You are on page 1of 11

Câu 1: Trình bày cấu trúc tế bào của ATM, so sánh UNI & NNI.

Điểm khác nhau giữa


UNI và NNI là gì?

- Mạng ATM là tế bào dữ liệu có kích thước cố định là 53 Byte( Ocjet). 5 byte đầu tiên chứa
thông tin mào đầu bao gồm cả số nhận dạng kết nối, 48 byte còn lại dùng để chứa tải tin.
Mạng ATM có khả năng truyền các dữ liệu thời gian theo tín hiệu thoại và video.
- Các tiêu đề 5-byte bao gồm một lĩnh vực phát hiện lỗi và một Virtual Channel Identifier
(VCI) hoặc Virtual Path Chỉ số (VPI) để vận chuyển một tải trọng di động đến một địa chỉ
đích.
- So sánh UNI & NNI

- GFC : Trường điều khiển luồng chung.

- VPI/VCI : Trường nhận dạng kênh ảo


- PT : Trường loại tải tin
- CLP : Trường xác định tế bào nòa sẽ bị loại bỏ nếu gặp tắc nghẽn
- HEC: Trường kiểm soát lỗi phần header.
- NNI Header tương tự như UNI nhưng k có trường GFC và thay thế vào đó là trường VPI
với kích thước lớn hơn(12 bit) để quản lý được nhiều tuyến ảo VP hơn.
- UNI – Giao diện đầu cuối – mạng: là giao diện lien kết giữa hệ thống đầu cuối người dùng
với bộ chuyển mạch ATM.
- NNI – Giao diện mạng – mạng: là giao diện lien kết giữa hai bộ chuyển mạch ATM.
Cấu trúc tế bào (cell) ATM có giá trị không đổi là 53 bytes. Trong đó , có 5 byte header và 48
byte chứa thôn tin dữ liệu.
So sánh UNI và NNI:
UNI: là giao tiếp người dùng với giữa hệ thống đầu cuối người dùng với bộ chuyển mạch
ATM.
NNI: là giao tiếp giữa hai bộ chuyển mạch ATM.
NNI và UNI có header tương tự như nhau, nhưng NNI không có trường GFC. Trường này
làm nhiệm vụ điều khiển luồng, cung cấp chức năng điều khiển luồng dữ liệu từ thiết bị đâu
cuối đến bộ chuyển mạch ATM.
1.Giới thiệu UNI và NNI
-Cấu trúc tế bào UNI được dùng trong kết nối User - Network Interface
-cấu trúc tế bào NNI được dùng trong kết nối Network – Network Interface
2. Nhiệm vụ các trường trong Cell
-GFC : dùng điều khiển luồng dữ liệu đốivới dịch vụ có độ bit thay đổi (VBR) chống quá tải .
-PT: phân biệt tế bào điều khiển và thiết lập với truyền dữ liệu
-CLP: xác định mức độ yêu tiên , cho phép hoặc không cho phép mất cuộc gọi trong trường
hợp mạng quá tải.
-HEC: kiểm tra lỗi sử dụng mã CRC (Cyclic Redundancy Check)
3.Khác nhau giữa UNI và NNI :
-Ta thấy ở cell UNI có trường GFC còn cell NNI thì không có đây là điểm khác biệt lớn nhất
của UNI và NNI lý do cell UNI có trường GFC còn NNI thì không là vì cell UNI là giao tiếp
giữa người dùng và giao diện mạng ATM mà từ giao diện ATM đến người dùng sử dụng
nhiều loại thiết bị truyền dẫn khác nhau như cáp UTP hay cáp quang .. mỗi loại có tốc độ
truyền tải khác nhau nên trường GFC sẻ làm nhiệm vụ điều khiển luồng để đồng bộ dữ liệu ở
đầu thu và phát.còn trong cell NNI không có GFC là vì nó làm việc giữa các giao tiếp ATM
với nhau nên tốc độ là như nhau (tốc độ cơ sở ATM : 155 Mbps).
Câu 2: Trình bày mô hình tham chiếu của ATM. Nêu chức năng và nhiệm vụ của từng
phần?
Application
Presenlation Higher Layer Higher Layer
Session
AAL – ATM Adaptation LAyer
Transport
Network ATM Layer
Data link
Physical Layer
Physical

