You are on page 1of 11

Bàn về cạnh tranh và độc quyền

Chương I
Một số nét khái quái về độc quyền và cạnh tranh

1. Độc quyền kinh tế:


1.1 Khái niệm về độc quyền kinh tế:
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một
doanh nghiệp bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm
thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị
trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh
tranh.
Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường
hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó
độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những
dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả
của lợi ích xã hội.

1.2 Phân loại độc quyền kinh tế:


1.2.1 Độc quyền thường:
Độc quyền thường được hình thành từ những nguyên nhân sau:
 Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó:
chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác
thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc
quyền nhà nước cho một công ty.
 Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới
hạn trong một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó
có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình
trạng gần như độc quyền.
 Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu
trí tuệ: một mặt chế độ này khuyến khích những phát minh,
sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản

1
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được
giữ bản quyền theo quy định của luật pháp.
 Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này
giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị
trường.

1.2.2 Độc quyền tự nhiên:


Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên:
Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm
chứa trong quá trình sản xuất cho phép đạt được thu nhập tăng
theo quy mô hay nói cách khác chi phí trên mỗi đơn vị sản
phẩm giảm nếu quy mô tăng. Khi đó một doanh nghiệp lớn
cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều
này có thể thấy ở các ngành dịch vụ công cộng như sản xuất và
phân phối điện năng, cung cấp nước sạch, đường sắt, điện
thoại... Lấy ví dụ như ngành cung cấp nước sạch: sẽ là có hiệu
quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp nước sạch cho
một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ
thống đường ống dẫn nước đến từng nhà.

1.2 Tác động xấu của độc quyền đối với nền kinh tế:
Các công ty độc quyền thường làm giảm sản lượng hàng hóa mà họ độc
quyền. Mặt khác do người tiêu dùng chỉ một sự lựa chọn nên các công ty độc
quyền thường tăng giá thành sản phẩm của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Điều này dẫn đến việc một số lượng lớn giao dịch tiềm năng bị bỏ lỡ. Khách
hàng không mua được sản phẩm họ cần, dẫn đến sự bùng phát của thị trường
chợ đen. Độc quyền còn dẫn đến bất công xã hội, khi một bộ phận nhỏ sở hữu
và quản lý phần lớn tư liệu sản xuất, hưởng đa số lợi nhuận, và công nhân
không được hưởng thành quả xứng đáng với sức lao động của họ.

2
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

2. Cạnh tranh trong nền kinh tế:


2.1 Khái niệm về cạnh tranh:
Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản
xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa, để thu lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế hàng hóa,
cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa,
tồn tại hai loại cạnh tranh là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa
các ngành.
2.2 Phân loại cạnh tranh:
2.2.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành giật
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu
lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh: các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí nghiệp sản
xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó để thu được lợi nhuận siêu
ngạch.
Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá
trị thị trường) của từng loại hàng hóa. Điều kiện sản xuất trung bình trong một
ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá
trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hóa giảm xuống.

2.2.2 Cạnh tranh giữa các ngành:


Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất
khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành
khác, tức là tự phát phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau.
Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận
bình quân, và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.

3
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

Chương II
Quá trình chuyển đổi từ độc quyền sang cạnh tranh

trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam

1. Giai đoạn độc quyền trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam:

1.1 Quá trình phát triển của tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT):

Được thành lập từ năm 1945, tính đến năm 2002, tổng công ty bưu chính
viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp duy nhất cung cấp dịch vụ điện
thoại cố định, điện thoại di động. Trong suốt 57 năm phát triển, VNPT đã mở
rộng mạng lưới tới 91% trong tổng số 9.501 xã trên cả nước.

