You are on page 1of 48

HUỲNH NGỌC CHIẾN

TIỂU LUẬN VỀ

BÙI GIÁNG

1
LỜI NGƯỜI VIẾT

Đây là những bài tiểu luận tôi viết lai rai trong mấy năm qua về nhà thơ Bùi Giáng
–người mà tôi luôn xem như là một trong những bậc Thầy đã dẫn tôi đi vào cõi đạo
phương Đông.

Tám bài tiểu luận ngắn ngủi này đã được đăng tải trên các báo trong nước và trên
mạng Internet. Chắc chắn chúng chẳng thể nói được gì nhiều về một nhà thơ kỳ ảo, và
hẳn chúng sẽ làm các bạn thất vọng. Văn chương hay kiến thức văn chương, ngẫm cho
cùng, chỉ là những thứ phù hoa mà mấy ngàn năm qua vẫn gây ra muôn ngàn hoang
tưởng cho con người, một cách vô cùng vi tế. Còn lại cho nhau, có chăng chỉ là một tấm
lòng. Đọc Bùi Giáng bao năm, tôi cảm nhận được tấm lòng đó. Và tôi mong muốn, qua
những bài viết này, được chia sẻ cũng những ai yêu Bùi Giáng một chút suy tư chân
thành về ông.

Trân trọng.

Sài Gòn 28.08.2009

2
MỤC LỤC
BÙI GIÁNG - THI SĨ KÌ DỊ.........................................................................................4
MỘT CHÚT HỒN QUÊ TRONG THƠ BÙI GIÁNG...................................................9
BÙI GIÁNG : “CUỒNG BỒ TÁT” CỦA NON NƯỚC CHÚNG HƯƠNG................15
TỪ PHUSIS (φυσισ) HEIDEGGER ÐẾN “TỒN LƯU” BÙI GIÁNG .......................20
DƯỚI TRĂNG QUYÊN ĐÃ GỌI … TÒA THIÊN NHIÊN.......................................26
BÙI GIÁNG VÀ NỖI ĐAU HỘI THOẠI ..................................................................30
CÙNG BÙI GIÁNG ĐỌC TRUYỆN VÕ HIỆP .........................................................37
NGÃ BA NGÔN NGỮ...............................................................................................42

3
BÙI GIÁNG - THI SĨ KÌ DỊ

Lời người viết: Bài viết với nhan đề này đã được đăng báo từ năm
1992, sau đó tạp chí Thời văn và Hợp Lưu đã sử dụng lại trong các số
báo đặc biệt về Bùi Giáng. Trong bài viết có một chữ cốt yếu tôi nói về
Bùi Giáng mà tạp chí Hợp Lưu in lộn, nên gây ra ngộ nhận trầm trọng.
Đó là chữ là “vô sư tự ngộ” (không thầy mà vẫn tự mình giác ngộ),
nhưng bị đánh nhầm thành “vô sở ngộ” (không có sở ngộ nào) một
cách cực kỳ tai hại! Vô tình những chữ này lại được dùng trong mục
nêu những nhận định tiêu biểu về Bùi Giáng trong những bài viết phổ
biến trên mạng, khiến tôi đau khổ và ray rức suốt bình sinh với vong
linh trung niên thi sĩ. Nay điều kiện thời gian đã cho phép chúng ta ngồi
với nhau để cùng nhìn lại chân dung Bùi Giáng, tôi xin đăng lại nguyên
văn bài này để đính chính và cùng bạn đọc “giải oan” cho một nhà thơ
kỳ ảo nhất nhân gian.

Một buổi sáng nào đó, nếu bạn tình cờ gặp trên đường phố Sài Gòn một người
đàn ông đứng tuổi áo quần xốc xếch, với cặp mắt kiếng dày cộm, trên vai mang đủ thứ
lỉnh kỉnh, thỉnh thoảng huơ chân múa tay, miệng nói lảm nhảm, thì bạn cứ tin rằng bạn
đã gặp một bậc kỳ tài rồi đó. Ðó chính là trung niên thi sĩ Bùi Giáng.

Tại một quán cà phê vỉa hè, chúng tôi đã từng nghe ông thuyết về cái thế giới của
người điên. Té ra cái thế giới ấy lại kỳ diệu biết bao.

Càng nghe ông nói chúng tôi càng ngẩn ngơ tự hỏi giữa ông và chúng tôi ai mới là
người điên thực sự ? Thế thì cái cõi đời dưới mắt ông và cái cõi đời theo cách nhìn của
chúng ta, cõi nào là cõi thực ? Thế giới của ông là Thực hay là Mộng ? Là Ảo hay là Chân?
Câu chuyện “Trang Châu hóa bướm”1, hay câu chuyện tiêu lộc (lá chuối và con hươu)2
nào phải chỉ có với người xưa ? Chính ông cũng tự nói về mình:

1
Trang Châu nằm mơ thấy mình hóa thân thành bướm. Tỉnh dậy không biết mình hóa ra
bướm hay bướm hóa ra mình ( Nam hoa kinh-Tề vật luận )
2
Người nước Trịnh nằm mơ thấy mình săn được một con hươu, bèn bỏ vào hố lấy lá chuối
che lại. Tỉnh dậy kể cho vợ nghe. Người hàng xóm nghe lén được, bèn theo lời kể mà tìm
được hươu. Song rồi lại cho rằng mình nằm mơ. (trong Xung Hư Chân Kinh của Liệt Tử )

4
Kể từ khởi sự mọc răng
Ðến bây giờ vẫn thường hằng chiêm bao
(Biển đông xe cát)

Hay:

Tiêu lộc mộng trường tâm bất cạnh3

(Cuộc đời như giấc mộng tiêu lộc dài, không còn để tâm đua chen theo nữa)

(Sa mạc trường ca)

Theo thuyết nhà Phật nếu tâm ta tịnh thì cõi thế sẽ thanh tịnh (Tùy kì tâm thanh
tịnh tức Phật độ tinh - Duy Ma Cật kinh), thế thì cái Thái Bình Ðiên Quốc của ông có
phải là một Quốc Ðộ Thanh Tịnh hay không? Một vị đại đức uyên thâm có lần nói với
chúng tôi: “Có lẽ ông Giáng đã đạt đến mức: “tâm như hư không, vô sở chướng ngại”4 rồi
chăng?”. Mà giữ được tâm hồn như tấm gương sáng cứ tùy vật đến mà cảm ứng, đó là
cực điểm của sự tu học theo truyền thống Đông phương. Chúng ta có nên đem tâm hồn
hạn hẹp của mình để tìm hiểu tâm hồn của ông ?

Bùi Giáng quê ở Duy Xuyên5, Quảng Nam, từng theo học trường Quốc học ở Huế
với các ông Hoài Thanh, Trần Ðình Ðàn, Ðào Duy Anh, là những vị thầy mà ông vô cùng
kính mến về nhân cách lẫn sở học. Ông mê truyện Kiều, mê thơ Huy Cận, và đột nhiên bỏ
học mà lý do, theo lời ông, là bị “chấn động dị thường” bởi tập thơ Lửa Thiêng của Huy
Cận (Ði vào cõi thơ) để rồi trở về quê đi chăn dê và đọc sách. Người ta kể ông thường
gánh sách vô núi để đọc. Ông cũng tự giới thiệu mình:
Ngã tích tại Trung Việt địa phương
Quảng Nam châu quận biến am tường
Sơ khai du mục tầm phương thảo
.........................................................
(Lời Cố Quận)
( Tôi vốn là người ở địa phương Trung Việt
Ðã biết thấu rõ cả vùng Quảng Nam

3
Dường như đây là câu thơ chữ Hán của Nguyễn Du mà Bùi Giáng đã sử dụng trong một
bài thơ của ông, tôi không nhớ rõ.
4
Tâm bao la như hư không, chẳng bị ngăn ngại
5
Trong bài viết ban đầu tôi nhớ lầm là Quế Sơn, nay xin đính chính.

5
Ban đầu sống đời du mục đi tìm cỏ thơm... )

Có lẽ trong giai đoạn này, hình ảnh châu chấu, chuồn chuồn bay trên những cánh
đồng mùa thu miền trung du xứ Quảng đã để lại trong tâm hồn ông những ấn tượng đặc
biệt không thể phai nhòa nên nó thường xuất hiện trong thơ ông, đến nỗi ông phải nói:

”Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các vị học giả hãy xa lánh
thơ tôi” (Thi ca tư tưởng)

Tâm hồn kẻ tài hoa mở ra đón nhận mọi viễn tượng kì diệu của thiên nhiên để nó
trở thành lẽ sống và lẽ chết của mình. Khi được hỏi về tiểu sử, ông chỉ nói:

Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ và chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn

( Tư tưởng hiện đại)

Bùi Giáng là bậc thượng trí, hầu như “vô sư tự ngộ". Ở miền trung du hẻo lánh xứ
Quảng đó ông chỉ do đọc sách mà “phát minh tâm địa”, như trường hợp thiền sư Huyền
Giác đọc kinh Duy Ma Cật. Từ đó, ông suốt đời cứ âm thầm đi theo con đường tư tưởng
riêng biệt của mình. Sau giai đoạn du mục, ông vào Sài Gòn dạy học và viết sách giáo
khoa văn học như: Một vài nhận xét về truyện Kiều, về Lục Vân Tiên, về Chinh phụ ngâm,
về Tản Ðà, về Chu Mạnh Trinh v.v...Song cũng chẳng được bao lâu. Ðiều đó cũng dễ hiểu
vì sách giáo khoa làm thế nào dung hợp được tư tưởng ngông cuồng của ông ? Từ đó
ông chỉ làm thơ, dịch thuật và biên khảo. Từ các tác phẩm đầu tiên như Mưa nguồn, Lá
Hoa cồn v.v...cho đến các tác phẩm về sau như Sương Bình Nguyên, Trăng Châu Thổ,
Ðường đi trong rừng v.v...hầu như ông đã không ngừng nổ lực sáng tạo nên một phong
cách ngôn ngữ riêng biệt mà ta có thể tạm gọi là “ngôn ngữ Bùi Giáng”. Ông đã khai mở
một con đường kì lạ đi vào các tác phẩm của thi hào Nguyễn Du mà theo ông là một
thiên tài quán tuyệt cổ kim, chỉ đứng sau đức Như Lai về phương diện lập ngôn! Ông
thường dùng Kiều để chú giải Heidegger, Shakespeare v.v...Song giống như trường hợp
Quách Tượng chú giải Trang Tử, dùng tư tưởng cổ nhân để giải thích tư tưởng của mình,
nên đọc Trang cũng là để hiểu Quách. Cũng thế, đọc các lời giải thích của Bùi Giáng về
Nguyễn Du, Heidegger, Shakespeare cũng là cách để tìm hiểu tư tưởng của chính ông.

Ðọc sách của ông khó phân biệt được biên giới giữa thi ca và triết học. Ông bàn
vè triết học như chuyện làm thơ và làm thơ như chuyện đùa rỡn. Ông đưa vào ngôn ngữ
của mình cái lối cà rỡn trào lộng của người dân Quảng Nam, đặc biệt là cách nói lái tinh
quái của quê hương ông. Người đọc thường gặp trong sách của ông những từ như: tồn
lưu, lưu tồn, tồn liên, liên tồn, tồn lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập họp, bốn lần bấn
loạn ...Trong các cụm từ nói đó, ngay chỗ oái ăm nhất ông ưa đặt một chữ hợp nghĩa
khác (ngọ, trung, họp, loạn). Ông cũng ưa đùa bỡn như thế trong thơ mình:

6
Lọt cồn trận gió đi hoang
Tồn liên ở lại xin làn dồn ra

(Mưa nguồn)

Người đọc “đứng đắn“ ắt cảm thấy khó chịu, song dường như ông cố tình đem cái
tài hoa của mình trộn lẫn vào cái thô tục - cái thô tục cụ thể chứ không bóng bẩy kiểu Hồ
Xuân Hương. Âu đó cũng là cái nét ương bướng của kẻ tài hoa. Ông đùa giỡn với triết
học, với thi ca, ông đùa rỡn với cuộc đời, với chính bản thân ông. Khoảng đầu năm 1975,
người ta thường thấy ông lang thang trên vỉa hè Sài Gòn, khi thì với khỉ trên vai, khi thì
với chó trên tay. Ông chơi với thú vật có phải vì ông không có được một người bạn tư
tưởng như ông từng than thở trong lá thư gửi cho F. Nietszche? (Lễ Hội Tháng Ba)

Trước 1975, ông thường sống trong lô cốt trước đại học Vạn Hạnh với các lon cơm
bẩn thỉu . Lối sống kỳ dị đó cũng không ảnh hưởng gì đến sự sáng tạo phi thường của
ông . Ngay vào giai đoạn người ta xem như ông bị điên nặng thì ông cho ra đời tập thơ
Bài ca quần đảo mà theo nhà xuất bản thì đây là cả một đại dương thi ca. Ông làm thơ dễ
dàng như công việc ăn uống đời thường. Nhiều thi sĩ xem ông là hóa thân của thi ca.
Chính ông cũng tự nhận mình là : Trung Niên Thi Sĩ. (Ðến bây giờ có lẽ ông đã là Lão
Niên Thi Sĩ rồi!). Ông làm thơ bằng tiếng Việt, tiếng Hán, thỉnh thoảng bằng tiếng Anh và
tiếng Pháp. Ngôn ngữ đã nhập diệu trong ông như cây đàn trong tay người nghệ sĩ kiệt
xuất. Chỉ ấn tay là thành giai điệu. Tự nhiên như nước chảy, mây bay mà chẳng có chút
dụng công nào.

Một lần khác chúng tôi ngồi uống café với ông, một ông bạn người Quảng Nam
hỏi:”Thầy thường làm thơ như thế nào?”. Ông mỉm cười:” Qua làm thơ cũng giống như
em là kĩ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi “ (!). Chúng tôi thấy ông nói câu nói đó rất tự
nhiên, rất thành thực chẳng có vẻ gì tự mãn, bởi vì tự thân các tác phẩm cũng đã chứng
minh được cho cái thi tài của ông rồi. Ðôi lúc chúng tôi còn cảm tưởng rằng ông có thể
đọc ngẫu hứng thơ lục bát từ sáng đến chiều mà vẫn không vấp.

Ông rất mê sách kiếm hiệp mà không biết có bao giờ ông so sánh mình với Hồng
Thất Công chưa? Ông ăn mặc tồi tàn đến độ có lần vào trong một tiệm sách lớn để nhìn
các tác phẩm của mình bày trong tủ kính thì ông bị người bán sách đuổi ra ngoài. Có lẽ
họ không ngờ ông là tác giả. Ông mê đọc sách đến mức độ kỳ lạ, điều đó cũng giải thích
vì sao ông có một kiến thức phi thường về thi ca và triết học. Khi chợ sách ở đường Ðặng
Thị Nhu Sài gòn chưa giải thể, ông cũng hay lang thang ở đó để xem sách và uống café.
Một hôm, vào khoảng 1980, ông ngồi uống café, mơ màng nhìn sang bên kia đường, đột
nhiên mắt ông sáng rỡ lên. Té ra ông nhìn thấy một cuốn sách, dường như bằng tiếng Hi
Lạp, bị chủ quầy đem lót dưới kệ sách thay cho gạch bởi vì đã từ lâu không có ai hỏi

7
mua! Ông cuống quít móc những đồng bạc cuối cùng nài nỉ mua - vì không đủ tiền - rồi
ông ngồi đọc say mê như người bị thôi miên, hoàn toàn không biết gì về mọi chuyện xung
quanh.

Xin các bạn đọc đừng xem những mẩu chuyện trên đây là những “giai thoại” về
ông. Ông đã từng gọi các “giai thoại văn học” là những “miếng giẻ rách” (Martin
Heidegger-và Tư Tưởng Hiện Ðại, tập 1). Viết về ông quả là điều mạo muội nếu không
muốn nói là liều lĩnh. Trước 1975 cũng đã có nhiều tác giả viết về ông rồi. Nếu bài viết
này tình cờ đến được tay ông có lẽ ông sẽ rất giận (?).

Tôi xin kính tặng ông hai bài thơ thay cho lời cáo lỗi:
Bước ra từ cảnh giới Như Lai
Làm người điên trong cõi trần ai
Ẩn ngữ ngàn năm ai hiểu thấu
Trọn đời bạn với cỏ hoa bay

Và:
Bút hữu phong lôi, thiệt hữu thần
Tâm như lưu thủy, ý hành vân
Thần ni tòng tự qui sơn khứ
Hà xứ đê đầu tư cố nhân?

筆 有 風 雷 舌 有 神
心 如 流 水 意 行 雲
神 尼 從 自 歸 山 去
何 處 低 頭 思 故 人?

