You are on page 1of 8

Nhà cung ứng:

Các nhà bán lẻ sách thường mua sách từ những nhà bán sĩ và đôi khi mua trực tiếp
từ các nhà xuất bản. sự cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối sách là rất thấp.
Nippon Shuppan Hanbai và Tohan, cả hai đều được thành lập ngay sau chiến tranh
TG thứ II, từ lâu đã kiểm soát 70-90% thị trường bán sỉ sách. Ngoài ra, có một hệ
thống mà ở đó những nhà bán lẻ và bán sỉ có thể trả lại những cuốn sách chưa bán
được cho nhà xuất bản hoàn toàn miễn phí, giúp giảm những nguy cơ cũng như
mức tồn kho của các nhà buôn này. Tuy nhiên, những nhà bán sĩ đang đối mặt với
một đe dọa khác mà xuất phát từ Internet: đó là những nhà xuất bản và nhà bán lẻ
đang bắt đầu kết nối các máy tính của họ lại để giúp họi có thể dự đoán được nhu
cầu của thị trường, một kiểu như là hệ thống bảo đảm hàng hóa được sản xuất và
giao nhận đúng kế hoạch, không có tình trạng lãng phí và tồn kho nhiều ( chúng ta
gọi là just-in-time system), điều này giúp họ giàm các sự cần thiết dành cho các
dịch vụ bán sĩ. Đây thực sự là một đe dọa mà các nhà bán sĩ phải đối mặt.
Người mua hàng:
Có hai xu hướng của những khách hàng mua sách ở Nhật má rất đáng để lưu tâm.
Thứ nhất đó là mặc dù người Nhật là những người đọc sách rất nhiều, nhưng họ lại
rất ít linh hoạt đối với việc sử dụng Internet so với người Mỹ. Như trong năm
2002, chỉ khoảng 40% người nhật là thường xuyên sử dụng Internet, thấp hơn
nhiều so với 60-70% của người Mỹ. Những chiếc điện thoại ở Nhật thì lại khá đắt
đỏ, đây là một rào cản lớn đối với việc sử dụng Internet. Điều này cũng cho thấy
rằng những cửa hàng sách truyền thống ở Nhật thì rõ ràng không bị đe dọa nhiều
bởi những cửa hàng sách trên mạng. ở Nhật, có một cái truyền thống rất lâu đời đó
là tachiyomi tức là việc đứng và đọc sách tại chỗ, tức khách hàng sẽ vào hiệu
sách, sau đó lấy một cuốn sách hay tạp chí nào đó và đứng đó rồi đọc bao nhiệu
giờ tùy họ.
Xu hướng thứ hai đó là những người đọc sách ở Nhật thì ngày càng thích đọc
những bản sách dịch từ tiếng Anh nhập từ nước ngoài. Như trong năm 2001, thì có
đến năm trong mười cuốn sách được bầu chọn là bán chạy nhất ở Nhật là những
bản dịch của các tác phẩm nước ngoài bởi những tác giả người Mỹ. còn năm 2002,
Nhật đã nhập khẩu số đầu sách nước ngoài với giá trị tương đương 515 triệu USD,
35.5% trong số đó là từ Mỹ.
Sản phẩm thay thế:
Sách thì được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm giáo dục và giải
trí. Trong khi những nguồn thay thế khác có mục đích giáo dục (như là Internet)
và mục đích giải trí (như là nhạc, tivi, sách audio, và radio), thì không có một sản
phẩm thay thế thục sự nào cho sách. Điều này không có nghĩa là nghành công
nghệ sách không phát triển bởi vì những cuốn sách audio, sách e-books và cả
Internet thì đang bắt đầu định hình lại thị trường. Internet, có lẽ là đe dọa lớn nhất
của sách, thì dường như không có ảnh hưởng nào cả lên thói quen mua sách của
người Nhật. doanh thu của sách và tạp chí ở Nhật vì vậy đều tăng đáng kể ngay cả
khi Internet đã trở nên rất phổ biến trong những năm 1990.
