You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA TOÁN-TIN HỌC

TRƯƠNG NGUYỄN TRÙNG DƯƠNG

CHỈ SỐ LIÊN KẾT CỦA NÚT VÀ


ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

HƯỚNG GIẢI TÍCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN


TS. HUỲNH QUANG VŨ

Tp. Hồ Chí Minh - 7/2010


Mục lục

Lời nói đầu 1

ii
Lời nói đầu

Lý thuyết nút ra đời năm 1833 khi Gauss tìm ra công thức tích phân tính chỉ số liên kết cho
hai nút khi ông ta nghiên cứu trường điện từ. Công thức như sau:
Cho f , g : [0, 1] −→ R3 là đường cong trơn, đơn, đóng sao cho f ([0, 1]) ∩ g([0, 1]) = ∅,
khi đó tích phân sau gọi là chỉ số liên kết của f và g
   
Z 1 Z 1 f 0 (u) × g 0 (v) · f (u) − g(v)
1
Lk(f, g) = dudv.
4π 0 0 |f (u) − g(v)|3

Đầu thế kỉ 20, cùng với sự phát triển của tôpô, một số nhà tôpô như J. W. Alexander,
Kurt Reidemeister bắt đầu nghiên cứu lý thuyết nút và tìm ra các phép biến đổi Reidemeister,
đa thức Alexander. Sau đó các nhà tôpô nghiên cứu nhóm của nút và bất biến đồng điều
của phần bù của nút. Cuối thế kỉ 20, các nhà khoa học bắt đầu áp dụng lý thuyết nút vào
trong các bài toán sinh học và hóa học.
Ngày nay chỉ số liên kết có nhiều định nghĩa khác nhau, chúng được định nghĩa thông
qua tôpô tổ hợp, tôpô ba chiều, tôpô vi phân, tôpô đại số và các định nghĩa đó đã được biết
đến từ lâu. Nhưng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào trình bày chi tiết về các định nghĩa khác
nhau của chỉ số liên kết. Do đó trong tiểu luận này, tôi trình bày chi tiết các định nghĩa
khác nhau của chỉ số liên kết và chỉ ra rằng chúng là tương đương. Sau đó, tôi nêu một ứng
dụng của chỉ số liên kết trong nghiên cứu tôpô của phân tử DNA.
Do trình độ còn hạn chế nên phần trình bày sẽ có những điểm sai sót, tôi mong các thầy
và các bạn góp ý để trình bày tốt hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Huỳnh Quang Vũ vì thầy đã nhận lời hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tiểu luận này.

You might also like