8
MỘT CHÚT HỒN QUÊ TRONG THƠ
BÙI GIÁNG
Bùi Giáng xuất hiện trong nền văn hóa Việt Nam như một hiện tượng kì lạ và độc
đáo gần như vô tiền khoáng hậu. Từ thuở sinh tiền cho đến khi ông nằm xuống, người ta
đã nói, đã viết về ông quá nhiều. Và ắt hẳn người ta vẫn còn viết và còn nói mãi về ông
một khi mà cái “chân diện mục” của ông vẫn còn bị che khuất đằng sau biết bao giai
thoại, sau biết bao sáng tác chứa đầy những lộng ngôn hí ngữ, thậm chí sau rất nhiều bài
nghiên cứu nghiêm túc về ông. Nếu các nhà khảo cứu đã từng lạnh lùng đem một chữ
“ngông” để gói trọn tấm bi kịch của Tản Ðà thì nhiều người cũng thường đem một chữ
“điên” để “kết thúc hồ sơ” về Bùi Giáng !

Hầu hết những người tìm hiểu về Bùi Giáng và viết về Bùi Giáng, dầu nhiều thiện
chí đến mấy, cũng thường bị mê hoặc và choáng ngợp bởi các sáng tác, bởi các dịch
phẩm, bởi những bài thơ ông viết ở giai đoạn phiêu bồng bỡn cợt, đem ngôn ngữ vào
cuộc hí lộng, rỡn đùa, khi mà cuộc đối thoại mà ông tha thiết muốn mở ra lại bị dập tắt
trước khi khởi đầu !

“ Một vài tờ báo nào trong hoảng mười mấy năm đã loan tin bừa bãi ? còn viết bài
quàng xiên rồi kí tên Bùi Giáng ở dưới bài ? Các ngài tự ý đùa chơi hay có kẻ nào xúi giục
? Các ngài đùa chơi đến mức độ quỉ khốc thần sầu đến như thế thì làm sao mở được cuộc
hội đàm Ba Lê với Ðười Ươi Thi Sỹ ? Bao phen tôi muốn làm một vài câu thơ vịnh chuyện
eo óc của các ngài, nhưng không cách nào thơ nói được. Ðến thơ mà cũng từ khước
không nói được công cuộc đó của các ngài, thì biển dâu làm sao có thể dung lưu đàm
thoại ? “ (Lễ hội tháng ba , tr. 91)

Chính trong nỗi cô đơn khôn cùng đó, ông đã cuồng điên đem hết thiên tài mình
tung hê ngôn ngữ, làm trò phù thuỷ với thơ ca và triết học. Phải gầm rú như sư tử, như
hùm beo trong khi tâm hồn chỉ muốn hô hấp nhẹ nhàng như cây lá. Ông nói về
F.Nietzsche mà cũng chính là nói về mình

“Cái kẻ dịu dàng như huơu non đành chịu bóp chết lòng mình để rống to như thú
dữ. Nhưng lập tức lời nguyền rủa bốn phía vang lên. Và Niezsche đã điên. Trước Niezsche
mấy chục năm, Hoelderlin cũng đã điên. Cùng với bao kẻ khác đã điên. Ðể ngày nay ...

9
Ðể ngày nay chúng ta tụ hội về đây, xôn xao nêu câu hỏi: cớ sao mà điên ? Nêu một
cách rất ngây thơ tròn trĩnh “ (Martin Heidegger và Tư tưởng hiện đại - Lời tựa)

Một điều oái ăm là rất nhiều người nghiên cứu về Bùi Giáng đều đem các tác
phẩm đó ra để làm cơ sở cho các bài biên khảo của mình, xem như đó là những tác phẩm
chính thống đại diện cho tiếng nói của Bùi Giáng ! Có lẽ chúng ta đã bị choáng ngợp và
loá mắt bởi kiến thức khổng lồ của ông về thi ca và triết học Ðông Tây và bởi cái lối hí
lộng ngôn từ không mấy ai hiểu rõ. Tôi viết ra điều này với tấm lòng ân hận. Tôi cũng đã
từng viết đôi ba bài về ông theo con đường đó ! Chúng ta đã làm những hoàng đế cưỡi
truồng và vô tình đã để những Con đường ngã ba, Lời cố quận, Ðường đi trong rừng, Sa
mạc phát tiết, Sa mạc trường ca .... với những loại ngôn ngữ đại cà sa lấn áp những lời
thơ đạm nhiên bình dị mà mênh mông của Mưa nguồn, của Cõi người ta, cuả Hoàng tử
bé .... Cũng như khi đọc F. Dostoievski, chúng ta cứ để những Ivan Karamazov hùng
biện, uyên bác lấn át và che khuất mất Alexei Karamazov hiền lành nói năng cà riềng cà
tỏi. Mà thực ra tiếng nói của Ivan Karamazov nào phải là tiếng nói thực của F. Dostoievski
? Tiếng nói sâu thẳm của F. Dostoievski lại chính là tiếng nói của Alexei Karamazov. Cũng
như tiếng nói chân chính của Khổng nào phải là cái hùng biện của Tử Cống, cái hiếu dũng
của Tử Do mà là cái nhân trong lạc đạo an bần của Nhan Hồi, cái tình trong cung đàn của
Tăng Ðiểm! Tiếng nói thiết tha sâu thẳm của Bùi Giáng chính là trong Mưa nguồn.

Mưa nguồn ra đời đã hơn một phần tư thế kỉ. Thời gian trôi qua, bão giông đời
lắng dịu, chúng ta giờ đây có điều kiện thử thong thả thử đem một chút tâm tình người
nông dân quê hương xứ Quảng của ông để lắng nghe tiếng nói thiết tha của lời thơ đạm
nhiên trong Mưa nguồn. Và tôi dám nói rằng đó chính là nơi mà tinh hoa ông phát tiết ở
độ sung mãn diệu kì. Toàn bộ tác phẩm Mưa nguồn là một khối toàn bích, rất khó lòng
trích ra dăm ba câu để phẩm bình theo thể lệ biên khảo. Ðó là tiếng nói thiết tha với cỏ
hoa hồn du mục của người sống trong cảnh giới mù sương nội cỏ :
Én đầu xuân, tuyết đầu đông
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa

Quê hương ông thuộc miền trung du xứ Quảng - một trong những xứ nghèo của
miền Trung - nơi mà những cơn lũ trên non hằng năm vẫn chảy về xuôi, cuốn trôi phăng
đồng. Những dòng nước đục cuộn qua, vườn tược tiêu điều và lòng người thê thiết lắm
Một bờ dương xếp bến sau
Nước vần vũ đục nghe đau lá vườn
( Thiếu phụ trở về )

hay

Em về ở lại đây thôi

10
Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng
Một trăm cây lá bên rừng
Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây
Mười con xóm nhỏ bên này
Nhắc nhau nhớ lại cái ngày bên kia
( Tiếng vọng )

Nhớ lại cái ngày bên kia ? Cái ngày lênh đênh, trôi dạt qua làng bên tránh lũ cùng
cô thôn nữ xinh xinh ? Cô mang về rất nhiều hương vị mênh mông của rừng suối, huyền
bí của khói mây ? Và để hồn thơ ai cứ mãi mơ màng
Người xuống theo dòng trôi nước lũ
Màu sim màu móc núi sương mây
Suối đá gập ghềnh hôm sớm tụ
Khói mù mịt thổi xuống đồi cây
( Người xuống )

Người dân quê Việt Nam, nhất là người dân quê xứ Quảng Nam nghèo nàn của
miền Trung sỏi đá, vốn luôn chịu khó chịu thương hai sương một nắng, sống trọn cùng
thiên nhiên và vui buồn cùng trời đất. Mồ hôi đổ xuống luống cày và kết tinh thành những
lời ca dao tha thiết. Tâm hồn Bùi Giáng vẫn là tâm hồn của người nông dân chân chất,
nên lời thơ ông vẫn mênh mang như ca dao trên bãi lúa nương dâu. Và thiên nhiên đó đã
mang trọn tâm tình con người mà hoà tan vào viễn tượng mênh mông

Viết thơ lạc dấu sai dòng


Viết trong tức tưởi sợ đồng lúa mong
Nước xanh lên đọt đòng đòng
Ngày mai sẽ mất hạt lòng thơ ngây

( Ca dao )

Một tiếng nói một nụ cười chợt tắt


Hết mấy phen buồn trở lại bên đời
Ðồng ruộng cũ màu trôi trong cỏ nhặt
Dưới bình minh rạ xám gốc trơ phơi
(Người đi đâu)

11
Nhà thơ mở đôi mắt hoang mang nhìn đất trời với tất cả nỗi ngạc ngạc hồn hồn
của con người Sơ Thuỷ. Và Tình yêu, từ đó, cũng hoà tan trong viễn tượng mênh mông
kia để biến thành man mác tuyết sương.
Những nhịp bước bên đường còn dội mãi
Vang về đâu không vọng lại hồi âm
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
Gió phương trời ủ mộng giữa hoa tâm
( Chiều )

Mù sa thấp rừng mai xưa lỡ hẹn


Xuống thôn làng ngó lá rụng ven khe
Mùa tháng chạp chim trời xa lỡ hẹn
Với sông thu từ một buổi bay về
( Hang rừng )

Tâm hồn nhà thơ mở rộng ra đón nhận mọi viễn tượng kì diệu của thiên nhiên để
nó trở thành lẽ sống và lẽ chết của chính mình. Cái cùng cực phức tạp cũng ở nơi thơ
ông, cái cực kì đơn giản cũng ở nơi ông.

Mây đứng lại chân trời phủ khói


Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ
Chiều trời đẹp tâm tình em không nói
Ðất với trời chung một nghĩa bơ vơ
( Không đủ gọi một lần )

Bờ mây trắng dựng cuối trời bóng dáng


Của ban sơ hoài vọng giữa nhân gian
Lòng vạn vật mơ màng chiều qua sáng
Em về nhanh cho mây trắng buông màn
...............................................
Còn hay mất ? Ngày sau ta sẽ lại
Em sẽ về giữa mùa nước trăng phơi

12
(Bờ mây)

Thiên nhiên ở miền trung du xứ Quảng trong Mưa nguồn là thiên nhiên nằm trong
viễn tượng mênh mông của Phusis Hi Lạp Nguyên Sơ. Ông Heidegger đã dành những
trang tuyệt vời để diễn giải về Phusis, bảo rằng :

“Người Hy lạp đã không khởi đầu bằng cách y cứ vào các hiện tượng tự nhiên
để thể hội Phusis ( Thiên nhiên ) mà trái lại chính nhờ y cứ vào nền tảng của một thể
nghiệm căn cơ trầm tư thơ mộng về Hằng Thể mà họ thấy khai mở trước mắt họ cái mà
họ gọi là Phusis” ( Introduction à la Métaphysique p.22 )

Cái gọi là “một thể nghiệm căn cơ trầm tư thơ mộng về Hằng Thể” - une experience
fondamentale poétique et pensante de l'être - chính là hồn thơ mênh mông nằm trong Mưa
nguồn của Bùi Giáng. Ông cũng từng nói : “Nếu ta không thực hiện nỗi cỗi nguồn trường
mộng ở nội tâm thì triết học không thể nào tiếp xúc được với căn cơ chân chính của nó, dù ta
có líu lo trong học hiệu phù hoa với bao nhiêu gọng điệu “(M.Heidegger và Tư tưởng hiện đại,
tập 1, tr.147)

Từng hòn đá bờ khe, từng chân mây mái rạ, từng con kiến con chuồn chuồn châu
chấu, từng bóng nắng chiều, từng bờ sông bóng mạ .... tất cả những hình ảnh thân
thương và thân quen của hồn quê xứ Việt đều mang trọn tâm tình con người mà hoá
thân vào thơ ông rất mực phiêu nhiên
Nhìn, em nhé , bên bờ kia gió thổi
Lá xanh vườn theo cỏ mượt ngân nga
Tơ vi vút một đời thương nhớ tuổi
Của trăng rằm xuống dọ dẫm bên hoa
(Bờ nước cũ )

Ðó chẳng phải là Thiên Nhiên hiển lộ hay linh hồn Phusis mở phơi sao ?
Em về bủa rộng chiêm bao
Buồn sông bóng mạ chìm sâu bên dòng
( Sầu ca sĩ )

Trong lời tựa cho tác phẩm “ Martin Heidegger và Tư tưởng hiện đại “ - một tác
phẩm biên khảo chính yếu của mình, ông có nói : “Phần tâm hội phải được chiêm niệm
theo điệu tâm hội. Vài dòng lơ lững của Mưa nguồn đã bóng bẩy làm việc đó theo nhịp võ
-vàng -cổ - độ- Á- đông “.

13
Ðể rồi sau nay, khi rời bỏ quê hương vào Nam, hình ảnh quê hương cứ như một nỗi
ám ảnh rảy rức trong ông :

Chiều hôm đếm lá cây rơi


Bên đèn phố thị thương đồi núi xa
( Chiều hôm phố thị )

Bây giờ tôi đã quên xưa


Sài gòn cám dỗ tôi chưa chịu về
( Ca dao )

Tôi nghe kể rằng, thuở sinh tiền, nhân dịp coi trực tiếp truyền hình World Cup,
ông có ngẫu hứng làm một bài thơ :
Kể từ ngẫu nhĩ tồn sinh
Ngồi xem trực tiếp truyền hình đá banh
Bắt thang lên hỏi Trời Xanh
Sao không trực tiếp phát thanh Mưa nguồn ?

Mưa nguồn dẫu không được “ Ông Trời Xanh “ phát thanh như ông hằng mong
ước, nhưng những lời thơ ông rồi sẽ kết tập vô số dư vang mà ngày sau hậu duệ của ông
sẽ âm thầm thể hội.

14
(Kỷ niệm 7 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng 7.10.1998 – 7.10.2005)

BÙI GIÁNG : “CUỒNG BỒ TÁT”


CỦA NON NƯỚC CHÚNG HƯƠNG

Khoảng các năm 1956- 57, nhà sách Tân Việt miền nam cho ra đời một loạt các
các cuốn sách biên khảo văn học: Một vài nhận xét về Kim Vân Kiều, Một vài nhận xét về
Lục Vân Tiên, Một vài nhận xét về Chinh phụ ngâm, Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc
Hiếu, Giảng luận về Chu Mạnh Trinh, Giảng luận về Tôn Thọ Tường …, nhưng đằng sau
những bài “luận đề” theo thể lệ giáo khoa, tưởng chừng như vô cùng bình thường cho
học sinh, lại là cách nhìn nhận vấn đề quá sâu thẳm pha lẫn đôi chút kỳ dị. Bạn đọc
hoang mang trước từng trang giấy lạ lùng. Tâm tình tha thiết của người viết như muốn
réo gọi tiếng lòng của người đọc hướng vọng về một chân trời khác, để tìm ra khuôn mặt
thực của các thi nhân. Người ta âm thầm linh cảm các tác phẩm “giáo khoa” nho nhỏ đó
là những tia sáng đang âm thầm báo hiệu một Bình Minh rực rỡ lạ lùng trong mai hậu.

Tiếp theo đó, khi các bộ Tư tưởng hiện đại, Martin Heidegger và Tư tưởng hiện
đại, rồi đến Sao gọi là không có triết học Heidgger ra đời vào những năm đầu của thập
niên 60 thì cái Bình Minh chói lọi đó đã thực sự hiện ra nơi phương trời lồng lộng của thi
ca và tư tưởng, khiến hầu hết giới trí thức miền Nam thuở đó đều bị chấn động, mà cơn
dư chấn còn kéo dài mãi đến tận hôm nay. Dưới các phẩm đó ký tên một người, mà có lẽ
những ai đọc sách sẽ còn ghi nhớ mãi mãi như một hiện tượng kỳ dị nhất trong mọi nền
văn học cổ kim: Bùi Giáng.

Như Kim mao sư vương Tạ Tốn đột nhiên xuất hiện trên Vương Bàn sơn đảo,
dùng thần công vô địch trấn áp quần hùng và đoạt thanh đao Đồ long của Thiên Ưng
giáo, gây chấn động kinh hoàng cho cả hai phe hắc bạch, thì Bùi Giáng xuất hiện trong
nền văn học miền Nam cũng bất ngờ như thế. Nhà thơ gầy gò nhỏ bé của xứ Quảng Nam
đã đột nhiên hiện ra sừng sững như một cây đại thụ giữa cõi thi ca và triết học đông tây-
vùng đất “hàn lâm” mà xưa nay người ta nghĩ rằng chỉ dành riêng cho những kẻ học phiệt
và khoa bảng. Ban đầu không thiếu những người chê bai phản đối, nhưng dần dần rồi
người ta nhận ra rằng với lối viết cà tửng lạ lùng, ông buộc họ phải xét lại từ cơ bản về
cách hiểu xưa nay của họ đối với triết học – một cách hiểu lạnh lùng trưởng giả, thiếu đi
tiếng nói đằm thắm của tâm tình. Đó là những ngọn Thất thương quyền cân não đánh
vào các học giả trường trại sính kiến thức từ chương.