Cạnh tranh bên trong nghành:
Như đã biết lúc đầu, sự cạnh tranh trong nghành của nghành công nghiệp sách ở
Nhật thì được biết đến bởi vô số những cửa hàng sách nhưng sự liên kết lại của
những ông lớn trong nghàng thì hầu như không có. Một trong những lý do chính
cho việc không có nhiều sự liên kết này đó chính là do bởi hệ thống cố định giá
duy có ở Nhật, điều khiến cho nó trở nên bất hợp pháp nếu những ông lớn nào
trong nghành muốn sử dụng giá như là một vũ khí để hạ những đối thủ yếu hơn.
Từ năm 1980, luật pháp đã cho phép những nhà xuất bản có thể cố định giá của
những cuốn sách, những tác phẩm âm nhạc, báo chí,… những qui định này được
biết đến như là “hệ thống duy trì giá bán lại” (Saihanbai Kakaku-iji Seido hay
ngắn gọn là hệ thống Saihanbai). Bất chấp việc hợp pháp hóa chính sách chống lại
độc quyền, những liên minh liên kết thì xem như vi phạm pháp luật chỉ khi họ hạn
chế sự cạnh tranh một cách mạnh mẽ đi ngược lại với lợi ích của công chúng”.
Những người ủng hộ hệ thống Saihanbai cho rằng những liên minh trong lĩnh vực
xuất bán và bán lẻ sách không đi ngược lại lợi ích chông chúng cũng như không
hạn chế tối đa sự cạnh tranh. Họ tranh luận rằng, hệ thống Saihan giúp tăng số
lượng nhà xuất bản và các nhà buôn sách, mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự
lựa chọn hơn.
Mặc dù đúng là số lượng nhà bán sách, nhà xuất bản và số đầu sách đã lớn hơn
đáng kể từ khi ra đời hệ thống Saihan, nhưng nó đã không giúp tăng doanh thu. Do
bởi việc thiếu sự công khai về tài chính của những nhà bán lẻ sách ở Nhật, nên rất
khó để biết lợi nhuận có bị ảnh hưởng hay không nhưng nó sẽ là hợp lý rằng sự
chựng lại của doanh thu cùng với việc chi phí tăng đều hằng năm đã làm giảm đi
tính sinh lời của cả những cửa hàng bán sách nhỏ lẻ.
Sách, mặt hàng có ở nhiều hiệu sách, không phải là một hàng hóa có tính khác
biệt. do vậy, cạnh tranh về giá sẽ chắc chắn chỉ là một chiến lược bình thường (vì
chiến lược tạo sự khác biệt không còn thì chỉ còn chiến lược giá) cho những người
mới thâm nhập. tuy nhiên, do bởi hệ thống Saihanbai, điều mà khiến việc giảm giá
được xem như bất hợp pháp, thì dường như rằng nghành công nghiệp bán lẻ sách
vốn đã quá bảo hòa ở nhật sẽ không phải là một nơi dễ chịu cho những người mới
thâm nhập. tuy nhiên, cũng đã có hai người mới vào nghành gần đây đó là
Boookoff (thành lập năm 1991) và Amazon (thâm nhập thị trường Nhật 2000) đã
thực sự cách mạng hóa nghành công nghiệp bán sách ở Nhật trong một khoảng
thời gian ngắn một cách đáng ngạc nhiên. Mặc dù có những kết quả tương đương
nhau, nhưng cả hai đã có những phương cách hoàn toàn khác nhau để thành công
trên thị trường.
Bookoff:
Qua một thời gian dài, Bookoff đã từng bị buộc tội vì việc cạnh tranh không lành
mạnh, lừa gạt tác giả, đe dọa đến nền văn hóa Nhật, đơn phương phá hủy ngành
công nghiệp sách của Nhật. tuy nhiên, Bookoff không phải là một kẻ đến từ bên
ngoài, nó hoàn toàn là một công ty hoàn toàn của Nhật. lý do tại sao mà những đối
thủ cạnh tranh spit venom khi họ nghe cái tên Takashi Sakamoto, và lý do mà
Bookoff đã phát triển từ chỉ một của hàng lên đến 500 cửa hàng (2004) để trở
thành nhà bán lẻ lớn thứ 9 ở Nhật chĩ torng vòng một thập kỷ thì thật đơn giản: đó
là Bookoff là nhà bán sách lớn duy nhất có thể vượt qua được hệ thống Saihan và
tự do thay đổi giá cả của hàng hóa. Cũng là hệ thống Saihan đã từng ủng hộ cho
những liên minh bán sách qua gần 20 năm thì nay đang gây hại cho những dẫn dắt
nghành. Bookoff đã lợi dụng được thời thế để làm tăng doanh lợi của nó tăng đến
312 triệu USD trong năm 2003 sau khi công bố doanh số của năm 2001 và 2002
lần lượt là 224 và 238 triệu USD.
