You are on page 1of 26

Cac dia chi web vien thong hay:

http://www.danhviet.com.vn/chi-tiet-giai-
phap/mang-dien-thoai-ip/24.html
http://elinco.com.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=90&
Itemid=18
http://www.ics.vn/Service.aspx?id=1
http://vietbao.vn
http://www.vietteltelecom.vn/
http://www.congtythienviet.com
http://dtdl.edu.vn
http://vn.360plus.yahoo.com/
Tàilieuhay.com
Các hướng đi thú vị trong lĩnh vực viễn
thông!
Ai đã và đang theo học lớp kỹ thuật Viễn Thông của trường ĐẠI HỌC GIAO
THÔNG VẬN TẢI chắc hẳn sẽ tự đặt ra câu hỏi sau này mình sẽ làm về lĩnh vực gì trong
viễn thông ? Vì ngành viễn thông vô cùng rộng lớn lên khó ai có thể đi thật sâu tất cả các
mảng kiến thức được .Cùng với việc chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp thì việc xác định
mình học về mảng gì vô cùng quan trọng vì sau này đi thi tuyển dụng mà ứng tuyển vào
vị trí không làm đồ án tốt nghiệp thì đó là 1 yếu điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng . Vì
vậy xin chia sẻ cho những ai đang theo học viễn thông về các mảng chủ yếu trong viễn
thông đang rất phát triển.

Mảng thông tin di động.

Là mảng hoạt động trong lĩnh vực thoại di động , cung cấp các dịch vụ cho
khách hàng sử dụng các thiết bị di động.
Hiện nay có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ đó là : Viettel , Mobi phone ;
Vinaphone, HT mobile ; SFone ; Gtel, đây là mảng đem lại nhiều việc làm cho sinh viên
và mức thu nhập tương đối cao.
*) Các môn học cần chú trọng.
Các hệ thống thu phát vô tuyến đơn giản : môn này cung cấp các kiến thức , các
khái niệm ban đầu như : băng thông ; kênh truyền và nguyên lý của các hệ thống thu phát
vô tuyến.

Đa truy nhập vô tuyến : cung cấp kiến thức về môi trường truyền dẫn vô tuyến ;
các kiến thức trong việc truy nhập các thuê bao di động với mạng , cũng như việc phân
chia băng tần của các hệ thống.
Vấn đề điều chế số : Cung cấp các kiến thức về điều chế số dùng trong thông tin
di động .

Công nghệ CDMA : Vấn đề này được tách riêng từ đa truy nhập vô tuyến để
tìm hiểu rõ bản chất của công nghệ này ; cung cấp cái nhìn tổng quan của máy thu , máy
phát sử dụng công nghệ CDMA.
Hệ thống thông tin di động GSM : Môn này sẽ cho ta biết được tất cả các vấn đề
như : cấu trúc hệ thống ; quy hoạch tài nguyên ; các giao diên ; các kênh vật lý ; các kênh
logic trong hệ thống GSM ( hệ thống đang được sử dụng trong các mạng Viettel ;
mobiphone ; vinaphone ; HT mobile ;Gtel ..) cũng như các vấn đề như : chuyển giao ;
điều khiển công suất ; … của hệ thống này.
Hệ thống thông tin di động WCDMA và các hệ thống khác :Năm 2009, 4 mạng :
viettel ; mobi ; vina ; HT đã được cấp phép triển khai 3 G ( cụ thể là triển khai WCDMA)
đó là những tiền đề cơ sở để các bạn tìm hiểu hệ thống WCDMA phục vụ công việc sau
này.

Mảng truyền dẫn

Trong bất kỳ hệ thống viễn thông nào thì các phần tử được nối và giao tiếp với nhau
bằng các đường truyền dẫn như : cáp đồng trục , cáp xoắn đôi , cáp sợi quang , vô tuyến
… tuy nhiên thì hiện nay cáp quang là được sử dụng thông dụng hơn cả vì những ưu
điểm của nó . Nó được dùng chính vì vậy mà để nối 2 tổng đài với nhau , nối 2 mạng với
nhau truyền dẫn bằng cáp sợi quang đặc biệt quan trọng trong viễn thông vì bất kỳ hệ
thống nào cũng phải sử dụng đến nó . Vì vậy mà các công ty tuyển dụng đều tuyển riêng
1 bộ phận làm trong truyền dẫn *) Các môn học : +)Ghép kênh số : cung cấp cho ta
những kiến thức cơ bản như : luồng E1 ; T1 …..
+) kỹ thuật truyền dẫn PDH và SDH.
+)Cơ sở thông tin quang : Sợi quang , nguồn quang, thu quang, các tham số của chúng.
+)Các vấn đề đặc biệt quan trọng trong hệ thống thông tin quang : Suy hao, tán sắc, các
hiệu ứng phi tuyến.
+)Hệ thống thông tin quang IM- DD.
+)Các hệ thống WDM + EDFA.
+) Hệ thống thông tin quang kết hợp. Chú ý cũng giống như mảng xuất phát từ những
khái niệm cơ bản nhất , sau đó cụ thể vào từng hệ thống để thấy rõ được các thông số và
giúp ta tư duy và đánh giá được hệ thống đó .

