You are on page 1of 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

CHI NHÁNH VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM (TP. HÀ NỘI)

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí được Tổng Công ty
Dầu khí – nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam quyết định thành lập năm 1993.
Từ năm 2007, Trung tâm là một đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Dầu khí
Việt Nam.

Qua nhiều năm hoạt động với những nỗ lực phát triển không ngừng và sự hợp tác hiệu
quả với các tổ chức, công ty tư vấn uy tín trên thế giới, Trung tâm đã trở thành đơn vị
hàng đầu ở Việt Nam chuyên nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong
lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là hoạt động
dầu khí.

Cam kết đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách
hàng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí là một trong
những Trung tâm nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam xây dựng thành công hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, được tổ chức AFAQ – ASCERT
International chứng nhận từ năm 1999 và duy trì hiệu quả đến nay.

I. CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM


Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển về An toàn và Môi trường Dầu khí có các chức
năng và nhiệm vụ chính như sau:

1. Nghiên cứu các đề tài khoa học và công nghệ trong lĩnh vực An toàn và Môi
trường, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí;

2. Tư vấn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về các vấn đề có liên quan tới
công tác An toàn và Bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí;

3. Tham gia thẩm định về mặt An toàn và Bảo vệ môi trường các dự án và công
trình xây dựng trong ngành dầu khí;

4. Nghiên cứu xây dựng các phương án phòng chống và giải quyết các sự cố về An
toàn và Bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí;

5. Thực hiện các dịch vụ về công tác An toàn và Bảo vệ môi trường trong các hoạt
động dầu khí và trong các lĩnh vực khác;
6. Tổ chức giám định các thông số kỹ thuật an toàn của máy móc thiết bị dầu khí và
các điều kiện an toàn , vệ sinh công nghiệp của các cơ sở trong ngành dầu khí;

7. Tham gia soạn thảo các qui chế, qui định, qui phạm có liên quan đến An toàn và
Môi trường của ngành dầu khí;

8. Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành về An toàn và Bảo vệ môi trường dầu
khí.
CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
 Môi trường
− Khảo sát, đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường;
− Thiết lập bản đồ nhạy cảm môi trường;
− Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động khoan thăm dò,
thẩm lượng và khai thác dầu khí trên đất liền, thềm lục địa; các công trình cảng
biển; đường ống dẫn khí, dẫn dầu; trạm tiếp nhận, phân phối dầu khí; liên hợp
lọc-hóa dầu và các dự án công nghiệp khác: nhà máy điện, đạm, hóa chất, v.v.;
− Đánh giá rủi ro môi trường cho các công trình trong và ngoài ngành dầu khí
− Xây dựng báo cáo Đánh giá tác động Môi trường chiến lược cho ngành và vùng
− Xây dựng kế hoạch ứng cứu tràn dầu cho các hoạt động dầu khí, hệ thống cảng
sông – biển và các tỉnh venbiển;
− Thực hiện các dịch vụ quản lý và bảo vệ môi trường:
* Tham gia giám sát việc thực hiện Luật bảo vệ môi
trường trong các hoạt động dầu khí và các ngành công nghiệp khác.
* Tham gia đánh giá và xử lý ô nhiễm dầu từ các sự
cố tràn dầu.
* Tham gia biên soạn các quy định, tiêu chuẩn, và
hướng dẫn liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
* Tư vấn về công tác môi trường và xây dựng kế
hoạch quản lý môi trường cho các dự án.
* Sử dụng các mô hình phát tán khí, nước thải, mùn
khoan … để xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nước và
trầm tích biển.
 Phân tích và Thí nghiệm
− Các hoạt động của Phòng Thí nghiệm được kiểm soát theo Hệ thống Quản
lý chất lượng ISO 9002;
− Khảo sát môi trường trên đất liền và ngoài khơi cho các dự án dầu khí, hóa
chất, xây dựng, giao thông, nông nghiệp, các sự cố ô nhiễm dầu trên đất, sông, và
trên biển;
− Phân tích dầu mỡ, các hydrocacbon, các kim loại trong đất, nước, và trầm
tích sông, biển; kích thước hạt; dư lượng thuốc trừ sâu; hàm lượng chất hữu cơ,
hàm lượng Phénol, hàm lượng Nitơ trong nước;
− Phân tích chất lượng không khí và các khí thải nhằm xác định các chất ô
nhiễm, độc hại như NOx, SOx, CO, O3, hydrocacbon…;
− Nhận dạng nguồn gốc dầu ô nhiễm bằng các kỹ thuật sắc ký khí, sắc ký
khối phổ, huỳnh quang;
− Thử nghiệm phong hóa dầu nhằm cung cấp các số liệu cần thiết phục vụ
công tác phòng chống và khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm dầu;
− Nghiên cứu khả năng tích tụ sinh học trong các mô sinh vật;
− Các dịch vụ phân tích khác.
 Sinh học
− Các quá trình phân tích đều được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9002;
− Kiểm định độc tính sinh thái để đánh giá mức độ tác động của hóa chất/ sản
phẩm đến môi trường sinh thái, bao gồm: kiểm định độc tính trên một số loài thủy
sinh nước mặn và nước ngọt; kiểm định khả năng phân rã sinh học (hiếu khí và
yếm khí); khả năng tích tụ sinh học;
− Phân tích, đánh giá khả năng gây hại đến môi trường biển do sử dụng và
thải bỏ hóa chất độc ngoài khơi bằng mô hình CHARM;
− Phân tích sinh học bao gồm các chỉ tiêu vi sinh và sinh hóa của mẫu nước
như E. Coli, Coliform, Coliform phân, tổng vi khuẩn, vi khuẩn khử Sulfat, BOD,
COD,… phân loại động vật đáy nước mặn và nước ngọt;
− Xây dựng tập Atlas các loài sinh vật vùng biển Việt Nam.
 An toàn
TTAT&MTDK là đơn vị đầu tiên trong ngành xây dựng và thực hiện quy trình Đánh
giá Rủi ro cho các hệ thống công nghệ dầu khí;

