You are on page 1of 96

ĐẠI SỐ ĐA TUYẾN TÍNH

PHÙNG HỒ HẢI
Viện Toán học
Bản nháp 0.01
Ngày 30.11.2009
Phùng Hồ Hải Đại số Đa tuyến tính
Mục lục

Chương I. Không gian véc tơ 5


1.1. Trường 5
1.2. Không gian véc tơ 7
1.3. Không gian véc tơ các ánh xạ tuyến tính 13
1.4. Tổng trực tiếp, dãy khớp của các không gian véc tơ 16
1.5. Không gian đối ngẫu và ánh xạ đối ngẫu 20
1.6. Bài toán phổ dụng 24

Chương II. Tích ten xơ 31


2.1. Ánh xạ đa tuyến tính 31
2.2. Tích ten xơ 32
2.3. Tính kết hợp và giao hoán của tích ten xơ 37
2.4. Tích ten xơ của ánh xạ, của tổng trực tiếp, tính khớp 39
2.5. Tích ten xơ của các không gian con và không gian thương 41
2.6. Liên hệ với hàm tử Hom 44
2.7. Lũy thừa ten xơ 47
2.8. Ten xơ hỗn hợp 48

Chương III. Nhóm đối xứng 51


3.1. Nhóm đối xứng 51
3.2. Tác động của Sn 57
3.3. Đại số nhóm k[Sn ] 61

Chương IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng 65


4.1. Ánh xạ đa tuyến tính đối xứng và lũy thừa đối xứng 65
4.2. Lũy thừa đối xứng của ánh xạ, tổng trực tiếp 69
4.3. Ten xơ đối xứng 71
4.4. Ten xơ đối xứng, trường hợp đặc số 0 72
3
4 Mục lục

4.5. Ten xơ đối xứng, trường hợp đặc số dương 74


4.6. Lũy thừa đối xứng và dãy khớp 75

Chương V. Lũy thừa ngoài và ten xơ phản đối xứng 79


5.1. Ánh xạ tuyến tính thay phiên và lũy thừa ngoài 79
5.2. Lũy thừa ngoài của ánh xạ, tổng trực tiếp 84
5.3. Ten xơ thay phiên 86
5.4. Ten xơ thay phiên, trường hợp đặc số 0 89
5.5. Ten xơ thay phiên, trường hợp đặc số dương 91
5.6. Đối ngẫu 92
5.7. Khai triển Cramer và khai triển Laplace 95
Chương I

Không gian véc tơ

1.1. Trường

ĐỊNH NGHĨA 1.1.1. Một trường là một tập hợp k cùng hai phép
toán “cộng”, ký hiệu +, và “nhân”, ký hiệu · thỏa mãn các điều
kiện sau:

(i) (k, +) là một nhóm giao hoán với phần tử đơn vị ký hiệu
là 0, gọi là phần tử không của k,
(ii) (k× , ·) là một nhóm giao hoán (ở đây k× := k \ {0}), với
phần tử đơn vị ký hiệu là 1, gọi là phần tử đơn vị của k,
(iii) phép nhân có tính phân phối đối với phép cộng:

(1.1.1) (a + b) · c = (a · b) + (a · c)

CHÚ 1.1.2.
Ý (i) Chúng ta sẽ quy ước như thông lệ là
phép nhân được thực hiện trước phép cộng và thông
thường sẽ bỏ dấu · khi ký hiệu phép nhân.
(ii) Từ định nghĩa, một trường có ít nhất hai phần tử 0 và 1.

VÍ DỤ 1.1.3. (i) Các tập hợp Q, R, C với các phép toán


thông thường lập thành trường.
(ii) Trường có đúng hai phần tử 0 và 1 thường được ký hiệu
là F2 . Cấu trúc trường trên F2 có thể được mô tả thông
qua các phép cộng và nhân modulo 2.
(iii) Tương tự, với mỗi số nguyên tố p, tập các lớp đồng dư
theo modulo p với các phép toán cộng và nhân tạo thành
5
6 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

một trường, thường được ký hiệu là Fp . Trường Fp như


vậy có p phần tử.
(iv) Cố định một trường k, ta có thể xây dựng một trường
mới chứa k như sau. Xét tập hợp các phân thức hữu tỷ
theo một biến t:
 
P (t)
(1.1.2) k(t) := |P, Q ∈ k[t]
Q(t)
Khi đó k(t) với các phép cộng và nhân phân thức hữu tỷ
lại là một trường. Hiển nhiên trường này chứa trường k
như một trường con1.
(v) Trường k(t) thường được gọi là trường hàm trên k theo
biến t. Nó còn được gọi là trường các thương của vành đa
thức k[t]. Ta cũng có thể xây dựng các trường khác chứa
k bằng cách xét các trường thặng dư của k[t] modulo một
đa thức bất khả quy nào đó. Trong vành các đa thức, đa
thức bất khả quy đóng vai trò của một số nguyên tố, tập
hợp các lớp đồng dư modulo một đa thức bất khả quy
với phép cộng và nhân thông thường cũng lập thành một
trường.

ĐỊNH NGHĨA 1.1.4. Đặc số của một trường là số nguyên dương


nhỏ nhất p sao cho

p · 1 := 1| + 1 +
{z. . . + 1} = 0
p

(ở đây 1 ký hiệu phần tử đơn vị của k). Trong trường hợp không
tồn tại số p như vậy ta nói trường có đặc số 0.

VÍ DỤ1.1.5. • Rõ ràng các trường Q, R, C có đặc số 0.


• Mặt khác trường Fp và Fp (t) có đặc số p.
1
Một trường con L của trường k là một tập con sao cho (L, +) và L× , ·) là
các nhóm con tương ứng của (k, +) và (k× , ·).
1.2. Không gian véc tơ 7

• Dễ dàng kiểm tra rằng nếu p > 0 là đặc số của k thì p


phải là số nguyên tố. Thật vậy, nếu p không là nguyên tố,
p = p1 p2 , pi > 1, thì
(p1 · 1)(p2 · 1) = p · 1 = 0
dẫn tới p1 · 1 hoặc p2 · 1 phải bằng 0, mâu thuẫn với giả
thiết nhỏ nhất của p.
• Nếu trường k có đặc số 0 thì ta có thể coi Q như là một
trường con của nó. Thật vậy, với mỗi số nguyên b 6= 0,
phần tử b · 1 là khác 0 trong k, do đó khả nghịch. Phần
tử nghịch đảo của nó được ký hiệu là 1/b. Như vậy ta có
thể ứng mỗi phân số a/b với phần tử a · 1/b của k.
• Ngược lại, nếu k có đặc số p > 0, thì có thể coi Fp như là
một trường con của k.

1.2. Không gian véc tơ

ĐỊNH NGHĨA 1.2.1 (Không gian véc tơ). Cố định một trường k.
Một không gian véc tơ trên k là một tập hợp V cùng với các phép
toán cộng véc tơ, ký hiệu là +, và phép nhân với vô hướng, ký hiệu
là ·:
V × V −→ V ; (u, v) 7−→ u + v
(1.2.1)
k × V −→ V ; (λ, v) 7−→ λ · v
thỏa mãn các điều kiện sau:

(i) (V, +) là một nhóm giao hoán với phần tử đơn vị là 0,


(ii) phép nhân với vô hướng có tính đơn vị:
1 · v = v, với mọi v ∈ V
(iii) phép nhân với vô hướng tương thích với phép nhân trong
k:
(λµ) · v = λ · (µ · v)
8 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

(iv) phép nhân với vô hướng có tính phân phối đối với phép
cộng véc tơ:

λ · (a + b) = (λ · a) + (λ · b)

NHẬN XÉT 1.2.2. Từ định nghĩa một không gian véc tơ ta suy
ra ngay các tính chất sau:

0 · v = 0,
(−1) · v = −v

Chúng ta cũng sẽ quy ước như mọi khi là phép nhân với vô
hướng sẽ được thực hiện trước phép cộng véc tơ cũng như sẽ bỏ
dấu · khi ký hiệu phép nhân với vô hướng.

VÍ DỤ1.2.3. (i) Trên mặt phẳng cố định một điểm O. Tập


các véc tơ với gốc là O và ngọn là một điểm bất kỳ trong
mặt phẳng lập thành một không gian véc tơ trên R với
phép cộng véc tơ thông thường.
(ii) Ví dụ trên có thể mở rộng ra không gian. Một không gian
véc tơ trên R thường được gọi là một không gian véc tơ
thực.
(iii) Tập hợp các đa thức với hệ số trong một trường k là một
không gian véc tơ trên k, phép cộng véc tơ ở đây là phép
cộng đa thức, phép nhân với vô hướng là phép nhân một
đa thức với một phần tử của k. Chú ý trong trường hợp
này ta có thể đồng nhất trường k một cách chính tắc với
tập các đa thức bậc 0. Đối với một không gian bất kỳ
không có phép đồng nhất (một cách chính tắc) như vậy.

ĐỊNH NGHĨA 1.2.4 (Không gian con). Tập con U trong không
gian véc tơ V được gọi là không gian con nếu (U, +) là nhóm con
của (V, +) và U đóng với phép nhân với vô hướng.
1.2. Không gian véc tơ 9

ĐỊNH NGHĨA 1.2.5 (Ánh xạ tuyến tính). Cho hai không gian
véc tơ V và W trên trường k. Một ánh xạ f : V −→ W được gọi là
ánh xạ tuyến tính nếu hai điều kiện sau được thoả mãn:

i) f (u + v) = f (u) + f (v) với mọi u, v ∈ V ,


ii) f (λu) = λf (u) với mọi λ ∈ k, u ∈ V .

Hạch của ánh xạ tuyến tính f được định nghĩa là tập


Ker(f ) := {v ∈ V |f (v) = 0}
Đây là một không gian con của V .
Ảnh của ánh xạ tuyến tính f
Im(f ) := {f (v)|v ∈ V }
cũng là không gian con của W .

ĐỊNH NGHĨA 1.2.6. Tổ hợp tuyến tính của các véc tơ trong k là
một tổng dạng
λ1 v1 + λ2 v2 + . . . λn vn
với λi ∈ k và vi ∈ V . Bộ các véc tơ (vi ) được gọi là phụ thuộc tuyến
tính nếu tồn tại một bộ các phần tử λi ∈ k không đồng thời bằng
0 sao cho
λ1 v1 + λ2 v2 + . . . λn vn = 0
Trong trường hợp ngược lại bộ (vi ) được gọi là độc lập tuyến tính.
Một tập con S trong V được gọi là độc lập tuyến tính nếu mọi tập
con hữu hạn của nó là độc lập tuyến tính.

Nhận xét rằng một tập độc lập tuyến tính không thể chứa véc
tơ 0. Ngược lại một tập bao gồm chỉ một véc tơ khác 0 luôn là độc
lập tuyến tính.

ĐỊNH NGHĨA 1.2.7. Tập sinh của một không gian véc tơ V là
một tập con S của V sao cho mọi phần tử của V biểu diễn được
10 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

dưới dạng tổ hợp tuyến tính của các phần tử của S.


Cơ sở của V là một tập con B sao cho mọi phần tử của V biểu
diễn được một cách duy nhất dưới dạng tổ hợp tuyến tính của các
phần tử trong B.
NHẬN XÉT 1.2.8. i) Một cách tổng quát hơn, với mỗi tập
con S ⊂ V , tập các tổ hợp tuyến tính của các véc tơ từ
S lập thành một không gian con, gọi là không gian con
căng bởi S, ký hiệu hSi. S là tập sinh của V nếu hSi = V .
ii) Tập sinh trong một không gian véc tơ luôn tồn tại, chẳng
hạn ta có thể lấy S = V . Tuy nhiên sự tồn tại của một cơ
sở là không hiển nhiên.
ĐỊNH LÝ 1.2.9. Cho V là một không gian véc tơ trên trường k.
Các điều kiện sau đây là tương đương đối với một tập con B ⊂ V :

(i) B là một cơ sở của V ;


(ii) B là tập sinh tối thiểu của V (nghĩa là mọi tập con thực
sự của B không là tập sinh của V );
(iii) B là tập sinh của V và B là độc lập tuyến tính.
HỆ QUẢ 1.2.10. Cơ sở B của không gian véc tơ V thỏa mãn
tính chất phổ dụng sau: với mọi không gian véc tơ W , mọi ánh xạ
f : B −→ W có thể mở rộng một cách duy nhất thành ánh xạ tuyến
tính ϕ : V −→ W .
nhúng
BA / V
AA }}
AA }}
AA }} ∃!ϕ
∀f A ~}}
W
ĐỊNH LÝ 1.2.11. Trong một không gian véc tơ bất kỳ luôn tồn tại
ít nhất một cơ sở. Hai cơ sở bất kỳ có cùng lực lượng. Hơn thế nữa,
nếu cho một tập các véc tơ độc lập tuyến tính trong không gian thì
ta luôn có thể bổ sung vào đó các véc tơ để thu được một cơ sở của
không gian.
1.2. Không gian véc tơ 11

ĐỊNH NGHĨA 1.2.12. Lực lượng của cơ sở trong một không gian
véc tơ được gọi là số chiều (hoặc nói một cách rút gọn là chiều)
của không gian véc tơ đó.

CHÚ Ý 1.2.13. Trong giáo trình này, nếu không nói ngược lại,
một không gian véc tơ sẽ luôn được giả thiết là hữu hạn chiều.

Xét một không gian véc tơ V và giả sử (x1 , x2 , . . . , xn ) là một


cơ sở của V . Để thuận tiện, ta sẽ quy ước ký hiệu một cơ sở như
vậy là (x). Với mỗi v ∈ V ta có khai triển
X
v= v i xi
i

Phần tử v i của trường k được gọi là tọa độ thứ i của v theo cơ sở


(x).Ta ký hiệu véc tơ cột các tọa độ của v bởi [v]. Nếu hiểu (x) như
là một véc tơ hàng thì ta có

v = (x)[v]

ở đây vế phải là phép nhân một ma trận kích thước 1 × n với ma


trận n × 1.

Giả thiết (x0 ) là một cơ sở khác trong V . Biểu diễn các véc tơ
trong (x0 ) theo cơ sở (x) ta thu được ma trận P = [pik ] các véc tơ
cột [x0k ] của các tọa độ của x0k theo cơ sở (x). Nói cách khác ta có
X
x0k = pik xi
i

hoặc

(x0 ) = (x)P
12 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Ma trận P được gọi là ma trận chuyển cơ sở (x) sang (x0 ). Ta có


mô tả cụ thể  1 
p1 p12 . . . p1n
 p2 p2 . . . p2 
P = 1 2 n 

 ................ 

pm1 pm
2 . . . pm
n
Vì (x0 ) cũng là cơ sở nên ma trận này là khả nghịch. Nghịch đảo
của nó chính là ma trận chuyển sơ sở từ (x) sang (x0 ).

Ta có thể tính được tọa độ của một véc tơ v theo cơ sở (x0 )


thông qua tọa độ của nó theo (x) và (x0 ) bởi công thức
[v 0 ] = P −1 [v]
Thật vậy đẳng thức trên được suy ra từ đẳng thức
v = (x)[v] = (x0 )[v 0 ] = (x)P [v 0 ]

Ta nói P −1 là ma trận chuyển tọa độ từ cơ sở (x) sang cơ sở


(x0 ).
CHÚ Ý 1.2.14. Người đọc có thể nhận xét rằng cách ghi chỉ số
ma trận ở đây khác với cách ghi ở một số giáo trình khác. Ở đây
chúng ta sẽ thống nhất một số quy tắc sau:

i) Chỉ số của một véc tơ cơ sở được đánh ở dưới,


ii) Chỉ số của tọa độ được đánh ở trên;
iii) Ngoài ra chúng ta sẽ quy ước mô tả rút gọn một tổng
theo chỉ số như sau2: tổng sẽ được lấy theo một chỉ số
nào đó nếu chỉ số đó xuất hiện 2 lần, một lần ở vị trí trên
và một lần ở vị trí dưới, chẳng hạn
X
ai bi := ai b i
i

2
Cách viết này được sử dụng lần đầu tiên bởi A. Einstein và được sử dụng
rộng rãi trong Vật lý.
1.3. Không gian véc tơ các ánh xạ tuyến tính 13

Ví dụ công thức v = (x)[v] có thể viết

v = v i xi

như vậy ở vế phải tổng được lấy theo i.

VÍ DỤ 1.2.15. i) Cho A = [aji ] là ma trận kích thước m ×


n (nghĩa là có m hàng và n cột) và B = [blk ] là ma trận
kích thước n × p. Khi đó ta có tích của chúng là ma trận
C = [cjk ] cho bởi

cjk = aji bik

ở đây vế phải tổng được lấy theo chỉ số i chạy từ 1 tới n


trong khi các chỉ số k, j là cố định.
ii) Vết của ma trận vuông A = [aji ] được định nghĩa là

trace(A) = aii

như vậy tổng được lấy theo i. Giả thiết B và C là các ma


trận kích thước tương ứng m × n và n × m. Khi đó tích
BC và CB tồn tại và là các ma trận vuông cấp tương ứng
là m × m và n × n. Ta có

trace(BC) = bjk ckj = ckj bjk = trace(CB)

iii) Tương tự ta dễ dàng kiểm tra rằng ma trận biểu diễn của
một ánh xạ hợp thành là tích của ma trân biểu diễn của
từng ánh xạ.

1.3. Không gian véc tơ các ánh xạ tuyến tính

Trong mục này ta sẽ xét các không gian véc tơ hữu hạn chiều.
Giả sử V và W là hai không gian véc tơ với chiều tương ứng là n
và m. Tập hợp các ánh xạ tuyến tính từ V vào W được ký hiệu là
14 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

L(V, W ). Ta có thể định nghĩa phép cộng các anh xạ tuyến tính
cũng như phép nhân với vô hướng:
(f + g)(v) := f (v) + g(v)
(1.3.1)
(λf )(v) := λ(f (v))

Từ đó L(V, W ) có cấu trúc một không gian véc tơ.

Nếu cố định hai cơ sở (x) = (xi ) và (y) = (yj ) tương ứng trong
V và W thì ta có thể mô tả f thông qua một ma trận như sau. Vì
f là một ánh xạ tuyến tính nên nó được xác định một cách duy
nhất bởi ảnh của các véc tơ xi . Thật vậy, với mỗi v ∈ V ta viết
v = v i xi từ đó
P
X
f (v) = v i f (xi )
i

Bây giờ khai triển f (xi ) theo cơ sở yj :


X j
f (xi ) = ai y j
j

Ta thu được ma trận


 
a11 a12 . . . a1n
 a21 a22 . . . a2n 
A=
 
................

 
am1 am2 . . . am
n

với cột thứ i là tọa độ của véc tơ f (xi ) theo cơ sở (y). Dế thấy rằng
nếu [v] ký hiệu véc tơ cột mô tả tọa độ của v theo cơ sở (x) thì

[f (v)] = A · [v]

ĐỊNH NGHĨA 1.3.1. Ma trận A thu được ở trên được gọi là ma


trận biểu diễn của ánh xạ f theo hai cơ sở (x) và (y).

Ta dễ dàng kiểm tra rằng ma trận biểu diễn của một ánh xạ
hợp thành là tích của ma trân biểu diễn của từng ánh xạ.
1.3. Không gian véc tơ các ánh xạ tuyến tính 15

MỆNH ĐỀ 1.3.2. Chiều của không gian L(V, W ) là tích các số


chiều của V và W .

CHỨNG MINH. Cố định hai cơ sở (x) = (xi ) và (y) = (yj ) tương


ứng trong V và W . Khi đó tồn tại các ánh xạ tuyến tinh eij : V −→
W xác định bởi tính chất

eij (xk ) = δki yj

Nói cách khác, ánh xạ eij biến xi vào yj còn các phần tử khác của
cơ sở (x) vào 0. Từ các tính chất trên của một ánh xạ tuyến tính
ta thấy f là tổ hợp tuyến tính của các ánh xạ eij với hệ số là các
phần tử trong ma trận biểu diễn của f theo các cơ sở (x) và (y):

f = aji eij

Từ đó suy ra kết luận của mệnh đề. 

Trong trường hợp V = W , ánh xạ tuyến tính f : V −→ V được


gọi là một tự đồng cấu tuyến tính hoặc một phép biến đổi tuyến
tính. Trong trường hợp này thay vì chọn hai cơ sở như ở trên ta
chỉ chọn 1 cơ sở. Nói cách khác, ma trận biểu diễn của ánh xạ f
theo cơ sở (x) của V được cho bởi điều kiện:

f (xi ) = aji xj

Hợp thành của hai tự đồng cấu của V lại là một tự đồng cấu của
f . Dễ thấy phép hợp thành thỏa mãn tính phân phối đối với phép
cộng ánh xạ và phép nhân với vô hướng:

(f + g) ◦ h = (f ◦ h)+)g ◦ h)
(λf ) ◦ g = λ(f ◦ g)

Từ đó tập L(V, V ), thường được ký hiệu tắt là E(V ), là một vành


theo hai phép toán cộng và hợp thành ánh xạ.
16 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Quay lại trường hợp một ánh xạ tuyến tính f : V −→ W với


ma trận A theo các cơ sở (x) và (y). Ta quan tâm tới mối liên hệ
giữa A và ma trận A0 cũng của f nhưng theo các cơ sở khác, (x0 )
và (y 0 ) tương ứng của V và W .