15
Đi vào các tác phẩm của ông, người ta có cảm tưởng như đang tham dự vào một
bữa đại yến tiệc của tư tưởng, trong đó ông -như người nhạc trưởng vĩ đại- điều khiển
bản giao hưởng kỳ diệu giữa hai giàn đại hợp xướng đông tây. Hằng trăm thiên tài khắp
bốn phương cùng về hội ngộ với những kiều nữ và ca nhi suốt cõi cổ kim. Những Marilyn
Monroe, Kim Novak, Cô Em Mọi Nhỏ, Dương Quý Phi, Thúy Kiều … hồn nhiên về hội thoại
với Long Thọ, Faulkner, Heidegger, Lý Bạch, Parménides, Tagore, Homère…. Nhưng nếu
các tác phẩm đầu tiên của ông làm người đọc chưa hết ngạc nhiên thì các tác phẩm về
sau như: Con đường ngã ba, Đường đi trong rừng, Sa mạc trường ca, Sa mạc phát tiết …
càng khiến cho người đọc thêm hoang mang, khi ông đẩy họ vào tham dự “cuộc chơi” với
mình trong cái “mê hồn trận” của ngữ ngôn. Người ta thấy bên cạnh những lời tha thiết
“Tờ mỏng xiêm hồng Trang biền biệt cuối trời Tây tuyết. Ta lắc đầu gục mặt, nghe mây
trời đẩy mộng xuông lao xao” lại là hình ảnh những mẫu thân Kim Cương, Phùng Khánh,
Brigitte Bardot … cùng nhau về “đi tiểu trên nấm mồ của trung niên thi sĩ” để họ Bùi thêm
chan chứa hồn thơ!

Người ta thấy cái tót vời tuyệt hảo trong thi ca cũng ở nơi ông, mà cái cùng cực
nhảm nhí của thi ca cũng ở nơi ông. Tác phẩm ông giống một cái “lẩu thập cẩm” khổng
lồ, lẫn lộn giữa kim cương và rác rến! Nhưng người đọc sẽ nhận ra rằng trong đó vừa có
cái hồn nhiên thơ dại của kinh Thi, lại vừa có cái kỳ bí ảo huyền của kinh Dịch. Không lạ
gì khi ông vô cùng kính phục Khổng Tử, người đã san định cả kinh Dịch lẫn kinh Thi, dìu
phương Đông vào cuộc hội thoại giữa tư tưởng với thi ca. Người ta nghĩ rằng ông điên, vì
họ cho rằng một người đã từng làm những câu thơ tha thiết:
Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người.

Hoặc phiêu bồng :


Cười với tuyết rỡn với vân
Một mình nhớ mãi gái trần gian xa.

Hoặc kỳ ảo :
Trần gian bất tuyệt một lần
Nghe triều biển lục xa dần non xanh.

Hoặc mênh mang :


Gió lay lắt bốn phương về dồn tụ
Bụi thu mờ ai phủi với hai tay.

Hoặc tài hoa :


Em về giũ áo mù sa

16
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay

và người đã đưa văn xuôi Việt Nam đến chỗ tận diệu trong nhạc điệu mênh mông,
qua các dịch phẩm như Cõi người ta, Hoàng tử bé … cùng các trang tha thiết đằm thắm
trong những luận đề triết học, thì nếu là người bình thường (hoặc phi thường nhưng
không …bất thuờng!) người đó không thể làm những câu thơ nhảm nhí như :
Một con vịt, hai con gà
Thêm ba con lợn gọi là chăn nuôi (!)

Họa có là người điên! Họ trách ông là phải. Ông đùa bỡn với thi ca đến độ quỷ
khốc thần sầu cỡ đó, thì thử hỏi cõi biển dâu lấy đâu ra chỗ để ông mở những cuộc hội
thoại với nhân gian? Ông bỡn với cả Khổng Tử :”Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta
biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không
biết!“6. Các thiền sư vì cái “không biết” đó mà ẩn mình hằng mười năm chốn tùng lâm, Tổ
Đạt Ma vì cái “không biết” đó mà ngồi yên lặng chín năm nhìn vách đá ở ngọn Thiếu
Thất, còn Bùi Giáng vì cái “không biết” đó đã mở một trận chơi kỷ ảo giữa nhân gian,
trong cơn lốc khốc liệt với thi ca và tư tưởng. Đọc sách ông, người đọc sơ cơ như lạc lối
hẳn trong trận đồ bát quái mà ông cứ thuận tay bày ra trong những cơn ngẫu hứng bốc
đồng. Cái “không biết” của ông dẫn người đọc đi dần đến chỗ … hết biết!

Ta biết ông không “điên” theo thói thường thiên hạ, nên muốn đi tìm lời giải đáp,
và khi đọc lại kinh Duy Ma Cật, ta có thể hiểu cái chơi tuyệt trù khoáng tuyệt cổ kim của
Bùi Giáng. Kinh Duy Ma chép rằng các Bồ Tát cõi non nước Chúng Hương của đức Phật
Hương Tích đều là những bậc trí huệ thượng thượng đẳng, toàn thân luôn tỏa mùi thơm
để những ai ngửi được đều ngộ đạo. Đức Phật Hương Tích vì muốn hóa độ chúng sinh hạ
liệt cõi Ta Bà, nên chấp thuận cho chín muôn Bồ Tát đến nhà cư sĩ Duy Ma Cật, một bồ
tát hóa thân biện tài vô ngại, tại thành Tỳ Da Ly. Việc hoằng pháp đó không có gì đáng
nói, nhưng điều kinh dị là những lời đức Phật căn dặn môn đồ.

6
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên thì tương truyền sau khi khi đến gặp Lão Tử để hỏi về lễ,
Khổng Tử nói với môn đồ :”Điểu, ngô tri kỳ năng phi. Ngư, ngô tri kỳ năng du. Thú, ngô
tri kỳ năng tẩu. Tẩu giả khả dĩ vi võng. Du giả khả dĩ vi luân, Phi giả khả dĩ vi tăng. Chí ư
long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân nhi thướng thiên. Ngô kim kiến Lão Tử kỳ do
long da?” (Chim thì ta biết nó bay. Cá thì ta biết nó lội. Thú thì ta biết nó chạy. Thú chạy
có thể dùng lưới bắt, cá lội có thể dùng móc câu, chim bay có thể dùng ná bắn. Chứ đến
con rồng thì ta không biết được nó sẽ nương gió mây mà lên trời ra sao. Nay ta thấy Lão
Tử giống như con rồng vậy!)

17
Phật ngôn :”Khả vãng. Nhiếp nhữ thân hương; vô linh bỉ chư chúng sinh khởi
trước hoặc tâm. Hựu đương xả nhữ bản hình, vật sử bỉ quốc cầu Bồ tát giả nhi tự bỉ sỉ.
Hựu nhữ ư bỉ mạc hoài khinh tiện nhi tác ngại tưởng. Sở dĩ giả hà? Thập phương quốc độ
giai như hư không. Hựu chư Phật dục hóa chư nhạo Tiểu thừa giả, bất tận hiện kỳ Thanh
tịnh độ nhĩ” (Đức Phật bảo “Các ông đi được đấy. Nhưng hãy thu nhiếp mùi thơm trên
thân, đừng để chúng sinh nơi đó khởi lòng mê đắm. Lại nữa các ông nên xả bỏ hình thể
vốn có của mình, đừng để những kẻ cầu đạo Bồ Tát nơi đó sinh lòng xấu hổ. Lại nữa, các
ông đừng ôm lòng khinh chê những kẻ đó mà khiến họ sinh ra tư tưởng e ngại. Vì sao
thế? Vì mười phương quốc độ đều như hư không. Lại nữa, chư Phật muốn giáo hóa
những người ham chuộng phép Tiểu thừa nên không hiện hết cõi đất Thanh tịnh của
mình”).

“Hựu chư Phật dục hóa chư nhạo Tiểu thừa giả, bất tận hiện kỳ Thanh tịnh độ
nhĩ”. Mỗi lần đọc đến trang kinh huyền diệu đó, tôi luôn nghĩ đến nhà thơ Bùi Giáng.
Theo tôi, có thể ông cố tình làm ra những vần thơ tào lao như thế, vì đó chính là tấm
lòng Bồ Tát vậy. Ngôn ngữ đã đạt đến mức thượng thừa, nhưng khi cần vẫn lai rai chơi
ngôn ngữ hạ thừa với thi sĩ trần gian để “chúng sinh cõi Ta Bà khỏi sinh lòng e ngại”. Và
vì mười phương thi ca vẫn như hư không! Nói về tác phẩm Ngày tháng ngao du, ông bảo
: “Đành rằng ngao du là ngao du với bước đi của ngôn ngữ thượng thừa, nhưng thỉnh
thoảng cũng phải chịu chơi giấn thân vào cuộc với ngôn ngữ hạ thừa!”. Như một hoàng
đế có từ tâm ăn mặc lộng lẫy lỡ đi lạc vào xóm những thần dân nghèo khó ắt sẽ thấy
lúng túng. Để các thần dân khỏi sinh lòng sợ hãi, vị hoàng đế đó phải vất bỏ triều phục,
ăn mặc lam lũ như thần dân để “hòa kỳ quang, đồng kỳ trần”, nhưng những ai tinh ý sẽ
dễ dàng nhận ra được phong độ của đấng vương gia. Chính ông cũng nhận xét về mình
“Làm thơ lắm lúc quàng xiên, đôi phen rất mực thần tiên dịu dàng!”

Nếu muốn cà cưỡng chơi một trận với ngữ ngôn theo kiểu Bùi Giáng, ta có thể nói
: ”Hựu chân thi sĩ dục hóa chư nhạo hạ thừa thi ca, bất tận hiện kỳ thượng thừa thi ca
đích cảnh giới”! Những thi sĩ chân chính đi về cõi trần gian từ non nước Chúng Hương vì
muốn hóa độ cho những kẻ ham chuộng thi ca hạ thừa nên không nỡ hiện hết cảnh giới
của thi ca thượng thừa. Và có thể ông đã mang tấm lòng đó để đi về cõi nhân gian. Nhiều
lần ông vào chợ Bến Thành, đi lượm những trái cây bị vất bỏ để ăn; bị bè bạn trách, ông
giải thích: ”Bao nhiêu cái nhơ nhớp của miền nam tau phải chứa hết trong bụng tau đây
này!”. Ta có nên xem đó là “giai thoại” và lời của người điên? Hay đó là “cuộc chơi” khốc
liệt của nhà thơ mang nặng một khối bi tâm? Trong một bài viết về Giang Nam Tứ hữu,
tôi đã từng nói : “Thích Ca hoàn tất cuộc chơi trong cõi Niết Bàn, Lý Bạch tiếp tục cuộc
chơi bằng cách cuỡi cá kình lên trời Hãn mạn, Khổng Minh bỏ dỡ cuộc chơi trên Ngũ
trượng nguyên, Nietzsche chấm dứt cuộc chơi trong nhà thương điên, Bùi Giáng xóa nhòa
mọi cuộc chơi trong cảnh giới ngao du thù thắng”. Mà “xóa nhòa mọi cuộc chơi” lại là
cuộc chơi khốc liệt nhất.

18
Nhiều người xem ông là kẻ có một vị trí thượng thừa trong thi ca và triết học,
nhưng ông lại không hề nhân danh thi ca và triết học để phát biểu bất cứ điều gì, mà cứ
hồn nhiên như hài nhi để rồi cảm nhận :
Bao đêm theo thức thật thà
Sưu tầm chân lý té ra tầm ruồng!

Phải chăng trong đám chín muôn Bồ Tát đi về cõi Ta Bà từ non nước Chúng
Hương, có một “cuồng Bồ Tát” tự hóa thân thành một Trung niên thi sĩ Bùi Giáng để chơi
một trận chơi kỳ tuyệt giữa “cõi người ta”?

19
TỪ PHUSIS (φυσισ
φυσισ HEIDEGGER
φυσισ)
ÐẾN “TỒN LƯU” BÙI GIÁNG
C'est seulement dans la mot, dans la langue, que les choses deviennent et
sont. C'est pourquoi aussi le mauvais usage de la langue dans la simple
bavardage, dans les slogans de la phrasésologie, nous fait perdre la relation
authentique aux choses. (Chỉ trong từ, trong ngôn ngữ mà sự vật mới trở
thành và hiện hữu. Cũng vì lẽ đó mà sự lạm dụng ngôn ngữ trong cuộc ba
hoa thuyết thoại thuần tuý và trong các khẩu hiệu ngữ cú giảng bình khiến ta
đánh mất đi mối tương quan chân thực với sự vật )7

Nếu cô nàng Thiên Nhiên muốn cảm tạ người đã đem hết thiên tài bạt tuỵ của
mình ra để phụng hiến cho nàng, trả lại cho nàng cái chân dung sơ thuỷ, cái bản lai diện
mục, vốn đã lắm phen bị triết học kinh viện nhà trường bôi cho lem luốc, thì có lẽ nàng
phải ngỏ lời thâm tạ Martin Heidegger, một triết gia - nghệ sĩ kì ảo ở thế kỉ 20. Tôi chưa
đọc ông nhiều chi cho lắm. Thế hệ chúng tôi phần lớn không thể tìm được và không thể
đọc nổi sách ông trong nguyên tác Ðức văn nên đành phải đọc lai rai qua các bản dịch
Pháp văn như Introduction à la Métaphysique, L’Être et Le Temps v..v.. Và chủ yếu chúng
tôi vẫn phải tìm chân dung ông qua các tác phẩm, dịch phẩm của Bùi Giáng: Lễ hội tháng
ba, Lời cố quận, Ðường đi trong rừng, Sương Bình nguyên, Trăng Châu thổ, Sương tỳ
hải... và đặc biệt là cuốn Martin Heidegger và Tư tưởng hiện đại. Nhưng cần gì phải đọc
nhiều? Ðến với các tác phẩm thiên tài bằng cả tấm lòng và bằng suy tư chân thành, ta sẽ
nhận ra nhiều dư hưởng mênh mông khác. Ði sâu vào một tức là đi thẳm vào mười. Nhất
tức nhất thiết là vậy.

Bùi Giáng là một trong những người tiên phong đã dày công dẫn nhập triết học
Heidegger vào nền văn hoá Việt nam bằng các công trình biên khảo cũng như các dịch
phẩm tuyệt diệu của mình. Và chỉ duy Bùi Giáng là người đủ công lực thượng thừa, đủ
thông tuệ để nhiếp dẫn triết học Bà-la-mật Heidegger từ cõi nguyên thuỷ sơ khai Hy Lạp

7
Introduction à la Métaphysique, p.22. Tất cả các đoạn Pháp văn trong bài viết ngắn này
đều được trích dẫn từ cuốn Introduction à la Métaphysique của Heidegger, qua bản dịch
của G.Kahn, NXB Epiméthé, 1958. Các đoạn văn trích đó đều được dịch và diễn giải đầy
đủ thông qua các đoạn văn khơi dẫn.

20
tiếp cận với suối nguồn uyên nguyên của triết học phương Ðông. Ngôn ngữ Bùi Giáng
khơi dẫn được những vùng sương bóng mênh mông của nền triết học phương Ðông vốn
bị lãng quên quá lâu qua mấy ngàn năm suy tư duy lí. Ông đã dịch và diễn giải Heidegger
theo một phong cách cực kì tài hoa bằng ngôn ngữ riêng biệt đầy sáng tạo mà tôi tin
rằng, trong tương lai, bất kì người nào muốn tìm hiểu triết học Heidegger đều phải lấy đó
làm kim chỉ nam! Do những hạn chế về khuôn khổ của bài viết cũng như kiến thức của
người viết, nên tôi chỉ xin dựa vào vài trang của Heidegger trong cuốn Introduction à la
Métaphysique (Siêu hình học nhập môn) để cố gắng khơi dẫn được mối tương quan giữa
Phusis (φυσισ) của Heidegger và Tồn Lưu của Bùi Giáng theo những suy niệm riêng của
mình.

Kể từ L’Être et le Temps về sau, trong các phẩm của mình, ông Heidegger thường
dành nhiều trang sâu thẳm để khôi phục lại chân dung uyên nguyên của Thiên Nhiên
(φυσισ- phusis). Và để hé mở cho chúng ta cái gương mặt thật của nàng, ông già nước
Ðức tuyệt vời đó đã khổ công dọn dẹp sạch hết mọi gai góc um tùm của mấy ngàn năm
triết học phương Tây.

Từ buổi khai mở sơ thuỷ và có tính quyết định của triết học phương Tây nơi người
Hy lạp, qua đó việc tra vấn về hiện thể như là thế trong toàn thể, cuộc vấn thoại về vạn
hữu như nhiên khởi đầu cuộc lịch hành chân chính của nó, mở đầu buổi khai đoan chân
thực, thì trong giai đọan đó hiện thể được gọi là φυσισ (Phusis).

A l'époque du premier ef décisif déploiment de la philosophie occidentale


chez les Grecs, par lequel le questionner sur l'étant comme tel en totalité
prit son véritable depart, on nomait l'etant φυσισ. p21.

