You are on page 1of 16

Chào các bạn

Mình vừa lấy điểm thi ngày 6.9 tại IDP: Overall 7.5 - Reading 8.5 - Listening 8.5 - Speaking
7.0 - Writing 6.5.
Mình thật sự muốn cảm ơn nhiều bạn trong diễn đàn như reddevil, ipkiss, double1185... KN
của các bạn đã giúp mình rất nhiều trong quá trình hoc. MÌnh cũng muốn chia sẻ một số
kinh nghiệm rút ra từ việc ôn IELTS của mình, hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Thật ra mình học ôn khá vất vả vì khoảng 4, 5 năm vừa rồi hoàn toàn không dùng tiếng Anh
(ngoại ngữ chính của mình là tiếng Nhật, giờ công việc cũng chỉ dùng TN ) Cho nên khi
bắt đầu ôn IELTS cách đây khoảng 4 tháng thì khởi điểm của mình chắc chỉ khoảng 5.0 -
5.5. Kiểm tra đầu vào ở ACET, người phỏng vấn còn nói thẳng là mình mắc fải những lỗi rất
cơ bản, kiểu tiểu học ý tóm lại lúc đấy là một con gà chính hiệu, ko bít gì về ielts, cũng ko
biết viết 1 bài luận thế nào và chắc chắn là ko mơ sẽ có ngày đc 7.5

Lúc đó cảm thấy mông lung vô cùng. Mặc dù có đi tham khảo KN của bạn bè và KN trên các
diễn đàn nhưng chủ yếu chỉ thấy các tips dùng cho thi cử, còn nên bắt đầu thế nào, học
sách gì.. thì hầu như ko thấy, nếu có thì cũng rất chung chung. Cho nên giờ nhìn lại thì
mình thấy mình đã lãng phí khá nhiều thời gian và tiền bạc cho những thứ ko cần thiết vì
thiếu hiểu biết

Vì thế nên mình muốn đưa ra một số lời khuyên cho những bạn cũng có khởi điểm giống
mình, về việc bắt đầu như thế nào, nên tự học hay đi học thêm, nên học thêm ở đâu, nên
học sách gì và học theo trình tự nào, nên luyện các kĩ năng thế nào, trước ngày thi 1 tháng
và trước ngày thi 1 tuần nên làm gì.. hi vọng nó sẽ giúp đc các bạn học thi có hiệu quả và
tiết kiệm đc tiền bạc và thời gian Đây hoàn toàn là kinh nghiệm và đánh giá của bản thân
mình, nếu có gì không chính xác hi vọng sẽ nhận đc sự góp ý và bổ sung của các bạn

***************

(Từ đây trở đi mình sẽ post dưới dạng Q & A với các Q mà beginners hay hỏi nhất nhé)

Q1: Mình cần phải thi IELTS để đi học tiếp, nhưng chưa biết gì về nó cả, mình phải bắt đầu
như thế nào?

A: Trước tiên bạn cần phải biết IELTS là gì, nó gồm có những phần thi nào, dạng bài ra sao,
cách chấm điểm như thế nào, và các thông tin khác như nơi tổ chức, lịch thi, lệ phí, thủ
tuc... Tất cả những điều này đều có thể tìm thấy trong các topic dính ở trong box hoặc các
bạn có thể đọc tại đây(mình rất thích bài viết này của double1185 )

http://www.tienganh.com.vn/showthread.php?t=7848
Việc tiếp theo là bạn nên tự xác định trình độ hiện tại của bạn là gì. Nếu có điều kiện, bạn
hãy đăng kí placement test tại ACET. Vì người ktra bạn đều là các thầy cô rất có kn(đa phần
là examiner) nên theo mình đánh giá ở ACET là khá chính xác. Nếu bạn đc xếp vào AE5 trở
lên thì có thể bắt đầu luyện IETLS. Ngược lại, nếu từ AE4 trở xuống , theo mình bạn nên tìm
một lớp ngữ pháp hoặc tự củng cố NP cơ bản đã , ko nên học IELTS ngay vì có học hiệu quả
cũng sẽ ko cao.

Bạn cũng có thể làm thử 1 test trong bộ Cambridge Test for IELTS. Nên làm trong quyển 5
hoặc 6 để xem trình độ đọc và nghe đến khoảng nào. Nếu điểm từ 15-17 trở xuống thì quay
về củng cố NPháp, cao hơn thì bắt tay vào luyện IELTS

Sau khi biết đc trình độ của mình đang ở khoảng nào, bạn cũng nên vạch ra một mục tiêu
cụ thể và hợp lý (đc biệt là trong trường hợp ko có nhiều tgian, cần IELTS gấp) Đây là đkiện
cần để xác định kế hoạch học tiếp theo.

*********************

Q2: Tôi đang ở khoảng 5, liệu 6 tháng nữa tôi có thể get band 6.0 được không?

Q3: Tôi vừa thi và đạt 6.0. Tôi cần 7.0 vào tháng sau. HỌc sách nào, làm thế nào, học thêm
ai..?

A: Thực sự mình gặp kiểu câu hỏi này ở rất nhiều diễn đàn. Theo mình nghĩ, cái quan trọng
nằm ở việc bạn học như thế nào và thời gian cụ thể bạn đầu tư cho nó chứ ko thể ước tính
kiểu 3,4 tháng/ điểm đc.

MÌnh ko nhớ chính xác con số này đc ghi ở đâu , hình như trong bộ Cam , họ nói rằng để lên
đc 1đ bạn cần tối thiểu là 200 giờ học. Con số này tất nhiên sẽ khác tuỳ vào khả năng của
từng người và tùy vào mức điểm(VD càng về sau thì nâng điểm lên càng khó) Nhưng mình
nghĩ nó khá đúng nếu coi là số giờ học TB để lên 1 điểm trong overall band score. Sẽ không
bao giờ có chuyện mỗi ngày bạn học 1 tiếng mà sau 1 tháng bạn lại có thể từ 6.0 lên 7.0. Vì
thế nên nếu đã quyết tâm thi IELTS thì cũng phải xác định sẽ bỏ ra 1 khoảng thời gian
tương đối cho nó. Ngôn ngữ nào cũng cần thời gian, ko học kiểu ăn xổi ở thì được.

Quay trở về việc giờ học, lấy con số 200 kia ra làm chuẩn thì nếu mỗi ngày bạn học 2 tiếng,
bạn sẽ cần khoảng 100 ngày, tức là 3 tháng . Nếu bạn có nhiều tgian hơn, khoảng 4, 5
tiếng thì chỉ cần khoảng 1 tháng rưỡi. Tuy nhiên, mình nghĩ học khoảng 3-5 tiếng là mức
vừa-nhiều. Không nên học nhiều hơn trừ phi bạn đã quen với kiểu học như vậy. Riêng mình
thì đã thử 6 tiếng 1 ngày và sau 2, 3 ngày thì thấy stress khủng khiếp Vả lại ngoài IELTS ra
chúng ta cũng còn nhiều thứ khác để làm nữa

**********************

Q4: Tôi nên học ở đâu thì tốt? Học cô Đức, cô Vân, thầy Hải Jim hay ACET , BC? Có nên học
các thầy cô dạy ở ngoài như thầy Ken, cô Kiran, cô Alizabeth không? Liệu các thầy cô có
thật sự là examiner và dạy tốt như quảng cáo ko?
Tóm lại là đi học thêm hay tự hoc. Nếu học thêm thì học ở đâu?

