You are on page 1of 93

MỤC LỤC:............................................................................................................................

Trang

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................2
PHẦN 1:..........................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ TRANG THIẾT BỊ TÀU 53000 TẤN............................................................3
Giới thiệu chung về tàu 53000 tấn:..................................................................................................4
CHƯƠNG I:....................................................................................................................................6
TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TRÊN TÀU 53000 TẤN.................................................................6
1.1. Thông số kỹ thuật của trạm phát điện chính tàu 53000 tấn..................................................6
1.2. Giới thiệu bảng điện chính tàu 53000 tấn.............................................................................6
1.3. Sơ đồ và nguyên lý của bảng điện chính............................................................................16
1.3.1. Mạch động lực của máy phát số 1 (Page 081, Drwg No 0510320MB-1)...................16
1.3.2. Mạch điều khiển đóng/mở aptomat chính của máy phát số 1(Page 084, Drwg No
0510320MB-1 ):....................................................................................................................17
1.3.3. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp (Page 091, Drwg No 0510320MB-1):..............19
1.3.4. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1 (Page 87, 166, 170; Drwg No 0510320MB-1):
...............................................................................................................................................20
1.3.5. Tự động phân chia tải cho các máy phát.....................................................................22
1.3.6. Các mạch đo và bảo vệ cho máy phát (Page 082, Drwg No 0510320MB-1):............24
CHƯƠNG II:.................................................................................................................................27
MỘT SỐ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỆN ĐIỂN HÌNH................................................................27
2.1. Hệ thống nồi hơi tàu 53000 tấn...........................................................................................27
2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống nồi hơi........................................................................27
2.1.2. Giới thiệu phần tử trong hệ thống (Sơ đồ 0-9002-027317-10/3-32).........................29
2.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống.............................................................................31
2.1.4. Các báo động và bảo vệ...............................................................................................38
2.2. Hệ thống lái tự động tàu 53000 tấn:....................................................................................40
2.2.1 Giới thiệu về hệ thống..................................................................................................40
2.2.2. Mạch điều khiển động cơ lai bơm thủy lực.................................................................42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN....................................................50
3.1. Hệ thống máy nén khí (Sơ đồ 06.179.01)...........................................................................50
3.1.1. Panel điều khiển..........................................................................................................50
3.1.4. Các chế độ báo động và bảo vệ cho hệ thống:............................................................52
3.2. Hệ thống bơm cứu hỏa (Sơ đồ 0510320MB-1, page 297, 298, 299)..................................53
3.2.1. Giới thiệu phần tử.......................................................................................................53
3.2.2. Nguyên lý hoạt động....................................................................................................53
3.2.3. Các báo động và bảo vệ...............................................................................................55
PHẦN 2: LẬP TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DIESEL-MÁY PHÁT TÀU 53000 TẤN SỬ
DỤNG PLC S7-300.......................................................................................................................56
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀN KHIỂN DIESEL-MÁY PHÁT TÀU 53000 TẤN..................56
4.1. Khái quát chung về chức năng của hệ thống điều khiển diesel-máy phát..........................56
4.2. Giới thiệu phần tử trong sơ đồ............................................................................................59
4.3. Nguyên lý hoạt động...........................................................................................................61
4.3.1. Khởi động D-G..........................................................................................................61
4.3.2. Dừng D-G :..................................................................................................................63
4.3.3. Các báo động và bảo vệ..............................................................................................64
4.4. Lưu đồ thuật toán điều khiển Diesel-máy phát...................................................................66
4.4.1. Thuật toán khởi động D – G:......................................................................................68
4.4.2. Thuật toán dừng D – G:..............................................................................................69
4.4.3. Thuật toán báo động và bảo vệ hệ thống D – G:......................................................70
CHƯƠNG 5: LẬP TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DIESEL-MÁY PHÁT TÀU 53000 TẤN
SỬ DỤNG PLC S7-300................................................................................................................71

1
5.1. Giới thiệu về PLC...............................................................................................................71
5.1.1. Khái quát về PLC.......................................................................................................71
5.1.2 Trình tự chung của việc viết chương trình PLC...........................................................75
5.1.3. Giới thiệu về PLC S7-300...........................................................................................76
5.2. Lập trình PLC cho hệ thống điều khiển Diesel-máy phát...................................................77
5.2.1. Lựa chọn cấu hình phần cứng.....................................................................................77
5.2.2. Gán địa chỉ vào ra........................................................................................................78
5.2.3. Viết chương trình. .......................................................................................................79
KẾT LUẬN...................................................................................................................................79
Tài liệu tham khảo:........................................................................................................................80
PHỤ LỤC......................................................................................................................................81
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây giao thông vận tải biển luôn giữ một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay, chúng
ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao và buôn bán với nhiều nước trên thế giới, do đó yêu cầu
vận chuyển hàng hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới và giữa các vùng trong nước
càng được đòi hỏi cao hơn. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, ngành đóng tàu ở Việt
Nam không những phải không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn của các
thuyền viên mà còn phải từng bước hiện đại hoá đội tàu và tự động hoá toàn bộ các hệ
thống trên tàu để nâng cao độ tin cậy, đảm bảo an toàn cho con người, con tàu và hàng
hóa, giảm bớt thời gian hành trình, giảm bớt số lượng thuyền viên đồng thời cải thiện
điều kiện làm việc của thuyền viên nhằm đem lại hiệu quả kính tế cao nhất.
Là một sinh viên sau hơn 4 năm học tập và rèn luyện tại khoa Điện - Điện tử tàu
biển của trường đại học Hàng Hải Việt Nam, em đã được các thầy cô dạy bảo và trang bị
tương đối đầy đủ những kiến thức cơ bản về ngành điện nói chung và ngành điện tàu thủy
nói riêng. Sau 3 tháng thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch
Đằng em đã được tìm hiểu những kiến thức thực tế cũng như biết thêm về môi trường
làm việc trên tàu thủy. Kết thúc đợt thực tập, em đã được Khoa và nhà trường giao cho đề
tài tốt nghiệp :
“ Trang thiết bị điện tàu 53000 tấn, lập trình hệ thống điều khiển diesel-máy phát
sử dụng PLC S7-300. ”
Sau thời gian ba tháng, với sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân đồng thời được sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS-TS. Lưu Kim Thành cùng các thầy cô
giáo trong khoa Điện - Điện tử tàu biển đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp của
mình. Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế, nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự bổ sung, góp ý kiến của các thầy cô và các
bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong khoa đã
giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.