a. Phần Vật lý: Truyền dẫn các bit dữ liệu thô


o Lớp phương tiện vật lý : đồng bộ hóa phát và thu dữ liệu bằng cách gửi và nhận luồng bit
liên tục kết hợp với các thông tin đồng bộ theo một khuôn dạng khung dữ liệu nhất định.
o Lớp hội tụ truyền dẫn: duy trì kích thước của tế bào ATM, tạo và kiểm tra mã kiểm soát
lỗi của phần header (HEC), đảm bảo đồng bộ, chèn them hoặc loại bớt các tế bào rỗng để
cung cấp luồng tế bào liên tục, đóng gói tế bào ATM thành các khung dữ liệu.
b. Lớp ATM: Chuyển mạch các tế bào
o Ghép kênh / giải ghép kênh tế bào của các kết nối khác nhau.
o Biên dịch các giá trị VPI / VCI ở các bộ chuyển mạch và điểm kết nối.
o Gắn thêm hoặc lấy ra các header trước hoặc sau khi tế bào đc chuyển đến lớp AAL.
o Duy trì việc điều khiển luồng bằng cách sử dụng GFC bit của phần Header.
c. Lớp AAL ( chuyển đổi thông tin của các lớp cao hơn thành tế bào ATM và ngược lại)
Tạo các kết nối End to End
o Lớp hội tụ: chia khung dữ liệu cảu lớp hội tụ thành tế bào có kích thước 53byte và gửi
đến đích nhận.
o Lớp phân đoạn và tái hợp tế bào: phân đoạn dữ liệu thành các tế bào ATM ở đầu phát dữ
liệu và tái hợp chúng thành tín hiệu ban đầu ở đầu thu dữ liệu.
Câu 3: Trình bày về đặc điểm của những kết nối trong ATM, nói rõ ưu, nhược điểm của
chúng?
PVC (Permanent virtual connection)
- Đặc điểm: là kết nối cố định (thường xuyên), thiết lập bằng tay. Hoạt động như một kênh
thuê riêng.
- Ưu điểm: Kết nối nhanh.
- Nhược điểm: Tốn kênh truyền.
SVC (Switched virtual connection)
- Đặc điểm: là kết nối ảo chuyển mạch, thiết lập và giải phóng kênh truyền một cách tự động.
Thông qua ba bước: Thiết lập – Truyền – Giải Phóng.
- Ưu điểm: Tiết kiệm kênh truyền.
- Nhược điểm: Kết nối chậm.
Soft PVC (Soft Permanent virtual connection)
o Đặc điểm: là kết nối ảo chuyển mạch bán thường xuyên. Nó bao gồm 2 đặc tính là PVC
và SVC. PVC trong trường hợp UNI và SVC trong trường hợp NNI.
- Ưu và Nhược điểm: Bao gồm của các kết nối trên
o kết nối SOFT PVC theo mình thì nó sẽ có những yêu điểm của 2 kết nối PVC và SVC còn
nhược điểm đã khắc phục
Câu 4: Có bao nhiêu loại địa chỉ ATM, trình bày về chúng, giải thích cụ thể các trường
trong trường đó ?
Khuôn dạng địa chỉ ATM dựa vào địa chỉ điểm truy cập dịch vụ mạng của mô hình tham
chiếu OSI (địa chỉ NSAP) có độ dài 20 byte được gọi là hệ thống đầu cuối ATM (AESA)
hoặc địa chỉ ATM NSAP.
Có 3 loại địa chỉ ATM:
DCC: địa chỉ dùng chung, dành cho các phần tử mạng kết nối giữa các quốc gia.
IDC: địa chỉ dành riêng, được quản lý và đánh số theo tiêu chuẩn quốc tế do Viện Tiêu chuẩn
Hoàng fia Anh cấp phát.
E.164: của ITU.
Các trường trong địa chỉ ATM:
IDP có hai thành phần
- AFI: xác định loại và khuôn dạng của phần tử thứ 2 (IDI). DCC (AFI=39), IDC (AFI=47),
E.164 (AFI=15).
- IDI: xác định địa chỉ cấp phát và quyền quản trị.