Mảng tổng đài ( chuyển mạch )


Phần tử chuyển mạch là 1 trong những phần tử quan trọng nhất của các hệ thống viễn
thông : nó cho phép thiết lập ; giám sát ... ko phải bàn nhiều cũng thấy được những công
việc ν η υ κ ếτ nối cho các cuộc gọi liên quan đến lĩnh vực này.
*) Các môn học :
+)Kỹ thuật ghép kênh số : giống như ở kỹ thuật truyền dẫn thì môn này cũng cần học các
kiến thức cơ bản về ghép kênh.
+) kỹ thuật chuyển mạch :
+) Tổng đài điện tử số theo chương trìn lưu trữ SPC.
+)Tổng đài A100E10 của Alcatel.
+) Tổng đài A1000E10MM của Acatel dùng trong mạng NGN.

Mạng số liệu
Mỗi 1 công ty dù hoạt động trong lĩnh vực viễn thông hay không thì đều cần đến
những người quản lý mạng nội bộ của công ty họ, công việc của những người nghiên cứu
về mạng số liệu . Ngoài ra thì mảng này cho phép làm việc ở các công ty truyền số liệu
như VDC ; truyền hình cáp …..
*)Các môn học :
+) Cơ sở truyền số liệu : cung cấp các khái niệm cơ bản về kênh truyền ; tốc độ số liệu
cũng như các mã đuợc truyền và các kỹ thuật điều chế dùng trong mạng số liệu.
+) Mạng truyền số liệu với 3 nội dung cơ bản sau:
Mô hình tham chiếu OSI
Mạng LAN cục bộ
TCP/ IP
Chú ý : đi sâu từng nội dung sẽ thấy được bản chất và chi tiết của từng vấn đề , ta đặc biệt
chú ý đến mạng LAN và cách phân chia chia sẻ tài nguyên trong mạng … Nhất là các
giao thức được sử dụng trong mạng LAN và mạng internet.

____________________________________
Môĩ lĩnh vực đều có cái hay của nó . Đã là 1 kỹ sư viễn thông thì phải biết và nắm
rõ về những kiến thức của viễn thông phải chọn cho mình 1 hướng đi cụ thể , để tìm hiểu
sâu phục vụ cho việc làm đồ án . Chúc các bạn thành công!

__________________
Biết nhiều ::biết ít ::khó biết đủ!
:

Lịch sử phát triển


11:38' 24/06/2008 (GMT+7)
· Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội
(Viettel) được thành lập.
· Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông
Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông
thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
· Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng
công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành
công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột
phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty viễn thông quân đội
và của chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và
khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai
đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
· Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ
chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả
nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
· Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tập
trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai trương dịch vụ vào ngày
15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098
trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm
giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường
thông tin di động Việt Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và
truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là
mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách,
chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
· Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông
quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005
về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội.
· Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông! Trong xu
hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, Viettel Telecom
(thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong
lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định
Viettel và Điện thoại di động Viettel.
· Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị
trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh,
thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư,
vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ
điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với
chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách
hàng, từng vùng miền… để Viettel luôn là người bạn đồng hành tin cậy của mỗi khách hàng
dù ở bất kỳ nơi đâu.

ĐÀI ĐIỀU HÀNH CHUYỂN MẠCH LIÊN TỈNH – VTN2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Đài Điều hành và Chuyển mạch Liên tỉnh (viết tắt là Đài ĐH&CMLT) là một đơn vị thuộc
Trung tâm Viễn Thông Liên tỉnh khu vực 2 được thành lập ngày 30 tháng 09 năm 1993 theo
quyết định số 163/QĐTC của Công ty Viễn thông Liên tỉnh. Trụ sở từ khi thành lập đến hiện nay
của Đài đóng tại lầu 1 tòa nhà 137 Pasteur Q3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ của Đài ĐH&CMLT là vận hành khai thác và bảo dưỡng các tổng đài quá
giang liên tỉnh khu vực 2, mạng đồng bộ khu vực 2, mạng truyền số liệu DCN cho hệ thống quản
lý mạng NMS và gần đây là hệ thống mạng thế hệ mới NGN thuộc khu vực 2. Một nhiệm vụ
không kém phần quan trọng khác đó là thống kê, đối soát lưu lượng, sản lượng và cước kết nối
với 21 bưu điện tỉnh thành và các Doanh nghiệp mới như Sài Gòn Postel (SPT), Viettel, Viễn
thông Điện lực (VPT)...trên địa bàn khu vực 2, giám sát lưu lượng, điều phối kênh luồng bảo đảm
thông tin thông suốt cho các hướng liên lạc. Ngoài ra, Đài còn đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý vận
hành hệ thống nguồn điện và mạng máy tính nội bộ khu vực 137 Pasteur.

Hơn 12 năm qua, cùng với sự phát triển chung của toàn Trung tâm Đài ĐHCMLT đã
không ngừng lớn mạnh, từ chỗ ban đầu chỉ có một tổng đài TDX10 với nnn E1. Đến nay đã có
đến ba tổng đài với dung lượng nnn E1.
Hình 1 : Tổng đài TDX10 (lắp đặt và đưa vào sử dụng năm 1993) Hình 2 : Tổng đài AXE10 (BYB202) (lắp
đặt và đưa vào sử dụng năm 1995 )

Từ công nghệ TDM chuyển sang công nghệ IP, từ mạng điện thoại truyền thống PSTN
chuyển sang mạng NGN với nhiều dịch vụ mới. Lưu lượng từ vài chục ngàn phút mỗi ngày lúc
ban đầu đến nay đã lên đến nnn phút mỗi ngày.

