You are on page 1of 12

BẤT CẬP CỦA NGHỊ ĐỊNH 09 VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN

Nội dung:

Gồm 5 phần:

- Tính hiệu lực của văn bản.

- Làm rõ đối tượng áp dụng của văn bản.

- Về vấn đề tạo lập và huy động vốn.

- Về vấn đề đẩu tư vốn.

- Về vấn đề quản lý vốn và tài sản.

I/ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN:

Căn cứ ban hành Nghị định 09 là Luật Doanh nghiệp Nhà nước số
14/2003/QH11 chứ không phải là Luật Doanh nghiệp 2005. Trên nguyên tắc, Luật
Doanh nghiệp Nhà nước đã hết hiệu lực vào ngày 1-7-2006.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2005 đã “nối dài” hiệu lực của Luật Doanh nghiệp
Nhà nước bằng quy định: “Trong thời hạn chuyển đổi (bốn năm kể từ ngày 1-7-
2006), những quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 được tiếp tục
áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước nếu Luật Doanh nghiệp 2005 không có
quy định” (điều 166).

Như vậy, đến thời điểm này, Luật Doanh nghiệp Nhà nước chỉ tồn tại với ý nghĩa
bổ sung các điều khoản của Luật Doanh nghiệp 2005. Và đến 1-7-2010, Luật
Doanh nghiệp Nhà nước đã hết hiệu lực toàn bộ.

 Vấn đề đặt ra ở đây là hiệu lực của Nghị định 09 như thế nào:

Nghị định 09 có hiệu lực chỉ trong vòng 4 năm. Phải chăng văn bản này được ban
hành chỉ cho một “thời kỳ quá độ”? Nếu như thế thì tính liên tục, ổn định của một
cơ chế quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác có được đảm bảo
không?

II/ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA VĂN BẢN:


- Theo Nghị định 09 thì đối tượng áp dụng của văn bản này là các công ty nhà
nước bao gồm công ty nhà nước độc lập và các tổng công ty nhà nước.
Nhưng trong Nghị định 09 lại không định nghĩa tiếp thế nào là công ty nhà
nước độc lập và tổng công ty nhà nước. Điều này đã gây ra khó hiểu và
tranh cãi trong một thời gian dài về đối tượng áp dụng, một câu hỏi đặt ra là:
liệu các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa mà phần vốn sở hữu của Nhà
nước vần trên 50% như Vietcombank, Vietinbank….có thuộc đối tượng áp
dụng của Nghị định hay không???
- Để làm rõ vấn đề này chúng ta cần hiểu đúng về khái niệm doanh nghiệp
nhà nước và công ty nhà nước:

Căn cứ theo điều 1, Luật DNNN 2003 thì “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức
kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi
phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy đối tượng áp dụng của nghị định 09 chỉ là một hình thức của doanh
nghiệp nhà nước- công ty nhà nước: là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu
toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy
định của luật này. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước độc lập, tổng công ty nhà nước”.- điều 3 luật doanh nghiệp nhà nước
2003.

 Các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa mà phần vốn sở hữu của Nhà nước
vần trên 50% không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.

III/ VỀ VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN:

Nghị định 199 và 09 ra đời đã giúp các DNNN đã được trao quyền nhiều hơn, tự
chủ hơn về tài chính, chủ động huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh
doanh và mở rộng sx tại doanh nghiệp.

Nghị định 09 ra đời sau 199 đã bổ sung thêm qui định tại điều 9:

…………

Trong đó khoản 2 về thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn :

a) Công ty nhà nước được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh
doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ của công ty không vượt quá
3 lần.
Tuy nhiên: vốn điều lệ của DN luôn thay đổi hằng năm nên khó xác định được số
vốn trong phạm vi được phép huy động. Do vậy, cần sửa đổi quy định này. Theo
đó, huy động vốn nên căn cứ vào nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Mặt khác, cũng
cần nâng mức nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu phải lên ít nhất từ 4- 5 lần, vì thực tế
hiện nay, nhiều dự án có vốn đầu tư rất lớn, các tập đoàn, tổng công ty không thể
tự cấp đủ. Trong lúc đó, các tổ chức tín dụng thường chỉ cho vay khoảng 15-20%.
DN thường chỉ thu xếp được khoảng 15% vốn chủ sở hữu trong các dự án đầu tư.
Do vậy, các công ty mới thành lập thì nếu như vốn đối ứng tự có của DN là 15%,
85% là đi vay thì hệ số nợ phải trả là trên 5 lần.

b/ Đối với công ty có nhu cầu vay vốn vượt quá 3 lần vốn điều lệ thì phải báo cáo
đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu
quả. Sau khi quyết định, đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài
chính để phối hợp theo dõi và giám sát.

