You are on page 1of 28

Mở đầu buổi gặp, GS Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học giải thích ngay, chương trình

trọng điểm này do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, không phải chương trình của Viện Toán học.

Thưa GS, viện nghiên cứu cấp cao về toán thuộc sự vận hành của Bộ GD-ĐT thì có thuận
lợi và khó khăn gì?

GS Ngô Bảo Châu: Theo tôi hiểu, viện đó có quy chế đặc biệt, độc lập với Bộ GD - ĐT,
biên chế sẽ rất ít. Bộ có lẽ chỉ quản về chính sách chung, còn điều hành do ban lãnh đạo của
viện.

Khi nhìn vào nhà toán học, cứ tưởng nhà toán học ngồi trong phòng làm việc một mình, cái
đó rất quan trọng.

Nhưng động lực chính cho phát triển khoa học, cũng như toán học nói riêng, chính là sự kết
hợp với nhau, thậm chí toán học có thể kết hợp với vật lý, khoa học máy tính, sinh học, kinh tế.
Một trong những tư tưởng then chốt là sự kết hợp các nhà khoa học có khả năng, điểm trội khác
nhau.

Các ngành khác nhau đã đành, các nhà toán học làm việc ở Việt Nam, và các nhà khoa học
trẻ đã được đào tạo ở nước ngoài.

Chúng tôi hy vọng, do cơ sở tốt của viện đang hy vọng được thành lập, lôi cuốn họ về Việt
Nam làm việc 1 thời gian. Có thể không phải là vĩnh viễn, 6 tháng thôi, nhưng kết hợp, dần cuốn
hút để nhiều nhà khoa học về Việt Nam làm việc hơn.

Cá nhân tôi thì công việc chính vẫn làm GS ở ĐH Chicago. Nhưng nếu viện thành lập, từ
tháng 6 đến tháng 8, tôi sẽ ở Việt Nam, trực tiếp tham gia vào tổ chức khoa học, làm khoa học ở
Việt Nam. Ban lãnh đạo gọn nhẹ, nhưng có trách nhiệm tuyển chọn hồ sơ theo lí lịch khoa học,
đề tài nghiên cứu, khả năng hợp tác. Chúng tôi không khuyến khích những người làm việc một
mình. Khi có việc quan trọng, tôi sẽ tham gia trực tiếp.

GS Lê Tuấn Hoa: Trong đề án ban đầu của ban soạn thảo, viện này có tên là viện đào tạo
và nghiên cứu cấp cao về toán. Sau khi đóng góp ý kiến, chỉ còn tên viện nghiên cứu cao cấp về
toán. Hiện nay, đang trong quyết định phê duyệt đến lúc có thành lập được hay không thì sẽ có
tên khác.

Chương trình này trực thuộc Bộ GD-ĐT vì mục đích phục vụ nhà toán học trong nước, lực
lượng trong nước ở các trường; sau này, việc điều phối sẽ dễ dàng. Tất nhiên vẫn có một lượng
đáng kể các nhà toán học nước ngoài về làm việc ở viện. Nếu không có sự tương tác như vậy thì
không thể có sự phát triển toán học được. Ngay cả các nhà vật lý, sinh học, nếu trong công trình
nghiên cứu của họ có sử dụng nhiều về toán thì cũng có thể mời đến để làm việc.
GS Ngô Bảo Châu có thể về nước 3 tháng hoặc ít hơn, nhưng không hạn chế khả năng
đóng góp vì những trao đổi qua email là thường xuyên. Việc thành lập càng muộn thì việc GS
Ngô Bảo Châu thu xếp được thời gian càng khó. Các nhà toán học đang hăng hái.

Khi viện thành lập thì sẽ có sự khác biệt thế nào với Viện Toán học hiện nay? Trong tương
lai, có sáp nhập hai viện hay không?

GS Ngô Việt Trung.


GS Ngô Việt Trung: Viện này khó nói.

Viện Toán học là đơn vị hành chính sự nghiệp, tuân thủ quy định hiện hành, nhưng có bất
cập rất lớn là không có quyền đào tạo. Ví dụ, chúng tôi phải liên kết với ĐH Thái Nguyên để đào
tạo. Vì vậy, cần có viện nghiên cứu với cơ chế đặc biệt, trước mắt cho sự nghiệp đào tạo, cho
toán học là các ngành khoa học khác.

Các nước khác cũng tồn tại hai viện song song, như Hàn Quốc. Cái cơ cấu của viện không
phải nghiên cứu cố định. Tôi nghĩ, có hội đồng khoa học quyết định. Những người đến đấy học
cán bộ trẻ vẫn là cán bộ cơ quan trẻ của mình, nâng cao trình độ chuyên môn.

GS Lê Tuấn Hoa: Hai viện nghiên cứu khác nhau về cơ chế và phương thức hoạt động.

Viện Toán hiện nay có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu làm việc thường xuyên, được trả
lương từ ngân sách nhà nước. Còn viện Toán cao cấp sẽ không trả lương. Các nhà nghiên cứu,
các giảng viên trong thời gian đến làm việc tại viện sẽ không được nhận lương mà nhận một
khoản tài trợ nghiên cứu.

Trong thời gian đó, họ không phải giảng dạy, chỉ tập trung cho việc nghiên cứu. Thay vì đi
công tác hay nghiên cứu ở nước ngoài, các nhà toán học có một nơi để nghiên cứu ngay trong
nước. Đây là mô hình có thể áp dụng cho nhiều ngành khoa học. Nhưng ngành toán xin được
mở đầu , thử nghiệm trước vì kinh phí dành cho toán cũng rẻ, ít tốn kém hơn.

GS.Ngô Bảo Châu: Mô hình này thích hợp với khoa học lí thuyết, không thích hợp với
khoa học thực nghiệm. Vì cán bộ luân chuyển thực nghiệm mà máy móc, phải luân chuyển thì
không thể thực hiện được.

Chúng tôi tiên phong làm toán học trước không phải là muốn giành cho toán học một tài
trợ gì đó. Nếu ngành khác muốn tham gia, chúng tôi rất ủng hộ.

15 năm trước, GS.Hoàng Tuỵ đã xây dựng một đề án thành lập một trung tâm nghiên cứu
toán học trong công nghiệp và quản lí, cũng là một một mô hình đặc biệt, rất công phu, cũng đã
trình lên trên và được ủng hộ. Rất tiếc là không vượt qua được trở ngại về mặt nhận thức và cơ
chế quản lí.

Bây giờ, chúng ta có cơ chế mới. Chúng tôi rất tin và kì vọng vào điều này.
Các nhà khoa học nước ngoài cũng về nước nhiều, nhưng về với tư cáchtham gia một vài
công việc nào đó, song lại đi. Chứ trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động khoa học thì chưa
có.

Chúng ta cần huy động những trí tuệ đó. Đây là mô hình để họ tham gia, như một tập thể
khoa học, tập hợp, tổ chức. Một cơ sở tạo điều kiện cho họ tham gia tổ chức, phát triển toán
học.

Ngoài phần đầu tư từ ngân sách Nhà nước, viện có các nguồn tài trợ từ bên ngoài không?

GS Ngô Bảo Châu cùng các đồng nghiệp ở Viện Toán học và các trường ĐH. Ảnh: Bùi
Tuấn GS Lê Tuấn Hoa: Nếu chính phủ không có sự quan tâm đầu tư thì không thể thành lập
được. Viện KIAS của Hàn Quốc có kinh phí hoạt động một năm là 18 triệu USD. Trong đó 15
triệu USD do chính phủ cấp, 3 triệu USD còn lại do viện tự vận động tài trợ từ cá nhân, doanh
nghiệp. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng, chưa thể kỳ vọng nhiều
vào sự tài trợ của giới doanh nghiệp hay tài trợ từ xã hội. Ngân sách Nhà nước vẫn phải đóng
vai trò quan trọng trong đầu tư nghiên cứu khoa học cơ bản như toán học.

GS Ngô Bảo Châu: Viện nghiên cứu cao cấp Princeton có một khoản vốn từ tư nhân lên
tới 500 triệu USD. Số vốn này được giữ cố định, lấy lãi hàng năm làm kinh phí hoạt động, như
trả lương cho 50 GS cơ hữu của Viện, còn những người đến Viện đó làm việc ngắn hạn hàng
năm như làm sau tiến sĩ (khoảng 70 người), hay làm nghiên cứu.. thì hoàn toàn do Nhà nước trả
lương (qua quỹ NSF của Mỹ). Mỗi năm có hàng trăm các nhà khoa học đến làm việc tại viện.
Một trong những tôn chỉ hoạt động, mục đích của Viện NCCC Princeton là đào tạo sau
tiến sĩ. Sau khi làm xong PhD (tiến sĩ), muốn làm việc chuyên nghiệp thì phải làm post doc (sau
tiến sĩ). Thời gian làm post doc tạo ra cơ hội học hỏi từ người giỏi gần như số một thế giới,
người có khả năng truyền cảm hứng hay có giải đáp nào đó mà có thể thay đổi công việc khoa
học của người đó.

Viện IAS của Princeton có được khoản vốn 500 triệu USD là vì họ đã tích lũy trong 70
năm. Bây giờ chúng ta mới thành lập thì không thể làm giống như vậy, đạt được ngay như họ. Vì
thế, chúng ta mới phải đặt ra vấn đề có một cơ chế đặc biệt cho hoạt động của viện.

Như GS Ngô Bảo Châu nói, một trong những mục tiêu của viện nghiên cứu cấp cao này là
tạo vườn ươm cho các nhóm nghiên cứu. Liệu có tình trạng giảng viên từ các trường ĐH sau khi
về viện làm việc một thời gian, nâng cao được trình độ, năng lực, sẽ tiếp tục ra nước ngoài
nghiên cứu và không quay về trường cũ? Như vậy liệu có phải là một sự đầu tư lãng phí?

GS Ngô Bảo Châu: Cách giữ người tốt nhất là tạo ra một nơi làm việc, dành cho nhà khoa
học một vị trí làm việc tốt. Hiện nay, nhà nước cũng đang đầu tư rất nhiều tiền cho chương trình
đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Nếu không có chính sách, việc thu hút những người cử đi đào tạo ở
nước ngoài về cũng còn khó khăn, nói gì đến những người tự tìm kiếm được cơ hội đi học tập,
nghiên cứu ở nước ngoài.
Đối với những người được đào tạo ở nước ngoài, thu hút về nước tốt nhất là thời điểm
ngay sau khi họ vừa hoàn thành luận án tiến sĩ. Còn sau đó, nếu họ đã ổn định cuộc sống gia
đình, công việc ở nước ngoài, việc thu hút họ về hẳn sẽ khó hơn. Việc hình thành một viện
nghiên cứu có thể đảm nhận được việc đào tạo sau tiến sĩ ngay trong nước cũng là một điều kiện
để thu hút các nhà khoa học sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ trở về Việt Nam.

GS Lê Tuấn Hoa: Nếu sau thời gian làm việc ở viện nghiên cứu cao cấp về toán, các nhà
toán học Việt Nam đủ trình độ, uy tín được các GS nước ngoài nhận đi làm nghiên cứu tiếp thì
theo tôi, đó là một điều đáng mừng, đáng tự hào chứ không đáng lo.

Trong bài phát biểu của anh Châu ở Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình có đề cập tới
điều kiện cho khoa học phát triển lành mạnh là cần có tự do tuyệt đối. Đặt trong bối cảnh của
mình hiện nay, nên hiểu ý của anh như thế nào?
GS Ngô Bảo Châu: Khoa học cơ bản do sự đầu tư, nhà nước có định hướng. Nhưng nếu
nhà nước có chỉ định cụ thể, tôi không tin điều đó sẽ giúp cho khoa học phát triển. Tự do tức là
việc tự nhà khoa học chọn làm, chứ không phải người khác bảo làm cái gì. Một ví dụ cụ thể,
những nơi mà khoa học phát triển, chẳng hạn, Pháp đầu thế kỷ 19, Đức cuối thế kỷ 19 và Mỹ
trong thế kỷ này, là những nơi mà tinh thần tự do học thuật đạt đến đỉnh cao.

