KT Trong Sen

You might also like

You are on page 1of 4

TTKN TPHCM

KỸ THUẬT TRỒNG SEN LẤY HẠT

Cây sen lấy hạt, tên khoa học: Nemlumbo nucifera Guerin. Hầu hết các bộ phận của
cây sen đều sử dụng, hoa làm cảnh, hạt để ăn (làm mức, nấu chè) làm thuốc, ngó
sen làm rau có tính an thần, tim sen dùng làm trà, lá sen dùng trà, lá sen dùng để
gói. Cây sen được trồng nhiều nơi. Chúng sống được ở các loại đất trũng (trừ các
vùng khả năng trong mùa nắng bị nhiễm mặn). Tuy nhiên, khi trồng thâm canh,
ruộ̣ng trồng cần được gia bờ bao hoàn chỉnh để khống chế, giữ được mức nước
trong ruộng theo yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của
cây.
Đất trồng sen cần cày bừa kỹ, mặt ruộng phải bằng phẳng để dễ thâm canh.
Khi trồng sen cần chú ý các biện pháp kỹ thuật sau:
1./ Chọn giống, cách trồng:
Cây sen hiện có 2 giống phổ biến: Giống dùng lấy hạt có kích thước thân, lá, hoa,
gương to hơn, đặc biệt hoa có màu hồng sậm, dân gian thường gọi là “Sen Trâu”.
Giống trồng lá ngó ngược lại, thân, lá, hoa, gương nhỏ hơn, hoa có màu hồng phấn.
Do vậy, khi trồng cần chú ý chọn đúng giống.
Cây sen giống đem trồng phải đạt tiêu chuẩn: Có 2 lá mập, khỏe, đường kính lá
lớn của cây giống là 30cm, không để cây bị dập lá hay gãy cọng hoặc gãy thân
ngầm (ngó). Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẻ đến tỷ lệ sống của cây khi trồng.
Nếu cây giống được chọn lọc và bảo quản tốt khi trồng tỷ lệ sống cao.
Cách trồng: Cây con sau khi nhổ từ ruộng sen phải được giữ nơi mát, tránh ánh
sáng mặt trời bức xạ làm cho cây khô héo, đem cấy ra ruộng đã cày bừa xong cần
nhẹ nhàng để tránh gãy ngó (thân ngầm). Không nên trồng quá sâu cây lâu bén.
Không nên quá nông cây dễ bị nổi. Khoảng cách trồng 2m x 2m/cây. Mật độ 2.500
cây/ha.
Cần khống chế mực nước trong ruộng 20-25 cm trong thời gian mới trồng, giúp
cây mau bén rễ.
Sau khoảng 10 ngày sau cần theo dõi và trồng dặm liền. Sau đó, cho mực nước
tăng dần theo sự sinh trưởng của cây. Mực nước trong ruộng cần khống chế ở mức
40-50cm là tốt nhất.
2./ Bón phân:
Số lượng phân bón sử dụng cho 1 ha/vu:
-Super lân: 400kg, DAP: 500kg, NPK 16-16-8: 300kg, chia làm các lần bón như
sau:
-Lót trước khi trồng (lúc làm đất): 400kg Super lân
-Thúc lần 1: 15 NST (ngày sau trồng), 50kg DAP
-Thúc lần 2: 30 NST, 50kg DAP
-Thúc lần 3: 45 NST, 50kg DAP
- Thúc lần 4: 60 NST, 50kg DAP
-Thúc lần 5: 75 NST, 50kg DAP + 50kg NPK
Các lần sau cứ 15 ngày bón 50kg NPK +50kg DAP cho đến hết 300kg DAP +
300kg NPK
Chú ý: Cần thay nước trước khi bón phân và khống nước ở mức tốt nhất.
3./Sâu bệnh:
Trong giai đoạn đầu trước và chuẩn bị cho hoa cây sen dễ bị nhện đỏ, và bọ trỉ
gây hại. Chúng thường bám trên cuống lá, hoa chích hút làm lá nhăn, teo lại, nếu bị
nặng chúng làm khô lá, hoa hạn chế sinh trưởng cũng như năng suất. Nên cần xử
lý bằng thuốc hóa học, có thể dùng Trebon pha với nồng độ 20cc/bình/8lít phun
phía dưới lá, bông.
Bên cạnh đó, cây sen thường bị sâu xanh và một số loại sâu ăn tạp khác phá hại
nặng trên lá. Chúng thường đẻ trứng theo từng ổ, sâu non mới nở ra tập trung trên
1 – 2 lá ăn phần thĩa lá phía dưới rất dễ nhận diện trong quá trình thu hoạch trái
chúng ta có thể giết chúng bằng tay. Nếu sâu ăn lá phát sinh nhiều thì xử lý bằng
thuốc hóa học như Sherpa. Decis lượng dùng 10cc/bình/8 lít.
Khi cây đã ra hoa vào giai đoạn thu hoạch cần hạn chế sử dụng thuốc.
4./Thu hoạch:
Khi sen già trên đỉnh hạt xuất hiện màu đen, ở cuống của gương sen có màu hồng
thì thu hoạch được. Nên thu hoạch 2 ngày/lần để hạn chế hái sót tạo sen quá lứa
khó chế biến vì sen già rất nhanh.
Khi thu hoạch trái thì kết hợp loại bỏ lá ở ngay cùng vị trí cuống, bông (cây sen
có đặc tính từ mắt ở thân ngầm cây sẽ cho 1 cuống mang lá và một cuống mang
bông) để giúp cây phát triển tiếp vì lá này sau khi đã thu gương nó trở nên vô hiệu.
Nếu để chúng phát triển tiếp tạo sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với các lá
khác nhất là các nơi phát triển ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này.