A: Điều đầu tiên mà mình muốn nói là không phải cứ học 1 thầy cô nào đấy là có thể đc 1
số điểm như mong muốn. VD ko fải cứ học cô Đức là điểm viết sẽ đc 6-7 hoặc ko fải cứ học
xong AE7 ở ACET là có thể đc 6.5. Bản thân mình cũng đi học ở ACET và thêm 1 lớp luyện
riêng S và W của 1 cô giáo ng Sing ở bên ngoài nhưng mình cảm thấy việc học ở đây chỉ
chiếm nhiều nhất là 30% trong số điểm mà mình đạt đc, 70% còn lại do mình tự hoc. Vì thế
nếu bạn hỏi mình có nên đi học thêm không thì mình sẽ trả lời "tự học tốt hơn rất nhiều"

Lý do thứ 1: trong 4 kĩ năng của IELTS, fần lớn các thầy cô chỉ tập trung vào nói và viết,
nhất là viết vì lớp đông thì cũng ko luyện nói đc nhiều. Kể cả học viết thì cũng chỉ học lí
thuyết là nhiều, viết nhiều lắm đc khoảng 3 - 5 bài (tính trung bình) Cho nên khi học ở AE7
của ACET, mặc dù lớp dạy rất tốt nhưng mình vẫn cảm thấy hơi phí tiền và nếu ở nhà chắc
là sẽ học đc nhiều hơn vì có hơi nhiều thứ câu giờ. Ngoài ra, những lí thuyết viết học ở lớp
thì có thể học ở trong sách (cái này mình sẽ nói rõ hơn ở phần về sách) Kể cả tips của các
thầy cô cũng có thể hỏi hoặc xem trên mạng (có khi còn nhiều hơn)

Đến đây sẽ có nhiều bạn nói rằng tự học ở nhà rất khó, rất mất tập trung. Bản thân mình
cũng ko phải là ng có khả năng tự học nhưng nếu bạn chỉ dựa vào lớp học thêm thì rất khó
có thể đc từ 7.0 trở lên, trừ phi bạn đã có basic rất tốt rồi. Cho nên nếu bạn ko có thói quen
tự học thì nên tập, mỗi ngày một ít, vào 1 giờ nhất định, ngồi vào bàn và học cái gì mình
thích trước. VD trước đây mình hay bắt đầu bằng R vì đó là kĩ năng mình khá nhất. Dần dần
sẽ tạo ra thói quen, quan trọng là phải kiên trì và tự nhắc nhở bản thân là nếu ko học thì
150$ sẽ thành giấy vụn mất Lên thư viện học cũng giúp tập trung hơn

Thật ra mọi ng nói rằng nếu bạn chưa biết gì về IELTS thì nên đi học 1 khoá để biết, nhưng
mình nghĩ bỏ ra mấy trĐ chỉ để "biết" thì hơi...... còn kiến thức bạn có thể học ở trên lớp
học thêm thì mình nghĩ hoàn toàn có thể tự học từ sách và mạng đươc. Cho nên theo mình
tốt nhất là tự học ở nhà và tham gia vào 1 nhóm bạn bè để luyện S hoặc cả W cũng đc, cho
có thêm động lực

Lí do 2: Mình không học các thầy cô ng Việt, chỉ học ACET và 1 cô giáo ở ngoài cho nên no
comment với lớp học của các thầy cô ng Việt. Nhưng có 1 lần, 1 examiner ở ACET phàn nàn
với bọn mình là chấm bài của hs gặp nhiều stock phrase quá - kiểu các cụm từ hay mẫu câu
ý mà (thg là do gv VN dạy cho hs) Mình nghĩ các bạn cũng nên lưu ý cái này.

Về ACET, mình ko học lớp Pre nhưng AE 7 dạy viết khá bài bản, có điều ko viết và đc chấm
nhiều và câu giờ làm các thứ linh tinh khá nhiều, đọc và nghe hầu như ko lên đc mấy. Tuy
nhiên, mình vẫn nghĩ rằng đây là 1 trong những nơi luyện IELTS tốt nhất HN, nhưng nên cố
gắng thi vào các lớp cao, từ AE6 trở lên (làm thế nào để vào đc những lớp này cũng có 1 ít
tips, mình sẽ nói sau )

Hiện tại có rất nhiều gv nc ngoài mở lớp riêng, quảng cáo thì ai cũng hay và giỏi hết. Mình
đã tham gia 1 lớp chuyên luyện W và S của 1 cô giáo thì thấy là tài liệu của cô fần lớn đều
photo từ các sách ra cả, ko có gì mới. Cũng đc luyện nói nhưng ko nhiều lắm và kể cả các
gợi ý và tips nói của cô cũng từ sách ra. Cô cũng nhiệt tình chấm bài viết nhưng mình cảm
thấy cô chấm hơi...thiếu cẩn thận vd, task2 của mình cô đọc trong 5p rồi cho điểm (mình
cũng ko biết có fải examiner cũng chấm thế ko ) và sau khi cô chấm xong mình vẫn phát
hiện thấy lỗi sai trong bài. Các thầy cô khác mình ko rõ dạy thế nào nhưng mình thấy tài
liệu fần lớn dựa trên gtrình lớp Pre IELTS của ACET và các sách đang có trên thị trg. Mà cái
này chúng ta có thể tự kiếm đc nên ko cần phải đến lớp để các thầy cô photo cho

Ngoài ra, việc ktra đầu vào ở các lớp học bên ngoài ko đc tốt như ACET cho nên trong lớp có
nhiều trình độ khác nhau, điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và hoc.

TÓm lại, mình thấy đi học thêm có một số ích lợi là học ở trên lớp vì có thầy cô nên sẽ có
thêm 1 ít động lực + làm bài trên lớp -> tự chữ vào đầu đc 1 ít + tiếp xúc với examiner, học
đc 1 ít tips. Ngoài ra...hình như hết rùi. À, có cái này mình thấy đúng , đấy là đi học thêm
thì giải quyết dc khâu "yên tâm" Nói vậy thôi nhưng mình thấy để thi đc tốt IELTS, tự học là
cách tốt nhất và đảm bảo nhất.

Tiếp theo về vấn đề học thêm nhé.

Q5: Làm thế nào để thi đc vào lớp học mà mình mong muốn ở trung tâm ? (cụ thể hơn là
các lớp 6,7 và pre ở ACET hoặc các lớp IELTS ở bên ngoài)

Như tớ đã nói ở trên, tớ theo trường phái "tự học" (sau khi đã bỏ khá nhiều tiền để đi học
thêm ) Nhưng nếu bạn vẫn muốn đi học thêm thì việc tiếp theo hiển nhiên là đăng kí thi đầu
vào. (so sánh giữa các nơi khác nhau, chất lượng, học phí tớ sẽ ko bàn đến vì tớ ko học ở
nhiều nơi nên cũng ko biết nhiều, với cả hay dở nhiều khi còn tuỳ từng ng học cảm nhận
nữa) À, tớ ở HN nên chi? biết về các địa chỉ của HN thôi nhé.