Hình3 : Tổng đàiAXE10-BYB501 (lắp đặt và đưa vào sử dụng năm 2002 ) Hình4 : Tổng đài NGN (lắp đặt và đưa
vào khai thác năm 2004)

Cơ cấu của Đài Điều hành & Chuyển mạch bao gồm ba tổ: Tiền thân lúc ban đầu, Đài
ĐH&CMLT chỉ bao gồm 1 tổ Tandem và 1 Trưởng đài, gồm 15 lao động, với nhiệm vụ vận hành
và bảo dưỡng tổng đài TDX10, sau này cùng với sự phát triển, mở rộng về quy mô cũng như
nhiệm vụ, cơ cấu của Đài cũng có sự thay đổi và hiện nay Đài bao gồm 3 tổ (Tổ Điều hành Lưu
lượng, Tổ Chuyển mạch và Tổ Nguồn ) với 32 lao động , trong đó 28 lao động có trình độ đại học
và trên đại học, một Chi bộ với 11 đảng viên, một Công đoàn bộ phận 29 đoàn viên và một Chi
đoàn với 13 đoàn viên.

Tổ Điều hành lưu lượng : Tiền thân ban đầu là nhóm Điều hành mạng gồm năm người
tách ra từ Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ & Điều hành. Với nhiệm vụ chủ yếu lúc ban đầu là theo dõi
giám sát và tổng hợp tình hình các sự cố trên mạng,

Đến nay Tổ còn đảm nhiệm thêm nhiệm vụ theo dõi điều hành lưu lượng và đặc biệt là nhiệm vụ
đối soát lưu lượng, sản lượng và tính cước cho khách hàng.

Hình5 :Những thành viên ban đầu của Tổ Điều hành Lưu lượng năm 1993 Hình6 :Nhóm Đối
soát Lưu lượng và tính cước
Tổ Chuyển mạch : Được thành lập cùng với Đài Điều hành & Chuyển mạch, ban đầu có tên là
tổ Tandem TDX10 gồm 10 thành viên

Nhiệm vụ chủ yếu lúc ban đầu là vận hành và bảo dưỡng tổng đài TDX10. Cùng với sự
phát triển và mở rộng Tổng đài, nhiều thành viên mới được bổ sung vào tổ.

Hình7 :Tổ Tandem cùng chị Nghiêm Bội Hạnh Trưởng đài đầu tiên năm 1993 Hình 8 :Các thành viên
Tổ Chuyển mạch năm 1996

Hiện nay Tổ đảm nhận nhiệm vụ vận hành và bảo dưỡng các tổng đài AXE10-1, AXE10-2, hệ
thống tổng đài NGN và một số hệ thống khác như Mạng đồng bộ, Mạng DCN/NMS.

Tổ Nguồn: Tiền thân là nhóm nguồn thuộc tổ Tandem TDX10, sau đó được tách ra thành tổ
Nguồn
Với nhiệm vụ vận hành và bảo trì hệ thống điện AC/DC, accu, máy nắn, máy nổ phát
điện cấp cho các tổng đài, các thiết bị truyển dẫn và các phòng ban thuộc khu vực 137 Pasteur.

Hình 9 :Các thành viên Tổ Nguồn năm 1996 Hình 10 :Các hệ


thống nguồn tổng đài

Tháng 12 năm 1992 Tổng Công ty quyết định đầu tư lắp đặt tổng đài TDX10 của Hãng
LGIC tại thành phố HCM làm tổng đài quá giang liên tỉnh cho toàn khu vực phía nam từ Đà Nẵng
trở vào. Đây là tổng đài điện tử kỹ thuật số TDM rất hiện đại so với mạng Viễn thông Việt Nam
lúc bấy giờ. Thời điểm đó lực lượng kỹ thuật tổng đài và đặc biệt là tổng đài số cũng như mạng
chuyển mạch tại Trung tâm Viễn thông khu vực 2 hầu như là con số không. Một Đội lắp đặt được
thành lập quy tụ nhiều người với nhiều chuyên môn khác nhau như Điện tử, Hữu tuyến, Vô
tuyến, Ghép kênh và Điện do chị Nghiêm Bội Hạnh làm Đội Trưởng với nhiệm vụ phối hợp cùng
các chuyên gia của LGIC lắp đặt tổng đài TDX10 (còn có tên khác là STAREX TX).
Hình11 :Một tủ máy tổng đài TDX 10 Hình12 :Mặt sau
tổng đài TDX 10

Năm 1993 tổng đài được đưa vào khai thác, với dung lượng nnn E1 sử dụng báo hiệu
R2. Vào thời điểm đưa vào khai thác tổng đài TDX10, cũng mới chỉ có một số Tỉnh, Thành đã có
tổng đài điện tử số để sử dụng, như E10B của Tp HCM, còn lại hầu hết là STAREX-IMS dung
lượng chỉ vài ngàn số, Tổng số thuê bao trên toàn mạng khu vực 2 còn ở dưới mức 100.000 số .
Tổng số luồng đấu vào TDX10 lúc ấy chỉ vài chục luồng E1, lưu lượng gọi qua mỗi ngày chỉ vài
chục ngàn phút. Ngày ấy nhiều người nghĩ " không biết bao giờ mới sử dụng hết dung lượng
TDX 10".