φυσισ chỉ sự trì ngự của cái mở phơi, khai lộ, và cái trì cửu tại tồn bởi sự trì ngự
đó. Trong cuộc trì ngự kia, cuộc trì ngự kéo dài trong giữa lòng vạn hữu mở phơi, ta còn
thấy bao hàm cả ý nghĩa của biến dịch và bất biến (hắng thể lưu tồn) hiểu theo nghĩa hẹp
của sự trì cửu bất động.

φυσισ désigne la perdominance de ce qui s'épanouit, et le demeurer


(Wahren) per-dominé (durchwaltet) par cette perdominance. Dans cette
perdominance qui perdure dans l'épanouissment se trouve inclus aussi
bien le "devenir" que "l'être" au sens restreint de persistance immobile
p.23.

Người Hy lạp đã không khởi đầu bằng cách y cứ vào các hiện tượng tự nhiên để
thể hội φυσισ mà trái lại chính nhờ y cứ vào nền tảng của một thể nghiệm căn cơ trầm
tư thơ mộng về Tồn Lưu mà họ thấy khai mở trước mắt họ cái mà họ gọi là Phusis φυσισ.

21
Les Grec n'ont pas commencé par apprendrre des phénomènes naturels
ce que c'est la φυσισ , mais inverssement: c'est sur la base d'une
experience fondamentale poétique et pensante (dichtend-denkend) de
l'être, que s'est ouvert à eux ce qu'ils ont du nommer φυσισ. p.22

Hạc vàng đi mất từ xưa


Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
(Thôi Hiệu - Tản Ðà)

Vũ trụ đã được người xưa quan chiêm trong viễn tượng mênh mông, như là sự đấu tranh
và hoà điệu vĩnh cửu giữa hai thế lực đối kháng của hai nguyên lí âm và dương, và con
người Tại thể (Dasein) đứng ra làm băng nhân cho cuộc hôn phối giữa đất trời theo thể
điệu Tam tài.
Trăng lên trong lúc đang chiều
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
(Huy Cận)
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Kiều - Nguyễn Du)

Ðó là linh hồn Phusis mở phơi, và tâm hồn kẻ tài hoa mở rộng để đón nhận những
viễn tượng kì diệu của Thiên Nhiên trong bóng vàng khói biếc, trong ngọn triều lên. Tại
phương Tây, chính Ki tô giáo đã đem bi kịch của linh hồn thay thế cho sự trầm tư về
thiên nhiên và vũ trụ, đến độ Albert Camus phải than thở: “Kể từ Dostoievski về sau,
chúng ta luống công tìm kiếm phong cảnh thiên nhiên trong văn chương lớn của Âu
châu”8.

Khi ngôn ngữ La tinh dịch từ Hy lạp Phusis thành Natura thì ý nghiã nguyên thuỷ
của nó đã bị đánh mất hoàn toàn. Natura trong ngôn ngữ La tinh có nghiã là "sinh ra",
"sự sản sinh". Và chính trong cuộc diễn dịch ra ngôn ngữ La tinh đó, người ta đã làm
chuyển hướng nội dung nguyên thuỷ của từ trong tiếng Hy lạp khiến cho sức mạnh hoán
gọi chân chính mang tính triết lí cuả nó đã bị phá vỡ.

On utilise la traduction latine natura, ce qui signifie proprement "naitre",


"naissance". Mais, par cette traduction latine, on s'est déjà détourné du

8
Sương tỳ hải, NXB An Tiêm, tr.46

22
contenu originaire du mot grec φυσισ, l'authentique force d'appelation
philosophique du mot grec est détruite. p21.

Cuộc diễn dịch từ tiếng Hy lạp sang La tinh tưởng chừng như vô hại đó lại khởi
đầu cho một tiến trình khép kín co ro trong vỏ ốc, tiến trình tha hoá xa lạ với tố chất cấu
thành nên tinh thể tinh yếu uyên nguyên trong triết học Hy lạp.

Cette traduction du grec n'est indiférente ni anodine, c'est au contraire la


première étape du processcus de fermeture et d'anéliation de ce qui
constitue l'essence orginaire de la philosophique grec. p22

Cách diễn dịch đầy tai hại từ tiếng Hy lạp ra La tinh đó (không chỉ mỗi một từ
φυσισ mà còn rất nhiều từ thiết yếu khác của nền triết học Hy Lạp ban sơ) về sau này lại
chi phối Ki tô giáo và thời Trung cổ Ki tô giáo. Rồi triết học hiện đại phương Tây dùng các
khái niệm đó để suy diễn và lãnh hội buổi ban sơ của triết học phương Tây, và cứ ngỡ
rằng mình đã vượt xa tổ tiên, và cái cỗi nguồn ban sơ huyền bí kia được xem như cái gì
đó đã bị bỏ qua lại đàng sau từ lâu lắm!

La traduction romaine fit ensuite autorité pour la christianisme et le


Moyen Age chrétien..... Ce commencement est considéré comme quelque
choses que les gens d'aujourd'hui sont censés avoir dépassé et laissé
depuis longtemps derrière eux p21.

Cái suối nguồn Hy lạp uyên nguyên thăm thẳm kia đã bị sương giăng u ám không
còn ai nhìn rõ chân dung, luôn ngóng vọng về cõi ban sơ phương Ðông để tìm chút hoà
âm vọng hưởng. Mãi đến nửa cuối thế kỉ 20, triết gia Heidegger mới chậm rãi chỉ ra sự sai
lầm tai hại của mấy ngàn năm triết học phương Tây và nỗ lực mở ra một cuộc hội thoại
chân chính với phương Ðông. Trong khi đó tại phương Ðông, trừ một vài nhân cách đặc
biệt, các thức giả, do choáng váng trước nền khoa học phương Tây, lại vội vã vất bỏ tất
cả kho tàng minh triết phương Ðông, hối hả chạy theo các trào lưu triết học vong bản
phương Tây và cứ cho rằng mình tiên tiến lắm!

Quay về với phương Ðông, bàn về thiên nhiên, bàn về lẽ biến hoá của vũ trụ, có
lẽ không gì bằng kinh Dịch. Bản thân chữ Dịch 易, gồm hai chữ nhật 日 và nguyệt 月
(dạng biến thể) ghép lại. Chữ nhật (mặt trời) tượng trưng cho sự bất biến và nguyệt (mặt
trăng) tượng trưng cho sự biến dịch, đổi thay. Cho nên trong chữ Dịch ngoài nghĩa là biến
dịch, thay đổi vẫn hàm ý sự bất biến nữa. Trong thiên nhiên, giữa lòng thác đổ của vạn
hữu, giữa dòng sinh sinh hoá hoá vô tận của Thệ giả như tư phù! Bất xả trú dạ (Khổng
Tử), vẫn có một cái làm chủ tể cho mọi biến dịch, làm nền tảng cho mọi thay đổi của sum

23
la vạn tượng như là pháp tắc thường hằng. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo thì trong lưu
chuyển giới vẫn tồn tại một Niết bàn giới thường hằng bất biến9.

Và Phusis lại chính là Être, nhờ đó mà vạn hữu trở nên quán sát được và và duy trì
được khả năng có thể quán sát đó. La φυσισ est l'être même, grâce auquel l'étant
devient observable et reste observable. p.22

Être (Sein, Being) thường được dịch là Hữu thể, Chân tính, Tính thể, Hằng thể
v.v.. nhưng các từ đó thường bị ngộ giải theo các phạm trù triết học phương Tây, nên
vẫn thiếu sắc thái linh động cần thiết để diễn tả được những gì hàm ẩn trong Être. Có lẽ
Tồn Lưu là từ hay nhất để diễn dịch khái niệm này. Tồn có nghĩa là tồn tại, nhưng độc
đáo nhất vẫn là chữ Lưu. Viết Tồn Lưu theo tiếng Hán thì lại không đúng như nghiã trong
tiếng Việt. Nếu viết lưu theo nghĩa lưu chuyển, lưu động, luân lưu thì chỉ sự trôi chảy,
chuyển động, linh hoạt, nếu viết theo nghiã lưu trụ, lưu thủ thì lại hiểu theo nghĩa tồn
lập, trì tồn (demeurer). Trong tiếng Hán chỉ có thể viết được chữ Lưu bằng một trong hai
cách. Bản thân chữ Lưu trong từ Tồn Lưu tiếng Việt lại hàm hỗn mang được ý nghĩa của
cả hai í trên. Ấy chính là nội dung của Dịch, của φυσισ vậy.

Ông Suzuki khi bàn về thế giới Hoa Nghiêm sự sự vô ngại pháp giới, một thế giới
chỉ có thể kiến chiếu bằng trực giác tâm linh, đã nói:

" Trực giác tâm linh.... là thời gian mà cũng là không gian, nó động với thời gian
động, nó trụ với không gian trụ; lúc nào nó cũng chớp nhoáng, cũng thoát trôi, cũng
"chuyển" mà không hề lìa chỗ ban sơ, vẫn "hằng".... Hằng mà chuyển: chừng như nó
đứng im một chổ, vĩnh viễn trụ ở hiện tiền mà vẫn lưu chuyển không ngừng, từng phút
trong giờ từng giây trong phút”10.

Nhìn trên một bình diện khác, đoạn văn trên của ông Suzuki xem như một đoạn
chú giải về φυσισ của Heidegger và Tồn Lưu của Bùi Giáng!

Chính ông Bùi Giáng cũng nói:

“Ngoài tiếng Tồn Lưu ra quả thật tôi chẳng thể nào gẫm ra một tiếng nào thơ
ngây khác khả dĩ nhiếp dẫn được một dòng tương ứng giữa hai bờ hai cõi hai vũ trụ hai
thời gian... Tiếng nào khác thảy thảy đều vướng vào một cái khối ù lì nào đó. Thực thể,
Tồn thể, Thể tính, Chân tính... vân vân... đều không lung linh bài động ôn tồn cho một

9
Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Kimura Taiken, Thích Quảng Ðộ dịch, Tu thư Vạn
hạnh 1969, tr. 200
10
Cốt tuỷ của đạo Phật, Suzuki, Trúc Thiên dịch, nxb An Tiêm, 1968, tr. 120

24
dòng phi tuyền khả dĩ thành tựu một cuộc Trùng Phúc Qui Hồi có tính khơi dẫn một mạch
ngầm đã bị vùi lấp từ trên hai ngàn năm” 11

Từ Phusis trong buổi bình minh tư tưởng Hy lạp đến Tồn Lưu của Bùi Giáng có
khoảng cách của mấy ngàn năm triết học, nhưng chúng lại tương ứng một cách vô cùng
tinh diệu và khai mở lại một thông đạo để thế hệ mai sau có thể tìm về với cõi Hi Lạp Sơ
Nguyên và Ðông Phương Sơ Thủy.

Tái bút: Tôi viết bài này do cảm hứng về hai chữ Tồn Lưu khi gần đây đọc lại tập
Sa mạc trường ca của Bùi Giáng. Tôi xin ghi lại bài thơ mà tôi ngẫu hứng làm sau khi đọc
xong tác phẩm, để mong cùng bạn đọc chia sẻ cảm hứng khi cơ duyên run rủi tìm đọc
được những tác phẩm của Bùi Giáng cùng những bài viết về ông trong khắp cõi bể dâu.

Cảm ứng Sa Mạc Trường Ca 感應沙漠長歌


勞 心 苦 思 覓 流 存
Lao tâm khổ tứ mịch Lưu Tồn
Lão chí phương tri tổng thị không12
老 至 方 知 總 是 空
Huy thủ thi thành lưu diệu ngữ 揮 手 詩 成 留 妙 語
Trường ca sa mạc nhậm phiêu bồng 長 歌 沙 漠 任 飄 蓬
Bình nguyên13 cô nguyệt ưng hồi chiếu 平 原 孤 月 應 回 照
Châu thổ hàn sương quyện lữ hồn 州 土 寒 霜 倦 旅 魂
Tiếu mạo tại thiên nan vấn tấn 笑 貌 在 天 難 問 訊
Bệnh Duy Ma Cật tiện vô ngôn 病 惟 魔 詰 便 無 言

11
Thuý Vân và Tam hợp đạo cô, NXB Quế Sơn, 1969, tr.63
12
Thơ Bùi Giáng : Báo đêm thao thức thật thà, Sưu tầm chân lý té ra tầm ruồng
13
Sương bình nguyên và Trăng châu thổ là tên hai tác phẩm đặc dị của Bùi Giáng bàn
về thi ca và tư tưởng.

25
DƯỚI TRĂNG QUYÊN ĐÃ GỌI …
TÒA THIÊN NHIÊN

Dưới trăng quyên đã gọi hè


Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan, rủ bức trướng hồng, tẩm hoa
Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Rành rành sẵn đúc một Tòa Thiên Nhiên!

Chắc chắn không có ai từng đọc Kiều lại không biết đến các câu thơ trên. “Tòa
Thiên Nhiên” có lẽ là cụm từ gây ấn tượng nhất trong truyện Kiều, và là cụm từ bị lạm
dụng rất nhiều bởi các hậu duệ đời sau, nhất là trong thời gian gần đây khi báo chí đang
làm ầm ĩ câu chuyện những người mẫu đem “tòa thiên nhiên” ra phơi bày cho công
chúng để “tự tiếp thị” mình trên mạng InterNet! “Tòa Thiên Nhiên” đã bị dụng ngữ
thường nhật của con người kéo trôi qua nhiều “cuộc bể dâu” đến nỗi ngày nay chẳng còn
ai thấy ra ý nghĩa ban sơ của nó nữa. Trong các cuốn chú giải truyện Kiều, cụm từ này
không hiểu sao thường bị phớt lờ, hoặc được hiểu theo nghĩa mặc nhiên : Kiều đang tắm
truồng!

Dường như vẫn chưa có nhà chú giải nào thử chịu khó tìm hiểu ngữ nguyên. Chỉ
có học giả Trần Trọng Kim dẫn chứng câu “Chú tựu thiên nhiên nhất dạng cốt tướng”
trong Ngọc Trai tập và chú giải “nghĩa là lúc Kiều bỏ xiêm áo ra xem hình dáng rất đẹp”.
Thật ra câu đó chỉ có nghĩa là “đem vẻ tự nhiên hun đúc vào phong cốt tướng mạo”. Câu
đó chưa nói được gì nhiều về “Tòa Thiên Nhiên” và chưa thể là nguồn để phát sinh ra câu
thơ kỳ ảo của Nguyễn Du.

Chính khi tìm lại ngữ nguyên, ta mới cảm thấy thêm kinh hoàng trước thiên tài của
Liệp Hộ và buộc lòng phải đọc lại truyện Kiều dưới một làn ánh sáng khác. Và làn ánh
sáng khác đó, chúng ta chỉ có thể tìm thấy trong những bài viết của Bùi Giáng về Kiều
hoặc qua những tác phẩm của Heidegger bàn về thơ Hoelderlin được Bùi Giáng dịch giải
bằng ngôn ngữ du hý thần thông.

26
Một điều ai cũng phải công nhận, ấy là sau đọc những gì Bùi Giáng viết về Kiều thì
chúng ta không còn dám đọc Nguyễn Du nữa, chứ đừng nói đến chuyện luận bình, đánh
giá hoặc phân tích, bắt bẻ từng chữ từng câu theo kiểu các học giả gàn! Bởi lẽ lúc đó ta
hiểu rằng đằng sau mỗi câu mỗi chữ trong truyện Kiều còn lù lù thị hiện một Ẩn Ngữ
Khổng Lồ. Nhưng cái Ẩn Ngữ Khổng Lồ đó vẫn vĩnh viễn ẩn khuất trước ngòi bút của mọi
nhà chú giải phê bình nào chưa từng thực sự lịch tận “một cuộc biển dâu” trong “cõi
người ta”. Dưới ngòi bút của các học giả phê bình, “cuộc biển dâu” thăm thẳm làm tê
buốt tâm can của những ai một lần nhìn thấy chỉ còn là “cuộc biển dâu” diễn ra trong ly
cà fê hoặc tách trà và khói thuốc! Đó là những nhà nghiên cứu mà Bùi Giáng đã nhận xét
rất chí lý : “rất quảng bác trong cái kiến thức nhưng lại rất thô thiển trong cái suy tư”.
(M.Heidegger & Tư Tưởng hiện đại).

“Tòa Thiên Nhiên” xuất phát từ từ thiên thể 天体 của tiếng Hán. Thiên thể có hai
nghĩa :

1.tinh tú trên thiên cầu.

2.thân thể trời sinh tự nhiên; thân thể trần truồng.

Bao lâu nay, chúng ta chỉ luôn hiểu thiên thể theo nghĩa đầu tiên bởi nó quá phổ
dụng, và hầu như chẳng có ai quan tâm đến nghĩa thứ hai. Cuốn “Tân biên cổ kim Hán
ngữ đại từ điển” giảng nghĩa thứ hai là “lõa thể”. Từ điển Hán Anh Welin dịch nghĩa thứ
nhất là celestial body và nghĩa thứ hai là nude body. Cùng là “thể”, là “body” cả nhưng
một cái dùng để chỉ tinh tú vận hành trong vũ trụ, một cái dùng để chỉ tấm thân thể
không một lớp xiêm y ! Đem cả cõi thiên nhiên tinh tú sánh với thân thể trần truồng của
một kỹ nữ lầu xanh, ngôn ngữ truyện Kiều bỗng nhiên như dời bình diện và một luồng
chấn động bất khả tư nghì nào bỗng lan truyền suốt những câu thơ lục bát kỳ ảo kia,
đồng thời làm rạn nứt những câu thơ “tả cảnh” ?