Tớ ko học các thầy cô VN nên ko biết ktra đầu vào thế nào, có điều tớ thây như cô Đức thì
có vẻ nhận rất dễ. Hôm tớ gọi điện hỏi thử, cô bảo là nếu cháu học ĐH NT, NN, hoặc đã thi
IELTS rồi thì khỏi phải làm bài ktra đầu vào. Cụ thể bài ktra thế nào thì nhờ bạn nào đã thi
rồi nói cho mọi ng biết nhé .

Về các trung tâm và chỗ học của thầy cô nc ngoài: Tớ ko học BC nên ko biết về chỗ này.
Các thầy cô khác thì tớ có thử Mr Andy và 1 cô giáo ở lò Tạ quang bửu thì thấy đề ở đây
giống với đề của ACET (ngữ pháp + viết luận) Nhưng đánh giá dễ hơn, ở chỗ Mr. Andy tớ đc
cho thẳng vào lớp IELTS và còn đc khen tới tấp nữa, sang ACET thì....thê thảm

Đề kiểm tra ở ACET gồm có 1 bài ngữ pháp 60 câu và 3 bài luận. Đề viết của 3 bài luận hình
như mới đổi. Bạn nào mới thi thì cho mọi ng biết luôn nhé, hình như chỉ có 2 đề, mối đề 3
topic thui. Để vào đc lớp AE6 tớ nghĩ chắc cũng phải đạt điểm ngữ pháp từ 35- 40 trở lên
(thật ra nếu bạn ko đc mức đó thì cũng ko nên cố xin vào lớp cao làm gì vì bài NP khá dễ,
điểm thấp dưới mức đó là bị mất căn bản rồi, nên học lại NP trc đã) Theo tớ thấy + tham
khảo ý kiến nhiều bạn khác, thì họ đánh giá chủ yếu trên bài viết và đoạn phỏng vấn sau
bài viết,cho nên cần đặc biệt cố gắng cái này.
Bài viết khá dài nên bạn không cần phải viết hết nhưng để vào đc lớp cao thì PHẢI biết viết
theo kiêu Academic. Cụ thể, tối thiểu nên có những thứ sau đây:

+ Đoạn văn có topic sentence và supporting sentences. Viết đơn giản và ngắn gọn thôi.

+ KHÔNG sử dụng các từ và cách diễn đạt informal. VD Hạn chế sử dụng personal pronouns
như I, we, you, ... Tuyệt đối ko dùng don't, can't, won't.. và các từ viết tắt, ".etc" , "..."

+ KHÔNG bắt đầu câu bằng "And, Or, But, So, Because".

+ Cố gắng nhét 1 vài từ academic vào và tránh các từ quá đơn giản như "good, bad, low,
high".. VD : có thể thay "a lot of" = "a number of, a variety of, numerous, a great deal of"
hoặc thay "good" = positive (có 1 list từ formal để thay thế cho common words, tớ sẽ post
sau nhé)

Nếu đạt đc những thứ này tớ nghĩ bài luận của các bạn sẽ đc đánh giá ko tệ đâu. Còn nhiều
hơn thì chắc là ko cần học ACET rùi À, nếu bạn nào muốn biết cụ thể hơn về viết văn theo
kiểu academic thì có thể đọc quyển "Academic Essay" của Gabi Duigu- bìa đỏ, giá 18k thì
phải, cũng ko dài lắm đâu

Phần phỏng vấn thường ng ta sẽ hỏi bạn học tiếng Anh bao lâu rồi, bạn cần bao nhiêu điểm,
bạn học như thế nào, có học với ng nc ngoài bao giờ chưa.. Mình thấy có 1 mẹo mọi ng hay
mách nhau là nói với ng ta bạn sắp thi , để đc xếp vào lớp cao hơn. Nhưng mẹo này có lẽ
nên kết hợp với việc bạn hạ thấp mục tiêu của bạn xuống. VD nói bạn chỉ cần 6.0 thôi + xin
xỏ -> có thể đc vào học lớp 7 hoặc pre (nhưng mà ko chắc đúng 100% đâu nhé)

Tớ học lớp 6 và 7 của ACET thì thấy lớp 7 học tốt hơn lớp 6 rất nhiều, dạy viết rất ổn. Lớp
Pre thì xem giáo trình thấy chủ yếu là bài tập từ trong các sách và học đc thêm 1 số tips của
thầy cô nữa. Có lẽ nếu để học thì lớp 7 là học đc nhiều nhất. Tuy nhiên, tớ muốn nhắc lại
điều này 1 lần nữa, tips này để dùng cho những bạn ở mấp mé khoảng lớp AE5, 6, cố gắng
xin thêm 1 lớp thì tiết kiệm đc tiền hơn (thực sự hồi xưa học tớ thấy lớp 6 khá chán nhưng
mà ko học lớp 6 thì ko đc vào lớp 7 ) Còn với những bạn mà chỉ ở mức lớp 3,4 thì tớ nghĩ ko
nên vào lớp cao quá, khó theo đc lắm, mà tự nhiên làm cho mình mệt mỏi.

Q6: Tự học và sách vở.

Về việc tự học ở nhà, số giờ cần thiết tớ đã nêu ra ở trên, học như thế nào thì rất khó nói,
có điều tớ nghĩ các bạn nên duy trì học cả 4 kĩ năng một cách đều đặn. Tức là không nên
học một lèo mấy ngày toàn Listening, xong rồi lại học một mạch toàn Reading. Cố gắng mỗi
ngày 1 tiếng L, 1 tiếng R sẽ tốt hơn.

Vậy học ở nhà thì học sách gì bây giờ? Sai lầm của tớ là vì ko biết tham khảo ở đâu, đọc
trên mạng thì trăm ngàn ý kiến khác nhau, nên ko đánh giá đc độ khó dễ, hay dở của sách.
Nhiều khi làm đc khoảng vài bài rồi thấy dễ quá, bỏ làm quyển khác, hoặc làm xong quyển
khó rồi thì làm sang 1 quyển khác dễ hơn Và tốn tiền mua về cả những quyển mà theo tớ là
chán phèo
Sách luyện IELTS có 2 loại, luyện skill và luyện đề. Tớ thấy rất nhiều bạn bắt đầu bằng bộ
Cam. Không phải là ko tốt nhưng Cam là một loại tập hợp đề , trừ phi bạn chỉ còn 1,2 tuần
nữa còn không nên bắt đầu bằng sách luyện đề mà nên luyện skill trước đã. Khi nào gần
đến ngày thi hãy làm đề và cố gắng làm trong đk như thi thật. Đây là lời khuyên của nhiều
thầy cô ở ACET , nó sẽ cho hiệu quả tốt hơn .

Tớ sẽ cố gắng giới thiệu sơ qua về nội dung của các sách luyện IELTS đang thịnh hành, và
đánh giá nó phù hợp với trình độ nào. Có điều, tất cả những nxét ở dưới đây đều là đánh giá
của riêng tớ, nếu có gì chưa đc chính xác, mong các bạn khác bổ sung giúp tớ nhé Ngoài ra
tớ cũng mong sự giúp đỡ của các bạn trong phần này nữa, vì tớ chỉ viết về những quyển tớ
đã làm thôi, những quyển chưa làm thì ko dám comment gì hết.

Tớ sẽ sắp xếp sách theo thứ tự từ dễ đến khó, cũng là thứ tự nên học trước- sau nhé. Mong
là phần này sẽ giúp các bạn chọn sách dễ hơn.

Đầu tiên là cách sách để luyện skill nhé.