2
Em xin chân thành cảm ơn !

Hải Phòng, ngày 25 tháng 1 năm 2011

Sinh viên: Trịnh Đức Nam

PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ TRANG THIẾT BỊ
TÀU 53000 TẤN

3
Giới thiệu chung về tàu 53000 tấn:

Tàu 53000 tấn là series tàu lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Tàu được đóng theo
đơn đặt hàng của Vương quốc Anh với tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam-
VINASHIN, cụ thể là do Công ty đóng tàu Hạ Long và Tổng công ty công nghiệp tàu
thủy Nam Triệu trực tiếp thi công.
1. Kích thước chính:
Chiều dài toàn tàu: 190.00m
Chiều dài giữa 2 đường nước vuông góc: 183.25m
Bề rộng thiết kế: 32.26m
Cao mạn chính đến boong: 10.90m
Mớn nước mô hình: 12.60m
Chiều cao boong chính (tại đường tâm):
- Từ boong chính – boong dâng lái 1 1.00m
- Từ boong dâng lái chính – boong dâng lái 5,mỗi boong 2.8.m
- Từ boong dâng lái 5 - đỉnh cabin (buồng lái ) 3.00m
- Các boong ở 2.60m
Độ cong ngang tại boong chính từ mạn tới 5.6mm trên đường chuẩn 0.60m.
Trên các boong khác không có độ cong ngang và dọc boong.
2. Trọng tải và mớn nước:
Các thông số dưới đây được đo bằng đơn vị tấn (theo hệ mét) trong nước biển với
trọng lượng riêng là 1.025 t/m3.
Mớn nước mẫu thử lý thuyết : 12.60m.
Tải trọng tương ứng 53000 tấn.
Mớn nước hàng nhẹ : 10.90m
Tải trọng tương ứng 44000 tấn.
3. Dung tích các khoang hàng tính cả miệng khoang:
Hầm hàng số 1: 12m3
Hầm hàng số 2: 13m3
Hầm hàng số 3: 13m3

4
Hầm hàng số 4: 13m3
Hầm hàng số 5: 13m3
4. Tốc độ và công suất:
Tốc độ khai thác theo mớn nước mẫu thử 12.60m. Ở trạng thái cân bằng , có tính đến
15% dung sai khác ( Trạng thái dự phòng ) 14.0 hải lý.
Tốc độ khai thác tại mớn nước chở hàng nhẹ 10.9m ở trạng thái cân bằng có tính đến
15% dung sai khai thác ( Trạng thái dự phòng ) 14.2 hải lý.
Công suất máy tương ứng tại 82% MCR (vòng tua tối đa liên tục và tốc độ chân vịt
118 vòng / phút )≈ 7.780 KW.
5. Tiêu hao nhiên liệu:
Lượng dầu nặng FO tiêu hao hằng ngày trên máy chính tại 82% vòng quay tối đa liên
tục, công suất máy 7780KW và chân vịt đạt 118 vòng / phút ≈ 31.2 tấn.
Lượng tiêu hao dầu nặng FO được tính dựa trên các điều kiện ISO.
Tiêu hao nhiên liệu hàng ngày ≈ 33.6 tấn.
Lượng tiêu hao được tính dựa trên điều kiện HFO, độ nhớt 380 CST tại 50 0C và giá
trị hâm 42.70 KJ/KG, mớn nước mẫu thử và 15% dung sai khác.
Nguyên lý thiết kế và mô phỏng chung:
Tàu 53000 tấn là loại tàu viễn dương 1 chân vịt lai bằng diesel phù hợp chuyên chở các
loại hàng rời. Thông thường như than, quặng, ngũ cốc, xi măng, nhôm ôxit, thép cuộn, gỗ
đóng kiện…Tầu được đóng và trang bị cho việc chuyên chở các loại hàng nguy hiểm
trong phạm vi quy định.
Tàu có mũi quả lê, 1 boong dâng mũi và 1 boong sống đuôi. Phần vỏ dưới boong chính
được phân cách bằng các vành kín nước gồm: Két mũi, 5 hầm hàng, buồng máy và két
lái.