Hương Giang - Hạ Anh (Ghi)

Khi nhận được sự chào mừng nồng nhiệt của gần 4.000 người tối 29/8, cảm xúc của Giáo
sư khi đó thế nào?

- Tôi rất cảm kích trước sự quan tâm của Chính phủ khi tổ chức buổi lễ mừng công với tình
cảm rất trân trọng và chân thành. Tôi cũng thực sự cảm động trước tình cảm và sự tự hào mà tôi
nhìn thấy trong ánh mắt của các em học sinh, sinh viên tới dự buổi lễ. Đối với tôi, đó là niềm
hạnh phúc, cổ vũ rất lớn.

- Trên blog cá nhân, anh có nói lo lắng về trách nhiệm lớn sau khi nhận giải thưởng
Fields. Vậy, anh có thể chia sẻ về trách nhiệm này?

- Rất nhiều người lo lắng về hiện trạng của khoa học và giáo dục đại học của nước ta. Từ
trước đến nay, ngoài công việc chính là nghiên cứu toán học, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm
đối với câu hỏi khó giải đáp này. Giải thưởng Fields làm cho tiếng nói của tôi được mọi người
lắng nghe hơn, vì vậy trách nhiệm kể trên cũng trở nên nặng nề hơn.

- Vậy trong thời gian tới anh sắp xếp thế nào giữa công việc ở ĐH Chicago và trách nhiệm
đối với ngành Toán học Việt Nam nói chung và Viện Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán
học nói riêng?

- Ngoài việc triển khai hướng nghiên cứu mới cho bản thân, tôi dự định sẽ nhận nhiều sinh
viên làm nghiên cứu sinh hơn trước đây. Công việc ở Việt Nam liên quan chủ yếu đến Viện
Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán học - hy vọng sẽ sớm được thành lập. Viện này sẽ phải
là một vườn ươm để nhiều nhóm nghiên cứu mới, nhiều đề tài nghiên cứu mới có cơ hội nảy
mầm.
Cá nhân tôi cũng có dự định tổ chức một nhóm nghiên cứu như vậy, nhưng tôi hy vọng sẽ
có nhiều nhóm khác. Cụ thể hơn, tôi sẽ tham gia cùng với Ban điều hành của Viện trong công
việc tuyển chọn cũng như thu hút những nhà toán học có năng lực trong và ngoài nước đến làm
việc ở Viện trong một khoảng thời gian có giới hạn. Việc tuyển chọn sẽ dựa trên lý lịch khoa
học, triển vọng của đề tài nghiên cứu cũng như khả năng hợp tác.
Ngoài ra, tôi cũng sẽ cố gắng giúp ĐH Quốc gia Hà Nội tạo những mối quan hệ quốc tế
xứng với tầm của mình. Theo khả năng, tôi sẽ cố gắng theo dõi những vấn đề chung của nghiên
cứu và đào tạo khoa học, và có ý kiến nếu cần thiết.

- Trở lại với giải thưởng Fields, nhiều người cho rằng, việc anh đoạt giải là thành tựu của
nền giáo dục Pháp và Mỹ chứ không phải là nền giáo dục Việt Nam. Quan điểm của giáo sư về
nhận định này?

- Nên nói chính xác hơn, thành công của cá nhân tôi phụ thuộc nhiều vào môi trường
nghiên cứu khoa học của Pháp và Mỹ. Nhiều tố chất toán học ở tôi đã được hình thành từ thời
gian học phổ thông ở Việt Nam, vì vậy phủ nhận nền giáo dục Việt Nam ở đây là rất không công
bằng.

- Như anh từng nói, anh sẽ dành khoản tiền thưởng (15.000 USD) của giải Fields cho Quỹ
học bổng Ngô Bảo Châu. Vậy, anh có thể chia sẻ về dự định thành lập và mục đích của Quỹ học
bổng?

- Tôi đang bàn bạc với nhiều bạn bè, cũng như một số doanh nghiệp để thành lập Quỹ
khuyến học hay Quỹ học bổng này. Tôi sẽ dành trọn số tiền thưởng của giải Fields cho Quỹ. Đây
không phải là một món tiền lớn nhưng có ý nghĩa. Hy vọng nó sẽ làm chất xúc tác để nhiều tổ
chức và cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ. Cuối tuần này, chúng tôi dự định sẽ có buổi họp bàn tròn
để dự định này trở nên gần với hiện thực hơn.
Bước đầu, chúng tôi dự định sẽ trao một số học bổng cho sinh viên có thành tích xuất sắc
có gia cảnh khó khăn, và một số nghiên cứu sinh trong nước. Ngoài việc trao học bổng, Quỹ sẽ
tìm một giảng viên nơi sinh viên học làm người đỡ đầu. Lời khuyên, sự quan tâm của một người
anh đôi khi cũng có giá trị không kém so với hỗ trợ bằng tài chính.

- Trước đã từ chối đề nghị tặng biệt thự của ông Đào Hồng Tuyển ở Tuần Châu. Nhiều ý
kiến cho rằng, anh nên nhận căn biệt thự đó và bán đấu giá rồi sung vào Quỹ học bổng Ngô Bảo
Châu để nhiều học sinh nghèo hiếu học sẽ có cơ hội học tập?

- Sự hỗ trợ của những doanh nhân thành công như ông Tuyển là rất quý đối với Quỹ.
Nhưng tôi hy vọng là Quỹ có thể nhận được sự ủng hộ bằng một thể thức đơn giản hơn cách mà
nhiều người đề xuất ở trên. Đối với tôi, việc Quỹ tuyệt đối minh bạch và trao được học bổng đến
đúng người, quan trọng hơn là tổng số tiền quyên góp được. Thành lập được Quỹ này là một việc
khó, nhưng duy trì nó là việc còn khó hơn nhiều.

- Từ thành công của mình, Giáo sư có lời khuyên nào đối với các bạn trẻ hiện nay?
- Hiện nay, điều kiện vật chất của các gia đình tốt hơn nhiều so với thời tôi còn bé. Nhưng
bên cạnh đó, vẫn còn những vấn đề khác trong cuộc sống làm cho các em sao nhãng việc học
tập. Vì vậy, tôi thấy các em có nhiều thứ dễ hơn nhưng cũng có nhiều cái phức tạp hơn. Do đó,
các bạn trẻ nên giữ cho mình một khoảng thời gian yên tĩnh để học tập và đọc sách.
Tiến Dũng thực hiện

Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu đã dành cho Thanh Niên cuộc trao đổi ngắn gọn xung quanh
những ấp ủ về việc chấn hưng nền khoa học - giáo dục Việt Nam.
* Sau khi được trao giải Fields, anh có những kế hoạch gì mới trong việc tham gia các nỗ
lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở Việt Nam?

- Tôi rất hy vọng Viện Nghiên cứu và đào tạo cao cấp về toán sẽ được Nhà nước ủng hộ.
Viện này dự định thu hút những nhà khoa học trẻ VN được đào tạo ở nước ngoài cũng như
những nhà khoa học nước ngoài hàng đầu. Viện cũng sẽ rất ưu tiên những nhà toán học hiện
đang làm công tác giảng dạy trong nước. Viện chỉ có rất ít biên chế chính thức, còn lại những
người khác được mời đến làm việc trong một khoảng thời gian từ 3 tháng đến 1 năm, có thể lâu
hơn trong trường hợp ngoại lệ. Viện sẽ ưu tiên sự phối hợp giữa các nhà toán học và giữa toán
học với các ngành khoa học khác như khoa học máy tính, vật lý, sinh vật, kinh tế... Tóm lại, Viện
sẽ đóng vai trò vườn ươm cán bộ khoa học cho các trường đại học.

* Anh có đề cập đến quỹ khuyến học sắp ra đời, anh có thể cho biết quỹ sẽ hoạt động như
thế nào và đối tượng chính phục vụ là ai?

- Đối tượng chủ yếu là sinh viên giỏi có hoàn cảnh gia đình khó khăn, và nghiên cứu sinh
xuất sắc. Ngoài việc cấp học bổng cho sinh viên, chúng tôi sẽ cố gắng tìm một giảng viên tại
trường mà sinh viên đó học làm người đỡ đầu, theo mô hình tutor (người dạy một học sinh duy
nhất - NV) trong các trường ở Anh. Thời gian đầu có lẽ chúng tôi hạn chế trong lĩnh vực khoa
học cơ bản. Sau này nếu quỹ hoạt động thành công, chúng tôi có thể mở rộng ra những lĩnh vực
khác.

* Anh có tin rằng với uy tín và sự dấn thân của anh, sẽ có thêm nhiều nhà khoa học VN ở
nước ngoài cùng chung tay vào nỗ lực chấn hưng nền khoa học - giáo dục Việt Nam?

- Nếu không có nỗ lực của nhiều người, trong và ngoài nước, chắc chắn sẽ không có sự
chấn hưng nào cả. Tôi tin là nếu Nhà nước có chính sách khoa học đúng, để mỗi người phát huy
được khả năng của mình, thì chúng ta sẽ đi lên. Tôi luôn nhìn vào ví dụ của Hàn Quốc để thấy
chấn hưng nền khoa học - giáo dục là điều có thể.

* Trở lại với câu chuyện của anh. Thành công thường đi kèm hệ lụy. Đọc blog anh, tôi có
cảm giác anh đang phải chịu đựng điều này?

- Đúng là tôi không thích cuộc sống riêng tư của mình được phơi lên báo chí. Nhưng tôi
nghĩ là cơn sốt này sẽ qua nhanh. Chưa ai được huy chương Fields hai lần.
Đỗ Hùng
GS Ngô Bảo Châu: Nhà khoa học có 2 nhiệm vụ, chủ yếu một là làm khoa học, hai là
người nước nào đóng góp cho nền khoa học nước đó. Trong quan điểm của tôi, nhiệm vụ của
toán học thế giới, của nhân loại là nhiệm vụ quan trọng.

Vì vậy, trong 5 năm tới, tôi không thể về Việt Nam sống và làm việc toàn bộ thời gian
được. Nhưng tôi có thể sẽ về thường xuyên hơn, thời gian dài hơn, tham gia tổ chức viện toán
học cao cấp. Tôi hy vọng, viện này sẽ tổ chức được những nhóm nghiên cứu.

Tương lai của khoa học cơ bản phụ thuộc vào việc hiện tại có thể tổ chức được những
nhóm làm việc trẻ hăng say khoa học, tiếp cận với những luồng nghiên cứu mới trong khoa học
hay không.

Có thể trong vài nhóm, chỉ có một nhóm tiếp tục. Chứ nếu không, hiện tại, vẫn có những đề
tài nghiên cứu của các bậc tiền bối đã làm, vẫn tiếp tục cho làm lại, không thể nào đi ra khỏi
luống cày trước đây. Không đi ra khỏi luống cày, không thể đi lên được. Cần tạo ra những nhóm
làm việc trẻ có sức đột phá. Giáo sư làm việc với sinh viên, nhà khoa học lớn tuổi làm với người
trẻ tuổi. Theo tôi hiểu, trong nước vẫn thiếu những nhóm làm việc có sức sống như vậy.
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cái ta đang cố gắng luôn có giá trị

TTO - Giáo sư Ngô Bảo Châu dù bận rộn với những hoạt động tại Hội nghị Toán học thế
giới ở Ấn Độ vẫn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn đọc Tuổi Trẻ.

Gần gũi, sâu sắc, thân thiện, cách giáo sư Ngô Bảo Châu chuyện trò cho ta cảm giác như
giáo sư đang nói chuyện với một người thân, một người bạn, một đồng nghiệp.