1. Step up to IELTS - TGiả: Vanessa Jakeman & Clare Mc Dowell

Quyển này chia bài theo topic, có 16 topic tất cả. Mỗi bài đều có các bài tập để luyện tất cả
các kĩ năng. Sử dụng quyển này để làm quen với IELTS khá tốt, ngoài ra nó cũng bổ sung
đc 1 số vocab theo chủ đề. Bài tập không khó lắm. Thích hợp với các bạn trình độ ở tầm
5.0- 6.0

2. Action Plan for IELTS - TGiả: Vanessa Jakeman & Clare Mc Dowell

Quyển này chia theo từng phần luyện kĩ năng riêng. Dùng để làm quen với IELTS khá tốt vì
bài tập đc chia theo các dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong đề nên làm hết thì cũng có thể
có đc cái nhìn tổng thể về bài thi. KHông nhiều bài tập lắm (tớ làm trong khoảng nửa tuần
thì xong) và bài tập cũng không khó lắm. Thích hợp với các bạn trình độ ở tầm 5.0-6.0

3. Prepare for IELTS + IELTS preparation - của Insearch

Bộ này có 2 cuốn luyện skill (R + W và L + S) và 2 cuốn Test (Academic+ general) mỗi


cuốn gồm 5 bài. Bài tập rất cơ bản, vd phần nghe thì bắt đầu từ nghe số trở đi. Nhưng cũng
không khó lắm. Đặc biệt là quyển Test , khá dễ, tớ làm hồi mới học toàn đc tầm 37-38 , cho
nên theo tớ ko cần mua quyển Test, học 2 quyển luyện skill là đc rồi. Nhưng có phần
Speaking mẫu trong cuốn Test khá hay, có thể học đc nhiều, tớ thấy chỉ nên mua đĩa của
rieêg phần đó thôi. Thích hợp với các bạn ở trình độ từ 5.5-6.5

4. Cambridge Grammar for IELTS - Tgiả Diana Hopkins & Pauline Cullen

Highly recommend quyển này. Có 20 bài về 20 vấn đề NP khác nhau, 1 điểm hay là ng ta
highlight những cấu trúc NP có ích trong IELTS, đặc biệt là dùng cho bài viết . Sau mỗi bài
có bài tập luyện các kĩ năng và vừa để ôn lại NP của bài . Dùng để ôn lại NP rất tốt. Thích
hợp với các bạn ở trình độ từ 6.0 - 6.5
5. Instant IELTS - Tgiả Guy Brook-Hart

Sách chia bài tập theo từng kĩ năng, mỗi bài về 1 chủ đề khác nhau nên khá có ích trong
việc cung cấp vocab theo chủ đề. Ngoài ra, có đánh dấu bài tập theo từng dạng và có cung
cấp tips. Tuy nhiên, bài tập không khó lắm, ko tricky lắm. Riêng phần viết tớ ko học nên ko
biết thế nào. Thích hợp với trình độ từ 5.5 trở lên.

6. Focus on IELTS và Focus on Academic Skills for IELTS

* Lưu ý: cẩn thận đừng mua nhầm thành "Focusing on IELTS" nhé

Highly recommend 2 quyển này. Gtrình Focus gồm 20 bài theo 20 chủ đề khác nhau. Mỗi
bài đều có bài tập Focus vào cả 4 kĩ năng, cung cấp thêm khá nhiều vocab và kĩ năng làm
bài. Gtrình Focus on Academic.. gần như là sách bài tập của Gtrình Focus, chia làm 10 bài
(mỗi bài tương đc với 2 bài trong sách focus). Cá nhân tớ thấy ôn theo quyển này khá ổn,
bài tập không thật khó nhưng cũng không dễ. Ngoài ra, tớ còn học đc khá nhiều phrasal
verbs+ idioms trong bài luyện nghe để áp dụng vào phần thi speaking nữa . Tóm lại là 2
cuốn này tuyệt. Thích hợp với trình độ từ 6.0 trở lên

7. IELTS to success - Tgiả Janina Tucker & Eric van Bemmel

Quyển này có 1 cái hay là ở phần đầu cung cấp Strategies cho cả 4 kĩ năng. Tớ thấy hướng
dẫn cách làm bài khá cụ thể, đặc biệt là phần speaking khá hay. Bài tập cũng ổn. Thích hợp
với trình độ từ 6.0 trở lên.

8. Insight into IELTS + Insight into IELTS extra - Tgiả Vanessa Jakeman & Clare McDowell

Đây có vẻ như là 2 trong số những quyển sách IELTS đc nhiều ng recommend nhất. Cấu
trúc của 2 quyển khá giống nhau- chia theo từng kĩ năng. Mỗi kĩ năng có lí thuyết và bài tập
của từng dạng bài. Nếu ôn hết thì sẽ nắm đc hết các dạng bài của IELTS. Mỗi tội là bài tập
ko nhiều lắm, mỗi dạng có khoảng 2 bài thôi. Quyển extra theo tớ thì hay hơn, đặc biệt là
phần dạy Writing. Chỉ có 1 vđề là file nghe quyển extra tớ down từ mạng về thì tệ kinh
khủng, ko biết có link nào cung cấp file rõ hơn ko.
Thích hợp với trình độ 6.5 trở lên.

9. Strategies for the IELTS Test - Tgiả Lý Á Tân (NXB Tổng hợp TPHCM Phát hành)

* Lưu ý, cũng có 1 quyển sách khác cùng tên, của 1 tgiả ng Anh hay Úc gĩ đấy, nhưng
quyển đó tớ chưa làm nên ko biết. Bộ này là của Trung Quốc biên soạn, gồm 4 quyển cho 4
kĩ năng. Sách đắt, khoảng 70- 80k/quyển, riêng quyển nghe thì có 8cd nữa. Điều quan
trọng là tớ KHÔNG RECOMMEND bộ này. Theo ý kiến riêng của tớ thì bộ này không hay.
Nhất là quyển nghe, bài tập cũng đa dạng và phong phú nhưng cả quyển chỉ có 3 giọng,
thành ra nghe quen tai -> chả lên đc. Nội dung bài nghe cũng chủ yếu toàn về chuyện đời
sống của du học sinh và văn hoá của 1 số nc, na ná nhau , ko có kiểu lecture hay các bài
nghe thường thấy trong section 3 của bài thi. Quyển Reading bài tập thì nhiều nhưng đáp án
ko giải thích tại sao lại thế, mức độ khó ko đồng đều , nói chung là ko tốt. (ý kiến cá nhân )

10. 202 Useful Excercises for IELTS - Garry Adams & Terry Peck

Quyển 202 này khá khó (và cả các quyển 101, 404 trong cùng bộ với nó nữa) Cho nên tuy
bài tập ở trong quyển này khá hay, ôn tổng hợp nhưng ko thích hợp nếu dùng để làm quen
với IELTS, làm để nâng skill thì đc. Điểm hay của quyển này là ngoài việc ôn IELTS nó còn
giúp ng học ôn cả vocab và ngữ pháp nữa. Thích hợp với trình độ tầm 6.5 trở lên.

11. A book for IELTS - Sam Mc Carter

Phải nói là sách của Sam Mc Carter quyển nào cũng khó nhưng tất cả đều rất hay. Quyển
này đặc biệt hay ở phần Reading (đc biệt luyện 2 dạng bài T/F/NG và Matching là 2 dạng bài
thường dễ mất điểm nhất) và Writing task 1. Thích hợp với trình độ từ 7.0 trở lên.