5
CHƯƠNG I:
TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TRÊN TÀU 53000 TẤN.

1.1. Thông số kỹ thuật của trạm phát điện chính tàu 53000 tấn.
Trạm phát điện tàu 53000 tấn được trang bị gồm có 4 tổ hợp diesel-máy phát (D-G),
trong đó có 3 tổ hợp diesel-máy phát chính và một tổ hợp diesel máy phát sự cố. Ngoài ra
còn có nguồn năng lượng điện ắc quy 24V.
* Các thông số kĩ thuật của các diesel máy phát chính :
- Điện áp định mức : 450V
- Dòng điện định mức : 1091A
- Công suất định mức : 680KW
- Tần số định mức : 60Hz
- Hệ số công suất cos ϕ : 0.8
- Số pha : 3 pha
- TYPE : NTAKL
- Điện áp mạch kích từ : 100V
- Trọng lượng : 4250Kg
* Các thông số kĩ thuật của máy phát sự cố:
- Điện áp định mức : 450V
- Tần số định mức : 60Hz
- Công suất định mức : 320KW
- Hệ số công suất cos ϕ : 0.8
- Số pha : 3 pha
1.2. Giới thiệu bảng điện chính tàu 53000 tấn.
Bảng điện chính tàu 53000 tấn bao gồm có 11 PANEL. Trong đó có 3 PANEL điều
khiển máy phát và 3 PANEL phụ tải. Chi tiết như sau:
PANEL S1 (Page 62, Drwg No 0510320MB-1): PANEL khởi động nhóm số
1(No1 GROUP STARTER PANEL):
*1-1: Bơm nước làm mát máy chính ở mức cao:

6
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút dừng bơm.
+ S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố.
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO-
REMOTE.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
*1-2: Quạt gió buồng máy:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo quạt gió đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo quạt gió bị quá tải.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của quạt gió.
+ S21: Nút ấn khởi động quạt gió.
+ S22: Nút ấn dừng quạt gió.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ
(LOCAL/REMOTE).
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua quạt gió.
*1-3: Bơm nước mặn làm mát:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố.
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO-
REMOTE.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*1-4: Bơm BALLAST:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động
7
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải.
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ
(LOCAL/REMOTE).
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
PANEL S2 ( Page 062, Drwg No 0510320MB-1): PANEL khởi động và cung cấp
điện áp 440V số 1 (No1 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL).
*2-1:Bơm nước làm mát cho máy chính:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải.
+ S21: Nút ấn có màu xanh lá cây;nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ
(LOCAL/REMOTE).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
2-2: Bơm cứu hoả chung:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải.
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ
(LOCAL/REMOTE).
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*2-3: Bơm nước làm mát máy chính mức thấp:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.