Thực hiện hiệu quả các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến đánh giá rủi ro và tăng cường
độ tin cậy thiết bị công nghệ như:

* Đánh giá định lượng rủi ro các công trình trên bờ và ngoài khơi;
* Phân tích hậu quả: Cháy tia, cháy vùng, BLEVEs, cháy cầu, nổ mây khí, rò rỉ khí
độc…;

* Phân tích cây sự cố;

* Phân tích HAZOP và các phương pháp xác định


nguy hiểm khác cho các công trình trên bờ và ngoài khơi;
− Lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp cho các công trình trên bờ và ngoài khơi.
− Triển khai các nghiên cứu khoa học về quản lý – phân tích rủi ro và an toàn
hệ thống công nghệ;
− Tham gia xây dựng các quy định, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn.
− Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, kiểm tra
hệ thống quản lý an toàn
 Kiểm định kỹ thuật
- Chứng chỉ Hợp chuẩn Qui phạm và Tiêu chuẩn Việt Nam, Nhật Bản và
tương đương do Cục đăng kiểm Việt Nam cấp (VR Lab. 08);
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được cấp chứng chỉ quốc tế cấp II và III về kiểm
tra không phá hủy theo tiêu chuẩn ASNT SNT-TC-1A;
- Phòng thí nghiệm NDT được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại đảm
bảo cung cấp kết quả kiểm tra tin cậy và chất lượng cao;
- Kiểm định kỹ thuật các công trình – thiết bị dầu khí và các ngành công
nghiệp khác;
- Tham gia kiểm tra NDE nhiều công trình trong và ngoài ngành dầu khí
như: nhiệt điện, hóa chất, công trình kết cấu thép… bằng các phương pháp sau:
* Kiểm tra Chụp ảnh phóng xạ (RT);
* Kiểm tra Siêu âm (UT);
* Kiểm tra Từ tính (MT);
* Kiểm tra Thẩm thấu (PT);
* Kiểm tra Hút chân không (LT);
* Kiểm tra Độ cứng (HT).
* Nhiều khách hàng và các tổ chức kiểm định quốc tế
như Lloyd’s Register, Brown & Root, DNV… đánh giá cao về chất lượng kiểm tra
NDT của Trung tâm.
 Môi trường Lao động
− Đạt Chứng chỉ chất lượng về nghiệp vụ kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội T/p. Hồ Chí Minh cấp;
− Triển khai các hoạt động đo đạc, khảo sát, giám sát và phân tích đánh giá
về vệ sinh công nghiệp, điều kiện, và môi trường lao động…;
− Triển khai các nghiên cứu khoa học về môi trường lao động và bảo hộ lao
động;
− Tham gia soạn thảo các quy định, tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao
động.

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Là một đơn vị hàng đầu ở Việt Nam chuyên nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ
thuật trong lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh
vực dầu khí, Trung tâm cần tập trung vào hoạt động nghiên cứu khoa học và kinh doanh dịch vụ
dựa trên tiêu chuẩn đảm bảo môi trường và an toàn cho xã hội, coi trọng con người và sự sống.
Chính vì thế việc đầu tư trang thiết bị cũng như các nỗ lực nghiên cứu phát triển phải nhằm mục
đích giữ gìn bảo tồn và bảo vệ môi trường. Các chính sách môi trường cần phải thực hiện là:

• Phát triển và sản xuất các sản phẩm theo hướng làm giảm tác động đến môi trường và thúc đẩy
bảo vệ môi trường
• Loại bỏ lãng phí và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng để bảo vệ giá trị
tài nguyên của trái đất.
• Ngăn chặn không khí, nước, đất bị ô nhiễm và giảm thiểu sự phát thải ô nhiễm bằng việc khuyến
khích sử dụng công nghệ tái sinh và tái sử dụng trong các quá trình thực hiện dịch vụ.
• Nỗ lực tăng cường hệ thống quản lý môi trường để hoàn thành mục tiêu bảo tồn môi trường.

CHƯƠNG III: BỘ PHẬN XỬ LÝ CHẤT THẢI

1. Quy trình hoạt động:

Phòng Xử lý chất thải là một bộ phận thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn
và Môi trường Dầu khí, hoạt động theo các quy trình chung của Trung tâm, tuy nhiên về mặt
chuyên môn, Phòng Xử lý chất thải được thiết kế riêng quy trình trong đó quy định rõ trách
nhiệm, công việc của mỗi thành viên trong phòng khi tham gia các dự án khác nhau tùy theo
yêu cầu của khách hàng. Các hoạt động đó được mô tả tóm tắt như sau:

2. Khía cạnh môi trường:


KHÍA CẠNH BẤT LỢI CÓ LỢI

HOẠT ĐỘNG: TIÊU THỤ NƯỚC, ĐIỆN, HÓA CHẤT

Tiêu thụ nước

Tiêu thụ điện

Sử dụng hóa chất

SẢN PHẨM: CÁC CHẤT THÂỈ ĐỘC HẠI ĐÃ QUA XỬ LÝ

Chất thải rắn

Chất thải lỏng

Chất thải khí

DỊCH VỤ: TƯ VÂN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHO KHÁCH HÀNG

Hệ thống xử lý chất Mở rộng phạm vi đến các đơn vị


thải khác về giảm thiểu các hoạt động
gây ô nhiễm môi trường

Đào tạo Nâng cao nhận thức cán bộ về


bảo vệ môi trường cả trong công
việc và đời sống.

You might also like