12. Check your vocabulary for IELTS - Rawdon Wyatt

Ko biết xếp quyển này vào trình độ nào. Nhưng rất rất nên học quyển này, đặc biệt là phần
2 về các chủ đề. Bạn có thể học mỗi ngày 1 bài, từ thì ko nên nhồi nhét quá nhiều, nhưng
phải duy trì đều đặn và có review nhé. Nếu vẫn muốn học thêm vocab thì có thể tham khảo
quyển Vocabulary in use (trình độ Intermediate và Advanced )

* Các sách luyện riêng từng kĩ năng:

+ Đọc hiểu

13. Reading Tests - Sam Mc Carter

Chỉ luyện riêng về Reading nhưng đây là 1 quyển rất đáng làm. Cái hay nhất là phần đáp án
có giải thích cụ thể tại sao đáp án này lại đúng và các đáp án còn lại thì sai. Ngoài ra có thể
học thêm 1 số academic words nữa (có thể giúp ích cho writing) Thích hợp với trình độ từ
6.5 - 7.0 trở lên.

+ Luyện viết:

14. Visuals - Tgiả Gabi Duigu

Dạy viết task 1. Rất hay. Cung cấp tương đối đầy đủ các mẫu câu và từ vựng cần thiết để
mô tả bảng biểu, đồ thị, so sánh, đối chiếu....

15. Essay Writing for English Tests - Tgiả Gabi Duigu

Cùng bộ với quyển trên nhưng dạy riêng Task2. Hay và đáng đoc.

16. Academic Writing Practice for IELTS - sam McCarter


Rất hay và khó. Nếu bạn muốn và cần điểm viết từ 7.0 trở lên thì nên học quyển này , có
rất nhiều cách diễn đạt hay và academic kinh khủng -> cố gắng bắt chiếc rồi nhét vào bài
viết của mình

17. A book for IELTS - Sam Mc Carter

Học xong quyển 16 mà vẫn muốn học tiếp thì học sang quyển này nhé

Ngoài ra, còn 1 số quyển khác ko hẳn là viết bài theo kiểu IELTS mà là kĩ năng viết
Academic Essay nói chung, nếu có thời gian mà học được thì tuyêt. Có 2 quyển mà mọi ng
có vẻ sử dụng nhiều là : Proficiency Writing và Introduction to Academic Writing (2nd
edition)

Tạm thời sách để luyện skill thì có những quyển đó (còn nhiều nữa nhưng tớ cũng chưa nhớ
ra hết) Trước khi chuyển sang phần sách luyện đề tớ muốn nói là với 2 kĩ năng Reading và
Listening, các bạn có thể làm bao nhiêu sách cũng được , miễn là đừng làm quyển khó trc,
quyển dễ sau. Nhưng với writing thì tớ nghĩ điều quan trọng là phải viết bài tử tế. Sách chỉ
là lí thuyết + mẹo và bài tập cho mình làm quen thôi. Nên ko cần thiết phải làm hết trong
sách(vả lại, trừ sách của Sam ra, những quyển còn lại daỵ cũng na ná nhau thôi)

VD: bạn có thể làm Step up -> Focus -> Insight để nắm đc lí thuyết cơ bản khi viết task 1
và task 2 . Hoặc học sách của Gabi Duigu. Sau đó học thẳng mấy quyển khó của Sam để
học thêm 1 ít từ vựng và cấu trúc nâng cao, rồi bắt tay vào viết bài hoàn chỉnh luôn. Có 1
kinh nghiệm tớ học đc của bạn reddevil là tớ hay viết theo các đề có trong sách, rồi xem bài
mẫu của họ để học cách viết, và rút ra kn cho riêng mình. Cái này đến phần luyện viết tớ sẽ
nói kĩ hơn.
Các yếu quyết để luyện các skill IELTS
Nghe

Kỹ năng làm bài thi

Trong 4 kỹ năng theo tại hạ thì nghe la kỹ năng lên rất chậm và lên từ từ ko thể tạo 1 bước
nhảy vọt như 3 kỹ năng còn lại. Kỹ năng này đòi hỏi fải train đều đặn thường xuyên và cũng
là kỹ năng mà biết thêm các yếu quyết cũng không thực sự giúp bạn được nhìu lắm

- Trước khi nghe: (các tip được trình bày theo trình tự trước sau)
- Đọc kỹ hướng dẫn và ví dụ của bài, các ví dụ này không chỉ giúp bạn đoán khi cần mà bạn
thường phải dựa vào thì, dạng từ, kiểu số ít số nhiều để viết đap án của bạn cho chính xác
về dạng từ và ngữ pháp, đặc biệt là phần sec 3,4
- Đọc, hiểu câu hỏi và gạch chân các keyword của câu hỏi, hiểu rõ nội dung câu hỏi sẽ giúp
cho bạn hiểu mình cần nghe j
- Dựa vào kiến thức bản thân trả lời 1 số câu hỏi, các bài nghe đều dựa vào thực tế nên bạn
hoàn toàn có thể trả lời nếu biết về vấn đề này từ trước
- Đoán từ sẽ được sử dụng làm đáp án (dạng từ (dtừ, ttừ, đtừ, gerund or infinitive, là dạng
số hay là dạng ngày tháng,...)
- Đối với câu có nhìu đáp án:
* Tìm những phần giống nhau và phần khác nhau ở các đáp án và hiểu mình cần nghe cái j
* Cố gắng đoán và gạch bỏ nhưng đáp án nghiễm nhiên sai
- Đối với dạng biểu đồ:
* Điền các thông tin có sẵn để giúp cho bạn có thể dễ dàng theo dõi khi nghe
- Tạo ra các dạng viết tắt của câu trả lời để tiết kiệm thời gian khi vừa nghe vừa điền đáp án

- Khi nghe:
- Thư giãn, thả lỏng ng trước khi bắt đầu nghe và lúc hết các phần
- Khi nghe chỉ nghe các stress, vì các câu trả lời sẽ chỉ nằm ở đó
- Đối với loại nhìu đáp án: trong khi nghe, xóa các đáp án mà ko fù hợp (khiến cho ta tập
trung theo dõi cả đoạn nói chứ chỉ nghe đáp án sẽ rất dễ mất tập trung do thường bài nói sẽ
nhắc đên đủ các đáp án đưa ra)
- Chú ý vào các từ được nhắc lại nhìu lần, 90% đó là từ đáp án, với xác suất đó nếu bạn ko
nghe rõ thì cứ điền từ bạn nghe thấy nhắc lại nhìu lần.