DSP: chứa thông tin định tuyến, gồm ba phần
- HO-DSP: xác định miền bậc cao.
- ESI: chỉ số hệ thống đầu cuối chứa địa chỉ MAC. (Địa chỉ Host)
- SEL: xác đinh phần tử hoạt động trong mạng LAN
Câu 5: Trình bày đặc điểm của các dịch vụ của trong ATM ?
1.Tổng Quan : Có thể chia dịch vụ ATM thành 2 loại :
- Dịch vụ thời gian thực :CBR(tốc độ bit cố định),VBR(tốc độ bit thay đổi).
-Dịch vụ thời gian không thực :ABR(tốc độ bit có thể),UBR(tốc độ bit không ràng
buộc),GFR(tốc độ frame được đảm bảo).
2.đặc điểm các dịch vụ:
-Dịch vụ CBR:
+Tốc độ truyền dữ liệu luôn cố định
+Dùng cho các ứng dụng audio hoặc video không nén.
+giới hạn theo thời gian chậm trễ và trì hoãn.
+Adaptation Layer: AAL1
-Dịch vụ VBR:
+Dùng cho các dịch vụ ràng buộc về thời gian
+Các ứng dụng truyền dữ liệu với tốc độ thay đổi theo thời gian
+Dùng cho ứng dụng audio hoặc video nén.
+Cúng cấp dịch vụ với độ trễ và độ mất cell thấp
+Adaptation Layer: AAL2, AAL 3 /4, AAL5
-Dịch vụ ABR:
+Truyền đi dữ liệu tốc độ cao
+Sẽ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như truyền dẫn file tốc độ cao và kết nối với
các LAN
+Giới hạn dữ liệu bởi chốt dữ liệu trên và dưới.
+Adaptation Layer: AAL 5
-Dịch vụ UBR:
+Dịch vụ nổ lực cao nhất : băng thông linh động,UBR có thể sử dụng băng thông mà
ABR,CBR,VBR không sử dụng.
+Dịch vụ không phản hồi
+ Dùng cho những ứng dụng không quan trọng ví dụ : truyền tập tin, truy cập web…
+Adaptation Layer: AAL5
ETHERNRT
Câu 1: Các phiên bản Ethernet (ethenet, fast, giga, 10giga.....)
Năm 1973, Xerox Alto Paolo Trung tâm nghiên cứu, khả năng Ethernet sử dụng CSMA / CD
giao thức
Năm 1984, DIX tài trợ, 10Mbps Ethernet đã được thông qua như là nền tảng cho các mạng
LAN IEEE 802,3
Năm 1995, Fast Ethernet đã được thông qua như là một phần mở rộng cho Ethernet, được gọi
là tiêu chuẩn IEEE 802.3u, đạt tốc độ 100Mbps.
Năm 1998, Gigabit Ethernet, được gọi là IEEE 802.3z, đạt tốc độ 1000Mbps hoặc 1Gbps
Năm 2002, 10Gigabit Ethernet, được gọi là IEEE 802.3ae
Câu 2: Nêu đặc điểm, ưu điểm của công nghệ Ethernet so với ISDN, ATM.
1. Ưu điểm
o Mạng chuyển mạch ATM là mạng cho phép xử lý tốc độ cao, dung lượng lớn, chất lượng
truy nhập cao, và việc điều khiển quá trình chuyển mạch dễ dàng và đơn giản. Đặc tính
của chuyển mạch ATM là ở chỗ nó thử nghiệm sự biến đổi của độ trễ tế bào thông qua
việc sử dụng kỹ thuật tự định tuyến của lớp phần cứng, và có thể dễ dàng hỗ trợ cho
truyền thông đa phương tiện sử dụng dữ liệu, tiếng nói và hình ảnh. Hơn thế nữa, nó có
thể đảm bảo việc điều khiển phân tán và song song ở mức độ cao.
2. Nhược điểm
o Nhược điểm của hệ thống chuyển mạch ATM là sự phức tạp của phần cứng và sự tǎng
thêm của trễ truyền dẫn tế bào, và là sự điều khiển phức tạp do việc chức nǎng sao chép
và xử lý phải được thực hiện đồng thời.