Tôi cố gắng hoàn thành việc mình phải làm

* Ngoài sự nỗ lực của bản thân, xin GS chia sẻ điều cần và đủ trước khi bắt đầu một
nghiên cứu là gì? (Trần Minh Điền, 25 tuổi)

- Rất khó bắt đầu nghiên cứu khoa học nếu không có một môi trường nghiên cứu khoa học.
Có nhiều thứ chỉ học được ở thầy, nhưng có nhiều thứ học ở bạn bè thì dễ hơn. Không khí
nghiên cứu xung quanh là một sự cổ vũ rất lớn. Nó giữ vững niềm tin của ta, khi thành công
chưa đến, rằng cái ta đang cố gắng có giá trị, có ý nghĩa.

* Xin hỏi động lực nào thúc đẩy anh đến với thành công ngày hôm nay (Hồ Hải Đăng, 18
tuổi)

- Cá nhân tôi không thấy mình có động lực gì đặc biệt, ngoài ý thức cố gắng hoàn thành tốt
việc mình phải làm.

* Học sinh A0 giờ khổ lắm anh ạ. Suy nghĩ chả còn được trong trẻo như các anh ngày xưa.
Cũng có thời cả lũ mơ thành nhà toán học, nói ngông với nhau rồi sẽ thành Lobachevski, Euler
của Việt Nam... Đến bao giờ mới có một nơi để dân toán vẫy vùng hả anh? (a0_k42, 18 tuổi)
- Các anh ngày xưa cũng khổ không kém các em bây giờ đâu. Giữ gìn sự trong sáng trong
suy nghĩ là kết quả của một quá trình luyện tập đều đặn. Anh nghĩ, các em bây giờ có nhiều hơn
cơ hội đi học nước ngoài. Anh hy vọng việc giảng dạy toán ở các trường đại học lớn ở Việt Nam
cũng sẽ tốt dần lên. Còn các ngành khác thì quả thật là anh không được biết rõ lắm.

* Làm thế nào để có một bộ óc tuy duy thật tốt? Những lúc làm việc căng thẳng thì giáo sư
thường làm gì để giảm stress? Những lúc nghiên cứu thất bại GS có chán nản không? Đâu là
động lực để giáo sư tiếp tục nghiên cứu? Để sống trong môi trường học tập nước ngoài thì cần
những hành trang gì? Xin cảm ơn GS. Chúc GS dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc
sống. (Lê Phan Thanh Duy, 20 tuổi)

- Tôi cho rằng cách giảm stress tốt nhất là trò chuyện với những người thân trong gia đình.
Nhưng cũng có nhiều lúc, khi làm toán căng thẳng quá, tôi đóng cửa phòng làm việc, không nói
chuyện với ai nữa. May mà vợ con tôi còn thông cảm.

Để có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống ở nước ngoài, có lẽ bạn nên chịu khó đọc sách. Có
đọc sách bạn mới thấm được cách đùa của người có văn hóa khác. Khi mình chưa biết đùa, chưa
hiểu khi người ta nói đùa thì khó tạo nên những mối tương giao thân thiết. Có nhiều chuyện tầm
thường hơn nhiều, ví dụ như trong bữa ăn, người ăn xong trước vẫn ở lại bàn ăn để trò chuyện
chứ không ra xa lông xỉa răng.

* Chắc chắn với giải thưởng danh giá này anh cũng sẽ chịu rất nhiều áp lực. Vậy anh đã
có những kế hoạch gì để mang những kiến thức mà anh đã có được để giúp đỡ ngành toán học
Việt Nam và đất nước Việt Nam? (Lê Vương Thịnh, 27 tuổi)

- Với sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ thông qua chương trình trọng điểm quốc gia về toán,
chúng tôi có một số kế hoạch để trong năm, mười năm nữa, sẽ có nhiều nhà toán học Việt Nam
trẻ, sung sức, sẽ có nhiều giảng viên đại học ở mọi miền của đất nước có công trình nghiên cứu
khoa học thật sự.

* Xin GS cho biết liệu trong tương lai toán học Việt Nam có thể đạt được nhiều thành công
hơn không? (Việt, 18 tuổi)

- Tôi thực sự hy vọng cục diện của toán học Việt Nam sẽ thay đổi với chương trình trọng
điểm. Nếu trong hội nghị toán học thế giới năm 2018, tức là trong lần sau nữa, có một, hai nhà
toán học Việt Nam làm việc ở Việt Nam được mời làm báo cáo chuyên ngành, thì có thể coi như
mảng nghiên cứu của chương trình trọng điểm thành công.

Tất nhiên đây là một chỉ tiêu rất phiến diện, nhưng nếu cần một chỉ tiêu để đánh giá một
cách nhanh gọn, thì tôi sẽ chọn chỉ tiêu này. Để đạt được mục tiếu đó, các nhà toán học sẽ phải
nỗ lực nhiều. Hàn Quốc đầu tư rất mạnh vào toán và khoa học cơ bản từ đầu năm 90, sau hơn 15
năm, vào hội nghị lần trước (2006), họ đã có hai người Hàn Quốc, làm việc ở Hàn Quốc. Lần
này thì họ còn một. Nhưng tôi đánh giá là họ đã khá thành công.

* Nếu có thể thì chú sẽ thay đổi điều gì đầu tiên trong nền giáo dục Việt Nam để nước ta sẽ
ngày càng có nhiều "Ngô Bảo Châu" hơn? (Phạm Anh Duy, 17 tuổi)
- Ý thức về sự cần thiết của nghiên cứu khoa học nghiêm túc trong các trường đại học.

* GS nghĩ sao về sự phát triển của toán học Việt Nam, hơn thế nữa là sự ứng dụng toán
học để phát triển đất nước Việt Nam chúng ta! (Lê Nguyễn Đình Khương, 22 tuổi)

- Bạn có vẻ hơi nghi ngờ về "cái tích sự" của toán học cho cuộc sống xã hội. Ở Mỹ, chỉ có
1/4 số người có bằng PhD về toán, tiếp tục làm việc hàn lâm tức là dạy và nghiên cứu toán. 3/4
còn lại, không những có việc làm, mà thường là việc làm có thu nhập khá cao: trong các nhà
băng, quĩ đầu tư, hãng bảo hiểm và cái mà tôi ngạc nhiên nhất là con số khá lớn những người đi
làm cho cơ quan an ninh quốc phòng.

Ở Việt Nam hiện nay, kiến thức toán học không cần bằng khả năng giao tiếp xã hội,
khả năng "quan hệ". Nhưng ngay cái này có thể cũng sẽ thay đổi, nếu xã hội dần dần được tổ
chức tốt hơn.

* tại sao GS sau khi đạt được danh hiệu cao quý đó lại không trở về Việt Nam làm việc
hẳn thay vì chỉ dừng lại là "tham vấn" như GS đã từng nêu? Chúc GS có được sức khỏe dồi dào!
(Phan Thị Mỹ Bình, 29 tuổi)

- Đối với tôi, việc tìm hiểu, khám phá khoa học cũng quan trọng không kém việc góp sức
xây dựng nền khoa học và giáo dục Việt Nam. Để làm tốt cả hai việc này, đối với tôi, về Việt
Nam làm việc hẳn vào thời điểm này không phải là lựa chọn tốt nhất. Như tôi đã có lời tâm sự,
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hiểu rất rõ việc này.

Tôi rất mong muốn các nhà khoa học đang làm việc ở Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội
hơn để phát huy khả năng của mình. Các nhà khoa học cần những chính sách đúng đắn của chính
phủ.

* thế nào là một người thành công và thế nào là một người thất bại? Chú đã bao giờ vấp
ngã trong cuộc sống chưa ạ? (Đặng Quốc Trung, 17 tuổi)

- Ai cũng từng vấp ngã. Có một người bạn đã cho chú một lời khuyên như thế này trong
một thời điểm khủng hoảng: "Thất bại của cậu không có gì là đặc sắc, rất nhiều người đã ở trong
hoàn cảnh như cậu và họ đều đứng lên đi tiếp, tại sao cậu không làm như thế?".

* GS có thể cho biết khó khăn lớn nhất làm trì trệ nền khoa học nước nhà nói chung và nên
toán học nói riêng? Và theo GS thì các nhà lãnh đạo (có chất lượng) và giới trẻ Việt Nam nên
làm gì để cải thiện điều đó? (Nguyễn Phúc Kỳ Nam, 22 tuổi)

- Chỉ cần nhìn vào thống kê công bố khoa học là có thể hiểu tình hình chung của nghiên
cứu khoa học trong nước. Theo tôi, những người có trách nhiệm ở các trường đại học, từ trưởng
khoa đến hiệu trưởng nên có ý thức đi tìm những cán bộ khoa học sung sức, có năng lực về làm
cho mình, và tìm cách đãi ngộ họ tốt nhất có thể. Trường đại học quốc tế TP.HCM làm rất tốt
việc này.
Ở các nơi khác, tôi vẫn chỉ nghe thấy nói "có ai giỏi về bọn mình nhận ngay". Có một đội
ngũ nhà khoa học trẻ, sung sức, có năng lực là chuyện sống còn của một trường đại học. Chủ
động đi tìm không có nghĩa là tự hạ mình. Các trường "to đầu" như Harvard, Princeton thường tự
đi tìm người về làm cho mình, chứ họ không ngồi đợi.

* Tôi từng nghe nhắc đến 7 bài toán của thiên niên kỷ (một bài đã được giáo sư Perelman
người Nga giải quyết những năm gần đây). Thưa GS, có bao giờ GS quan tâm đến những bài
toán đó chưa? GS có còn đam mê và động lực để theo đuổi một trong các bài toán này không?
Kiến thức và chuyên ngành của GS có liên quan đến một trong những bài toán đó không?
Việc GS chuyển tới đại học Chicago, như GS nói, là để cùng các đồng nghiệp giải quyết
các lĩnh vực liên quan. Tôi muốn hỏi: môi trường và công việc sắp tới ở ĐH Chicago có quá bận
khiến GS không còn thì giờ để nuôi ý tưởng cho một trong những bài toán thiên niên kỷ trên
không? (Lê Văn Dũng, 25 tuổi)

- Những bài toán được viện Clay đặt tên là thiên niên kỷ đúng là những vấn đề rất quan
trọng. Nhưng những vấn đề tôi chọn để nghiên cứu trong thời gian tới đây không liên quan nhiều
đến 7 bài toán của viện Clay.
Giải thưởng Fields mang đến nhiều trách nhiệm và lấy đi nhiều thời gian cho việc nghiên
cứu. Nhưng cả ở Chicago và ở Hà Nội, mọi người đều rất cố gắng để tôi có nhiều thời gian nhất
cho việc làm toán.

* Sau khi nhận được giải thưởng có làm GS mất đi động lực nghiên cứu không? Dự định
của GS sắp tới là gì? (Bùi Hữu Nghĩa, 19 tuổi)

- Giải thưởng không làm thay đổi công tác khoa học của tôi. Tôi vẫn tiếp tục những dự
định tôi đã có từ trước. Dự định khoa học rất khó giải thích đơn giản cho bạn hiểu. Khi giải thích
được mọi thứ đơn giản gãy gọn, thì vấn đề coi như đã giải quyết xong một nửa, không còn là dự
định nữa.

* GS có kế hoạch gì để cống hiến cho đất nước không? Và GS có lời khuyên nào dành cho
các bạn trẻ không? (dang dinh dong, 28 tuổi)

- Tôi sẽ tham gia công việc của Viện đào tạo nghiên cứu cao cấp về toán. Chúng tôi sẽ cố
gắng chắp nối các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, để toán học Viêt Nam tiếp cận với
nhiều hướng nghiên cứu mới. Viện có trách nhiệm làm vườn ươm cho nòng cốt của toán học
Việt Nam tương lai và ủng hộ công tác nghiên khoa học trong các trường đại học. Chúng tôi
cũng sẽ rất chú trọng đến những hướng nghiên cứu liên ngành, phối hợp toán học với khoa học
máy tính, vật lý, sinh học, kinh tế...