Điều này sẽ dẫn đến việc hạn chế tính chủ động, hạn chế hoạt động sản xuất - kinh
doanh của công ty nhà nước và không phù hợp với thực tế hiện nay, khi mà các
công ty nhà nước thường có vốn điều lệ thấp, để phát triển sản xuất - kinh doanh,
các công ty phải huy động các nguồn vốn khác, nếu cứ chờ cơ quan đại diện chủ sở
hữu xem xét quyết định mới được thực hiện thì sẽ mất cơ hội kinh doanh. Đặc biệt,
đối với những ngành có suất đầu tư lớn như ngành xây dựng, một dự án thường có
giá trị vốn đầu tư lớn, vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ tại các
công ty thuộc ngành xây dựng thường rất thấp, nên thường phải huy động một
lượng vốn lớn để thực hiện dự án; nếu cứ phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu
quyết định thì thời gian sẽ kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự án và gây lãng
phí về thời gian, tiền bạc của công ty nhà nước, nhiều cơ hội kinh doanh và uy tín
của công ty nhà nước sẽ bị ảnh hưởng.

IV/ ĐẨU TƯ VỐN

Đầu tư vốn có thể chia ra làm 2phương thức:

- Đầu tư vốn trong nội bộ công ty nhà nước: điều hoà vốn, đầu tư vốn cho các
công ty con trong công ty mẹ-chính là công ty nhà nước.
- Đầu tư vốn ra ngoài công ty nhà nước:dùng số vốn của công ty nhà nước đầu
tư vào các doanh nghiệp khác(ngoài công ty nhà nước)
Trước thực trạng đầu tư tràn lan, dàn trải thiếu hiệu quả sang các ngành,lĩnh vực
khác của công ty nhà nước, Ngoài các qui định trước đây nghị định bổ sung khoản
3, 4, 5 ,6 điều 12: qui định rõ hơn về đầu tư trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
chính và ngoài ngành.

Cụ thể khoản 3 qui định:

- Các công ty nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào
các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh
chính của công ty.

- Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn và
dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty nhà nước (bao gồm
công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô
hình công ty mẹ – công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty
nhà nước độc lập).

- Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo
hiểm, chứng khoán, công ty nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một
doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức
nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các
công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều
lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt
quá quy định này công ty nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.

• Đối với các khoản đầu tư ngoài ngành:

Tại khoản 6 điều 12: Các công ty nhà nước có mức vốn đầu tư ra ngoài
vượt quá mức quy định tại khoản 3 Điều này hoặc đã đầu tư góp vốn vào quỹ đầu
tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán thì trong
thời gian 2 năm, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực phải thực hiện điều chỉnh lại
mức đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn vốn.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện
kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chuyển
phần vốn các Tập đoàn, Tổng công ty đã đầu tư ra bên ngoài về Tổng công ty đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Bất cập:

- Quy định việc khống chế tổng mức đầu tư đối với ngành nghề kinh doanh
chính hiện nay chưa rõ ràng, ngay như trong quyết định thành lập của các
công ty mẹ - tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng không có quy
định về ngành nghề kinh doanh chính, các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm
được xác định như các ngành nghề kinh doanh khác, nên việc xác định để
điều chỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, khi
nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, TTCK tiếp tục ảm đạm, nếu thực hiện
điều chỉnh thông qua chuyển nhượng phần vốn hoặc bán cổ phần thì mục
tiêu bảo toàn vốn nhà nước là rất khó thực hiện, vì giá trị cổ phần tại các lĩnh
vực trên đều đã sụt giảm rất lớn so với thời điểm đầu tư. phần lớn các khoản
đầu tư ra ngoài ngành thuộc thị trường OTC, lập công ty mới, góp vốn hợp
đồng hợp tác kinh doanh, nên chuyển nhượng vốn góp không dễ dàng, nhất
là ở những đơn vị mới đi vào hoạt động, chưa có lợi nhuận.

- Sau khi Nghị định 09 hết hiệu lực thì thời hiệu cho quy định 2 năm phải thực
hiện điều chỉnh còn tiếp tục có hiệu lực, trường hợp các công ty nhà nước
đến năm thứ 2 không thực hiện điều chỉnh trong khi nghị định này hết hiệu
lực thì có vi phạm pháp luật hay không?