Lý do mà Bookoff có thể giảm giá cho sách là do bởi hoàn toàn sụ thật là nó là
một cửa hàng bán sách đã dùng rồi hay là sách cũ. Sách cũ cùng với sách nước
ngoài là những yếu tố miễn trừ áp dụng chủ yếu chính trong hệ thống Saihanbai.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng mặc dù chỉ là một hiệu sách bán sách đã qua sử dụng
nhưng ông chủ của nó-Sakamoto chỉ thích gọi Bookoff là “ những hiệu sách bán
sách đã qua sử dụng mới nguyên”. Nhờ vào những kỹ thuật mới mà Sakamoto đã
tiên phong, Bookoff đã có thể phục hồi những cuốn sách cũ, bằng cách sử dụng
những kỹ thuật dùng để làm sạch bìa sách để tạo nên một cuốn sách cũ trông như
mới. nói cách khác, Bookoff đã có thể bán những cuốn sách với chất lượng mới
với giá của một cuốn sách cũ, và những đối thủ không còn có thể làm gì đuoc nữa!
bên cạnh đó, những cửa hàng của Bookoff thì rất sạch sẽ và sáng sủa, trong giống
như những cửa hàng lớn khác.
Một sự khác biệt giữa Bookoff và các đối thủ của nó đó chính là sự tổ chức công
ty. Không như hầu hết những công ty truyền thống của Nhật, những cửa hàng của
Bookoff đều là nhượng quyền và những nhân viên và ông chủ của nó thì được
khuyền khích hoạt động như những doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, khác với những
cửa hàng sách cũ truyền thống khác, Bookoff có một chính sách mua lại đơn giản:
đó là nó sẽ mua sách từ khách hàng với giá chỉ bằng 10% giá trị cố định của quyển
sách (giá đã được cố định bởi nhà xuất bản) và sau đó bán lại chúng với giá bằng
50% giá trị cố định của quyển sách. Nói cách khác, Bookoff đã có thể mua một
cuốn sách giá trị 10 USD với giá 1 USD và sau đó bán lại chúng sau khi đã làm
sạch, với giá 5 USD
Nhìn thoáng qua, nó có vẻ khó tin tại sao một cửa hàng như vậy lại đạt được thành
công lớn ở thị trường Nhật như thế, một nơi từ lâu được biến đến là xem trọng
hình thức. tuy nhiên, thục sự là Nhật đã rơi vào thời kỳ khủng hoảng từ đầu những
năm 1990, và xu hướng mua hàng của người tiêu dùng cũng đã phản ánh sự khó
khăn về kinh tế đó. Sự khó khăn về kinh tế đang định hình lại nhũng giá trị, và
những quan điểm đối với những hàng hóa đã qua sử dụng đang trở nên dễ chịu
hơn. Người tiêu dùng đang trở nên quan tâm hơn đến tính hiệu quả của hàng hóa
hơn là thay vì đơn giả chỉ là sở hữu chúng. Một cửa hàng bán sách kiểu “new-used
bookstores” như Bookoff là một điều chấp nhận được cho tính xem trọng hình
thức vốn có của ngưoi Nhật.
Những người tiêu dùng trẻ ở nhật thì đặc biệt phù hợp với trào lưu của Bookoff.
40% sinh viên Nhật bây giờ thích những cửa hàng loại này hơn là những cửa hàng
bán sách mới. toàn bộ nghành công nghiệp bán sách tái chế của Nhật đang ngày
càng được xem như là là một nghành công nghiệp tái chế, nhấn mạnh đến những
lợi ích về mặt môi trường. khi nhật bản đang đi từ nền kinh tế bong bóng và quan
niệm “mua xong ném đi” của nó và khi giới trẻ nhật đang trỏ nên ngày càng muốn
nói lên sự bất mãn của nó đối với những chính sách ưu tiên ít ỏi đối với môi
trường của chính phủ và của nghành công nghiệp, thì điều này đã trở thành một
chính sách quảng bá hiệu quả của Bookoff. Mọi người có thể kiếm được một vài
yên từ việc bán lại sách cũ cho Bookoff, tiết kiệm được môt ít khi mua sách và
bước đi với cảm giá rẻ hơn khi mua và cảm thấy được ý thức bảo vệ môi trường
của chính mình mà không phải sợ sự giảm sút trong chất lượng của những cuốn
sách của họ. nó thực sự là một tình thế được lơi cho cả hai phía- từ người tiêu
dùng cũng như những cửa hàng như Bookoff.