* Thưa GS, trong thời gian tới, ông có dự định sẽ cho dịch các công trình khoa học của
mình ra tiếng Việt và xuất bản rộng rãi không? Xin cám ơn. (Lê Anh Tú, 21 tuổi)

- Các công trình khoa học của tôi phần nhiều có tính chuyên sâu, dịch ra tiếng Việt thực ra
không có mấy tác dụng. Nhưng tôi rất ủng hộ việc dịch những sách toán, sách khoa học kinh
điển ra tiếng Việt. Bản thân tôi cũng sẽ cố gắng viết một số sách phổ biến khoa học dành cho
đối tượng là sinh viên đại học.
* Thưa GS, theo ông, phẩm chất nào ở người nghiên cứu khoa học là cần thiết nhất? Có
phải là sự can đảm, dám dấn thân không? Xin cám ơn giáo sư! (Lê Anh Tú, 21 tuổi)

- Trung thực, can đảm, tự do trong tư tưởng và học thuật là những phẩm chất không thể
thiếu của một nhà khoa học. Dấn thân theo nghĩa xã hội thì phụ thuộc vào cá tính từng người.
Nhà khoa học giỏi không nhất thiết phải là người dấn thân vào các công tác xã hội.

* Xin anh cho biết làm thế nào để khoa học Việt Nam thực sự phát triển đột phá trong
những năm tới? Liệu chúng ta có cần phải thành lập những trung tâm xuất sắc (Centers of
Exellence) như các nước Nhật, Hàn đang làm không? (Đông A, 40 tuổi)

- Những trung tâm nghiên cứu xuất sắc có vai trò rất lớn trong việc kéo mặt bằng chung
của giáo dục đại học đi lên. Tất nhiên, muốn được như thế, nó phải có sự gắn bó hữu cơ với các
trường đại học.

* Tôi là một luật sư. GS có thể cho ý kiến và đóng góp thực tại của Toán học Việt Nam?
Và nếu được mời Viện trưởng của Toán học Việt Nam. GS có suy nghĩ như thế nào? (Ngô Minh
Thành, 34 tuổi)

- Bạn có thể đọc những câu trả lời của tôi về dự định của Viện nghiên cứu và đào tạo cao
cấp về Toán mà chúng tôi rất hy vọng sẽ được nhà nước ủng hộ.

* Xin GS cho biết công trình của GS (chứng minh bổ đề cơ bản Langlands) hoàn thành
trong thời gian bao lâu (kể từ lúc bắt đầu bắt tay vào chứng minh cho đến lúc hoàn thành và
công bố công trình) và có những trở ngại nào trong quá trình chứng minh? (Nguyễn Anh Lương,
39 tuổi)

- Tôi mất sáu năm để hoàn thành công trình này. Nếu xem thời gian trước đó như một quá
trình chuẩn bị, thì chắc sẽ còn nhiều hơn như thế.

* Anh Bảo Châu ơi nếu như về Việt Nam công tác, trong chương trình làm việc, anh có
thể giúp cho các em học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa tiếp cận được nguồn tài liệu toán học
quí giá ở các quốc gia trên thế giới không? (Nguyễn Toàn Vẹn, 36 tuổi)

- Chương trình trọng điểm quốc gia của ngành toán có một mảng chú trọng đến giáo dục
phổ thông chuyên toán. Bản thân tôi không có vai trò chủ đạo trong mảng này. Tài liệu toán thực
ra bây giờ khá sẵn ở trên mạng. Cái khó là hướng dẫn học sinh như thế nào để khỏi lạc trong đại
dương kiến thức.

* Đằng sau sự thành công của một nguời đàn ông có bóng dáng của một người phụ nữ. GS
có thể cho biết đôi điều về người phụ nữ đó không? (le van trinh, 25 tuổi)

- Vợ tôi không muốn được thông tin đại chúng nhắc đến. Tôi hoàn toàn hiểu và tôn trọng
cô ấy.
* GS có định hướng cho ba cô con gái của mình theo con đường của GS không? Nếu có
cháu không theo cha, anh sẽ nghĩ sao? Xin trân trọng cảm ơn GS! (Bùi Thị Thúy, 38 tuổi)

- Chúng tôi cố gắng định hướng cho con mình theo khả năng và sở thích của các cháu.
Nhưng thực ra chuyện này không dễ chút nào.

* Theo ông thì một môi trường tốt để học tập và nghiên cứu phải như thế nào? Và làm sao
để có thể học trong những môi trường như thế? Một học sinh muốn theo con đường khoa học thì
cần phải làm việc gì trước, việc gì sau? (Võ phi long, 17 tuổi)

- Môi trường khoa học là nơi việc tìm hiểu kho tàng tri thức của nhân loại và làm giàu cho
nó được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đó là nơi tập hợp những người hết mình trong công tác
truyền đạt tri thức đã biết, và tìm tòi những tri thức mới.

* Thưa GS, hiện GS đã trở thành "sao" trong mắt giới trẻ chúng tôi, GS có cảm thấy bị áp
lực không khi đời tư, từng thái độ của GS được báo chí đưa tin? (Ngọc Minh)

- Tôi không thích chuyện riêng tư của mình phơi lên mặt báo. Nhưng tôi tin là cơn sốt này
sẽ dịu xuống nhanh. Chưa có ai được huy chương Fields hai lần.

* Thưa GS, tôi có một cháu nhỏ đang học lớp 1, cháu rất thích học một toán, tôi muốn hỏi
GS làm thế nào để có thể nuôi dưỡng niềm đam mê toán học từ nhỏ cho cháu? (Nguyễn Thị
Hồng Linh, 32 tuổi)

- Theo tôi, nên cho trẻ thử sức với những bài toán khó hơn khă năng một chút. Trẻ con, và
thực ra cả người lớn, đều có thích thú vượt lên chính mình. Ngoài ra, chị có thể tìm mua một số
sách toán học thưởng thức, tiểu sử các nhà toán học lớn... Lúc nào có thời gian, tôi sẽ xây dựng
hộ chị một danh sách.
TTO

Ngo Bao Chau, l'obstiné


LEMONDE | 20.08.10 | 16h26

Réagissez à cet article Réagissez (4) Classez cet article Classez Imprimez cet article
Imprimez Envoyez cet article par e-mail Envoyez PartagezPartagez
Ngo Bao Chau, lors de sa remise de la médaille Fields, à Hyderabad, en Inde, le 19 août.
AFP/NOAH SEELAM
Ngo Bao Chau, lors de sa remise de la médaille Fields, à Hyderabad, en Inde, le 19 août.

"Il y a quelques années, j'avais croisé Ngo Bao Chau qui m'avait dit qu'il avait quelques
idées sur le programme de Langlands, se souvient le mathématicien Martin Andler. Il s'agit d'un
des Graal des mathématiques. Je m'étais dit, "cause toujours !" Eh bien voilà..."
OFFRE SPECIALE ETE : Restez connecté à l'information tout l'été
Abonnez-vous au Monde.fr : 6€ par mois + 1 mois offert + le stylo Le Monde
Sur le même sujet
Les lauréats de la médaille Fields posent pour les photographes, le 19 août, à Hyderabad,
en Inde.
Les faits Maths : l'école française distinguée
Profil Cédric Villani, le flamboyant
Les faits Mathématiques : deux Français reçoivent la médaille Fields
Edito du "Monde" Les mathématiciens français au pinacle

Ngo Bao Chau, né en 1972 à Hanoï, vietnamien ayant acquis la nationalité française début
2010, a tenu son pari, au terme de ce qu'il qualifie lui-même de "longue marche à la poursuite du
lemme". Un lemme, en mathématique, est un résultat intermédiaire sur lequel on s'appuie pour
conduire la démonstration d'un théorème plus important. La démonstration du "lemme
fondamental" de Ngo tient en près de 170 pages que bien peu de personnes sur cette planète sont
en mesure de comprendre. Il lui vaut la médaille Fields.

Mais c'est un lemme de dix lignes, rédigé à l'Institut des hautes études scientifiques (IHES),
qui fut pour lui décisif. Alors qu'il le croyait insignifiant, Laurent Lafforgue (médaille Fields
2002), à qui il le soumet, le détrompe. "Cet après-midi-là, j'avais vécu l'un des moments les plus
décisifs de ma carrière", raconte Ngo.

Ce surdoué, adolescent champion des Olympiades internationales de mathématiques, a fait


l'essentiel de ses études supérieures en France, avant d'oeuvrer au CNRS et dans diverses
universités parisiennes.

Depuis trois ans, il était en résidence à Princeton, dans l'Etat du New Jersey. Il a pu parfaire
sa démonstration majeure dans cette autre patrie du lemme avec l'université de Chicago, où il est
désormais en poste. "Il est dommage que la France ne l'ait pas retenu", regrette Jean-Pierre
Bourguignon, directeur de l'IHES, qui compte l'aider à monter une école mathématique au
Vietnam.
Hervé Morin
Article paru dans l'édition du 21.08.10

Ngô Bao Châu reçoit la médaille Fields pour sa démonstration du lemme fondamental du
programme de Langlands, trente ans après sa formulation. Le mathématicien avait déjà reçu le
prix Clay en 2004 avec Gérard Laumon pour la preuve du lemme fondamental pour les groupes
unitaires.

Laissons la parole à Ngô Bao Châu lors d’un entretien en mars 2010, il disait entre autre…
Comment définir le lemme fondamental ?
N.B.C. Un « lemme » est un petit théorème de nature technique ; le mot « fondamental » se
rapporte au rôle qu’il joue dans un domaine bien délimité des mathématiques. Il existe un certain
nombre de lemmes fondamentaux. Il s’agit ici de celui de la théorie d’« endoscopie automorphe
» [1] . Ce nom abscons délimite un champ de recherche à l’intérieur d’une très vaste perspective
que nous appelons le programme de Langlands. Robert Langlands en a énoncé les prémices dans
une lettre à André Weil, datée de 1967. Son objectif était d’établir un lien entre la théorie des
nombres, l’analyse et la géométrie algébrique. Il a énoncé deux conjectures, appelées la «
correspondance » et la « fonctorialité », qui organisent et structurent autant l’objet central de la
théorie moderne des nombres - les représentations du groupe de Galois -, que des objets de
nature analytique, inventées par Henri Poincaré - les formes automorphes.

Nul doute que les spécialistes apprécieront…

Certes, aujourd’hui, on ne cherche pas uniquement pour le plaisir, pour le défi ou la vertu.
On cherche pour l’industrie, qu’elle soit civile ou militaire (Einstein en sait quelque chose). C’est
la rançon du mode de fonctionnement de nos sociétés. La recherche fondamentale doit être
rentable, et si possible au terme le plus court. Nous sommes loin de Galois qui, dans un
jaillissement génial, lors de sa dernière nuit, à vingt ans, a révolutionné les mathématiques en une
lettre laissée à Auguste Chevalier. Deux siècles plus tard (nous fêterons le bicentenaire de sa
naissance en 2011), il interpelle encore, il ouvre encore des pistes, comme il l’a fait, tout au long
du XIXe et XXe siècle. Il y a "du Galois" dans nos ordinateurs, dans nos téléphones portables, ça
c’est la partie émergée de l’iceberg, mais il y en a un peu partout dans les découvertes des
chercheurs, points d’appui, d’ancrage, point de démarrage ou simple étape de passage dans le
long processus de réflexion.
Ainsi, peut-être que dans dix, vingt ou cent ans, un autre chercheur, américain ou japonais,
s’appuiera sur les travaux de Ngô Bao Châu ou de Villani pour ajouter sa pièce et enrichir un peu
plus le savoir global.