Nhưng rồi cái ngày ấy đến thật nhanh. Cùng với bước phát triển vượt bậc của Ngành
Bưu Điện Chỉ hai năm sau ngày đưa vào khai thác TDX10 chúng tôi lại bắt tay vào lắp đặt một
tổng đài mới, chuẩn bị áp dụng kỹ thuật báo hiệu mới, báo hiệu CCS-7 với một nhãn hiệu tổng
đài nổi tiếng hơn rất nhiều, AXE10 của ERICSSON.

Hình 13 : Nguyên TGĐ Nguyễn Bá


tại lễ khởi công công trình AXE-10

Và một Đội lắp đặt mới với những con người mới, những nhân tố mới do anh Nguyễn
Nam Long làm Đội trưởng:
Hình 14 :Đội lắp đặt tổng đài AXE-10 Lực lượng kỹ thuật lúc này đã
vững vàng hơn rất nhiều,

Và chủ động hơn trong công việc :


Hình15 :Một số hình ảnh lắp đặt TĐ AXE-10

Tổng đài AXE-10 dung lượng lắp đặt ban đầu nnn E1 với 50% sử dụng báo hiệu CCS-7,
thuê bao thường, thuê bao ISDN 2B+D, luồng 30B+D.

Cùng lúc này tổng đài TDX10 được mở rộng thêm 16E1 và nâng cấp lên để sử dụng báo
hiệu C7.
Hình16 :đài AXE10 (BYB202) Hình 17 :Tổng đài
AXE-10 (BYB501)

Tháng 2 năm 1995 tổng đài AXE-10 được đưa vào khai thác, cũng là thời điểm "tăng tốc"
của Ngành, cùng với các công trình truyền dẫn đường trục được đưa vào khai thác, lưu lượng
điện thoại liên tỉnh tăng trưởng đến "chóng mặt". Tổng đài AXE10 liên tục được mở rộng đến
cuối năm 1999 đã đạt đến nnn E1. Đặc biệt vào năm 1996,lần đầu tiên báo hiệu CCS7 đã được
đưa vào sử dụng trên mạng Viễn thông Liên tỉnh giữa các tổng đài Toll đánh dấu một bước ngoặt
trên mạng Viễn thông Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng mạng lưới và triển khai đưa vào khai
thác các dịch vụ mới trên nền ISDN như truyền hình hội nghị.

Cuối năm 1999 một sự kiện thu hút sự chú ý mọi người cũng như các phương tiện thông
tin, đó là sự cố "Y2K". Các cán bộ kỹ thuật của Đài đã nghiên cứu và chủ động trao đổi với
chuyên gia và thực hiện thành công việc ngăn chặn nguy cơ Y2K đối với hai tổng đài TDX10,
AXE10 cũng như các hệ thống phụ trợ khác. Cũng chính từ khoảng thời gian này, hàng loạt các
sáng kiến cải tiến kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật trong Đài được công bố và áp dụng, trong đó
có nhiều sáng kiến đem lại lợi ích lớn và tạo được tiếng vang như sáng kiến “nén dữ liệu cước
trong tổng đài AXE10”, Đưa Đài ĐH&CMLT trở thành một trong các đơn vị dẫn đầu trong phong
trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Trung Tâm. Tính từ khi thành lập Đài đến nay, tập thể Đài đã
có trên 20 sáng kiến trong đó nhiều sáng kiến cấp Công ty và Tổng Công ty. Nhiều đề tài khoa
học kỹ thuật cấp Công ty và Tổng Công ty do các cán bộ kỹ thuật của Đài chủ trì hoặc tham gia
thực hiện

Tháng 9 năm 2001. Đài được Giám đốc tin tưởng giao nhiệm vụ lắp đặt tổng đài Toll Cần
Thơ, một nút mạng mới trên mạng viễn thông liên tỉnh. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, chỉ sau 2
tháng tổng đài Toll AXE10 Cần thơ với dung lượng nnn E1 đã sẵn sàng đưa vào khai thác.
Tháng 12 năm 2001 tổng đài AXE10 Cần Thơ chính thức được đưa vào khai thác giúp tổng đài
Toll HCM thoát cảnh "cháy cửa" vào dịp cuối năm và tết. Năm 2002 Đài thực hiện công trình lắp
đặt mới tổng đài AXE10-2 với công nghệ phần cứng mới BYB501. Dung lượng nnn E1 + n STM1
và đây là lần đầu tiên tổng đài có trang bị cổng giao tiếp 155Mbps.

Đài ĐH&CMLT có lẽ là đơn vị duy nhất trong Trung tâm và cả Công ty Viễn thông liên tỉnh
ngoài công việc thường ngày là vận hành bảo dưỡng tổng đài còn được Lãnh Đạo tin tưởng giao
phó nhiệm vụ chủ trì thực hiện các công trình phát triển mạng lưới từ khâu thiết kế đến lắp đặt đo
thử và nghiệm thu đưa vào khai thác các thiết bị thuộc lĩnh vực chuyển mạch : như công trình
mở rộng tổng đài AXE10-1, công trình lắp đặt tổng đài Toll Cần Thơ nnn E1, công trình lắp đặt
tổng đài AXE10-2 nnn , công trình mở rộng nnn E1 tổng đài AXE10-2, các công trình Đồng bộ
mạng, công trình mạng DCN/NMS và gần đây nhất là công trình NGN VOIP&ADSL tại 11 Tỉnh
Thành khu vực phía nam.