Biểu đồ phát triển thuê bao của VNPT (số trên)

4
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

và mật độ điện thoại/100 dân (số dưới)

Về điện thoại cố định, cùng với số hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh mẽ
về qui mô mạng điện thoại truyền thống, VNPT luôn cố gắng hướng tới việc
giảm phí lắp đặt, cước thuê bao, cân đối được mức đầu tư thiết bị để ngày càng
phù hợp với thị trường tiêu dùng. Trong chính sách giá của mình, VNPT vẫn
luôn thực hiện nguyên tắc ưu tiên giảm giá đối với các vùng, miền có hoạt động
kinh tế - xã hội khó khăn (nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa), mặc dù đầu
tư mạng lưới cho khu vực này vô cùng lớn, gấp nhiều lần so với khu vực thị
thành; doanh thu từ đó lại vô cùng thấp, phải bù lỗ nhiều. Đây cũng là điểm đặc
biệt trong chính sách phát triển mạng lưới, phổ cập dịch vụ của VNPT.

Với chính sách phát triển dịch vụ điện thoại di động, VNPT đã cung cấp
2 mạng MobiFone và VinaPhone phủ sóng tới 61/61 tỉnh- thành, có thể sử dụng
vùng phủ sóng của nhau (roaming trong nước) và roaming tới hơn 90 nước trên
thế giới. Cùng với các dịch vụ gia tăng ngày càng đa dạng, MobiFone và
VinaPhone đã mở ra nhiều hình thức dịch vụ phong phú, tiện lợi, với giá cước
phù hợp với các nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau, từ thuê bao tháng trả
sau đến hình thức Card trả trước, và mới đây là thuê bao ngày (VinaDaily,
Mobi4U). Việc giảm cước thuê bao tháng và áp dụng cách tính cước bình đẳng
với mọi đối tượng khách hàng đã là những biện pháp kích cầu, tăng cường phổ
cập dịch vụ đạt hiệu quả rõ rệt.

Cùng với tăng nhanh thuê bao, mở rộng dung lượng mạng lưới, tạo đà
cho việc tiếp tục đầu tư, ứng dụng công nghệ mới, phát triển nhiều dịch vụ viễn
thông tiện ích khác trong những giai đoạn tiếp theo, VNPT đã và đang tạo dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ hạ tầng mạng truyền thông vàcông nghệ
thông tin của đất nước theo hướng đón trước xu thế hội tụ của viễn thông - tin
học - phát thanh- truyền hình.

5
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

1.2 Những nhược điểm cơ bản của độc quyền viễn thông:

Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng phải thẳng thắn nhìn vào những
bất cập, hạn chế trong sự phát triển của VNPT như việc phân bổ cơ sở hạ tầng
mạng không công bằng, cước sử dụng cơ sở hạ tầng mạng cao (giá thuê kênh
quốc tế của VTI, một công ty con của VNPT, cao gấp 4 lần mức giá VTI thuê
kênh của các công ty nước ngoài...), lạm dụng các biện pháp kỹ thuật để khoá
dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh (một số bưu điện tỉnh tắt trung kế, khoá các
cuộc gọi qua dịch vụ 177 và 178...). Đặc biệt, việc 2 mạng điện thoại
VinaPhone và MobiFone không thu phí kết nối khi các thuê bao của họ gọi cho
nhau mà chỉ phân chia doanh thu khiến các doanh nghiệp khác khi tham gia thị
trường viễn thông sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc cạnh tranh về giá. Hành vi
này cũng vi phạm các văn bản tham chiếu của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) liên quan đến lĩnh vực này.

Cùng với đó, việc chăm sóc khách hàng của các đơn vị còn hạn chế, chưa
quan tâm tiếp cận thị trường. "Có một ví dụ điển hình là cán bộ của một đơn vị
thành viên chấp nhận thu nhập 5 triệu đồng /tháng chứ không chấp nhận lương
7 triệu đồng nhưng phải nhận thêm việc tiếp xúc với khách hàng. Đây là tồn tại
lớn mà VNPT phải giải quyết", ông Thước nói.

1.3 Nguyên nhân dẫn tới những khuyết điểm:

Theo ông Phạm Long Trận – chủ tịch hội đồng quản trị VNPT, có khá
nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu điểm trên, cụ thể: mô hình tổ chức, hoạt
động sản xuất kinh doanh của VNPT tuy đã được cải tiến song chưa tạo ra sự
thay đổi về cơ bản. Hạ tầng bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin được
quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.
Việc kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ gia tăng, dịch vụ lai ghép bưu

6
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

chính viễn thông – công nghệ thông tin - tin học trên nền hạ tầng bưu chính
viễn thông – công nghệ thông tin của Tập đoàn vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại...

