụng điện thoại dành cho khách đặt trong
phạm vi Khách sạn ngoại trừ các máy đặt trong khu vực hành chính. Tuyệt đối không
sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân trong giờ làm việc. Các cuộc gọi đến cho
nhân viên đang làm việc sẽ được chuyển trực tiếp đến phòng có liên quan.

- Nghiêm cấm mang điện thoại di động vào khu vực làm việc và sử dụng trong
phạm vi công ty. Nếu cần sử dụng do yêu cầu công việc và tính chất của công việc
phải được phép của Giám đốc khách sạn và phải đăng ký trước.

- Người lao động phải có mặt thường xuyên tại nơi làm việc, tuyệt đối không
được qua lại các bộ phận khác khi không có nhiệm vụ. Không nói chuyện riêng hay
tán gẫu trong giờ làm việc. Đi nhẹ nói khẽ trong khu vực dành cho khách.

- Không được ăn, hút thuốc, uống rượu bia hay các đồ uống có chất men trong
khu vực làm việc. Không được tổ chức đánh bài, cá cược, đọc báo, truyện hoặc làm
các công việc riêng trong phạm vi nơi làm việc. Nhân viên chỉ được phép ăn trong nhà
ăn dành cho nhân viên.

- Không thực hiện tác phong theo tiêu chuẩn khách sạn quy định: nhuộm tóc,
trang phục không phù hợp với vị trí công việc.

Điều 11: Tiếp khách trong phạm vi Khách sạn

(a) Tiếp khách phục vụ công việc của Khách sạn.

Khi khách vào Khách sạn phải báo cho bảo vệ biết lý do và công việc cần giải
quyết, vật tư mang vào… để bảo vệ hướng dẫn và báo cho các bộ phận liên quan.
Khách phải xuất trình giấy tờ mua, bán hàng mang ra (nếu có) để bảo vệ theo dõi và
ghi sổ. Khi vào Khách sạn, khách không được tự ý đi lại, chỉ đến những nơi cần giải
quyết công việc. Nếu được sự đồng ý của Khách sạn cho tham quan nơi làm việc thì
phải có người được Khách sạn phân công trực tiếp hướng dẫn.

Khi có khách cần gặp để bàn về công việc của Khách sạn, lễ tân có trách nhiệm
mời khách chờ tại phòng lễ tân và thông báo cho người cần gặp biết. Khách vào
Khách sạn phải tuân thủ các quy định về an toàn và phòng cháy chữa cháy của Khách
sạn và phải tuân thủ các quy định về an ninh trong các vấn đề sở hữu thông tin của
Khách sạn khi ra vào Khách sạn.

(b) Tiếp khách trong quan hệ công việc riêng

Người lao động không được tiếp khách riêng trong giờ làm việc.

* Tác phong, trang phục, thái độ làm việc khi tiếp khách

(a) Bộ phận văn phòng

- Người lao động phải mặc trang phục cá nhân hoặc đồng phục công ty lịch sự,
sạch sẽ và đúng quy định. Trang phục phù hợp cho Người lao động nam bao gồm
quần tây, áo sơ mi tay dài, giày đen. Trang phục phù hợp cho Người lao động nữ bao
gồm áo dài, áo sơ mi tay dài, quần tây, giày đen có gót. Dép và giày sandals được xem
là không thích hợp và không được mang ở nơi làm việc trừ khi được sự đồng ý của
bác sĩ Khách sạn cho những trường hợp đặc biệt.

- Người lao động phải đối xử thân thiện, tôn trọng, nhã nhặn và hành vi lịch sự
đối với khách hàng. Tất cả phòng, ban khi tiếp khách hàng chỉ được phép trao đổi các
công việc thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách, có liên quan đến công việc cần giải quyết
với khách hàng.

- Khi có khách đến Công ty phải giữ đúng tác phong kỷ luật, an toàn lao động,
không trả lời hoặc phải tìm cách từ chối các câu hỏi của khách về bí mật kinh doanh,
nhân sự, tiền lương của Công ty.

(c) Bảo vệ Công ty:

Bộ phận bảo vệ phải vui vẻ, hòa nhã khi tiếp khách, trực tiếp hướng dẫn khách
vào các bộ phận cần liên hệ, không giải quyết cho khách gặp người của Khách sạn
để giải quyết các công việc riêng, tránh làm phật lòng khách, thực hiện phương châm
« vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi ». Bộ phận bảo vệ sẽ được trang bị trang
phục riêng phù hợp với vị trí công việc.

III. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

1. Bộ phận Lễ Tân-đặt phòng và maketing

* Đặt phòng và marketting:

Quảng bá thông tin, hình ảnh khách sạn trên mọi phương tiện một cách chất
lượng,

Lập kế hoạch thường xuyên làm việc, thăm hỏi, đôn đốc các công ty lữ hành
trên mọi phương thức

Nghiêm cứu, tham khảo giá các dịch vụ một số khách sạn bạn trên địa bàn

Phải nắm vững lịch đặt khách của các đơn vị theo từng ngày, tháng và quý để có
kế hoạch nhận và hủy khách hợp lý tránh double booking hoặc bỏ lỡ các đoàn khách
một cách bất hợp lý.

- Kết hợp với các bộ phận trong khách sạn, thông báo kế hoạch khách đến và đi,
khách ăn, trong ngày, tuần, tháng đến các bộ phận liên quan để có kế hoạch bố trí, sắp
xếp một cách chặt chẽ

* Lễ tân

Chào đón khách một cách lịch sự vui vẻ, luôn tươi cuời với khách

Bố trí phòng hợp lý cho từng đoàn khách, từng đối tượng khách

Báo khách trên mạng, sơ đồ phòng phải thật chính xác, cấm tẩy xoá không đúng
qui định
Sắp xếp khoa học cho việc nhận - trả khách nhanh chóng, chính xác và thuận
tiện nhất cho khách

Phải tận tình, ân cần chu đáo luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của
khách

Nếu khách phàn nàn lễ tân phải tìm cách giải thích tận tình để khách vừa lòng

Khách hỏi lễ tân tuyệt đối không được phép trả lời với khách từ (không biết)

Trường hợp khách yêu cầu một số dịch nhưng trong khách sạn không có nhân
viên lễ tân được phép thuê ngoài để phục vụ khách nhưng phải báo ngay cho Quản lý
khách sạn

Nghiêm cấm nhân viên lễ tân lơi dụng vị trí làm việc, tên khách sạn để làm
những việc tư lơi cho cá nhân

2. Bộ phận Buồng:

Phải có sổ theo dõi tài sản, minibar, giặt ủi, Cuối tháng trưởng ,phó bộ phận phải
kiểm kê, cân đối với kế toán trước ngày 07 của tháng sau.

Phải nắm được lịch khách trong ngày, trong tuần, tháng để bố trí nhân viên hợp

Phân phòng cho nhân viên theo khả năng chuyên môn một cách hợp lý

- Phải kiểm tra và nắm vững tình trạng của phòng trong ngày (số phòng đón
khách và số phòng không đón được) kết hợp với bộ phận Lễ Tân để có kế hoạch bố trí
khách và bộ phận Bảo Trì để kịp thời sửa chữa.

- Ghi lại số phòng của từng nhân viên làm trong ngày (cố định). Nếu ngày có
người nghỉ, ai làm thay phải phân lại cụ thể.

Phòng phải được sắp xếp ngăn nắp,gọn gàng, sạch sẽ ,chăn ga áo gối, khăn phải
sạch thơm, ga gối trải phải phẳng, các góc phải vuông với nép giường ,thiết bị, dụng
cụ trong phòng phải được tẩy rửa sáng bóng vv...

- Khách vào trong giờ làm việc, phòng nào xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ
quan thì nhân viên phụ trách phòng đó phải chịu trách nhiệm. Sau giờ làm việc, nhân
viên trực chịu trách nhiệm những phòng khách chưa vào, do đó công tác bàn giao trực
phải hết sức chặt chẽ, cụ thể

Các phòng trống trong ngày phải luôn sẵn sàng đón khách

Phải có sổ, sơ đồ phòng xác nhận phòng hằng ngày giữa bộ phận Lễ Tân -
Buồng; giữa Bảo Trì - Buồng về tình trạng phòng

Nhận trả đồ giặt ửi phải kiểm tra thật chính xác về số lượng cũng như tình trạng
đồ giặt.
Các khu vực ngoài phòng ngủ thuộc bộ phận buồng quản lý luôn được vệ sinh
sach sẽ để giữ cảnh quang xung quanh khách sạn

Bộ phận buồng nghỉ trưa, tối ở địa điểm nào phải báo với ca trực bảo vệ hoặc lễ
tân biết để tiện cho việc kết phối hợp trong công tác phục vụ khách