Năm 2003 tổng đài AXE10-2 được mở rộng dung lượng thêm nnn E1.

Cũng vào năm này, năm 2003 một cột mốc mới được ghi nhận, đó là sự chuyển đổi
công nghệ chuyển mạch, từ TDM sang IP. Mạng thế hệ sau NGN được triển khai lắp đặt với rất
nhiều thiết bị khác nhau : SoftSwitch HiQ9200, MediaGateway HiG1000 của Siemens, HiR200
của Siemens/NMS/Motorola,HiQ23&30 của Siemens/SUN, HiG50 của Siemens. Core & Edge
router, BRAS của Juniper. Một bước ngoặt lịch sử trên mạng Viễn thông Việt Nam, đặt ra một
thách thức lớn cho cán bộ nhân viên trong Đài, nhưng rồi với sự nhiệt tâm và lòng yêu nghề,
những bỡ ngỡ lúc ban đầu cũng mau qua đi, các cán bộ kỹ thuật đã nhanh chóng bắt kịp và làm
chủ công nghệ.
(Hình 20) (Hình 18)
(Hình19)

Core router M160 (Hình18) của hãng Juniper với năng lực chuyển mạch 160G, với các giao tiếp tốc độ đến 2,5Gbps thay
cho các giao tiếp E1 với dàn DDF (hình 20) cồng kềnh ngày xưa.

Hình19 :PCU, HiQ20, HiQ30, GateKeeper HiG50, HiR200 của hãng Siemens dựa trên công nghệ phần cứng của SUN
Nhờ sự quan tâm và sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh Đạo Công ty, Lãnh đạo Trung tâm Viễn
thông liên tỉnh khu vực 2, sự hợp tác hỗ trợ của các Đơn vị trong và ngoài Trung tâm và đặc biệt
là sự đoàn kết thống nhất và nỗ lực phấn đấu của mọi thành viên trong Đài đã giúp Đài
ĐH&CMLT đạt và liên tục giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Công ty, Đài Viễn
thông điển hình, Đài Viễn thông văn minh trong nhiều năm liền. Nhiều cá nhân trong Đài được
vinh dự nhận các bằng khen, giấy khen của Lãnh đạo các cấp trong và ngoài ngành.

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên công nghệ thông tin. Trung tâm,
Công ty và Tổng Công ty đang đối mặt với những thách thức to lớn. Thách thức của quá trình hội
nhập, cạnh tranh. Thách thức của sự thay đổi như vũ bão của công nghệ. Chúng tôi, những cán
bộ nhân viên Đài ĐH&CMLT không vô cảm trước những khó khăn đó. Chúng tôi luôn trân trọng
giữ gìn những tinh túy mà lớp đàn anh đã gầy dựng và sẽ tiếp tục phấn đấu vì sự đi lên của Đài
Điều hành & Chuyển Mạch Liên tỉnh, sự đi lên của toàn Trung tâm!.

CALL CENTER Hệ thống tổng đài & giải pháp phục


vụ CSKH, tư vấn via ĐT
Hệ thống tổng đài & giải pháp phục vụ CSKH, tư vấn qua điện thoại, Email, SMS,
Chat,...Kết hợp công nghệ IP & Analog.
iNET Callcenter

Mục đích của iNET Callcenter


Sử dụng iNET Callcenter để xây dựng mối quan hệ lâu bền với khách hàng đã và đang sử
dụng dịch vụ của doanh nghiệp:
+ Chăm sóc, giải đáp các thắc mắc, và các yêu cầu từ phía khách hàng.

+ Cập nhật thông tin chính xác về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác.

+ Quản lý cuộc gọi, tính cước phí cuộc gọi.

+ Dễ dàng liên lạc giữa các chi nhánh, các trung tâm nằm cách xa nhau với chi phí thấp
nhất.

Lợi ích của iNET Callcenter


1- Tăng hiệu quả làm việc của điện thoại viên
Điện thoại viên xử lý được nhiều cuộc gọi trong một khoảng thời gian xác định:
+ Thông tin về khách hàng, lịch sử các cuộc gọi của khách hàng,.. được popup trên màn
hình PC giúp điện thoại viên nắm bắt thông tin và trả lời cuộc gọi nhanh chóng. Chất
lượng chăm sóc khách hàng được tăng cường do khách hàng cảm thấy công ty “biết” họ
và sẵn sàng hỗ trợ họ.

+ Khách hàng có thể nghe trả lời tự động (IVR) trước khi được chuyển đến ĐT viên phù
hợp.

+ ĐT viên không cần phải hỏi hoặc lặp lại thông tin của người gọi khi cuộc gọi được
chuyển giữa các ĐT viên hoặc chuyển từ IVR đến ĐT viên.

+ Các cuộc gọi ra có thể được thực hiện tự động bởi một chương trình ứng dụng với một
danh sách số có sẵn, ĐT viên không cần phải nhập vào các số điện thoại.