Tại khoản 5 điều 12: công ty nhà nước không góp vốn hoặc mua cổ phần của quỹ
đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán”. Tuy
nhiên, trong số hàng trăm công ty chứng khoán, quỹ đầu tư đang tồn tại, có không
ít đơn vị nhận được sự góp vốn của cổ đông nhà nước dưới hình thức khác nhau,
kể cả sự góp vốn của công ty con của các tập đoàn.

Khoản 7 điều 12:


Phải thoái vốn những khoản đầu tư có thể chứa đựng nhiều rủi ro là việc cần làm.
Song ngay cả những khoản đầu tư không có rủi ro công ty nhà nước cũng phải xem
xét hạn chế. Khoản 7, điều 12 Nghị định 09 định nghĩa rất rõ các hình thức đầu tư
ra ngoài công ty nhà nước, trong đó có mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi. Điều
này có nghĩa với các tập đoàn nhà nước có nguồn thu lớn, việc đầu tư vào trái
phiếu, công trái cũng phải tính toán để làm sao toàn bộ các khoản đầu tư ngoài
ngành (kể cả trái phiếu, công trái) chỉ được đến giới hạn tối đa 30% tổng nguồn
vốn đầu tư.

Khoản 4a, điều 16:

Một khó khăn khác mà các công ty nhà nước có mức đầu tư ra ngoài ngành vượt
quy định đang phải đối mặt là chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính “không
được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán” (khoản 4a, điều 16). Đối với
những khoản đầu tư tại công ty niêm yết, phương thức bán được quy định là khớp
lệnh, đấu giá, thỏa thuận, giá bán “không được thấp hơn giá thị trường tại thời
điểm bán” là khả thi. Nhưng với các khoản đầu tư vào công ty chưa niêm yết, mà
giá bán cũng phải tuân thủ quy định trên, thì người bán chịu chết vì không biết xác
định giá thị trường tại thời điểm bán như thế nào cho phù hợp.

IV/ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN

1. Quản lý tài sản:

• Nghị định 09 so với nghị định 199 đã bổ sung thêm các qui định:

Khấu hao tài sản cố định được quy định tại Điều 14 Nghị định
09/2009/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số
203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 :

Bộ Tài chính quy định mức trích khấu hao tối thiểu cho từng loại tài sản cố
định. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty quyết định mức trích khấu hao cụ thể
nhưng không được thấp hơn mức quy định của Bộ Tài chính.

- Khoản 4 Điều 9 Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định : TSCĐ chưa khấu


hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp
xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh
lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu
có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự
phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được
tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư
tài chính quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 09/2009/NĐ-CP :

Việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu
giá hoặc do công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy
định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Trường hợp giá trị còn lại của tài sản cố định ghi trên sổ kế toán nhượng bán
dưới 100 triệu đồng hoặc mức thấp hơn (được ghi trong Điều lệ và Quy chế tài
chính của công ty) thì Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định lựa chọn bán theo
phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường.

Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì công ty
nhà nước được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở
bán tài sản theo phương thức thỏa thuận.

Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính quy định tại Khoản 4, Điều
16 Nghị định 09/2009/NĐ-CP

• Một số bất cập:

Theo điều 23, Quy chế quản lí tài chính của công ty nhà nước và quản lí vốn
nhà nước đầu tư vào DN khác theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP thì “ chi
phí hoạt động kinh doanh của công ty là các khoản chi phi phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính, bao gồm : Chi
phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác. Chi phí sản xuất kinh doanh trong
đó bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ tính theo quy định tại điều 14(Tất cả
TSCĐ hiện có của công ty đều phải trích khấu hao, gồm cả TSCĐ không cần
dùng, chờ thanh lí, trừ những TSCĐ thuộc công trình phúc lợi công cộng,
nhà ở…) và các chi phí khác….”. Như vậy có thể thấy toàn bộ khấu hao
TSCĐ nhà nước đều là chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà
nước.

- Mặt khác theo khoản 1.1 mục III, phần B thông tư số 128/2003/TT-BTC
ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật thuế TNDN thì “Tài sản cố định được trích khẩu hao vào chi phí hợp lí
phải đáp ứng các điều kiện sau : TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh,
TSCĐ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng
minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh. TSCĐ phải
được quản lí, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh
theo chế độ quản lí và hạch toán kế toán hiện hành”.