3.Bộ phận giặt là

Phải bảo quản, có sổ theo dõi tài sản tại kho giặt là, cuối tháng phải báo số lương
tăng, giảm với kế toán

Phải có sổ theo dõi đồ giặt, cuối tháng đối chiếu với bộ phận buồng trước ngày
05 của tháng sau

Phải sắp xếp ngăn nắp vệ sinh khu vực giặt là

Trước khi giặt đồ của khách phải phân loại theo chất liệu, số lượng , đồ giặt phải
thật sạch là ửi phải phẳng trước khi trả cho khách

Chăn ga gối, khăn bàn vv..luôn được tẩy trắng, là phẳng trước khi giao cho các
bộ phận

4. Bộ phận Bảo trì & Bảo vệ :

- Cập nhật, theo dõi chi tiết tài sản công ty để hằng tháng kiểm kê với kế toán

- Phải có kế hoạch kiếm tra thường xuyên về tổng thể khách sạn, nhà hàng, đặc
biệt là tình trạng của phòng khách.

Phải có sổ theo dõi kiểm tra,vệ sinh định kỳ các thiết bị

Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, hệ thống báo cháy, hệ thống thang
máy,bể bơi, nhất là các hệ thống điện bị che khắt, nếu có vấn đề gì thì phải báo ngay
cho giám đốc khách sạn biết để có biện pháp xử lý

Phối hợp với các bộ phận trong khách sạn để bảo trì, sữa chữa kịp thời tránh tình
trạng để khách sạn xuống cấp

- Phải có kế hoạch tăng ca khi số lượng khách đông và đặc biệt vào thời tiết mưa
bão.

Phải có sổ giao, nhận hành lý. Nhận, trả hành lý phải thật chính xác cho từng
đoàn khách

- Đảm bảo mỗi ca trực phải thường xuyên có 2 người tại tiền sảnh Lễ Tân, nếu
khách vào đông trong giờ nghỉ trưởng bộ phận phải có kế hoạch bố trí nhân viên đón
khách một cách hợp lý

5. Bộ phận Nhà Hàng :

Phải năng có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ
Phải mở sổ theo dõi khách vào, khách ăn để có kế hoạch phục vụ khách chu đáo

Phải mở sổ theo dõi chi tiết tài sản,đồ uống cuối tháng trưởng bộ phận phải kiểm
kê, cân đối nhập, xuất, tồn với kế toán thời gian hoàn thành trước ngày 05 của tháng
sau phải

Sắp xếp tài sản gọn gàng theo chủng loại để tiện phục vụ khách

Tài sản đưa ra phục vụ khách phải thật sạch, phẳng, trắng.

Bố trí khoa học về thời gian cho nhân viên, thời gian, chỗ ngồi cho từng đoàn ăn

Khu vực nhà hàng phải luôn sạch sẽ, giữ cảnh quang xung quanh xanh đẹp

6. Bộ phận bếp :

Nâng cao công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu vực chế biến, dụng cụ
chế biến vv...

- Phải phát huy tính sáng tạo trong khâu chế biến, cần cải tiến thêm các món ăn
Âu, Á, phù hợp với khẩu vị của khách.

Trước khi sản phẩm đưa ra phục vụ khách phải được kiểm tra về chất lượng,
trang trí món ăn phải thật đẹp để mang tính hấp dẫn cho khách

Phải đảm bảo kịp thời về thời gian, số lượng, chất lượng tránh để khách chờ đợi

7. Bộ phận Kế toán :

Hoàn thành đầy đủ hồ sơ, sổ sách, báo cáo thuế kịp thời, đúng thời gian quy
định của cơ quan Thuế cũng như các ban ngành có liên quan.

- Phải giải quyết công việc ngày nào xong ngày đó. Quyết toán thu chi, cân đối
tài sản, hàng hoá hàng tháng phải hoàn thành trước ngày 15 tháng sau để báo cáo kịp
thời cho ban giám đốc khách sạn.

- Phải nắm vững số lượng khách (ít nhất 10 ngày) để có kế hoạch mua và dự trữ
hàng hóa phục vụ khách.

- Phải nắm vững hiện tượng mất mát, hư hỏng tài sản của các bộ phận trong
khách sạn, nếu mất mát phải có biên bản, có chữ ký xác nhận của kế toán và các bộ
phận liên quan để có kế hoạch đền bù thỏa đáng.