+ Các cuộc gọi vào bị nhỡ, cũng như các cuộc gọi không được trả lời hoặc gặp tin hiệu
bận, sẽ được tự động xếp lịch đưa vào danh sách gọi lại.

2- Tăng doanh thu


Với iNET Callcenter, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu do:
+ Đáp ứng được nhiều khách hàng hơn, vì vậy có khả năng bán được nhiều hàng hơn
trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Giảm số cuộc gọi nhỡ nên không bị mất các cơ hội có thể bán được hàng.

+ Khả năng giữ vết và tự động gọi lại các cuộc gọi nhỡ không chỉ đem lại sự tín nhiệm
cho khách hàng của công ty mà còn giúp công ty có thêm cơ hội bán hàng.

Cung cấp một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đang là mong muốn của nhiều công ty.
Các chuyên gia trong ngành công nghiệp bán hàng từ xa và tiếp thị đã đánh giá rằng chi
phí để lôi kéo một khách hàng mới tốn kém gấp 6 đến 9 lần chi phí để bán được hàng cho
một khách hàng cũ.
...

Các ứng dụng của Callcenter


iNET Callcenter được ứng dụng trong nhiều trường hợp, như:

+ Dịch vụ khách hàng

+ Truy vấn tài khoản (Telebanking)

+ Bán hàng và các dịch vụ về sản phẩm

+ Thăm dò, điều tra và nghiên cứu thị trường

+ Các hệ thống đặt chỗ trước


+ Các hệ thống phân phối

+ Doanh nghiệp có nhiều văn phòng.


Mô hình triển khai với 1 điểm

1- Kết nối với tổng đài


iNET Callcenter có thể được kết nối với mạng viễn thông (PSTN) để cung cấp kênh
thoại. Tùy theo yêu cầu về số lượng cuộc gọi đồng thời, hệ thống có thể được trang bị các
card giao tiếp với tổng đài tương ứng:
+ Đường dây thuê bao điện thoại (CO lines): 1 CO line ứng với 1 cuộc gọi đồng thời.

+ Đường trung kế E1 dùng báo hiệu R2/SS7: 1 E1 line ứng với 30 cuộc gọi đồng thời.
Tùy theo phần cứng (card thuê bao, máy chủ,..), hệ thống có thể hỗ trợ từ vài chục đến
hàng trăm số bàn ĐT viên.

3- Trang thiết bị
Hệ thống iNET Callcenter cần tối thiểu các thiết bị sau:
+ Máy chủ: cài đặt HĐH Linux, Phần mềm thực hiện chức năng IVR, ACD,..

+ Card giao tiếp tổng đài: có nhiều loại tùy thuộc vào loại kết nối là CO (2-8 lines/card)
hay E1 (1-4 E1/card); và công nghệ là IP hay Analog.
+ Hộp đấu dây: dùng với trường hợp kết nối đến điện thoại viên bằng điện thoại thường
(analog). Khác với công nghệ IP, điện thoại viên sẽ sử dụng softphone cài đặt trên máy
tính, sử dụng headphone và micro cắm vào máy tính để ghe và gọi điện thoại.
Cấu hình phần cứng sẽ quyết định năng lực của cả hệ thống. Việc lựa chọn cấu hình trang
thiết bị cần được cân nhắc kỹ ngay từ đầu trên cơ sở nhu cầu thực tế và khả năng mở rộng
của thiết bị.

Tính năng của iNET Callcenter


1- Nhận và phân phối các cuộc gọi đến
+ Nhận cuộc gọi đến từ mạng.

+ Tự động phân phối đến nhóm điện thoại viên.

+ Hiển thị số chủ gọi, số bị gọi, thời gian bắt đầu, số cuộc gọi chờ,.. & và các thông tin
của khách hàng.

+ Xếp hàng các cuộc gọi đến khi nhóm bận.

+ Phát nhạc chờ, các thông báo, hướng dẫn (IVR).

+ Chuyển tiếp cuộc gọi trong nhóm, nhóm khác, ra mạng ngoài (cho tư vấn).

+ Chuyển cuộc gọi sang hộp thư trả lời tự động (Voice mail).

+ Hiển thị thông tin lịch sử cuộc gọi.

+ Tổ chức cuộc họp hội nghị: 3-32 thành viên/room.

2- Quản lý, giám sát (Monitoring)


+ Quản lý ĐT viên: mỗi ĐT viên được cấp 1 mã số (ID & PIN). ĐT viên có thể ngồi làm
việc tại bất kỳ máy tính nào trong hệ thống.

+ Phân nhóm ĐT viên theo chức năng (nhóm tư vấn, nhóm bảo hành,..): thêm/bớt nhóm,
thêm bớt ĐT viên trong nhóm. Mỗi nhóm có 1 hàng đợi và danh sách các ĐT viên.

+ Phân phối cuộc gọi: theo quy tắc quay vòng, theo thời gian trả lời, theo số cuộc gọi,
theo mức độ ưu tiên, theo chức vụ, kết hợp).

+ Xếp hàng cuộc gọi vào hàng đợi: tuần tự hoặc ưu tiên.

+ Thống kê lưu lượng gọi, tỷ lệ rớt cuộc, tình trạng hàng đợi, tình trạng trả lời.

+ Nghe xen: nghe xen cuộc gọi đang diễn ra.


+ Ghi âm cuộc gọi.

