You are on page 1of 4

NHẬT BẢN

1. Khái quát về thực trạng dân số Nhật Bản

- Đến tháng 10/2010 dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 125,77
triệu người, xếp thứ 10 trên thế giới. Phần lớn dân cư đồng nhất về
ngôn ngữ và văn hoá, ngoại trừ thiểu số những công nhân nước
ngoài.
- Mật độ dân số là 337 người/km2
- Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước chủ yếu tập
trung đông nhất ở vành đai Thái Bình Dương. Mật độ dân cư chênh
lệch như vậy gây nhiều khó khăn, chỉ có 15% đất đai phù hợp với
việc xây dựng. Vì vậy, các khu dân cư chỉ giới hạn trong một phạm
vi tương đối hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu do đó việc canh tác tập
trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư vì miền Đông và miền
Nam ấm áp nên thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện
lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình
Dương vì vậy cũng là vùng công nghiệp nổi tiếng.
- Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ trung bình ao nhất thế
giới, trung bình là 81,25 tuổi (2006). Tuy nhiên, dân số nước này
đang lão hoá do hậu quả của bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới
thứ 2. Năm 2004 có tới 19,5% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi.
2. Ảnh hưởng của dân số đông đến môi trường sinh thái

- Nhật Bản bị ô nhiễm nặng nề vì dân quá đông đúc trên các diện tích
hẹp (tổng diện tích tự nhiên Nhật Bản là 378 nghìn km2) khiến cho các
khu công nghiệp và khu dân cư nằm liền kề nhau.
- Dân số đông đòi hỏi giải quyết vấn đề đất ở, đất làm nông nghiệp,
nước thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
- Tăng dân số dẫn đến giảm diện tích chỗ ở, chặt phá rừng; nhu cầu
lương thực tăng dẫn đến sử dụng nhiều phân hoá học rồi ô nhiễm
nước và đất, từ đó lượng rác thải tăng, lượng phương tiện tăng dẫn
đến ô nhiễm không khí
- Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không kịp cho sự tăng
dân số.
- Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, dân số đông việc khai thác
tài nguyên không hợp lí cũng ảnh hưởng đến môi trường.
a. Dân số đông nên khu công nghiệp xen kẽ khu dân cư gây ô nhiễm
môi trường và các loại bệnh phát sinh.
- Người ta đã chứng minh nguyên nhân gây về đường hô hấp giống
như ở thành phố Yokkaichi của tỉnh Mie là khói thoái ra từ khu công
nghiệp dầu khí địa phương, cả bệnh minamato ở tỉnh Kumamoto do
nhiễm độc thuỷ ngân và bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama do nhiễm độc
catmi đều do nước thải từ nhà máy gần đó. Rõ rang dân số đông diện
tích đất thu hẹp các khu công nghiệp gần đó dẫn đến ô nhiễm ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người.
- Dân số đông nhu cầu ngày càng tăng, ngày càng có nhiều khu công
nghiệp các chất thải từ đó gây ô nhiễm môi trường:
+ Khí thải nhà máy làm tầng ôzôn bị xói mòn và gây ô nhiễm không
khí. Nhật Bản là quốc gia có hệ thống các ngành công nghiệp này hoạt
động trên một phạm vi lớn là vùng Nam Honshu và Kyushu. Chính
những chất thải như khí gas,clo làm cho hệ thống công nghiệp đó là
thủ phạm bào mòn và làm thủng tầng ôzôn bị phá huỷ. Khi tầng ôzôn
bị phá huỷ tia cực tím xâm nhập bề ngoài hành tinh sẽ gia tăng. Kết
quả là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và tổn hại đến môi trường
sinh thái. Theo thống kê khí thải CO2 của các khu vực năm 2000 như
sau: + Khu vực công nghiệp là 40%
+ Khu vực dân sự là 25,8% bao gồm (văn phòng là 12,3%; hộ gia
đình là 13,5%)
+ Giao thông vận tải là 20,7%
+ Năng lượng là 6,9%
+ Khu vực khác là 11,2%
+Từ việc gia tăng lượng khí thải dẫn đến mưa axit gây nhiễm mặn
sông hồ, đầm lầy, gây tổn hại đến các loại cá, động vật hoang dã;
nhiễm mặn đất trồng trọt, suy giảm độ màu mỡ của đất ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng và hiệu quả ngành trồng trọt.
b. Dân số tăng → lượng phương tiện tăng dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn và
độ dung lớn.
Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn và độ dung lớn do các hoạt động kinh
doanh,quân sự là vấn đề làm cho công luận Nhật Bản bất bình. Bởi
chính chúng là nguyên nhân giảm chất lượng cuộc sống của con người
Chúng ta đã biết hệ thống cở sở hạ tầng giao thông tải của Nhật khá
hoàn thiện và không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được trình độ cuả
Nhật Bản. Song không vì thế mà không ô nhiễm môi trường sống do
tiếng ồn và độ dung của các phương tiện giao thong là không có. Một
ttrong những tiêu chuẩn bắt buộc khi thiết kế các đường cao tốc gần
khu dân cư là phải có những vật liệu hoặc rào chắn không khí giảm
nhanh. Tuy nhiên,do phương tiện giao thong quá lớn, quá đa dạng nên
vấn đề giảm tiếng ồn và rung động mạnh của các phương tiện này gây
ra cũng đáng quan tâm. 70% người Nhật được hỏi cho rằng ô nhiễm
môi trường sống do tiếng ồn có nguy hại cao hơn cả ô nhiễm không
khí. Số lượng các công ty không trực tiếp gây ô nhiễm loại này là
20.000 công ty trong đó công ty trực tiếp gây ô nhiễm môi trường
không khí và ô nhiễm nguồn nước là 10.000 công ty.
c. Dân số đông → nhu cầu lương thực tăng, sử dụng phân bón hoá học
nhiều gây ô nhiễm môi trường nước, đất và lượng rác thải tăng gây ô
nhiễm.
- Ô nhiễm nước ở sông, hồ, biển và nước ngầm:
+ Tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động, mức độ nhiễm hợp chất
hữu cơ cao. Theo thống kê có tới 30% vùng sông, hồ, biển ở Nhật
không chất lượng môi trường, nhất là vùng biển có nuôi trồng thuỷ
sản, các con sông chảy qua vùng đô thị và hệ thống thuỷ lợi mức ô
nhiễm ngày càng cao.
+ Vùng biển bị ô nhiễm nặng do hoạt động hằng hải và là nơi tập kết
cuối cùng của các loại phế thải từ sông, hồ.
+ Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ và vô cơ.
Việc các hợp chất hữu cơ có trong nguồn nước ngầm là do lỗi các nhà
quản lí trong việc quản lí và kiểm soát các loại rác bẩn. Còn sự nhiễm
bẩn do các hợp chất vô cơ là kết quả của việc thẩm thấu các loại thức
ăn gia súc bị thừa và rơi vãi ở một số trang trại cộng với người dân
Nhật Bản ở một số vùng sử dụng một lượng lớn phân bón hoá học.

You might also like