You are on page 1of 19

DANH SÁCH CÁC VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

TT Tên khu rừng Địa điểm Diện tích Bao gồm


sau rà Đất có Đất Mặt
soát (ha) rừng chưa có biển
rừng
1 Ba Bể Bắc Kạn 9.022 8.556 466
2 Ba Vì Hà Tây 6.486 5.166 1.321
Hoà Bình 4.263 1.072 3.191
3 Bạch Mã Thừa Thiên 34.380 29.051 5.329
Huế
Quảng Nam 3.107 3.107 -
4 Bái Tử Long Quảng Ninh 15.600 5.233 709 9.658
5 Bến En Thanh Hoá 12.033 11.402 632
6 Bidoup-Núi Bà Lâm Đồng 55.968 50.713 5.255
7 Bù Gia Mập Bình Phước 25.926 25.695 231
8 Cát Bà Hải Phòng 15.332 8.168 1.763 5.400
9 Cát Tiên Đồng Nai 39.627 34.288 5.339
Lâm Đồng 27.530 24.130 3.400
Bình Phước 4.300 3.837 463
10 Chư Mom Rây Kon Tum 56.434 54.317 2.117
11 Chư Yang Sin Đắk Lắk 59.316 59.316 -
12 Côn Đảo Bà Rịa Vùng 19.991 4.854 1.137 14.000
Tàu
13 Cúc Phương Ninh Bình 11.350 11.344 6
Thanh Hoá 4.982 4.858 124
Hoà Bình 6.074 6.074 -
14 Hoàng Liên Lào Cai 21.000 19.414 1.587
Lai Châu 7.500 5.906 1.594
15 Kon Ka Kinh Gia Lai 39.955 37.102 2.853
16 Lò Gò Sa Mát Tây Ninh 18.345 15.484 2.861
17 Mũi Cà Mau Cà Mau 41.089 8.749 5.740 26.600
18 Núi Chúa Ninh Thuận 29.865 17.223 5.290 7.352
19 Phong Nha Kẻ Quảng Bình 125.362 125.156 206
Bàng
20 Phú Quốc Kiên Giang 29.136 27.849 1.287
21 Phước Bình Ninh Thuận 19.814 15.545 4.269
22 Pù Mát Nghệ An 93.525 91.953 1.572
23 Tam Đảo Vĩnh Phúc 14.679 11.322 3.357
Thái Nguyên 8.758 8.758 -
Tuyên Quang 6.078 5.105 973
24 Tràm Chim Đồng Tháp 7.313 2.893 4.420
25 U Minh Hạ Cà Mau 7.926 7.321 605
26 U Minh Thượng Kiên Giang 8.038 7.112 926
27 Vũ Quang Hà Tĩnh 52.882 51.571 1.311
28 Xuân Sơn Phú Thọ 15.048 9.398 5.650
29 Xuân Thuỷ Nam Định 7.100 1.650 1.450 4.000
30 Yok Đôn Đắk Lắk 109.196 108.886 311
Đăk Nông 2.906 2.794 112
Tổng số 1.077.236 932.371 77.855 67.010

8 The world biosphere reserve in Vietnam

Theo UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên
cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử
dụng bền vững khu vực đó”.

7 tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới là:

* 1. Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý
sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người.

* 2. Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.
* 3. Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững tại
khu vực.

* 4. Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của
khu dự trữ sinh quyển.

* 5. Khu vực đó có đủ những vùng thích hợp.

* 6. Có sự sắp xếp theo cấp độ của những thành phần liên quan, những người tham
dự, những đối tượng quan tâm tại những khu vực phù hợp để cùng thực hiện những
chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
* 7. Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.
Sự khác nhau giữa khu dự trữ sinh quyển với một vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên
nhiên?

* - Mỗi VQG hay khu BTTN chỉ là một phần trong một khu DTSQ. Mỗi khu DTSQ
có thể có nhiều vùng lõi là các VQG hay khu BTTN. và vì thế,
* - Mỗi VQG hay khu BTTN chỉ thực hiện một trong ba chức năng của một khu
DTSQ, đó là chức năng bảo tồn. Trong khi khu DTSQ, ngoài chức năng bảo tồn (thiên
nhiên là chủ yếu) còn thực hiện chức năng phát triển (kinh tế, văn hóa, du lịch sinh
thái...) và chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục (nâng cao trình độ dân trí...)