Chúng ta thử chậm rãi đọc lại những lời Heidegger nói về Phusis (Thiên Nhiên)
trong tác phẩm Lễ Hội Tháng Ba (NXB Một Hôm Sa Mạc, 1972) qua bản dịch giải vô tiền
khoáng hậu của Bùi Giáng, thì họa chăng chúng ta chúng ta có thể tạm nghe ra phần nào
ngôn ngữ truyện Kiều, dù Bùi Giáng đã nhắn nhủ “Nhưng mà Ngôn Ngữ thượng thừa tịch
hạp huyền ảo thiên biến vạn hóa của Nguyễn Du, không thể nào lôi xốc bừa bãi ra đây
luận bàn cho bốn bề tèm nhem ra bốn bên diêm dúa“ (sđd, t.258). Vì ngôn ngữ truyện
Kiều là ngôn ngữ thượng thừa huyền ảo và quá thiên biến vạn hóa nên người đọc cũng
cần phải “nghe ra” theo nhiều thể cách. Một trong những thể cách “nghe” đó từ Lễ Hội
Tháng Ba được người viết dùng để khởi đầu cho bài này.

Sự sáng tạo của Nguyễn Du nằm ở chữ “tòa”. Chính chữ “tòa” mà nhà thơ Tản Đà
phê bình là gượng ép thì ngay chỗ đó mới bừng cháy lên ngọn lửa tân thanh tái tạo. Tòa

27
nhà, tòa sen, tòa thánh, tòa Thiên Nhiên! Chữ “tòa” sừng sững giữa câu thơ làm chấn
động toàn bộ Đại Khối Thiên Nhiên và nâng câu thơ lên ngang tầm thiên thể. Đó là chỗ
nhà thơ Bùi Giáng cho rằng phải đọc truyện Kiều cho đến khi “… chỉ còn thấy nguyên một
vùng Thiên Nhiên Thành Tượng man mắc khắp mọi nơi, hiện diện thảy thảy, đổ ra làm
phong cảnh phiêu bồng, trút vào làm cảnh phong du hý, tỏa ra bốn phía làm Tam Muội
Thượng Thừa thì lúc bấy giờ bất thình lình thấy ra cõi miền riêng biệt thù thắng …” (sđd,
t.221)

Trước khi anh chàng mê gái Thúc Sinh đem cả khối Đường thi ra để phụng bồi
cho tòa thiên thể đó
Sinh càng tỏ nết, càng khen
Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường

thì cụ Nguyễn Du đã âm thầm bố trí một cuộc “anh hoa phát tiết” của Thiên Nhiên
Phơi Mở giữa cảnh hè lồng lộng nguy nga :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

Trăng kia lựu nọ, quyên hót đêm hè, tất cả linh hồn vân thạch đều như bừng tỉnh
dậy để cùng khối Đường thi hòa điệu với tòa thiên thể của một kỹ nữ giang hồ! Ông
Heidegger bảo : ”Nàng Thiên Nhiên (Thiên Nhiên Nương Tử) giáo dục nuôi nấng giáo dục
bọn Thy Sỹ … (sđd, t.174) và “Nàng Thiên Nhiên giáo dục theo thể lệ : huyền-diệu-tuyệt-
vời-khắp-nơi-hiện-diện” (sđd, t.175). Thử đối chiếu câu nói của ông Heidegger với các câu
thơ trên, có phải các bạn bỗng nhận một mối tương quan hàm ẩn, đồng thời hiểu thêm ra
một điều rằng : từ xưa nay, trừ hoặc tâm hồn tài hoa đồng điệu như Phạm Quý Thích,
Chu Mạnh Trinh, Bùi Giáng, Trần Trọng Kim …, thì những lời bình luận, giải thích, bình
giảng về Kiều của các học giả bao thế hệ chỉ là những hình ma bóng quế, đi vất vưởng lớt
phớt ngoài rìa của ngôn ngữ truyện Kiều ? Trong khi đó? Tại trung tâm ngôn ngữ của lục
bát truyện Kiều vẫn còn trì ngự một Vùng Vô Ngôn Thăm Thẳm của Thi Ngôn. Dụng tâm
của Tố Như dường như không được các học giả đời sau chia sẻ, dù Mộng Liên đường chủ
nhân đã một lần nhắc nhở : “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt,
đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt
cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy?” (bản dịch Trần Trọng Kim).

Nhận định về thể điệu Heidegger diễn giải Phusis trong thơ Holderlin, Bùi Giáng
viết :

“Tiếng Phusis … được Heidegger giảng đi giảng lại rất nhiều phen. Điều kỳ lạ nhất,
ấy là : mỗi phen mấy tiếng cơ bản đó của Tư Tưởng Uyên Nguyên Hy Lạp được
Heidegger nắm lấy giảng giải trở lại thì mỗi phen ngôn ngữ Uyên Nguyên Đông Phương

28
cũng đồng thời hiện ra trở lại … một cách huyền bí và thăm thẳm nhất trong Cuốn Truyện
của Nguyễn Du” (sđd, t.210)

Chúng ta thử đọc Heidegger :

“Nàng Thiên Nhiên thật là quyền uy bởi vì nàng tuyệt vời thần tiên diễm lệ. Thế
thì ắt hẳn Nàng giống một vị Thần, một Thần Nữ, một Tiên Nương?”(sđd, t.180). Thử
thay “Nàng Thiên Nhiên” bằng “Nàng Kiều” hoặc thay “Thần Nữ, Tiên Nương” bằng “Tòa
Thiên Nhỉên” thì có phải chăng chúng ta thấy bừng lên một luồng ánh sáng giao thoa?

“Phusis là cái tồn lập Tự-Thân-Quy-Hồi-Tự-Thể và gọi tên cái Tự Thân Biểu Thị
Hiện Thân của cái hiện thị đình lưu ở trong lịch trình thị hiện như là Hiển Lộ Mở Phơi”…
“Phusis là cuộc khởi lập khai hoa của cái Lãng Minh Thanh Mỵ Minh Quang Xán Lạn” (sđd,
t.180).

Chẳng phải những lời đó gợi lên những đồng vọng mênh mông từ truyện Kiều? Cụ
Nguyễn Du không diễn giải nhiều, mà chỉ kín đáo để cho :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

Cái cảnh “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” chính là “cuộc khởi lập khai hoa
của cái Lãng Minh Thanh Mỵ Minh Quang Xán Lạn”. Và “Dày dày sẵn đúc một tòa Thiên
nhiên” chẳng phải là “cái tồn lập Tự-Thân-Quy-Hồi-Tự-Thể và gọi tên cái Tự Thân Biểu
Thị Hiện Thân của cái hiện thị đình lưu ở trong lịch trình thị hiện như là Hiển Lộ Mở Phơi”?

Nhân một chữ “Tòa Thiên Nhiên” mà người viết đã phải đem một vài câu thơ Kiều
“lôi xốc bừa bãi ra đây luận bàn cho bốn bề tèm nhem ra bốn bên diêm dúa” nhưng hy
vọng rằng bài viết ít nhiều cũng đã hé lộ được một chút gì vẫn còn ẩn khuất trong trong
phần Vô Ngôn Thăm Thẳm của ngôn ngữ Tố Như.

29
BÙI GIÁNG VÀ NỖI ĐAU HỘI
THOẠI
Kỷ niệm 8 năm ngày mất Bùi Giáng (07.10.1998 – 07.10.2006 )

“Ils tous parlent de moi mais personne n’a aucune pensée pour moi”

Tất cả bọn chúng đều nhao nhao nói về ta, nhưng chẳng có kẻ nào
chịu vì ta mà suy tưởng (Ainsi parlait Zarathoustra- F.Nietzsche)

Nếu Bùi Giáng không phải là suối nguồn khai thác hầu như vô tận thì khó lòng cầm
bút viết tiếp về ông. Trước đây, tôi đã có viết đôi bài về ông. Bài đăng báo xong, lại cảm
thấy áy náy, vì vẫn chưa nói lên được điều gì. Ngày ông qua đời, ở xa không thể vào dự
đám tang, lại thêm một điều ân hận. Tự hẹn với lòng có khi dịp sẽ viết về ông đầy đủ
hơn. Ðọc lại sách ông nhiều lần, rồi chợt hiểu không thể và không nên tổng hợp, phân
tích ông theo thể lệ biên khảo được. Bình sinh ông đã vô cùng căm phẫn với các học giả
phê bình.

Khi ông còn sống, người ta đã “trao đổi” nhau về “giai thoại Bùi Giáng” để “phân
tích tìm hiểu”(!) ông, thì khi ông qua đời, người ta lại càng đua nhau bới móc lục lọi cái
đống “giẻ rách văn học” đó để đăng tải trên báo chí theo thói ngồi lê đôi mách, mà có
bao giờ những người đó tự hỏi họ đã lăng nhục ông đến độ nào? Cái ông cần chia xẻ
trong tấm lòng và trong tư tưởng thì các “nhà biên khảo” đó đều quay lưng không bàn
tới. Thuở sinh tiền ông đã cô đơn, thì giờ đây ở chốn Bồng Lai chắc ông còn cô đơn thập
bội, thiên bội. “Văn chương, văn học, thi ca … người đọc chăm chỉ một chút, đọc cái điều
gã văn thi sĩ nói, há tất phải tò mò nghe những cái gọi là “giai thoại” của những đàn bà
nhàn rỗi thời gian ngồi lê đôi mách?”. (Thời văn, số 19, tr.21).

Hôm nay, viết về ông theo lối ngẫu nhĩ lai rai hoạ may có thể nói lên được chút gì
chăng?

Bùi Giáng là thi sĩ vĩ đại mà mãi cho đến ngày nay tôi vẫn giữ nguyên niềm kính mộ.
Có vài thi sĩ gần gũi ta trong quãng đầu đời, như một tri kỷ, một người bạn đường thủy

30
chung, cho rồi đến một lúc nào đó, ta bỗng thấy họ trở nên xa lạ : họ bị vượt qua và chỉ
còn là kỉ niệm. Ðối với Bùi Giáng thì không thế, càng đọc ông càng thấy ông vĩ đại. Tôi đã
học hỏi được rất nhiều ở cái phong thái hoằng viễn và tư tưởng phóng dật thênh thang
của ông. Trong một vài tác phẩm của mình, Bùi Giáng đã đưa ngôn ngữ Việt Nam đến
một nhạc điệu hay nhất xưa nay. Sức sáng tạo của ông quả thật phi phàm .Trong nhiều
trang sách của ông, khó lòng phân biệt được đâu là văn xuôi,đâu là thơ ca và đâu là triết
lí. Cơn "điên"của ông cũng thuộc loại "điên" của Nerval, Nietzsche, Hoelderlin... Mặc dù có
trí huệ mênh mông, có công lực thâm hậu của mấy mươi năm đạo hạnh ông vẫn không
giữ được cõi lòng tịnh nhiên bất động trước những phong ba biến động của cuộc
"obscurcissement du monde"14 dị thường của thế kỉ 20.

Các bạn thử nghĩ sự lãnh hội của bọn hậu bối chúng ta đối với thiên tài Nguyễn Du
sẽ lệch lạc biết dường nào nếu không có Bùi Giáng? Ông đã khai mở những dư hưởng
mênh mông trong truyện Kiều và nhiếp dẫn chúng đi về giữa cuộc đối thoại của tư tưởng
Ðông Tây hiện đại. Từ thuở nhỏ chúng ta đã học và đã thuộc truyện Kiều và đều xem đó
là áng văn chương tuyệt diễm. Song mười phen thì hết chín phen rưỡi, chúng ta đọc cổ
lục với thể điệu ngủ gật mơ màng. Rồi chúng ta háo hức say mê nghiền ngẫm nghiên cứu
tâm hồn thiên tài theo thể lệ giáo khoa biên khảo, khiến cho bao nhiêu ngữ ngôn vi diệu,
bao nhiêu diệp hưởng hoa âm đều bị thói lơ đễnh của chúng ta dập tắt ngay từ khi mở
sách.

14
Xem Martin Heidegger, Introduction à la Métaphysique, Epiméthé, traduit par
G.Kahn 1958 : "La décadance spirituelle de la terre est déjà si avancé que les peuples sont
menacés de perdre la dernière force spirituelle, .... car l'obscurcissement du monde, la fuite
des dieux, la destruction du monde, la grégarisation de l'homme, la suspicion haineuse
envers tout ce qui est createur et libre, tout cela a déjà atteint, sur toute la terre, de telles
proportions que, des catégories aussi enfantines que pessimisme et optimisme sont depuis
longtemps dévenues ridicules, p.47 (Sự suy đồi tinh thần trên quả đất này đã tiến xa đến
mức các dân tộc bị đe doạ đánh mất luôn cả sức mạnh tinh thần cuối cùng... bởi vì sự tăm
tối âm u của cõi thế, chư thần đã bỏ đi, quả đất bị tàn phá, con người kết bè nhóm, mọi thứ
sáng tạo phiêu bồng đều bị ngờ vực hận thù, tất cả những điều ấy, trên trái đất này, đã đạt
mức tương xứng đến nỗi các phạm trù ấu trĩ như bi quan hoặc lạc quan đều trở nên lố bịch
từ lâu "
và : "Les évenements essentiels de cet obscurcissement du monde sont : La fuite des dieux,
la destruction du monde, la grégarisation de l'homme, la prépondérance du médiocre" p.54
(Những biến cố thiết yếu của sự tối tăm âm u trên cõi thế, ấy là : sự bỏ đi của chư thần, sự
tàn phá trái đất, việc đoàn lũ hoá con người và sự đắc thế của bọn tầm thường dung tục )

31
Hồn thơ Nguyễn Du từ lâu bị vây khổn trong màn lưới thâm u của phê binh duy lí.
Bùi Giáng đã đem hết thiên tài bạt tuỵ của mình ra để giải thoát Tố Như khỏi tù ngục giáo
khoa, và khai phá một thông đạo khác nhằm tái lập lại chân dung sơ thuỷ của truyện
Kiều. Ðọc ông, ta có cảm tưởng rằng suốt dưới vòm trời Ðông Tây kim cổ dường như
không có một tư tưởng nào thoát khỏi sức phủ toả mơ màng của thiên tài Liệp Hộ. Những
phát kiến kì lạ của ông về Kiều đã mở ra một thông đạo dị thường cho bọn hậu bối đời
sau (nếu quả thật bọn hậu bối ngày sau có đủ tư cách xứng đáng để lịch hành trên thông
đạo đó). Ðứng tại trung tâm thông đạo đó, ta sẽ đón nhận được nhiều dư hưởng mênh
mông khác từ bốn phương vọng lại, và càng nhận ra sự hoằng đại của Nguyễn Du và
Khổng Tử. Ðây quả là một điều kì lạ mà chúng ta vẫn ù lì chưa một lần sực tỉnh để thử
đặt lại vấn đề từ cơ sở nên cứ để cho Sử Lịch Biển Dâu mãi bước đi theo thể điệu của
Lịch Sử Ðoạn Trường Tang Thương Dâu Biển.

Ngoài truyện Kiều, ông rất mê thơ tập Lửa Thiêng của nhà thơ Huy Cận, một tập
thơ đã khiến ông bị “chấn động dị thường” và do đó, theo lời người ta kể, ông phải làm
tập Mưa Nguồn, vì ông cho rằng chỉ có Mưa Nguồn mới có thể dập tắt nỗi Lửa Thiêng!
Nếu quả đúng vậy thì đó là trận chơi kỳ tuyệt của những kẻ thượng thừa. Và đó cũng
chính là thể điệu mà Trang Tử công kích Khổng Tử trong Nam hoa kinh, bởi vì theo Bùi
Giáng thì “Trang Tử vẫn kính phục Khổng Tử một cách không bờ không bến”. Rồi ông làm
thơ Lá hoa cồn để tương ứng với tập thơ Lá cỏ (Leaves Of Grass) của Walt Whitman.
Trong cảnh giới của những tâm hồn thượng thừa thì công kích vẫn là đồng hội, bài bác
vẫn là đồng thuyền, trong mâu thuẫn vẫn chan chứa cảm thông. Đó là điểm kỳ diệu mà
những ai ham mê thuyết thoại và bút chiến ì ầm đều không bao giờ lường đuợc. Đừng
bao giờ thấy người ta công kích cũng hồ đồ công kích theo, mà phải tự hỏi việc công kích
đó bắt nguồn từ yêu sách nào của lập ngôn hay từ tư tâm hiểm độc muốn đè bẹp người
khác một cách “lịch sự có văn hóa” theo thói của bọn nhà nho hương nguyện, hay từ thủ
đoạn nham hiểm của những Iago thời hiện đại? Nếu công kích đúng thể điệu thì việc đó
còn mang ơn ích gấp ngàn vạn lần những lời ca ngợi hồ đồ, bởi vì “Ces sorts de louanges
qui viennent d’en bas sont toujours les outrages” (những kiểu ca ngợi từ bên dưới vẫn
luôn luôn là những lời xúc phạm). Người yêu ta xấu với người. Yêu nhau còn lại bằng
mười phụ nhau.