- Sau khi nghe:


- Sau khi nghe các bạn sẽ có 10 phút để điền đáp án, nên nhớ là bạn ko bị trừ điểm cho
những câu sai nên hãy cố gắng điền tất cả những j bạn có thể nghĩ cho những câu bạn ko
nghe thấy
- Một trong những nguyên nhân khiến nhìu ng nghe được bài mà vẫn mất điểm đó là lỗi khi
chuyển đáp án từ bài nghe sag tờ giấy thi, vì vậy hãy tập thói quen chuyển đáp án mỗi khi
bạn luyện tập ở nhà
- Những lỗi thường gặp khi chuyển đáp án:
* Số ít số nhìu
* Thì của động từ
* Không viết hoa từ cần phải viết hoa (tên riêng, đứng đầu câu,..)
* Dạng của từ (động từ, danh từ, tính từ) - rất quan trọng nhất là trong bài fải điền khôgn
quá 2,3 từ nhưng đáp án bạn nghe được lại có nhìu từ hơn buộc bạn fải rút gọn
* Đơn vị (tiền tệ, đo lường)
* Nhiều hơn 1 đáp án (phải điền thẳng vào 1 câu đó, nếu bạn điền xuông câu dưới là mất cả
2 ^^)
* Lỗi spelling
* Sở hữu ('s)

Cách đơn giản nhất để tránh các lỗi này là so sánh với các ví dụ trong cùng đoạn
văn

Kinh nghiệm luyện nghe của bản thân

Nghe BBC Radio, xem fim, làm các bài nghe,.. nghe nhìu sẽ giúp bạn rất nhiều, hãy cứ để
tiếng Anh khi đang làm việc khác để luyện cho tai bạn quen với việc nghe trong hoàn cảnh
không tập trung (đây là lời khuyên của bác thủ khoa Tiếng Anh Thương Mại trường mình)

Khi làm bài nghe IELTS mình luôn cố gắng như thi thật (nghe tai nghe, thư giãn và tuân thủ
các bước 1 một cách đầy đủ, transfer đáp án sau khi nghe xong)

Đọc

Đọc là kỹ năng dễ lên nhất trong các kỹ năng, theo mình là thế mạnh của thí sinh VN. Lí do
là thí sinh VN rất giỏi trong việc áp dụng tips mà với fần reading thì tips có tác dụng rất lớn
với điểm của bạn.

Các tips về đọc của ACET:- Yêu cầu đầu tiên của việc làm bài đọc là quên hết những
điều bạn đã biết về đề tài này và sử dụng chỉ những hiểu biết cung cấp trog bài để làm các
câu hỏi, đặc biệt trong fần T,F,NG.
- Hiểu tiêu đề
- Hiểu yêu cầu của các câu hỏi, cực quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hiểu là bạn fải làm j, làm
như thế nào và nếu bạn làm sai thì dĩ nhiên là bạn sẽ mất điểm roài. Một lỗi thường thấy là
các bài True,False,Not Given có lúc lại là Y,N,NG, có luc là Y,N,NI (no information), và nếu
như trong bài true false mà bạn điền yes no hoặc ngược lại thì bạn cũng không được tính
điểm dù đúng.
- Hiểu câu hỏi, gạch chân các keyword và các limiting word (no, some, most, all,..)
- Nên giành các phần câu hỏi mà có thể xác suất đoán được đáp án sau và làm các câu tìm
từ trước nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và giành 3 phút cuối giải quyết
các câu này nếu bạn vẫn chưa làm xong bài. Với loại câu nhìu đáp án, hãy chọn B hoặc C
hết, còn với câu T,F,NG hãy chọn tất cả T hoặc F.
- Giống như phần nghe, bạn ko bị trừ điểm nếu trả lời sai, nên hãy nhớ điền đủ đáp án
- Đối với loại bài nhìu đáp án:
* Tìm các phần giống và khác trong các câu trả lời
* Gạch bỏ các đáp án ko đúng trong quá trình trả lời (bởi nhìu khi câu trả lời ko lộ rõ mà chỉ
có thể tìm ra = cách gạch đủ các đap án sai)

- Đối với loại câu hỏi T,F,NG


* Khoanh tròn đáp án bạn fải điền trước khi làm để nhớ (True hay là Yes,..)
* Gạch chân keyword và limiting word
* Tìm các từ đó trong bài và so sánh lượng thông tin trong câu hỏi và bài đọc, nếu có mặt
tất cả thì là Y hoặc T, nếu có mặt đủ và 1 từ không đúng với từ khóa thì là F hoặc N, còn ko
có mặt đủ thì là NG. Nếu trong 1 câu mà chưa có đủ các key của câu hỏi đừng dừng hãy đọc
thêm 1-2 câu nữa bởi rất có thể các từ còn lại sẽ nằm fía dưới
* Chú ý việc so sánh nhé các limiting word nhe, ví dụ như nếu trogn bài viết là khoang 40%
cái đấy làm sao đó mà trong câu hỏi viết là most of cái đấy thì là F vì most tương đương với
>50%.
* Các câu hỏi nầy thường theo cùng trình tự với các đáp án trong đoạn văn (vì vậy nếu bạn
ko tìm được đáp án câu x hãy bỏ đi làm câu x+1 nếu bạn tìm thấy đáp án, thì có 90% là
đáp án câu x nằm trong đoạn văn giữa đáp án câu x-1 và câu x+1, nếu bạn vẫn ko tìm thấy
thì cứ cho NG, có 90% cơ hội bạn ăn điểm)
* Trong fần này có loại câu hỏi ý kiến của tác giả (view point question) mang tíh chất là một
overview về bài đòi hỏi bạn fải có một cái nhìn tổng quan, đặc điểm để nhận ra các câu này
là nó ko có từ đinh lượng đi kèm, và để tìm đáp án thường là ở kết luận của bài hoặc là một
cái nhìn tổng quan cả bài

- Đối với dạng bài match heading:


(Đây thực sự là dạng bài rất khó đối với mình khi sử dụng các cách này và mình sẽ trình bày
1 cách khác theo kinh nghiệm cá nhân ở dưới này)
* Đọc câu đầu và câu topic của mỗi đoạn
* Tạo nên một bản đồ về bài đọc bao gồm ý chính của mỗi đoạn theo 1 trình tự logic nào
đó)
- Đối với bài tìm từ trong bài, nên khoanh tròn luôn từ đó trong bài kèm theo ghi chú là đáp
án câu này, điều này sẽ giúp cho bạn tránh sai sót khi chép lại đáp án vào giấy thi bởi trong
lúc thi nếu bạn thực hiện 2 công đoạn ghi lại là từ bài đọc vào câu hỏi, rồi từ câu hỏi ra tờ
giấy thi sẽ rất dễ nhầm

- Đối với một số câu về mô hình hay quá trình: sử dụng dữ liệu của đề bài để vẽ lại quá trìh
đấy, mọi thứ trở nên dễ hiểu và dễ theo dõi và dễ hình dung hơn
- Hãy nhớ là đừng bao giờ dừng đọc bài và tìm đáp án khi bạn chưa tìm thấy đủ thông tin để
xử lý hết những thông tin đưa ra ở câu hỏi

Tips đọc tự xây dựng thông qua tham khảo ở các 4rum
Trong lúc luyện đọc ở thư viện ACET, minh luôn tuân theo các tips mà được dạy tuy nhiên
lúc đó mình làm rất đều tay khoảng 30-32 câu 1 bài, dễ hay khó không quan trọng và rất
hay sai lỗi lặt vặt hay bỏ quên, ko tìm thấy đáp án, Vì vậy mình đã đi xem 1 số 4rum về
cách đọc và mình tìm thấy tip của 1 pác Ấn độ thi được 8.5 hay 8. j đó: pác ý viết là nếu
muốn điểm cao khi thi đọc thi ko có cái j gọi là scanning hay skimming cả, nên "get deep in
the text"
Và mình đã áp dụng cách này khi thi: tức là đọc và hiểu toàn bộ bài trước khi đọc câu hỏi,
sau đó mình cảm thấy làm bài rất trôi, khi làm nhận ra ngay là mình cần tìm ở chỗ nào và
hôm thi mình làm xong bài đọc chỉ mất có hơn 50 phút 1 tẹo. Tuy nhiên theo mình thì tips
này chỉ giành cho ai đã làm được ít nhất là 30 câu đều 1 chút và muốn nâng điểm số lên.
Cách của ACET sẽ giúp các bạn lấy được 6->6.5 thậm chí là 7 khá ngon.