III- An toàn lao động, vệ sinh lao động

Điều 12: An toàn lao động – Vệ sinh lao động tại nơi làm việc

- Khách sạn có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho
từng cá nhân theo từng vị trí công việc, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, vê sinh
lao động cho người lao động. Trang bị bảo hộ lao động bao gồm găng tay, giày, khẩu
trang, v.v... Người lao động buộc phải mặc đồng phục và sử dụng trang bị bảo hộ lao
động trong suốt thời gian làm việc.

- Nhân viên phải tuân thủ các qui định về an toàn lao động chung và đặc thù
riêng cho từng vị trí để đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối cho người và tài sản nơi
làm việc.

- Mọi người lao động tại khách sạn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh tại nơi làm
việc, và thường xuyên tham gia làm vệ sinh sạch sẽ các thiết bị nơi mình làm việc để
đảm bảo tính sử dụng lâu dài của thiết bị và sự gọn gàng, ngăn nắp mỹ quan chung
của khách sạn.

- Người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh việc khám sức khoẻ định kỳ
hàng năm theo sự sắp xếp của Giám đốc khách sạn.

- Phải báo cáo kịp thời với những người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia
cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của Khách sạn;

- Người lao động làm việc tại các bộ phận sẽ được cấp một tủ cá nhân và được
phát chìa khóa để sử dụng tủ cá nhân trong ngày đầu tiên làm việc. Công ty sẽ không
chịu trách nhiệm đối với bất cứ mất mát tài sản nào của Người lao động trong suốt quá
trình làm việc. Khi thôi việc Người lao động phải bàn giao lại chìa khóa tủ cá nhân
cho bộ phận Nhân sự vào ngày làm việc cuối cùng.

- Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, không vứt rác, khạc nhổ lung tung trong
khách sạn và nơi công cộng;

- Không hút thuốc lá trong phạm vi khách sạn.

- Tuyệt đối tuân theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy của Công ty
Khách sạn. Khi xảy ra hỏa hoạn, cần phải:

+Báo ngay cho nhân viên bảo vệ và những người xung quanh biết;

+ Bật tín hiệu báo động cháy ở gần nhất;

+ Tắt tất cả các thiết bị điện và nguồn cung cấp khí đốt;

+ Thu dọn và chuyển dời các vật dụng trong khu vực làm việc của
mình.

Điều 13: Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị

- Nhân viên có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, tài liệu, tư liệu, số liệu của khách sạn
thuộc phần trách nhiệm được giao. Không được phép đem tài liệu, sổ sách của khách
sạn kể cả tài liệu chứng từ đã hết thời hạn lưu trữ ra bên ngoài khách sạn dưới bất kỳ
hình thức nào nếu không có giấy phép của Giám đốc. Trong suốt thời gian làm việc
cho Khách sạn, người lao động không được trực tiếp hay gián tiếp cạnh tranh với
Khách sạn dưới bất kỳ hình thức nào với tư cách là nhân viên, giám đốc, nhà tư vấn,
người cho vay hoặc là đại lý cho bất kỳ thể nhân hay pháp nhân nào hoạt động kinh
doanh trong cùng ngành, nghề với Khách sạn;

- Khi làm việc tại khách sạn, người lao động có trách nhiệm trong coi và bảo
vệ, kịp thời ngăn chặn mọi hành vi xâm hại hoặc làm hư hại bất cứ tài sản thiết bị nào
do khách sạn trang bị. Ai cố tình hoặc vô ý làm thiệt hại về tài sản của Khu nghỉ mát
sẽ bị buộc chịu trách nhiệm sữa chữa hoặc thay thế tài sản bị thiệt hại đó.

- Nhân viên được giao trực tiếp sử dụng các trang thiết bị, tài sản của khách sạn
phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, nếu để xảy ra mất mát, hỏng do lỗi cá nhân thì
phải chịu trách nhiệm sửa chữa, thay thế hoặc đền bù tương xứng với thiệt hại thực tế,
ngoài ra tuỳ thuộc mức độ lỗi của mỗi cá nhân mà người đó còn phải chịu các hình
thức kỷ luật được qui định trong Nội qui này.

- Nhân viên không được mang bất cứ tài sản nào của khách sạn ra ngoài phạm
vi khách sạn khi chưa được phép. Tất cả hàng hoá ra ngoài phạm vi Khu nghỉ mát
phải được sự đồng ý của Giám đốc.