Ðọc từ Martin Heidegger và Tư tưởng hiện đại đến Lễ Hội Tháng Ba rồi Ngày tháng
ngao du, tôi thấy ông bị vây khổn bởi nỗi cô liêu không cùng trong tư tưởng. Con người
ấy đã đi về trần gian với tấm lòng thơ nhạc quá đổi mênh mông và đã thất vọng đắng cay
trong việc muốn tìm kiếm một người đồng điệu. Hai câu thơ của Xuân Diệu được ông
nhắc tới nhiều lần trong các tác phẩm mình như một đoạn trường điệp khúc :

32
Từ ngàn xưa người ta héo than ôi
Vì mang phải những sắc lòng tươi quá

Ta hãy lắng nghe ông nói gì với Nietzsche :

"Còn ta, quả nhiên bình sinh không hề gặp một nửa con người bạn hữu. Bởi vì nếu
có bạn hữu chân thành thì tuyệt nhiên nó chẳng nghe rõ một chút gì trong điều tao
nói.Và cũng chẳng bao giờ tao hiểu được những điều bọn chúng đã nói ra.Thì những
thằng bạn đó cũng làm quẩn bách người ta cũng ngang mức địch thủ bức bách mà
thôi."15

Trong nỗi cô đơn tột cùng đó, dường như ông chỉ viết cho chính mình đọc. Tác
phẩm Ngày tháng ngao du là cuốn bị chế riễu chê bai nhiều nhất, xem như chỉ viết lăng
nhăng, tào lao không đầu không đuôi như chuyện Kim Cương đi tiểu v..v.. Song đọc
xong, ta vẫn thấy có một cái gì kì lạ, dường như có một dòng ẩn lưu mờ hồ chảy ngầm
bên dưới tác phẩm. Thử đọc lại Lâm Tây Trọng bàn về Nam Hoa kinh :

"Thầy Trang chỉ có ba cách nói :

Ngụ ngôn là đời vốn không có người ấy, việc ấy, mà " hư-không đặt-để nên lời".

Trùng ngôn là lời ấy, việc ấy vốn không phải của người xưa, nhưng đặt ra rồi đem
gán cho họ.

Còn chi ngôn là buộc miệng nói luôn, chẳng kể gì phải, trái.

Văn của tác giả vốn là những huyễn tướng, như hoa trong gương, như trăng đáy
nước. Nếu ta lại xem là điển cố, đặt lời chê khen, có khác gì nói chuyện chiêm bao."16

Và hốt nhiên ta chợt hiểu ra, trong Ngày tháng ngao du, Bùi Giáng đã sử dụng triệt
để phép chi ngôn để triển khai tư tưởng nghiêm mật trong bước đi phiêu bồng của nó.
Một vài năm sau khi tác phẩm ra đời, ông lại nói trong lời bạt của cuốn Tư tưởng hiện đại
nhân kì tái bản :

"Ngày tháng ngao du đi bước ngu dao nghiêm mật phiêu bồng trong toàn thể bồng
phiêu của nó. Không thể tách rời một bài nào ra, để công kích hay tán dương theo lối hồ
đồ bác học. Cũng không thể bảo rằng một bài nọ viết khá, một bài kia viết kém. Ðánh

15
Lễ hội tháng ba, tr100
16
Nam hoa kinh, Nhượng Tống dịch, tr. XVIII

33
rằng ngao du là ngao du với bước đi của ngôn ngữ thượng thừa, nhưng thỉnh thoảng
cũng phải chịu chơi giấn thân vào cuộc với ngôn ngữ hạ thừa. Tỷ như: lúc phải nêu vấn
đề đọc kinh Phật với Kimura Taiken, buộc phải lý luận với học giả, thì ngôn ngữ phải tự
thân hạ thấp cho vừa tầm câu chuyện. (Bọn trí thức phàm phu si độn thì cố nhiên cho
rằng bài đó viết giỏi, và có thể lấy làm ngạc nhiên sao trong một cuốn sách lăng nhăng
mà nảy ra được một bài tài tình như thế !) Dù sao thì dù, lúc ngôn ngữ ngao du đi bước
hạ thừa, nó vẫn đi trong nếp gấp riêng biệt của ngao du và được ngao du chiếu cố bằng
những làn cánh thượng thừa chuồn chuồn phấp phới".17

Khi lịch hành đến cuối đường, tư tuởng và triết học sẽ biến thành thơ nhạc mênh
mông, còn ngôn ngữ đứng trước hiểm hoạ lập ngôn sẽ tự thân biến thành chi ngôn trong
những nếp gấp riêng biệt thượng thừa cuả nó để tựu thành cái l'impensé trong tư tưởng.
Ðó có phải chăng là Yêu Sách Bức Bách của Mê Cung Tư Tưởng cuối thế kỉ 20 mà Bùi
Giáng là người đã cảm nhận một cách cực kì sâu sắc?

"Sử dụng chi ngôn, ngụ ngôn, trùng ngôn phản ngữ hầu mong đạt tới cõi vô ngôn
trong lời"18


Xin chào nhau giữa con đường
Mùa Xuân phía trước, miên trường phía sau

Bùi Giáng đã nói lên hai câu lục bát khôn hàn kỳ tuyệt đó để rồi bỏ lạị mùa Xuân
phía sau và đi vào cõi miên trường vô tận.

Hai câu thơ “vịnh” mùa Xuân - Nguyên Xuân - mà sao nghe ra man mác tâm sự của
Thúy Kiều âm thầm ngõ với Ðạm Tiên nhân ngày Tảo mộ.

Thử thong thả chấm xuống hàng để tìm ra chút tố chất hàm ẩn bên trong :
Mùa Xuân?
Phía trước?
Miên trường?
Phiá sau?

Mà sao gọi là Nguyên Xuân? Là mùa Xuân còn Trinh Nguyên Trọn Vẹn? hay là mùa
Xuân từ Nguyên Khai Sơ Thủy? Dù sao thì dù, ông Bùi Giáng nối tiếp Tố Như đi theo cung

17
Lời bạt, Tư tưởng hiện đại, Tân An tái bản , tr.222
18
Lời tựa cho cuốn Martin Heiddeger và Tư tưởng hiện đại tập 1

34
bậc của các tâm hồn tài hoa bước vào lễ hội trần gian. Mùa Xuân phía trước? Vâng, lộng
lẫy xiết bao là cảnh huy hoàng tấp nập của ngày Xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nen

Thế nhưng linh hồn tài tử, ngay khi đối diện với cảnh sắc huy hoàng của ngày Xuân
vẫn luôn luôn dự cảm được vẽ bấp bênh phù động của thiều quang thấp thóang, trong
tương phùng vẫn luôn dự cảm sự chia ly. Thế cho nên trong cảnh du xuân náo nhiệt vẫn
man mác điệu buồn:
Thoi vàng gió rắc, tro tiền giấy bay

Bóng tà như giục cơn buồn

Người ta thường nói đến vẻ buồn của mùa thu. Ông Tô Ðông Pha bảo :
Tao nhân trường thụ nhất thu bi
(Nhà thơ mang mãi mối sầu thu )

(Họa Triều Ðồng niên cửu nhật kiến kí)

nhưng rồi cũng chính ông lại nói


Nhân ngôn thu bi, xuân cánh bi
(Người ta nói mùa thu buồn nhưng mùa xuân càng buồn hơn nữa )

(Pháp Huệ tự Hoành Thuý các)

Ông Bùi Giáng thì bóng bẩy hơn :


Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

Chính bởi niềm dự cảm mùa Thu mai hậu ngay giữa mùa Xuân nên có kẻ làm thơ
cuống quít vội vàng như Xuân Diệu, có kẻ tư lự ngậm ngùi như Huy Cận, có kẻ phiêu dật
mênh mông như Lý Bạch, có kẻ đạm nhiên thông tuệ như Nguyễn Du, có kẻ đăm chiêu
phiêu bồng như Bùi Giáng.

Bước vào mùa Xuân với niềm dự cảm thế kia là bước chân vào cuộc “Lữ” miên
trường. Sau bao tháng năm lang bạt kỳ hồ trong cuộc đời, trong tình yêu, trong nỗi nhớ,
trong đam mê cay đắng, trong thương nhớ ngọt ngào, trong đọan trường khổ lụy, con
người, một ngày, chợt dừng lại và bắt gặp hình ảnh nào cuả buổi ra đi. Lời thơ cũ sẽ
ngân lên theo một cung bậc khác
Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên xuân

35
Ở cuối cuộc Lữ, mùa Xuân bỗng hiển thị trong tố chất long lanh, trở thành nơi tao
ngộ của Sương Bình Nguyên và Trăng Châu Thổ19.

Và giờ đây ông đã trùng ngộ chưa, màu Nguyên Xuân ấy? Tại hạ xin kính tặng ông
một bài thơ thay cho những nén nhang :
Thế là ông đã ra đi
Cuộc chơi bất khả tư nghì đã xong
Trần gian nhớ bước phiêu bồng
Cõi nào chứa nổi linh hồn Trung Niên?
Sài Gòn mất một người điên
Thiên cung thêm một ông Tiên đa tình
Về trong cõi mộng huyền linh
Trăng Châu Thổ chiếu, Sương Bình Nguyên giăng
Kiếp sau trở lại trần gian
Có còn giữ thói lăng nhăng phiêu bồng?20

19
Tên hai tác phẩm của Bùi Giáng
20
Thơ Bùi Giáng Ông còn cự nự nữa không?
Tôi đưa ông đi cải tạo cho ông bỏ thói phiêu bồng lăng nhăng
(Như Sương - Một cô hàng xóm)

36
CÙNG BÙI GIÁNG ĐỌC TRUYỆN
VÕ HIỆP

Tưởng niệm hai nhà nghiên cứu Kim Dung kiệt xuất
Bùi Giáng và Đỗ Long Vân

Nhan đề bài viết có thể khiến bạn đọc ngạc nhiên, vì nói đến Bùi Giáng, người ta
thường nghĩ đến các trước tác đồ sộ của ông về thơ ca và triết học. Ông nổi tiếng ở nhiều
lĩnh vực, nhưng lại không có một tác phẩm hoặc một bài viết hoàn chỉnh nào về Kim
Dung hoặc các tác giả võ hiệp nào cả. Song có lẽ ít ai biết vị “Hồng Thất Công trong thi
ca tư tưởng” này lại rất mực mê sách kiếm hiệp (mà ông thường gọi là vũ hiệp), và đã để
lại cho đời những tản văn bình phẩm tuyệt vời.

Những nhận định của Bùi Giáng về Kim Dung, về Ngọa Long Sinh … thường rất
ngắn, chỉ khoảng nửa trang, thậm chí chỉ vài dòng, và nằm rải rác, tản mạn đâu đó ở
những phần phụ lục của các cuốn sách biên khảo của ông về thi ca và tư tưởng. Nhưng
chính các nhận định ngẫu hứng đó đã âm thầm giúp cho người đọc nhận ra một thông
đạo từ sách võ hiệp tìm về cõi đạo đông phương và những cội nguồn tư tưởng khác. Các
bậc chân nhân phương đông thường không nói nhiều về những điều tâm đắc, giống như
thể cách Hồng Thất Công truyền thụ võ công. Khi ngẫu hứng thì truyền chơi một vài
chiêu của Hàng long thập bát chưởng, nhưng chỉ vài chiêu đó cũng đủ để người nhận
tung hoành thiên hạ, hơn là một đống tạp nham của đám Giang Nam thất quái. Các bậc
chân nhân chỉ đơn giản nói dăm ba câu theo thể điệu “cử nhất phản tam” của Khổng Tử
(vật có bốn góc thì chỉ nêu ra một góc để người học tự suy ra ba góc còn lại). Và dăm ba
câu đó có khi trở thành nền tảng cho các học thuyết của hậu duệ đời sau. Một vài câu rơi
rớt của Cửu dương chân kinh từ miệng Giác Viễn đại sư trước giờ viên tịch cũng đủ để
Trương Tam Phong và Quách Tường đưa Võ Đương cùng Nga Mi lên đến đỉnh cao võ
học. Mạnh Tử, Vương Dương Minh có viết hàng vạn lời cũng chỉ nhằm để khoáng diễn
thêm một vài câu nói cực kì đơn sơ của Khổng Tử!

Khi nghiên cứu sách triết học hoặc sách võ hiệp, thì những cách “tổng hợp” theo
kiểu xã hội học hoặc thư tịch học... không thể giúp ta đi vào chiều sâu tư tưởng của một
tác gia. Tưởng tổng hợp nhưng thực ra lại gây chia lìa, tưởng làm băng nhân nhưng lại
khiến chia ương rẽ thúy! Cánh hoa được phân tích dưới kính hiển vi đâu còn là cánh hoa
thoảng hương theo gió ngoài đồng nội? Miền vô ngôn thăm thẳm của tư tưởng không bao

37
giờ lộ ra trên trang giấy để các học giả chộp lấy và tổng hợp, phân tích một cách hồ đồ
theo thể lệ biên-khảo-giáo-khoa; mà đôi khi nó hiện ra trong những câu nói lửng lơ, trong
những câu thơ tả cảnh, trong những mệnh-đề-phụ. Ðọc sách thì điều quan trọng là phải
lắng nghe ra những gì nằm đằng sau trang giấy, để liễu đạt được cái “huyền ngoại chi
âm” hay “ý tại ngôn ngoại”. Như gặm xương thì phải đập vỡ được xương và ăn được tủy.
Chính cái tuỷ đó mới là dưỡng chất nuôi dưỡng cho các nhận định thâm viễn hoằng đại.
Mà không phải nhà nghiên cứu nào cũng có thể làm được việc này, nếu họ không mang
một tâm hồn thông tuệ, ứng hợp cơ duyên và có những đôi mắt “soi thủng cả tấm da
trâu” của thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm21, hoặc những “cặp mắt trong nghìn thu”22 của
Tô Ðông Pha, hay hồn thơ mênh mông như Bùi Giáng. Những pho sách võ hiệp đồ sộ và
hàng vạn trang cổ lục, dù có đề cập đến vô biên vô lượng vấn đề bằng muôn ngàn thể
cách, thì vẫn không nói gì khác ngoài Cái Lẽ Một Như Nhiên. Chỉ khi nào thấu hiểu điều
đó, ta mới nhìn ra được dòng ẩn lưu chảy ngầm dưới tác phẩm của mọi thiên tài suốt
dưới vòm trời kim cổ, mới thu nhiếp mọi vấn đề về một mối theo lẽ “Nhất dĩ quán chi“.

Dòng ẩn lưu đó vẫn trôi chảy trong mọi cuốn cổ lục đông tây, và có thể nối liền
những bờ bến xa xôi, nhưng thường rất khó nhận ra bởi phần tinh hoa lắm phen bị che
lấp dưới những ngôn ngữ xô bồ. Ẩn tàng trong mở phơi, và hiển lộ trong khuất lấp, đó là
thể điệu của tinh hoa phát tiết và cũng là chỗ u mật mà thơ Bùi Giáng đã nói một cách
bóng bẩy:
Có hàng cây đứng ngóng thu
Em đi mất hút như mù sương bay

Chỉ còn hàng cây đứng lẻ loi cô độc đứng ngóng thu, nhưng cái hình ảnh huyền
ảo của người em đi dưới hàng cây để mang linh hồn lại cho hàng cây và cho cả mùa thu
thì không còn nữa. Em đi mất hút như mù sương bay. Tinh hoa của những tư tưởng võ
hiệp không phát tiết trong tác phẩm mà tự thân ẩn tàng trong hiển lộ, qua những mệnh-
đề-phụ mênh mông. Phong Thanh Dương bất ngờ xuất hiện trên đỉnh Hoa Sơn, truyền
thụ “Ðộc cô kiếm pháp” cho Lệnh Hồ Xung, rồi biến mất như con thần long phiêu hốt
trong sương mù của huyền thoại, một loại mệnh-đề-phụ còn mang theo những ẩn ngữ
nào giữa cõi nhân gian? Thạch Phá Thiên hồn nhiên liễu ngộ thần công trên vách đá
chẳng phải là lời chú giải cho Pháp bảo đàn kinh?