Ne vous étonnez pas si, un jour, un Japonais vous en apprend sur Galois. La différence
d’enseignement général entre la France et le Japon, c’est qu’au Pays où les gens se lèvent plus
tôt, lorsque les professeurs enseignent une théorie, ils enseignent aussi la vie du scientifique,
comme en France, on étudie la vie d’un musicien, d’un écrivain ou d’un peintre. En France, il
faut attendre les études supérieurs pour enfin connaître la vie de ceux qui révolutionnent notre
quotidien.
Bruno Alberro racontait que lorsqu’il était à Tokyo, pour la représentation de son livre au
théâtre, un Japonais était venu le voir pour une dédicace et lui avait dit :

- Je suis allé en France.

- A cela, rien d’étonnant, lui a répondu Bruno. Paris vous a plû ?

- Non, je ne suis pas allé à Paris, je suis allé à Bourg la Reine voir le buste de Galois… J’ai
été déçu, là-bas, personne ne le connaît !
Souhaitons qu’en 2011, la ville qui a vu naître Évariste Galois s’en souvienne et lui rende
l’hommage qu’il mérite !

Trò chuyện với nhà toán học Ngô Bảo Châu


Tôi gặp anh Châu lần đầu vào cuối tháng 1/2010, lúc anh đã nhận lời sang Đại học Chicago
làm giáo sư. Trong lần gặp đầu tiên đó, anh Châu đi cùng với hai người bạn chung của chúng tôi
ở Chicago; chúng tôi hẹn nhau đi ăn tối ở trong khu Việt Nam.
Hôm đó, trời rét đậm. Anh Châu mặc một chiếc áo choàng dài màu đen và đội mũ len;
dáng người nhỏ, đôi mắt chắc chắn của người thường xuyên phải đọc và mái tóc đã bạc nhiều.
Cảm giác đầu tiên không thể nhầm lẫn khi gặp anh Châu: anh Châu là một người rất giản dị và
cởi mở. Trong xe ô tô trên đường vào khu Việt Nam, anh phụ họa đọc thơ với một người bạn.

Hôm đó, chúng tôi không có dịp nói chuyện nhiều. Điều mà tôi nhớ nhất là trong câu
chuyện, anh hỏi tôi “Viết văn chắc là khó lắm nhỉ?”. Câu hỏi ấy làm tôi nhận ra có thể không chỉ
có tôi thấy khó hình dung về công việc của một nhà toán học như anh, mà ngược lại những người
làm toán có lẽ cũng không biết nhiều về công việc của người làm nghệ thuật. Nhưng có thể, toán
học và văn học nói riêng, cũng như khoa học và nghệ thuật nói chung, đều chỉ là việc dùng
những ngôn ngữ và công cụ khác nhau để mô tả và giải thích thế giới. Và đấy là lí do tôi đề nghị
anh Châu cho tôi phỏng vấn anh trong lần gặp sau, với mong muốn rằng việc biết rõ thêm một
chút về hành trình công việc và hành trình cá nhân của anh có thể giúp rất nhiều người thuộc các
lĩnh vực khác nhau có thêm niềm tin với những gì họ theo đuổi.

Chúng tôi đã hẹn sẽ gặp nhau lúc 9 giờ sáng ở nhà anh rồi đi bộ vào trường. Đầu tháng Tư,
Chicago đã có nắng ấm; hoa tulip, thủy tiên và mộc lan bắt đầu nở trên mặt đất mặc dù lá chưa
mọc trở lại trên các cây cổ thụ dọc các con đường trong khu Hyde Park. Chúng tôi mua cà phê ở
Reynold Club rồi vào Hutch Commons ngồi. Hutch Commons là phòng lớn, nơi sinh viên và cả
các giáo sư thường tới ngồi làm việc, ăn trưa, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp. Căn phòng cao, với
nhiều cửa sổ lớn gắn kính màu đón nắng mặt trời. Dọc hai bên tường có treo ảnh các đời hiệu
trưởng của trường. Lúc này còn sớm và lại là Thứ Hai nên trong Hutch Commons chỉ có vài ba
sinh viên ngồi rải rác làm bài tập. Chúng tôi chọn một bàn ở góc trong cùng của căn phòng. Câu
chuyện của chúng tôi bắt đầu bằng việc tôi thú nhận rằng tôi không biết sẽ phải phỏng vấn như
thế nào; anh Châu nói thôi thì cứ nói chuyện bình thường thôi. Tôi ghi lại đây một số đoạn từ
cuộc “nói chuyện bình thường” này và giữ nguyên cách xưng hô “anh-em” để trung thực với
cuộc trò chuyện.

Phan Việt: Anh có nói với em là anh muốn đi khỏi Princeton sang Chicago bởi vì
Princeton không có cảm giác cuộc sống. Cái “cảm giác cuộc sống” đấy chính xác là cái gì?
Anh tìm kiếm điều gì?

Ngô Bảo Châu: Anh sinh ra ở 47 Hàng Bài, lúc nào cũng có 1 triệu người quay xung
quanh; ở Princeton không đủ 1 triệu người quay xung quanh, nên thấy thiếu cảm giác cuộc sống
(cười). Đùa vậy chứ thật ra thì anh thích Hyde Park này; nó ở trong thành phố lớn nhưng mà nó
vẫn đủ nhỏ. Nếu anh ở một mình thì đơn giản, nhưng có trẻ con thì ở Hyde Park này là một lựa
chọn tốt.

Thế tức là trong quyết định của anh, trẻ con là một phần rất quan trọng?

Ừ, tất nhiên rồi. Không, tức là nó có hai phần; một phần là trẻ con, phần nữa là về khoa
học, anh thích mấy người ở trường Chicago này. Về toán thì Chicago thực ra là xuất sắc, nhất là
trong ngành của anh.

Ngành của anh chính xác là gì ạ?

Anh làm cái nó gọi là algebraic geometry (hình học đại số) và chương trình Langlands. Nó
cũng rộng. Cho nên cái Bổ đề mà anh vừa viết ấy, anh viết 8 chương, 200 trang, thì anh vừa nhận
được 6-7 cái report của những người đọc kiểm tra các phần khác nhau, có người thì đọc toàn bộ,
có người thì đọc một phần thuộc về chuyên môn của người ta thôi, để xem nó có chính xác chặt
chẽ không. Ai có chuyên môn phần nào thì đọc phần đấy... vì ngoài chuyện chuyên môn thì đọc
như thế cũng là một việc mất thời gian mà cũng là cái hy sinh của người ta; một bài đấy cũng
phải mất vài tháng để đọc nếu có chuyên môn, còn nếu không có chuyên môn thì phải lâu hơn.

Nhân anh nói chuyện hy sinh... Lúc mà tạp chí Time công bố là công trình của anh nằm
trong 10 công trình khoa học lớn nhất năm 2009 thì VnExpress có đưa tin về chuyện đó và
chuyện anh về Chicago dạy học. Em không biết là anh có đọc những ý kiến bạn đọc ở bên dưới
không...

Anh có đọc loáng thoáng.


GS. Ngô Bảo Châu

1972: Chào đời tại Hà Nội. Là con trai duy nhất của Tiến sỹ cơ học Ngô Huy Cẩn và Tiến
sỹ dược học Trần Lưu Vân Hiền.

1988: Huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Úc

1989: Huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Đức. Là người Việt Nam đầu tiên giành
hai huy chương vàng Olympic toán.

1990: Sang Pháp du học tại Đại học Paris 6, sau đó là Đại học Ecole Normale Supérieure.

1997: Trở thành tiến sỹ toán; về công tác tại Trung tâm khoa học quốc gia Pháp

2004: Cùng nhận giải thưởng của Viện toán học Clay với Giáo sư Gerard Laumon cho
công trình Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita.

2005: Được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành Giáo sư trẻ nhất của
Việt Nam.

2007: Sang Princeton, Mỹ, làm việc tại Viện nghiên cứu cấp cao (Institute for Advanced
Study)

2008: Hoàn thành chứng minh Bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie.

2009: Kết quả chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands của Ngô Bảo Châu được tạp chí Time
bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Tháng 8/2010: Ngô Bảo Châu báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới.
Ngày 19/8/2010, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields - giải thưởng toán học tương
đương với giải thưởng Nobel, được trao 4 năm một lần cho một nhà toán học dưới 40 tuổi. Anh
cũng đã nhận lời về làm giáo sư toán tại Đại học Chicago kể từ 1/9/2010.
Thì có một số ý kiến nói nào là chảy máu chất xám, nào là lẽ ra anh phải về Việt Nam cống
hiến. Anh có cảm thấy đòi hỏi như vậy là bất công với anh không?
Anh không thấy bất công ... nói chung là có một số ý kiến mà nó... nó ấu trĩ đến mức mà
anh không thể nào quan tâm được (cười). Anh cảm thấy là anh đã qua cái tuổi mà anh còn chịu
áp lực xã hội rồi. Tất nhiên là anh vẫn chịu áp lực từ một số người mà mình quan tâm ý kiến của
họ; ý kiến của họ chính xác thì làm anh suy nghĩ; còn có nhiều ý kiến xuất phát một là từ sự ấu
trĩ, hoặc là từ sự ghen tị thì anh không để ý.

Nhưng mà, để đi đến cái chỗ biết cái gì là ấu trĩ để mà bỏ qua cũng là cả một quá trình,
đúng không ạ? Lúc đầu có lẽ mình không làm được như vậy đâu; kể cả mình biết là người ta nói
vô lí thì mình vẫn đau...

Anh nghĩ là... thực ra để đạt đến sự ổn định thì mình phải có sự nhạy cảm nhất định với
cuộc sống. Một khi mình đã đau thì mình đừng nhắm mắt bịt tai, mà mình phải cố gắng phân tích
cho đến cùng cái đau đấy, hoặc là cái ngu ngốc của mình. Anh thực ra không phải là người có
nhiều va chạm xã hội; chỉ có điều là mỗi một lần va chạm thì anh chịu khó phân tích cái va chạm
của mình; thì mỗi lần va chạm, mình càng đau mà mình càng chịu khó phân tích thì mình càng
hiểu, hiểu mình và hiểu người khác hơn.

Nhưng nếu như mình cứ phải phân tích để biết cái gì không đáng làm mình đau, thì nó
cũng có thể làm mình chai sạn, mệt mỏi. Có thể với toán học thì khác; nhưng với nhà văn chẳng
hạn, nếu mà mình cố gắng lý trí để không làm mình đau thì mình cũng có khi làm mất cái con
mắt quan sát thuần khiết của mình đi…

Làm toán thì tất nhiên nó hơi khác nhưng nó cũng có cái giống như thế. Bởi vì làm toán
thực ra là cực kỳ violent (bạo lực) với bản thân mình, lúc nào mình cũng phải lý trí, không bao
giờ được chiều bản thân mình, không được chiều theo cái ham muốn hiện tại. Với lại, toán cũng
có cái mâu thuẫn giống như em nói. Một mặt nó cũng là một dạng profession (nghề nghiệp), tức
là nó cũng có những hoạt động của nó; tức là phải đi làm seminar, đi làm hội thảo, viết báo cáo;
tức là nó cũng phải có những thủ tục; cộng đồng thì bao giờ cũng phải có thủ tục; nhưng nếu có
thủ tục mà thành chuyên nghiệp quá thì vô thức nó cũng có thể giết đi cái trong sáng, cái khởi
thủy của người làm toán, tức là cái con mắt trong sáng của trẻ con, cái gì mình cũng muốn hiểu
ngọn ngành từ đầu đến cuối, trong khi nếu mình thành chuyên nghiệp thì mình chỉ chú tâm để ý
những cái gì đang nổi, đang mới, đang là mốt, làm cho mình quên đi cái cơ bản nhất. Nếu muốn
làm nhà toán học giỏi thì không thể để mất đi cái cơ bản. Thực ra anh viết blog Thích Học Toán
một phần là như thế; vì lúc nào anh cũng có điều kiện xem lại những thứ cơ bản nhất.