KS. Hoàng Văn Ký


Làm giàu nhờ trồng sen

Anh Lư Văn Bích (tổ 4, ấp 5, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) đã


nhanh chóng thoát nghèo và dần vươn lên làm giàu khi mạnh dạn chuyển
đổi đất lúa kém năng suất sang trồng sen. Hiện mỗi năm 2 ha trồng sen của
anh đem về tới hơn 200 triệu tiền lời!

Anh Bích cho biết, trước đây gia đình anh nghèo lắm, chỉ biết trông vào mấy
sào lúa nên đói quanh năm. Ngay cả khi cưới vợ không có đất để cất nhà riêng,
anh phải ở chung với gia đình trong căn nhà chật chội. Cuộc sống cứ trôi qua
trong muôn vàn khó khăn.
Năm 1998, anh tình cờ thấy người ta trồng sen rất hiệu quả nên quyết định
học hỏi kỹ thuật và xin một ít giống về trồng thử. Chỉ hơn 2 tháng sau sen đã
mọc kín mặt ruộng và cho lứa ngó sen đầu tiên. Anh đạp xe xuống tận chợ
Phạm Văn Hai (Q. Tân Bình, TP.HCM) để bán với giá 12.000 đ/kg, bằng giá gần
10 kg lúa lúc đó! Thế là anh chuyển hẳn sang trồng sen.
Gia đình anh nay đã mua được đất cất nhà khang trang. Anh Bích là một
trong những gương điển hình “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” của huyện Củ
Chi.
Kinh nghiệm trồng sen của anh như sau:
Chọn thế đất: nên chọn chân ruộng trũng để trồng.
Làm đất: sau khi đã thu hoạch lúa, cày úp hết gốc rạ xuống và ngâm ruộng
cho kỹ; bừa cho đất tơi xốp, phẳng.
Thời vụ: thường trồng vào tháng 1 - 2 dương lịch.
Cách trồng: có thể trồng bằng gốc sen hoặc tách nhánh (phát triển nhanh
hơn); chọn nhánh dài khoảng 0,7 - 1 m, có 3 cụm lá là tốt nhất.
Chăm sóc: sau khi trồng từ 7 - 10 ngày, bón phân NPK với liều lượng 20 kg
cho 1 ha; mực nước ruộng luôn để khoảng 25 - 30 cm, khi sen lớn sẽ dẫn thêm
nước; khi sen gần kín ruộng (1 tháng 20 ngày), bón phân đợt 2, khoảng 100 kg
NPK/ha, sau 1 tháng bón tiếp đợt 3, 100 kg/ha; thường xuyên cắt tỉa lá khô, lá
già để sen quang hợp tốt hơn, ngó sen nhiều hơn.
Phòng trị bệnh: sen mọc dưới nước, có sức chống chịu cao, không có bệnh,
tuy nhiên thỉnh thoảng bị sâu ăn lá, khắc phục bằng việc thường xuyên kiểm tra
và cắt lá bị sâu vùi sâu xuống bùn.
Thu hoạch: từ khi trồng tới lúc thu hoạch, nếu đất tốt mất khoảng 2,5 tháng;
mùa thu hoạch, ngó sen rộ nhất là từ tháng 1 đến tháng 5.
Khánh Hòa: Mô hình trồng sen thay lúa trên cánh đồng vùng trũng
đạt hiệu quả cao