- Nhân viên bảo vệ phải kiểm tra tất cả các kiện, gói hàng hoá của mọi người đi
vào hoặc ra khỏi phạm vi khách sạn tại lối đi dành cho nhân viên. Tài sản cá nhân đưa
vào khách sạn phải khai báo và lưu tại sổ bảo vệ

- Trước khi thôi việc, nhân viên phải bàn giao đầy đủ sổ sách, tài liệu, tư liệu,
chứng từ, mật khẩu máy tính cho người nhận bàn giao. Đây là điều kiện nhân viên cần
phải hoàn tất để khách sạn tiến hành thủ tục thanh toán lương cho người xin thôi việc.

Công ty sẽ có những hình thức khen thưởng thích hợp đối với Người lao động
có những hành vi tích cực trong việc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động. Người lao
động nào vi phạm những qui định về an toàn và vệ sinh lao động của Công ty thì sẽ
chịu xử lý kỷ luật và có thể bị khởi tố theo quy định của pháp luật nếu hành vi vi
phạm của Người lao động gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Điều 14: Quy định việc Người lao động phải chấp hành mệnh lệnh sản xuất, kinh
doanh của người sử dụng lao động

- Trong thời gian làm việc cho Công ty, Người lao động phải thực hiện theo
những hướng dẫn và yêu cầu của Trưởng nhóm, Giám đốc công ty;

- Khi nhận công việc của Trưởng nhóm hoặc Giám đốc, người lao động cần
chú ý phải thực hiện theo đúng thời gian được yêu cầu. Trong trường hợp khi nhận
công việc mới mà xét thấy thời gian không đủ để thực hiện thì cần thông báo ngay cho
người giao công việc của mình để được bố trí thêm người hỗ trợ hay phải làm thêm
sau giờ làm việc chính thức để hoàn thành công việc đúng thời hạn;

- Có một số trường hợp người lao động được quyền không chấp hành mệnh
lệnh của Giám đốc công ty vì những người này ra lệnh cho người lao động làm những
công việc có nguy cơ gây ra tai nạn lao động, hư hỏng tài sản của Khách sạn, của Nhà
nước, của công dân khác hoặc trái với các quy định của pháp luật. Trong các trường
hợp như vậy, nếu không thực hiện lệnh của người điều hành Người lao động vẫn được
xác định là không vi phạm kỷ luật lao động.
Điều 15: Những quy định khác

- Nhân viên không được phép đòi hỏi hay nhận hối lộ, hoa hồng dưới bất kỳ
hình thức nào dù là bằng tiền, quà tặng để được đối xử ưu đãi hơn, hoặc gây ảnh
hưởng để có được các hợp đồng hoặc dịch vụ, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà bị
coi là lạm dụng chức vụ của người lao động đó.

- Nhân viên không được phép cố tình hay vô ý hành động theo cách có ảnh
hưởng đến sức khoẻ và an toàn cho khách hàng và nhân viên.

- Nhân viên không được phép thay mặt đại biện cho Khu nghỉ tuyên bố với báo
chí và các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề liên quan đến Khu nghỉ
mát trừ trường hợp đặc biệt do Giám đốc uỷ quyền.

- Không được đưa nhân viên cũ, người thân, bạn bè, người không liên quan đến
việc kinh doanh hay hoạt động của khách sạn vào khuôn viên khách sạn nếu chưa có
sự đồng ý của Trưởng phòng nhân sự hoặc giám đốc.

- Không được giao dịch mua bán trong phạm vi khách sạn để thu lợi cá nhân

Những trường hợp nào chưa được quy định trong nội dung của Nội quy lao
động này sẽ được thực hiện theo các quy định của luật lao động và các qui định pháp
luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

IV - Hành vi vi phạm kỷ luật lao động và hình thức xử lý kỷ luật lao động; Trách
nhiệm vật chất

1. Hành vi vi phạm và Hình thức xử lý kỷ luật lao động

Điều 16: Hình thức khiển trách bằng miệng

Biện pháp nhắc nhở này được sử dụng thường xuyên nhất cho các trường hợp
sau:

- Đi làm trễ hoặc về sớm hơn thời gian quy định của đơn vị mà không thông
báo trước hoặc có thông báo trước nhưng không được sự đồng ý của Trưởng phòng
hoặc Giám đốc Khách sạn;

- Nghỉ giải lao không đúng thời gian quy định hoặc nghỉ giải lao dài hơn thời
gian quy định mà không được sự đồng ý của Trưởng phòng nhân sự hoặc Giám đốc
khách sạn;