Giả thiết P ma trận chuyển cơ sở từ (x) sang (x0 ) và Q là ma


trận chuyển cơ sở từ (y) sang (y 0 ) ký hiệu là Q. Khi đó ta có công
thức liên hệ sau giữa A và A0 :

A0 = Q−1 AP

Trong trường hợp f : V −→ V là một tự đồng cấu tuyến tính


và P là ma trận chuyển cơ sở từ cơ sở (x) sang cơ sở (x0 ). Khi đó
ma trận biểu diễn A và A0 của f tương theo các cơ sở (x) và (x0 )
tương ứng được liên hệ bởi công thức

A0 = P −1 AP

1.4. Tổng trực tiếp, dãy khớp của các không gian véc tơ

Giả sử U1 , U2 là các không gian con của V khi đó tổng U =


U1 + U2 tập hợp các véc tơ có dạng u1 + u2 với ui ∈ Ui . Dễ thấy
đây lại là một không gian con của V .

ĐỊNH NGHĨA 1.4.1. Giả thiết U1,2 là các không gian con của
một không gian véc tơ V . Tổng U = U1 + U2 được gọi là tổng trực
tiếp nếu mọi véc tơ trong U được biểu diễn một cách duy nhất ở
dạng u1 + u2 với ui ∈ Ui . Ta nói U là tổng trực tiếp (trong) của U1
và U2 , ký hiệu U = U1 ⊕ U2 .

MỆNH ĐỀ 1.4.2. Điều kiện cần và đủ để V là tổng trực tiếp


(trong) của hai không gian con U1 và U2 là: V = U1 +U2 và U1 ∩U2 =
0.
1.4. Tổng trực tiếp, dãy khớp của các không gian véc tơ 17

CHỨNG MINH. Nếu V là tổng trực tiếp của U1 và U2 , thì với


mọi v ∈ U1 ∩ U2 từ hệ thức v − v = 0 ta có ngay v = 0. Ngược
lại nếu V là tổng của U1 và U2 đồng thời U1 ∩ U2 = 0, thì từ
một hệ thức dạng u1 + u2 = v1 + v2 với ui , vi ∈ Ui , ta suy ra
u1 − v1 = v2 − u2 ∈ U1 ∩ U2 = 0. Nghĩa là u1 = v1 , u2 = v2 . 

ĐỊNH NGHĨA 1.4.3. Tổng trực tiếp (ngoài) của hai không gian
véc tơ V1 và V2 (không nhất thiết hữu hạn chiều) là một không
gian véc tơ V cùng các ánh xạ tuyến tính

j1,2 : V1,2 −→ V, p1.2 : V −→ V1,2

thoả mãn các hệ thức sau:

(1.4.1) j1 p1 + j2 p2 = id V , pi ji = id Vi

Ký hiệu: V = V1 ⊕ V2 . Các ánh xạ ji được gọi là các phép nhúng,


các ánh xạ pi được gọi là các phép chiếu.

NHẬN XÉT 1.4.4. i) Tổng trực tiếp ngoài của hai không
gian véc tơ luôn tồn tại. Chẳng hạn ta có thể xây dựng
V như là tập các cặp (v1 , v2 ) với các phép toán thực hiện
theo thành phần.
ii) Khi V là tổng trực tiếp ngoài của V1 và V2 , ta có thể đồng
nhất Vi với ảnh của nó trong V qua ji . Khi đó V là tổng
trực tiếp trong của V1 và V2 .
iii) Khi nói tới tổng trực tiếp ta không chỉ quan tâm tới mình
không gian V mà cả các ánh xạ pi , ji .
f g
iv) Ví dụ: cho 0 −→ U −→ V −→ W −→ 0 là một dãy khớp
ngắn, khi đó mỗi phép chẻ h : W −→ V xác định một
cấu trúc tổng trực tiếp V = U ⊕ W mà trong đó các ánh
xạ nhúng là f và h còn g là một trong hai phép chiếu và
phép chiếu thứ hai là l = f −1 (id V − hg).

VÍ DỤ 1.4.5 (Ánh xạ lũy đẳng).


18 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Một ánh xạ tuyến tính p : V −→ V được gọi là lũy đẳng


nếu p2 = p. Ký hiệu U = Imp. Khi đó ánh xạ hạn chế của p
lên U là một ánh xạ đồng nhất. Ta nói p là một phép chiếu
từ V lên không gian con U . Mặt khác ta cũng có ánh xạ
id − p là lũy đẳng: (id − p)2 = id − 2p + p2 = id − p. Từ đó
id − p là một phép chiếu lên không gian W = Im(id − p).
Dễ dàng kiểm tra rằng V = U ⊕ W . Thực ra đây là một
cách mô tả khác của tổng trực tiếp, tuy nhiên nó có rất
nhiều ứng dụng.

Giả sử U ⊂ V là các k-không gian véc tơ. Với mỗi v ∈ V xét


tập con có dạng
v + U := {v + u|u ∈ U }

của V . Một tập như vậy được gọi là lớp ghép của v theo U . Tưởng
tượng hình học, đây là không gian con U được tịnh tiến đi bởi véc
tơ v. Dễ dàng kiểm tra rằng các lớp ghép của các véc tơ v và v 0
theo U hoặc trùng nhau hoặc không giao nhau. Tưởng tượng hình
học ta thấy chúng song song với nhau. Tập các lớp ghép của các
phần tử của V theo U được gọi là tập thương của V theo U .

Điều kiện để v + U và v 0 + U trùng nhau là v − v 0 ∈ U .

Trên tập thương V /U có một cấu trúc không gian véc tơ được
định nghĩa như sau.

(v + U ) + (v 0 + U ) = (v + v 0 ) + U
(1.4.2)
λ(v + U ) = (λv) + U

Tập V /U với cấu trúc này được gọi là không gian thương của V
theo U . Ánh xạ tự nhiên V −→ V /U , v 7−→ v + U , gọi là ánh xạ
thương, là một ánh xạ tuyến tính. Nhận xét rằng đây là một toàn
ánh.
1.4. Tổng trực tiếp, dãy khớp của các không gian véc tơ 19

Không gian thương V /U có tính chất quan trọng sau. Giả thiết
f : V −→ W là một ánh xạ tuyến tính biến U vào 0. Khi đó f cảm
sinh một ánh xạ tuyến tính f¯ : V /U −→ W , xác định bởi

(1.4.3) f¯(v + U ) := f (v)

Dễ thấy f¯ là đơn ánh và f là hợp thành của f¯ với ánh xạ thương


(là ánh xạ toàn ánh).

Dãy các ánh xạ tuyến tính


fi−1 fi fi+1
. . . −→ Vi−1 −→ Vi −→ Vi+1 . . .

được gọi là một phức nếu Im(fi ) ⊂ Ker(fi+1 ) với mọi i. Một phức
như trên được gọi là khớp tại Vi nếu

Im(fi ) = Ker(fi+1 )

Một dãy khớp dạng


f g
0 −→ U −→ V −→ W −→ 0

được gọi là một dãy khớp ngắn. Dãy khớp ngắn như vậy được gọi
là chẻ ra nếu tồn tại ánh xạ h : W −→ V sao cho g ◦ h = id W .

MỆNH ĐỀ 1.4.6. Mọi dãy khớp ngắn các không gian véc tơ đều
chẻ ra. Ánh xạ chẻ không được xác định duy nhất. Mỗi ánh xạ chẻ
h xác định một đẳng cấu giữa V và U ⊕ W .

CHỨNG MINH. Đây là một hệ quả hiển nhiên của sự tồn tại cơ
sở trong một không gian véc tơ. Sự tồn tại ánh xạ chẻ h tương
đương với sự tồn tại không gian con W 0 trong V sao cho W 0 ⊕
f (U ) = V . 
20 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

1.5. Không gian đối ngẫu và ánh xạ đối ngẫu

Không gian các ánh xạ tuyến tính L(V, k) được gọi là không
gian véc tơ đối ngẫu với V . Một phần tử của L(V, k) được gọi là
một dạng tuyến tính hoặc một phiếm hàm (tuyến tính) trên V . Để
thuận tiện ta sẽ ký hiệu
V ∗ := L(V, k)

Giả sử f : V −→ W là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó f xác


định một ánh xạ, ký hiệu là f ∗ từ W ∗ tới V ∗ , như sau. Với ϕ ∈ W ∗ ,
định nghĩa
f ∗ (ϕ) = ϕ ◦ f
Trên ngôn ngữ sơ đồ ta có sơ đồ giao hoán
f
(1.5.1) V ? / W
? ?? ~~
?? ~~
f ∗ (ϕ) ?? ~~~ ϕ
~
k
Ánh xạ f ∗ được gọi là ánh xạ đối ngẫu của f .

Nếu g : U −→ V là một ánh xạ tuyến tính khác thì ta có quy


tắc hợp thành
g ∗ ◦ f ∗ = (f ◦ g)∗

Trươc tiên ta sẽ giả thiết V có chiều hữu hạn. Cố định một cơ


sở (x) = (x1 , x2 , . . . , xn ) trong V . Khi đó theo tính chất của cơ sở
(xem 1.2.10) tồn tại các ánh xạ ξ i : V −→ k thỏa mãn
ξ i (xj ) = δji
Từ đó ξ i (v) = v i . Vậy ξ i là phiếm hàm tuyến tính xác định tọa độ
thứ i của một véc tơ theo cơ sở (x) đã cho. Với ϕ : V −→ k ta có
ϕ(v) = v i ϕ(xi ) = ϕ(xi )ξ i (v)
1.5. Không gian đối ngẫu và ánh xạ đối ngẫu 21

nghĩa là
ϕ = ϕ(xi )ξ i
Vậy (ξ) = (ξ i ) là một cơ sở của V . Cơ sở này được gọi là cơ sở
đối ngẫu với cơ sở (x). Chú ý rằng cơ sở đối ngẫu được đánh số
bởi các chỉ số trên, điều này cũng tương thích với việc ξ i là phiếm
hàm xác định tọa độ thứ i của một véc tơ.

Giả thiết A = [aij ] là ma trận của f theo các cơ sở (x) và (y)


tương ứng trong V và W :

f (xi ) = aji yj

Khi đó ma trận của f ∗ theo các cơ sở đối ngẫu (η) và (ξ) được cho
bởi

(1.5.2) f ∗ (η j ) = aji ξ i

Thật vậy, ta có với mọi v ∈ V

f ∗ (η j ) (v) = η j (f (v)) = η j (aki v i xk ) = aji v i xj = aji ξ i (v)




Nhận xét rằng ma trận của f ∗ theo các cơ sở đối ngẫu không
thực sự trùng với ma trận A của f theo các cơ sở ban đầu mà là
ma trận chuyển vị của ma trận A. Lý do là ở công thức (1.5.2) các
chỉ số của cơ sở là chỉ số trên.

Ta tiếp tục xét không gian đối ngẫu hai lần V ∗∗ của V được
định nghĩa là
V ∗∗ := L(V ∗ , k)
Như vậy một phần tử của V ∗∗ là một phiếm hàm tuyến tính trên
V ∗ . Nhận xét rằng mỗi phần tử của V cũng xác định một phiếm
hàm tuyến tính trên V ∗ bởi công thức

v 7−→ ηv : ηv (ϕ) := ϕ(v)

Như vậy ta có một ánh xạ tự nhiên từ V vào V ∗∗ .


22 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

MỆNH ĐỀ 1.5.1. Ánh xạ tự nhiên cho ở trên là một đẳng cấu


tuyến tính của V vào không gian đỗi ngẫu hai lần V ∗∗ của nó.
Thông thường ta sẽ dùng đẳng cấu này để đồng nhất V ∗∗ với V .

CHỨNG MINH. Ta chứng minh ánh xạ là đơn ánh. Thật vậy, nếu
ηv = 0 nghĩa là ϕ(v) = 0 với mọi ϕ ∈ V . Thì v = 0. Mặt khác theo
trên ta thấy V ∗ và V có chiều bằng nhau, do đó V ∗∗ cũng có chiều
bằng chiều của V . Vậy một ánh xạ đơn ánh giữa chúng phải là
đẳng cấu. 

CHÚ Ý 1.5.2. Giả sử V là một không gian tuyến tính vô hạn


chiều. Khi đó ta vẫn có các tính chất sau:

i) Cố định một cơ sở (x) = (xi )i∈I của V thì tồn tại các
phiếm hàm tuyến tính ξ i , ξ i (xj ) = δij .
ii) Phiếm hàm ξ j là phiếm hàm xác định tọa độ theo cơ sở
(x).
iii) Ánh xạ đối ngẫu f ∗ của một ánh xạ tuyến tính f : V −→
W được định nghĩa tương tự.
• Tuy nhiên các phiếm hàm ξ i , i ∈ I không lập thành một
cơ sở của V . Ví dụ phiếm hàm ϕ ánh xạ tất cả các xi vào
phần tử 1 trong k không là tổ hợp tuyến tính của ξ i . Do
đó không gian V được đồng nhất một cách chính tắc với
một không gian con thực sự của V ∗∗ .

Dưới đây ta sẽ xét một số tính chất của không gian đỗi ngẫu
đúng cả đối với không gian vô hạn chiều.

Giả thiết V = V1 ⊕ V2 . Khi đó ta có đẳng cấu chính tắc

V∗ ∼
= V1∗ ⊕ V2∗
1.5. Không gian đối ngẫu và ánh xạ đối ngẫu 23

Thật vậy, giả thiết ji , pi , i = 1, 2 là các ánh xạ cấu trúc xác định
tổng trực tiếp V1 ⊕ V2 . Khi đó đẳng cấu trên được cho bởi các ánh
xạ ji∗ và p∗i .
g f
Giả thiết 0 −→ U −→ V −→ W −→ 0 là một dãy khớp ngắn.
Khi đó ta có dãy đỗi ngẫu
f∗ g∗
0 −→ W ∗ −→ V ∗ −→ U ∗ −→ 0

với g ∗ ◦ f ∗ = (f ◦ g)∗ = 0. Giả thiết h : W −→ V là ánh xạ chẻ


dãy khớp trên, nghĩa là f ◦ h = id W . Theo trên ta có ngay dãy đỗi
ngẫu cũng khớp.

Giả thiết U là không gian con của V và W là không gian


thương. Khi đó không gian đối ngẫu W ∗ có thể được đồng nhất với
không gian con U ⊥ của V ∗ bao gồm các phiếm hàm triệt tiêu trên
U . Thật vậy mỗi phiếm hàm trên V , triệt tiêu trên U sẽ xác định
một phiếm hàm trên không gian thương. Ngược lại mọi phiếm
hàm trên V /U khi hợp thành với ánh xạ thương sẽ cho ta một
phiếm hàm trên V .

Không gian U ⊥ còn được gọi là phần bù trực giao của U trong
V ∗ . Ngược lại U ∗ có thể được đồng nhất với không gian thương
của V ∗ bao gồm các lớp tương đương của các phiếm hàm nhận
cùng giá trị trên V . Ta cũng sẽ dùng ký hiệu (V /U )⊥ cho U ∗ . Vậy
theo trên ta có đẳng thức

V ∗ /U ⊥ = (V /U )⊥

Ta có các tính chất sau của phần bù trực giao.

MỆNH ĐỀ 1.5.3. i) Giả thiết U1 , U2 là các không gian con của V .


Khi đó

(U1 + U2 )⊥ = U1 ⊥ ∩ U2 ⊥ , (U1 ∩ U2 )⊥ = U1 ⊥ + U2 ⊥
24 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

ii) Giả thiết f : V −→ W là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó

(Imf )⊥ = Kerf ∗ , (Kerf )⊥ = Imf ∗

CHỨNG MINH. Các tính chất trong (i) được suy ra từ định nghĩa.
Việc chứng minh dành cho bạn đọc.

Ta chứng minh (ii). Từ định nghĩa ϕ ∈ (Imf )⊥ nghĩa là ϕ ◦ f =


0. Nhưng điều đó cũng có nghĩa ϕ ∈ Kerf ∗ .

Đẳng thức thứ hai chứng minh phức tạp hơn một chút. Giả
thiết ϕ là một phiếm hàm tuyến tính trên V mà nhận giá trị 0 khi
hạn chế lên U := Kerf . Thế thì theo 1.4.3 ta có các ánh xạ tuyến
tính
ϕ : V /U −→ k và f¯ : V /U −→ W
với f¯ là đơn ánh.
f
V 6II / W
66 III uu: 
u
uu 

66 III
66 II$ u uu 
6 u 
66
V /U 
ϕ 6  ∃ψ
66 
66 
6ϕ6 
  
k

Theo trên ánh xạ f¯∗ là toàn ánh và do đó đối với phiếm hàm
ϕ ∈ (V /U )∗ tồn tại phiếm hàm ψ ∈ W ∗ để f¯∗ (ψ) = ϕ. Nghĩa là
ϕ = ψ ◦ f¯. Từ đó ϕ = ψ ◦ f , hay ϕ = f ∗ ψ, nghĩa là ϕ ∈ Imf ∗ . Điều
ngược lại dễ chứng minh. 

1.6. Bài toán phổ dụng

Khái niệm bài toán phổ dụng có thể được giải thích một cách
đơn giản thông qua các ví dụ.
1.6. Bài toán phổ dụng 25

VÍ DỤ 1.6.1 (Tích trực tiếp của tập hợp). Giả thiết S1 và S2 là


hai tập hợp. Tích trực tiếp hoặc tích Đề Các của hai tập hợp này
là tập hợp
S1 × S2 := {(s1 , s2 )|si ∈ Si , i = 1, 2}
Ta có các ánh xạ hiển nhiên pri : S1 × S2 −→ Si gọi là các phép
chiếu
pri : (s1 , s2 ) 7−→ si , i = 1, 2
Tập hợp S1 × S2 và hai ánh xạ pri này có tính chất hiển nhiên
sau: với mọi cặp ánh xạ fi : T −→ Si , tồn tại duy nhất ánh xạ
f : S −→ S1 × S2 thỏa mãn

fi = pri ◦ f

Thật vậy, f được xác định bởi: f (t) = (f (t1 ), f (t2 )). Mô tả bằng sơ
đồ:

(1.6.1) T f1
f
%
S1 × S2 /( S1
pr1
f2
pr2
! 
S2

Ta nói bộ ba (S1 × S2 , pr1 , pr2 ) thỏa mãn tính chất phổ dụng đối với
bài toán phổ dụng:

∀(f1 , f2 ), ∃!f thỏa mãn sơ đồ (1.6.1)

VÍ DỤ 1.6.2 (Đối tích của hai tập hợp). Coi hai tập hợp S1 , S2
là hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau và xét hợp của chúng
`
ta thu được hợp rời S1 S2 . Các tập hợp S1 và S2 có thể coi một
`
cách tự nhiên là tập con của S1 S2 ta ký hiệu các ánh xạ nhúng
` `
là ji : Si −→ S1 S2 . Tương tự như trong ví dụ trên, S1 S2
cùng các ánh xạ nhúng thỏa mãn tính chất sau: với mọi cặp ánh
26 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ
`
xạ gi : Si −→ T , tồn tại duy nhất ánh xạ S1 S2 −→ T thỏa mãn
gi = g ◦ ji . Mô tả bằng sơ đồ:

(1.6.2) S1
j1
` g1
S2 / S1 S2
j2
g

-%
g2
T
`
Ta nói bộ ba (S1 S2 , j1 , j2 ) thỏa mãn tính chất phổ dụng đối với
bài toán phổ dụng:

∀(g1 , g2 ), ∃!g thỏa mãn sơ đồ (1.6.2)

So sánh hai sơ đồ ở (1.6.1) và (1.6.2) ta thấy tất cả các mũi tên


bị đảo chiều. Ta nói khái niệm hợp rời là đối ngẫu với khái niệm
tích trực tiếp. Vì thế hợp rời của hai tập hợp còn được gọi là đối
tích trực tiếp của chúng.

VÍ DỤ 1.6.3 (Tập 1 phần tử). Ta tiếp tục với một ví dụ đơn giản
nhưng quan trọng. Tập có duy nhất một phần từ thường được ký
hiệu {∗}. Ta có nhận xét sau: từ một tập hợp bất kỳ tồn tại duy
nhất một ánh xạ tới {∗}. Tính phổ dụng của {∗} được mô tả như
sau:

(1.6.3) ∀S, ∃!f : S −→ {∗}

Ta nói {∗} là vật cuối trong phạm trù các tập hợp cùng các ánh xạ
giữa chúng.