8
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố.
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO-
REMOTE.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*2-4: Bơm dầu LO cho máy chính:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.
+ H25:Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố.
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển có ba vị trí MANU-AUTO-REMOTE.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
*2-5: Aptomat khống chế bộ sấy nóng các tổ hợp diesel máy phát.
*2-6: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
PANEL S3 (Page 062, Drwg No 0510320MB-1): PANEL cung cấp điện áp 440V
(No1 440V FEEDER PANEL).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện.
+ S43: Công tắc chọn vị trí để đo dòng điện của tời neo phải và tời chằng buộc
phải có ba vị trí là: WIDS(S)-OFF-MOWH(S).
+ S44: Công tắc chọn vị trí để đo dòng điện của cẩu số một hoặc cẩu số hai, có ba
vị trí là: CCR1-OFF-CCR2.
*3-1: Aptomat khống chế tời neo trái.
*3-2: Aptomat khống chế tời chằng buộc trái.
*3-3: Aptomat khống chế máy lái trái.
*3-4: Aptomat khống chế mạch tự động.
*3-5: Aptomat khống chế thiết bị điều khiển tuyến tính.
*3-6: Bộ phận thuỷ lực che phủ miệng khoang.
*3-7: Aptomat khống chế quạt gió vùng cầu thang.
*3-8: Aptomat khống chế bộ phận phun nước buồng máy.
9
*3-9: Aptomat khống chế bảng khởi động máy nén khí.
*3-10: Aptomat khống chế bảng điện phụ.
*3-11: Aptomat khống chế tời thang dây và quạt gió.
*3-12: Aptomat khống chế bộ lọc dầu và phân ly dầu buồng máy.
*3-13: Aptomat khống chế hệ thống nồi hơi phụ.
*3-14: Aptomat khống chế bơm cấp nước nồi hơi.
*3-15: Aptomat khống chế máy biến áp chính số 1.
*3-16: Aptomat khống chế máy móc dụng cụ xưởng.
*3-17: Aptomat khống chế quạt gió phụ máy chính.
*3-18: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
*CCR1: Aptomat khống chế cẩu hàng số1.
*CCR2: Aptomat khống chế cẩu hàng số2.
PANEL S4 (page 063): PANEL phục vụ máy phát số 1 (No1 DIESEL
GENERATOR PANEL).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện của máy phát.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của máy phát.
+ F: Tần số kế, dùng để đo tần số của máy phát1.
+ V: Đồng hồ vôn kế dùng để đo điện áp của máy phát1.
+ S31: Công tắc chọn đo dòng các pha, có 4 vị trí (OFF-R-S-T).
+ S32: Công tắc chọn đo điện áp giữa các pha và thanh cái, có 5 vị trí (OFF-RS-
ST-TR-BUS).
+ H2: Đèn màu trắng báo máy phát số 1 đang hoạt động.
+ H3: Đèn màu xanh báo aptomat chính của máy phát đang đóng.
+ H4: Đèn màu đỏ báo aptomat chính của máy phat đang mở.
+ H38: Đèn màu đỏ báo mức tải của máy phát thấp.
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ S6: Nút ấn có đèn dùng để reset aptomat chính.
+ S35: Công tắc chọn vị trí điều khiển có hai vị trí là tại chỗ và từ xa: (LOCAL-
REMOTE).
PANEL S4 (page 063, Drwg No 0510320MB-1): PANEL máy phát số 1 (No.1
DIESEL GENERATOR PANAEL).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện máy phát.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của máy phát.
+ F: Tần số kế, dùng để đo tần số của máy phát1.
+ V: Đồng hồ vôn kế dùng để đo điện áp của máy phát 1.
+ S31: Công tắc có màu đen dùng để chọn đo dòng các pha,có 4 vị trí (OFF-R-S-
T).
+ S32: Công tắc có màu đen dùng để chọn đo điện áp giữa các pha và thanh cái, có
5 vị trí (OFF-RS-ST-TR-BUS).
10
+ H2: Đèn màu trắng báo máy phát số 1 đang hoạt động nhưng chưa đóng vào
lưới.
+ H3: Đèn màu xanh báo aptomat chính của máy phát đang đóng vào lưới.
+ H4: Đèn màu đỏ bào aptomat chính của máy phát đang mở.
+ S11: Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có
hai vị trí ON/OFF.
+ S6: Nút ấn có đèn dùng để reset aptomat chính.
+ S35: Công tắc màu đen là công tắc chọn vị trí điều khiển có hai vị trí là tại chỗ
và từ xa: (LOCAL-REMOTE).
PANEL S5 (page 063, Drwg No 0510320MB-1): PANEL đồng bộ (SYNCHRO
PANEL).
+ H11: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha R.
+ H12: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha S.
+ H13: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha T.
+ BZ: Còi báo động khi có sự cố sảy ra.
+ KW: Đồng hồ đo công suất của máy phát.
+ SYN : Đồng bộ kế để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ.
+ H14: Hệ thống đèn quay để kiểm tra điều kiện hà đồng bộ.
+ IRM: Đồng hồ đo điện trở cách điện.
+ F/F: Đồng hồ tần số kế kép.
+ V/V: Đồng hồ vôn kế kép để đo điện áp của máy phát và của lưới.
+ S104: Nút ấn để hoà đồng bộ máy phát số 1.
+ S5: Nút ấn để thử đèn nối đất.
+ S4: Nút ấn dùng để thử đèn và còi.
+ S14: Nút ấn dừng chuông khi sảy ra sự cố.
+ S12: Công tắc có hai vị trí ON/OFF cấp điện cho PANEL đèn.
+ S8: Nút ấn reset đèn.
+ S9: Nút ấn dừng đèn FLICKER.
+ S204: Nút ấn có đèn màu trắng để hoà đồng bộ máy phát số 2.
+S304: Nút ấn hoà đồng bộ máy phát số 3.
+ S102: Nút ấn đóng aptomat của máy phát số 1.
+ S103: Nút ấn mở aptomat của máy phát số 1.
+ S202: Nút ấn đóng aptomat của máy phát số 2.
+ S203: Nút ấn mở aptomat của máy phát số 2.
+ S302: Nút ấn đóng aptomat của máy phát số 3.
+ S303: Nút ấn mở aptomat của máy phát số 3.
+ S33: Công tắc điều khiển động cơ servo điều khiển tần số của máy phát chính có
3 vị trí là LOWER-OFF-RAISE.
+ S34: Công tắc lựa chọn máy phát định hoà.
11
+ S39: Công tắc điều khiển động cơ diesel lai máy phát có 3 vị trí là STOP-O-
START.
PANEL S6 và S7 (page 063, Drwg No 0510320MB-1): PANEL phục vụ máy phát
số 2 và số 3 (No2 DIESEL GENERATOR PANEL/No3 DIESEl GENERATOR
PANEL). Trên các PANEL này có các thiết bị: công tắc, đèn báo, nút ấn, aptomat chính
giống với PANEL phục vụ cho máy phát số 1, chỉ khác về kí hiệu số 2 và số 3.
PANEL S8 (page 064, Drwg No 0510320MB-1): PANEL cung cấp điện áp 440V
số 2 (440V FEEDER PANEL).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện.
+ S43: Công tắc chọn chế độ đo dòng cho tời neo phải và tời chằng buộc phải có 3
vị trí là: WIDS(S)-OFF-MOWH(S).
+ S44: Công tắc chọn chế độ đo dòng của cẩu hàng số 3 và số 4 có 3 vị trí là:
CCR1-OFF-CCR2.
*8-1: Aptomat khống chế tời neo phải.
*8-2: Aptomat khống chế tời chằng buộc phải.
*8-3: Aptomat khống chế nguồn dự trữ cho cẩu xuồng.
*8-4: Aptomat khống chế bộ điều tốc điện tử của máy chính.
*8-5: Aptomat khống chế quạt thông gió trên boong.
*8-6: Aptomat khống chế thiết bị nhà bếp.
*8-7: Aptomat khống chế thiết bị buồng giặt.
*8-9: Aptomat khống chế bảng khởi động máy nén khí số 2.
*8-10: Aptomat khống chế bảng điện phụ.
*8-11: Aptomat khống chế thiết bị trộn ở buồng máy.
*8-12: Aptomat khống chế bơm lọc dầu và máy phân li dầu buồng máy.
*8-13: Aptomat khống chế hệ thống lo đốt rác.
*8-14: Aptomat khống chế bảng điện sự cố.
*8-15: Aptomat khống chế biến áp số 2.
*8-16: Aptomat khống chế bộ nạp ắc quy.
*8-17: Aptomat khống chế quạt gió phụ máy chính.
*8-18: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
*CCR3: Aptomat khống chế cẩu hàng số 3.
*CCR4: Aptomat khống chế cẩu hàng số 4.
PANEL S9 (page 064, Drwg No 0510320MB-1): Nhóm PANEL khởi động và
cung cấp điện áp 440V số 2 (No2 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua các pha R-S-T.
+ V : Đồng hồ vôn kế dùng để đo điện áp của các pha.
+ S31: Công tắc chọn đo dòng cho các pha R-S-T có 4 vị trí là: OFF-R-S-T.
+ S42: Công tắc chọn vị trí đo điện áp cho các pha có 4 vị trí là: OFF-RS-ST-TR.
+ H4: Đèn màu đỏ báo aptomat đang mở.