1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ


Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài
động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn
của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã
công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo
điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm
quốc gia Việt Nam.

Trước đây, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với
quần thể động thực vật phong phú. Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa
học đã làm nơi đây trở thành “vùng đất chết”. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về
thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến
dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ,
thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích
rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng,
hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.

Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển -
MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm
trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất
lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần
Giờ. Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý.

2. Khu dự trữ sinh quyển - Vườn quốc gia Cát Tiên


Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân
Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình
Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc
gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT
ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định
số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm
1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có
toạ độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông,
trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là
71.920 ha. Năm 20021, VQG Cát Tiên được công nhận là một trong những khu dự trữ
sinh quyển thế giới ở Việt Nam.

Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát
Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây
có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được
cộng đồng thế giới quan tâm. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của
đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang
có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm
1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học
gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa
rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền
văn minh cổ đã tồn tại ở đây.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội
Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các
loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và
sau chiến tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá
rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng
Bò rừng banteng

3. Khu dự trữ sinh quyển - Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ
Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố
Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính,
quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Năm 2004, nơi đây đã được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Quần đảo có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc. Diện tích khoảng
gần 300 km². Dân số 8.400 người (năm 1996). Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn
Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,...

Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ
Long.Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có
một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một
hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông. Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.

Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực
nước biển (dao động trong khoảng 0-331 m). Trên đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía
đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu,
Việt Hải, Xuân Đám. Cư dân chủ yếu là người Kinh.
4. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một khu dự trữ sinh quyển thế giới được
UNESCO công nhận tại Việt Nam ngày 2 tháng 12 năm 2004 cho 2 phần đất phía
Nam vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở 2 cửa sông Hồng và sông Đáy. Đây là khu dự trữ
sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình,
Nam Định và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển này chứa đựng nhiều tiềm năng để
phát triển loại hình du lịch sinh thái, đồng quê và tắm biển.

Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển này lớn hơn 105.558 ha, trong đó có 66.256
ha là đất liền ven biển và 39.302 ha mặt nước biển thuộc 25 xã của các huyện Kim Sơn
(Ninh Bình); Nghĩa Hưng, Giao Thủy (Nam Định); Tiền Hải, Thái Thụy (Thái Bình).
Vùng lõi có diện tích hơn 14.000 ha, vùng đệm gần 37.000 ha, vùng chuyển tiếp trên
54.000 ha, có số dân trên 128 ngàn người (2004).

Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng gồm 3 phân vùng riêng biệt, thuộc các
cửa sông Đáy, cửa Ba Lạt và cửa Thái Bình.

* Vùng ven biển cửa sông Đáy nằm trên 7 xã thuộc huyện Kim Sơn và 6 xã thuộc
huyện Nghĩa Hưng.

* Vùng ven biển cửa cửa Ba Lạt nằm trên 4 xã thuộc huyện Giao Thủy và 3 xã
huyện Tiền Hải.

* Vùng ven biển cửa cửa Thái Bình nằm trên 5 xã thuộc huyện Thái Thụy.

Có 3 đô thị loại V thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là thị trấn Bình
Minh, thị trấn Rạng Đông và thị trấn Diêm Điền.

5. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang
Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế
giới thuộc vùng ven biển và vùng biển Kiên Giang. Tại kỳ họp thứ 19 từ ngày 23 đến
27/10/2006 tại Paris, UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển này.

Với diện tích hơn 1,1 triệu ha, khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang là khu dự trữ sinh
quyển lớn thứ 2 trong 6 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công
nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú,
đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái. Ta có thể thấy ở đây từ rừng tràm trên
đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi đến hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu
biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển... Như vậy, đây là
khu dự trữ sinh quyển thứ 5 của Việt Nam được UNESCO công nhận. Nó là khu dự
trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất trong 5 khu dự trữ sinh quyển trước đó của Việt
Nam và cũng là lớn nhất trong ASEAN.