Thu hoạch sen

Anh Trương Dũng là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của thôn Hà
Thanh, xã Ninh Đa, huyện Ninh Hòa. Luôn miệt mài trên đồng ruộng thế nhưng nhiều
năm qua anh vẫn phải vất vả và nợ nần trên cánh đồng trũng Hà Thanh. Mảnh ruộng
của anh nắng thì hạn trước, mưa thì ngập úng dài dài, cây lúa không chịu nổi, một
năm được mùa thì có 3 năm mất trắng. Suy nghĩ mãi, anh thấy cần phải chuyển đổi
cây lúa sang trồng một loại cây khác cho hiệu quả. HTX nông nghiêp xã đã trồng cây
cói nhưng không thành công do đầu ra của sản phẩm bấp bênh, chuyển sang nuôi cá
nước ngọt thì không an toàn, dễ mất trắng, vả lại chi phí cao. Nhân chuyến đi tham
quan miền Nam, thấy tận mắt cây sen Đồng Tháp được trồng chủ yếu trên đất lúa, anh
tìm hiểu tài liệu kỹ thuật trồng sen và quyết định chọn cây sen thay cây lúa trên đồng
ruộng trũng. Biết cây sen thích hợp trên đất ngập nước, nhưng để có kết quả chắc
chắn, anh Dũng chỉ trồng thử nghiệm vài bụi sen trên diện tích nhỏ, kết quả thực sự
làm anh ngỡ ngàng. Cây sen phát triển nhanh và mạnh, chỉ một thời gian ngắn là thu
hoạch. Bình quân 1 sào (500 m2) thu được 1 tạ hạt, giá bán bình quân 10.000
đồng/kg. Một ha sen cho thu nhập bình quân 20 triệu đồng/năm, cao gấp 2-3 lần lúa
nhưng không lo nước ngập úng. Anh cho biết, cây sen vẫn bị chết nếu nước ngập tới
ngọn, nhưng việc trồng sen không quá khó vì sức sống của sen rất manh. Trồng sen
cũng làm đất như trồng lúa, gia cố bờ giữ nước, đất được xới trục tạo thành lớp bùn
dày 30 cm. Trồng cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4 m, mỗi sào 25-26 bụi. Chọn sen
loại 3 nấc (3 lá) giữ lá trên cùng làm lá trải. Moi bùn và lấp hết rễ, chỉ chừa lá trên
cùng để sen hút không khí. Nếu trồng sen cây già khó bén rễ và dễ chết. Khi lá sen
trải rộng 1/3 diện tích mặt nước, bón 2kg NPK/sào. Khi lá trải 2/3 mặt nước, bón 3 kg
NPK/ sào và chờ thu hoạch khi sen ra hoa một tháng.

Thành công của anh Dũng là mô hình tiên phong, nhiều người có đất trong vùng trũng
đã chuyển sang trồng sen. Điển hình trong là các anh Nguyễn Văn Chương với 3 ha,
anh Lê Xôn với 2ha, anh Trần Thuận với 2 ha, anh Lê Mười với1 ha. Mới đây, anh
Dũng đã mở rộng diện tích trồng sen lên 3 ha và thu nhập được 60 triệu đồng năm
2009, xóa được nợ từ các năm trồng cây lúa trên đất ngập úng.

Mô hình trồng sen thay lúa trên cánh đồng trũng là giải pháp đem lại hiệu quả sản
xuất cao. Chính quyền xã Ninh Đa tạo mọi điều kiện cho nông dân Hà Thanh mở rộng
diện tích cây sen thay cây lúa. Đến nay, diện tích sen vụ Đông xuân 2010 lên đến 12
ha, nông dân đang tổ chức liên kết với nhà máy chế biến sen Cam Ranh để tiêu thụ
sản phẩm.

You might also like