12
+ H3: Đèn màu xanh báo aptomat đóng.
*9-3: Bơm nước làm mát mức thấp gồm các thiết bị là:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO-
REMOTE.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*9-2: Bơm cứu hoả chung: gồm có các phần tử như sau:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải.
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa
và tại chỗ (LOCAL/REMOTE).
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*9-4: bơm dầu LO cho máy chính:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố.
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO-
REMOTE.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
13
*9-5: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
*9-6: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
*SCB: Aptomat khống chế hộp điện bờ.
PANEL S10 (page 064, Drwg No 0510320MB-1): PANEL khởi động số 2 (No2
GROUP STARTER PANEL).
*10-1: Bơm nước làm mát máy chính mức cao:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố.
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO-
REMOTE.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*10-2: Quạt gió buồng máy:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo quạt gió đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo quạt gió bị quá tải.
+ S21: Nút ấn khởi động quạt gió.
+ S22: Nút ấn dừng quat gió.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ
(LOCAL/REMOTE).
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua quạt gió.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của quạt gió.
*10-3: Bơm nước mặn làm mát:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố.
+ H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
(STANDBY).
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố.
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
14
+ S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO-
REMOTE.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*10-4: Bơm nước làm mát mức thấp:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo quạt gió bị quá tải.
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ
(LOCAL/REMOTE).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
*10-5: Bơm nước BALLAST:
+ H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động.
+ H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn.
+ H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải.
+ H26: Đèn màu trắng báo nguồn có sẵn.
+ HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm.
+ S21: Nút ấn khởi động bơm.
+ S22: Nút ấn dừng bơm.
+ S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ
(LOCAL/REMOTE).
+ S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF.
PANEL S11 (Page 075, Drwg No 0510320MB-1): PANEL cấp điện áp 220V
(220V FEEDER PANEL).
+ A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện.
+ V : Đồng hồ vôn kế dung để đo điện áp.
+ IRM: Đồng hồ đo điện trở cách điện.
+ S41: Công tắc chọn vị trí đo dòng các pha có 4 vị trí là: OFF-R-S-T.
+ S42: Công tắc chọn vị trí để đo điện áp các pha,có 4 vị trí là: OFF-RS-ST-TR.
+ H11 : Đèn màu trắng báo cách điện với đất của pha R.
+ H12 : Đèn màu trắng báo cách điện với đất của pha S.
+ H13 : Đèn màu trắng báo cách điện với đất của pha T.
+ S5: Nút ấn thử đèn nối đất.
+ H16: Đèn trắng báo biến áp 1 có nguồn.
+ H17: Đèn màu trắng báo biến áp 2 có nguồn.
15
+ H4: Đèn màu đỏ báo aptomat mở.
+ H3: Đèn màu xanh báo aptomat đóng.
+ S12: Công tắc khống chế bảng đèn có 2 vị trí ON/OFF.
*11-5: Aptomat chính khống chế bảng điện đèn hàng hải.
*11-6: Aptomat khống chế bảng phân phối đèn tín hiệu.
*11-7: Aptomat khống chế thiết bị hàng hải 220V.
*11-8: Aptomat khống chế bảng phân phối điện áp thấp.
*11-9/11-10/11-11: Aptomat khống chế hệ thống đèn phòng ở.
*11-12/11-13: Aptomat khống chế hệ thống đèn buồng máy.
*11-14: Aptomat khống chế bảng phân phối điện áp thấp No6.
*11-15: Aptomat khống chế thiết bị buồng máy.
*11-16: Aptomat khống chế phụ tải điều khiển máy chính và máy phụ buồng máy.
*11-17: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
*11-18: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
*11-19: Aptomat khống chế aptomat, PANEL hoà đồng bộ.
*11-20: Aptomat khống chế bộ dự trữ.
*11-1: Aptomat khống chế hệ thống đèn bên ngoài.
*11-2: Aptomat khống chế hệ thống đèn hành lang bên trái hầm hàng No1/2/3.
*11-3: Aptomat khống chế hệ thống đèn hành lang bên trái hầm hàng No4/5.
*11-4: Aptomat khống chế bảng điều khiển điện thuỷ lực.
*TR1: Aptomat khống chế bảng biến áp 1.
*TR2: Aptomat khống chế bảng biến áp 2.
Các PANEL của bảng điện chính tàu 53000 tấn được bố trí theo hình chữ L kích
thước 5.795(m)x2595(m) và có chiều cao là 2.100m.
1.3. Sơ đồ và nguyên lý của bảng điện chính.
Trạm phát điện tàu 53000 tấn bao gồm có 4 máy phát, trong đó có 3 máy phát
chính là D-G1, D-G2 và D-G3 có công suất như nhau 680KW phát ra điện áp 450V tần
số 60Hz và 1 máy phát sự cố có công suất 320KW điện áp 450V tần số 60Hz.
Ký hiệu sơ đồ bảng điện chính: Drwg No 0510320MB-1. Trong sơ đồ có 3 máy
phát giống hệt nhau vì vậy ở đây ta chỉ nghiên cứu sơ đồ nguyên lý của máy phát số 1.
Các máy phát số 2 và máy phát số 3 hoàn toàn tương tự.
1.3.1. Mạch động lực của máy phát số 1 (Page 081, Drwg No 0510320MB-1).
- Điện áp 3 pha từ máy phát được cấp lên thanh cái thông qua aptomat chính
QFDG1.
- Ba biến dòng TA81.21; TA81.22; TA81.23 cấp tín hiệu dòng của máy phát cho
mạch đo và bảo vệ.
- Biến dòng TA81.24 cấp tín hiệu dòng của máy phát cho mạch tự động điều chỉnh
điện áp(AVR) của máy phát chính.

