You are on page 1of 18

Bài 1: Máy phát điện đồng bộ và các mạch đồng bộ hoá.

Bài thực tập này sử dụng một máy phát điện đồng bộ với rotor cực lồi, kiến thức thu
nhận được là sự biến đổi năng lượng cơ thành năng lượng điện. Năng luợng cơ được
cung cấp bằng một động cơ điện một chiều, với momen quay được đo lường. Tiến trình
đồng bộ hoá với mạch điện chính được thực hiện thủ công hay tự động, sử dụng thiết bị
đồng bộ hoá. Công suất tác dụng và hệ số công suất của máy phát điện, được đồng bộ
hoá với hệ thống chính, có thể được điều khiển bằng cách sử dụng panen huấn luyện
tương ứng. Panen này được sử dụng để mô phỏng trạng thái vận hành của một trạm
điện.

Bài 2: Thiết bị truyền tải và phân phối điện năng.

Bài thực tập này sử dụng mô hình một hệ thống truyền tải điện đầy đủ.Từ máy biến áp
có công tắc chuyển nấc đến các máy cắt công suất và mô hình đường dây truyền tải
điện cao áp cho đến tổng trở xung cuối đường dây. Các phương án nghiên cứu khác
nhau có thể thay đổi trên hệ thống truyền tải này:không tải, vận hành với tải tự nhiên,
ngắn mạch đối xứng và không đối xứng, bù nối tiếp và song song của đường dây truyền
tải, cũng như chế độ nối trung tính. Do khả năng kết nối nối tiếp hay song song mô hình
đường dây truyền tải 380kV, mức độ phức tạp của hệ thống truyền tải cũng tăng lên
tương ứng. Các điều kiện đóng ngắt và khả năng cắt của các máy cắt công suất được
nghiên cứu trên hệ thống hai thanh góp có tích hợp thiết bị đóng cắt. Thêm vào đó, bộ
thiết bị này phải minh hoạ được tải được chuyển từ nguồn này sang nguồn khác ra sao,
mà không có gián đoạn công suất trong quá trình này.

Bài 3: Bộ thiết bị bảo vệ hệ thống điện năng.

Bài thực tập này sử dụng mô hình thiết bị bảo vệ hệ thống điện năng nhằm minh hoạ
chế độ vận hành của các mạch bảo vệ khác nhau, khi sử dụng các rơ le bảo vệ công
nghiệp. Ngoài ra, việc giải thích các thuật ngữ, kết nối các rơ le thích hợp với các máy
biến áp và đo các nhu cầu về năng lượng vốn có của rơ le, điều kiện vận hành và thời
gian kích cũng được xem xét. Các đặc tuyến của máy biến dòng, máy biến áp và kỹ
thuật bảo vệ có chọn lọc được nghiên cứu trong trường hợp có nhiều một hơn mô hình
đường dây truyền tải. Các rơ le bảo vệ được sử dụng phải giống loại hiện có trong thực
tế tại các công ty điện lực. Điều này đảm bảo việc huấn luyện gắn liền với thực tế ở
mức có thể.

Bài 4: Bộ thiết bị sử dụng năng lượng.

Trong bài thực tập này động cơ ba pha không đồng rotor lồngsóc được sử dụng như là
hộ tiêu thụ điện trở-cảm kháng. Tải tiêu thụ bởi hộ phụ tải này sẽ được khảo sát chi tiết.
Việc bù công suất phản kháng nhằm mục đích giảm tải trên đường dây chính. Thiết bị
bù tự động công suất phản kháng có thể được lắp đặt từ bộ điều khiển công suất phản
kháng. Bộ điều khiển này điều khiển việc đóng cắt các dàn tụ bù. Hơn nữa, bộ thiết bị
này có thể cung cấp các số đo mức tiêu thụ công suất bằng cách sử dụng các máy đo
công suất tác dụng, công suất phản kháng và mức tiêu thụ cực đại. ở đây, cũng sử dụng
các thiết bị tiêu chuẩn, có trên thị trường.
Phòng thí nghiệm cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tế về:

1. Thiết bị đóng cắt trên lưới:

Máy cắt tự đóng lại (Recloser):

Phần lớn sự cố trong hệ thống phân phối điện là sự cố thoáng qua. Chính vì vậy, để tăng
cường độ liên tục cung cấp điện cho phụ tải, thay vì sử dụng máy cắt người ta sử dụng máy cắt
thường đóng lại (Recloser). Thực chất máy cắt tự đóng lại là máy cắt có kèm thêm bộ điều
khiển cho phép người ta lập trình số lần đóng cắt lập đi lập lại theo yêu cầu đặt trước. Đồng
thời đo và lưu trữ 1 số đại lượng cần thiết như : U, I, P, thời điểm xuất hiện ngắn mạch. . .

Khi xuất hiện ngắn mạch Recloser mở ra (cắt mạch) sau 1 thời gian t1 nó sẽ tự đóng mạch.
Nếu sự cố còn tồn tại nó sẽ cắt mạch, sau thời gian t2 Recloser sẽ tự đóng lại mạch. Và nếu sự
cố vẫn còn tồn tại nó sẽ lại cắt mạch và sau thời gian t3 nó sẽ tự đóng lại mạch 1 lần nữa và
nếu sự cố vẫn còn tồn tại thì lần này Recloser sẽ cắt mạch luôn. Số lần và thời gian đóng cắt do
người sử dụng lập trình.