Amazon Japan:
Mặc dù Amazon Japan có doanh thu tương tự như của Bookoff, nhưng cần phải
xem nó như là một sự thất vọng cho Amazon. Trong 7 năm (1996- 2003) tổng
doanh lợi của Amazon đã tăng đến gần 4 tỷ USD, những trong 3 năm từ 2000 đến
2003 thì doanh số của Amazon Japan chỉ quanh 150 triệu USD, ít hơn cả 4% của
tổng doanh số toàn cầu của Amazon. Nếu xem đến cái qui mô khổng lồ của nó, thì
việc doanh số tăng chậm của Amazon Japan thực sự là rất đáng lo ngại. Amazon
japan đã sử dụng cùng cái công thức mà đã đem lại thành công cho nó ở bắc mỹ
( doanh số của Amazon ở Bắc Mỹ là lớn hơn nhiều so với tổng doanh số của cả
hai công ty bán sách hàng đầu của Nhật hợp lại!), nhưng cho đến giờ, công thức
này đã không mang lại thành công tương tự như vậy ở Nhật. xem xét kỹ hơn thì có
nhiều lý do tại sao Amazon Japan lại đang phải chống chọi để thành công: lý do 1)
ở Nhật Amazon không có những lợi thế của người đi đầu như nó có được ở Mỹ, 2)
việc sử dụng Internet ở nhật thì thấp hơn, và 3) hệ thống Saihan đã phá hủy tính
cạnh tranh về giá của Amazon.
Khi Amazon vào thị trường Mỹ năm 1995, những đối thủ ở đó thì phản ứng rất
chậm, Barnes & Noble vẫn không thể cạnh tranh về giá với Amazon, và Borders
đã bỏ cuộc và thay vào đó tham gia liên doanh với Amazon online. Ở nhật, tuy
nhiên, những người bán sách theo sau rất nhanh Amazon, và tiến hành bán sách
online ngay khi Amazon cách mạng hóa nghành bán sách ở Mỹ. do bởi hệ thống
Saihan, những người bán sách không thể cạnh tranh bằng cách thay đổi về giá, vì
vậy việc đạt được một chỗ đứng trong thị trường thương mại điện tử có tầm quan
trọng đáng kể cho những người bán lẻ. năm 1996, chỉ một năm sau khi Amazon
mở trang web tiếng Anh, Maruzen, Kinoshya, và Sanseido mở trang điện tử tương
tự. và những cửa hàng khác cũng nhanh chóng theo sau mở ra. Vào thời điểm
Amazon vào thị trường Nhật năm 2000, nó đã là người đến sau do bởi thị trường
bán sách trên Internet ở Nhật đã trở nên bảo hòa với những đối thủ trong nước.
Amazon còn đối mặt với một vần đề khác đó là việc sử dụng hạn chế internet của
người Nhật, như đã đề cập lúc đầu. một khó khăn khác nằm ở sự bão hòa cao của
những cửa hàng ở Nhật, ở Nhật số cửa hàng sách gấp đôi ở Mỹ với chỉ một nửa
dân số của Mỹ. Nói cách khác, mỗi hiệu sách tính trên đầu người ở mỹ thì ở nhật
có đến 4 hiệu sách ở Nhật, phần nào đã ảnh hưởng đến tính tiện lợi của việc mua
hàng trên mạng. ví dụ, những người bán sách hàng đầu ở Nhật thường đặt những
cửa hiệu của nó ở những nơi có đông lượng người đi bộ qua lại, như là gần nhà ga
(ở Nhật thì nhà ga xe lửa phục vụ gần 3 triệu người mỗi ngày). Bên cạnh đó, tính
trân trọng thời gian hay tachiyomi ( đứng và đọc tại chỗ) không thể được áp dụng
lại trên mạng. Và nữa, hệ thống cho phép khách hàng đưa ra nhận xét về những
cuốn sách trên mạng của Amazon mà rất phổ biến ở Bắc Mỹ thì không phổ biến ở
nhật, một quốc gia mà việc nhận xét một cách công khai như vậy thì nói chung
không được tán thành.
