You are on page 1of 3

Tình hình gạo thế giới 2009

Do quan ngại từ cơn sốt giá gạo và khủng hoảng thiếu về gạo năm 2008 nên hầu hết các quốc gia
đều gia tăng sản lượng hoặc gia tăng dự trữ lương thực quốc gia. Dự đoán sản lượng gạo thế
giới niên vụ 2008/09 đạt mức cao kỷ lục. Do đó, nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới sẽ không
tăng cao hơn nguồn cung. Đây là áp lực khiến giá gạo không thể tăng cao, nhiều khả năng sẽ
trong xu hướng giảm trong năm 2009.

Sản lượng gạo thế giới 2008/09 dự tính đạt mức 439,7 triệu tấn (gạo trắng), cao hơn 2% so với 2007/08.
Sản lượng gạo thế giới đạt mức cao kỷ lục do mở rộng diện tích canh tác, dự tính khoảng 155,8 ha.
Năng suất trung bình là 4,2 tấn/ha, không thay đổi so với năm 2007/08.

Sản lượng gạo thế giới tăng, chủ yếu là từ Philippines. Dự đoán sản lượng gạo Philippines năm 2008/09
tăng 0,45 triệu tấn lên mức kỷ lục 10,65 triệu tấn do năng suất tăng cao. Trong niên vụ 2008/09, hầu hết
các nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới đều dự kiến tăng sản lượng so với niên vụ trước, trừ Việt Nam-
sản lượng sẽ giảm nhẹ. Các nước xuất khẩu tầm trung như Achentina, Uruguay và Campuchia cũng dự
kiến tăng sản lượng trong niên vụ này. Hầu hết các nhà nhập khẩu gạo lớn trên thế giới có ý định tăng
sản lượng lên mức kỷ lục như Nam sa mạc Sahara, Philippines, Băng la đét, Inđônêxia và Malaysia.
Riêng Iran và Irắc có thể giảm mạnh sản lượng do hạn hán.

Dự trữ gạo thế giới năm 2008/09 khoảng 84,6 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2007/08. Dự trữ gạo thế giới
đang ở mức cao nhất kể từ năm 2002/03. Đây là năm thứ 2 liên tiếp lượng dự trữ gạo thế giới tăng lên
đáng kể. Tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng khoảng 19,5%, tăng 18,4% so với năm 2007/08, và đạt mức cao nhất kể
từ niên vụ 2003/04. Ấn Độ và Thái Lan là hai nước tăng chủ yếu lượng gạo dự trữ của mình.

Bên cạnh đó, tiêu thụ gạo thế giới dự tính ở mức 434,1 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2007/08. Các nước
Myanmar, Ấn Độ và Philippines sẽ giảm lượng tiêu dùng gạo nội địa.

Thương mại gạo toàn cầu năm 2009 dự kiến đạt 29,5 triệu tấn (gạo trắng), giảm 1% so với năm 2008 và
giảm 7% so với mức kỷ lục năm 2007. Giá cao và ảnh hưởng từ chính sách hạn chế, cấm xuất khẩu là
nguyên nhân cơ bản làm giảm thương mại gạo toàn cầu giảm từ năm 2007 tới nay.

Có bốn thay đổi trong xuất khẩu gạo năm 2009 là:

- Xuất khẩu gạo Thái giảm 500.000 tấn xuống 9 triệu tấn, do phải cạnh tranh với gạo Việt khi Việt Nam
thu hoạch vụ đông xuân và cạnh tranh với gạo Ấn Độ khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm xuất gạo non-
basmati. Giá gạo Thái hiện đang thấp hơn gạo Việt và gạo Pakistan.

- Xuất khẩu gạo Mỹ dự đoán giảm 50.000 tấn xuống mức 3,2 triệu tấn, do nhu cầu nhập khẩu gạo từ Mỹ
chững lại cuối năm 2008.

- Riêng Myanmar tăng lượng xuất khẩu thêm 300.000 tấn lên 500.000 tấn

- Ấn Độ tăng lượng xuất khẩu thêm 200.000 tấn lên mức 2,5 triệu tấn.

Về mặt nhập khẩu, năm 2009 Philippines sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu xuống 500.000 tấn xuống mức 2
triệu tấn do nguồn cung gạo trong nước tăng. Australia sẽ nhập khẩu ít hơn 50.000 tấn xuống 175.000

1
tấn, cũng do sản lượng gạo trong nước tăng. Trong khi đó các nước như Libêria, Syria, Hong Kong và
Peru lại tăng nhập khẩu.