+ Thay đổi nội dung file âm thanh cho từng hàng đợi (mỗi nhóm ĐT viên có 1 hàng đợi).

+ Giám sát trạng thái hệ thống thời gian thực.

+ Thống kê năng suất làm việc của ĐT viên.


3- Ghi cước (CDR)
Ghi dưới dạng file, bao gồm các thông tin:
+ Thời điểm kết nối với hệ thống

+ Thời điểm kết nối với ĐTV hoặc hộp thư IVR

+ Thời điểm kết thúc cuộc gọi

+ Số chủ gọi

+ Số bị gọi

+ Loại cuộc gọi (gọi vào, gọi ra, đàm thoại tay 3)

+ Trạng thái cuộc gọi (thành công, thất bại, gọi nhỡ,..)

+ Thời gian nằm trong hàng đợi

Ngoài các tính năng trên, hệ thống iNET Callcenter còn có các tính năng khác nhằm hỗ
trợ ĐT viên trong việc giao tiếp với khách hàng, như: CHAT, SMS, EMAIL,..
Sản phẩm iNET Callcenter đã và đang được triển khai tại các Doanh nghiệp tại Hà Nội,
TP HCM và một số tỉnh trên toàn quốc.

INET hy vọng sẽ có nhiều cơ hội để thảo luận chi tiết về sản phẩm cũng như những lợi
ích của sản phẩm.

3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third
Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoăc hữu ý giữa hai khái
niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems).
Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng ta hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của
các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu
tiên đựơc sử dụng vào những năm 1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng
các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những
năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ
tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G.
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng
cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một
số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá
các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại
di động thế hệ 2.
Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT –
Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một
nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng
bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần
900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến
thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band
TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống
GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông
tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia
và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là hệ
thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile).
Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất
AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu
chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division
Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung
cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136
và IS-95.

Công nghệ 3G
Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở châu Âu,
ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên
cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống
thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là
UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai
sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong
muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR,
MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ
cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ.
Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International
Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về
các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt
tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động
Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications System).
Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống
Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 – International Mobile
Telecommunications for the year 2000).
Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống
chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ
thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất
cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất
và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, ITU đã phân
các đề xuất thành 5 nhóm chính:
- IMT DS (trải phổ dãy trực tiếp). Người ta thường gọi các hệ thống này là UTRA FDD
và WCDMA. Trong đó UTRA là từ viết tắt của UMTS Terrestrial Radio Access.
- IMT MC (nhiều sóng mang). Đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là
cdmaOne)
- IMT TC (mã thời gian). Về thực chất đây là UTRA TDD, nghĩa là hệ thống UTRA sử
dụng phương pháp song công phân chia theo thời gian.
- IMT SC (một sóng mang). Các hệ thống thuộc nhóm này được phát triển từ các hệ
thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE).
- IMT FT (thời gian tần số). Đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu.

Công nghệ 3G nào cho Việt Nam?


Như tôi đã trình bày ở trên, hiện nay trên thế giới có tới 5 nhóm công nghệ được đề xuất
cho các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 vậy con đường nào là hợp lý cho Việt
Nam? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét đến 2 khía cạnh, đó là hiện trạng
mạng viễn thông Việt Nam và xu thế phát triển công nghệ của thế giới.
Hiện tại Việt Nam có 3 công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động đã/chuẩn bị hoạt
động. Đó là công ty VMS (GSM), VinaPhone (GSM) và Saigon Postel (cdmaOne). Tổng
số thuê bao của hai nhà cung cấp dịch vụ GSM khoảng hơn 1 triệu (rất khó tính chính xác
con số này bởi vì hiện tại có tới 70% số thuê bao sử dụng dịch vụ trả tiền trước). Hầu hết
các trạm gốc đều sử dụng dải tần 900 MHz. Saigon Postel sẽ cung cấp dịch vụ thông tin
di động CDMA vào tháng 7 (số thuê bao hiện tại = 0). Để tiến tới mạng 3G từ mạng
GSM thì con đường hợp lý nhất, theo hầu hết các nhà phân tích là từ GSM -> GPRS ->
WCDMA. Theo như quảng cáo của hầu hết các nhà cung cấp giải pháp viễn thông thì đây
là con đường hiệu quả nhất vì nó cho phép tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mạng hiện
có. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì để thực hiện bước chuyển đổi như vậy là
rất tốn kém và lãng phí. Xin lấy ví dụ, khi tiến hành chuyển đổi từ GSM sang GPRS thì
cần phải nâng cấp toàn bộ phần giao diện vô tuyến, các khối điều khiển truy nhập và lắp
đặt thêm các khối hỗ trợ dịch vụ chuyển mạch gói trong mạng (ví dụ GGSN, SGSN…).
Tương tự như vậy khi chuyển đổi từ GPRS sang WCDMA ta lại phải tiến hành một bước
nâng cấp và … vứt bỏ. Bản thân tôi cũng đã được tham dự khá nhiều hội thảo về tiến
trình chuyển đổi lên 3G. Tôi rất thích một câu nói của một nhà cung cấp dịch vụ (người
trình bày hội thảo): “Tiến trình chuyển đổi (GSM->WCDMA) chẳng qua chỉ là cách vẽ
trên sơ đồ mà thôi. Còn về thực chất cái mà bạn có thể tận dụng được chẳng qua chỉ là…
cái nhà chứa thiết bị mà thôi”.
Do CDMA có rất nhiều ưu điểm so với các phương thức đa truy nhập khác như hiệu suất
sử dụng phổ tần cao, có khả năng chuyển giao mềm, đơn giản hoá việc phân chia và quản
lý tần số… nên dù ở châu Âu hay châu Mỹ người ta cũng đều ngầm hiểu với nhau rằng
mạng 3G trong tương lai sẽ là mạng sử dụng công nghệ CDMA. Những mạng sử dụng
công nghệ CDMA hiện tại (ví dụ mạng của Saigon Postel) sẽ có khả năng chuyển đổi dễ
dàng sang mạng 3G hơn. Con đường là cdmaOne ->cdma2000 1X ->cdma2000 3X. hoặc
cdma2000 RTT1X ->cdma2000RTT3X. Việc chuyển đổi cho phép tận dụng hầu như
toàn bộ các thiết bị sẵn có của mạng mà không cần phải nâng cấp, lắp đặt thêm nhiều
khối chức năng như đối với các hệ thống GSM.
Như vậy, đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA như Saigon Postel
thì chắc chắn họ sẽ chọn con đường cdmaOne->cdma2000 1x ->cdma2000 3x hoặc
cdmaOne ->cdma2000 3x.
Còn đối với VNPT (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam thì sao?. Có hai
lựa chọn cho họ. Thứ nhất, phát triển mạng GSM hiện tại lên GPRS rồi lên WCDMA ->
Cách này tương đối tốn kém. Cách thứ 2: hiện tại mạng GSM mới chỉ dùng các băng tần
900 MHz và số lượng các thuê bao chưa phải là rất lớn, có thể triển khai song song dịch
vụ CDMA ở dải tần 1800 MHz – 1900 MHz. Cùng với thời gian, mạng này sẽ nở dần ra
và cung cấp các dịch vụ 3G trong tương lai. Đề xuất cụ thể: triển khai ngay mạng CDMA
sử dung công nghệ cdma2000 1X (2.5G).