Cuối cùng, với ngoại lệ của những cuốn sách và âm nhạc nước ngoài, Amazon
Japan không thể cạnh tranh về giá do bởi hệ thống Saihan. Bởi vì Amazon không
công bố những số liệu cụ thể của doanh thu toàn cầu của nó, khó để có thể biết bao
nhiêu phần trăm doanh số của nó được đóng góp bởi các quyển sách nước ngoài.
Tuy nhiên, xem xét đến những việc giảm giá lớn của nó đối với những cuốn sách
nước ngoài ở thị trường Nhật, cùng với khuynh huơng thích đọc sách nước ngoài
và sự phổ biến của nhạc nước ngoài đang tăng ở Nhật thì nó có thể xem là tương
đối lớn. tuy nhiên, như dự đoán, những dối thủ Nhật Bản cũng nhanh chóng thu
hẹp khoảng cách về phía giảm giá trên sách nước ngoài. Giá công bố năm 2004
trên một số trong số những quyển sách nước ngoài bán chạy ở Nhật được cung cấp
bởi Amazon thì chỉ thấp hơn 7% so với giá của những cuốn sách tương tự được
cung cấp bởi một đối thủ chính khác là Kinokuniya, so với gần 30% trong năm
trước đó 2003. nói tóm lại, với sự tồn tại của hệ thống Saihan, nó gần như là
không thể cho Amazon để vượt lên kiểm soát thị trường bán sách ở Nhật như cách
nó đã làm ở thị trường Mỹ.
Mặc dù vậy, bất chấp những trở ngại này, nhờ vào những lợi ích như cung cấp
miễn phí giao hàng đối với những đơn đặt hàng giá trị trên 1500 yên (13.6 USD)
và cung cấp nhiều sự lựa chọn về sản phẩm hơn ( đặc biệt là khi mở Electronic
Store năm 2003 và Computer Store năm 2004), Amazon Japan đang bắt đầu tiến
lên phía trước. tổng lại, doanh số toàn cầu của Amazon đã tăng trên tỷ lệ 50% năm
2003 và Amazon Japan được cho là nơi phát triển nhanh nhất trong số những công
ty khác trong hệ thống toàn cầu của nó. Tuy nhiên, những nhà phân tích đã có
những quan điểm khác nhau về những viễn cảnh trong dài hạn, đề cập đến hệ
thống Siahan như là một chuơng ngại nan giải trong lúc xem xét tình trạng yếu dần
của đồng dollar.
Changing “the rules of the game”?
Đặc điểm chính yếu của nghành công nghiệp bán lẻ sách của Ấn Độ đó chính là hệ
thống Saihan. Luật này đã tồn tại từ năm 1980. mặc dù đã có một vài nỗ lực cải
cách, chính phủ vẫn không thể có được những sự ủng hộ đầy đủ hay những động
lực để thông qua bất cứ cái gì. Tuy nhiên, những luật lệ chống độc quyền Nhật
Bản hiện tại đang ở trong tình trạng thay đổi liên tục. với sự thành công “không
công bằng” của Bookoff với việc bằng cách luốn lách những khía cạnh của hệ
thống Saihan, sự quyết liệt cho sự cải cách của luật này đã tăng đáng kể bên trong
lẫn bên ngoài nghành. Mặc dù chính phủ nhật từ lâu đã luôn hành động rất chậm
chạp, nhưng xem xét đến sự đình trệ chung của nền kinh tế nhật và sự bất lực của
chính phủ giúp phục hồi lại nền kinh tế, nhiều người sẽ thấy rằng sự tự do cạnh
tranh là điều không thể tránh khỏi. các cửa hàng bán sách toàn cầu phải tiếp tục
tập trung vào tình trạng này. Bất kỳ sự thay đổi nào trong “luật chơi” ở Nhật sẽ
thay đổi triệt để cách những công ty bán sách trong lẫn ngoài nước tiếp cận thị
trường lớn có ảnh hưởng và giàu lợi nhuận này.

You might also like