Câu 3: Cấu trúc khung dữ liệu Ethernet, ý nghĩa của các trường.

o FRC : Trường mào đầu có kích thước 7 byte, có chức năng báo cho đầu thu biết khung dữ
liệu đang được chuyển đến. & chức năng đồng bộ khung dữ liệu.
o SOF – Trường Start – of – Frame : Kích thước 1 byte, đây là trường thông báo điểm bắt
đầu khung dữ liệu, và kết thúc bằng 2 bit 1 liên tiếp để thông báo bit tiếp theo là bit đầu
tiên của trường địa chỉ.
o DA- Trường địa chỉ đích : có kích thước 6 byte. Trường này xá định trạm đích sẽ nhận
khung dữ liệu. Bit đầu tiên của trường này biểu thị địa chỉ đích là địa chỉ riêng (bit 0) hay
địa chỉ nhóm (bit 1). Bít thứ 2 là địa chỉ đích được quản lý chung (bit 0 ) quản lý cục bộ
( bit 1)46 bit còn lại là địa chỉ của trạm đích.
o SA- Trường địa chỉ nguồn : kích thước 6 byte -> xác định trạm gửi khung dữ liệu , có bit
đầu tiên luôn luôn mang giá trị 0.
o Length/ Type – trường độ dài/ kiểu : kích thước 2 byte. Trường biểu thị số lượng byte
chứa trong trường dữ liệu cảu khung hoặc số định dạng kiểu khung nếu khugn sử dụng
trường mở rộng để nối thêm vào khung dữ liệu.
o Data – trường dữ liệu : gồm 1 chuỗi liên tiếp n byte , với n<= 1500 byte. Trong trường
hợp độ dài của trường dữ liệu <= 46byte thì phải chèn thêm bằng các byte chèn của
trường Pad cho đủ độ dài 46byte.
o FCS – trường kiểm tra lỗi : kích thước 4byte, chứa mã kiểm soát lỗi CRC.
Câu 4: Trình bày các thiết bị DTE, DCE là gì ? Ví dụ ?
o Mạng Ethernet bao gồm các mode mạng hoặc các máy trạm đầu cuối và môi trường
truyền dẫn. Tùy thuộc vào chức năng mà người ta chia các mode mạng thành thiết bị kết
cuối dữ liệu (DTE) và thiết bị truyền dẫn dữ liệu (DCE).
o Thiết bị kết cấu dữ liệu DTE : là thiết bị đầu cuối phát hoặc nhận khung dữ liệu.
Các thiết bị này trên thực tế là máy tính, máy trạm, máy chủ file dữ liệu.
o Thiết bị truyền dữ liệu DCE : là thiết bị trung gian có nhiệm vụ nhận và chuyển
tiếp khung dữ liệu trên mạng. DCE có thể là các thiết bị đứng độc lập như bộ lặp,
bộ chuyển mạch, bộ định tuyến hoặc các khối giao tiếp thông tin …
o Môi trường truyền dẫn bao gồm các loại cáp đồng (UTP, STP) và các loại cáp
quang
Câu 5: Trình bày về Mã hóa Manchester được sử dụng trong Ethernet và vì sao phải sử
dụng nó ?

o Để chuyển đổi dữ liệu bit sang tín hiệu truyền trên đường truyền, Ethernet dùng kiểu mã
hóa Manchester. Trong sơ đồ mã hóa Manchester, một bit sẽ được mã hóa bằng một sự
thay đổi điện thế. Với bit "1", điện thế đổi từ 1 xuống 0. Còn với bit "0", điện thế đổi từ 0
lên 1.

o
Mã hóa Machester
o

Câu 6: Nêu các cấu hình mạng sử dụng trong Ethernet. Giải thích: “Tại sao hiện nay
cấu hình star được nhiều người dùng ”.
Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị
hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
o Dễ dàng triển khai quản lý và bảo dưỡng.
o Chi phí xây dựng mạng thấp.
o Dễ dàng và linh động trong việc mở rộng.
o Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
+ Sở dĩ hiện nay cấu hình star được nhiều người sd vì
o 1. Ưu điểm:
 Dễ thêm/bớt máy vào mạng
 Dễ bảo trì cáp, khi 1 sợi cáp đứt chỉ một máy nối với cáp không sử dụng
được mạng, các máy khác vẫn vào mạng bình thường
 Nếu dùng Switch hiệu suất mạng vẫn đảm bảo nếu nhiều máy sử dụng
mạng.