VÍ DỤ 1.6.4 (Tập rỗng). Đối ngẫu với khái niệm vật cuối là khái
niệm vật đầu. Tính phổ dụng của vật đầu, được ký hiệu chẳng hạn
là I, được mô tả như sau;

(1.6.4) ∀S, ∃!g : I −→ S


1.6. Bài toán phổ dụng 27

Dễ dàng kiểm tra rằng tập rỗng ∅ là tập duy nhất thỏa mãn tính
phổ dụng ở trên3.

VÍ DỤ 1.6.5 (Không gian véc tơ 0). Ta tìm không gian véc tơ có


tính chất tương tự như tập rỗng. Tất nhiên ở đây phạm vi nghiên
cứu của chúng ta là các không gian véc tơ cùng các ánh xạ tuyến
tính giữa chúng, thay vì các tập hợp và ánh xạ. Theo trên, không
gian véc tơ này phải thỏa mãn bài toán phổ dụng trong phạm trù
các không gian véc tơ và ánh xạ tuyến tính:
(1.6.5) ∀W, ∃!g : V −→ W
Dễ thấy không gian véc tơ 0 là không gian duy nhất thỏa mãn
bài toán phổ dụng này. Vậy không gian 0 là vật đầu trong phạm
trù các không gian véc tơ và ánh xạ tuyến tính. Mặt khác ta cũng
nhận xét rằng không gian 0 đồng thời là vật cuối vì nó thỏa mãn
bài toán phổ dụng
(1.6.6) ∀W, ∃!f : W −→ V
Như vậy khác với trường hợp tập hợp và ánh xạ, đối với các không
gian véc tơ vật đầu và vật cuối trùng nhau.

VÍ DỤ 1.6.6 (Tổng trực tiếp). Tổng trực tiếp của hai không gian
véc tơ cũng thỏa mãn một bài toán phổ dụng. Cụ thể, nó là tích
trực tiếp của hai không gian véc tơ đó theo nghĩa của Ví dụ 1.6.1:
(1.6.7) T f1
f
% (/
V1 ⊕ V2 p1
V1
f2
p2
! 
V2
3
Chú ý rằng có nhiều tập có 1 phần tử và chúng đều đẳng cấu với nhau
nhưng người ta quy ước chỉ có duy nhất 1 tập rỗng, là con của mọi tập khác
28 I. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Nhận xét rằng (V1 ⊕ V2 , j1 , j2 ) cũng đồng thời thỏa mãn bài toán
phổ dụng ở (1.6.2)

(1.6.8) V1
j1
 g1
V2 / V1 ⊕ V2
j2
g
g2 %- 
T

Nghĩa là (V1 ⊕ V2 , j1 , j2 ) đồng thời là đối tích của hai không gian
véc tơ V1 và V2 .

VÍ DỤ 1.6.7 (Không gian sinh bởi một tập). Ta kết thúc mục
này bằng ví dụ của không gian véc tơ sinh bởi một tập. Cho S
là một tập hợp, xét bài toán phổ dụng sau: tìm không gian véc tơ
F (S) cùng một ánh xạ i : S −→ F (S) sao cho với mọi không gian
véc tơ V và mọi ánh xạ j : S −→ V , tồn tại duy nhất một ánh xạ
tuyến tính f : F (S) −→ V thỏa mãn j = f ◦ i. Mô tả bằng sơ đồ:

i
(1.6.9) S DD / F (S)
DD
DD
D ∃!f
∀j DD! 
V

Nhận xét rằng trong ví dụ này có sự liên hệ giữa hai đối tượng:
tập hợp và không gian véc tơ.

Để xây dựng lời giải cho bài toán phổ dụng này có thể làm
theo 2 cách. Cách thứ nhất là định nghĩa F (S) như là tập hợp
các ánh xạ f từ S vào k với tính chất chỉ có một số hữu hạn giá
trị f (s), s ∈ S là khác 0. Với các phép toán cộng và nhân với vô
hướng được định nghĩa một cách hiển nhiên, F (S) có cấu trúc
một không gian véc tơ. Ánh xạ i được xác định như sau. Với mỗi
1.6. Bài toán phổ dụng 29

s ∈ S, i(s) là ánh xạ S −→ k cho bởi


i(s) = 1, i(s0 ) = 0, ∀s 6= s0 ∈ S
Dễ thấy tập i(S) ⊂ F (S) là một cơ sở của F (S) (đây là chỗ mà ta
cần điều kiện hữu hạn của các ánh xạ trong F (S)). Tính phổ dụng
của (S fin , i) được suy ra từ tính chất của cơ sở (Hệ quả 1.2.10).

Một cách xây dựng khác của F (S) là định nghĩa nó như là tập
các tổ hợp tuyến tính hình thức
X
λs s

trong đó λs là các phần tử của k và ở mỗi tổng trên chỉ có một số


hữu hạn λs khác 0. Phép cộng và phép nhân với vô hướng được
thực hiện theo thành phần, nghĩa là
P P
µ( λs s) = µλs s
P P P
( λs s) + ( µs s) = (λs + µs )s
Chương II

Tích ten xơ

2.1. Ánh xạ đa tuyến tính

Cố định một trường k và xét các không gian véc tơ trên k,


không nhất thiết hữu hạn chiều.

Giả thiết V, W và U là các không gian véc tơ. Một ánh xạ

f : V × W −→ U

được gọi là song tuyến tính nếu các điều kiện sau được thỏa mãn

f (v1 + v2 , w) = f (v1 , w) + f (v2 , w)


(2.1.1) f (v, w1 + w2 ) = f (v, w1 ) + f (v, w2 )
f (λv, µw) = λµf (v, w)

Nói cách khác f là một ánh xạ theo hai biến mà khi cố định một
trong hai biến ta được một ánh xạ tuyến tính. Trong trường hợp
U = k, f được gọi là một dạng song tuyến tính.

Tập hợp tất cả các ánh xạ song tuyến tính từ V × W vào U


được ký hiệu là B(V × W, U ). Dễ dàng kiểm tra rằng B(V × W, U )
có cấu trúc một không gian véc tơ.

Giả thiết V1 ⊂ V , W1 ⊂ W . Khi đó ánh xạ song tuyến tính


f hạn chế lên tập con V1 × W1 cho ta một ánh xạ tuyến tính
f1 : V1 × W1 −→ U . Mặt khác, ký hiệu NV (f ) là tập hợp các véc
tơ v trong V thoả mãn f (v, w) = 0 với mọi w trong W . Dễ dàng
kiểm tra rằng NV (f ) là một không gian con trong V . Ta cũng có
31
32 II. TÍCH TEN XƠ

định nghĩa tương tự của NW (f ). Bây giờ giả sử V1 ⊂ NV (f ). Khi


đó f cảm sinh một ánh xạ song tuyến tính f¯ trên V /V1 × W
f (v̄, w) = f (v, w)
ở đây v̄ ký hiệu lớp tương đương của v trong không gian thương
V /V1 . Ta cũng có thể làm tương tự đối với các không gian con của
NW (f ).

VÍ DỤ2.1.1. i) Tích vô hướng trên một không gian véc


tơ V là ví dụ của một ánh xạ song tuyến tính V × V −→
K. Cố định một cơ sở của V thì một tích vô hướng trên
V được cho bởi một hàm bậc hai trên các tọa độ. Chẳng
hạn nếu (xi ) là một cơ sở thì
(v, w) = aij vi vj
với aij thỏa mãn aij = aji .
ii) Tổng quát, bất kỳ một bộ aij các phần tử từ k cũng xác
định một dạng song tuyến tính trên V với cơ sở xi đã
cho.
iii) Ánh xạ giá trị
ev : L(V, W ) × V −→ W
cho bởi (f, v) 7−→ f (v) là một ánh xạ song tuyến tính.

Tổng quát, cho các không gian véc tơ V1 , V2 , . . . , Vp . Một ánh


xạ từ V1 × V2 × . . . × Vp vào một không gian véc tơ U được gọi là
đa tuyến tính nếu khi cố định p − 1 biết bất kỳ ta thu được một
ánh xạ tuyến tính theo biến còn lại.

2.2. Tích ten xơ


ál;kdfj

Nhận xét rằng trên V × W tồn tại một cấu trúc không gian
véc tơ làm cho nó đẳng cấu với V ⊕ W . Tuy nhiên một ánh xạ
2.2. Tích ten xơ 33

song tuyến tính từ V × W tới U nói chung không là một ánh xạ


tuyến tính từ V ⊕ W tới U và ngược lại. Nói cách khác, hai tập
hợp B(V × W, U ) và L(V ⊕ W, U ) là hoàn toàn khác nhau. Tích
ten xơ của V và W chính là không gian thay thế cho V ⊕ W để
hai không gian trên đẳng cấu với nhau.

ĐỊNH NGHĨA 2.2.1. Cho V , W là hai không gian véc tơ. Tích
ten xơ của chúng là một cặp (V ⊗ W, ⊗) trong đó V ⊗ W là một
không gian véc tơ và ⊗ : V × W −→ V ⊗ W là ánh xạ song tuyến
tính, thỏa mãn tính chất phổ dụng sau:

(∗) Với mọi ánh xạ song tuyến tính f : V × W −→ U tồn tại


duy nhất một ánh xạ tuyến tính g : V ⊗ W −→ U thỏa
mãn
g◦⊗=f
Mô tả bằng sơ đồ:

(2.2.1) V × WG / V ⊗W
GG ww
GG ww
GG w
GG ww
∀f
# w{ w ∃!g
U

Nói cách khác, ánh xạ ⊗ xác định một đẳng cấu tự nhiên

L(V ⊗ W, U ) ∼
= B(V × W, U ), g 7−→ g ◦ ⊗

Trong phần còn lại của mục này chúng ta sẽ chứng minh sự
tồn tại và tính duy nhất của tích ten xơ.

Tính duy nhất được hiểu như sau. Giả sử cặp (T, ⊗)
e cũng thỏa
mãn các điều kiện của tích ten xơ của V và W . Khi đó tồn tại duy
nhất một ánh xạ tuyến tính

θ : V ⊗ W −→ T
34 II. TÍCH TEN XƠ

thỏa mãn sơ đồ giao hoán sau:

(2.2.2) V × WG
r GG ⊗

rrrrr GGe
GG
r
y rr
r GG
#
V ⊗W / T
θ

Đối với một bài toán phổ dụng, thông thường khi nghiệm tồn
tại đều duy nhất. Trường hợp này cũng vậy. Theo giả thiết, cặp
(T, ⊗)
e thỏa mãn điều kiện của (∗), do đó theo định nghĩa của
(V ⊗ W, ⊗) ta có duy nhất ánh xạ θ thỏa mãn sơ đồ (2.2.2). Để
chứng minh θ là đẳng cấu ta sẽ xây dựng ánh xạ ngược của nó.
Cũng theo giả thiết, (T, ⊗)
e là tích ten xơ của V và W , nghĩa là
thỏa mãn (∗). Từ đó ta có ánh xạ θ0 thỏa mãn:

(2.2.3) V × WL
ww LLL ⊗

www LLL
e
ww LLL
{w
w %
T / V ⊗W
0 θ

Để chứng minh θθ0 và θθ0 là các ánh xạ đồng nhất ta nhận xét rằng
θθ0 và id T là hai ánh xạ từ T vào chính nó, cùng thỏa mãn sơ đồ

(2.2.4) V × WK / T
KKK xxxxx
KKK id T x
xx xx
KKK
K% xxxxxxx 0
⊗e
{x{xx θ θ
T

Vì thế theo (2.2.1) chúng phải trùng nhau. Tương tự ta cũng có


θ0 θ là ánh xạ đồng nhất. Vậy θ là đẳng cấu. Ta nói tích ten xơ của
hai không gian véc tơ nếu tồn tại thì duy nhất sai khác một đẳng
cấu duy nhất.

Tiếp theo ta sẽ chỉ ra xây dựng tường minh của V ⊗ W . Với


mỗi tập S, ký hiệu F (S) là không gian véc tơ với cơ sở là S. Các
2.2. Tích ten xơ 35

phần tử của không gian này là các tổ hợp tuyến tính hình thức
hữu hạn
X
λs s
s∈S

trong đó λs là các phần tử trong k, hầu hết1 bằng 0. Phép cộng véc
tơ và phép nhân với vô hướng được thực hiện theo thành phần.

Coi V × W như là một tập hợp (nghĩa là “quên các cấu trúc
khác trên đó”) và xét không gian véc tơ F (V × W ) sinh bởi tập
này. Như vậy phần tử của không gian này là các tổng hình thức
hữu hạn
X
λu,v (u, v)
v∈V,w∈W

Ký hiệu N (V, W ) là không gian con của F (V × W ) sinh bởi các


phần tử có dạng

(λv1 + µv2 , w) − λ(v1 , w) − µ(v2 , w)


(v, λw1 + µw2 ) − λ(v, w1 ) − µ(v, w2 )

và đặt
V ⊗ W = F (V × W )/N (V, W )
Ánh xạ ⊗ được cho bởi

(v, w) 7−→ (v, w)

Ta sẽ chứng minh rằng ⊗ là ánh xạ song tuyến tính và thỏa mãn


(∗).

Định lý dưới đây cho ta một hình dung cụ thể về V ⊗ W . Để


thuận tiện ta sẽ dùng ký hiệu sau:

v ⊗ w = ⊗(v, w)

1
Ta quy ước “hầu hết” là tất cả chỉ trừ một số hữu hạn phần tử.
36 II. TÍCH TEN XƠ

Từ đó ta có các hệ thức sau:


(λv1 + µv2 ) ⊗ w = λv1 ⊗ w + µv2 ⊗ w
v ⊗ (λw1 + µw2 ) = λv ⊗ w1 + µv ⊗ w2

Từ cách xây dựng ở trên của tích ten xơ V ⊗ W ta thấy một ten xơ
bất kỳ có dạng
X
vi ⊗ wi
i

ĐỊNH LÝ 2.2.2. Giả sử (xi ) là một cơ sở của V và (yj ) là một cơ


sở của W (không nhất thiết hữu hạn chiều). Khi đó (xi ⊗ yj ) là một
cơ sở của V ⊗ W .

CHỨNG MINH. Dễ thấy tập {xi ⊗yj } là một tập sinh của V ⊗W .
Để chứng minh chúng độc lập tuyến tính ta cần bổ đề sau.

BỔ ĐỀ 2.2.3. Giả sử ai là các véc tơ độc lập tuyến tính trong V .


Khi đó từ hệ thức
X
ai ⊗ b i = 0
i

trong V ⊗ W ta phải có bi = 0 với mọi i.

CHỨNG MINH. Giả sử ϕi : V −→ k là ánh xạ tuyến tính thỏa


mãn ϕi (aj ) = δji . Khi đó từ sơ đồ giao hoán

V × WH / V ⊗W
HH vv
HH vv
HH v
ϕi id W HH$ vv g
v{ v
W

với g là một ánh xạ tuyến tính nào đó, ta có bi = 0. 

Quay trở lại chứng minh Định lý. Giả sử

aij xi ⊗ yj = 0
2.3. Tính kết hợp và giao hoán của tích ten xơ 37

Khi đó
xi ⊗ (aij yj ) = 0
theo trên ta có với mỗi i, aij yj = 0. Vì (yj ) là cơ sở nên aij = 0 với
mọi i, j. 

2.3. Tính kết hợp và giao hoán của tích ten xơ

Giả thiết V1 , V2 , . . . , Vp là các không gian véc tơ. Khi đó sử dụng


các ánh xạ đa tuyến tính trên V1 × V2 × . . . × Vp ta cũng định nghĩa
được tích ten xơ của các không gian này. Nhận xét rằng với ba
không gian V1 , V2 , V3 ta có ba cách để định nghĩa tích ten xơ của
chúng:

V1 ⊗ V2 ⊗ V3 , (V1 ⊗ V2 ) ⊗ V3 , V1 ⊗ (V2 ⊗ V3 )

Sử dụng tích chất phổ dụng ta có thể xây dựng được các đẳng cấu
chính tắc sau:
α1,2,3 : V1 ⊗ V2 ⊗ V3 −→ (V1 ⊗ V2 ) ⊗ V3
v1 ⊗ v2 ⊗ v3 7−→ (v1 ⊗ v2 ) ⊗ v3

β1,2,3 : V1 ⊗ V2 ⊗ V3 −→ V1 ⊗ (V2 ⊗ V3 )
v1 ⊗ v2 ⊗ v3 7−→ v1 ⊗ (v2 ⊗ v3 )

Thực vậy, xét ánh xạ a : V1 × V2 × V3 −→ (V1 × V2 ) × V3 , biến


(v1 , v2 , v3 ) vào (v1 , (v2 , v3 )), trong sơ đồ
a
V1 × V2 × V3 / (V1 × V2 ) × V3
⊗ ⊗
 
V1 ⊗ V2 ⊗ V3 _α1,2,3
_ _/ (V1 ⊗ V2 ) ⊗ V3

Từ tính chất phổ dụng của V1 ⊗ V2 ⊗ V3 , ánh xạ a cảm sinh ánh


xạ α1,2,3 thỏa mãn điều kiện ở trên. Ánh xạ β1,2,3 cũng được xây
38 II. TÍCH TEN XƠ

dựng tương tự. Sử dụng các ánh xạ chính tắc này ta sẽ đồng nhất
ba tích ten xơ ở trên.

Mặt khác, xét ánh xạ s : V1 ×V2 −→ V2 ×V1 , (v1 , v2 ) 7−→ (v2 , v1 ).


Khi đó ta có sơ đồ

s
V1 × V2 / V2 × V1
⊗ ⊗
 
V1 ⊗ V2 / V2 ⊗ V1
σ1,2

cảm sinh ánh xạ tuyến tính

σ1,2 : V1 × V2 −→ V2 ⊗ V1 , v1 ⊗ v2 7−→ v2 ⊗ v1

Ánh xạ này cũng là một đẳng cấu và được gọi là phép đối xứng
của tích ten xơ. Ta nói tích ten xơ của các không gian véc tơ có
tính đối xứng. Tuy nhiên, ta sẽ không đồng nhất hai không gian
V1 ⊗ V2 với V2 ⊗ V1 nhờ ánh xạ σ1,2 . Lý do rất đơn giản: trong
trường hợp V1 = V2 , ánh xạ σ1,2 không là ánh xạ đồng nhất. Tuy
nhiên trong mọi trường hợp ta có đẳng thức:

σ1,2 ◦ σ2,1 = id

Trong trường hợp tổng quát, khi có nhiều không gian véc tơ
V1 , V2 , . . . , Vp ta sẽ có nhiều phép đẳng cấu giữa các tích ten xơ
của các không gian này khi được thực hiện theo các thứ tự khác
nhau. Ta sẽ nghiên cứu các đẳng cấu này ở chương sau.
2.4. Tích ten xơ của ánh xạ, của tổng trực tiếp, tính khớp 39

2.4. Tích ten xơ của ánh xạ, của tổng trực tiếp, tính khớp

Giả thiết f : V1 −→ V , G : W1 −→ W là các ánh xạ tuyến tính.


Từ sơ đồ
f ×g
V1 × W1 / V ×W
⊗ ⊗
 
V1 ⊗ W1 / V ⊗W
f ⊗g

với nhận xét rằng ánh xạ ⊗ ◦ (f × g) là một ánh xạ song tuyến


tính, ta nhận được từ tính phổ dụng của V1 ⊗ W1 ánh xạ tuyến
tính

f ⊗ g : V1 ⊗ W1 −→ V ⊗ W, v ⊗ w 7−→ f (v) ⊗ g(w)

Ánh xạ f ⊗ g được gọi là tích ten xơ của hai ánh xạ f và g.

Sử dụng tính chất trên của f ⊗ g ta có thể mô tả được ma trận


của ánh xạ này theo cơ sở (x1i ⊗ yj1 ) và (xi ⊗ yj ) tương ứng của
V1 ⊗ W1 và V ⊗ W . Giả thiết f (x1i ) = aji xj và g(yk1 ) = blk yl . Khi đó

f (x1i ⊗ yk1 ) = aji blk xj ⊗ yl

Để mô tả ma trận của ánh xạ này, ta cần sắp xếp các véc tơ của cơ
sở x1i ⊗ yj1 và xi ⊗ yj . Có hai cách sắp xếp tự nhiên.

Cách thứ nhất: x1 ⊗y1 , x1 ⊗y2 , . . . , x1 ⊗ym , . . . , xn ⊗ym ... (nghĩa


là sắp xếp theo thứ tự từ điển). Với cách sắp xếp này ma trận của
f ⊗ g là ma trận khối dạng

 
a11 B a12 B . . . a1n B
 
 2
 a1 B a22 B . . . a2n B


 
 ....................
 

 
ar1 B ar2 B . . . arn B
40 II. TÍCH TEN XƠ

Với cách thứ hai: x1 ⊗ y1 , x2 ⊗ y2 , . . . , x1 ⊗ ym , . . . , xn ⊗ ym ... (nghĩa


là sắp xếp theo thứ tự từ điển ngược), ta có ma trận khối dạng

 
Ab11 Ab12 . . . Ab1m
 
 Ab21 Ab22 . . . Ab2m
 

 
 ...................
 

