You are on page 1of 2

Câu hỏi 1 : Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán thuế đã lâu, sao không thấy cơ quan

thuế đến
duyệt quyết toán cho doanh nghiệp ?

Trả lời : Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo quyết
toán thuế, nộp cho cơ quan thuế theo đúng qui định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật về số liệu do mình báo cáo. Cơ quan thuế không có trách nhiệm và thẩm quyền
xét duyệt hoặc phê duyệt báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp. Trong thời hạn 5
năm, cơ quan thuế có thể sẽ kiểm tra lại số liệu do doanh nghiệp đã báo cáo quyết toán;
nếu phát hiện doanh nghiệp báo cáo sai sự thật hoặc hạch toán kế toán không đúng chế độ
qui định, cơ quan thuế sẽ xử lý truy thu và phạt đối với hành vi trốn thuế, ẩn lậu thuế đó.

Câu hỏi 2 : Căn cứ kết quả kiểm tra quyết toán thuế, đối với những số phát hiện thêm thì cơ quan thuế
ra quyết định truy thu, còn những khoản tính ra thấp hơn số liệu do doanh nghiệp đã báo cáo, tại sao
cơ quan thuế không miễn giảm thuế cho doanh nghiệp ?

Trả lời : Mục đích của công tác kiểm tra quyết toán thuế là nhằm phát hiện các hành vi
trốn, lậu thuế để truy thu lại cho ngân sách nhà nước đồng thời xử phạt đối với các hành
vi đó. Cơ quan thuế không có trách nhiệm và thẩm quyền xét duyệt báo cáo quyết toán
thuế, cho nên không thực hiện tính toán để điều chỉnh lại báo cáo của doanh nghiệp. Qua
làm việc với đoàn kiểm tra thuế và đối chiếu với chính sách thuế, nếu tự xác định số liệu
đã hạch toán trớc đây là chưa chính xác làm cho nghĩa vụ nộp thuế cao hơn so với thực tế
phát sinh, thì doanh nghiệp có thể hạch toán bổ sung vào niên độ hiện hành đối với khoản
chênh lệch đó, đồng thời kê khai bổ sung (có giải trình cụ thể) với cơ quan thuế và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về số kê khai bổ sung này.

Việc miễn giảm thuế chỉ được áp dụng cho những đối tượng và điều kiện cụ thể đúng
theo chính sách thuế. Cơ quan thuế không được tự ý điều chỉnh giảm số thuế đã ghi bộ và
cũng không thể ra quyết định miễn giảm nếu đối tượng không thuộc diện được thụ hưởng
miễn giảm theo chính sách thuế.

Câu hỏi 3 : Doanh nghiệp của chúng tôi do Chi cục thuế (CCT) quận quản lý thu thuế, nếu di
chuyển trụ sở sang quận khác trong cùng thành phố thì chúng tôi có phải thanh huỷ hoá đơn tài chính
và quyết toán thuế không ?

Trả lời : Đối với hoá đơn tài chánh do CCT nơi cũ cung cấp, thì trước khi thay đổi cơ
quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp phải lập thủ tục thanh huỷ hoá đơn với CCT
nơi cũ. Chi cục thuế nơi đến sẽ tiếp tục bán hoá đơn mới khi doanh nghiệp hoàn thành thủ
tục chuyển đổi cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp không phải thực hiện báo cáo quyết toán thuế nếu chưa kết thúc năm tài
chính, CCT nơi đến sẽ tiếp nhận bàn giao về tình hình quan hệ ngân sách của doanh
nghiệp do CCT nơi cũ giao. Khi sang địa bàn mới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được khấu
trừ đối với những khoản đã nộp thừa hoặc chưa khấu trừ hết, đồng thời phải tiếp tục nộp
những khoản còn cha nộp đủ. Tuy nhiên, để tránh những phiền phức có thể xảy ra sau
này, doanh nghiệp nên khẩn trơng đối chiếu số liệu về quan hệ ngân sách với CCT nơi cũ
để kịp thời điều chỉnh trớc khi thay đổi cơ quan quản lý thuế.
Câu hỏi 4 : Sau khi kiểm tra quyết toán thuế, cơ quan thuế đã ra quyết định xử lý truy thu và phạt và
công ty đã thực hiện xong. Đối với những số liệu này, công ty có phải hạch toán gì thêm trong tài khoản
quan hệ ngân sách không ?

Trả lời : Doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán đầy đủ số phải nộp và số đã nộp vào niên
độ kế toán hiện hành nếu những số liệu này chưa được hạch toán phát sinh vào tài khoản
quan hệ ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp không được tẩy xoá sổ sách kế toán nhằm
điều chỉnh lại số dư cuối kỳ của những niên độ trước. Đến cuối niên độ tài chính hiện
hành, khi thực hiện báo cáo quyết toán thuế, doanh nghiệp phải kê khai đúng số liệu đã
hạch toán kế toán ; trong đó, số phát sinh phải nộp trong phần quan hệ ngân sách phải bao
gồm số phải nộp theo quyết định xử lý đã nêu.

Câu hỏi 5 : Chúng tôi thường nghe cán bộ thuế trao đổi với nhau về quyết toán thuế bước 1 và bước
2. Vậy quyết toán thuế các bước ấy là gì ?

Trả lời : Đây là những thuật ngữ chuyên môn gọi tắt trong nội bộ ngành thuế dùng để chỉ
những bước công việc mà viên chức thuế phải thực hiện đối với số liệu báo cáo quyết
toán thuế hàng năm của những cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tạm khai và quyết
toán thuế.

Trong bước 1, cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra tại bàn (kiểm tra thủ tục và hình thức)
đối với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế. Sau đó ghi bổ sung vào sổ thuế đối với khoản
chênh lệch giữa số liệu báo cáo quyết toán chính thức so với số liệu do doanh nghiệp đã
tạm khai của niên độ báo cáo.

Quyết toán thuế bước 2 chính là những công việc của kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện
các hành vi trốn, lậu thuế để truy thu lại cho ngân sách nhà nước đồng thời xử phạt đối
với các hành vi này.

You might also like