Các nhà cung cấp dịch vụ VNPT sẽ chọn con đường nào?
Từ xưa đến nay có một nguyên tắc quan trọng nhất trong việc điều hành công việc ở Việt
Nam, đó là nguyên tắc ổn định là trên hết. Với tâm lý trên thì dường như các nhà lãnh
đạo VNPT thiên về giải pháp an toàn tức là phát triển mạng 3G từ mạng GSM hiện tại và
tất nhiên con đường đi sẽ là GSM ->GPRS->WCDMA. Với cách đi này thì khả năng đổ
vỡ sẽ thấp nhưng hiệu quả đương nhiên cũng sẽ không cao. Nhưng không ai lai muốn bị
cắt chức như tổng giam đốc Vietxo Petro.

Khi nào triển khai công nghệ 3G là hợp lý?


Một lần nữa vấn đề chính sách lại được đặt ra. Hiện tại, giá cước viễn thông Viêt Nam do
Bộ Bưu chính Viễn thông quy định. Giá cước như hiện nay là quá cao so với hầu hết các
nước trong khu vực cũng như là quá cao so với chi phí sản xuất thực tế bỏ ra. Nếu triển
khai dịch 3G thì mức giá chắc chắn sẽ phải cao hơn giá các dịch vụ 2G hiện tại và như
thế là quá cao so với mức thu nhập của người Việt Nam. Theo một số tài liệu mà tôi có
thì hiện nay nêu triển khai dịch vụ 3G, chỉ cần thu mỗi thuê bao tối thiểu từ $15-$20 là
nhà cung cấp dịch vụ đã có lãi, vấn đề là cần có cơ chế hợp lý (tự do hoá thì tốt quá).
Ngoài ra, vấn đề về nội dung dịch vụ cũng không kém phần quan trọng. Ở Nhật Bản, khi
triển khai dịch vụ iMode (dịch vụ sử dụng màn hình màu cho phép người sử dụng truy
cập vào các trang Web đặc biệt cung cấp các thông tin về thời tiết, giao thông…) chỉ sau
1 năm triển khai người ta đã thu hút được tới 13 triệu thuê bao. Dịch vụ 3G là dịch vụ gắn
liền với các dịch vụ số liệu, đặc biệt là Internet vì vậy vấn đề phát triển nội dung là vấn
đề hết sức quan trọng (chẳng hạn Việt hoá các trang Web, cung cấp thêm nhiều thông
tin…). Bên cạnh đó còn có một yếu tố hết sức quan trọng nữa quyết định đến sự thành
công của việc triển khai, đó là nâng cao nhận thức của người sử dụng. Có một thực trạng
đáng buồn trong xã hội Việt Nam, đó là thực trạng sợ công nghệ cao, điều này đặc biệt
xảy ra ở lớp những người cao tuổi (nhưng đây chính là những người nhiều tiền, có khả
năng chi trả cho dịch vụ 3G). Để việc triển khai dịch vụ thành công thì cần phải có chiến
lược marketing thích hợp, nâng cao nhận thức của người sử dụng đối với các dịch vụ
công nghệ cao, làm cho họ thấy được 3G chỉ mang đến cho họ sự thuận tiện chứ không
phải phiền toái.

You might also like