Em muốn quay lại với chuyện về tìm kiếm “cảm giác cuộc sống” mà anh đã nói. Với văn
học, người ta có khái niệm cảm hứng rất rõ ràng và nó thường xuất phát từ cuộc sống. Thế với
toán học thì nguồn cảm hứng đấy ở đâu ra?

Nó là bài toán toán học. Nhưng mà bài toán toán học, khi mình đã làm việc đủ lâu với nó,
thì nó cũng hiển hiện như là một xã hội; nó có hình tròn, hình cầu, hình méo...

Nó có đem lại cảm giác say mê như với say mê nhân vật, say mê ngôn ngữ không ạ? Tức là
có cái cảm giác mình không thể sống được nếu mình không làm toán?
Tất nhiên nếu anh không làm toán thì anh cũng không đi tự tử (cười) nhưng mà... nó là cái
phần cơ bản của mình, nó là một nguồn hạnh phúc lớn. Mà anh không nói đến làm toán theo kiểu
chỉ có nghiên cứu viết báo cáo đâu, anh nói đến việc mình liên tục đọc sách, xem cái mới, cái cũ,
tìm kiếm, suy nghĩ, nó là một hành trình liên tục...

Cái hành trình và cái hạnh phúc đấy nó liên quan nhiều đến sự phát triển nội tâm của mình,
đúng không? Nó gắn với hành trình phát triển của con người mình.

Đúng rồi. Anh nghĩ là nếu một người mất cảm giác mình vẫn còn nhiều cái không biết thì
không thể nào làm được cái gì hay ho nữa. Cho nên phải học. Ví dụ như anh thì có một cái kém
mà nhiều lúc cũng khó xử đấy; tức là anh cảm tưởng cái gì anh cũng không biết rõ lắm, cái gì
anh cũng biết lơ mơ; dĩ nhiên cái mà anh làm thì anh biết rõ còn lại thì anh rất lơ mơ, nhưng anh
lại không có thói quen giấu cái sự lơ mơ đấy; thế thì nó khó xử là đi đâu lúc đầu người ta cũng
trọng vọng mình, nhưng xong rồi người ta hỏi cái gì mình cũng không biết thì có khi cũng khó
xử vì ở những vị trí nhất định thì mình không thể xuề xòa quá được... Cho nên bây giờ anh cũng
phải học. Đấy, mình phải giữ cái ham muốn học hỏi, và mình cũng phải học cách chia sẻ nữa.
Cũng phải chọn người mới chia sẻ, đâu phải ai cũng chia sẻ được, vì nhiều khi nó có thể làm
mình rất tổn thương; ví dụ là có những cái mà mình quý nhất thì người ta lại coi thường.

Trong văn học, anh thấy là có khái niệm “văn phong” rất là rõ ràng. Toán học thì có khái
niệm phong cách riêng không?

Có chứ, nhưng nói chung là nó hơi khác, vì toán thì… khi mà nó đến cái mức hoàn hảo thì
nó không còn có tính cá nhân nữa, nó vô tính, nó trong sáng đến mức không biết là ai nữa mặc
dù style làm toán thì cũng có tại vì cái cách suy nghĩ của mỗi người thì có khác nhau.

Thế style của anh là gì nếu anh phải mô tả bằng một vài từ?

Anh cũng không rõ nhưng mà anh làm toán hầu như không bao giờ cần giấy cả.

Anh cứ nghĩ trong đầu?

Ừ, anh không cần phải ngồi tính toán, anh cứ nghĩ đến một lúc mà anh cảm tưởng là được
rồi thì anh ngồi viết ra; lúc đó lại phải lắp ghép lại. Thực ra cái quá trình viết ra đấy là quá trình
hiện thực hóa vì lúc mình nghĩ thì nó giống như là mình xây dựng cả một thế giới của mình, nó
có nhiều đường, nhiều ngã rẽ; đến lúc mình viết ra giấy thì mình phải viết tuần tự. Có những bài
toán đơn giản thì dễ nhưng với bài toán phức tạp như cái Bổ đề vừa rồi thì anh viết rất nhiều lần;
lúc mới bắt đầu viết, anh cũng không biết là viết thế nào cả... anh cũng phải chuẩn bị rất nhiều...
như văn chắc là cũng phải chuẩn bị, nhưng văn thì có thể chuẩn bị thừa một chút chứ toán thì về
mặt nguyên tắc là không được chuẩn bị thừa cái gì cả, chỉ viết cái gì cần thiết, đúng như thế thôi,
không dài hơn. Lúc đầu anh viết thì anh không biết chính xác là cái gì mình cần, bởi vì nó là cả
một cái hệ thống, anh cứ mô tả dần dần cho đến cuối cùng, sau đó thì mới quay lại sửa. Cái quá
trình đấy cũng tương đối là painful (khó khăn), vì lúc mình nghĩ trong đầu thì kể cả mình suy
nghĩ nhiều, mình cũng không thể nào chặt chẽ 100% được, có nhiều chỗ lúc nghĩ thì mình bảo
chỗ này được rồi, có thể bỏ qua, mình sẽ làm được, cái đấy là do kinh nghiệm thì mình biết và
thường là cũng đúng, nhưng mà lúc viết ra, thì mỗi đoạn đấy lại phải bổ sung chi tiết, thì có khi
mình thêm chỗ này nó lại phình ra chỗ kia.
Nhà văn Phan Việt (sinh năm 1978) là tác giả hai tập truyện ngắn Phù Phiếm Truyện; Nước
Mỹ, nước Mỹ, và tiểu thuyết Tiếng Người. Chị vừa hoàn thành chương trình tiến sỹ ngành công
tác xã hội tại Đại học Chicago và trở thành giáo sư đại học (assistant professor) tại Mỹ từ tháng
7/2010.

Hôm qua em ngồi đọc về Viện IAS ở Princeton mà anh đang làm việc. Thì có người chỉ
trích là cái viện đó thực ra cũng là chỗ giết chết nhiều người tài, tức là lúc trước họ làm được
nhiều thứ tử tế, nhưng khi đến Viện thì không làm được gì nữa bởi vì sang đó chỉ phải ngồi
nghiên cứu thôi, không có áp lực dạy học hay làm gì nếu không muốn, cho nên họ đi đến chỗ cô
lập, bế tắc. Anh có nghĩ là đứng về mặt sáng tạo, việc được “bao cấp” và không có áp lực như
thế là cái có hại?
Với một số người thì nó có hại thật. Có những người, khi họ không còn chịu áp lực phải
xuất bản công trình nghiên cứu nữa, thì họ chẳng làm gì cả. Nhưng ngược lại nếu phải chịu áp
lực xuất bản nhiều quá, như ở Mỹ này áp lực lớn quá thì người ta cũng in nhiều thứ nhảm nhí
chẳng ai đọc.

Em thấy rác nhiều lắm.

Nhưng không có cái áp lực xuất bản công trình nghiên cứu đấy thì cũng nguy hiểm. Cho
nên anh vẫn nói làm khoa học nó có hai mặt; một mặt mình vẫn phải giữ cái con mắt trong sáng
của người muốn tìm hiểu, một mặt mình vẫn phải giữ con người làm việc chuyên nghiệp. Đến
hẹn mình vẫn phải tham gia hội thảo, làm thuyết trình, đấy là việc mình phải làm, mình không
nên từ chối bởi vì khi mà mình từ chối, mình tự rút ra khỏi xã hội thì không sớm hay muộn mình
cũng bị thoái hóa. Thu mình vào thì nhiều khi cũng cần thiết để mình có thể nghĩ lâu một cái gì
đó nhưng mình cũng có thể bị một cái bệnh là bệnh chủ quan, tức là mình chỉ quan tâm đến cái
mình nghĩ thôi mà mình lại quên mất nhiều thứ, và mình sẽ khó giao tiếp với người khác. Thì ở
IAS có những người rất là giỏi, bài toán nào các ông ấy cũng giải được, mà ai có gì khó thì các
ông ấy đến giúp; nhưng các ông ấy không thấy có động lực đủ lớn để làm thêm cái gì nữa, có lẽ
họ đã chán toán rồi.

Nhà văn Phan Việt. (Ảnh: Thể thao & Văn hóa)

Lúc bé, anh có ý thức gì về việc thích toán không?


Anh có ý thức là mình muốn trở thành nhà toán học không? Lúc bé anh chẳng có ý thức gì
cả. Lúc bé thì toán văn anh đều học giỏi cả nhưng bố anh bảo anh vào chuyên toán thì anh vào
chuyên toán.

Thế thì anh có nghĩ là cần định hướng sớm cho trẻ con về nghề nghiệp không? Ví dụ như là
hướng cho trẻ con trở thành nhà toán học hay bác sỹ hay kiến trúc sư?

Anh nghĩ là cũng không cần phải định hướng về mặt nghề nghiệp sớm như thế đâu. Với
nhạc sỹ chẳng hạn thì anh không biết, có thể họ cần định hướng từ lúc rất bé; còn những nghề mà
làm việc trí óc nghiêm túc thì nhận thức về nghề nghiệp nó phải là lúc mình trưởng thành rồi.
Chẳng hạn như ông Langlands, ông ấy là một trong những người có ảnh hưởng mạnh nhất tới
toán học thế kỷ 20-21, nhưng mà ông ấy thực ra cứ tự học, mà học toán cũng tình cờ; bố ông ấy
là tiều phu, ông ấy không đi học trường trung học hay đại học nổi tiếng nào cả, đào tạo cơ bản
của ông ấy thực ra bình thường; nhưng khi ông ấy đi học đại học bên Canada thì học cũng được,
thế là thầy giáo toán của ông ấy bảo ông ấy đi làm PhD (tiến sỹ). Ông ấy bảo PhD là cái gì. Sau
rồi ông ấy thấy ừ thì bây giờ được đi học có học bổng, mà lại được lấy vợ sớm nữa thì cũng thích
(cười); thế là đi làm PhD. Cho nên anh thì anh không nghĩ chuyện định hướng nghề nghiệp sớm
cho trẻ con là quan trọng.

Đối với các cháu nhà anh bây giờ anh có định hướng gì không?

Anh không định hướng gì cả.

Anh có dạy các cháu học không?

Anh có dạy. Thực ra mấy năm nay anh cũng bận nhưng anh có dạy, và anh cũng để ý rèn
các cháu những thứ mà đối với anh là quan trọng, là có giá trị.

Ví dụ là thứ gì?

Ví dụ là đọc sách, là cố gắng viết đúng chính tả (cười)... vì cái gì bố không làm được thì
con phải làm được2.

Đọc sách gì ạ?

Sách thì cũng đủ loại... đến bây giờ thì con gái lớn của anh cũng lớn rồi nên anh cũng
không muốn áp đặt. Tất nhiên anh cũng cố gắng hướng dẫn một chút để nó không đọc sách nhảm
nhí nhưng anh cũng không muốn áp đặt

Anh có kỳ vọng điều gì ở con anh không?

Anh chỉ kỳ vọng là chúng nó có một cuộc sống bình thường, hạnh phúc... anh không kỳ
vọng chúng nó phải làm gì vĩ đại cả.

Nhưng anh có cảm thấy là mình đã biết đến cuộc sống trí thức và cái cuộc sống đấy làm
cho nội tâm mình thanh thản, nó sạch, nó là một lựa chọn sống tương đối thích so với một số
ngành nghề khác, thì anh có hướng các cháu vào cuộc sống đấy không?

Anh không nghĩ là cuộc sống trí thức là điều kiện bắt buộc để có cuộc sống trong sáng.
Nhưng cái mà em nói đúng là quan trọng, tức là có cuộc sống nội tâm trong sáng là cái quan
trọng. Nhưng mà có nhiều cách để đạt được chuyện đó. Đấy là một trong những cái mà lúc nào
anh cũng muốn dạy cho trẻ con, tức là cách quan hệ xử sự với người khác, rồi là thái độ đối với
của cải vật chất như thế nào, những chuyện đấy thì anh nói tương đối nhiều...

