You are on page 1of 4

FSB Holes & Strap: Trong khi tăng FSB, một lúc nào đó bạn sẽ gặp một hiện

tượng khá khó chịu là


FSB Holes, một PC có thể hoàn toàn không stable ở 399mhz FSB, tăng vcore không giúp ích gì được
cho bạn, nhưng lại hoàn toàn stable ở 401mhz FSB, đó là do FSB Holes, hiện tượng này xảy ra là do
timming của NorthBridge (NB), NB tự định cho mình những timing khác nhau tùy theo xung của FSB,
timming càng nhỏ thì càng khó nâng xung lên cao và timming càng lớn thì càng dễ nâng xung, khoảng
xung quanh 266mhz - 333mhz hay 400mhz thì timming NB sẽ có sự thay đổi. Khi xung FSB ở 332mhz
chẳng hạn, timming chưa được thay đổi nên NB sẽ bị "dồn ép" (stress) rất dữ, nhưng chỉ cần thêm
vài mhz để chuyển qua timming khác (334mhz chẳng hạn), timming được "thả lỏng" hơn cũng đồng
nghĩa với việc ta có thể tiếp tục tăng FSB. Một số main (thường là High-end) có chức năng Strap, là
để tự điều chỉnh timming cho NB, nên chỉnh chức năng Strap này cao nhất có thể để khỏi bị vướng
FSB Hole :

FSB Wall: Những révision đầu tiền của Core 2 Allendale (stepping L2), E21x0/E4x00 thường có FSB
Wall. Hiện tượng FSB Wall tức là ta không thể vượt qua một ngưỡng FSB nào đó, dù có có tăng vcore
cao cách mấy, thông thường FSB Wall của E21x0 và E4x00 thường ở xung quanh 380mhz. Các
revision sau này của Core 2 thường ít có FSB Wall hơn, như M0 chẳng hạn :

Vdrop: Những main Low-end như P5x của Asus, Serie 3 của Gigabyte, Neo của MSI thường có hiện
tượng vdrop. Vậy vdrop là gì tức là vcore bị giảm khi PC của bạn load một chương trình gì đó nặng
hoặc chạy test stability với CPUStress hay OCCT, hiện tượng này rất đáng ngại tại bắt ta phải tăng
vcore hơn mức cần thiết để bù đắp lại số v bị "drop". Cách khắc phục duy nhất là ... mua main xịn (
) hoặc làm vdrop mod, với các main như Asus P5K hay Gigabyte P35 DS3®, việc vdrop mod khá dễ
dàng và khá công hiệu, sau khi làm vdrop của bạn có thể còn thấp hơn cả những main như Maximus
Formula )

--FSB--
- Chỉnh multiplicateur ở 6
- Chỉnh FSB ở 333mhz, tỉ lệ CPU:RAM 1:1 hoặc coeff 2 đối với main Gigabyte
- Chỉnh vcore ở 1.35v
- Hạ timming RAM xuống 5-5-5-15 đối với DD2 và 8-8-8-24 đối với DDR3
Các bước tiếp theo tương tự như cách tìm max RAM, nghĩa là ta vẫn dùng CPUZ, SetFSB và superPI
Test superPI 1M
Tăng FSB 5mhz với SetFSB
Kiểm tra FSB tăng 5mhz với CPUZ
Test lại superPI 1M
Tiếp tục như vậy cho tới khi máy treo hay tự khởi động lại.
Hạ FSB thấp hơn 10mhz so với lúc bị treo và từ từ nâng lên và test lại, nếu nhiều lần treo máy đều ở
mức FSB giống nhau thì đây là Max FSB. Nếu bạn muốn đi xa hơn nữa thì hãy tăng điện cho
Northbridge, cẩn thận đừng đi quá 1.4v, rồi lại bắt đầu những bước trên : .
Thông thường FSB Stable là FSB Max - 15mhz, hãy chỉnh FSB ở mức này rồi test với OCCT trong vòng
1h để xác định FSB này là hoàn toàn Stable.
Ratio giữa ram và CPU là gì ?
Khi thay đổi FSB thì DRAM Frequency của RAM cũng thay đổi theo một tỉ lệ nhất định giữa
bus thực của CPU với bus thực của RAM , tỉ lệ này là gọi là bộ chia FSB/DRAM (Ratio).
Do các dòng RAM hiện nay thuộc kiểu DDR (Double Data Rate – Hai phân luồng dữ liệu)
nên bus thực của RAM Được tính bằng công thức:
DRAM Frenquency (tốc độ thật) x 2 = RAM Speed
VD: RAM DDR2 bus 800 thì lấy 800 : 2 = 400MHz => đây là bus thực của RAM.
CPU E6550 của tôi có FSB là 1333 chạy với 1 thanh RAM có bus 667 thì ratio CPU và Ram
1:1, khi đó bus CPU sẽ là 333MHz(333x4=1333MHz) và Ram sẽ là 333MHz (333x2
=667MHz). => Cả hai chạy ngang nhau!
(xem hình dưới)

Nếu tôi OverClock RAM này lên bus 833MHz(không OC CPU) thì Ratio là 4:5 và bus CPU
là 333MHz còn bus RAM là 417MHz(417 x2 = 833MHz) => phần bus lệch về phía RAM
nhiều hơn (Ta thử lấy số FSB là 333 : 4 = 83 còn DRAM là 417 : 5 = 83)

Bộ chia FSB/DRAM là 4:5 với CPU Bus (thực) là 333MHz và bus (thực) là 417MHz
Bộ chia FSB/DRAM là 3:5 với CPU Bus (thực) là 200MHz và busDRAM (thực) là 333MHz

Bộ chia FSB/DRAM là 1:2 với CPU Bus (thực) là 200MHz và busDRAM (thực) là 400MHz

You might also like