 
Abs1 Abs2 . . . Absm

Cũng sử dụng đẳng thức

(f ⊗ g)(v ⊗ w) = f (v) ⊗ g(w)

ta có thể chứng minh các tính chất sau.

a) Giả thiết f1,2 : V1 −→ V , g1,2 : W1 −→ W là các ánh xạ


tuyến tính. Khi đó

f ⊗ (g1 + g2 ) = f ⊗ g1 + f ⊗ g2
(f1 + f2 ) ⊗ g = f1 ⊗ g + f2 ⊗ g

b) Sơ đồ dưới đây là giao hoán:


f ⊗id
V1 ⊗ W1 / V ⊗ W1
QQQ
QQQf ⊗g
QQQ
id⊗g QQQ id⊗g
 Q( 
V1 ⊗ W / V ×W
f ⊗id

nghĩa là (f ⊗ id) ◦ (id ⊗ g) = (id ⊗ g) ◦ (f ⊗ id) = f ⊗ g.

Giả thiết V là tổng trực tiếp của các không gian V1 , V2 với các
ánh xạ cấu trúc j1,2 và p1,2 . Khi đó sử dụng các đẳng thức ở trên
ta dễ dàng chứng minh được V ⊗ W là tổng trực tiếp của V1 ⊗ W
và V2 ⊗ W với các ánh xạ cấu trúc là j1,2 ⊗ id và p1,2 ⊗ id. Vậy tích
2.5. Tích ten xơ của các không gian con và không gian thương 41

ten xơ có tính phân phối đối với tổng trực tiếp:

(V1 ⊕ V2 ) ⊗ W ∼
= V1 ⊗ W ⊕ V2 ⊗ W

Ta có thể mở rộng đẳng thức trên cho nhiều không gian véc tơ.
f g
Giả thiết 0 −→ V1 −→ V −→ V2 −→ 0 là một dãy khớp ngắn
các không gian véc tơ (xem 1.4). Khi đó theo 1.4.6, dãy khớp này
là chẻ, nghĩa là tồn tại ánh xạ h : V2 −→ V sao cho g ◦ h = id.
Từ đó V là tổng trực tiếp của V1 và V2 với các ánh xạ cấu trúc là
f, h, g, l := f −1 (id − hg). Theo trên ta sẽ có dãy khớp

0 −→ V1 ⊗ W −→ V ⊗ W −→ V2 ⊗ W −→ 0

với mọi không gian véc tơ W . Ta nói tích ten xơ của các không
gian véc tơ bảo toàn dãy khớp ngắn hoặc tích ten xơ là một hàm tử
khớp.

2.5. Tích ten xơ của các không gian con và không gian
thương

Sự dụng tích khớp của tích ten xơ ta sẽ nghiên cứu mối liên hệ
giữa tích ten xơ của hai không gian với tích của các không gian
con và thương của chúng.

ĐỊNH LÝ 2.5.1. Giả thiết V1 là không gian con của V và W1 là


không gian con của W . Khi đó

i) V1 ⊗ W1 có thể đồng nhất với một không gian con của


V ⊗W
ii) Trong V ⊗ W ta có hệ thức

V ⊗ W1 ∩ V1 ⊗ W = V1 ⊗ W1
42 II. TÍCH TEN XƠ

iii) Tích ten xơ của các không gian thương V /V1 và W/W2 thỏa
mãn

V /V1 ⊗ W/W1 ∼
= V ⊗ W/(V ⊗ W1 + V1 ⊗ W )

CHỨNG MINH. Giả thiết V1 ⊂ V với V2 = V /V1 và W1 ⊂ W


với W2 = V /W1 . Trên ngôn ngữ của dãy khớp ta có hai dãy khớp
ngắn:
f g
0 / V1 / V / V2 / 0

a b
0 / W1 / W / W2 / 0

Nhân ten xơ hai dãy khớp này với nhau ta có sơ đồ giao hoán sau:

0 0 0

 f ⊗id  g⊗id 
0 / V1 ⊗ W1 / V ⊗ W1 / V2 ⊗ W1 / 0
id⊗a id⊗a id⊗a
 f ⊗id  g⊗id 
0 / V1 ⊗ W / V ⊗W / V2 ⊗ W / 0
id⊗b id⊗b id⊗b
 f ⊗id  g⊗id 
0 / V1 ⊗ W2 / V ⊗ W2 / V2 ⊗ W2 / 0

  
0 0 0

Từ sơ đồ ta thấy ánh xạ a ⊗ f : V1 ⊗ W1 −→ V ⊗ W là hợp thành


của hai ánh xạ đơn ánh, do dó là đơn ánh. Vậy V1 ⊗W1 có thể đồng
nhất với một không gian con của V ⊗ W . (i) được chứng minh.

Hiển nhiên vế phải ở (ii) nằm trong vế trái, ta chứng minh


điều ngược lại. Theo (i) ta phải chứng minh rằng nếu x ∈ V ⊗ W
thỏa mãn x = (f ⊗ id)y = (id ⊗ a)z, thì x = (f ⊗ a)t. Thật vậy,
2.5. Tích ten xơ của các không gian con và không gian thương 43

nếu x = (f ⊗ id)y thì (g ⊗ id)x = 0 từ đó

(g ⊗ id)(id ⊗ a)z = 0

hay
(id ⊗ a)(g ⊗ id)z = 0
Vì id ⊗ a là đơn ánh ta có (g ⊗ id)z = 0, từ đó suy ra z = (f ⊗ id)t
với t trong V1 ⊗ W1 . (ii) được chứng minh.

Đối với (iii) trước hết ta nhận xét rằng theo sơ đồ ánh xạ

g ⊗ b : V ⊗ W −→ V2 ⊗ W2

là toàn ánh. Vậy ta cần chứng minh hạch của ánh xạ này trùng với
V ⊗ W1 + V1 ⊗ W . Hiển nhiên

V ⊗ W1 + V1 ⊗ W ⊂ Ker(g ⊗ b)

Ta chứng minh bao hàm thức ngược lại. Giả thiết x ∈ Ker(g ⊗ b).
Thế thì y = (g ⊗ id)x ∈ V2 ⊗ W thỏa mãn

(id ⊗ b)y = 0

do đó y = (id ⊗ a)z với z ∈ V2 ⊗ V1 . Vì ánh xạ g ⊗ id ở hàng thứ


nhất là toàn ánh nên tồn tại t ∈ V ⊗ W1 để

(g ⊗ id)t = z

Đặt u = (id ⊗ a)t ∈ V ⊗ W . Thế thì

(g ⊗ id)u = (g ⊗ id)(id ⊗ a)t = (id ⊗ a)(g ⊗ id)t = y

Vậy (g ⊗ id)(x − u) = 0 do đó tồn tại w ∈ V1 ⊗ W để

(f ⊗ id)w = x − u = x − (id ⊗ a)t

Vậy x ∈ V1 ⊗ W + V ⊗ W1 nếu hai không gian này được đồng


nhất với các không gian con của V ⊗ W bởi các ánh xạ (f ⊗ id) và
(id ⊗ a). 
44 II. TÍCH TEN XƠ

Một ten xơ trong V ⊗ W được gọi là tách được nếu nó biểu


diễn được ở dạng
v⊗w

2.6. Liên hệ với hàm tử Hom

Cho V, W, U là các không gian véc tơ trên k. Giả thiết f : V −→


L(W, U ) là một ánh xạ tuyến tính. Như vậy với mỗi v ∈ V , f (v) là
một ánh xạ tuyến tính từ W tới U . Khi đó ta định nghĩa
f¯ : V ⊗ W −→ U, f¯(v ⊗ w) = f (v)(w)
Dễ thấy ánh xạ ΦV,W,U : f 7−→ f¯ là một ánh xạ tuyến tính. Dễ
dàng kiểm tra Φ thỏa mãn tính chất sau đây.

a) Giả sử a : V −→ V 0 là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó ta


có sơ đồ giao hoán sau:
Φ
L(V, L(W, U )) / L(V ⊗ W, U )
O O
a∗ a∗

L(V 0 , L(W, U )) / L(V 0 ⊗ W, U )


Φ

trong đó a∗ là ánh xạ nhận được bằng phép hợp thành


với a.
b) Giả sử b : W −→ W 0 là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó ta
có sơ đồ giao hoán sau:
Φ
L(V, L(W, U )) / L(V ⊗ W, U )
b∗ b∗
 
L(V, L(W 0 , U )) / L(V ⊗ W 0 , U )
Φ

trong đó b∗ là ánh xạ nhận được bằng phép hợp thành


với b.
2.6. Liên hệ với hàm tử Hom 45

c) Giả sử c : U −→ U 0 là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó ta


có sơ đồ giao hoán sau:
Φ
L(V, L(W, U )) / L(V ⊗ W, U )
b∗ b∗
 
L(V, L(W, U 0 )) / L(V ⊗ W, U 0 )
Φ

trong đó c∗ là ánh xạ nhận được bằng phép hợp thành


với c.

Ta nói Φ là một ánh xạ tự nhiên.

ĐỊNH LÝ 2.6.1. Ánh xạ

(2.6.1) ΦV,W,U : L(V, L(W, U )) ∼


= L(V ⊗ W, U ), f 7−→ f¯

là một đẳng cấu.

CHỨNG MINH. Ta xây dựng ánh xạ ngược. Giả sử g : V ⊗W −→


U là một ánh xạ tuyến tính. Xét ánh xạ

g : V −→ L(W, U ), g(v)(w) := g(v ⊗ w)

Dễ dàng kiểm tra rằng g 7−→ g là ánh xạ ngược của Φ. 

Trong đẳng cấu (2.6.1) nếu thay V = L(W, U ) ta thu được


đẳng cấu

L(L(W, U ), L(W, U )) ∼
= L(L(W, U ) ⊗ V, U )
Dễ thấy rằng ảnh của ánh xạ đồng nhất ở vế trái chính là ánh xạ
giá trị ev : L(W, U ) ⊗ W, U ở vế phải.

Ký hiệu V ∗ := L(V, k), khi đó ta cũng có ánh xạ tự nhiên


(2.6.2)
Ψ : W ⊗ V ∗ −→ L(V, W ), w ⊗ ϕ 7−→ ϕw , ϕw (v) = ϕ(v) ⊗ w
46 II. TÍCH TEN XƠ

ĐỊNH LÝ 2.6.2. Giả thiết W là một không gian véc tơ khác 0. Khi
đó ánh xạ
Ψ : W ⊗ V ∗ −→ L(V, W )

xây dựng ở trên là một đơn ánh, tuy nhiên nó là đẳng cấu khi khi
V hoặc W có chiều hữu hạn.

CHỨNG MINH. Trước hết ta chứng minh Ψ là đơn cấu. Giả sử


x ∈ KerΨ, x = i wi ⊗ ϕi , với wi độc lập tuyến tính. Vậy
P

X
Ψ( wi ⊗ ϕ i ) = 0
i

Nghĩa là với mọi v ∈ V ,


X X
ϕ
ewi (v) = ϕi (v)wi = 0
i i

Vì wi độc lập tuyến tính ta có ϕi (v) = 0 với mọi v. Vậy ϕi = 0 với


mọi i. Từ đó x = 0. Nghĩa là Ψ là đơn ánh.

Trường hợp V là hữu hạn chiều. Khi đó cố định một cơ sở hữu


hạn (x1 , x2 , . . . , xn ) trong V . Một ánh xạ tuyến tính f : V −→ W
được xác định một cách duy nhất bởi các giá trị wi = f (xi ) trong
W . Với (ξ i ) là cơ sở đối ngẫu của (x) ở trong V ta có theo 1.5

f = Ψ(wi ⊗ ξ i )

Trường hợp W là hữu hạn chiều. Ta chứng minh bằng quy nạp
theo số chiều của W . Trường hợp dim W = 1 khẳng định là hiển
nhiên. Trong trường hợp tổng quát biểu diễn W dưới dạng tổng
trực tiếp của hai không gian con khác 0. Vì Ψ tương tích với các
ánh xạ cấu trúc của một tổng trực tiếp, ta có điều phải chứng
minh. 
2.7. Lũy thừa ten xơ 47

HỆ QUẢ 2.6.3. Giả thiết W là không gian véc tơ hữu hạn chiều,
khi đó với mọi V và U ta có đẳng cấu chính tắc:
(2.6.3) L(V ⊗ W, U ) ∼
= L(V, U ⊗ W ∗ )

Mặt khác, giả thiết V có hữu hạn chiều. Khi đó


(2.6.4) E(V ) = L(V, V ) ∼
= V ⊗V∗
Trong đẳng thức (2.6.4), ảnh của ánh xạ đồng nhất của V là một
ten xơ trong V ⊗ V ∗ , thường gọi là phần tử Casimir. Cố định một
cơ sở (x) trong V và ξ là cơ sở đỗi ngẫu trong V ∗ . Khi đó phần tử
Casimir là
xi ⊗ ξ i
Nhận xét rằng phần tử này không phụ thuộc vào việc chọn cơ sở.

2.7. Lũy thừa ten xơ

Cho V là một không gian véc tơ. Lũy thừa ten xơ bậc p ≥ 1
của V là tích
V ⊗p := |V ⊗ .{z
. . ⊗ V}
p

Ngoài ra ta sẽ quy ước


V ⊗0 := k
Tính chất kết hợp của tích ten xơ cho ta một đẳng cấu duy nhất
V ⊗p ⊗ V ⊗p ∼ = V ⊗p+q
(v1 ⊗ . . . ⊗ vp ) ⊗ (w1 ⊗ . . . ⊗ wq ) 7−→ v1 ⊗ . . . ⊗ vp ⊗ w1 ⊗ . . . ⊗ wq
Như vậy với hai ten xơ u ∈ V ⊗p và v ∈ V ⊗q ta có thể định nghĩa
tích ten xơ u ⊗ v của chúng như là phần tử trong V ⊗p+q . Tích ten
xơ được định nghĩa như vậy có tính chất kết hợp:
(u ⊗ v) ⊗ w = u ⊗ (v ⊗ w)
(ở đây w ∈ V ⊗r và đẳng thức được hiểu trong V ⊗p+q+r ).
48 II. TÍCH TEN XƠ

Tuy nhiên chú ý rằng tích ten xơ không giao hoán, nghĩa là nói
chung ta có
u ⊗ v 6= v ⊗ u
như là các phần tử trong V ⊗p+q .

Giả thiết V có chiều hữu hạn n và (xi ) là một cơ sở trong V .


Khi đó, theo 2.2.2, các ten xơ

xα := xα1 ⊗ xα2 ⊗ . . . ⊗ xαp

với α = (α1 α2 . . . αp ) chạy trên tập các bộ p số nguyên từ 1 tới n


lập thành một cơ sở của V ⊗n . Từ đó

dim V ⊗p = np

Cho một ánh xạ tuyến tính f : V −→ W . Khi đó ta có lũy thừa


ten xơ
f ⊗p : V ⊗p −→ W ⊗p
Ma trận của ánh xạ này theo cơ sở (xα ) ở trên là lũy thừa ten xơ
của ma trận của f theo cơ sở (xi ).

Giả thiết f : V −→ W là đơn ánh, khi đó theo ?? (i), f ⊗p cũng


là đơn ánh và V ⊗p có thể được coi như không gian con của W ⊗p .

Mặt khác, giả thiết f là toàn ánh với hạch là U ⊂ V . Khi đó


cũng theo ?? iii), f ⊗n là toàn ánh. Bằng quy nạp ta dễ dàng chứng
minh rằng
p
X
Kerf = V ⊗i−1 ⊗ U ⊗ V ⊗p−i
i=1

2.8. Ten xơ hỗn hợp

Ta tiếp tục giả thiết V có chiều hữu hạn n và (x) là một cơ sở


của V . Ký hiệu (ξ) là cơ sở đối ngẫu trong V ∗ . Ten xơ hỗn hợp
2.8. Ten xơ hỗn hợp 49

kiểu (p, q) của V là tích


T r,s (V ) := V ∗⊗r ⊗ V ⊗s
Một phần tử của T r,s thường được gọi là một ten xơ r lần hiệp
biến và s lần phản biến. Ta có biểu diễn tọa độ của một ten xơ t
t = tij11,i,j22,...,i s j1 j2 jr
,...jr ξ ⊗ ξ ⊗ . . . ⊗ ξ ⊗ xi1 ⊗ xi2 ⊗ . . . ⊗ xis

Các tọa độ ứng với chỉ số dưới được gọi là các tọa độ hiệp biến
còn các tọa độ ứng với chỉ số trên được gọi là các tọa độ phản
biến. Điều này được thể hiện thông qua công thức chuyển tọa độ.
Giả thiết P là ma trận chuyển cơ sở từ cở (x) tới cơ sở (x0 ) của V .
Khi đó ma trận chuyển tọa độ từ (x) tới (x0 ) là Q = P −1 và ma
trận chuyển tọa độ từ ξ tới ξ 0 là P . Từ đó công thức chuyển tọa độ
đối với T = tij11,i,j22,...,i
 s

,...jr là
i ,i ,...,i
t0 j11 ,j22 ,...jrs = qki11 qki21 . . . qkiss plj11 plj22 . . . pljrr tkl11,l,k22,...l
,...,ks
r

ở đây P = [plj ], Q = [qki ]. Như vậy các tọa độ với chỉ số dưới được
chuyển bằng cách nhân với P (hiệp biến), các tọa độ với chỉ số
trên được chuyển bằng cách nhân với Q = P −1 (phản biến).

Về mặt lịch sử ten xơ ra đời dưới dạng các bộ số tij11,i,j22,...,i


 s

,...jr
thỏa mãn quy tắc biến đổi như trên. Một bộ số như vậy cũng có
thể được xác định như một ánh xạ đa tuyến tính

| ×V ×
τ: V ∗ ∗
× . . . × V }∗ −→ k
{z. . . × V} × |V × V {z
r s
(xj1 , xj2 , . . . , xjr , ξ i1 , ξ i2 , . . . , ξ is ) 7−→ tij11,i,j22,...,i
,...jr
s

Hay nói cách khác ta có đẳng cấu chính tắc


T r,s ∼ | ×V ×
= L(V ∗ ∗
× . . . × V }∗ , k)
{z. . . × V} × |V × V {z
r s

Ánh xạ giá trị ev : V ∗ ⊗ V −→ k xác định các ánh xạ tuyến


tính từ T r,s vào T r−1,s−1 gọi là phép chập như sau. Cố định hai vị
50 II. TÍCH TEN XƠ

trí 1 ≤ i ≤ r và 1 ≤ j ≤ s và xây dựng ánh xạ


ev ij : T r,s (V ) −→ T r−1,s−1 (V )
ϕ1 ⊗ . . . ϕi . . . ⊗ ϕr ⊗ x1 ⊗ . . . xj . . . ⊗ xs
7−→ ϕi (xj )ϕ1 ⊗ . . . ϕbi . . . ⊗ ϕr ⊗ x1 ⊗ . . . xbj . . . ⊗ xs
ở đây ký hiệu b
a trên một thành phần ten xơ nghĩa là thành phần
đó bị bỏ đi.

VÍ DỤ 2.8.1. i) Ta có đẳng cấu chính tắc E(V ) ∼


= V ⊗V ∗ .
Vậy một tự đồng cấu tuyến tính của V là một ten xơ kiểu
(1,1).
ii) Một dạng song tuyến tính trên V là một ten xơ kiểu (2, 0).
Chương III

Nhóm đối xứng

3.1. Nhóm đối xứng

Ký hiệu bởi Sn tập các song ánh từ tập hợp {1, 2, . . . , n} vào
chính nó, hay nói cách khác, tập các hoán vị của {1, 2, . . . , n}. Với
phép hợp thành Sn là một nhóm: phần tử đơn vị là ánh xạ đồng
nhất, phần tử nghịch đảo của một ánh xạ là ánh xạ ngược của
ánh xạ đó. Với phép nhân này Sn được gọi là nhóm đối xứng hoặc
nhóm các hoán vị. Thông thường ta sẽ dùng các chữ cái Hy Lạp
σ, τ, ω... để các phần tử của Sn . Ta dùng cách mô tả sau đối với
một phần tử của Sn :
!
1 2 ... n
σ=
σ(1) σ(2) . . . σ(n)

Ngoài ra ta còn dùng ký hiệu sau đây đối với các hoán vị đặc
biệt. Giả sử 1 ≤ x1 , x2 , . . . , xk ≤ n là các số đôi một khác nhau ta
sẽ dùng ký hiệu (x1 , x2 , . . . , xk ) để chỉ hoán vị giữ nguyên các số
khác x1 , x2 , . . . , xk và hoán vị x1 , x2 , . . . , xk theo nguyên tắc

x1 7−→ x2 , x2 7−→ x3 , . . . , xk−1 7−→ xk , xk 7−→ x1

Một hoán vị như vậy được gọi là một xích với độ dài k hoặc một
hoán vị vòng quanh. Từ định nghĩa ta có

(x1 , x2 , . . . , xk ) = (x2 , . . . , xk , x1 )
51
52 III. Nhóm đối xứng

Hai xích (x1 , x2 , . . . , xk ) và (y1 , y2 , . . . , yl ) được gọi là rời nhau nếu


các số xi và yj đôi một khác nhau.