Kinh nghiệm luyện đọc của bản thân:


- Đọc nhiều và rút kinh nghiệm mỗi câu sai mà bạn gặp trong bài luyện, hiểu rõ sao mình
sai sẽ giúp mình tránh những sai lầm ngớ ngẩn và nâng cao khả năng đọc
- Kiểm soát tốt thời gian và tìm cách nâng cao tốc độ đọc
- Hãy tập chuyển đáp án sau mỗi phần đọc, riêng với phần 3, hãy chuyển đáp án ngay sau
khi bạn hoàn thành mỗi 1 bộ câu hỏi, bởi trong khi thi đọc ko ai nhắc bạn về giờ giấc, ngoài
ra nếu hết 60 bạn sẽ ko được fép viết thêm, bởi mấy ng trông cái này ghê lắm ko mong viết
nốt viết cố đâu

Nói

Kỹ năng thi nói


- Tùy vào khả năng của bạn hãy phát triển cho mình một chiến thuật thi hợp lý: nếu bạn là
một ng nói tốt, ngữ pháp chuẩn thì ok quá rùi, nếu bạn thiếu 1 trong 2 cái thì thời gian ôn
thi IELTS chính là lúc bạn bổ sung cái còn lại.
* Nếu bạn nói ngữ pháp chuẩn nhưng phát âm ko thực sự tốt, 1 điều quan trọng là bật các
âm cuối "t", "ed", "s", việc nhớ và bật các âm cuối sẽ điều chỉnh tốc độ nói của bạn và tạo
cho examiner cảm giác là bạn đã cố gắng để phát âm chuẩn, chỉ cần bật các âm cuối là đủ
vì nếu bạn quá quan tâm đến phát âm cả từ, fluency của bạn 100% sẽ bị ảnh hưởng.
* Nếu bạn nói tốt nhưng ngữ pháp có vấn đề thì cần phải tập nói câu hoàn chỉnh và đúng
ngữ pháp ngay, vì theo tớ được biết các examiner ko chú trọng các bạn 1 accent như ng
Anh hay Mỹ chuẩn bằng một cách diễn đạt đúng ngữ pháp, đặc biệt là verb-subject
agreement (chủ ngữ số ít thì động từ số ít,..), vì đối với ng nước ngoài đây là 1 lỗi sơ đẳng
của học sinh tiểu học, nên dù nói hay viết bạn cũng phải quan tâm. Một cách hay để tránh
lỗi ngữ pháp trog phần 2 bài nói là khi chuẩn bị nói bạn ghi lên trên tờ giấy mà bạn chuẩn bị
ý thì của động từ mà bạn sẽ dùng, hiện tại hay quá khứ
* Rất nhìu ng nói với tui rằng nói thì ko cần đúng ngữ pháp lắm chỉ cần hiểu được là được,
điều này đúng trong nhìu trường hợp nhưng ko fải là lúc thi nói IELTS.
* Bản thân tui ko fải là ng phát âm chuẩn vì ko được luyện từ nhỏ, bi giờ luyện nói rất cực,
mà ko đủ kiên nhẫn nên tui đã chọn giải pháp nói chuẩn về ngữ pháp thay vì quá tập trung
vào phát âm. Nhưng nếu bạn mong một điểm cao hơn 7 thì fải là sự kết hợp của cả hai yếu
tố.

- Khi trả lời câu hỏi đừng khiến việc hỏi trả lời trở nên cứng nhắc, hãy làm sinh động hóa
câu trả lời của bạn bằng 1 số cách sau:
* Đưa những comment về câu hỏi: That's interesting. I was watching a program about that
last week
* Gắn câu hỏi với các kinh nghiệm của bạn: It's a tough question because I am not an
economist
* Phân câu hỏi của bạn ra thành nhiều phần: Basically, there are three ways to look at this
problem. One way is to..
* Sử dụng modals, linking words, idioms và cố gắng tránh sử dụng những từ ở trình độ quá
thấp như good, bad, big, small,..
* Cố gắng đừng nhắc lại các từ đã dùng trong câu hỏi dùng các từ đồng nghĩa khác trong
câu trả lời của bạn. Tốt nhất là bạn hãy xây dựng cho mình 1 bộ connecting và linking
words mà bạn sẽ dùng trong kỳ thi, để khi đi thi bạn chỉ việc nhét nó vô theo 1 trình tự, ko
sợ bi lặp lại, bời bạn cũng chỉ thi 1 lần thôi nên bộ từ đấy cũng không cần phải quá đa dạng
khoảng 4,5 từ quay vòng là ok

- Một điều cần chú ý là đảm bảo rằng bạn hiểu câu hỏi, nếu bạn không hiểu thì bạn hoàn
toàn có thể hỏi lại, giải đáp đến khi bạn hiểu câu hỏi là nghĩa vụ của examiner và bạn cũng
sẽ ko bị trừ điểm vì điều này nhưng sẽ bị trừ điểm nếu bạn ko hiểu mà vẫn cố trả lời

- Về giao tiếp với examiner:


* Họ là ng hỏi chứ ko bạn của bạn, đừng cố tạo ra một môi trường thoải mái bằng cách bắt
chuyện hay hỏi 1 vài câu, bởi họ chắc chắn sẽ không đáp lại bạn đâu, điều này sẽ có tác
động ngược lại làm cho bạn cảm thấy ko thoải mái đấy. Tốt nhất là cứ coi họ là ng nghe và
đừng quá để ý đến thái độ của họ bởi nếu không may mắn bạn có thể gặp một examiner
mặt cứ khó đăm đăm, thậm chí là ngáp khi bạn đag nói(như bạn tui thi đợt 26/7 vửa roài).
* Tránh một số câu nói quen miệng như kiểu "you know", họ mới chỉ gặp bạn 1 lần và họ
chả biết j về bạn cả, câu nói này rất dễ gây fản cảm
* "Just answer the question and shut up" đây là lời khuyên của Michel Jones, giám đốc ACET
HN. Khi trả lời câu hỏi hãy xác định bạn cần trả lời j và bít nhìu nói nhìu, bít ít nói ít, đừng
nói lung tung.

Kinh nghiệm luyện nói


Luyện tập nói hàng ngày có tác dụng rất tốt với bạn nhưng phải là tập nói đúng cách. Quan
niệm là chỉ cần trôi chảy và có ý hay là được là một quan niệm sai lầm với ng thi IELTS, vì
vậy nếu bạn vẫn thường luyện tập với bạn mình hãy yêu cầu họ sửa phát âm cho mình, còn
tốt nhất là tập nói với native speaker. Nhưng nếu bạn ko có những cơ hội như vậy thì hãy
kiếm các giáo trình giao tiếp để luyện nói theo, English File là một giáo trình rất hay mà tui
recommend ^^. Luyện nói là một trong những kỹ năng rất khó, rất "painful", đòi hỏi kiên
nhẫn, và rất khó nhận ra sự tiến bộ của mình, nhưng kết quả thì sẽ rất cool, bởi nếu bạn có
thể nói chuẩn thì sẽ tạo thiện cảm ngay lập tức với bất kỳ ai giao tiếp với bạn.
Đọc nhìu, xem nhìu các phim tài liệu, đề tài về các chủ đề xã hội như thời trang, ăn uống,
du lịch, môi trường, kinh tế,.. sẽ bổ sung cho bạn vốn từ để bạn sử dụng. Và vì nói thì ko
cần formal lắm nên các slang bạn học được ở phim hay qua bạn bè sẽ phát huy tác dụng rất
tốt.