16
- Ba biến dòng TA81.25, TA81.26, TA81.27 cấp tín hiệu dòng tới mạch đo dòng
điện.
- Tín hiệu áp của máy phát được đưa tới bộ AVR của máy phát, và các bộ biến năng
của mạch đo công suất và tần số, mạch điều khiển áptomat chính.
- TC81.78 biến áp biến đổi điện áp 440V/220V để đưa đến mạch đèn chỉ thị.
- Biến áp TC81.77 biến đổi điện áp 440V/220V để đưa đến mạch điều khiển
aptomat và mạch điều khiển role.
- TP81.75/76 các biến áp 440V/200V 100VA để đưa tín hiệu áp của máy phát tới
các thiết bị đo và các thiết bị hoà đồng bộ.
- TP81.73/74 các biến áp 440V/220V 100VA để đưa tới các thiết bị đo, các thiết bị
hoà đồng bộ và mạch chuyển đổi.
- TC81.4 là biến áp 440V/220V 100VA.
- FU81.4, FU81.63, FU81.64, FU81.66, Fu81.67, FU81.68 các cầu chì bảo vệ với trị
số dòng 4A.
- FU81.51, FU81.52, FU81.64 các cầu chì bảo vệ với trị số dòng 6A.
- FU81.83, FU81.84, FU81.85, FU81.87 các cầu chì bảo vệ với trị số dòng 2A.
- FU81.42 các cầu chì bảo vệ với trị số dòng 32A.
1.3.2. Mạch điều khiển đóng/mở aptomat chính của máy phát số 1(Page 084,
Drwg No 0510320MB-1 ):
Giới thiệu các phần tử của mạch:
- M: Động cơ để đóng aptomat chính của máy phát vào lưới.
- XF: Cuộn điều khiển cấp điện cho động cơ đóng aptomat chính vào lưới.
- MN: Cuộn giữ của aptomat chính.
- SB84.4: Nút ấn có đèn dùng để điều khiển đóng aptomat chính vào lưới.
- SB84.8: Nút ấn có đèn dùng để điều khiển mở aptomat chính của máy phát ra khỏi
lưới.
- PMS DG1(69-70): Tiếp điểm điều khiển của máy tính điều khiển đóng aptomat
chính vào lưới.
- SA84.3: Công tắc xoay để lựa chọn chế độ điều khiển đóng aptomat có hai vị trí
là: LOCAL/REMOTE.
Hoạt động của mạch điều khiển aptomat chính như sau:
+ Chế độ điều khiển bằng tay:
Ta đưa công tắc lựa chọn SA84.3 về vị trí LOCAL. Lúc này khi các điều kiện để
đóng máy phát lên lưới đã đủ ta ấn nút SB84.4 làm cho cuộn XF có điện điều khiển cấp
điện cho động cơ M đóng aptomat chính của máy phát vào lưới. Lúc này cuộn giữ MN
của aptomat đã có điện để giữ aptomat chính vẫn đóng:
+ Khi áptomat chính đóng các tiếp điểm phụ của nó cũng đóng vào làm cho role
trung gian K85.21 có điện. Tiếp điểm của K85.21(21-22) (trang 91) mở ra đưa bộ AVR

17
của máy phát số 1 sẵn sàng nối với bộ AVR của các máy phát khác để phục vụ cho quá
trình tự động phân bố tải vô công khi các máy phát công tác song song với nhau.
- Tiếp điểm K85.21(13-14) (trang 85) đóng vào sẵn sàng cấp điện cho role K85.7.
+ Tiếp điểm phụ của aptomat chính đóng làm cho role K85.22 có điện:
- Tiếp điểm K85.22 (trang 86) đảo trạng thái làm cho đèn H3 sáng báo aptomat
chính đã được đóng vào lưới và đèn H4 tắt (đèn H4 là đèn báo aptomat chưa được đóng
lên lưới).
- Tiếp điểm của K85.22(2-10) (trang 90) mở ra cắt không cho phép điện trở sấy
được đưa vào hoạt động.
- Tiếp điểm của K85.22(7-11, 4-12) (trang 93) đưa tín hiệu vào máy tính bào
aptomat chính đang đóng hay mở.
+ Rơle trung gian K85.23 có điện làm cho:
- Tiếp điểm của K85.23 (trang 231) đảo trạng thái làm cho đèn ở nút ấn đóng
aptomat sáng và đèn ở nút ấn mở aptomat tắt.
- Tiếp điểm của K85.23 (4-12) (trang 223) mở ra cắt điện cho cuộn giữ của
aptomat lấy điện bờ.
- Tiếp điểm của K85.23(1-9)(trang 170) mở ra làm cho các role trung gian
K170.21, K170.22, K170.23 mất điện, các tiếp điểm của K170.21 (trang 171) đóng vào
sẵn sàng cấp điện cho mạch điều khiển hoà đồng bộ các máy phát số 2, số 3. Các tiếp
điểm của K170.23 (trang 84) mở ra làm cho cuộn điều khiển XF mất điện cắt điện cấp
cho động cơ M.
Aptomat chính của máy phát đang đóng vào lưới ta muốn cắt máy phát ra khỏi lưới
thì ta ấn nút SB84.8 làm cho cuộn giữ MN mất điện. Aptomat sẽ mở ra cắt máy phát ra
khỏi lưới. Aptomat chính mở ra làm cho các tiếp điểm phụ cũng mở ra khiến các rơle
trung gian K85.21, K85.22, K85.23 đều mất điện. Tiếp điểm của chúng làm cho đèn báo
aptomat chính đóng tắt và đèn báo áptomat chính mở sáng:
- Tiếp điểm của K85.21 (trang 91) đóng vào ngắn mạch chân 3-4 của bộ AVR máy
phát số1.
- Tiếp điểm của K85.22 (trang 90) đóng vào sẵn sàng cấp nguồn cho điện trở sấy
hoạt động.
- Tiếp điểm của K85.23 (trang 223) đóng vào sẵn sàng cấp điện cho cuộn hút của
aptomat cấp điện từ bờ.
- Tiếp điểm của K85.23 (trang 170) đóng vào sẵn sàng cho mạch điều khiển hoà
đồng bộ máy phát số 1 hoạt động.
+ Chế độ tự động:
Ta đưa công tắc lựa chọn SA 84.3 về vị trí REMOTE. Lúc này việc đóng mở
aptamat chính sẽ được điều khiển bởi khối quản lý nguồn PMS.