Câu 7: Trình bày cấu trúc phân lớp của Ethernet, nêu cụ thể từng phần ?
Câu 8 : Ưu và nhược điểm cơ bản trong các phiên bản của mạng Ethernet?
1. Ethernet:
- Đặc điểm:
Công nghệ Ethernet đã được xây dựng và chuẩn hoá để thực hiện các chức năng mạng lớp
đường dữ liệu và lớp vật lý. Công nghệ này hỗ trợ cung cấp rất tốt các dịch vụ kết nối điểm -
điểm với cấu trúc tô-pô mạng phổ biến theo kiểu ring và hub and spoke. Hổ trợ truyền dl tốc
độ cao, đa phương tiện và khả năng truy cập thông tin quang.
- Ưu điểm:

o Công nghệ Ethernet có khả năng hỗ trợ rất tốt cho ứng dụng truyền tải dữ liệu ở tốc độ
cao và có đặc tính lưu lượng mạng tính đột biến và tính “bùng nổ”.
o Cơ cấu truy nhập CSMA/CD cho phép truyền tải lưu lượng với hiệu xuất băng thông và
thông lượng truyền tải lớn.
o Thuận lợi trong việc kết nối cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
o Độ tương thích cao dẫn tới việc giảm chi phí xây dựng mạng.
o khả năng mở rộng và nâng cấp dễ dàng
o Quản lý mạng đơn giản
- Nhược điểm:
Chỉ phù hợp với cấu trúc mạng hình cây mà không phù hợp với cấu trúc mạng ring (dạng vòng).

Thời gian thực hiện bảo vệ phục hồi lớn (tiêu chuẩn là 50 ms).
Không phù hợp cho việc truyền tải loại hình ứng dụng có đặc tính lưu lượng nhạy cảm với sự
thay đổi về trễ truyền tải (jitter) và có độ trễ (latency) lớn.
Chưa thực hiện chức năng đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS)

2. Fast Enthernet:
- Đặc điểm: truyền ở tốc độ 100mbp/s trên nhiều môi trường truyền dẫn khác nhau. Sd cở
chế thỏa thuận về tốc độ truyền dl => có khả năng tự chuyển đổi chế độ hoạt động 10 Mbp/s
và 100Mbp/s. Chứa 3 thông tin cơ bản tốc độc truyền dl, dạng tín hiệu phương tiện truyền
dẫn.
- Ưu điểm: Fast Ethernet có khả năng mở rộng tuyệt vời, việc sử dụng các đầu mối và trung
tâm chuyển mạch thông thường, việc mở rộng số lượng người dùng không có tác dụng trên
lưới (được sử dụng có thể được gia hạn), để tạo điều kiện truy cập mạng con trong tương lai.
- Nhược điểm: chủ yếu là các thiết bị mạng và máy chủ rất đắt.Theo kết quả của công nghệ
chuyển mạch tiên tiến ATM, bạn phải cấu hình switch ATM, mô phỏng máy ATM của cầu, ATM
adapter, các thiết bị này rất đắt tiền.Và ATM chuyển mạch yêu cầu quản lý đặc biệt, dựa trên
công nghệ ngày nay, ATM chuyển đổi chức năng vẫn không đạt được hoàn toàn tự động, và thiết
lập các thông số theo công việc của người dân, quản lý là hạn chế nhất định.
3. Công nghệ Ethernet 10 Gigabit: (IEEE 802.3ae*)
1. Đặc điểm:
Tốc độ đường truyền là 10 Gbit/s và mở rộng vi hoạt động của nó lên đến 40 km (mạng WAN).
Cho phép tăng băng thông đáng kể . Ethernet 10 Gigabit là công nghệ chỉ chạy full-duplex (song
công toàn phần), nó không cần đến giao thức CSMA/CD.
2. Ưu điểm:
- Ethernet 10 Gigabit cho một băng thông thiết yếu.
- Hợp nhất máy chủ dẫn đến tiét kiệm giá thành.
- Sự tăng trưởng có kế hoạch của các tính năng mạng 10 Gigabit.

3. Nhược điểm:
Là những mạng giữ độc quyền rất khó triển khai và bảo trì. Mạng dung lượng nhỏ cũng dẫn đến
chi phí cao hơn cho các bộ tiếp hợp máy chủ và các bộ chuyển mạch. Như với bất cứ giải pháp
giữ độc quyền nào, chúng không thể hoạt động cùng với các công nghệ khác mà không cần đến
các bộ định tuyến và các thiết bị chuyển mạch thích hợp.