Một xích với độ dài 2 được gọi là một chuyển vị, một chuyển
vị dạng (i, i + 1) được gọi là một chuyển vị cơ bản (hoặc chuyển vị
sơ cấp). Như vậy trong Sn có tất cả n − 1 chuyển vị cơ bản. Chú ý
rằng khái niệm chuyển vị không phụ thuộc vào thứ tự 1, 2, . . . , n
trong khi khái niệm chuyển vị cơ bản lại phụ thuộc. Ta sẽ sử dụng
ký hiệu
σi := (i, i + 1), i = 1, 2, . . . , n − 1
MỆNH ĐỀ 3.1.1. Một hoán vị biểu diễn được một cách duy nhất
thành tích của các xích rời nhau.

CHỨNG MINH. Cho σ là một hoán vị. Xét dãy 1, σ(1), σ 2 (1), ...
Dãy này tuần hoàn. Thật vậy, vì dãy này chỉ nhận hữu hạn giá
trị nên tồn tại hai số nguyên dương k < l sao cho σ k (1) = σ l (1).
Vì σ là song ánh, ta có σ l−k (1) = 1. Gọi s là số nguyên dương bé
nhất sao cho σ s (1) = 1. Khi đó dãy trên là tuần hoàn chu kỳ s.
Dãy 1, σ(1), . . . , σ s−1 (1) được gọi là quỹ đạo của 1 dưới tác động
của σ. Tương tự ta cũng có thể định nghĩa quỹ đạo của một số bất
kỳ từ 1 tới n dưới tác động của σ. Nhận xét rằng quỹ đạo của hai
số dưới tác động của σ hoặc là trùng nhau hoặc không giao nhau.
Thật vậy, nếu σ k (a) = σ l (b), giả thiết k ≥ l ta có σ k−l (a) = b, nghĩa
là b nằm trong quỹ đạo của a, khi đó quỹ đạo của a và của b là
trùng nhau.

Vậy tập {1, 2, . . . , n} được phân thành các quỹ đạo rời nhau
dưới tác động của σ. Nhận thấy trên mỗi quỹ đạo σ tác động như
một xích, từ đó σ có thể được biểu diễn dưới dạng tích của các
xích được xác định bởi tác động của σ lên các quỹ đạo của mình.

Vì một xích không thể biểu diễn được dưới dạng tích các xích
khác nên biểu diễn trên là duy nhất. 
3.1. Nhóm đối xứng 53

VÍ DỤ 3.1.2. Dưới đây là khai triển thành xích của một hoán
vị trong S6 :
!
1 2 3 4 5 6
= (1, 3, 4, 2, 5)(6)
3 5 4 2 1 6

CHÚ Ý3.1.3. 1) Khi biểu diễn một hoán vị σ dưới dạng


tích các xích, các xích độ dài 1 ứng với các số bất biến
dưới tác động của σ, nghĩa là k sao cho σ(k) = k. Thông
thường trong biểu diễn xích của σ ta sẽ bỏ các xích này
đi. Chẳng hạn, thay vì viết (1, 3, 4, 2, 3)(6) ta sẽ viết (1, 3, 4, 2, 5).
2) Thông thường ta sẽ đồng nhất nhóm Sn , n < m với nhóm
con của Sm bao gồm các hoán vị giữ nguyên các số > n.
Khi đó ưu điểm của việc biểu diễn dưới dạng tích các
xích là một hoán vị trong Sn có thể được coi một cách tự
nhiên như các phần tử trong Sm , m > n.

MỆNH ĐỀ 3.1.4. Mỗi xích có thể biểu diễn được dưới dạng tích
các chuyển vị. Mỗi chuyển vị là tích của các chuyển vị cơ bản. Từ
đó một hoán vị bất kỳ luôn biểu diễn được dưới dạng tích của các
chuyển vị cơ bản σi , i = 1, 2, . . . , n − 1.

CHỨNG MINH . Thật vậy, ta có hệ thức

(x1 , x2 , . . . , xn ) = (x1 , x2 )(x2 , x3 ) . . . (xk−1 , xk )

Tiếp theo ta có (giả thiết y − x ≥ 2)

(x, y) = (x, y − 1)(y − 1, y)(x, y − 1)

Từ đó suy ra các mệnh đề phải chứng minh. 

NHẬN XÉT 3.1.5. i) Việc biểu diễn một hoán vị thành


tích các chuyển vị hoặc chuyển vị cơ bản như trình bày ở
trên là không duy nhất.
54 III. Nhóm đối xứng

ii) Tất nhiên với một hoán vị luôn tồn tại một biểu diễn
thành tích các chuyển vị cơ bản mà số các chuyển vị là
ít nhất. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này cũng có
thể có nhiều biểu diễn khác nhau. Ví dụ

(13) = (12)(23)(12) = (23)(12)(23)

là hai biểu diễn với độ dài ngắn nhất của chuyển vị (13)
dưới dạng tích các chuyển vị cơ bản.

Ta sẽ xây dựng bằng quy nạp một biểu diễn của σ ∈ Sn như
sau. Giả sử σ(n) = k. Nếu k = n thì ta có thể coi σ là phần tử của
Sn−1 . Trong trường hợp ngược lại đặt

σ 0 := σn−1 σn−2 . . . σk σ

ta có σ n−1 (n) = n, vậy ta có thể coi σ 0 là phần tử của Sn−1 . Ta tiếp


tục quá trình trên đối với σ 0 . Cuối cùng ta thu được khai triển (với
l = σ 0 (n − 1))
σ = σk . . . σn−1 σ 0
(3.1.1)
= σk . . . σn−1 σl . . . σn−2 σ 00 = . . .

Nhận xét rằng khai triển này là chính tắc, mỗi phần tử của Sn có
duy nhất một khai triển như vậy. Để chứng minh khai triển này là
một khai triển có độ dài ngắn nhất ta sẽ sử dụng khái niệm độ dài
của hoán vị.

ĐỊNH NGHĨA 3.1.6. Một nghịch thế của hoán vị σ là một cặp
(i < j) sao cho σ(i) > σ(j). Độ dài của một hoán vị được định
nghĩa là số l(σ) các cặp nghịch thế của hoán vị σ.

MỆNH ĐỀ 3.1.7. Ta có các tính chất sau của hàm l(σ)


(
l(σ) + 1 nếu σ(i) < σ(i + 1)
(3.1.2) l(σσi ) =
l(σ) − 1 nếu σ(i) > σ(i + 1)
3.1. Nhóm đối xứng 55

Từ đó l(σ) chính là độ dài ngắn nhất của khai triển σ thành tích các
chuyển vị cơ bản và khai triển ở (3.1.1) là một khai triển có độ dài
ngắn nhất.

CHỨNG MINH . a) Nếu σ(i) < σ(i + 1) thì

σσi (i) = σ(i + 1) > σ(i) = σσi (i + 1)

Mặt khác với mọi j 6= i, i + 1 ta có σ(j) = σσi (j). Vậy số nghịch


thế của σσi tăng lên 1 so với σ. Trường hợp σ(i) < σ(i + 1) cũng
được lý luận tương tự. Hệ thức (3.1.2) được chứng minh.

b)Từ hệ thức trên của l(σ) ta dễ dàng xây dựng được một biểu
diễn của σ dưới dạng tích của l(σ) hoán vị cơ bản. Cụ thể, nếu
l(σ) ≤ 1 thì tồn tại i sao cho σ(i) > σ(i+1), từ đó l(σσi ) = l(σ)−1.
Ta lại tiếp tục quá trình trên cho σσi ...

c) Ký hiệu k(σ) là độ dài ngắn nhất của một biểu diễn của σ
thành tích các hoán vị cơ bản. Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp
theo k(σ) rằng k(σ) = l(σ). Giả sử

σ = σi1 σi2 . . . σik

là biểu diễn của σ với độ dài ngắn nhất: k = k(σ). Nếu k(σ) = 1
ta có ngay l(σ) = 1 = k(σ). Nếu k(σ) > 1 thì

σσik = σi1 σi2 . . . σik−1

là biểu diễn của σσik với độ dài ngắn nhất, nghĩa là

k(σσik ) = k(σ) − 1

Theo giả thiết quy nạp

k(σσik ) = l(σσik )
56 III. Nhóm đối xứng

Mặt khác theo a) l(σ) = l(σσik ) ± 1. Nếu l(σ) = l(σσik ) − 1 thì


theo b) σ có thể biểu diễn được thành tích của l(σσik )−1 = k(σ)−2
hoán vị cơ bản, mâu thuẫn. Vậy l(σ) = l(σσik ) + 1 = k(σ)

Cuối cùng dễ dàng kiểm tra rằng trong khai triển (3.1.1)

l(σ) = l(σ n−1 ) + n − k

Từ đó khai triển trong (3.1.1) là một khai triển có độ dài ngắn


nhất. 

Ta định nghĩa dấu của hoán vị σ là

(3.1.3) sign(σ) := (−1)l(σ)

Từ hệ thức (3.1.2) ta có

sign(σ) = sign(σ)sign(σi )

từ đó suy ra

(3.1.4) sign(σ ◦ τ ) = sign(σ) · sign(τ )

Ta có thể chứng minh trực tiếp công thức (3.1.4) bằng cách
chứng minh rằng
Y σ(i) − σ(j)
(3.1.5) sign(σ) =
1≤i<j≤n
i−j

Thật vậy, dễ thấy vế phải chỉ có thể nhận giá trị ±1 vì bình phương
của nó luôn bằng 1. Như vậy để tínhvế phải ta chỉ quan tâm tới
dấu của mỗi phân số σ(i)−σ(j)
i−j
. Số các phân số là âm đúng bằng độ
dài l(σ) của hoán vị σ.
3.2. Tác động của Sn 57

Bây giờ công thức (3.1.4) được chứng minh như sau. Ta có
Y σ(τ (i)) − σ(τ (j))
l(στ ) =
1≤i<j≤n
i−j
Y σ(τ (i)) − σ(τ (j)) Y τ (i) − τ (j)
=
1≤i<j≤n
τ (i) − τ (j) 1≤i<j≤n
i−j

σ(τ (i))−σ(τ (j))


Mặt khác phân số τ (i)−τ (j)
không đổi nếu ta đổi dấu cả tử lẫn
mẫu. Từ đó ta có
Y σ(τ (i)) − σ(τ (j)) Y σ(i) − σ(j)
=
1≤i<j≤n
τ (i) − τ (j) 1≤i<j≤n
i−j

Từ các đẳng thức trên ta suy ra l(στ ) = l(σ)l(τ ).

Ta có thể phát biểu một cách khác rằng ánh xạ

= Z/2Z
sign : Sn −→ {+1, −1} ∼

là một đồng cấu nhóm.

3.2. Tác động của Sn

Tác động của một nhóm G lên một tập hợp X được hiểu là
một đồng cấu µ từ nhóm G vào nhóm Aut(X) các song ánh của
X, ở đây phép toán nhóm trên Aut(X) là phép hợp thành ánh xạ.
Ta cũng có thể phát biểu môt cách khác như sau. Tác động của G
lên tập X là ánh xạ

µ : G × X −→ X, (g, x) 7−→ g · x

thỏa mãn các tiên đề sau:

(3.2.1) g · (h · x) = (gh) · x

(3.2.2) e·x=x
58 III. Nhóm đối xứng

ở đây e ∈ G ký hiệu phần tử đơn vị của G. Với mỗi g ∈ G, tác


động µ xác định một ánh xạ

µg : X −→ X, x 7−→ g · x

Từ các tiên đề trên ta suy ra µg ◦ µh = µgh và µe = id X . Từ đó các


ánh xạ µg đều là song ánh vì

µg ◦ µg−1 = µe = id

Vậy phép tương ứng g 7−→ µg xác định một đồng cấu nhóm

µ : G −→ Aut(X)

Ánh xạ µg được gọi là tác động của g lên X.

Phần tử x ∈ X được gọi là bất biến dưới tác động của G nếu
gx = x, ∀g ∈ G. Một tập Y ⊂ X được gọi là bất biến dưới tác động
của G nếu gY ⊂ Y như là các tập hợp, với mọi g ∈ G. Vì G là một
nhóm nên nếu Y bất biến ta có gY = Y với mọi g ∈ G.

Tập Ox := {gx|g ∈ G} được gọi là quỹ đạo của x dưới tác động
của nhóm G. Đây là một tập bất biến dưới tác động của G. Dễ
thấy G là hợp rời của các quỹ đạo của các phần tử của nó.

Mặt khác, với mỗi x cố định, tập Gx các phần tử h ∈ G sao


cho hx = x lập thành một nhóm con trong G, gọi là nhóm con ổn
định của nhóm G. Nhận xét rằng nếu x và y nằm trong cùng một
quỹ đạo thì các nhóm con ổn định Gx và Gy là liên hợp với nhau
theo nghĩa sau. Nếu g ∈ G thỏa mãn gx = y thì

Gy = {ghg −1 |h ∈ Gx }

Ta có công thức liên hệ sau giữa số phần tử của nhóm con ổn định
và số phần tử của quỹ đạo của một phần tử x ∈ X:

|Ox | · |Gx | = |G|


3.2. Tác động của Sn 59

Ví dụ dưới đây của tác động của nhóm Sn có nhiều ứng dụng
trong lý thuyết biểu diễn cũng như tổ hợp. Ở đây chúng tôi mô
tả nó để người đọc có thể hình dung được cụ thể các khái niệm ở
trên.

VÍ DỤ 3.2.1 (Xem [?]). i) Ký hiệu bởi I(p, n) tập các bộ


1
p số tự nhiên đầu tiên (không nhất thiết khác nhau):
I(p, n) = {(i1 , i2 , . . . , ip ), 1 ≤ i1 , . . . , ip ≤ n}
I(p, n) có thể được mô tả như tập các ánh xạ từ tập p số
tự nhiên đầu tiên tới tập n số tự nhiên đâu tiên.
Nhóm Sp tác động lên tập này bằng cách hoán vị các
bộ số:
σ(i1 , i2 , . . . , ip ) = (iσ−1 (1) , iσ−1 (2) iσ−1 (p) )
ở đây ta phải sử dụng σ −1 thay vì σ để tiên đề (3.3.2)
được thỏa mãn. Điều này có thể dễ dàng thấy khi coi
một bộ số như trên như một ánh xạ.
ii) Dễ thấy mỗi quỹ đạo của nhóm Sp chứa một phần tử đại
diện I = (i1 , i2 , . . . , ip ) với tính chất i1 ≤ i2 ≤ . . . ≤ ip . Ta
tính số phần tử của quỹ đạo của bộ số này bằng cách tính
nhóm con ổn định của nó. Giả thiết trong dãy i1 , i2 , . . . , ip
có λ1 số đầu bằng nhau, sau đó lại có λ2 số tiếp theo bằng
nhau,... Khi đó λ1 + . . . + λk = p. Nhóm ổn định của I là
nhóm các hoán vị trao đổi λ1 số tự nhiên với nhau, trao
đổi λ2 số tự nhiên tiếp theo với nhau... Ta mô tả nó như
nhóm con
Sλ1 × Sλ2 × . . . × Sλk ⊂ Sp
Số phần tử của nhóm con này là λ1 !λk !λk !. Vậy số phần
tử trong quỹ đạo dưới tác động của Sp của bộ I nói trên
1
Trong giáo trình này số tự nhiên được hiểu là các số nguyên dương
60 III. Nhóm đối xứng

bằng
 
n! n
=
λ1 !λ2 ! . . . λk ! λ1 , λ2 , . . . , λk
iii) Ta sẽ ký hiệu bởi Λ(p, n) tập các quỹ đạo của Sp trong
I(p, n). Mỗi phần tử của Λ(p, n) như vậy được đại diện
bởi một dãy không giảm I = (i1 , i2 , . . . , ip ). Ta sẽ mô tả
dãy này bằng một cách khác, tương đương. Ký hiệu α1 là
số các số 1 trong dãy, α2 là số các số 2 trong dãy, v.v... Khi
đó ta có bộ (α1 , α2 , . . . , αp ) các số nguyên không âm với
tổng bằng p. Một bộ số như vậy trong lý thuyết biểu diễn
được gọi là một trọng.
iv) Mặt khác, ta cũng có tác động của nhóm Sn lên I(p, n),
mỗi hoán vị của Sn sẽ hoán vị từng số ik :
σ(i1 , i2 , . . . , ip ) = (σ(i1 ), σ(i2 ), . . . , σ(ip ))
Nhận xét rằng hai tác động của Sp và Sn lên I(p, n) giao
hoán với nhau. Tức là với mọi σ ∈ Sp và τ ∈ Sn và mọi
bộ I ∈ I(p, n) ta có
στ (I) = τ σ(I)
Từ đó ta có tác động của Sn lên tập các quỹ đạo dưới tác
động của Sp , tập Λ(p, n) đã nhắc tới ở trên. Cụ thể nếu
ký hiệu OI là quỹ đạo của I dưới tác động của Sp (tức
là một phần tử của Λ(p, n)) thì phần tử τ ∈ Sn biến OI
thành Oσ(I) .
v) Theo trên, một quỹ đạo OI có thể được dại diện bởi một
trọng (α1 , . . . , αn ). Dễ dàng kiểm tra rằng tác động của
Sn được cho bởi
σ(α1 , . . . , αn ) = (ασ−1 (1) , ασ−1 (2) , . . . , ασ−1 (n) )
Tập các Sn -quỹ đạo trong Λ(p, n) được ký hiệu là Λ+ (p, n).
Trong mỗi quỹ đạo ta chon một phần tử đại diện là
3.3. Đại số nhóm k[Sn ] 61

một dãy (α1 , α2 , . . . , αn ) với tính chất α1 ≥ α2 ≥ . . . ≥


αn (nghĩa là một dãy không tăng). Nhận xét rằng tổng
P
i αi = p. Ta gọi một dãy như vậy là một phân hoạch
của p với độ dài (không quá) n. Trong lý thuyết biểu diễn
một trọng như vậy được gọi là một trọng trội.

3.3. Đại số nhóm k[Sn ]

Một tác động của nhóm G lên một không gian véc tơ V được
gọi là tuyến tính nếu tác động của mọi phần tử của G lên V là các
ánh xạ tuyến tính. Trong giáo trình này ta sẽ quan tâm chủ yếu tới
các tác động tuyến tính của nhóm Sn lên các không gian véc tơ.
Ta định nghĩa một tác động của Sn lên lũy thừa ten xơ V ⊗n như
sau. Với mỗi σ ∈ Sn , tác động của σ lên V ⊗n là ánh xạ tuyến tính
xác định bởi

(3.3.1) σ(v1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vn ) = vσ−1 (1) ⊗ vσ−1 (2) ⊗ . . . ⊗ vσ−1 (n)

Việc chứng minh ánh xạ này tồn tại được thực hiện hoàn toàn
tương tự như đối với ánh xạ σ1,2 ở mục 2.3.

Ta sẽ kiểm tra (3.3.1) thỏa mãn tiên đề (3.3.2) (tiên đề (3.3.3)


hiển nhiên được thỏa mãn). Thật vậy

τ (σ(v1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vn )) = τ (vσ−1 (1) ⊗ vσ−1 (2) ⊗ . . . ⊗ vσ−1 (n) )


= vσ−1 (τ −1 (1)) ⊗ vσ−1 (τ −1 (2)) ⊗ . . . ⊗ vσ−1 (τ −1 (n))
= τ (v(τ σ)−1 (1) ⊗ v(τ σ)−1 (2) ⊗ . . . ⊗ v(τ σ)−1 (n)

Việc nghiên cứu các tác động tuyến tính của một nhóm hữu
hạn (còn gọi là các biểu diễn của nhóm đó) có thể được đưa về
việc nghiên cứu tác động của đại số nhóm tương ứng mà ta sẽ
định nghĩa dưới đây. Ưu thế của phương pháp này là ta có thể
ứng dụng triệt để các kết quả của đại số tuyến tính.
62 III. Nhóm đối xứng

Đối với mỗi nhóm hữu hạn G, ký hiệu k[G] là không gian véc
tơ với cơ sở là G, một phần tử của k[G] là một tổng hình thức
X
λg g
g∈G

Trên k[G] có thể định nghĩa phép nhân như sau:


! !
X X X
λg g · µh h = λg µh gh
g∈G h∈G g,h∈G
!
X X
= λh µh−1 k k
k∈G h∈G

Với phép nhân này k[G] là một đại số với đơn vị là e, phần tử đơn
vị của G.