Recloser thường được trang bị cho những đường trục chính công suất lớn và
đường dây dài đắt tiền.

Recloser bố trí trên cột

Máy cắt phụ tải LBS (Load Break Switch)

Máy cắt phụ tải có cấu tạo tương tự như Recloser nhưng không có cuộn đóng, cuộn cắt và
bộ điều khiển nên không thể điều khiển từ xa hoặc kết hợp với bảo vệ rơle thực hiện chức năng
bảo vệ. LBS có thể đóng mở mạch lúc đầy tải. Việc đóng mở LBS thường được thực hiện bằng
xào và ngay tại nơi đặt LBS. Để thực hiện chức năng bảo vệ LBS phải sử dụng kết hợp với cầu
chì.

Hình máy cắt phụ tải LBS

Dao Cách Ly Distance Switch (DS):

Dao cách ly (DS) là thiết bị có chức năng tạo khoảng hở nhìn thấy được nhằm tăng cường
ổn định về tâm lý cho công nhân sửa chữa đường dây và thiết bị. Dao cách ly chỉ có thể đóng
cắt dòng không tải. Dao cách ly thường được bố trí trên cột. Trong lưới điện cao áp, dao cách
ly ít khi đặt riêng rẽ, mà thường được kết hợp với cầu chì và máy cắt điện. Dao cách ly được
chế tạo nhiều chủng loại, kiểu cách khác nhau, có dao cách ly ngoài trời, trong nhà; dao cách ly
một, hai, ba trụ sứ; dao cách ly lưới chém thẳng, quay ngang; dao cách ly một cực (cầu dao
một lửa), ba cực (cầu dao liên động). Dao cách ly thường được đóng mở bằng tay thông qua cơ
cấu chuyển động đặt trên cột.
LTD:

LTD có cấu tạo tương tự như dao cách ly nhưng được đặt trên đường dây thay vì
trên cột như DS. Việc thực hiện đóng mở LTD được thực hiện thông qua xào cách điện.

FCO:

FCO (Fuse Cut Out) thực chất là một loại cầu dao kèm cầu chì dùng để bảo vệ
các thiết bị trên lưới trung thế khi quá tải và khi ngắn mạch. Tính chất tự rơi của nó là
tạo một khoảng hở trông thấy được, giúp dễ dàng kiểm tra sự đóng cắt của đường dây
và tạo tâm lý an toàn cho người vận hành. FCO chỉ có thể đóng cắt dòng không tải.

Khi có quá tải hay ngắn mạch xảy ra, dây chì chảy ra và đứt, đầu trên của cầu chì
tự động nhả chốt hãm làm cho ống cầu chì rơi xuống tạo ra khoảng cách ly giống như
mở cầu dao. Vì thế cầu chì tự rơi làm cả hai chức năng của cầu chì và cầu dao.
Cầu chì tự rơi (Fuse Cut Out: FCO)
LBFCO:

LBFCO thực chất là FCO được trang bị thêm buồng dập hồ quang vì vậy nó có thể
đóng cắt dòng tải nhỏ.
Chống sét Van (LA):(Lingtning Arrster)

Là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các Trạm Biến Áp, các thiết bị quan trọng trên
lưới và đầu các đường cáp ngầm tránh khỏi sự cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét
đánh, cũng như quá điện áp nội bộ, LA được đặt trước và song song với thiết bị được
bảo vệ.

Khi có quá điện áp, các khe hở sẽ phóng điện và trị số của điện trở phi tuyến lúc này
cũng rất nhỏ cho dòng điện đi qua. Sau khi quá điện áp được đưa xuống đất thì điện áp dư đặt
lên chống sét van nhỏ dưới mức đã định làm điện trở phi tuyến trở lên rất lớn, ngăn không cho
dòng điện đi qua. Khi dòng xoay chiều đi qua trị số 0 thì hồ quang sẽ tự động bị dập tắt.

Trong điều kiện bình thường, điện áp đặt lên chống sét van là điện áp pha của
lưới điện. Lúc này điện trở phi tuyến có trị số rất lớn hay nói cách khác là nó cách điện.
Nhưng khi xuất hiện quá điện áp thì nó sẽ phóng điện trước thiết bị mà nó bảo vệ, trị số
điện trở phi tuyến giảm xuống rất bé và dẫn dòng xung xuống đất. Khi tình trạng quá
điện áp đã qua, chống sét van trở về trạng thái cách điện như lúc ban đầu.
Các loại chống sét
Các loại tụ bù trung thế
Cấu tạo các cuộn dây máy biến áp 3 pha
Máy biến áp được di chuyển tới địa điểm lắp đặt

Các phương pháp bảo dưỡng máy phát điện tại công ty
Thực hành đấu biến dòng và biến áp đo lường trong hệ thống truyền tải

Các loại biến áp sử dụng trên hệ thống truyền tải điện (TU)
Bố trí biến dòng (TI) và biến áp (TU) trong hệ thống cung cấp điện
Các loại biến dòng sử dụng trong trung và cao áp
Đầu nối cáp ngầm
Các phương tiện cắt cáp

You might also like