Tình hình sản xuất và thương mại gạo tại hai trong số các quốc gia tiêu thụ và xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới: Ấn Độ và Trung Quốc

Thương mại gạo niên vụ 2008/09 và xuất khẩu gạo năm 2009 của Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào việc chính
phủ nước này có dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo hay không và thời điểm thực hiện chính sách này. Sau
cuộc bầu cử diễn ra vào 2-3 tháng tới, chính phủ Ấn Độ có thể sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu (trừ
những hợp đồng nhân đạo với khối lượng nhỏ xuất khẩu gạo tới những nước nghèo) do lo ngại giá
lương thực tăng cao. Tuy vậy, việc hạn chế xuất khẩu gạo basmati chất lượng cao cũng sẽ được nới
lỏng hơn. Nếu lệnh cấm xuất khẩu gạo được dỡ bỏ vào nửa cuối năm 2009, dự đoán lượng gạo xuất
khẩu năm 2009 có thể đạt 2,5 triệu tấn. Xuất khẩu gạo năm 2008 đạt 3,3 triệu tấn so với 6,3 triệu tấn
năm 2007. Hầu hết gạo non-basmati xuất khẩu năm 2008 là tới Bănglađét, khoảng 551.000 tấn.

Các mốc thời gian trong chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ:

Ngày có
hiệu lực Chính sách
9/10/2007 Cấm XK gạo non-basmati (trừ các gạo xuất khẩu theo các chương trình viên trợ)
31/10/2007 Lệnh cấm XK được thay thế bằng quy định giá sàn 425 USD/tấn FOB
27/12/2007 Giá sàn gạo non-basmati tăng lên 500 USD/tấn
5/3/2008 Giá sàn gạo non-basmati tăng lên 650 USD/tấn
Giá sàn gạo basmati thiết lập ở mức 950 USD/tấn
17/3/2008 XK gạo basmati chỉ bị hạn chế tại các cảng Mundra và Pipavav
27/3/2008 Giá sàn gạo non-basmati tăng lên 1000 USD/tấn
Giá sàn gạo basmati thiết lập ở mức 1100 USD/tấn
1/4/2008 XK gạo non-basmati bị cấm hoàn toàn
Giá sàn gạo basmati thiết lập ở mức 1200 USD/tấn
XK gạo basmati bị hạn chế tại các cảng Kandla, Kakinada, Kolkata, JNPT Mumbai,
Mundra và Pipavav
29/4/2008 Thuế XK 8000 Rupi/tấn(163 USD/tấn) đánh trên gạo basmati
20/1/2009 Thuế XK được dỡ bỏ và giá sàn gạo basmati giảm xuống còn 1100 USD/tấn
Nếu lũ lớn không xảy ra tại những khu vực canh tác lúa chính của Ấn Độ thì dự tính sản lượng lúa năm
2008/09 đạt 98,9 triệu tấn, cao hơn 2,2 triệu tấn so với vụ so với năm 2007/08. Dự trữ của chính phủ Ấn
Độ tính đến thời điểm ngày 1/10/2008 là 7,9 triệu tấn, so với mức 5,5 triệu tấn một năm trước đó. Đầu
năm 2009 tồn kho lên tới 17,6 triệu tấn, so với mức 11,5 triệu tấn cùng kỳ năm 2008. Dự đoán mức dự
trữ của nước này đạt 13 triệu tấn vào thời điểm 1/10/2009.

Tại Trung Quốc, diện tích canh tác lúa sẽ tăng lên và năng suất đạt mức cao nhất trong niên vụ 2008/09.
Sản lượng gạo trắng Trung Quốc năm 2008/09 ước tính đạt mức 135,1 triệu tấn (tương đương 193 triệu
tấn lúa). Đây là vụ mùa lớn nhất kể từ niên vụ 1999/00. Diện tích ước tính khoảng 29,2 triệu tấn, tăng
1%, với năng suất khoảng 6,61 tấn/ha, tăng 3% so với năm 2007/08. Hằng năm, Trung Quốc sản xuất 3

2
vụ lúa/năm. Vụ lúa sớm và lúa muộn (thường đươc trồng như vụ đôi) tại miền trung và nam Trung Quốc
và chiếm 36% tổng sản lượng, trong khi vụ thường được trồng tại miền đông bắc và trung đóng góp
phần còn lại trong sản lượng. Chính phủ Trung Quốc dự tính vụ lúa sớm niên vụ 2008/09 đạt 32,5 triệu
tấn, tăng 1 triệu tấn từ năm 2007/08.

Nhóm tác giả: Nguyễn Lương Hiền, Phạm Quang Diệu – Trung tâm Thông tin PTNNNT
(AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Tài liệu tham khảo:


1. USDA RCS 02-11-2009
2. USDA Ag Attache – India
3. USDA World Agriculture Jan/2009.

You might also like