Cho A là một đại số trên trường k. Một mô đun trên A là một


không gian véc tơ V trên k cùng ánh xạ tuyến tính

µ : A ⊗ V −→ V, a ⊗ v 7−→ a · v

thỏa mãn các tiên đề

(3.3.2) a · (b · x) = (ab) · x

(3.3.3) 1·x=x

Một mô đun con W của V là một không gian véc tơ con đóng
với tác động của A. Trong trường hợp đó, ta cũng có tác động cảm
sinh của A lên không gian thương U = V /W .

Mệnh đề sau đây cho phép chúng ta đưa việc nghiên cứu các
tác động tuyến tính của một nhóm về việc nghiên cứu các mô đun
trên đại số nhóm tương ứng, chứng minh là hiển nhiên.
3.3. Đại số nhóm k[Sn ] 63

MỆNH ĐỀ 3.3.1. Có một tương ứng 1-1 giữa các không gian véc
tơ trên k với một tác động tuyến tính của nhóm hữu hạn G và các
mô đun trên k đại số k[G].

CHÚ Ý 3.3.2. Việc nghiên cứu chi tiết hơn tác động tuyến tính
của một nhóm lên các không gian véc tơ (còn gọi là các biểu diễn
tuyến tính của nhóm đó) không nằm trong mục đích của giáo
trình này. Những độc giả quan tâm tới lý thuyết biểu diễn của
nhóm hữu hạn có thể tham khảo trong [?, ?].
Chương IV

Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

4.1. Ánh xạ đa tuyến tính đối xứng và lũy thừa đối xứng

Cho V và W là các không gian véc tơ. Ánh xạ đa tuyến tính

. . × V} −→ W
ϕ : |V × .{z
p

được gọi là đối xứng nếu với mọi hoán vị σ ∈ Sp ta có

ϕ(v1 , v2 , . . . , vp ) = ϕ(vσ(1) , vσ(2) , . . . vσ(1) )

Vì σ biểu diễn được dưới dạng tích các chuyển vị cơ bản nên ta
chỉ cần đòi hỏi đẳng thức trên với các chuyển vị cơ bản. Tập tất
cả các ánh xạ đa tuyến tính đối xứng ϕ như vậy được ký hiệu là
Sym(V × . . . × V , W ).

Tương tự như đối với tích ten xơ, ta tìm không gian S p (V )
cùng ánh xạ đa tuyến tính đối xứng

. . × V} −→ S p (V )
| × .{z
Φ:V
p

Sao cho ánh xạ cảm sinh

L(S p (V ), U ) −→ Sym(V × . . . × V , W )
65
66 IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

là đẳng cấu tuyến tính. Nói cách khác, S p (V ) thỏa mãn bài toán
phổ dụng

Φ đối xứng
(4.1.1) V × . . . ×L V / S p (V )
LLL
LLL xx
LL xxx
∀ϕ đối xứng LL%
x
|xx ∃!f
W

Từ tính phổ dụng của V ⊗p , một ánh xạ đa tuyến tính ϕ như


trên cảm sinh một ánh xạ tuyến tính

e : V ⊗p −→ W
ϕ

thỏa mãn

e 1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vp ) = ϕ(v
ϕ(v e σ(1) ⊗ vσ(2) . . . ⊗ vσ(1) )

với mọi hoán vị σ ∈ Sp . Vậy bài toán phổ dụng trên có thể đưa về
bài toán sau:
e đối xứng
Φ
(4.1.2) V ⊗pC / S p (V )
CC xx
CC xx
CC xx
e đối xứng C!
∀ϕ |xx ∃!f
W

Nhắc lại rằng nhóm Sp tác động lên V ⊗p bằng cách hoán vị các
thành phần ten xơ. Mỗi hoán vị σ ∈ Sp xác định một ánh xạ tuyến
tính V ⊗p −→ V ⊗p

σ : v1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vp −→ vσ−1 (1) ⊗ vσ−1 (2) ⊗ . . . ⊗ vσ−1 (n)

Không gian S p (V ) được xây dựng như là không gian thương


của V ⊗p bởi không gian con xác định như sau. Đặt

I2 := Im(σ − id)
4.1. Ánh xạ đa tuyến tính đối xứng và lũy thừa đối xứng 67

với σ ký hiệu phép đối xứng V ⊗ V −→ V ⊗ V , v1 ⊗ v2 7−→ v2 ⊗ v1 .


và Ip là không gian con trong V ⊗p cho bởi
p−1 p−1
X X
Ip = Im(σi − id) = V ⊗i−1 ⊗ I2 ⊗ V p−i−1
i=1 i=1

ĐỊNH LÝ 4.1.1. Ánh xạ thương


πp : V ⊗p −→ V ⊗ /Ip
thỏa mãn bài toán phổ dụng (4.1.2). Nói cách khác
S p (V ) ∼
= V ⊗p −→ V ⊗ /Ip

CHỨNG MINH. Theo định nghĩa không gian con I2 của V ⊗ V


được căng bởi các ten xơ dạng v1 ⊗ v2 − v2 ⊗ v1 . Từ đó ta có ngay
πp ◦ σi − πp = πp (σi − id) = 0
vì Im(σi − id) ⊂ Kerπp . Theo trên ánh xạ πp là đối xứng.

e : V ⊗p −→ W là một ánh xạ tuyến tính đối xứng.


Giả thiết ϕ
Khi đó với mỗi ten xơ ti ∈ p−1 ⊗i−1
⊗ I2 ⊗ V p−i−1 ta có ngay
P
i=1 V
e i ) = 0. Từ đó ϕ(I
ϕ(t e p ) = 0 Vậy tồn tại ánh xạ tuyến tính f để
f ◦ πp = ϕ.
e Mặt khác vì πp là toàn ánh nên f được xác định duy
nhất. 

Ảnh của ten xơ v1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vp trong S p (V ) sẽ được ký hiệu


một cách đơn giản là v1 v2 . . . vp . Từ tính đối xứng của ánh xạ πp ta
có đẳng thức
v1 . . . vi vi+1 . . . vp = v1 . . . vi+1 vi . . . vp
Do đó nếu cố định một cơ sở x1 , x2 , . . . , xn của V thì tập các phần
tử
x i 1 x i 2 . . . xi p , 1 ≤ i 1 ≤ i 2 ≤ . . . ≤ i p ≤ n
là tập sinh của S p (V ). Ta sẽ chứng minh nó là cơ sở của S p (V ) và
từ đó tính được chiều của không gian này.
68 IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

MỆNH ĐỀ 4.1.2. Cố định một cơ sở (xi ) của V thì tập các phần
tử
xi1 xi2 . . . xip , 1 ≤ i1 ≤ i2 ≤ . . . ≤ ip ≤ n
là cơ sở của S p (V ). Từ đó nếu V có chiều bằng n thì
p
dim S p (V ) = Cn+p−1

CHỨNG MINH. Ta sẽ chứng minh bằng cách sử dụng tính phổ


dụng của S p (V ). Giả thiết 0 là tổ hợp tuyến tính của các phần tử
có dạng X
0= λI xi1 xi2 . . . xip
ở đây tổng chạy trên các bộ I = (i1 ≤ . . . ≤ ip ). Giả thiết phần tử
xi1 xi2 . . . xip có hệ số λI khác 0 trong tổ hợp này. Ta xây dựng một
ánh xạ tuyến tính đối xứng ψ trên V ⊗p với giá trị trong k như sau.

Giá trị của ψ tại ten xơ xk1 ⊗ . . . ⊗ xkp được cho bằng 1 nếu tồn
tại một hoán vị σ ∈ Sp sao cho ij = kσ(j) , trong trường hợp ngược
lại giá trị của ψ được cho bằng 0. Vì các ten xơ này lập thành cơ sở
của V ⊗p nên ψ được xác định duy nhất. Từ định nghĩa ta cũng có
ngay ψ là ánh xạ đối xứng. Vậy tồn tại một ánh xạ g : S p (V ) −→ k
sao cho g ◦ πp = ψ. Xét giá trị của hai ánh xạ này trên ten xơ
X
λI xi1 ⊗ xi2 ⊗ . . . ⊗ xip

Ta thấy ánh xạ g ◦ πp nhận giá trị 0 trong khi đó ánh xạ ψ nhận


giá trị λI khác 0. Mâu thuẫn, từ đó khẳng định của mệnh đề được
chứng minh. 

Tương tự như đối với các ten xơ, ta cũng có thể định nghĩa tích
của các lũy thừa đối xứng. Cụ thể ta có ánh xạ
S p (V ) ⊗ S q (V ) −→ S p+q (V )
xác định như sau. Theo định nghĩa S p (V ) là không gian thương
của V ⊗p bởi không gian con Ip , tương tự với S q (V ), S p+q (V ). Trong
4.2. Lũy thừa đối xứng của ánh xạ, tổng trực tiếp 69

ten xơ V p+q ta có Ip ⊗ V ⊗q và V ⊗p ⊗ Iq là các không gian con của


Ip+q . Mặt khác, theo Định lý 2.5.1 (iii), hạch của ánh xạ
πp ⊗ πq : V ⊗p+q −→ S p (V ) ⊗ S q (V )
là Ip ⊗ V ⊗q + V ⊗p ⊗ Iq . Từ đó ta có duy nhất ánh xạ πp,q : S p (V ) ⊗
S q (V ) −→ S p+q (V ) thỏa mãn sơ đồ sau:

=
V ⊗p ⊗ V ⊗q / V ⊗p+q
πq ⊗πq πp+q
 
S p (V ) ⊗ S q (V ) / S p+q (V )
πp,q

Từ cách xây dựng ta có ngay


πp,q (v1 v2 . . . vp ⊗ w1 w2 . . . wq ) = v1 v2 . . . vp w1 w2 . . . wq
Tích của hai lũy thừa ten xơ v ∈ S p (V ) và w ∈ S q (V ) được định
nghĩa là πp,q (v ⊗ w) và được ký hiệu đơn giản là vw. Dễ thấy tích
này là giao hoán, theo nghĩa vw = wv.

CHÚ Ý 4.1.3. Chú ý rằng ánh xạ πp,q luôn là toàn ánh nhưng nói
chung không là đơn ánh vì nói chung Ip ⊗ V ⊗q + V ⊗p ⊗ Iq là không
gian con thực sự của Ip+q . Ví dụ ánh xạ π1,1 biến u ⊗ v − v ⊗ u ∈
V ⊗ V vào 0.

4.2. Lũy thừa đối xứng của ánh xạ, tổng trực tiếp

Cho f : V −→ W là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó ta có một


ánh xạ tuyến tính ký hiệu là S p (f ) từ S p (V ) vào S p (W ) được xác
định bằng tính chất phổ dụng của lũy thừa đối xứng:
f ⊗p
V ⊗p / W ⊗p
πp πp
 
S p (V ) _ _p _ _/ S p (W )
S (f )
70 IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

Thật vậy, vì πp là ánh xạ đối xứng nên πp ◦ f ⊗p cùng là ánh xạ đôi


xứng. Từ đó theo tính chất phổ dụng của S p (V ), tồn tại S p (f ) để
S p (f )πp = πp f ⊗p . Từ đó ta có ngay

S p (f )(v1 v2 . . . vp ) = f (v1 )f (v2 ) . . . f (v1 )

và S p (f ) được xác định bởi phương trình này.

MỆNH ĐỀ 4.2.1. Cho f : V −→ W , g : U −→ V . Khi đó

(f ◦ g)p = S p (f ) ◦ g p

Từ đó f là một ánh xạ đơn ánh (tương ứng toàn ánh) thì với mọi p,
S p (f ) cũng là ánh xạ đơn ánh (tương ứng toàn ánh).

CHỨNG MINH . Hệ thức (f ◦ g)p = S p (f ) ◦ g p suy ra ngay từ định


nghĩa.

Nếu f là đơn ánh thì tồn tại g : W −→ V sao cho gf = id V . Từ


đó (gf )p cũng là ánh xạ đồng nhất do đó S p (f ) là đơn ánh. Nếu f
là toàn ánh thì tồn tại g : W −→ V sao cho f g = id W , tương tự ta
cũng suy ra S p (f ) là toàn ánh. 

Tiếp theo ta sẽ nghiên cứu mối liên kết giữa lũy thừa đối xứng
của một tổng trực tiếp với lũy thừa đối xứng của các thành phần
của nó. Sử dụng các ánh xạ ở trên ta luôn xây dựng được với mỗi
p > 0 và 0 ≤ i ≤ p ánh xạ Ji :

(j1 )i ⊗(j2 )p−i


S i (V ) ⊗ S p−i / S i (V ⊕ W ) ⊗ S p−i (V ⊕ W)
VVVV
VVVV
VVVV
VVVV πp
Ji VVV+ 
S p (V ⊕ W )

với j1 , j2 là các ánh xạ cấu trúc từ V , W tới V ⊕ W .


4.3. Ten xơ đối xứng 71

MỆNH ĐỀ 4.2.2. Với các ánh xạ ji , 0 ≤ i ≤ p, định nghĩa ở trên


ta có đẳng cấu chính tắc (xem Ví dụ 1.6.6)
p
S i (V ) ⊗ S p−i (W ) ∼
M
= S p (V ⊕ W )
i=0

CHỨNG MINH. Chọn các cơ sở (xi ) và (yj ) tương ứng của V và


W . Khi đó ta có cơ sở (xi , yj ) của V ⊕ W nếu đồng nhất V và W
với các không gian con của V ⊕ W thông qua các ánh xạ j1,2 . Theo
4.1.2, tập {xi1 xi2 . . . xik , i1 ≤ . . . ≤ ik } là một cơ sở của S k (V ), và
điều tương tự cũng đúng với S p−k (V ). Từ đó tập

{xi1 xi2 . . . xik ⊗ yj1 yj2 . . . yjp−k , i1 ≤ . . . ≤ ik , j1 ≤ . . . ≤ jp−k }

lập thành một cơ sở của S k (V ) ⊗ S p−k (W ). Ảnh của cơ sở này


trong S p (V ⊕ W ) là tập

{xi1 xi2 . . . xik yj1 yj2 . . . yjp−k , i1 ≤ . . . ≤ ik , j1 ≤ . . . ≤ jp−k }

Từ đó dễ thấy ánh xạ trong mệnh đề là đẳng cấu. 

4.3. Ten xơ đối xứng

Xét tác động (3.3.1) của Sp lên lũy thừa ten xơ V ⊗p . Một ten
xơ t trong không gian này được gọi là đối xứng nếu

(4.3.1) σ(t) = t, ∀σ ∈ S p

Ví dụ trong V ⊗2 các ten xơ dạng v ⊗ v hoặc v ⊗ w + w ⊗ v là các


ten xơ đối xứng. Tập hợp các ten xơ đối xứng trong V ⊗p lập thành
một không gian con, ký hiệu là T S p (V ).

Tương tự như đối với lũy thừa đối xứng, ta chỉ cần kiểm tra
điều kiện ở (4.3.1) đối với các chuyển vị cơ bản σi . Ta có σi (t) = t
72 IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

khi và chỉ khi t ∈ Ker(σi − id). Từ đó


p−1
\
T S p (V ) = Ker(σi − id)
i=1

Cố định một cơ sở (xi ) của V . Giả sử ten xơ xi1 ⊗ xi2 ⊗ . . . ⊗ xip


tham gia trong khai triển của ten xơ đối xứng t với hệ số λ khi đó
mọi ten xơ dạng
xiσ (1) ⊗ xiσ (2) ⊗ . . . ⊗ xiσ (p)
cũng tham gia trong khai triển của t vơi hệ số λ. Với mỗi dãy tăng
dần các chỉ số I = (i1 ≤ i2 ≤ . . . ≤ ip ) ký hiệu
X
mI := xj1 ⊗ xj2 ⊗ . . . ⊗ xjp
J∈OI

ở đây OI ký hiệu quỹ đạo của dãy I dưới tác động của nhóm Sp
như mô tả trong Ví dụ 3.2.1 (với n bằng chiều của V có thể là vô
p!

hạn). Nhận xét rằng mI là một tổng của λ1 !...λ k !
ten xơ tách được
(xem Ví dụ 3.2.1).

Theo trên một ten xơ đối xứng là tổ hợp tuyến tính của các
ten xơ dạng mI . Mặt khác dễ thấy các ten xơ này là độc lập tuyến
tính. Vậy ta có định lý sau.

ĐỊNH LÝ 4.3.1. Giả thiết (xi ) là một cơ sở của V . Khi đó tập các
ten xơ mI định nghĩa ở trên lập thành một cơ sở của T S p (V ). Từ đó
p
nếu V có chiều bằng n thì T S p (V ) có chiều bằng Cn+p−1 .

4.4. Ten xơ đối xứng, trường hợp đặc số 0

Trong trường hợp đặc số của trường k bằng 0, ta có một mô tả


rất thuận tiện đối với các ten xơ đối xứng. Xét toán tử
1 X
Φp := σ
p! σ∈S
n
4.4. Ten xơ đối xứng, trường hợp đặc số 0 73

Ta có đẳng thức
1 X
τ Φp = τ σ = Φp
p! σ∈S
n

Từ đó với mọi t ∈ V ⊗p , Φp (t) ∈ ST p (V ). Nói cách khác ImΦp ⊂


T S p (V ) Từ định nghĩa ta cũng có ngay Φp (t) = t nếu t là ten xơ
đối xứng. Từ đó
ImΦp = T S p (V )

Mặt khác theo trên ta cũng có

Φp 2 = Φ

nghĩa là Φp là một toán tử lũy đẳng. Vậy Φp là một phép chiếu từ


V ⊗p lên T S p (V ).

Ta tiếp tục xét ánh xạ hợp thành

T S p (V ) −→ V ⊗p −→ S p (V )

hay nói cách khác là ánh xạ hạn chế của πp lên T S p (V ). Dễ thấy
ảnh của phần tử mI trong T S p (V ) là phần tử
 
p!
x i 1 x i 2 . . . xi p
λ1 ! . . . λk !

Từ đó ta suy ra ánh xạ này là đẳng cấu. Vậy ta đã chứng minh


được mệnh đề sau.

MỆNH ĐỀ 4.4.1. Giả thiết trường k có đặc số khác 0. Khi đó ánh


xạ tự nhiên

(4.4.1) T S p (V ) −→ V ⊗p −→ S p (V )

là một đẳng cấu.


74 IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

4.5. Ten xơ đối xứng, trường hợp đặc số dương

Trong trường hợp này nếu p lớn hơn hoặc bằng đặc số của
trường k, ánh xạ Φp không được định nghĩa. Như vậy đẳng cấu
(4.4.1) chỉ tồn tại đối với các lũy thừa p nhỏ hơn đặc trưng của
trường k.

Xét ánh xạ (4.4.1) trong trường hợp p là đặc trưng của trường
k (như vậy p là một số nguyên tố). Ta nhận xét rằng các hệ số tổ
hợp  
p!
λ1 ! . . . λk !
đều bằng 0 ngoại trừ trường hợp duy nhất khi có một số λi bằng
p và các số còn lại đều bằng 0. Các bộ số này tương ứng với các
ten xơ dạng
xi ⊗ xi ⊗ . . . ⊗ xi
trong T S p (V ). Ảnh của chúng trong S p (V ) là các lũy thừa

xi p

Vậy trong trường hợp này ảnh của ánh xạ (4.4.1) là không gian
con của S p (V ) sinh bởi các lũy thừa xi p .

Nhận xét rằng không gian này đẳng cấu với không gian

V (p) := V ⊗F k
với F ký hiệu ánh xạ Frobenius λ 7−→ λp của k. Thật vậy, ánh xạ
đẳng cấu tự nhiên được cho bởi

x ⊗ λ 7−→ λxp

Nhắc lại rằng lũy thừa ten xơ S p (V ) được định nghĩa là


X
S p (V ) = V ⊗p / Im(σi − id)
i
4.6. Lũy thừa đối xứng và dãy khớp 75

còn ten xơ đối xứng T S p (V ) được định nghĩa như là không gian
con của V ⊗p
\
T S p (V ) = Ker(σi − id)
i

Theo Mệnh đề 1.5.3 ta có ngay khẳng định sau.

MỆNH ĐỀ 4.5.1. Giả thiết V có hữu hạn chiều khi đó ta có các


đẳng thức

T S p (V ∗ ) = (S p (V ))∗ và S p (V ∗ ) = (T S p (V ))∗

CHỨNG MINH . Theo mục 1.5


!⊥
X
(S p (V ))∗ = Im(σi − id)
i

Theo 1.5.3, ta có
!⊥
X \ \
Im(σi − id) = Im(σi − id)⊥ = Ker(σi∗ − id)
i i i

Vế phải chính là T S p (V ∗ ). Đẳng thức thứ hai được chứng minh


tương tự. 