→ Như vậy, đã có sự bất cập trong việc trích khấu hao TSCĐ ở nghị định 09 làm
cho có sự khác nhau giữa các quy định về chi phí theo luật thuế TNDN và chi phí
theo quy chế quản lí tài sản nhà nước. Chính những điểm khác nhau trên dẫn đến
nhiều cách hiểu khác nhau về khoản chi phí hoạt động kinh doanh tại DN có tài sản
nhà nước, nảy sinh những bất bình đẳng giữa các DN. Các công ty nhà nước sẽ có
lợi hơn vì phải nộp ít thuế TNDN hơn.

2. Quản lý vốn: cơ chế giám sát còn lỏng lẻo, chế tài yếu

• Vấn đề người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác:

- Nhằm khắc phục những bất cập trong công tác quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào DN khác, tránh tình trạng người đại diện(NĐD) tuỳ tiện quyết định,
hoặc không thực hiện đúng chỉ đạo của chủ sở hữu vốn đối với những vấn đề
quan trọng của DN, Nghị định 09 đã bổ sung quy định : đối với những vấn
đề quan trọng của DN được đưa ra thảo luận trong HĐQT, ban giám đốc,
ĐHCĐ hay các thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh, như phương hướng,
chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ
tức…, NĐD phải chủ động báo cáo chủ sở hữu vốn cho ý kiến bằng văn bản,
NĐD có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến chỉ
đạo của chủ sở hữu =>KHOẢN 5 ĐIỀU 45.

Tuy nhiên, trong thực tế, nhờ uy tín vốn có của Nhà nước, người đại diện
vốn nhà nước thường được cử vào những chức vụ lãnh đạo công ty như chủ
tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc...Như vậy đã đánh đồng hai vị trí này
là một nên việc quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp khác còn rất
hình thức, không hiệu quả.
- Các quy định liên quan đến quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại
DN khác được hướng dẫn khá cụ thể. Tuy nhiên, các văn bản này lại "quên"
một đối tượng có vai trò rất quan trọng tại DN khác là người được công ty
nhà nước cử tham gia ban kiểm soát. Họ giúp công ty nhà nước và Đại hội
đồng cổ đông thực hiện các quyền kiểm tra, giám sát HĐQT, tổng giám đốc
DN trong việc quản lý và điều hành DN, trong chấp hành các Điều lệ, Nghị
quyết ĐHCĐ, HĐQT và các quy định của pháp luật; thực hiện kiểm tra tính
hợp lý, hợp pháp trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
của DN, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính
của DN...Do đặc thù công việc trên nên họ có điều kiện nắm sâu sát nhất
tình hình hoạt động, tình hình tài chính của DN và có thể giúp công ty nhà
nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát tại DN khác. Tuy nhiên, hiện nay,
các chế độ hiện hành chưa có hướng dẫn về xử lý thù lao, tiền thưởng được
DN khác chi trả cho đối tượng này; chưa có quy định chức năng nhiệm vụ,
chế độ báo cáo của cán bộ tham gia ban kiểm soát DN khác...

• Vấn đề người đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước:

Khoản 11 điều 2 quy định: “đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước” là các cơ
quan chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền chức năng đại diện chủ sở hữu bao
gồm :thủ tướng CP, bộ trưởng bộ quản lý ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TW, hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ.

Điều 5: Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và chủ sở hữu phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp khác

1. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và chủ sở hữu vốn nhà nước tại
doanh nghiệp khác thực hiện quyền và nghĩa vụ theo qui định tại Luật
doanh nghiệp nhà nước và theo phân công phân cấp của Chính phủ.

2. Chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thực hiện quản lý
vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thông qua việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ của cố đông hoặc người góp vốn cử đại diện phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên, trên thực tế Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương với vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với
rất nhiều công việc khó có thể thực hiện hết vai trò người “đại diện chủ sở hữu
công ty nhà nước”. Trong nhiều trường hợp, những người được nêu ở trên ủy
quyền lại cho những người khác thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn thay mình.

Như vậy, bằng một cách thức rất hành chính, cơ chế quản lý trao quyền cho những
người giám sát, quản lý nguồn vốn nhà nước nhưng họ lại không có điều kiện sâu
sát với hoạt động của các doanh nghiệp. Các bộ phận “trung gian” (cán bộ giúp
giúp, người được ủy quyền, … ) dày đặc luôn tạo nên những “khoảng cách” mênh
mông giữa Chủ tịch UBND của một tỉnh thành, Bộ Trưởng của một ngành, Thủ
tướng của một Chính phủ đối với những cổ máy xay tiền nhà nước. “Khoảng cách”
quản lý bị nới rộng, cung cách quản lý lại nặng tính mệnh lệnh hành chính, thủ tục
giấy tờ, hội họp, báo cáo, rút kinh nghiệm … dẫn đến tính răn đe, ngăn chặn, giám
sát không có.