- Tự ý nghỉ bệnh mà không thông báo cho Trưởng phòng nhân sự hoặc Giám
đốc khách sạn biết hay trong trường hợp nghỉ hơn 1 ngày mà không cung cấp được
giấy xác nhận của bác sĩ;

- Tự ý nghỉ việc không lương hay có xin phép nhưng nghỉ quá thời hạn cho
phép mà không được sự đồng ý trước của Trưởng phòng nhân sự hoặc Giám đốc
Khách sạn;
- Vi phạm thời gian yêu cầu thông báo trước khi xin nghỉ phép năm làm cho
công ty bị động trong việc điều người khác thay thế;

- Ngủ trong giờ làm việc hay cố ý làm chậm hay ngưng việc;

- Không sử dụng đầy đủ trang thiết bị được cấp phát, không tuân thủ quy định
về an toàn lao động khi làm việc;

- Không tắt tất cả các công tắc điện và các thiết bị hoạt động bằng điện, máy vi
tính, trong phạm vi làm việc của mình;

- Không thường xuyên bảo trì phòng ốc trang thiết thiết bị nơi làm việc ngay
sau khi vào làm việc và trước khi ra về;

- Không báo cáo đầy đủ sự mất mát, hư hại tài sản của đơn vị.

Điều 17: Hình thức khiển trách bằng văn bản

- Vi phạm bằng hình thức khiển trách bằng miệng mà tái phạm trong thời hạn
không quá 2 tháng.

- Rời nơi làm việc trong giờ làm việc mà không có sự đồng ý của Trưởng Bộ
phận nhân sự hoặc Khách sạn;

- Hay lơ là trong công việc được giao dẫn đến công việc không hoàn thành
đúng như dự kiến;

- Không thực hiện được yêu cầu khẩn cấp hay liên tục chứng tỏ không đủ khả
năng làm công việc được yêu cầu;

- Mang những chất dễ cháy, chất nổ, dao hay vũ khí thô sơ, vũ khí bất hợp
pháp vào Khách sạn hay đem vào hay sử dụng các loại rượu, bia hay dược phẩm bất
hợp pháp trong khu vực đơn vị;

- Nấu ăn, uống tại nơi làm việc, xả rác, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi trong đơn
vị và tại nơi làm việc;

- Truy cập vào mạng máy tính hoặc máy tính lưu trữ thông tin mà không được
phép;

- Tự tiện sử dụng máy móc, thiết bị làm việc khi chưa được huấn luyện và chưa
được chứng nhận có đủ năng lực vận hành các loại máy móc, thiết bị đó;

- Cất giữ, sử dụng hoặc làm việc dưới tác dụng của rượu hoặc các loại ma túy
trong phạm vi đơn vị;

- Không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang tài sản của đơn vị ra
ngoài.
Người lao động sẽ nhận được xoá kỷ luật và được phục hồi vị trí cũ nếu như
không tái vi phạm kỷ luật sau 3 tháng kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu
lực.

Điều 18: Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển
sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng
hoặc bị cách chức

(a) Được áp dụng đối với trường hợp Người lao động đã bị khiển trách bằng
văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách;

(b) Những hành vi vi phạm sau đây nhưng chưa đến mức độ sa thải:

- Không phục tùng hay từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp trên;

- Lôi kéo, xúi biểu hay rủ rê những Người lao động khác không phục tùng hay
từ chối mệnh lệnh hợp pháp của cấp trên;

- Không thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy;

- Không tuân thủ các vấn đề về an ninh của đơn vị;

- Hút thuốc trong phạm vi cấm của đơn vị;

- Nhận hoa hồng hoặc tiền từ khách hàng, trong bất cứ tình huống nào và dưới
bất kỳ hình thức nào;

- Chỉ trích, bình luận, phát ngôn bừa bãi, tung tin bịa đặt làm hạ thấp uy tín
Người lao động của đơn vị, gây mất đoàn kết nội bộ;

- Treo, tháo gỡ, thay đổi hay viết thêm vào những ấn phẩm gắn trên các bảng
thông báo;

- Cờ bạc trong trong phạm vi đơn vị dưới bất kỳ hình thức nào;

- Hành hung, ấu đả với người lao động khác trong giờ làm việc;

- Cố ý giả mạo các loại giấy tờ như hồ sơ xin việc, hồ sơ cá nhân gây hậu quả
nghiệm trọng;