4.6. Lũy thừa đối xứng và dãy khớp

g f
Giả thiết U −→ V −→ W là một dãy khớp ngắn. Ta sẽ nghiên
cứu mối liên hệ giữa các lũy thừa đối xứng tương ứng. Đây là một
bài toán phức tạp. Vì thế ta sẽ bắt đầu bằng trường hợp đơn giản
nhất: tìm mối liên hệ giữa S 2 (V ) với S 2 (U ) và S 2 (W ). Để phân
biệt ta sẽ ký hiệu ánh xạ thương V ⊗ V −→ S 2 (V ) bởi π2 (V ), và
tương tự đối với U , W .

Theo trên ta có đơn ánh g 2 : S 2 (U ) −→ S 2 (V ) và toàn ánh


f 2 : S 2 (V ) −→ S 2 (W ) và ánh xạ hợp thành S 2 (U ) −→ S 2 (V ) −→
76 IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

S 2 (W ) là ánh xạ 0. Tuy nhiên theo Mệnh đề 4.2.2 ta biết dãy này


không khớp.

Ta định nghĩa không gian con F 1 trong S 2 (V ) như là ảnh của


ánh xạ
g⊗id π2 (V )
φ1 : U ⊗ V / V ⊗V / S 2 (V )

Mệnh đề 4.2.2 lại gợi ý cho ta khẳng định của bổ đề dưới đây. Ký
hiệu

F 2 := g 2 (S 2 (U )) = Img 2 π2 (U ) = Imπ2 (V )(g ⊗ g)

Khi đó F 2 ⊂ F 1 ⊂ S 2 (V ) và sơ đồ giao hoán sau


id⊗g g⊗id
(4.6.1) U ⊗U / U ⊗V / V ⊗V
g 2 π2 (U ) φ1 π2 (V )
  
 /  /
F2 F1 S 2 (V )

BỔ ĐỀ 4.6.1. Ta có các đẳng cấu chính tắc

F 1 /F 2 ∼
= U ⊗ W, S 2 (V )/F 1 ∼
= S 2 (W )

CHỨNG MINH. Trước tiên ta tìm Kerφ1 : U ⊗ V −→ S 2 (V ). Để


đơn giản ta sẽ đồng nhất U với một không gian con của V bằng
ánh xạ g. Khi đó

Kerφ1 = Kerπ 2 ∩ (U ⊗ V )

Nhận xét rằng các ten xơ trong Kerπ 2 (V ) là đối xứng (nghĩa là
σ(t) = t) do đó

Kerφ1 = Kerπ2 (V ) ∩ (U ⊗ V ) ∩ (V ⊗ U )
= Kerπ2 (V ) ∩ (U ⊗ U )
= Kerπ 2 (U )
4.6. Lũy thừa đối xứng và dãy khớp 77

Từ hình vuông giáo hoán bên trái của (4.6.1) ta có

F 1 /F 2 ∼
= U ⊗ V /U ⊗ U ∼
=U ⊗W

Tương tự ta có sơ đồ giao hoán

 /
f ⊗f
/
U ⊗ V + V ⊗ U V ⊗V W ⊗W
 π2 π2
  

 / /
F1 S 2 (V ) S 2 (W )

với dòng trên là khớp. Mặt khác ảnh của U ⊗ V + V ⊗ U qua π2


trong S 2 (V ) chính là F 2 (nghĩa là sơ đồ trên cùng với mũi tên đứt
đoạn cũng giao hoán). Từ đó ta có ngay đẳng cấu

S 2 /F 1 ∼
= S 2 (W )

Bổ đề được chứng minh. 

Từ bổ đề trên ta thấy trong S 2 (V ) có một lọc

S 2 (V ) = F 0 ⊃ F 1 ⊃ F 2 ⊃ 0

của các không gian con với các thương liên tiếp đẳng cấu với
S 2 (W ), U ⊗ W và S 2 (U ).

Trường hợp tổng quát cũng được xét tương tự. Ta xây dựng
một cái lọc các không gian con trong S p (V )

S p (V ) = F 0 ⊃ F 1 ⊃ . . . ⊃ F p ⊃ 0

như sau: F i là ảnh của ánh xạ


g i ⊗id πi,p−i
φi : S i (U ) ⊗ S p−i (V ) / S i (V ) ⊗ S p−i (V ) / S p (V )

ĐỊNH LÝ 4.6.2. Ta có các đẳng cấu tự nhiên sau:

F i /F i+1 ∼
= S i (U ) ⊗ S p−i (W )
78 IV. Lũy thừa đối xứng và ten xơ đối xứng

CHỨNG MINH. Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử V có


hữu hạn chiều. Ta có sơ đồ sau
 / V ⊗p
U ⊗i ⊗ V ⊗p−i
P II
PPP p II
PPPi II
 P PPP II
PPP I$
φi '/  /
i p−i
S (U ) ⊗ S (V ) o Fi S p (V )
o o
o o ϕo
 wo
S i (U ) ⊗ S p−i (W )

Chọn một cơ sở (xi ) của U và mở rộng nó thành cơ sở của V bằng


cách bổ sung các véc tơ (yj ). Ký hiệu zj là ảnh của yj trong W ,
chúng lập thành một cơ sở của W .

Như vậy S i (U ) ⊗ S p−i (V ) được sinh bởi các ten xơ có dạng


xI ⊗ x J y K
với I có i thành phần và tổng số các thành phần của J và K là
p − i. Ảnh của ten xơ này trong S p (V ) là xI xJ y K . Vậy F i có cơ sở
bao gồm các tích dạng xI y K trong đó I có ít nhất i thành phần.

Từ đó ta có toàn ánh ϕ : Fi −→ S i (U ) ⊗ S p−i (W ) làm cho sơ


đồ trên giao hoán. Ánh xạ này biến ten xơ xI xJ y K vào 0 nếu J có
ít nhất một thành phần và biến xI y K vào xI z K nếu I có đúng i
thành phần và K có p − i thành phần.

Tương tự F i+1 là không gian con của S p (V ) bao gồm các tích
0 0
xI y K trong đó I 0 có ít nhất i + 1 thành phần. Vậy hạch của ánh
xạ Fi −→ S i (U ) ⊗ S p−i (W ) chính là F i+1 .


Chương V

Lũy thừa ngoài và ten xơ phản đối xứng

5.1. Ánh xạ tuyến tính thay phiên và lũy thừa ngoài

Cho V và W là các không gian véc tơ. Ánh xạ đa tuyến tính

. . × V} −→ W
ψ : |V × .{z
p

được gọi là thay phiên nếu

ψ(v1 , v2 , . . . , vp ) = 0

khi trong các phần tử v1 , v2 , . . . , vp có (ít nhất) hai phần tử bằng


nhau. Tập tất cả các ánh xạ đa tuyến tính thay phiên ψ như vậy
được ký hiệu là Alt(V × . . . × V , W ).

Tương tự như đối với lũy thừa đối xứng, ta tìm không gian
Vp
(V ) cùng ánh xạ đa tuyến tính thay phiên

Vp
Ψ : |V × .{z
. . × V} −→ (V )
p

Sao cho ánh xạ cảm sinh

Vp
L( (V ), U ) −→ Alt(V × . . . × V , W )
79
80 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG
Vp
là đẳng cấu tuyến tính. Nói cách khác, (V ) thỏa mãn bài toán
phổ dụng

Φ đối xứng
/
Vp
(5.1.1) V × . . . ×K V (V )
KK
KK xx
KK
K xxx
∀ψ thay phiên KKK x
% x{ x ∃!f
W

Từ tính phổ dụng của V ⊗p , một ánh xạ đa tuyến tính ψ như


trên cảm sinh một ánh xạ tuyến tính

ψe : V ⊗p −→ W

thỏa mãn
e 1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vp ) = 0
ψ(v
nếu ít nhất hai trong số các thành phần ten xơ của v1 ⊗v2 ⊗. . .⊗vp
bằng nhau. Vậy bài toán phổ dụng trên có thể đưa về bài toán sau:
e thay phiên
Φ
/
Vp
(5.1.2) V ⊗pC (V )
CC xx
CC xx
C x
e thay phiên CC!
∀ψ
x
{xx ∃!f
W

NHẬN XÉT 5.1.1. i) Từ đẳng thức

(v + w) ⊗ (v + w) − v ⊗ v − w ⊗ v = v ⊗ w + w ⊗ v

ta suy ra một ánh xạ đa tuyến tính thay phiên thỏa mãn


tính chất
e . . ⊗ xi ⊗ xi+1 ⊗ . . .) = −ψ(.
ψ(. e . . ⊗ xi+1 ⊗ xi ⊗ . . .)

từ đó với mọi σ ∈ Sp ta có
e 1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vp ) = sign(σ)ψ(v
ψ(v e σ(1) ⊗ vσ(2) ⊗ . . . vσ(p) )
5.1. Ánh xạ tuyến tính thay phiên và lũy thừa ngoài 81

ii) Ánh xạ ψe : V ⊗p −→ W thỏa mãn điều kiện trong (i) được


gọi là ánh xạ phản đối xứng. Khi đặc số của trường k khác
2 ánh xạ ψe là ánh xạ thay phiên khi và chỉ khi nó là phản
tuyến tính.
iii) Trong trường hợp đặc số của trường k bằng 2, điều kiện
phản đối xứng tương đương với điều kiện đối xứng và
không suy ra điều kiện thay phiên.
Vp
iv) Từ tính phản đối xứng của lũy thừa ngoài (V ) ta thấy
điều kiện (5.1.2) chỉ cần kiểm tra đối với các ánh xạ ψe
thỏa mãn
(5.1.3) ψ(. . . ⊗ v ⊗ v ⊗ . . .) = 0
Vp
Tương tự như với lũy thừa đối xứng, (V ) được xây dựng
⊗p
như là không gian thương của V bởi không gian con sau. Ký
hiệu
J2 = Ker(σ − id) ⊂ V ⊗2
và Jp là không gian con trong V ⊗p
p−1 p−1
X X
(5.1.4) Jp = Ker(σi − id) = V ⊗i−1 ⊗ I2 ⊗ V p−i−1
i=1 i=1

ĐỊNH LÝ 5.1.2. Ánh xạ thương


∧p : V ⊗p −→ V ⊗ /Jp
thỏa mãn bài toán phổ dụng (5.1.2). Vậy
Vp
(V ) ∼
= V ⊗p /Jp

CHỨNG MINH. Trước tiên ta chứng minh rằng J2 được căng bởi
các ten xơ dạng v ⊗ v. Thật vậy, hiển nhiên v ⊗ v ∈ J2 . Ngược lại
giả sử t ∈ J2 . Cố định một cơ sở (xi ) của V và biểu diễn t theo cơ
sở này:
t = tij xi ⊗ xj
82 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG

Vì t ∈ J2 (V ) nên tij = tji . Mặt khác ta có

xi ⊗ xj + xj ⊗ xi = (xi + xj ) ⊗ (xi + xj ) − xi ⊗ xi − xj ⊗ xj

Vậy t biểu diễn được dưới dạng tổ hợp tuyến tính của các ten xơ
dạng v ⊗ v.

Từ trên ta có ngay ∧2 : V ⊗2 −→ V ⊗2 /J2 (V ) thỏa mãn bài toán


phổ dụng (5.1.2) với p = 2.

Trong trường hợp tổng quát, như nhận xét ở trên ta chỉ cần
kiểm tra với các ánh xạ ψe thỏa mãn (5.1.3). Từ dó dễ dàng suy ra
khẳng định của định lý. 
Vp
Ảnh của ten xơ v1 ⊗ v2 ⊗ . . . ⊗ vp trong (V ) sẽ được ký hiệu
là v1 ∧ v2 ∧ . . . ∧ vp . Từ tính phản đối xứng của ánh xạ ∧p ta có
đẳng thức

v1 ∧ . . . ∧ vi ∧ vi+1 ∧ . . . ∧ vp = v1 ∧ . . . ∧ vi+1 ∧ vi ∧ . . . ∧ vp

Do đó nếu cố định một cơ sở x1 , x2 , . . . , xn của V thì tập các phần


tử
xi1 ∧ xi2 ∧ . . . ∧ xip , 1 ≤ i1 < i2 < . . . < ip ≤ n
Vp Vp
là tập sinh của (V ). Ta sẽ chứng minh nó là cơ sở của (V ) và
từ đó tính được chiều của không gian này theo chiều của V .

MỆNH ĐỀ 5.1.3. Cố định một cơ sở (xi ) của V thì tập các phần
tử
xi1 ∧ xi2 ∧ . . . ∧ xip , i1 < i2 < . . . , ip
Vp
là cơ sở của (V ). Từ đó nếu V có chiều bằng n thì
Vp
dim (V ) = Cnp

CHỨNG MINH. Ta sẽ chứng minh bằng cách sử dụng tính phổ


Vp
dụng của (V ). Giả thiết 0 là tổ hợp tuyến tính của các phần tử
5.1. Ánh xạ tuyến tính thay phiên và lũy thừa ngoài 83

có dạng
X
0= λJ xj1 ∧ xj2 ∧ . . . ∧ xjp

ở đây tổng chạy trên các bộ J = (j1 < . . . < jp ) và phần tử


xi1 ∧ xi2 ∧ . . . ∧ xip có hệ số λI khác 0.

Ta xây dựng một ánh xạ tuyến tính thay phiên ψ từ V ⊗p vào k


với giá trị tại ten xơ xk1 ⊗ . . . ⊗ xkp được định nghĩa như sau. Nếu
tồn tại hoán vị σ ∈ Sp sao cho ij = kσ(j) ta đặt giá trị của ψ tại
ten xơ này bằng sign(σ) trong trường hợp không tồn tại hoán vị
σ như vậy giá trị của ψ được cho bằng 0. Vì các ten xơ như trên
lập thành cơ sở của V ⊗p nên ψ được xác định duy nhất. Từ định
nghĩa ta cũng có ngay ψ là ánh xạ thay phiên. Vậy tồn tại một ánh
(V ) −→ k sao cho g ◦ ∧p = ψ. Xét giá trị của hai ánh xạ
Vp
xạ g :
này trên ten xơ
X
λJ xj1 ⊗ xj2 ⊗ . . . ⊗ xjp

với J chạy trên các bộ j1 < j2 < . . . < jp . Ta thấy ánh xạ g ◦ ∧p


nhận giá trị 0 trong khi đó ánh xạ ψ nhận giá trị λI khác 0. Mâu
thuẫn. Từ đó khẳng định của mệnh đề được chứng minh. 

Tương tự như đối với các ten xơ và lũy thừa ten xơ, ta cũng có
thể định nghĩa tích của các lũy thừa ngoài, được gọi là tích ngoài
của chúng. Cụ thể ta có ánh xạ
Vp Vq Vp+q
(V ) ⊗ (V ) −→ (V )
Vp
xác định như sau. Theo định nghĩa (V ) là không gian thương
Vq Vp+q
của V ⊗p bởi không gian con Jp , tương tự với (V ), (V ).
⊗p+q ⊗q ⊗p
Trong ten xơ V ta có Jp ⊗ V và V ⊗ Jq là các không gian
con của Jp+q . Mặt khác, theo Định lý ?? (iii), hạch của ánh xạ
Vp Vq
∧p ⊗ ∧q : V ⊗p+q −→ (V ) ⊗ (V )
84 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG
Vp
là Ip ⊗ V ⊗q + V ⊗p ⊗ Iq . Từ đó ta có duy nhất ánh xạ ∧p,q : (V ) ⊗
Vq Vp+q
(V ) −→ (V ) thỏa mãn sơ đồ sau:

=
V ⊗p ⊗ V ⊗q / V ⊗p+q
∧q ⊗∧q ∧p+q
 
/
Vp Vq Vp+q
(V ) ⊗ (V ) ∧p,q
(V )

Từ cách xây dựng ta có ngay

∧p,q (v1 ⊗ . . . ⊗ vp ⊗ w1 ⊗ . . . ⊗ wq ) = v1 ∧ . . . ∧ vp ∧ w1 ∧ . . . ∧ wq
Vp Vq
Tích của hai lũy thừa ten xơ v ∈ (V ) và w ∈ (V ) được định
nghĩa là ∧p,q (v ⊗ w) và được ký hiệu đơn giản là v ∧ w. Dễ thấy
tích này là phản giao hoán, theo nghĩa

vw = (−1)pq wv

CHÚ Ý 5.1.4. Ánh xạ ∧p,q luôn là toàn ánh nhưng nói chung
không là đơn ánh vì nói chung Jp ⊗ V ⊗q + V ⊗p ⊗ Jq là không gian
con thực sự của Jp+q . Ví dụ ánh xạ ∧1,1 biến u ⊗ v − v ⊗ u ∈ V ⊗ V
vào 0.

5.2. Lũy thừa ngoài của ánh xạ, tổng trực tiếp

Cho f : V −→ W là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó ta có một


Vp Vp
ánh xạ tuyến tính ký hiệu là ∧p (f ) từ (V ) vào (W ) được xác
định bằng tính chất phổ dụng của lũy thừa đối xứng:

f ⊗p
V ⊗p / W ⊗p
∧p ∧p
Vp  Vp 
_
(V ) p_ _ _/ (W )
∧ (f )
5.2. Lũy thừa ngoài của ánh xạ, tổng trực tiếp 85

Thật vậy, vì ∧p là ánh xạ thay phiên nên ∧p ◦ f ⊗p cũng là ánh


Vp
xạ thay phiên. Từ đó theo tính chất phổ dụng của (V ), tồn tại
p
∧ (f ) để
∧p (f ) ◦ ∧p = ∧p ◦ f ⊗p
Từ định nghĩa ta có ngay
∧p (f )(v1 ∧ v2 ∧ . . . ∧ vp ) = f (v1 ) ∧ f (v2 ) ∧ . . . ∧ f (vp )
và ∧p (f ) được xác định bởi phương trình này.

MỆNH ĐỀ 5.2.1. Cho f : V −→ W , g : U −→ V . Khi đó


∧p (f ◦ g) = ∧p (f ) ◦ ∧p (g)
Từ đó nếu f là một ánh xạ đơn ánh (tương ứng toàn ánh) thì với
mọi p, ∧p (f ) cũng là ánh xạ đơn ánh (tương ứng toàn ánh).

CHỨNG MINH. Hệ thức ∧p (f ◦ g) = ∧p (f ) ◦ ∧p (g) suy ra ngay


từ định nghĩa.

Nếu f là đơn ánh thì tồn tại g : W −→ V sao cho gf = id V . Từ


đó ∧p (gf ) cũng là ánh xạ đồng nhất do đó ∧p (f ) là đơn ánh. Nếu
f là toàn ánh thì tồn tại g : W −→ V sao cho f g = id W , tương tự
ta cũng suy ra ∧p (f ) là toàn ánh. 

Tiếp theo ta sẽ nghiên cứu mối liên kết giữa lũy thừa ngoài của
một tổng trực tiếp với lũy thừa ngoài của các thành phần của nó.
Sử dụng các ánh xạ ở trên ta luôn xây dựng được với mỗi p > 0
và 0 ≤ i ≤ p ánh xạ Ji như là ánh xạ hợp thành
∧i (j1 )⊗∧p−i (j2 )
/
Vi Vp−i Vi Vp−i
(V ) ⊗ (W ) (V ⊕ W ) ⊗ (V ⊕ W )
XXXXX
XXXXX
XXXXX
XXXXX ∧i,p−i
Ji XXXXX 
X+ Vp
(V ⊕ W )

với j1 , j2 là các ánh xạ cấu trúc từ V , W tới V ⊕ W .


86 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG

MỆNH ĐỀ 5.2.2. Với các ánh xạ ji , 0 ≤ i ≤ p, định nghĩa ở trên


ta có đẳng cấu chính tắc (xem Ví dụ 1.6.6)
p
Vi Vp−i Vp
(W ) ∼
M
(V ) ⊗ = (V ⊕ W )
i=0

CHỨNG MINH. Chọn các cơ sở (xi ) và (yj ) tương ứng của V và


W . Khi đó ta có cơ sở (xi , yj ) của V ⊕ W nếu đồng nhất V và W
với các không gian con của V ⊕ W thông qua các ánh xạ j1,2 . Theo
Mệnh đề 5.1.3, tập {xi1 ∧ xi2 ∧ . . . ∧ xik , i1 < . . . < ik } là một cơ sở
Vk Vp−k
của (V ), và điều tương tự cũng đúng với (V ). Từ đó tập
{xi1 ∧ . . . ∧ xik ⊗ yj1 ∧ . . . ∧ yjp−k , i1 ≤ . . . ≤ ik , j1 ≤ . . . ≤ jp−k }
Vk Vp−k
lập thành một cơ sở của (V ) ⊗ (W ). Ảnh của cơ sở này
Vp
trong (V ⊕ W ) là tập
{xi1 ∧ . . . ∧ xik ∧ yj1 ∧ . . . ∧ yjp−k , i1 ≤ . . . ≤ ik , j1 ≤ . . . ≤ jp−k }
Vp
là một cơ sở trong (V ⊕ W ). Từ đó dễ thấy ánh xạ trong mệnh
đề là đẳng cấu. 