Khu DTSQ Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh
Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải. Khu DTSQ Kiên Giang có ba vùng lõi thuộc các
Vườn quốc gia U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên
Lương - Kiên Hải.

6. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được chính thức công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007 với trung tâm là Vườn quốc gia Pù Mát. Đây là
Khu dự trữ sinh quyển thứ 6 của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn
nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha; là hành lang xanh nối kết 3
vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về habitas và các sinh cảnh duy trì hiệu quả
bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do
các hoạt động kinh tế của con người tạo ra.

Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An có diện tích 1.303.285ha, thuộc địa bàn 9
huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế
Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn; trong đó Vườn quốc gia Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ
nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng
thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo).

7. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Tại kỳ họp thứ 21, Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển
thế giới (MAB) trực thuộc Ủy ban UNESCO (diễn ra từ ngày 25 đến 29-5- 2009 tại
Jeju, Hàn Quốc), đã chính thức đưa Cù Lao Chàm - Hội An (Quảng Nam) và Mũi Cà
Mau (Cà Mau) vào danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây cũng là địa danh
được công nhận là khu du lịch quốc gia

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: Vùng lõi
17.329ha, vùng đệm 43.309ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha. Tại vùng lõi được chia
làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau,
Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh
thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên
đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài
nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.

Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên
đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang
rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài
thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.
8. Khu dự trữ sinh quyển - Cù lao Chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam,
nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô
mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm
khoảng 3.000 người.

Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô
thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên
"Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Tại đây còn nhiều
di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến
trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật
phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở
khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh
sách bảo vệ.

Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn
sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời
điểm 2007.

Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm
năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh
quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).

DANH SÁCH CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CỦA VIỆT NAM
Hay còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên
được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau:
Vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh

học cao.
• Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch.
• Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các
loài động vật hoang dã quý hiếm.
• Đủ rộng để chứa được một hay nhiếu hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%.
TT Tên khu rừng Địa điểm Diện tíchBao gồm
sau rà soátĐất cóĐất chưaMặt biển
(ha) rừng có rừng

II. KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1.099.736 938.603 161.133


II a Khu dự trữ thiên nhiên 1.060.959 910.335 150,624
1 Bà Nà- Núi Chúa Đà Nẵng 30.206 29,136 1,070
2 An Toàn Bình Định 22.545 16,943 5,602
3 Ấp Canh Điền Bạc Liêu 363 67 296
4 Bắc Hướng Hóa Quảng Trị 25.200 22,138 3,062
5 Bắc Mê Hà Giang 9.043 8,299 744
6 Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng 3.871 3,778 93
7 Bát Đại Sơn Hà Giang 4.531 4,263 268
8 Bà Nà - Núi Chúa Quảng Nam 2.753 2,609 144
9 Bình Châu Phước Bà Rịa-Vùng 10.905 7,912 2,993
Bửu Tàu
10 Cham Chu Tuyên Quang 15.902 15,594 309
11 Copia Sơn La 11.996 6,655 5,341
12 Đakrông Quảng Trị 37.640 32,289 5,351
13 Đồng Sơn - Kỳ Quảng Ninh 14.851 12,259 2,592
Thượng
14 Du Già Hà Giang 11.540 10,738 803
15 Ea Sô Đắk Lắk 24.017 21,066 2,951
16 Hang Kia - Pà Cò Hoà Bình 5.258 4,883 375
17 Hòn Bà Khánh Hòa 19.164 16,161 3,004
18 Hòn Chông Kiên Giang 965 868 96
19 Hữu Liên Lạng Sơn 8.293 8,129 164
20 Kon Cha Răng Gia Lai 15.446 15,387 59
21 Kẻ Gỗ Hà Tĩnh 21.759 19,780 1,979
22 Kim Hỷ Bắc Kạn 14.772 13,914 858
23 Krông Trai Phú Yên 13.392 12,648 744
24 Láng Sen Long An 5.030 3,381 1,649
25 Mường Nhé Điện Biên 44.940 26,882 18,058
26 Mường Tè Lai Châu 33.775 22,412 11,363
27 Nà Hẩu Yên Bái 16.400 12,705 3,695
28 Na Hang Tuyên Quang 22.402 21,278 1,124
29 Nam Ca Đắk Lắk 21.912 21,912 -
30 Nam Nung Đắk Nông 10.912 10,619 293
31 Ngọc Sơn - Ngổ Hoà Bình 15.891 12,928 2,963
Luông
32 Ngọc Linh Kon Tum 38.109 34,295 3,815
33 Ngọc Linh Quảng Nam 17.576 13,916 3,660
34 Núi Ông Bình Thuận 24.017 23,131 886
35 Núi Pia Oắc Cao Bằng 10.261 7,732 2,529
36 Phong Điền Thừa Thiên Huế 30.263 30,263 -
37 Phong Quang Hà Giang 7.911 7,271 640
38 Phu Canh Hoà Bình 5.647 4,078 1,569
39 Pù Hoạt Nghệ An 35.723 32,509 3,214
40 Pù Hu Thanh Hoá 23.028 19,983 3,045
41 Pù Huống Nghệ An 40.128 31,669 8,459
42 Pù Luông Thanh Hoá 16.902 16,722 180
43 Sông Thanh Quảng Nam 79.694 61,752 17,942
44 Sốp Cộp Sơn La 17.369 13,654 3,715
45 Tà Đùng Đắk Nông 17.915 13,406 4,509
46 Tà Xùa Sơn La 13.412 12,257 1,155
47 Tà Kóu Bình Thuận 8.468 6,721 1,747
48 Tây Côn Lĩnh Hà Giang 14.489 14,019 471
49 Tây Yên Tử Bắc Giang 13.023 12,309 714
50 Thần Sa - P.Hoàng Thái Nguyên 18.859 17,834 1,025
51 Thạnh Phú Bến Tre 2.584 1,914 670
52 Thượng Tiến Hoà Bình 5.873 5,285 588
53 Tiền Hải Thái Bình 3.245 2,259 986
54 Văn Bàn Lào Cai 25.173 24,574 599
55 Vân Long Ninh Bình 1.974 1,861 113
56 Vĩnh Cửu Đồng Nai 53.850 48,188 5,662
57 Xuân Nha Sơn La 16.317 14,644 1,673
58 Xuân Liên Thanh Hoá 23.475 20,459 3,016
II b Khu Bảo tồn loài 38.777 28.268 10,509
1 Chế Tạo Yên Bái 20.293 10,780 9,513
2 Đắk Uy Kon Tum 660 491 169
3 Ea Ral Đắk Lắk 49 49 -
4 Hương Nguyên Thừa Thiên Huế 10.311 10,311 -
5 Khau Ca Hà Giang 2.010 1,875 135
6 Lung Ngọc Hoàng Hậu Giang 791 599 191
7 Nam Xuân Lạc Bắc Kạn 1.788 1,788 -
8 Trấp Ksơ Đắk Lắk 100 15 85
9 Trùng Khánh Cao Bằng 2.261 2,135 126
10 Sân Chim đầm Dơi Cà Mau 130 123 7
11 Vườn Chim Bạc Bạc Liêu 385 102 283
Liêu

III. KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN (VH- 78.129 60.555 17.575


LS-MT)
1 ATK Định Hoá Thái Nguyên 8.728 6,779 1,949
2 Bản Dốc Cao Bằng 566 494 72
3 Căn cứ Đồng Rùm Tây Ninh 32 32 -
4 Căn cứ Châu Thành Tây Ninh 147 138 9
5 Chàng Riệc Tây Ninh 9.122 8,088 1,034
6 Chùa Thầy Hà Tây 37 37 -
7 Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương 1.217 1,217 -
8 Cù Lao Chàm Quảng Nam 1.490 596 894
9 Đá Bàn Tuyên Quang 120 120 -
10 Đền Hùng Phú Thọ 538 307 231
11 Đèo Cả- Hòn Nưa Phú Yên 5.768 3,370 2,399
12 Mường Phăng Điện Biên 936 284 652
13 Đray Sáp-Gia Long Đắk Nông 1.515 1,459 57
14 Đường Hồ Chí Minh Quảng Trị 5.680 3,377 2,303
15 Gò Tháp Đồng Tháp 290 170 120
16 Hồ Lắk Đắk Lắk 9.478 7,765 1,713
17 Hoa Lư Ninh Bình 2.985 2,985 -
18 Hương Sơn Hà Tây 2.720 2,471 249
19 K9 - Lăng Hồ Chí Hà Tây 200 200 -
Minh
20 Kim Bình Tuyên Quang 211 150 61
21 Lam Sơn Cao Bằng 75 75 -
22 Nam Hải Vân Đà Nẵng 3.397 2,926 472
23 Núi Bà Bình Định 2.384 1,940 444
24 Núi Bà Đen Tây Ninh 1.545 788 757
25 Núi Bà Rá Bình Phước 1.056 764 292
26 Núi Chung Nghệ An 628 542 86
27 Núi Nả Phú Thọ 670 670 -
28 Núi Lăng Đồn Cao Bằng 1.149 1,032 117
29 Núi Sam An Giang 171 79 92
30 Núi Thần Đinh Quảng Bình 136 136 -
(chùanon)
31 Pắc Bó Cao Bằng 1.137 1,070 67
32 Quy Hòa- Ghềnh Bình Định 2.163 831 1,332
Ráng
33 Rú Lịnh Quảng Trị 270 95 175
34 Rừng cụm đảo Cà Mau 621 581 40
Hònkhoai
35 Tân Trào Tuyên Quang 4.187 3,783 404
36 Thăng Hen Cao Bằng 372 356 16
37 Thoại Sơn An Giang 371 172 198
38 Trà Sư An Giang 844 716 128
39 Trần Hưng Đạo Cao Bằng 1.143 770 373
40 Tức Dụp An Giang 200 - 200
41 Vật Lại Hà Tây 11 11 -
42 Vườn Cam Nguyễn Bình Định 752 307 445
Huệ
43 Xẻo Quýt Đồng Tháp 50 24 26
44 Yên Tử Quảng Ninh 2.687 2,518 169
45 Yên Lập Phú Thọ 330 330 -

IV. Khu Rừng Nghiên cứu thực nghiệm 10.652 9.925 727
khoa học
1 Trung tâm nghiên Vĩnh Phúc 535 498 36
cứu giống Đông Bắc
Bộ
2 Tân Tạo TP. Hồ Chí 30 26 4
Minh
3 Vườn Thực Vật Củ TP. Hồ Chí 39 39 1
Chi Minh
4 Trung tâm nghiên Phú Thọ 701 701 -
cứu thực nghiệm
Cầu Hai
5 TTNC ứng dụng kỹ Cà Mau 281 245 36
thuật rừng ngập mặn
Minh Hải
6 Khu thực nghiệm Quảng Ninh 64 64 -
nghiên cứu TP. Hạ
Long
7 Khu rừng thực Hà Tây 73 73 -
nghiệm Đại học LN
Hà Tây
8 Trạm Thực nghiệm Đà Lạt 348 300 48
lâm nghiệp Cam Ly
9 Trạm Thực nghiệm Đà Lạt 105 105 -
lâm nghiệp Lang
Hanh
10 Đak Plao Đăk Nông 3.280 3,200 80
11 Đá Chông. Cẩm Hà Tây 215 215 -
quỳ. Ba Vì
12 Trung tâm KHSX Sơn La 152 142 10
Lâm nghiệp Tây
Bắc
13 Trường Trung cấp Pleiku 724 387 337
LN
14 Trung tâm LN nhiệt Pleiku 1.612 1,547 65
đới Pleiku-Gia Lai
15 Trung tâm ứng dụng Hòa Bình 150 150 -
KHKT Lâm nghiệp
16 TT ứng dụng KHKT Quảng Trị 879 879 -
Lâm nghiệp Bắc
Trung Bộ
17 TT ứng dụng KHSX Đồng Nai 326 303 24
LN Đông Nam Bộ
18 TT ứng dụng KHSX Bình Dương 1 1 -
LN Bình Dương
19 Trung tâm nghiên Quảng Ninh 228 200 28
cứu Lâm Đặc Sản
20 TT ứng dụng KHSX Quảng Ninh 910 850 60
LN Đông Bắc Bộ

10 Di sản văn hóa Thế giới của Việt Nam

Cố đô Huế. (Nguồn: Internet)


Ngày 1/8, kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO họp tại thủ đô
Brasilia của Brazil đã biểu quyết thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới.

Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói
chung trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội.

Việt Nam có 10 di sản thế giới được UNESCO công nhận từ trước tới nay.

1. Quần thể di tích Cố đô Huế

Cố đô Huế là kinh đô một thời của Việt Nam, nổi tiếng với một hệ thống những đền,
chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên
nhiên núi sông thơ mộng. Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô
Huế được xây dựng trên một mặt bằng với diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi
ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm
Thành.

Ba tòa thành này được đặt lồng vào nhau, bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt
từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp
hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung
cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên.

Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ rất nhiều những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,
chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
thế giới.
2. Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong
quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ,
đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của
hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế
giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ
sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh
thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú,
đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế
giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được
UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về
địa chất, địa mạo.

3. Khu di tích Mỹ Sơn

Khu di tích Mỹ Sơn là khu vực đền tháp của người Chăm cổ, được học giả người Pháp
M.C.Paris tìm thấy trong chuyến thám hiểm vùng Đông Nam Á vào năm 1898. Toàn
bộ khu di tích nằm lọt trong thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây-Tây Nam.

Được khởi công từ thế kỷ 4, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang
nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là
một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông
Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế
giới.
4. Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố được hình
thành từ thế kỷ 16-17, trước đây là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ
Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại
hình như nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết
hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ
biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại.

Cuộc sống thường ngày của cư dân Hội An với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu
đời đang được duy trì một cách khá bền vững, hiện là một bảo tàng sống về kiến trúc
và lối sống đô thị thời phong kiến.

Năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

5. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích 85.754ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này
là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm
nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, ngoài hệ thống sinh cảnh thảm
rừng và động vật hoang dã, vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên
300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là “vương quốc hang động."

Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động hoàng gia Anh (BCRA)
đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất có các sông ngầm
dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có những
thạch nhũ đẹp nhất.

Năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di
sản thiên nhiên thế giới.

6. Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế
giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, Hội đồng UNESCO đánh giá Nhã
nhạc Việt Nam mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã."

Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường
niên bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt
như lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức.

Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

7. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên năm tỉnh Tây Nguyên Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này
gồm nhiều dân tộc khác nhau như Êđê, Bana, Mạ…

Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc
thiểu số sống dọc Trường Sơn-Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng
chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là
vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới… Trải qua bao năm tháng, cồng
chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất
Tây Nguyên.

Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được
UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân
loại.

8. Quan họ Bắc Ninh

Quan họ là một trong những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam;
tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Nghệ thuật dân ca Quan
họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Đến nay, Bắc Ninh còn gần 30 làng
Quan họ gốc, với hơn 300 làn điệu dân ca Quan họ.

Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao giá trị văn hóa đặc biệt, tập quán xã
hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ
và cả trang phục của loại hình nghệ thuật này.

Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.

9. Ca trù

Hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền
Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở khu vực này từ thế kỷ
15. Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức
diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học, ca trù làm nảy sinh một thể
loại văn học độc đáo là hát nói.

Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá về ca trù: Ca trù đã trải qua một quá
trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa
đa dạng gắn liền ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về
bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ
thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Mặc dù trải qua nhiều
biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ
thuật đối với văn hóa Việt Nam.

Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản
văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

10. Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18
Hoàng Diệu với diện tích hơn 47.000m2 và Thành cổ Hà Nội với diện tích hơn
138.000m2, tạo thành một di sản thống nhất. Đây là minh chứng rõ nét về một di sản
có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ
với khu vực và thế giới; là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của
người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử.

Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một
chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên
các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần một
nghìn năm.

Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy
của sự phát triển chính trị, văn hóa như tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-
Hà Nội./.

You might also like