18
1.3.3. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp (Page 091, Drwg No 0510320MB-1):
Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp được lắp đặt trên tàu 53000 tấn áp dụng
nguyên lý điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc điều chỉnh theo độ lệch. Điện áp thực của
máy phát sẽ được phản hồi lại để so sánh với điện áp chuẩn, từ đó đưa ra tín hiệu đến
điều chỉnh tăng hoặc giảm dòng kích từ làm cho điện áp máy phát trở về định mức. Máy
phát chính là loại máy phát không chổi than có máy kích từ lấy dòng kích từ từ bộ tự
động điều chỉnh điện áp (bộ AVR). Ngoài ra hệ thống điều chỉnh điện áp còn thực hiện
quá trình tự động phân bố tải vô công khi các máy phát công tác song song với nhau.
Giới thiệu phần tử của hệ thống:
Bộ AVR là bộ hiệu chỉnh điện áp của máy phát có các đầu vào ra như sau:
- Đầu C1-C2 hai đầu lấy tín hiệu dòng tải của pha S đưa vào bộ hiệu chỉnh .
- Các đầu U, V, W lấy tín hiệu điện áp ba pha của máy phát đưa vào bộ hiệu chỉnh.
- Chân 1-3 các đầu đưa tới bộ chiết áp VOLTAGE TRIM POT.
- Các chân U1, V1, W1 cấp điện áp làm nguồn nuôi cho bộ AVR.
- Chân J-K của bộ AVR đưa tín hiệu điều chỉnh dòng kích từ xuống mạch kích từ
của máy phát kích từ.
- Chân C3-C4 được nối với các chân C3-C4 bộ AVR của các máy phát khác để thực
hiện quá trình tự động phân bố tải vô công.
- Bộ VOLTAGE TRIM POT là chiết áp để điều chỉnh điện áp ra của máy phát.
- K85.21 tiếp điểm của rơle trung gian của áptomat chính DG1 để thực hiện phân bố
tải vô công khi các máy phát công tác song song.
- No1 D/G Static Exciter mạch kích từ của máy phát kích từ có các đầu vào ra như
sau:
- U1,V1,W1 các đầu đưa điện áp làm nguồn nuôi cho bộ AVR.
- Chân J-K chân lấy tín hiệu điều chỉnh từ mạch AVR đưa tới.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động điều chỉnh điện áp:
+ Quá trình tự kích ban đầu:
Khởi động động cơ Diesel truyền động cho máy phát đến tốc độ định mức, khi đó
do có từ dư của máy phát kích từ lên ở cuộn dây phần ứng của máy phát chính sẽ cảm
ứng được một tín hiệu điện áp có giá trị khoảng 2 ÷ 5% Uđm. Điện áp này sẽ được đưa tới
bộ AVR, và đưa tới cuộn kích từ của máy phát kích từ, do đó sẽ làm tăng dòng kích từ và
làm tăng điện áp của máy phát. Quá trình tiếp tục như vậy đến khi điện áp của máy phát
đạt giá trị địng mức. Kết thúc quá trình tự kích của máy phát.
+ Quá trình tự động điều chỉnh điện áp của bộ AVR:
Giả sử máy phát đang công tác với điện áp là định mức Uđm. Ta đột ngột đóng
thêm tải cho máy phát thì điện áp của máy phát lập tức giảm xuống nhỏ hơn định mức.
Khi đó tín hiệu điện áp và tín hiệu dòng điện của máy phát được đưa tới tác động vào bộ
AVR tác động làm tăng dòng kích từ của máy phát lên vì vậy làm cho điện áp của máy
phát tăng lên đến giá trị định mức.
19
Quá trình ngắt bớt tải đột ngột cho máy phát cũng xảy ra tương tự như khi ta đóng
thêm tải vào lưới. Ta đột ngột cắt bớt tải tải cho máy phát thì điện áp của máy phát lập
tức tăng lên lớn hơn định mức. Khi đó tín hiệu điện áp và tín hiệu dòng điện của máy
phát được đưa tới tác động vào bộ AVR tác động làm giảm dòng kích từ của máy phát
xuống vì vậy làm cho điện áp của máy phát giảm xuống đến giá trị định mức.
Tóm lại đây là một trong những hệ thống mới hiện đại được sử đụng nhiều trên các tàu
đang được đóng mới ở Việt Nam. Hệ thống có cấu trúc gọn nhẹ, có độ chính xác và độ
ổn định cao, đáp ứng được các yêu cầu của đăng kiểm.