Nhân anh nói đến của cải vật chất...


Ừ (cười)

Bây giờ thì anh giàu rồi, đúng không ạ?

Ừ (cười)

Giả sử là anh không giải quyết được Bổ đề và anh cứ sống cuộc sống trung lưu hoặc nghèo
khó đến hết đời, thì đối với anh điều đó có khó chấp nhận không? Có cái thời điểm nào mà anh
nhìn ra rằng kể cả nếu mình chỉ sống nghèo khó như thế này hoặc mình không có tên tuổi gì đến
hết đời thì điều đó cũng không sao?

Không, thực ra chưa bao giờ anh thấy bức bối lắm về chuyện thiếu thốn vật chất, kể cả lúc
anh không nhiều tiền. Thực ra lúc nào anh cũng cố gắng ý thức cái chuyện là mình không ham
muốn những cái không cần thiết cho mình; chỉ có lúc nào là mình cần mà mình không làm được
thì cũng hơi bức bối; thực ra ở Việt Nam thì cái đấy cũng khó; nhưng ở nước ngoài thì việc hạn
chế những cái không cần thiết, những cái phù phiếm cũng tương đối dễ dàng; cho nên chưa bao
giờ anh cảm thấy bức bối về chuyện đó. Đồng lương của giảng viên đại học thì cũng đủ để sống
trung lưu bình thường, nói chung là anh thích cuộc sống trung lưu.

Nhưng mà em đang nói tới lúc anh trẻ hơn... em hỏi điều này bởi vì là anh đã thành công
sớm, ta tạm gọi là như vậy, anh được 2 giải Olympic toán quốc tế, cho nên có thể có một số kỳ
vọng hoặc sức ép thành công nào đó về mặt danh vọng hoặc của cải vật chất.

Không, thực ra thì có một cái là... dạo mà anh học cấp 2, cấp 3 chẳng hạn, anh cứ nghĩ đến
những anh được giải toán quốc tế như là thiên tài vĩ nhân; xong đến lúc mình thi được giải thì
mình thấy nó cũng… bình thường (cười). Thì vì anh coi chuyện đấy là bình thường cho nên anh
cũng không thấy có áp lực gì. Lúc anh làm luận án thì cũng có khó khăn, nhưng mà làm việc gì
cũng có lúc khó khăn cả; nó khó khăn là vì bản thân cái việc đó nó khó khăn chứ không phải là
vì có sức ép xã hội; anh thì không tưởng tượng là xã hội kỳ vọng gì ở bản thân mình.

Có thể là toán học ít sức ép xã hội hơn vì xã hội không có cái kỳ vọng là ví dụ trong vòng 2
năm, anh Ngô Bảo Châu phải giải xong bài toán này. Nhưng với nhà văn, đôi khi có cảm giác
sức ép là bởi vì nhà văn phải có sản phẩm là cuốn sách và phải công bố ở diện rộng hơn công
trình toán học và ai cũng có thể phê bình...

Ừ, như lúc nãy anh nói là phải có thái độ rõ ràng với hai mặt của công việc mà hai cái đấy
mình không thể xem nhẹ cái nào; một cái là chuyện học thuật của mình, còn một cái là đời sống
xã hội của mình, cái cách mình cư xử với sức ép xã hội. Thì đối với sức ép xã hội, mình phải
quản lý nó theo nghĩa là mình quản lý nó chứ mình không để nó ép mình; quản lý tức là những
việc mình thấy nên làm, như việc dự hội thảo hay đi nghe thuyết trình thì cứ đúng đến ngày đến
giờ là mình đi; nếu cái hội thảo đó có nghĩa cho công việc của mình, thì tuần nào cũng đến đúng
giờ đấy là anh đi nghe, chứ mình không đi nghe theo kiểu là cứ thấy ông này nổi tiếng, ông kia
nổi tiếng thì mình đi nghe. Anh nghĩ là trong đời sống giao tiếp với xã hội, nếu mình muốn giữ
nó là một cái có ích cho mình thì mình phải rất kỷ luật, cứ tuần tự mà làm, mình không từ chối
nó nhưng mình cũng không cố gắng ôm thêm vào người. Có thể mình đang theo đuổi một cái gì
đó cần lâu dài, thì mình cứ làm nhưng trong lúc đó mình cũng nên làm một cái gì đó tuần tự để
giữ vững tinh thần của mình...

Thế lúc tinh thần của anh không vững, tức là lúc anh nản chí ấy, thì anh làm gì?

Nói chung là lúc mà tâm lý đã đi xuống thì chỉ cứ đợi cho nó đi qua thôi.

Trên blog Thích Học Toán của anh, anh có nói đến một cụm từ là “15 cô đơn với Bổ đề”,
và anh hứa là anh kể, nhưng anh vẫn chưa kể.

Từ lúc anh bắt đầu làm PhD, tức là năm 1993 ấy, thì đến giờ là 15 năm. Lúc mà anh làm
PhD thì vấn đề của Langlands chẳng ai quan tâm, người ta coi là vấn đề chết; tức là mấy chục
năm không ai làm được thì người ta không làm nữa. Cái luận án tiến sỹ của anh cũng gần giống
với Bổ đề Langlands; nó là của ông Jacquet; nó dĩ nhiên là không nổi tiếng và không kéo theo
quá nhiều những kết quả rực rỡ gì khác như Bổ đề Langlands nên người ta càng không để ý. Lúc
anh làm PhD là khoảng thời gian thử thách tâm lý rất lớn; lúc đấy mình còn chưa tin lắm vào khả
năng của mình. Mà lại còn có nhiều chuyện làm mình nản. Chẳng hạn như là ngay cái tên ấy,
ông Langlands ông ấy đặt cái tên “Bổ đề cơ bản” nghe nó đã buồn cười rồi. Cái Bổ đề bình
thường thì nó không phải là một kết quả quan trọng, nó chỉ là một kết quả trung gian thôi, người
ta dùng cái đó để làm cái khác. Nhưng mà với Bổ đề Langlands thì vì sau này có quá nhiều thứ
liên kết với nó, phụ thuộc vào sự vững chắc của Bổ đề cơ bản cho nên nó mới trở thành vấn đề
trung tâm của ngành. Thì lúc mà anh đi phỏng vấn xin việc lần đầu ở Pháp ấy, người ta hỏi anh
làm cái gì, anh bảo là anh làm Bổ đề cơ bản, thì đến một nửa cái hội đồng phỏng vấn là họ phá ra
cười, vì nghe nó buồn cười, nghe nó ngớ ngẩn, vì người ta không biết ngành của anh. Tất nhiên
là lần đấy anh không đỗ, sau này anh mới đỗ. Lúc đó thực ra không mấy ai tin là có thể giải
quyết được Bổ đề Langlands; kể cả lúc anh sang Chicago năm 2001 rồi sang Princeton, thì lúc đó
thực ra anh cũng chỉ có âm mưu giải quyết nó thôi, chứ anh cũng không chắc chắn lắm; có điều
là lúc nào anh cũng giữ trong đầu một cái hy vọng là lúc nào đấy sẽ làm. Không biết em có thấy
không, ở đây thì ít đấy chứ ở Princeton có rất nhiều những cái cờ xanh đỏ cắm trên bãi cỏ để
đánh dấu chỗ này là đường ống nước, chỗ này là đường cáp điện, thì ở Princeton mọi người hay
đùa đấy là cờ tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh vì Bổ đề Langlands (cười).

Thế nếu anh không làm được Bổ đề cơ bản thì nó có phải là một thất bại cá nhân nặng nề
không? Nó có phải là một điều kinh khủng không?

Anh cũng không biết... Về bản chất anh không phải là người thích cuộc sống của mình trở
thành dramatic (kịch tính). Nếu đã để nó trở thành một thứ như là một thất bại nặng của đời mình
thì lại thành ra dramatic quá. Giả sử anh đã công bố anh làm được rồi mà hóa ra là giải sai thì lúc
đó rất tệ; nhưng mà lúc anh chưa làm được thì thực ra cũng bình thường. Nó chỉ là một cái mình
thích và mình làm thôi… Thực ra ấy mà, nhiều khi anh cũng muốn tìm ra một vấn đề mà mình
không bao giờ làm được.

Vì sao ạ?

Vì, nói thật là, khi mình đang làm toán, khi mình đang theo đuổi một vấn đề thì nó vô cùng
thú vị, nó như là một nguồn sinh lực sống với mình... Toán học ấy mà, lúc mình theo đuổi một
vấn đề, thì thực ra là mình tự làm đau mình, đúng không? Như là tự hành hạ bản thân vậy.
Nhưng mà làm xong rồi thì lại phải tìm chỗ khác để hành hạ tiếp (cười). Anh nghĩ là trong cuộc
sống, bản chất con người là không thích sự ngẫu nhiên, bất định; mình chỉ muốn sự ngẫu nhiên ở
một mức nhất định cho cuộc sống vui vẻ thôi, còn về bản chất thì mình muốn có một cuộc sống
logic, mà để có cái logic đấy thì phải chọn một cái mục đích gì đó. Dĩ nhiên mục đích nó phải đủ
cao quý thì nó mới vực được cuộc sống của mình lên, chứ mục đích mà thấp kém hèn hạ thì nó
cũng chẳng thể là cứu cánh được cho mình. Nhưng bản thân cái mục đích đấy cũng chỉ là cách
để mình tổ chức cuộc sống thôi, cho nó có hướng; nếu không thì cuộc sống của mình nó vô
hướng. Anh cảm thấy đối với anh, việc tìm một bài toán để giải nó xuất phát từ nhu cầu tự nhiên
là con người mình cần một cái mục đích để tổ chức cuộc sống của mình... nhưng nó chỉ là đích,
mình không cần cố sống cố chết đạt được; cái chính là khi mà mình đi tới cái đích ấy thì mình
phải biết cách thưởng thức con đường trong lúc mình đi. Cái đích chỉ là cứu cánh cho mình sắp
xếp cuộc sống, để cho mình đi qua cuộc đời này một cách hạnh phúc thôi.

Thế cứu cánh tiếp theo của anh là gì?

Chưa tìm được cứu cánh tiếp theo... Chưa tìm được cứu cánh cụ thể. Vẫn đang đi tìm; phải
đi tìm chứ.

Anh đã bắt đầu ngấm cái chuyện anh rơi vào trường bất tử chưa?

Trường bất tử là thế nào?

Tức là... với thế giới thì có thể là anh chỉ được biết nhiều trong giới toán học; nhưng mà ở
Việt Nam thì anh chắc chắn sẽ đi vào lịch sử rồi, có thể là sẽ có trường Ngô Bảo Châu, có đường
Ngô Bảo Châu, có giải thưởng Ngô Bảo Châu, vv...

Thực ra thì đấy là cái đáng ngại nhất đấy, đấy chính là cái đáng ngại nhất...

Nhưng anh có tự hào về điều đó không?

Không.

Không tự hào?

Ừ… là vì từ bé anh đã có cảm giác là mình phải sống thế nào để sau khi mình ra đi thì
mình không để lại dấu vết gì về bản thân nữa. Anh nghĩ là chuyện không để lại dấu vết gì cũng là
chuyện quan trọng. Giống như trong cuộc sống bình thường, khi mình rời khỏi nơi nào đó hoặc
làm xong chuyện gì thì mình nên thu dọn sạch sẽ để ra đi.

Nhưng mà Flaubert có nói là cứ đưa cho tôi một người anh hùng, tôi sẽ viết cho anh một bi
kịch; có thể hiểu một nghĩa là sau người anh hùng nào cũng có bi kịch. Anh bây giờ là anh hùng
rồi đấy, dù anh có muốn hay không. Thế anh có bi kịch nào không? Hoặc là một cái gì đấy mà
đến cuối đời, nó có thể coi là một cái mà mình đã không dọn được sạch sẽ để ra đi?