Ông Nguyễn Bá Thước – phó tổng giám đốc VNPT cho rằng, tuy VNPT
vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng các dịch vụ mà tập đoàn này phát triển
chưa tương xứng với việc đầu tư, thị trường và tiềm năng của VNPT. Trong
thời gian vừa qua, VNPT vẫn lúng túng về mô hình tổ chức. Vấn đề phân phối
tiền lương còn mang dáng dấp của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung cho dù đã
trao quyền chủ động cho giám đốc các đơn vị thành viên. Việc nghiên cứu, triển
khai dịch vụ mới còn yếu, chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

2. Thời kì cạnh tranh, chấm dứt độc quyền:

2.1 Thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam:

Năm 2004, luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và như vậy,
chiếu theo các quy định của Luật này thì Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông
Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường viễn
thông, bởi họ (VNPT) đã chiếm khoảng 97% thị phần, có mặt ở hầu hết các
hoạt động và loại hình dịch vụ viễn thông. Mặc dù có 7 nhà cung cấp dịch vụ
nhưng sự cạnh tranh để khẳng định vị trí số một chỉ diễn ra giữa hai nhà khai
thác: Mobiphone và Viettel. Tuy mới bắt đầu cung cấp dịch vụ di động từ năm
2004 nhưng Viettel đã nhanh chóng trở thành nhà khai thác có tổng số thuê
nhiều nhất Việt Nam (gần 20 triệu thuê bao) và đứng thứ 40 trên thế giới về số
lượng thuê bao di động. Viettel cũng thông báo rằng họ là nhà khai thác có
nhiều trạm gốc nhất và sóng của Viettel có thể đạt tới cả những vùng trước đây
không phủ sóng được.

2.2 Những ữu điểm được phát huy trong môi trường cạnh tranh:

7
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

Từ khi gia nhập thị trường di động, Viettel đã “cách mạng hóa” nền Viễn
thông Việt Nam, là nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng thuê bao và giảm giá
cước sử dụng. Nếu Viettel là nhà khai thác có nhiều thuê bao nhất thì Mobifone
lại là nhà khai thác có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Theo con số công bố của Cục
quản lý chất lượng BCVT-CNTT thì chỉ tiêu chất lượng mạng thoại của
Mobifone là 3,522 điểm (Viettel đạt 3,517 điểm). Điều này có nghĩa là chất
lượng mạng di động của Mobiphone tương đương với chất lượng điện thoại cố
định. Tỷ lệ rớt cuộc gọi của Mobifone cũng ít nhất với tỷ lệ chỉ là 0,29%
(Viettel là 0,35%). Mobiphone cũng là doanh nghiệp có ARPU cao nhất trong
số 7 nhà khai thác tại Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác còn tạo
điều kiện cho sự phát triển của thuê bao ảo và ARPU ngày một thấp.

Chương III
Xu thế phát triển của ngành viễn thông Việt Nam

và các giải pháp thực hiện

1. Xu thế phát triển của ngành viễn thông Việt Nam:

Với thị trường có tới 7 nhà khai thác, hoạt động duy trì ở mức thu lợi
nhuận thấp và sự tiêu dùng của người sử dụng không cao, nhiều chuyên gia
nước ngoài cho rằng trong một tương lai gần sẽ có sự sát nhập giữa các nhà
khai thác với nhau. Bất chấp những khó khăn đang phải đối mặt và những bất
trắc của việc cạnh tranh, với việc cổ phần hóa 3 nhà khai thác lớn nhất Việt
Nam, thị trường di động tại Việt Nam vẫn tương đối sáng sủa và tiếp tục được
nhiều nhà khai thác nước ngoài đầu tư.