Viết
Phải thành thật mà nói thì khi dựng bộ bí kíp này tui rất ngại viết về phần này, 1 phần vì
điểm cũng quá kém, 1 phần là học viết rất khó tự học, luôn luôn nên có 1 tutor pro để
hướng dẫn bạn. Tuy nhiên dưới đây là 1 kinh nghiệm về writing mà tui được dạy ở ACET

- Những qui định của 1 bài viết formal


* Không được dùng contraction
* Không bắt đầu câu với but hoặc and
* Không được dùng abbreviation
* Không được viết etc,...
* Không được đưa ý kiến cá nhân vào
* Không dùng personal pronoun (I,we,you,your,us, mine, yours) - Thực ra trogn phần mở
bài hay kết luận vẫn có thể dùng nhưng lời khuyên của mình là quên nó đi, ko việc j fải
dùng khi bạn đã có thể viết hẳn 1 phần chính mà ko có nó

- Đối với task 1 writing:


* Yêu cầu đầu tiên là sự chính xác, bởi vì bạn có 1 hình để tuân theo vậy hãy mô tả thật
chính xác nhưng j diễn ra trong cái hình đó, dùng modify language để tăng độ chính xác cho
bài, ví dụ như thay vì higher bạn hãy dùng slightly ..., just ... hoặc far ...
* Đừng bao giờ lo lắng về thì của bài viết vì thì quá khứ luôn đúng bởi bài report luôn fải
được viết trước khi bạn biết đến nó (tất nhiên trừ khi trong bảng có những số liệu ước tinh
của năm sắp tới)
* Hãy sử dụng ngữ pháp đơn giản nhưng với các từ ngữ phức tạp. Đừng cố tạo ra các câu
phức tạp bởi nhìu khi bạn sẽ ng đọc bị rối, thay vào đó hãy sử dụng từ một cách đa dạng,
tránh làm cho 1 từ bị lặp đi lặp lại tìm và sử dụng các synonym của nó.
* Một số grammar tricks rất thích hợp cho writing task 1:
After, Before + Ving
By time, Sub + past perfect + V
Time + past simp + movement
Except for, apart from + sub
cấu trúc đi với respectively
* Hãy xây dựng 1 cấu trúc bài hợp lý: với mỗi xu hướng nên viết 1 đoạn
* Nếu bạn viết hết roài mà vẫn ko đủ từ thì hãy viết thêm kết luận bởi thông thường task 1
ko cần kết luận nhưng nếu thiếu từ đừng ngần ngại tổng kết những j đã viết

- Đối với task 2:


* Xác định rõ chủ đề mà bạn cần viết, xây dựng câu thesis càng rõ ràng càng tốt, nắm rõ
cấu trúc của 1 đoạn văn kiểu Anh
* Có 2 cách viết phổ biến là kiểu 3-5-5-5-3 giành cho one-sided argument, tức là 3 câu mở
bài, thân bài gồm 3 phần mỗi phần 5 câu, kết 3 câu (nếu bạn ủng hộ 1 bên thì bài viết của
bạn nên có 3 ý thì mới gọi là "strong"); kiểu thứ 2 là 3-7-7-3 giành cho two-sided
argument, 3 câu mở, thân bài có 2 phần, phần 1 7 câu gồm ít nhất 2 ý về 1 khía cạnh, phần
2 7 câu gồm ít nhất 2 ý về khía cạnh còn lại, kết 3 câu)
* Bố trí các ý theo thứ tự từ tầm vĩ mô đổ xuống. VD với 1 bài về traffic jam, ý đầu tiên nên
về thế giới : đó là ô nhiễm không khí, khí thải, ý thứ 2 về xã hội: đó là tai nạn, hệ thống
đường xá, thứ 3 hãy viết về bản thân: trễ giờ làm, có hại cho sức khỏe
* Sử dụng ví dụ sẽ làm cho bài viết có bạn có tính xác đáng hơn. Nếu bạn ko bít 1 VD cụ thể
nào thì cứ dựa vào những j bạn bít mà phịa ra 1 ví dụ hợp lý ^^, ko có ng chấm bài nào đi
check ví dụ của bạn đúng hay sai đâu miễn là nó hợp lý, nhớ là có source nhé, ví dụ như
according to a recent study of Vietnamnews, ...
* Cũng như nói, nếu bạn gặp vấn đề về từ ngữ hãy xây dựng sẵn cho mình một list các từ
nối theo thứ tự để đỡ mất công nghĩ trong lúc viết, đằng nào thì bạn cũng chỉ thi 1 lần mà

Kinh nghiệm luyện viết


Phải nói là tui hoàn toàn giao mình cho các chuyên gia về vấn đề này, tuy nhiên cũng như
nói, viết nhìu sẽ làm cho bạn viết tốt lên. Đặc biệt khi thi IELTS, bạn fải tập "time writing"
nhìu lần để thành thục việc viết bài 1 trong 20 phút và bài 2 trong 40 phút. Theo các giáo
viên của tui ở ACET thì với task 1 5 phút đâu tiên là định hình mình định viết j, tìm các từ
đồng nghĩa với chủ đề mà bạn sẽ phải nhắc lại nhìu lần, 10-12 phút viết, và 3-5 phút cuối
để editing; với task 2 cũng vậy 10 phút đầu để gạch dàn ý, chia nhỏ các ý và tìm các ví dụ
cho mỗi ý bạn đinh viết, 25 phút viết và 5 phút editing. Thực sự trong quá trình ôn tập tôi
hầu như ko luyện viết nhìu nên khi đi thi viết 2 bài mỗi bài 30 phút :">(giờ hối hận kinh
khủng T_T).

Bên cạnh time writing, khi luyện viết hồi học lớp 7, tôi thường viết và tra từ điển rất nhìu, cả
Việt Anh, Anh Việt, Collocation, để tìm được từ ưng ý và cách kết hợp từ đó vào bài. Cách
này giúp tui lên vốn từ khá nhanh, cảm thấy viết cũng xuôi hơn.

Lời cuối
Fù fù, cuối cùng đã xong, trên đây là tất cả những j mình học được về IELTS, chủ yếu là ở
ACET. Thực ra những điều này cũng là những điều cơ bản nhất về IELTS chứ cũng không fải
một thủ thuật nào có tính chất bách chiến bách thắng, bít được những điều này khôg đảm
bảo cho các bạn bất kỳ một điểm số nào cụ thể cả. Điều mình mog muốn là các bạn mới học
có thể hiểu hơn về kỳ thi IELTS và có thể ôn tập tốt hơn chứ ko fải mò mẫm dần dần như
mình hồi xưa (trước khi thi 3 tuần mới học xong lớp IELTS mới bít hết tất cả những điều này
để tự ôn)

You might also like