You are on page 1of 2

A - Khái niệm, vai trò, ảnh hưởng của S, W, O, T

Trong thị trường kinh tế hiện nay, một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt
nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm
hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường
hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước là
điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không
nhỏ. Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp "cân - đong - đo - đếm" một cách chính
xác trước khi quyết định thâm nhập thị trường quốc trước khi thâm nhập vào thị trường quốc
tế.

Vì mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp
theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra
quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định một công cụ rất hữu dụng
cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào.
Quá trình phân SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và
khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động.

Mô hình SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định
hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân
tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh
giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối
thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ. Cho phép phân tích các yếu tố khác
nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết
hợp với Pest để tạo nên mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua các yếu
tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.

SWOT là vết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), (cơ hội) và
Threats (nguy cơ).

Strengths: là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên
trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói
cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện
các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh
doanh trên thị trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chí phí, thương hiệu, tính chất quản
lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường.

Strengths: thường trả lời cho câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt
nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là
gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ
không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì
một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải
có để tồn tại trên thị trường.

Weaknesses: là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm
tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một doanh
nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dành
được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề
ra.

You might also like