You are on page 1of 6

Bài 22: DINH DƯỠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ

NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

I/Khái niệm vi sinh vật.


- Vi sinh vật có kích thước nhỏ (phải nhình qua kính hiển vi).
- Cơ thể đơn bào nhân sơ (vi khuẩn), hoặc nhân thực (Động vật nguyên sinh).
- Hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
- Phân bố rộng.
II/Môi trường và các kiểu dinh dưỡng.
1/Các loại môi trường cơ bản:
- Có 3 loại môi trường nuôi cấy.
* Môi trường tự nhiên ( không xác định được số lượng và thành phần).
* Môi trường tổng hợp đã biết rõ số lượng và thành phần hóa học.
* Môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học).
2/Các kiểu dinh dưỡng:
- Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng và nguồn cacbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng
như sau:
* Quang tự dưỡng (ánh sáng, CO2 ): tảo, vi khuẩn, quang hợp.
* Quang dị dưỡng (ánh sáng, chất hữu cơ): vi khuẩn tía, vi khuẩn lục.
* Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng (chất vô cơ hoặc chất hữu cơ, nguồn cacbon CO2 )
:Vi khuẩn nitrat hóa
* Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng (chất hữu cơ, nguồn cacbon CO2 ): Nấm, động vật
nguyên sinh
III/Hô hấp và lên men
1/Hô hấp:
- Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối
cùng là oxi phân tử
- Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbon hyđrat, chất nhận electron cuối cùng là
một phân tử vô cơ.
2/Lên men:
- Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, chất cho và chất nhận
electron là các phân tử hữu cơ.

Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT


I/Khái niệm sinh trưởng:
1/Sinh trưởng:
- Sinh trưởng là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật nhờ sự phân chia tế
bào.
1/Sinh trưởng:
N số lượng tế bào trong thời gian t.
Nt = No . 2n
No: Số lượng tế bào ban đầu.
n : Số lần tế bào.
- Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào
trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ ( ký hiệu là g).
II/Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:
1/Nuôi cấy không liên tục:

Pha cân bằng


Pha
Log số lượng tế bào

Suy
Thừa Vong
Lũy
Pha
Pha
tiền
phát

Thời gian
Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
trong nuôi cấy không liên tục.

- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các
sản phẩm chuyển hóa vật chất.
- Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong
gồm có 4 pha:
+ Pha tiềm phát (pha luy):
- Số lượng tế bào chưa tăng.
- Vi khuẩn đang thích nghi với môi trường.
- Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi.
- Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
+ Pha cần bằng:
- Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi.
+ Pha suy vong:
- Số lượng tế bào giảm dần do thiếu chất dinh dưỡng và các chất độc hại tích lũy
quá nhiều.
*Nhận xét:
- Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sau khi thích ứng thì quần thể sinh trưởng
mạnh và khi thiếu chất dinh dưỡng thì sinh trưởng chậm lại, cần bằng và dẫn đến suy giảm.
2/Nuôi cấy iên tục:
- Là môi trường được bổ sung các chất dinh dưỡng, đông thời lấy ra các sản phẩm nuôi
cấy tương đương.
- Quần thể vi sinh vật được nuôi cấy liên tục.
- Dịch nuôi cấy tương đối ổn định  Nhầm mục đích tránh hiện tượng suy vong của
quần thể sinh vật
. *Ứng dụng:
- Sản xuất prôtêin, axit amin, enzim, kháng sinh./.

Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRÚT

I/Đặc điểm chung của virút:


- Có kích thước siêu nhỏ
- Chưa có cấu tạo tế bào, chỉ có một loại axit nuclêic là AND hoặc ARN
- Kí sinh nội bào bắt buộc. Trong tế bào vật chủ, virút hoạt động như một thể sống,
ngoài tế bào chúng như một thể vô sinh.

II/Cấu tạo:
- Lõi axit nuclêic là hệ gen của virút giữ chức năng di truyền.
- Vỏ capsit cấu tạo gồm nhiều đơn vị prôtêin Bảo vệ axit nuclêic gọi là capsôme
 phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit tạo nên nuclêic capsit.
- Một số vurút có thêm vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin  gai làm nhiệm vụ kháng
nguyên và giúp virút bám trên bề mặt tế bào.

III/Hình thái:
- Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình thái đa diện với 2 tam giác điều.
Vd: Virút bại liệt
- Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
Vd: Virút bệnh dại
- Cấu trúc hỗn hợp: đầu có cấu trúc khối, đuôi có cấu trúc xoắn.
Vd: Thể thực khuẩn

Bài 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRÚT TRONG


TẾ BÀO CHỦ

I/Chu trình nhân lên của virút:


1/Sự hấp phụ:
- Virút bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào.
2/Xâm nhập:
- Đối với phagơ: enzim lixôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, còn vỏ
nằm bên ngoài.
- Đối với virút động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào trong sau đó cởi bỏ để giải phóng axit
nuclêic
3/Sinh tổng hợp:
- Virút sử dung enzim và nguồn nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và
prôtêin cho mình.
4/Lắp ráp:
- Axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virút hoàn chỉnh
5/Phóng thích:
- Virút phát vỡ tế bào ra ngoài
- Khi virút nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan

II/HIV / AIDS:
1/Khái niệm về HIV:
- HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch do virút gây ra
- Vi sinh vật cơ hội là các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn
công vậy các bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội
2/Ba con đường lây truyền:
- Đường máu.
- Đường tình dục.
- Mẹ bị nhiễm HIV truyền sang con.
3/Ba giai đoạn phát triễn của bệnh:
- Giai đoạn sơ nhiễm hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ: người bệnh không biểu hiện triệu
chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
- Giai đoạn không triệu chứng: số lượng tế bào limphê T_CD4 giảm dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS
4/Biện pháp phòng ngừa:
- Cần có hiểu biết về bệnh AIDS.
- Sống lành mạnh.
- Loại trừ các tệ nạn xã hội.
- Vệ sinh y tế.

Bài 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI


CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT
I/Quá trình tổng hợp:
- Vi sinh vật có thời gian sinh trưởng nhanh nên các quá trình tổng hợp các chất diễn ra
trong tế bào với tốc rất nhanh.
- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như
prôtêin, pôlisaccarit, lipit, axit nuclêit từ các chất đơn giản hấp thu từ môi trường.
II/Quá trình phân giải:
1/Phân giải prôtêin và phản ứng:

Phân giải (ngoại bào)


Prôtêin Axit amin
Prôtêaza
*Ứng dụng:
Sản xuất nước mắm, nước tương
2/Phân giải pôlisaccarit và ứng dụng:
a/Lên men etylic

Nấm (đường hóa)


Tinh bột Glucôzơ Êtanol + CO2
*Ứng dụng:
Sản xuất rượu, bia, bánh bao, bánh mì.
b/Lên men lactic

Vi khuẩn đồng hình


Glucô Axit lactic

Vi khuẩn dị hình
Glucô Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit Axêtic
*Ứng dụng:
Lên men dưa chua, sữa chua
c/Phân giải xenlulôzơ

Xenlulaza
Xác sinh vật Đất giàu dinh dưỡng

III/Ý Mối quan hệ


- Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt
động sống của tế bào
* So sánh giữa lên men lactic và lên men rượu:
Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu
- Loại vi sinh vật - Vi khuẩn lactic đồng hình va - Nắm men rượu
dị hình
- Sản phẩm - Đồng hình: axit lactic - Êtanol, CO2
- Dị hình: CO2 ,Ftanol,axit
axêtic

You might also like