- Thực hiện việc mua bán trong đơn vị;

- Phân biệt đối xử, quấy rối, lăng mạ, xâm phạm đến Người lao động khác;

- Có hành vi khiếm nhã, la lối, cãi vã trong giờ làm việc;

- Thực hiện các thay đổi không được phép về nội dung trên mạng máy tính, bao
gồm việc xóa hoặc thay đổi dữ liệu;

- Người lao động vi phạm sẽ được tự động phục hồi trở lại vị trí công tác cũ
nếu không tái vi phạm kỷ luật sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định thi hành kỷ luật có
hiệu lực. Trường hợp công việc cũ không còn hoặc không thể bố trí công việc cũ thì
hai bên sẽ thỏa thuận để giải quyết trên cơ sở bảo đảm quyền lợi về mặt phúc lợi cho
Người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết. Nếu đương sự đã có những tiến bộ
tích cực trong việc sửa chữa sai phạm của mình sau khi đã chấp hành kỷ luật được 3
tháng thì Giám đốc Công ty có thể ra quyết định rút ngắn thời hạn kỷ luật.

- Khi có quyết định về việc hủy bỏ hay giảm bớt thời hạn thi hành kỷ luật của
biện pháp kỷ luật này, Giám đốc Công ty sẽ ban hành một quyết định bằng văn bản và
Phòng Nhân sự sẽ sắp xếp cho đương sự được nhận trở lại công việc đã đảm trách
trước khi bị kỷ luật hay bố trí một công việc nào khác tương đương phù hợp với năng
lực của Người lao động.

Điều 19: Hình thức sa thải

Hình thức sa thải sẽ được áp dụng khi:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh

doanh hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của
Công ty Khách sạn, Bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp sau:

- Tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp bất cứ thông tin mật về sản xuất, kinh
doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin liên quan đến hoạt động
kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời gian sau này, ngoại trừ những trường
hợp do yêu cầu công việc của Người lao động đó;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm
công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật
cách chức mà tái phạm;

- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là lý
do chính đáng bao gồm: bị thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận
của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp.

2. Trách nhiệm vật chất

Điều 19: Phạm vi và mức độ trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại vật chất

- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt
hại cho tài sản của đơn vị thì phải bồi thường về những thiệt hại mà mình đã gây ra.

- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc các tài sản khác do đơn vị giao
hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tùy trường hợp phải bồi thường thiệt
hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường. Trong trường hợp có hợp đồng
trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm trừ trường hợp bất khả
kháng theo quy định của pháp luật thì không phải bồi thường.

- Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng (có mức thiệt hại dưới 5 triệu đồng) do
sơ suất thì phải bồi thường thiệt hại tối đa là 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào
lương tối đa đến 30% tiền lương hàng tháng. Trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm
trọng dẫn đến việc sa thải thì người lao động phải bồi thường ngay khoản bồi thường
thiệt hại.

- Khoản bồi thường thiệt hại sẽ được trừ vào khoản trợ cấp thôi việc hoặc bất
kỳ khoản nào khác mà Khách sạn chưa thanh toán hết cho Người lao động. Nếu vẫn
không thanh toán hết khoản bồi thường thiệt hại thì Người lao động phải có nghĩa vụ
trả hết số còn lại ngay khi chính thức rời Khách sạn. Không ai trong đơn vị được
quyền miễn trừ trách nhiệm đối với trường hợp gây thiệt hại vật chất đối với tài sản
đơn vị trừ trường hợp có quyết định khác của Giám đốc.

Điều 20: Thủ tục, phương pháp, thẩm quyền đánh giá mức độ thiệt hại vật chất

1. Thủ tục

Khi có thiệt hại vật chất xảy ra, người gây ra thiệt hại hay người phát hiện phải
có nghĩa vụ thông báo ngay cho Trưởng bộ hoặc Quản lý Khách sạn biết. Trưởng bộ
phận hoặc Quản lý sau khi đánh giá tình hình sẽ đồng thời thông báo cho BGĐ
Công ty biết và giữ nguyên hiện trạng để lập biên bản về việc người lao động gây ra
thiệt hại vật chất với chữ ký của người gây ra thiệt hại và/hoặc người phát hiện ra thiệt
hại vật chất đó. Trong thời gian chờ BGĐ Công ty có ý kiến, người lao động gây thiệt
hại và những người có trách nhiệm phải khắc phục thiệt hại để bảo đảm công việc
kinh doanh của đơn vị không bị ảnh hưởng.