21
Dược Sơn Duy Nghiễm là thiền sư vĩ đại đời Đường, ông thường cấm môn đồ đọc kinh.
Một hôm, môn đồ thấy ông đang ngồi đọc kinh, bèn hỏi, ông trả lời “Nếu các ngươi muốn
coi thì phải có con mắt soi thủng cả tấm da trâu!”.
22
Lời bình của Lâm Tây Trọng về cách đọc Nam hoa kinh của Tô Đông Pha (Xin đọc
Nam hoa kinh, bản dịch của Nhượng Tống)

38
Bùi Giáng đã từng dịch một phần nhỏ cuốn Kim kiếm điêu linh của Ngoạ Long
Sinh, (NXB Quế Sơn Võ Tánh, 1967) bằng thể điệu ngôn ngữ rất mực tài hoa phiêu dật
(dĩ nhiên là chỉ đối với những ai quen với văn phong Bùi Giáng), với những lời chú giải
thâm hậu nhằm triển khai phần ẩn mật trong tư tưởng Ngọa Long Sinh. Nếu có điều kiện,
các bạn thử chịu khó tìm đọc bản dịch của Bùi Giáng một cách kỹ lưỡng và chậm rãi đối
chiếu với nguyên tác, các bạn sẽ tìm thấy trong những lời bình của ông, những lời bình
mà không thiếu người cho là bốc đồng nhảm nhí, thì ngay tại những chỗ “nhảm nhí” đó
bạn có thể nghe ra những dư hưởng mênh mang từ nhiều kiệt tác cổ kim. Đó là điều kỳ
diệu trong ngôn ngữ dịch của “trung niên thi sĩ”. Bùi Giáng có một cái nhìn rất lạ về tác
phẩm sách võ hiệp (“lạ” ở đây có nghĩa là “lạ” đối với những ai chưa “quen” với ngôn ngữ
của Mưa Nguồn!).

Tôi xin trích ra đây một vài nhận định lai rai của ông về sách võ hiệp:

“Ðọc truyện vũ hiệp là một trong những phép tu dưỡng kí ức và khơi dẫn nguồn
vui ẩn mật trong mình. Ðọc theo lối hồn nhiên, hoặc vừa đọc vừa suy gẫm. Chưởng
lực, kiếm thế, nội kình phát ra có thể là tinh thể của tinh thần phát hiện.

Riêng đối với bạn thi sĩ, sách vũ hiệp có thể giúp bạn làm thơ lai láng một cách
không ngờ. Ðiều đó không có chi lạ: ban sơ vũ học,văn học, thi nhạc cùng phát khởi tại
một cỗi nguồn: uyên nguyên của tinh thần xuất phóng “. (Kim kiếm điêu linh, NXB Quế
sơn Võ tánh, 1973).

Võ học, thi ca, hội họa … đều bắt nguồn từ một cõi uyên nguyên sâu thẳm, chỉ
khác nhau trong thể điệu trình bày. Nói một cách khệnh khang theo ngôn ngữ bác học
của những học giả sính thuật ngữ, thì những thứ đó: “Thể” vốn là Một, nhưng “Dụng” và
“Tướng” lại khác nhau. Do đó, thấu hiểu Dịch học cũng là nâng cao y thuật, tập viết thư
pháp cũng là rèn luyện võ công. Tiếng đàn, nét bút đều có thể hàm chứa tinh hoa của võ
học. Cho nên đôi khi đọc sách võ hiệp cũng là nguồn cảm hứng để làm thơ, hoặc để đọc
lại kinh Hoa Nghiêm, kinh Duy Ma dưới cái nhìn thăm thẳm khác.

“Những kiệt tác của Ngọa Long Sinh (gồm mười mấy tác phẩm đồ sộ trong
mười mấy năm nay) đi song song với Kim Dung và Gia Cát Thanh Vân - thực hiện một
cuộc chuyển biến dị thường trong lịch sử văn học tư tưởng Trung Hoa –những kiệt tác
ấy không gặp được nhiều cơ hội thuận tiện để thị hiện chon von trong cuộc phiêu bồng
của dâu biển sử xanh Holzwege, Leaves Of Grass, Caligula vân vân.“ (Sương bình
nguyên, tr.498-499).

Nhận định về Thiên Long Bát Bộ, ông nói:

39
“Ðể ba người23 kết nghĩa anh em, Kim Dung đã xây dựng tác phẩm trong mối
tư lường sâu xa về Tồn thể uyên nguyên“ (Thúy Vân, tr.94)

Những câu nói đơn sơ đó đã đi một vòng bao trùm những chân trời tư tưởng và
mở ra những thông đạo thênh thang để người đọc, từ trung tâm thông đạo, đón nhận
được vô số âm thanh ảo huyền vọng về từ các trang cổ lục đông tây. Tinh hoa của sách
võ hiệp, hay đúng hơn là tinh hoa của tất cả tư tưởng đông tây, vẫn cứ luôn thấp thoáng
đằng sau mọi trang giấy não nùng, và chờ đợi một đôi tai biết “nghe” theo thể điệu
nghiêm mật phiêu bồng của “Như thị ngã văn”. Bùi Giáng đã “nghe” ra tất cả điều đó, từ
những trang cổ lục mông lung cho đến những trang sách võ hiệp hiện đại. Một cung bậc
vang lên và tâm hồn kẻ tài hoa mở ra đón nhận rất nhanh những dư vang đồng điệu.

Lâu nay, trong tất cả bài viết của mình, đặc biệt là trong những bài viết về Kim
Dung, tôi vẫn cố gắng đưa vào vài câu thơ Bùi Giáng làm lời nhiếp dẫn, như sợi chỉ
Ariane, để mong giúp bạn đọc -nhất là các bạn trẻ- nương theo mà tìm về cõi đạo
phương đông. Đó cũng là cách để chúng ta thể hội những mạch ngầm trong tác phẩm võ
hiệp, như ông nói:

“Nhưng cái mệnh phụ đồ sộ Nam Hải Ngạc Thần24, cái mệnh đề phụ lai láng
Bách Lý Băng25, cái mệnh đề phụ khôn hàn của những niềm riêng tỳ tử trong vũ hiệp,
thảy thảy có đồng quy về một mối nhất quán nào trong thơ tả cảnh Nguyễn Du, trong
Les Chimères Nerval, trong thi ca Trung Quốc, trong mười chương của Dostoievski,
trong những vần tối hậu của Wilde, bốc tia từ huyền nhiệm thâm u Bà La Mật…, có
hay không, đồng quy từ mọi nẻo thù đồ? Đó là điều xin để bạn thong dong tự suy gẫm”.
(Sương bình nguyên tr.9)

Đã có bao nhiêu bạn đã chịu khó “thong dong tự suy gẫm” về điều đó, trước khi
cầm bút bàn tới Kim Dung hay sách võ hiệp? Thiên kiếm Tuyệt đao, Kim kiếm điêu linh,
Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ … vẫn chứa chan hằng sa ẩn ngữ để đón nhận
những làn gió tương giao thổi qua suốt “cõi người ta” từ vô thủy đến vô chung. Những
mệnh-đề-phụ của tình yêu có giúp các bạn nghe ra được linh hồn của từng trang cổ lục?
Những mệnh-đề-phụ thăm thẳm Du Thản Chi và A Tử đã đạt đến cõi đoạn trường nào
mà ngay những trang thơ thảm khốc nhất của Hàn Mặc Tử cũng chưa tả nỗi, và đồng
thời hé mở được câu nói đơn sơ nào của kinh Hoa Nghiêm? Những mệnh-đề-phụ Không
Kiến thần tăng, Định Nhàn sư thái đã nói gì về cảnh giới “niêm hoa vi tiếu” của Phật môn?
Mệnh-đề-phụ Đào cốc lục tiên hé lộ những điều gì đã được Lão Tử nhắc tới trong Đạo

23
Tức Tiêu Phong, Ðoàn Dự, Hư Trúc trong Thiên Long Bát Bộ
24
Tên một nhân vật nam trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung
25
Tên một nhân vật nữ trong Kim kiếm điêu linh của Ngọa Long Sinh

40
đức kinh? Thấp thoáng trong Adrienne của Nerval, bạn có nhận ra hình bóng não nùng
của tiểu ni Nghi Lâm? Lưỡng nghi đao pháp, Thái cực kiếm pháp có giúp các bạn thể hội
thêm huyền nghĩa của Dịch kinh? Liên Tuyết Kiều còn mang ẩn ngữ nào của truyện Kiều?
Vô vàn câu hỏi còn bỏ lững để chờ những đôi tai biết lắng nghe.

Chỉ khi nào ta đã “nghe” ra được những điều đó bằng tất cả tâm nguyện “tín giải
thọ trì”, để “thấy” được mối đồng quy của mọi nẻo thù đồ, thì những “nhận định” của ta
về sách võ hiệp mới không bị lệch lạc từ cơ bản. Đỗ Long Vân là một trong số hiếm hoi
những người “nghe”ra điều đó bằng những suy niệm chân thành, để viết nên tác phẩm
tuyệt hảo “Vô Kỵ giữa chúng ta”. Ðỗ Long Vân là nhà nghiên cứu Kim Dung nghiêm túc
bằng văn phong rất mực tài hoa, khác với phong cách hý ngữ lộng ngôn ỡm ờ của Bùi
Giáng. Những trang viết trầm ổn túc mục của ông về Kim Dung đã được Bùi Giáng nhiếp
dẫn về giữa ngã ba Tam Giáo của Ðông Phương, để mở ra cuộc hội thoại Đông Tây. Và
chỉ Bùi Giáng mới là người có thừa thãi công lực và thông tuệ để đẩy những suy tư của
Đỗ Long Vân vào những đường bay huyền ảo:

“Cuốn sách ông26 bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như
cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim, Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng
lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Ðông Phương, Tây
Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng
rãi không cùng.

Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Ðiều
cốt yếu ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn
khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa
nay, bất luận là Ðông Phương hay Tây Phương.

Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn Vô Kị giữa chúng ta để đọc lại“
(Đi vào cõi thơ, tr.79).

Lời trích dẫn dài dòng trên được dùng để khép lại bài viết này, và hy vọng rằng nó
cũng sẽ mở ra, đồng thời, những chân trời bao la hơn cho những nhận định, trong tương
lai, về sách võ hiệp.

26
Tức cuốn “Vô Kị giữa chúng ta”

41
(Kỷ niệm 10 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng 7.10.1998 – 7.10.2008)

NGÃ BA NGÔN NGỮ

Điều suy tư của một nhà tư tưởng chỉ được vượt qua
khi mà phần vô ngôn, phần vô suy tư trong tư tưởng
của ông ta được trả về chân lý sơ nguyên của nó 27.

(M. Heidegger, Was heißt Denken?)

Với nhan đề bài viết này, tôi không muốn góp thêm một “ngã ba” nữa cho cuốn
Con đường ngã ba vốn chứa quá nhiều “ngã ba” của Bùi Giáng, nghĩa là cái Dreiweg của
Heidegger, theo kiểu “họa xà thiêm túc”, mà chỉ muốn ghi lại một vài suy tưởng nho nhỏ
khi đọc sách của hai tác gia này. Tôi vốn là kẻ ngoại đạo về triết học, nên chỉ thích đọc
sách thuộc lĩnh vực này theo thể điệu ngẫu nhĩ lai rai của một layman.

Mọi trang sách triết học nếu không chạm đến ta trong tận cùng sâu thẳm của tâm
hồn để làm nó rung động với những cảm xúc vi tế nhất; cũng như mọi kiến thức, dù là
kiến thức hàn lâm uyên bác được thu thập từ những tư tưởng gia vĩ đại cổ kim đi nữa,
nếu nó không đem lại cho ta một tâm thức bình yên để sống giữa cõi đời, và một tinh
thần vô úy để một mình đối diện với cái chết, thì suy cho cùng đó cũng chỉ là những thứ
hý luận phù phiếm và vô nghĩa, chỉ dùng để giải trí chơi giữa cõi Ta Bà.

Tôi có một người bạn thân suốt đời không hề đọc sách, song mỗi lần trò chuyện
cùng anh, tôi lại thấy lý thú và học hỏi được rất nhiều điều, vì trong những gì anh nói, tôi
đều nghe ra hơi thở thực sự của cuộc sống. Đây là điều chúng ta hiếm khi tìm thấy trong
các sách biên khảo về triết học. Trong đó, tất cả đều được phu diễn một cách rất ư là
công phu trên bề mặt ngữ nghĩa, hết tham chiếu chỗ này lại tham khảo chốn nọ. Song khi
đọc, sao ta vẫn thấy cảm thấy dửng dưng, ngay cả khi chúng đề cập đến những vấn đề
thiết thân của cõi nhân sinh. Đơn giản chỉ vì đó chỉ là những thứ kiến thức phù hoa, và
những suy tư lạnh lùng vô hồn của lý trí, mà thiếu đi tiếng nói đằm thắm của tâm tình. Ta

27
Das Gedachte eines Denkers läßt sich nur so verwinden, daß das Ungedachte in seinem
Gedachten auf seine änfangliche Wahrheit zurückverlegt wird. (M. Heidegger, Was heißt
Denken? Max Niemeyer Verlag Tübingen, 1954, t.22)

42
có cảm tưởng như đang nghe Thúy Vân thay mặt Thúy Kiều ngồi kể lể và phân tích
chuyện đời dâu bể! Dù có đầm đìa nước mắt đi nữa thì nó vẫn hời hợt và vô vị.

Chỉ có những trang sách của các tác gia có suy tư chân thành và tư tưởng phóng
dật thênh thang mới có thể làm rung động được lòng người, vì họ đã truyền được tâm lực
và trí lực vào ngòi bút. Bút lực đó mang một dạng năng lượng tế vi, tương tự như khái
niệm “Ojas” trong tư tưởng Ấn Độ28 . Đây là một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy
trong các trang kinh Phật cũng như các tác phẩm của Trần Trọng Kim, Kim Định, Bùi
Giáng, Krishnamurti, Vivekananda, Nietzsche, Trang Tử, Whitman, Heidegger v.v… Chính
những tác gia này mới cho ta thấy sức mạnh của ngôn ngữ.

Đọc Bùi Giáng, ta dễ dàng nhận thấy bút lực cuồn cuộn của một người đã rong
chơi du hý trong cõi ngữ ngôn để lần ra đầu mối “nhất dĩ quán chi” xuyến suốt mọi bờ
bến tư tưởng kim cổ Đông Tây. Ông là người duy nhất đã thực hiện được một cuộc phục
hoạt trùng tân (Widerholung) đối với Nguyễn Du, như Heidegger đã làm với các triết gia
tiền Socrates, theo tinh thần:

“Chúng ta hiểu phục hoạt trùng tân một vấn đề căn cơ là sự mở phơi những khả
tính uyên nguyên của nó, những khả tính mà từ lâu đã bị chìm khuất trong quên lãng.
Thông qua việc triển khai này, vấn đề căn cơ đó sẽ chuyển dời bình diện, và do đó, sẽ
được giữ gìn phần nội hàm đáng được đặt thành vấn thoại. Tuy nhiên giữ gìn một vấn đề
có nghĩa là để nó được tự do và đánh thức được sức mạnh nội tại, sức mạnh có khả năng
biến nó thành vấn thoại trong căn cơ của Hiện Tinh Thể (Wesen) của nó”.29

28
The Yogis claim that of all the energies that are in the human body the highest is what
they call “Ojas”. Now this Ojas is stored up in the brain, and the more Ojas is in a man's
head, the more powerful he is, the more intellectual, the more spiritually strong. One man
may speak beautiful language and beautiful thoughts, but they do not impress people;
another man speaks neither beautiful language nor beautiful thoughts, yet his words charm.
Every movement of his is powerful. That is the power of Ojas. (Vivekananda, Raja Yoga).
29
Unter der Wiederholung eines Grundproblems verstehen wir die Erschließung seiner
ursprünglichen, bislang verborgenen Möglichkeiten, durch deren Ausarbeitung es
verwandelt und so erst in seinem Problemgehalt bewahrt wird. Ein Problem bewahren,
heißt aber, es in denjenigen inneren Kräften frei und wach halten, die es als Problem im
Grunde seines Wesens ermöglichen (M.Heidegger, Kant und das Problem der Metaphysik,
Frankfurt am Main: Vittorio Klostermann, 1973, t. 198.) Lâu nay, các bản Anh ngữ dịch
“Wiederholung” là Retrieve; Retrieval, Repitition, Recovery hoặc bản Pháp ngữ dịch là
Répetition đều không thể diễn tả được hết nội dung của thuật ngữ này. Nhà thơ Bùi Giáng
dịch là “trùng phục thu hồi ”, tôi cũng chưa thật thỏa mãn, dù tôi vô cùng kính phục dụng
ngữ phi thường của ông. Tôi đề nghị dịch chữ Wiederholung là “phục hoạt trùng tân” 復
活重新 nghĩa là làm sống dậy và làm mới lại một nội dung cũ theo tinh thần tái tạo của
hai chữ tân thanh.

43
Có ai đã làm được điều đó như Bùi Giáng đã làm với Nguyễn Du? Những phần vô
ngôn thăm thẳm nào của Nguyễn Du đã được Bùi Giáng khơi dậy trong tinh thần tân
thanh tái tạo và buộc chúng ta phải đọc lại Nguyễn Du bằng đôi mắt khác? Và từ đó nhận
ra chân dung của Heidegger và Khổng Tử?