Cơ chế ấy tạo nên lộ trình dễ dãi cho các loại kế hoạch tài chính, chế độ kế toán,
thống kê và kiểm toán được “làm đẹp”, hợp thức hóa, chế tác.

Chơ chế ấy cũng triệt tiêu tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
thông qua các cơ quan tài chính có thẩm quyền đối với công tác tài chính của
DNNN. Bởi một khi DNNN trực thuộc Chính phủ, Bộ, hoặc UBND cấp tỉnh bản
thân nó đã có những quyền lực thực tế và “quyền lực ngầm” ngang và thậm chí là
có sức nặng hơn so với các cơ quan được cử làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra,
giám sát. Dẫn đến một điều dễ hiểu kết quả thanh tra, kiểm tra không phản ánh
đúng thực chất việc quản lý nguồn vốn nhà nước trên thực tế. Đồng thời, có những
lúc, những nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thanh, kiểm tra không thể
thực hiện được đúng và đầy đủ quyền của mình. Câu chuyện Vinashin được Thủ
tướng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm thanh, kiểm tra từ năm 2007
nhưng mãi đến khi nó sụp đỗ toàn diện vào năm 2010 mới phát hiện ra vấn đề là
một hệ quả tất yếu không có gì khó hiểu.

Cần thấy rằng, những chức vụ lãnh đạo công ty với chức danh đại diện vốn nhà
nước có thể có mối liên hệ tinh thần, nhưng không có mối liên hệ hành chính.

Đại diện vốn nhà nước không thể mặc nhiên được bổ nhiệm vào các chức vụ trên,
mà phải thông qua đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị.

Khi đã trở thành người lãnh đạo công ty, họ là người của công ty, chịu trách nhiệm
trước cấp trên là đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị và được công ty trả
lương.
Có thể nói, trong trường hợp đại diện vốn nhà nước được cử vào chức vụ lãnh đạo
công ty, thì họ trở thành giao điểm giữa cơ chế quản lý vốn nhà nước với cơ chế
quản lý CTCP. Song cần thấy rằng, đây là hai cơ chế quản lý khác nhau.

Với tư cách đại diện vốn nhà nước, họ chịu sự chỉ đạo của cổ đông - nhà nước là
cơ quan ủy quyền đại diện cho họ. Với tư cách lãnh đạo công ty, họ phải tuân thủ
Luật DN, điều lệ công ty và các nghị quyết của cơ quan quyền lực cao nhất của
công ty là đại hội đồng cổ đông.

Chừng nào cơ chế quản lý vốn nhà nước còn chưa rõ ràng, tình trạng lộng quyền
của đại diện vốn nhà nước vẫn còn có đất tồn tại, đó là điều kiện khách quan cho tệ
tham nhũng nảy nở và lây lan.

• Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước đã có, nhưng chế tài đối với
loại hành vi liên quan đến quy định quản lý nhà nước về kinh tế lại quá
chung chung. Phải xác định cụ thể chế tài đối với từng loại hành vi cụ thể
khi xét thấy sự vi phạm, và vi phạm phải được xử lý, nếu để kéo dài hành vi
vi phạm dù đã rõ ràng mà không xử lý thì dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là
điều khó tránh khỏi….

Ví dụ : vụ việc Vinashin, ông Phạm Thanh Bình –chủ tịch hội đồng quản trị
được giao giữ quyền lực rất lớn, làm thất thoát vốn và tài sản của nhà nước
nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý…theo qui định của điểu 165 bộ luật
hình sự ông ta chỉ bị xử phạt 20 năm tù => mức xử phạt quá nhẹ, chưa đủ
tính răn đe!

KẾT LUẬN;

Như vậy nghị định 09 đã bộc lộ khá nhiều bất cập về qui chế quản lý vốn và
tài sản của công ty nhà nước .Tuy nhiên nghị định 09 đã hết hiệu lực từ ngày
1/7/2010 và cho đến nay các công ty nhà nước đã cơ bản chuyển đổi thành
công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước và công ty cố phần có vốn nhà nước
chi phối hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005, vấn đề đặt ra là có nên thiết
lập một cơ chế quản lý tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cố phẩn hay không? Câu trả lời xin nhường cho các nhà hoạch định
chính sách kinh tế có một tầm nhìn vĩ mô về nền kinh tế nước nhà!
-

You might also like