2. Phương pháp

Việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt
hại thực tế.

3. Thẩm quyền đánh giá

Chỉ có Giám đốc Công ty mới có thẩm quyền sau cùng trong việc đánh giá
mức độ thiệt hại vật chất mà người lao động đã gây ra. Trong trường hợp Người lao
động không nhất trí với việc đánh giá của Giám đốc Công ty thì có quyền yêu cầu một
bên thứ ba do hai bên thỏa thuận.

4. Mức độ bồi thường

Mức độ bồi thường thiệt hại sẽ được đánh giá dựa trên giá trị ban đầu theo các
chứng từ mua vào của tài sản bị thiệt hại trừ đi giá trị đã được khấu hao theo quy định
của Nhà nước cho tới thời điểm xảy ra thiệt hại. Nếu sau thời gian khấu hao giá trị tài
sản còn lại bằng 0 thì mức độ bồi thường sẽ được đánh giá dựa trên giá thị trường của
tài sản vào thời điểm xảy ra thiệt hại.

Điều 21: Tạm đình chỉ công tác của Người lao động

Đối với những vi phạm có tính chất phức tạp, nếu xét thấy để Người lao động
tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, Giám đốc Công ty có quyền tạm
đình chỉ công tác của Người lao động sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành
Công đoàn cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa đến 15 ngày, trong trường
hợp đặc biệt thì được kéo dài đến 3 tháng. Người lao động được tạm ứng 50% tiền
lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Điều 22. Nguyên tắc, trình tự, thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

1. Nguyên tắc

-Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý bằng một hình thức kỷ luật.
Khi một Người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động, thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

-Mỗi trường hợp kỷ luật được xử lý theo mục đích tốt của sự việc. Những tình
trạng và hoàn cảnh khác liên quan đến vụ việc thường phải được xem xét trước khi
đưa ra quyết định phù hợp. Do vậy cần phải có lời giải thích của Người lao động về
vụ việc được nêu ra trước khi hoàn tất tài liệu hoặc chuẩn bị văn bản.

- Công ty sẽ không xử lý kỷ luật lao động đối với Người lao động vi phạm nội
quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức
hay khả năng điều khiển hành vi của mình (khi có xác nhận của Bệnh viện/phòng
khám y tế hợp pháp).

- Thời hạn xử lý một vụ vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng kể từ ngày
xảy ra hay phát hiện vi phạm. Trong một số trường hợp đặc biệt (như vi phạm liên
quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của Khách sạn) do
Giám đốc Công ty quyết định, thời hạn này có thể kéo dài đến 6 tháng.

2.Trình tự

Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, đơn vị phải chứng minh
được lỗi của Người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có).
Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc
người khác bào chữa cho mình. Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương
sự. Đối với việc xử lý kỷ luật lao động từ trường hợp khiển trách bằng văn bản đến sa
thải, khi xem xét xử lý cần có sự hiện diện của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ
sở trong Công ty. Nếu Công ty đã ba (3) lần thông báo bằng văn bản mà Người lao
động vẫn vắng mặt thì Công ty có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật
cho Người lao động biết.

3.Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Trường hợp Người xử lý kỷ luật

 Khiển trách bằng miệng: Trưởng nhóm của người lao động hoặc Trưởng
phòng nhân sự.
 Khiển trách bằng văn bản: Trưởng phòng Nhân sự
 Kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có
mức lương thấp hơn: Giám đốc Công ty
Chương III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Nội quy lao động làm cơ sở cho Công ty quản lý lao động, điều hành kinh
doanh, khen thưởng cho những Người lao động có thành tích trong việc chấp hành tốt
nội quy lao động và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật lao động của
đơn vị.

2. Các qui định chưa được qui định trong bản nội qui này Công ty, tùy theo đặc
điểm kinh doanh của công ty, cụ thể hóa nội quy lao động cho phù hợp với thực tế,
nhưng không trái với nội quy lao động của Công ty và pháp luật lao động khác có liên
quan của Nhà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

3. Bản nội quy này được phổ biến đến từng Người lao động, mọi người có
trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy lao động đấu tranh ngăn chặn mọi hành
vi gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh, an ninh, trật tự của Công ty.

Huế, ngày 09 tháng 12 năm 2010

Giám đốc Chi nhánh Công ty

HUỲNH THỊ MAI

You might also like