Bên cạnh đó, trong tương lai, chiếc máy điện thoại sẽ tích hợp nhiều tính
năng mới, trở thành "máy thông tin số", được dùng như chứng minh thư, thẻ tín
dụng, vé máy bay, là ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý truy nhập, mua hàng

8
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

hay làm chiếc chìa khoá nhà hoặc thiết bị xem phim, nghe nhạc... Để đáp ứng
nhu cầu đó, các nhà cung cấp sẽ phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ
giữa dịch vụ di động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ
một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản.

Các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông,
công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình và xu hướng hội tụ giữa cố định với
di động như Internet băng rộng, thông tin di động thế hệ mới, dịch vụ giá trị gia
tăng... sẽ được phát triển mạnh.

Xu hướng phát triển mạng viễn thông sẽ là tích hợp giữa mạng điện thoại
(PSTN) với mạng truyền số liệu hiện nay trên một nền tảng chung là mạng thế
hệ mới (NGN), sử dụng giao thức IP. Mạng ĐTDĐ sẽ phủ sóng tới hầu hết các
xã thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ. Mạng
ngoại vi tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao tỷ lệ cáp ngầm và sử
dụng công nghệ truy nhập vô tuyến để cải thiện chất lượng dịch vụ và mỹ quan
đô thị.

Dự báo, tổng doanh thu từ dịch vụ viễn thông Việt Nam sẽ đạt khoảng
150.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp viễn thông sẽ được tạo điều kiện thuận lợi
để cùng hợp tác và phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành
mạnh. Đến năm 2010, thị phần của các doanh nghiệp mới (ngoài VNPT) đạt tỷ
lệ 40-50%.

2. Giải pháp thực hiện:

Để ngành viễn thông Việt Nam phát triển phù hợp với xu hướng thị
trường, công nghệ, dịch vụ của viễn thông thế giới và đáp ứng được yêu cầu,
mục tiêu cụ thể của Việt Nam, từ nay đến 2010, các giải pháp sau đây cần được
triển khai thực hiện:

9
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

• Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về viễn thông. Bộ máy quản lý nhà nước về viễn thông cần được tăng
cường để đảm bảo nguyên tắc "Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển".

• Xây dựng cơ chế chính sách và thực thi pháp luật để phát huy nội lực,
thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. Số lượng doanh nghiệp cung cấp
hạ tầng mạng, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động cần được quy hoạch
nhằm đảm bảo phát triển thị trường lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tích lũy vốn, duy trì, mở rộng kinh doanh, tránh đầu tư chồng chéo và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên viễn thông và nguồn lực quốc gia. Các doanh
nghiệp cần được tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có cung
cấp dịch vụ viễn thông.

• Hệ thống phí, lệ phí cấp phép, sử dụng tài nguyên viễn thông (tần số,
kho số, tên miền, địa chỉ...) cần được đổi mới theo nguyên tắc: bảo đảm hiệu
quả sử dụng tài nguyên, tránh lãng phí và không làm tăng chi phí kinh doanh
quá mức cho các doanh nghiệp. Để đảm bảo dung lượng kết nối mạng giữa các
doanh nghiệp, cần có cơ chế đặc thù về đầu tư, đấu thầu trong các trường hợp
khẩn cấp.

• Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo đảm yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế. Hình thành tập đoàn và các tổng công ty viễn thông
mạnh, có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại, chuyên môn hóa cao, kinh
doanh đa ngành nhưng tập trung chủ yếu vào kinh doanh viễn thông. Các doanh
nghiệp viễn thông được tự chủ trong kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập,
tiến tới xóa bỏ cơ chế bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông. Từng bước bóc tách
việc thực hiện nhiệm vụ công ích và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trên cơ sở điều chỉnh cước kết nối và triển khai Quỹ dịch vụ viễn thông công
ích. Các hình thức đầu tư nước ngoài cần được tiếp tục thu hút cho phát triển
viễn thông...

10
Bàn về cạnh tranh và độc quyền

• Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong môi
trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình cung cấp dịch vụ
viễn thông công ích giai đoạn 2006-2010 cần được nhanh chóng triển khai.

11

You might also like