5.3. Ten xơ thay phiên

Một ten xơ t trong không gian này được gọi là thay phiên nếu
với mọi bộ ánh xạ tuyến tính f1 , f2 , . . . , fp : V −→ k, trong đó có
hai ánh xạ nào đó bằng nhau ta có
(5.3.1) (f1 ⊗ f2 ⊗ . . . ⊗ fp )(t) = 0
Ví dụ trong V ⊗2 các ten xơ dạng v ⊗ w − w ⊗ v là các ten xơ phản
đối xứng. Tập hợp các ten xơ phản đối xứng trong V ⊗p lập thành
Vp
một không gian con, ký hiệu là T (V ).

NHẬN XÉT 5.3.1. i) Tương tự như đối với lũy thừa ngoài,
điều kiện (5.3.1) chỉ cần kiểm tra đối với các ánh xạ dạng
. . . ⊗ f ⊗ f ⊗ . . ..
5.3. Ten xơ thay phiên 87

ii) Ten xơ thay phiên thỏa mãn điều kiện phản đối xứng
(5.3.2) (. . . fi ⊗ fi+1 ⊗ . . .)(t) = −(. . . fi+1 ⊗ fi ⊗ . . .)(t)
iii) Nếu đặc số của trường khác 2, điều kiện (ii) tương đương
với điều kiện phản đối xứng. Tuy nhiên nếu trường có đặc
số 2 các ten xơ dạng
v ⊗ v ⊗ ... ⊗ v
thỏa mãn điều kiện phản đối xứng nhưng không là thay
phiên.

MỆNH ĐỀ 5.3.2. Ten xơ t ∈ V ⊗p là thay phiên khi và chỉ khi


\
t∈ Im(σi − 1)
i

T
CHỨNG MINH . Nếu t ∈ i Im(σi − 1) thì ta có ngay
(. . . ⊗ f ⊗ f ⊗ . . .)(t) = 0
vậy t là thay phiên.

Mệnh đề ngược lại chứng minh khó hơn một chút. Trước tiên
ta nhận xét rằng với mỗi t ∈ V ⊗p tồn tại một không gian con hữu
hạn chiều U ⊂ T sao cho t ∈ U ⊗p . Từ đó không mất tính tổng quát
ta có thể giả thiết V có hữu hạn chiều. Coi các phần tử của V như
các phiếm hàm tuyến tính trên V ∗ . Khi đó t là thay phiên khi và
chỉ khi phiếm hàm tuyến tính xác định bởi t trên V ∗⊗p là ánh xạ
tuyến tính thay phiên. Nghĩa là t triệt tiêu trên
Vp ∗
Jp (V ∗ ) = Ker(V ∗⊗p −→ (V ))
Ngược lại, nếu t ∈ V ⊗p triệt tiêu trên Jp (V ∗ ) thì t là ten xơ thay
phiên. Vậy không gian các ten xơ thay phiên trong V ⊗p là phần bù
đại số trong V ⊗p của không gian Jp (V ∗ ):
Vp
T (V ) = Jp (V ∗ )⊥
88 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG

Từ công thức (5.5.2) và Mệnh đề 1.5.3 ta rút ra kết luận của mệnh
đề:
!⊥
X \ \
Jp (V ∗ )⊥ = Ker(σi∗ − id) = Ker(σi∗ −id)⊥ = Im(σi −id)
i i i

Từ chứng minh của mệnh đề trên ta có hệ quả sau.

HỆ QUẢ 5.3.3. Giả thiết V có chiều hữu hạn. Khi đó ta có đẳng


thức sau
Vp Vp ∗ ∗
T (V ) ∼ = (V )
Giả thiết (x1 , x2 , . . . , xn ) là một cơ sở của V . Khi đó tập
X
x∨I := sign(σ)xiσ(1) ⊗ xiσ(2) ⊗ . . . ⊗ xiσ(p) ,
σ∈Sp
Vp
i1 < i2 < . . . < ip , là một cơ sở của T (V ). Từ đó nếu V có chiều
Vp
n thì T (V ) có chiều Cnp .

CHỨNG MINH. Khẳng định đầu tiên được suy ra ngày từ chứng
minh của Mệnh đề 5.3.2. Từ dãy khớp
Vp ∗
0 −→ Jp (V ∗ ) −→ V ∗⊗p −→ (V ) −→ 0
Vp ∗ ∗
ta có, theo định nghĩa (V ) là phần bù đại số Jp (V ∗ )⊥ của
Vp
Jp (V ∗ ), do đó đẳng cấu với T (V ).

Tiếp theo ta biết tập (ξ ∧I := ξ i1 ∧ξ i2 ∧. . .∧ξ ip , i1 < i2 < . . . < ip )


Vp ∗
lập thành một cơ sở của (V ). Mặt khác ta có
X
ξ ∧I (x∨J ) = sign(σ)ξ I (xjσ(1) ⊗ xjσ(2) ⊗ . . . ⊗ xjσ(p) ) = δJI
σ∈Sp

với I, J là các dãy tăng bao gồm p số từ tập {1, 2, . . . , n}. Từ đó


Vp
tập (x∨I ) lập thành một cơ sở của T (V ). 
5.4. Ten xơ thay phiên, trường hợp đặc số 0 89

ĐỊNH LÝ 5.3.4. Giả sử V là một không gian véc tơ với cơ sở


(xi )i∈I . Khi đó tập các ten xơ
X
x∨J := sign(σ)xjσ(1) ⊗ xjσ(2) ⊗ . . . ⊗ xjσ(p)
σ∈Sp
Vp
với J = (j1 < j2 < . . . < jp ) lập thành một cơ sở của T (V ).

CHỨNG MINH. Giả sử t là một ten xơ thay phiên trong V ⊗p . Khi


đó tồn tại U ⊂ V hữu hạn chiều sao cho t ∈ U ⊗p ⊂ V ⊗p . Vậy ta có
thể giả thiết V có hữu hạn chiều. Lúc đó khẳng định của định lý
suy ra từ hệ quả trên. 

5.4. Ten xơ thay phiên, trường hợp đặc số 0

Trong trường hợp đặc số của k khác 2, điều kiện thay phiên
(5.3.1) tương đương với điều kiện phản đối xứng (5.3.2). Vì vậy
ten xơ thay phiên thường được gọi là ten xơ phản đối xứng hoặc
ten xơ ngoài. Ten xơ phản đối xứng có thể định nghĩa một cách
đơn giản như tập các ten xơ trong V ⊗p thỏa mãn
(5.4.1) σ(t) = sign(σ)t, ∀σ ∈ Sp

Dễ thấy điều kiện trên có thể thay bằng điều kiện


σi (t) = −t, i = 1, 2, . . . , p − 1
Từ đó ta có ngay kết luận của Mệnh đề 5.3.2
\ \
t∈ Ker(σi + id) = Im(σi − id)
i i

Trong trường hợp đặc số của trường k bằng 0, ta có một mô tả


đơn giản sau cho các ten xơ phản đối xứng. Xét toán tử
1 X
Ψp := sign(σ)σ
p! σ∈S
n
90 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG

Ta có
1 X
τ Ψp = sign(σ)τ σ = sign(τ )Ψp
p! σ∈S
n
Vp
⊗p
Từ đó với mọi t ∈ V , Ψp (t) ∈ T (V ). Nghĩa là
Vp
ImΨp ⊂ T (V )

Ta cũng có Ψp (t) = t nếu t là ten xơ đối xứng. Từ đó


Vp
(5.4.2) ImΨp = (V )

Mặt khác ta dễ dàng kiểm tra

Ψp 2 = Ψp

nghĩa là Ψp là một toán tử lũy đẳng. Vậy ta đã chứng minh Mệnh


đề sau.
Vp
MỆNH ĐỀ 5.4.1. Toán tử Ψp là một phép chiếu từ V ⊗p lên T (V ).

Nhận xét rằng


1
Ψp (x⊗I ) = x∨I
p!
nếu I = (i1 , i2 , . . . , ip ) có các thành phần đôi một khác nhau.
Ngược lại, nếu trong I có 2 thành phần bằng nhau thì Ψp (x⊗I ) =
0.

Tiếp theo ta xét ánh xạ hợp thành


Vp ∧p Vp
T (V ) −→ V ⊗p −→ (V )

Hay nói cách khác là ánh xạ hạn chế của ∧p lên T S p (V ). Dễ thấy
Vp
ảnh của phần tử x∨I trong T (V ) là phần tử

xi 1 ∧ xi 2 ∧ . . . ∧ xi p

Từ đó ta suy ra ánh xạ hợp thành trên là đẳng cấu. Vậy ta đã chứng


minh được mệnh đề sau.
5.5. Ten xơ thay phiên, trường hợp đặc số dương 91

MỆNH ĐỀ 5.4.2. Giả thiết trường k có đặc số bằng 0. Khi đó ánh


xạ tự nhiên
Vp
T (V ) −→ V ⊗p −→ p (V )
V
(5.4.3)

là một đẳng cấu.

Hệ quả hiển nhiên của đẳng cấu này là đẳng thức

(5.4.4) Jp (V ) = KerΨp

5.5. Ten xơ thay phiên, trường hợp đặc số dương

Nếu đặc số của trường khác 0 ánh xạ Ψp không định nghĩa


được khi p lớn hơn đặc số của trường. Vì vậy chúng ta xét ánh xạ
X
Ψe p := sign(σ)σ
σ∈Sn
Vp
Theo Định lý 5.3.4, Ψp là toàn ánh từ V ⊗p tới T (V ). Từ đó, theo
Mệnh đề 5.3.2, ta có đẳng thức
\
(5.5.1) ImΨep = Im(σi − 1)
i

MỆNH ĐỀ 5.5.1. Ta có đẳng thức sau


X
(5.5.2) Jp = Ker(σi − 1) = KerΨ
ep
i

Từ đó ánh xạ Ψ
e p cảm sinh đẳng cấu
Vp Vp
(5.5.3) (V ) ∼
= T (V )

CHỨNG MINH. Không mất tính tổng quát (xem chứng minh của
5.3.2) ta có thể giả sử V là hữu hạn chiều trên k. Từ đó sử dụng
92 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG

Mệnh đề 1.5.3 ta có
!⊥
\
e p = (ImΨp ∗ )⊥ =
KerΨ Im(σi∗ − id)
i
X X
= (Im(σi∗ − id))⊥ = Ker(σi − id)
i i

Vp
Mặt khác theo trên ảnh của Ψp là T (V ) vậy ta có đẳng cấu
chính tắc
e p = T p (V )
Vp V
(V ) := V ⊗p /Jp −→ ImΨ
Ánh xạ này được cho cụ thể bởi x∧I 7−→ x∨I . 

CHÚ Ý 5.5.2. Ánh xạ ở (5.5.3) là ngược chiều so với ánh xạ Ψp


ở (5.4.3).

5.6. Đối ngẫu

Trong mục này chúng ta sẽ giả thiết không gian V có chiều


Vp
hữu hạn n. Khi đó (V ) = 0 với mọi p > n và với 0 ≤ p ≤ n
Vp Vn−p
(5.6.1) dim (V ) = dim (V ) = Cnp
Vp
Giả thiết x1 , . . . , xn là một cơ sở của V . Khi đó (V ) có cơ sở
chính tắc bao gồm các phần tử
xi1 ∧ xi2 ∧ . . . ∧ xip , 1 ≤ i1 < i2 < . . . < ip ≤ n
Vn Vn
Đặc biệt dim (V ) = 1 và cơ sở của (V ) chỉ có 1 phần tử
x1 ∧ x2 ∧ . . . ∧ xn
= k biến phần tử duy nhất này của cơ
Vn
Ta cố định đẳng cấu (V ) ∼
sở vào 1 ∈ k. Phép nhân ngoài ∧p,n−p xác định một ánh xạ song
tuyến tính
(V ) −→ k
Vp Vn−p ∧p,n−p Vn ∼
=
(5.6.2) (−, −)(x) : (V ) × (V ) −→
5.6. Đối ngẫu 93

(chỉ số (x) dùng để chỉ rằng ánh xạ này phụ thuộc vào việc chọn
cơ sở (x)).

Với mỗi bộ I = (i1 , i2 , . . . , ip ) thỏa mãn 1 ≤ i1 < i2 < . . . <


ip ≤ n ký hiệu Ib là bộ (bi1 , bi2 , . . . , bin−p ) sao cho
bi1 < bi2 < . . . < bin−p và I ∪ Ib = {1, 2, . . . , n}

và đặt
!
1 2 ... p p + 1 ... n
(5.6.3) σI :=
i1 i2 . . . ip bi1 . . . bin−p

Giả thiết xi1 ∧ xi2 ∧ . . . ∧ xip , i1 < i2 < . . . < ip , là một phần
Vp
tử trong cơ sở chính tắc của (V ). Khi đó xbi1 ∧ . . . ∧ xbin−p là một
Vn−p
phần tử trong cơ sở chính tắc của (V ) và
∧p,n−p (xi1 ∧ . . . ∧ xip , xj1 ∧ . . . ∧ xjn−p ) = sign(σI )x1 ∧ x2 ∧ . . . ∧ xn
vậy
(xi1 ∧ . . . ∧ xip , xj1 ∧ . . . ∧ xjn−p )(x) = sign(σI )
Ngược lại dễ thấy nếu hai tập {i1 , . . . , ip } và {j1 , . . . , jn−p } giao
nhau khác rỗng thì
(xi1 ∧ . . . ∧ xip , xj1 ∧ . . . ∧ xjn−p )(x) = 0
Từ đó suy ra ánh xạ song tuyến tính (−, −)(x) là không suy biến.
Vậy ta đã chứng minh mệnh đề sau.

MỆNH ĐỀ 5.6.1. Ánh xạ song tuyến tính (−, −)(x) xác định trong
(5.6.2) là không suy biến và do đó xác định một đẳng cấu
Vp Vn−p
(5.6.4) θ(x) : (V ) ∼
= (V )∗

Ánh xạ θ(x) xây dựng ở mệnh đề trên phụ thuộc vào việc
chon cơ sở (x). Để xây dựng một đẳng cấu không phụ thuộc
vào việc chọn cơ sở ta làm như sau. Ánh xạ song tuyến tính
94 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG
Vp Vn−p Vn
∧p,n−p : (V ) × (V ) −→ (V ) xác định một ánh xạ tuyến
tính
Vp Vn−p Vn
∧p,n−p : (V ) ⊗ (V ) −→ (V )
Theo (2.6.3), ánh xạ này tương ứng với một ánh xạ
Vp Vn Vn−p
(5.6.5) θ: (V ) −→ (V ) ⊗ (V )∗

k và qua
Vn
Mỗi cơ sở (x) của V xác định một đẳng cấu (V ) tới
đẳng cấu này θ chính là θ(x) . Từ đó ta có

HỆ QUẢ 5.6.2. Ánh xạ θ xác định ở (5.6.5) là một đẳng cấu.

Vp
Mặt khác ta có một phép đối ngẫu tự nhiên giữa (V ) và
Vp ∗
(V ) xác định như sau. Xét ánh xạ song tuyến tính

(V ) × (V ) −→ k
Vp ∗ Vp

cho bởi

(ϕ1 ∧ ϕ2 ∧ . . . ∧ ϕp , v1 ∧ v2 ∧ . . . ∧ vp ) 7−→ det(ϕi (vj ))

ở đây ϕi ∈ V ∗ , vj ∈ V . Từ tính chất của định thức dễ thấy ánh


xạ này được xác định tốt. Mặt khác ta thấy nếu (ξ i ) là cơ sở đối
p
ngẫu với cơ sở (xi ) ở trong V ∗ thì cơ sở (ξ ∧I = ξ i1 ∧ . . . ∧ ξ i ) trong
Vp ∗
(V ) thỏa mãn

(5.6.6) (ξ ∧I , x∧J ) = δJI


Vp ∗ Vp
Từ đó (V ) là không gian đối ngẫu của (V ) và cơ sở (ξ ∧I ) là
đỗi ngẫu với cơ sở (x∧I ).

HỆ QUẢ 5.6.3. Giả thiết V là không gian hữu hạn chiều. Khi đó
ta có đẳng cấu chính tắc
Vp Vn Vn−p ∗
(5.6.7) θ̄ : (V ) ∼
= (V ) ⊗ (V )
5.7. Khai triển Cramer và khai triển Laplace 95

Đẳng cấu trong hệ quả trên hiên nhiên không phụ thuộc vào
cơ sở. Chúng ta sẽ mô tả tường minh đẳng cấu này theo cơ sở (xi )
trong V và cơ sở đối ngẫu (ξ i ) của nó trong V ∗ . Theo (2.6.3), ánh
xạ θ ở (5.6.5) được xác định bởi

θ(xi1 ∧ . . . ∧ xip )(xj1 ∧ . . . ∧ xjn−p ) = sign(σI )δIJ x1 ∧ . . . ∧ xn


b

Từ đó, theo (5.6.7) ta có

(5.6.8) θ̄(xi1 ∧ . . . ∧ xip ) = σI x1 ∧ . . . ∧ xn ⊗ ξ i1 ∧ . . . ∧ ξ in−p


b b

NHẬN XÉT 5.6.4. Đối với các lũy thừa đối xứng ta cũng có ánh
xạ song tuyến tính S p (V ∗ ) × S p (V ) −→ k xác định bởi
XY
(ϕ1 ϕ2 . . . ϕp , v1 v2 . . . vp ) 7−→ ϕi (vσ (i))
σ∈Sn i

Nếu đặc số của trường bằng 0, ánh xạ này là không suy biến, từ
đó ta có đẳng cấu chính tắc giữa S p (V ∗ ) và S p (V )∗ . Tuy nhiên nếu
đặc số của trường khác 0, ánh xạ này có thể suy biến và ánh xạ
cảm sinh S p (V )∗ −→ S p (V ∗ ) có thể không là đẳng cấu, xem 4.4.1
và 4.5.1.

5.7. Khai triển Cramer và khai triển Laplace

Giả thiết (y1 , y2 , . . . , yn ) là một cơ sở khác của V với ma trận


chuyển cơ sở A = (aji ): yi = aji xj . Khi đó y1 ∧ . . . ∧ yn cũng là một
Vn
cơ sở của (V ) và do đó là cộng tuyến với x1 ∧ . . . ∧ xn . Cụ thể
ta có

(5.7.1) y1 ∧ . . . ∧ yn = det A x1 ∧ . . . ∧ xn
Vn−1
Tương tự như vậy trong không gian (V ), các tích ngoài

y1 ∧ . . . ∧ ybi ∧ . . . ∧ yn , 1≤i≤n
96 V. LŨY THỪA NGOÀI VÀ TEN XƠ PHẢN ĐỐI XỨNG

lập thành một cơ sở. Ma trận chuyển tọa độ sang cơ sở này từ cơ


sở
x1 ∧ . . . ∧ xbi ∧ . . . ∧ xn , 1 ≤ i ≤ n
chính là ma trận Aad = (Aij ) phụ hợp với ma trận A (Aij là phần
bù đại số của phần tử aji tức là định thức của ma trận nhận được
từ A bằng cách bỏ cột và hàng chứa aji - cột i và hàng j):
y1 ∧ . . . ∧ ybi ∧ . . . ∧ yn = Aji x1 ∧ . . . ∧ xbj ∧ . . . ∧ xn
Kết hợp với (5.7.1) ta thu được khai triển Cramer theo cột đầu
tiên cho định thức của A:
(−1)j+1 aj1 A1j = det A

Trong trường hợp tổng quát ma trận chuyển cơ sở từ (x∧I )


sang (y∧J ) là ma trận (AIJb) với phần từ là các định thức AJIb của ma
b b

trận con tạo thành từ các phần tử trên các cột i1 , i2 , . . . , ip và các
hàng j1 , j2 , . . . , jp (hay nói cách khác, ma trận con tạo thành từ A
bằng cách bỏ đi các cột bi1 , . . . , bin−p và các hàng b jn−p ):
j1 , . . . , b
yI = AIJbxJ
b

Từ công thức ma trận chuyển tọa độ đối với tích ngoài


y1 ∧ . . . ∧ yp ∧ yp+1 ∧ . . . ∧ yn
ta thu được khai triển Laplace theo p cột đầu tiên cho định thức
của A: X
det A = sign(σI )AIIb0 AII0
b

I
với I0 = (1, 2, . . . , ip ), I¯0 = (p + 1, . . . , n).

You might also like