Bùi Giáng đã làm điều kỳ diệu nào khi dùng ngôn ngữ Truyện Kiều để bắc nhịp
cầu nối liền hai bờ cõi Đông Tây, nối liền hai dòng ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt nhau là
Đức ngữ và Việt ngữ? Để hiểu hết được sự hoằng viễn của Bùi Giáng, khi cưỡng bức ngôn
ngữ để triển khai phần vô ngôn trong tư tưởng, ta hãy suy tư xem giữa ngôn ngữ Tây
phương và tiếng Việt có mối hòa thanh tương ứng nào không?

Ta hãy thử xem câu đầu tiên của Đạo đức kinh là “Đạo khả đạo phi thường Đạo
道 可 道 非 常 道” khi được dịch ra ngôn ngữ phương Tây thì nó lóng ca lóng cóng như
thế nào? Tôi xin trích một số câu tiêu biểu:
1. Der Sinn, der sich aussprechen läßt, ist nicht der ewige Sinn (Richard Wilhelm).
2. Quand on La nomme la Voie n'est plus la Voie (không rõ người dịch).
3. TAO called TAO is not TAO (Stephen Addiss, Stanley Lombardo: 1993).
4. Nature can never be completely described, for such a description of Nature
would have to duplicate Nature (Archie J. Bahm: 1958).
5. The Way that can be described is not the absolute Way (Sanderson Beck: 1996).
6. The Way (Dao) that can be “Wayed” is not the constant Way (Alexander J.
Beecroft).
7. The Tao that can be expressed is not the eternal Tao (Alexander J Beecroft).
8. There are ways but the Way is uncharted (R. B. Blakney: 1955).
9. Existence is beyond the power of words to define (Witter Bynner: 1944).
10. The way that can be told is hardly an eternal, absolute, unvarying one (Tormod
Byrn: 1997).
11. The Tao that can be told of is not the eternal Tao (Wing-tsit Chan: 1963).
12. Tao that can be spoken of, Is not the Everlasting Tao (Ellen M. Chen: 1989).
13. The Tao that can be followed is not the eternal Tao (Charles Muller).
14. The Tao that can be trodden is not the enduring and unchanging Tao (James
Legge).

Tôi nêu một loạt các câu văn dịch để bạn đọc xem kỹ và hãy tự hỏi: liệu người
phương Tây, qua các bản dịch đó, có nắm được tinh thần câu văn mở đầu của Đạo đức
kinh như người Trung Quốc hoặc người Việt chúng ta? Hay là các chữ “Sinn”, “La Voie”,

Wesen của Heidegger thường được dịch sang tiếng Anh là “Essence”, hoặc dịch theo nghĩa
“coming to presence”. Tôi dùng “Hiện Tinh Thể ” để dịch Wesen vì đối với Heidegger,
Wesen là phần tinh mật, chỉ cái đương thể (whatness) trì tồn trong sự hiển lộ tinh anh.

44
“sich aussprechen läßt”, “Tao”, “can be Wayed”, “can be trodden”, “can be spoken of”,
“can be followed”… trong các câu văn dịch đó, đối với người Tây phương đều lớ ngớ như
cảnh gà con mất mẹ? Vậy mà chúng ta cứ hồn nhiên cho rằng như thế là dịch sát! Chỉ
một chữ “Đạo” đơn giản thôi đã khiến người phương Tây lúng ta lúng túng đến thế, thì
còn có thể bàn gì đến toàn văn, hay cõi đạo Đông phương?

Bây giờ hãy thử trở lại với một câu văn của Heidegger. Ngôn ngữ của Heidegger
cực kỳ phong phú và khó dịch. Mảnh đất siêu hình học đầy gai góc của mấy ngàn năm
của Tây phương không cho phép ông lập ngôn đạm nhiên như những bậc chân nhân
Đông phương, nên ông phải đem thiên tài ra cưỡng bức ngôn ngữ Đức để làm mở phơi,
hiển lộ được cái Hiện Tinh Thể (Wesen) của ngữ ngôn. Chỉ riêng một từ Dasein của ông
cũng đã đẩy các ngôn ngữ Âu châu vào chỗ bế tắc. Các cách dịch l’Être-là, Being-There,
l’Être-le-Là rõ ràng đều không ổn thỏa.

Chúng ta thử dịch một câu đơn giản và quen thuộc của Heidegger ra Việt ngữ.
Câu đó như vầy: “Die Sprache ist das Haus des Seins: Ngôn ngữ là ngôi nhà của Hữu
Tính”30 . Đây là câu nói nổi tiếng của Heidegger trong trang đầu tiên của tác phẩm Brief
über den Humanismus (Thư về chủ nghĩa nhân bản), thường được trích dẫn rất nhiều
trong các bài biên khảo về ông, kèm theo đủ thứ các kiến thức minh giải hàn lâm. Câu
nói đó có nghĩa là gì? Thực chất, trên bình diện văn phạm, chúng ta có thể hiểu và dịch
nôm na là: “Ngôn ngữ LÀ ngôi nhà của CÁI LÀ” (với LÀ thứ nhất là động từ LÀ đã chia,
còn CÁI LÀ sau là động từ LÀ nguyên mẫu!) Như vậy, với câu “Die Sprache ist das Haus
des Seins” thì người đọc sẽ đón nhận và hiểu nó như thế nào trong bản Việt ngữ? Liệu họ
có cảm nhận được gì không, hay rốt cuộc cũng chẳng khác gì người phương Tây lắng
nghe Đạo đức kinh, nghĩa là cũng chỉ có thể nắm một đống khái niệm ù ù cạc cạc và suy
diễn theo những sở tri tích lũy trong trí não? Trong câu nói đó của Heidegger, cho dù ta
có dịch chữ Sein là Tính, Tính thể, Tồn lưu, Chân tính, Hữu thể, Tồn thể, Hằng thể, Vĩnh
thể, Thường thể, Tồn tại, Tồn hữu, Hữu tính v.v... và dù có nỗ lực “giải minh”, “thông
diễn” câu nói đó bằng vô số kiến thức hàn lâm thì tất cả cũng đều cùn nhụt và bế tắc như
nhau. Vì đó đơn thuần chỉ là sự thay đổi từ này bằng từ khác, dù ta có truy đến tận gốc
của từ nguyên để cho rằng từ này sát nghĩa hơn hơn từ kia.

Rõ ràng từ “Ngôn ngữ” trong câu nói đó của Heidegger không thể chỉ cho mọi
ngôn ngữ bất kỳ nào, cho dẫu đó là ngôn ngữ Âu châu. Các bản dịch tiếng Anh và tiếng
Pháp “Language is the place for Be[ing]” hay “La langue est la maison de l’Être” nghe vẫn
lạc lõng và rời rạc. Có phải rằng từ “Ngôn ngữ” trong câu nói đó chỉ có thể là tiếng Đức

30
Tôi dùng từ “Hữu Tính” hoặc “Tính” để dịch Sein (Being, Être). Dịch là “Hữu Tính” khi
Sein mang nghĩa đối lập lại Không Tính (trong tinh thần Phật giáo) hay Vô Thể (Nitchs,
Nothingness, Néant), còn dịch là Tính khi Sein mang nghĩa đối lập với Thể; và dùng từ
Hữu Thể, Hiện Thể, Vạn Hữu để dịch Seiende (Beings, Étants).

45
hoặc tiếng Hy Lạp mà thôi? Có phải nó mang một điểm đặc dị thù thắng nào như chữ
“Đạo” trong tiếng Trung Quốc?

Giữa chữ Đạo 道 và các chữ Voie, Tao, Way, Path có khoảng cách bất khả tư nghì
nào mà người phương Tây khó lòng thể hội? Nó có giống với khoảng cách giữa tiếng Đức
và tiếng Việt? Đặc biệt là tiếng Đức của Heidegger? Nếu cho rằng dịch chỉ đơn thuần là đi
tìm sự tương phối giữa những chữ tương đương về ý nghĩa và kết hợp chúng lại với nhau
theo các quy luật về ngữ pháp, thì tại sao chữ Weg trong tác phẩm về sau của Heidegger
lại mang một tố chất và âm hưởng mênh mang nào mà ta khó lòng cảm nhận qua các
chữ Path, Way, Chemin trong các bản dịch Anh, Pháp ngữ, mà lại cảm thấy nó gần như
chữ Đạo phương Đông? Và tại sao Heidegger lại khẳng định chỉ ngôn ngữ Hy Lạp, và chỉ
có ngôn ngữ Hy Lạp thôi mới là logos31, và vì sao ông cho rằng chỉ có tiếng Đức mới nói
lên được Hữu Tính (Sein) còn mọi ngôn ngữ khác đều chỉ nói về Hữu Tính? “The German
language speaks Being, while all the others merely speak of Being.32 Toàn bộ sự khác
biệt nằm ở chữ VỀ (of). Các ngôn ngữ Âu châu, những đứa con cùng cha khác mẹ của
tiếng Đức, còn bế tắc như thế trước một chữ Sein trong Đức ngữ, thì thử hỏi đứa con
ngoại tộc là tiếng Việt sẽ làm thế nào để dìu được cái phần hồn của Sein vào trong Việt
ngữ? Hiểu được điểm đó thì chúng ta mới có thể hiểu được sự cưỡng bức ngôn ngữ của
Bùi Giáng khi ông dịch các tác phẩm triết học phương Tây, đặc biệt là Heidegger. Cũng
như Heidegger, Bùi Giáng là người thâm cảm được sự bế tắc của ngôn ngữ quy ước khi
diễn đạt cảnh giới của nội tâm. Nếu Hegel buộc triết học phải nói bằng tiếng Đức thì Bùi
Giáng buộc triết học phải nói bằng tiếng Việt, và hơn thế nữa là nói bằng thơ lục bát Việt
Nam!

Heidegger đạm nhiên bảo:

“Không bao giờ và trong bất kỳ ngôn ngữ nào, điều được diễn tả lại là cái cần
được nói ra” (Nie ist das Gesprochene und in keiner Sprache das Gesagte. -
Aus der Erfahrung des Denkens).

Bùi Giáng thơ mộng hơn:


“Thưa em ngôn ngữ quặt què
Làm sao nói hết nghiệp nghề người điên”

31
die griechische Sprache keine bloße Sprache ist wie die uns bekannten europäischen
Sprachen. Die griechische Sprache, und sie allein, is λογοσ (... ngôn ngữ Hy Lạp không
chỉ đơn thuần là một ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta như các ngôn ngữ Âu châu khác.
Ngôn ngữ Hy Lạp, và chỉ có ngôn ngữ Hy Lạp, mới là Logos – Heidegger, Was ist das –
die Philosophie?, Gunther Neske Pfullingen, 1956, t.12).
32
http://www.brainyquote.com/quotes/quotes/m/martinheid395938.html

46
Trong kinh điển Phật giáo, đức Phật không ngớt nhắc nhở các môn đồ rằng ngôn
thuyết không bao giờ diễn đạt được Thực Tướng, tức Đệ nhất nghĩa đế.

Thử hỏi, về mặt ngôn ngữ, sự chi phối của các chữ Sein (Be, Être) và Seiende
(Being, Étant) trên dòng triết học Âu châu có giống như thể cách của chữ Là, chữ Đạo đối
với người phương Đông? Rõ ràng điều này hoàn toàn không có. Thậm chí ý nghĩa của
Sein/Seiende trong tiếng Đức cũng không hoàn toàn tương đồng với Be/Being trong tiếng
Anh hoặc Être/Étant trong tiếng Pháp. Ngay cả các nhà nghiên cứu ở phương Tây như F.
H. Heinemann vẫn phải tự hỏi:

“Liệu sự phân biệt giữa Sein và Seiende có thật sự … mang một ý nghĩa quan
trọng … có tính căn cơ, hay chỉ dựa trên một điểm đặc thù ngẫu nhiên trong
tiếng Đức? Nó không thể được dịch sang tiếng Anh một cách chính xác đã
đành, mà dịch sang tiếng Pháp cũng rất khó khăn”33.

Nêu hai ví dụ đơn giản về chữ Đạo và chữ Sein như thế để làm gì? Để thấy rằng
muốn bắt được nhịp cầu từ ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác, từ một cõi suy tư này
sang cõi suy tư khác thì con đường tư tưởng của chúng ta phải chuyển dời bình diện, chứ
không thể bám cứng một cách nô lệ và máy móc vào chữ nghĩa, nếu muốn vượt qua
được lớp vỏ ngôn ngữ để đến được với phần tinh mật bên trong. Suốt mất ngàn năm
qua, câu nói “Bất dĩ từ hại ý” của Mạnh Tử vẫn đồng vọng như một lời cảnh tỉnh.

Làm thế nào để ngôn ngữ thực sự là ngôi nhà cho Hữu Tính, để Die Sprache thực
sự là das Haus des Seins? Chỉ còn cách lắng nghe và chiêm nghiệm ngôn ngữ trong viễn
tượng thơ. Phải khơi rộng dòng thơ để dìu hồn Hữu Tính đi vào trong xoang điệu của tân
thanh để lắng nghe được phần vô ngôn trong ngôn ngữ. Đó là chỗ mà Bùi Giáng đã nối
bước Nguyễn Du để thực hiện trong tất cả các tác phẩm của ông. Theo tôi, đó mới thực
sự là tinh thần của cái gọi là “hermeunetics”. Đem thơ Nguyễn Du làm phương tiện nhiếp
dẫn người đọc vào cuộc đối thoại với Heidegger, Bùi Giáng đã thực hiện một cuộc
“Wiederholung” tuyệt trù vô tỷ đối với Truyện Kiều. Chỉ có trực giác thiên tài của một nhà
thơ mới có thể đưa ông đi vào trong cảnh giới bất khả tư nghì đó để làm “băng nhân” cho
cuộc hôn phối kỳ diệu giữa hai bờ cõi Đông Tây.

“Nếu ta không thực hiện nổi cỗi nguồn trường mộng ở nội tâm, thì không bao giờ
triết học tiếp xúc được với căn cơ chân chính của nó, dù ta có líu lo trong học hiệu phù

33
Is the distinction between Sein (to be) and Seiendem (being) really of….basic
importance … or is it based on a chance peculiarity of the German language? It cannot be
properly translated into English, and only with difficulty into French.” (trích theo Julius
Seelye Bixler, The Failure of Martin Heidegger, The Harvard Theological Review,
Vol. 56, No. 2. (Apr., 1963), t. 121-143).

47
hoa với bao nhiêu giọng điệu”34.

Chính nhờ “Cõi nguồn trường mộng ở nội tâm” đó mà ông thừa thãi thông tuệ để
nhiếp dẫn triết học Heidegger về hội thoại với Tố Như. Đoạn gặp gỡ giữa Kim Trọng và
Thúy Kiều, khi Kiều đi tìm lại cành thoa, được ông minh diễn như cuộc đối thoại hy hữu
giữa Sein và Dasein, đã nói lên được phần vô ngôn thăm thẳm nào trong tư tưởng Tố
Như và của Heidegger?35

Theo chân Bùi Giáng đi ra từ cõi rừng huyền bí Đông phương, chúng ta sẽ không
còn bỡ ngỡ nhiều chi lắm trước ngôn ngữ kỳ bí của Heidegger. Vì Heidegger bảo tất cả
tác phẩm của mình chỉ là sự chuẩn bị cho phương Tây có đủ tư cách để mở được cuộc
hội thoại với phương Đông trong mai hậu.

Các nhà nghiên cứu đôi khi chỉ trích cách dịch của Bùi Giáng một cách khắt khe
mà có khi nào họ tự hỏi: ngôn ngữ Việt đòi hỏi nguyên tác phải chuyển dịch theo yêu
sách nào để cái phần vô ngôn tinh mật, hay cái Ungedachte trong suy tư, mới lọt được
vào cái Nghe của người đọc? Nền Phật học Trung Quốc với Thiền tông há chẳng phải là
“bản dịch” tuyệt diệu của Phật giáo Ấn Độ đó hay sao? Thử đối chiếu các bản dịch của
Bùi Giáng về Heidegger với nguyên tác, người đọc có thể cảm nhận được sự sáng tạo phi
phàm của ông, dù đôi khi ông có đùa rỡn quá trớn qua lối hý lộng ngữ ngôn. Song đó
cũng chỉ là yêu sách của lập ngôn, bởi vì “Điều suy tư của một nhà tư tưởng chỉ được
vượt qua khi mà phần vô ngôn, phần vô suy tư trong tư tưởng của ông ta được trả về
chân lý sơ nguyên của nó”.

Mai sau, nếu còn một chút gì đáng kể trong những trang viết về Heidegger bằng
tiếng Việt thì đó chỉ có thể là những trang sách của Bùi Giáng mà thôi.

Sài Gòn 07.2008

34
Bùi Giáng, Martin Heidegger & Tư tưởng hiện đại, Tập 1, 1962, t.147.

35
Bùi Giáng, Thúy Vân và Tam Hợp đạo cô, NXB Võ Tánh, Sài Gòn, 1969, các tr. 13-23.

48

You might also like