(Cười)...
Ngần ngừ tức là có rồi (cười)

(Cười)

Em muốn hỏi cái này từ góc độ nhà văn. Với nhà văn hoặc người làm nghệ thuật, khi mà
mình muốn làm cái gì tử tế ấy, thì nhiều khi mình phải cực đoan lắm. Ông Faulkner có nói là
“nghĩa vụ duy nhất của một nhà văn là nghĩa vụ với nghệ thuật; tất cả những thứ khác như danh
dự, tự trọng, cuộc sống ổn định, hạnh phúc cá nhân, tất cả, đều tung hê hết, miễn là có thể viết.
Nếu cần phải ăn cướp từ mẹ đẻ để hoàn thành cuốn sách, thì một nhà văn cũng làm, nếu như anh
ta thực sự là một nhà văn”. Anh nghĩ đối với người làm toán hoặc người làm khoa học nói chung
thì nghĩa vụ cao nhất là nghĩa vụ với cái gì hoặc với ai?

Anh nghĩ là toán thì nó không cực đoan như thế, nhưng để làm cái gì tử tế thì mình cần có
sự nghiêm túc. Nghĩa vụ của người làm khoa học là làm khoa học, tất cả những cái khác là hệ
quả, chứ không phải cái mình tìm đến. Bởi vì giá trị của khoa học nó thể hiện chính xác ở sản
phẩm khoa học mình làm ra.

Có thể là toán khác, vì toán không có tính personal (cá nhân) nhiều

Ừ, nó không personal, nó không quá quan tâm đến quan hệ xã hội như nghệ thuật hoặc văn
học. Toán thực ra là quá trình giành giật chiến đấu với bản thân mình, nó không liên quan nhiều
đến người khác, đến các quan hệ. Đấy, văn khổ là ai cũng tưởng mình hiểu, còn toán thì cứ yên
tâm là người ta không hiểu (cười), đỡ lo lắng.

Thế thì với toán, cái lo lắng nhất là cái gì?

Toán học thì khó nhất chính là làm được lâu, tức là giữ được sự ham mê lâu. Hầu như đến
90% các nhà toán học khi già ấy mà, anh thì không nghĩ là vì họ già nên họ không làm được nữa
đâu, mà là họ chán; khi thấy cuộc sống ổn định, đủ tiền tiêu, thì làm toán chỉ còn là một cái nghề,
đến giờ thì đi dạy học, cũng làm nghiên cứu nọ kia nhưng nó không còn đam mê nữa

Anh có nghĩ là anh sẽ đến lúc đấy không? Lúc chán?

Bây giờ thì chưa chán. Anh nghĩ là để biết cách duy trì cái ham mê của mình cũng phải có
nghệ thuật. Chính cái chuyện mà người ta muốn mình thành expert (chuyên gia) về một cái gì
đấy là cái giết chết sự đam mê trong sáng của mình; cho nên mình phải chống trả quyết liệt cái
chuyện đó. Cho nên là có khi mình phải đặt mình vào một tình trạng hơi kì cục, tức là tình trạng
của người lúc nào cũng đang đi học.

Khi nói đến toán học, hoặc đến người như anh, người ta hay nói đến khái niệm trí thông
minh và người ta cứ nói nó là bẩm sinh, có hoặc là không có chứ không luyện tập được. Anh có
nghĩ thế không? Nếu có thể luyện tập được thì có thể luyện theo những cách nào?
Anh nghĩ là cũng phải có bẩm sinh, nhưng mà anh nghĩ cái bẩm sinh đó không phải hiếm
như người ta nghĩ, rất nhiều người có cái bẩm sinh đó, nhưng mà cái quá trình rèn luyện trong
làm việc mới đưa đến thành công.

Bây giờ em muốn hỏi anh một số câu hỏi ngắn, mà anh không được nghĩ, anh phải trả lời
ngay… Hằng ngày anh dậy lúc mấy giờ?

7 giờ sáng.

Khi lên mạng anh làm gì?

Kiểm tra thư, đọc báo.

Món ăn mà anh thích... nhất? Hoặc một số món ăn.

Phở.

Thời gian trong ngày mà anh làm việc hiệu quả nhất?

Buổi sáng.

Mô tả một ngày bình thường của anh?

Sáng dậy ăn sáng, chuẩn bị cho các cháu đi học; đến khoảng 8 giờ rưỡi thì anh bắt đầu làm
việc; đầu tiên là có email anh phải trả lời thì trả lời cho xong. Buổi sáng là lúc đầu óc sáng sủa
nhất thì anh ngồi làm những thứ mà phải suy nghĩ nhiều nhất; ăn trưa xong đến chiều thì nếu có
hẹn gặp người nào thì anh hẹn gặp nói chuyện buổi chiều. Đến cuối giờ làm việc thì anh trả lời
nốt email anh phải trả lời; sau rồi chiều tối anh về nhà; cho trẻ con học, xong nếu còn đủ minh
mẫn thì anh ngồi nghĩ tiếp hoặc anh đọc sách, rồi đi ngủ.

Anh có thường mơ trong lúc ngủ không?

Cũng hay mơ lung tung (cười).

Anh có đức tin tôn giáo nào không? Hoặc là cảm thấy anh gần với một tôn giáo nào đó?

Anh không tin cụ thể nhưng anh cũng thấy tôn giáo cũng thú vị. Anh đọc sách cả về đạo
Phật và Thiên Chúa giáo; anh cũng chia sẻ một số suy nghĩ của họ nhưng bản thân anh không
phải là con người tôn giáo theo nghĩa anh tin vào một cái gì đó; nhưng triết lý sống của họ có
nhiều cái phải suy nghĩ.

Anh quan niệm thế nào là bất hạnh?

Bất hạnh nhất là không biết mình muốn cái gì.

Anh dễ tha thứ nhất cho tính xấu nào của con người?
Con người bình thường thì ai chả có nhiều tính xấu nhưng mà đối với anh thì chuyện đấy
nó bình thường, anh không chỉ trích họ.

Phẩm chất hoặc tính cách mà anh đánh giá cao nhất ở một con người?

Không bao biện cho bản thân. Bao biện tức là có lúc mình xử sự sai, lẽ ra phải làm thế này
thì mình làm khác; mình làm sai và sau đó mình luôn tìm cách viết lại lịch sử của bản thân. Trên
blog Thích Học Toán, anh có viết về phim Rashomon, em đã xem phim đó chưa?

Em chưa.

Phim đó là một phim tuyệt hay.

Nhưng em nhớ anh có viết là đừng bao giờ viết lại lịch sử của bản thân để làm cho mình
thấy tử tế hơn, để có thể sống với bản thân mình...

Đúng rồi.

Nhà văn, nhà thơ mà anh yêu thích?

Nhà thơ thì hồi xưa anh thích Quang Dũng. Nhà văn thì anh thích Thomas Mann với J.M.
Coetzee.

Tài năng hoặc năng khiếu bẩm sinh mà anh muốn có nhất?

Có lẽ nếu có một điều ước thì anh muốn có năng khiếu âm nhạc.

Anh có chơi giỏi một môn thể thao nào không? Hoặc có quan tâm đến thể thao?

Càng ngày càng ít quan tâm. Ngày trước thì anh cũng thích bóng đá.

Mong muốn lớn nhất của anh bây giờ là gì?

Tìm lại nhịp sống bình thường để làm toán trở lại. Thời gian vừa rồi anh cũng nhiều việc,
chuyển nhà rồi đi lại.

Câu hỏi này có lẽ hơi buồn cười. Triết lý sống hoặc khẩu hiệu sống của anh là gì?

Không để lại dấu vết.

Nhiều người bảo anh có nụ cười hiền. Anh có nghĩ “hiền” là từ chính xác để mô tả anh
không?

Anh nghĩ là đúng... Em không nghĩ thế à?


Không, em nghĩ là đúng. Ngô Bảo Châu là một người hiền.

4/2010
------------------------

Chú thích:

1. Blog Thích Học Toán của Ngô Bảo Châu: http://thichhoctoan.wordpress.com/


2. Trên blog Thích Học Toán, anh Châu thỉnh thoảng viết sai chính tả và anh thường đùa
rằng tình hình chính tả của anh rất nan giải.

Theo Phan Việt


Tia sáng
inXem phản hồiGửi phản hồi

Theo dòng sự kiện


“Chúa đảo Tuần Châu” nói về việc tặng GS Ngô Bảo Châu biệt thự (24/8)
GS Ngô Bảo Châu ngoài toán học (24/8)
Hành trình trí tuệ Ngô Bảo Châu: Sống “không lưu dấu vết” (23/8)
Các nhà khoa học Việt kiều Pháp nói về GS Ngô Bảo Châu (23/8)
GS Ngô Bảo Châu ký tặng sách tại Đại hội toán học thế giới (23/8)
Xem tất cả
Các bài mới
GS Hoàng Tụy: Viện Toán là viện khoa học thành công nhất ở Việt Nam (25/8)
Thủ tướng cho phép lập ĐH Đồng Nai (25/8)
“Chúa đảo Tuần Châu” nói về việc tặng GS Ngô Bảo Châu biệt thự (24/8)
Cậu học sinh lớp 5 đoạt HCV cuộc thi giải Toán qua Internet (24/8)
GS Ngô Bảo Châu ngoài toán học (24/8)
Hôm nay, học sinh Đà Nẵng bước vào ngày học đầu tiên (23/8)
Hỗ trợ ban đầu 10 triệu đồng cho cậu bạn khiếm thị đỗ ĐH (23/8)
Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị giáo dục triển khai “Tháng Khuyến học” (23/8)
Cô bé đất mường Khủn Tinh mang tấm huy chương về cho bản làng (23/8)
Hành trình trí tuệ Ngô Bảo Châu: Sống “không lưu dấu vết” (23/8)
Các bài đã đăng
GS Ngô Bảo Châu tâm sự và “giải đáp thắc mắc” sau khi nhận giải thưởng (21/8)
GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu: GS Ngô Bảo Châu là tột đỉnh của vinh quang! (21/8)
GS Ngô Bảo Châu và một cõi quê hương (21/8)
GS Ngô Bảo Châu - “quả đấm” mạnh của nền Toán học Việt Nam (21/8)
Chiêu đãi trọng thể mừng giáo sư Ngô Bảo Châu tại Ấn Độ (20/8)
"Điều quan trọng là cái “gốc” Châu được đào tạo trong nước tốt" (20/8)
Đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho GS. Ngô Bảo Châu (20/8)
THPT chuyên Phan Bội Châu đứng đầu về số TS thi ĐH đạt điểm cao (20/8)
Các nhà khoa học nói về Giáo sư Ngô Bảo Châu (20/8)
Đọc entry của GS Ngô Bảo Châu viết về Hà Nội (20/8)
Quan hệ giữa thầy và trò là câu chuyện còn phức tạp hơn. Cái quan điểm thầy và trò phải là
bạn, được coi là hiện đại hai chục năm trước. Bây giờ tôi cho là người ta cũng nghĩ lại rồi. Trẻ
con không cần một quyền lực độc tài mang tính chất đàn áp, nhưng cần có người lớn chỉ cho
chúng giới hạn của phạm vi an toàn và lành mạnh trong cuộc sống. Theo tôi nghĩ, đó là một nhu
cầu tự nhiên của trẻ nhỏ. Học sinh có thể bá vai bá cổ thầy cô giáo, nhưng đồng thời, chúng có
quyền giữ một niềm tin rằng thầy cô giáo là người lớn, có thể bảo vệ chúng, có thể giúp đỡ
chúng. Để chúng giữ được cái niềm tin đó, thầy cô giáo không được quyền cho phép mình cư xử
một cách quá suồng sã.

Khái niệm ơn nghĩa tồn tại giữa các cá nhân. Khi tranh luận trước công chúng, mỗi người
nên bảo vệ quan điểm và quên cái cá nhân của mình đi.

You might also like