FRAMRELAY
Câu 1: Nêu cấu trúc khung dữ liệ của FrameRelay, ý nghĩa của các trường ?

o DLCI : Số nhận dạng kết nối. ( 10 bit chia làm 2 phần trọng số cao = 6 bit, trọng số thấp
= 4 bit. Tối đa có 1024 kết nối trên 1 giao diện)
o C/R : chỉ thị trong trường hợp sử dụng các ứng dụng khác
o FECN : thông báo ngẽn mạng theo chiều hướng tới( trạm kế tiếp)
o BECN :Thông báo nghẽn mạng theo chiều quay lui.
o DE : Biểu thị mức độ ưu tiên của gói tin ( DE= 0 : mức độ ưu tiên, nghẽn mạng DE = 1
không ưu tiên)
o EA : Địa chỉ mở rộng bit.
Câu 2: Mô hình phân lớp của Frame Relay, nêu rõ từng phần ?
Câu 3: Các đặc điểm của những kết nối trong Frame Relay, nêu ưu và nhược điểm của
những kết nối đó ? (Chú ý phần báo hiệu của SVC)
o PVC: Kênh ảo cố định
+ Được thiết lập cố định cho việc truyền dữ liệu từ điểm đầu đến điểm cuối. Về nguyên tắc
có nhiều kênh PVC cùng tồn tại qua 1 giao diện UNI
+ Tối ưu hóa việc truyền dữ liệu và khả năng kết nối nhiều vị trí khác nhau
o SVC : Kênh ảo chuyển mạch
+ Cung cấp các kênh ảo theo yêu cầu . Cải thiện hiệu quả truyền tải của mạng hỗ trợ các ứng
dụng video tốc độ cao như : NVOD – Near Video on demand
Ưu điểm
o SVC : được thiết lập tự đọng ở các nốt mạng thông qua quá trình báo hiệu :
o Tiết kiệm tài nguyên.

Câu 4: Giải thích CIR là gì ? Nêu ví dụ minh họa.


Đây là tốc độ khách hàng đặt mua và mạng lưới phải cam kết thường xuyên đạt được tốc độ
này. tốc độ truyền dữ liệu thực tế không được phép nhỏ hơn giá trị này
- CBIR ( Committedk burst information rate ) - Tốc độ cam kết khi bùng nổ thông tin.
+Khi có lượng tin truyền quá lớn, mạng lưới vẫn cho phép khách hàng truyền quá tốc
độ cam kết CIR tại tốc độ CBIR trong một khoảng thời gian (Tc) rất ngắn vài ba giây một
đợt, điều này tuỳ thuộc vào độ "nghẽn" của mạng cũng như CIR.

DSL
1. ISDN :(Integrated Services Digital Network)
- Mạng số tích hợp đa dịch vụ) được coi sự mở đầu của xDSL. Mục đích truyền dữ liệu và
thoại.
Tốc độ giao tiếp cơ sở (BRI - Basic Rate Interface) :cung cấp 2 kênh: 64kbps (kênh B) dành
cho thoại hoặc dữ liệu và một kênh 16kbps (kênh D) dành cho các thông tin báo hiệu điều
khiển. Nhược điểm của công nghệ là chỉ truyền dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ
thấp.
2. HDSL: (high-bit-rate digital subscriber line)
- Là sự kế thừa của ISDN nhưng ở mức độ phức tạp hơn. HDSL ra đời dựa trên chuẩn T1/E1
của Mỹ/châu Âu.
o HDSL1 cho phép truyền 1,544Mbps hoặc 2,048Mbps trên 2 hay 3 đôi dây.
o HDSL2 ra đời sau đó cho phép dùng 1 đôi dây để truyền 1,544Mbps đối xứng.(lấy ý
tưởng của ADSL). Ưu thể của HDSL là loại công nghệ không cần các trạm lặp, tức là
có độ suy hao thấp hơn các loại khác trên đường truyền. Do vậy HDSL có thể truyền
xa hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín hiệu. HDSL được ưa dùng do có các đặc
tính chẩn đoán nhiễu (đo SNR) và ít gây nhiễu xuyên âm. HDSL được dùng bởi các
nhà khai thác nội hạt (các công ty điện thoại) hay cung cấp các đường tốc độ cao giữa
nhiều tòa nhà hay các khu công sở với nhau.
3. VDSL: (very-high-bit-rate digital subscriber line)
- Là một công nghệ xDSL cung cấp đường truyền đối xứng trên một đôi dây đồng. Dòng bit
tải xuống của VDSL là cao nhất trong tất cả các công nghệ của xDSL, đạt tới 52Mbps, dòng
tải lên có thể đạt 2,3 Mbps. VDSL thường chỉ hoạt động tốt trong các mạng mạch vòng ngắn.
VDSL dùng cáp quang để truyền dẫn là chủ yếu, và chỉ dùng cáp đồng ở phía đầu cuối.
4. ADSL; (Asymmetrical DSL)
- Chính là một nhánh của công nghệ xDSL. ADSL cung cấp một băng thông bất đối xứng
trên một đôi dây. Thuật ngữ bất đối xứng ở đây để chỉ sự không cân bằng trong dòng dữ liệu
tải xuống và tải lên. Dòng dữ liệu tải xuống có băng thông lớn hơn băng thông dòng dữ liệu
tải lên.
o ADSL1 cung cấp 1,5 Mbps cho đường dữ liệu tải xuống và 16 kbps cho đường
đường dữ tải lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-1.
o ADSL2 có thể cung cấp băng thông tới 3 Mbps cho đường xuống và 16 kbps cho
đường lên, hỗ trợ 2 dòng MPEG-1.
o ADSL3 có thể cung cấp 6 Mbps cho đường xuống và ít nhất 64 kbps cho đường lên,
hỗ trợ chuẩn MPEG-2. Dịch vụ ADSL mà chúng ta hay sử dụng hiện nay theo lý
thuyết có thể cung cấp cung cấp 8 Mbps cho đường xuống và 2 Mbps cho đường lên,
tuy nhiên vì nhiều lý do từ phía các ISP nên chất lượng dịch vụ sử dụng ADSL tại
các đầu cuối của chúng ta thường không đạt được như sự quảng cáo ban đầu.
5. RADSL: (rate-adaptive digital subscriber line)
Hay được gọi là ADSL có tốc đọ biến đổi: mà ở đó các modem có thể kiểm tra đường truyền
khi khởi động và đáp ứng lúc hoạt động theo tốc độ nhanh nhất mà đường truyền có thể cung
cấp. Một cách kết nối tốc độ cao tới Internet, với tốc độ có thể nhanh hơn vài chục đến cả
trăm lần modem quay số hiện nay chúng ta đang dung
- ADSL:
A. Đối với người sử dụng:
o ADSL và Internet trên băng thông rộng ADSL là một trong những kết nối Internet
phổ biến cung cấp băng thông lớn cho việc truyền tải dữ liệu (tiếng Anh gọi là
broadband Internet). Broadband Internet so với kết nối bằng modem quay số
truyền thống là một cuộc cách mạng lớn về tốc độ, chất lượng và nội dung, cũng
giống như so sánh Nvidia GeForce 4 TI4600 với S3 Trio 1MB PCI vậy. Với tốc
độ kết nối gấp hàng chục đến hàng trăm lần modem quay số, ADSL – một ứng
dụng của broadband Internet A. Đối với người dung
o Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những việc quen thuộc trên Internet như dùng
thư điện tử, duyệt websites, duyệt diễn đàn, tải file..v.v.. nhưng nhanh hơn trước
rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng thời thay vì phải làm lần lượt
từng thứ một như trước đây. Một điều đáng chú ý là bạn không phải trả cước gọi
điện thoại khi dùng ADSL, và đường dây vẫn dùng để gọi được khi đang duyệt
Internet, dù công nghệ này dựa trên đường điện thoại có sẵn.
o ADSL còn giúp bạn sử dụng bạn truy cập những website thiết kế với chất lượng
cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều hình động… thể nghe và xem các bài hát, bản tin,
giới thiệu phim… từ khắp mọi nơi trên thế giới. vvv mạng nhanh hơn.
B. Đối với doanh nghiệp
o Cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính tương tác cao hơn, cách trình bày
sản phẩm hấp dẫn hơn với người dùng. Dễ thiết kế, dễ bảo quản, giá thành rẻ, kết hợp
với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ có thể
cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu.
o Nền công nghệ phần mềm của Việtnam sẽ đạt tính cạnh tranh cao hơn với Internet
băng thông rộng. Việc phát triển, thăm dò và xâm nhập thị trường cũng như nhận đơn
đặt hàng và giao sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn và kinh tế hơn rất nhiều.

You might also like