+ Chỉnh định hệ thống như sau:


Khi điện áp của máy phát phát ra không đạt được giá trị định mức ta có thể điều
chỉnh chiết áp VOLTAGE TRIM POT của bộ AVR để điều chỉnh lại giá trị điện áp phát
ra của máy phát.
1.3.4. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1 (Page 87, 166, 170; Drwg No
0510320MB-1):
Giới thiệu phần tử của hệ thống:
- SA84.3: Nút ấn dùng để đóng áptomát của máy phát số 1 vào lưới.
- S34 : Công tắc chọn máy phát cần hoà vào lưới có 5 vị trí đó là: OFF-DG1-DG2-
DG3-OFF.
- K87.2,K87.4: Các rơle trung gian.
- V/V: Đồng hồ đo điện áp kép để đo điện áp của máy phát cần hoà và điện áp của
thanh cái.
- F/F: Đồng hồ đo tần số kép để đo tần số của máy phát cần hoà và tần số của thanh
cái.
- SYN: Đồng bộ kế để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ.
- SA84.3, SA101.3, SA121.3: Các công tắc lựa chọn vị trí điều khiển từ xa hoặc tại
chỗ cho các máy phát.
- SB170.2, SB170.4, SB170.6: Các công tắc hoà đồng bộ của các máy phát số 1,2,3.
- PMSDG1, PMSDG2, PMSDG3 (trang 170): Các tiếp điểm tự động hoà đồng bộ
được điều khiển từ máy tính.
- K170.21, K170.22, K170.23, K170.41, K170.42, K170.43, K170.61, K170.62,
K170.63: Các rơle trung gian.
Hoà đồng bộ bằng tay:
Ta đưa công tắc lựa chọn SA84.3 sang vị trí LOCAL.
Giả sử ta cần hoà máy phát số 1 vào lưới ta đưa công tắc lựa chọn máy phát cần hoà
SA166.2 sang vị trí DG1 làm cho rơle trung gian K87.4 có điện. K87.4 có điện đóng tiếp
điểm K87.4 (43-44) (trang 87) vào làm cho K87.2 có điện.
20
Rơle trung gian K87.4 và K87.2 có điện đóng các tiếp điểm của chúng lại đưa điện
áp từ thanh cái và từ máy phát số 1 vào các đồng hồ đo, hệ thống đèn và hệ thống đồng
bộ kế.
Tiếp điểm K87.2 (trang 84) đóng sẵn sàng cấp cho mạch điều khiển đóng mở
aptomat chính.
Điện áp từ thanh cái và từ máy phát số 1 được đưa tới đồng hồ vol kế kép, đồng hồ
đo tần số kép, đồng bộ kế, và hệ thống đèn để kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ. Khi
các điều kiện hoà đồng bộ đã được thoả mãn thì:
- Ta ấn nút ấn SB170.2 làm cho các rơle trung gian K170.21, K170.22, K170.23 có
điện.
- K170.21 có điện đóng tiếp điểm tự nuôi và mở các tiếp điểm của nó ở trang 170 ra
khống chế hoà máy phát số 2 và số 3.
- Các tiếp điểm của K170.22 và K170.23 đóng vào cấp điện cho khối DEIF HAS-
111DG (page 171).
- K170.23 có điện đóng tiếp điểm thường mở của nó ở trang 84 sẵn sàng cấp điện
cho mạch đóng aptomat lên lưới và cắt aptomat ra khỏi lưới.
- Khi ta ấn nút SB84.4 do K170.23 đã đóng làm cho cuộn XF có điện điều khiển
đóng aptomat chính vào lưới giống như mạch điều khiển aptomat chính.
Khi ta cần dừng Diesel-máy phát số1, để cắt aptomat chính của máy phát số 1 ra
khỏi lưới ta san tải của máy phát số 1 sang cho các máy phát khác và sau đó ấn nút
SB84.8 (page 084) để mở aptomat ra khỏi lưới. Quá trình hoạt động giống như ở mạch
điều khiển aptomat chính.
Hoà đồng bộ tự động cho máy phát số 1 ( trang 170, Drwg No 0510320MB-1).
- PMSDG1, PMSDG2, PMSDG3 là các tiếp điểm được đưa ra từ máy tính để
điều khiển hoà đồng bộ cho các máy phát.
- Khi đóng thêm máy phát vào lưới. Nếu có một máy đang công tác mà lượng tải
vượt quá 85% thì hệ thống sẽ tự động hòa máy số 2 vào lưới. Nếu có 2 máy đang công
tác mà lượng tải quá 90% thì hệ thống sẽ tự động hòa máy phát số 3 vào mạng.
- Khi ta bật công tắc lựa chọn SA84.3 sang vị trí REMOTE làm cho tiếp điểm
của nó ở trang 170 đóng vào sẵn sàng cho quá trình tự động hoà máy phát số1.
- Máy tính sẽ tự động kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ khi các điều kiện hoà
đã được thoả mãn thì máy tính sẽ phát lệnh hoà làm tiếp điểm XR1 đóng. Lúc này khi
điện áp của máy phát cần hoà đạt 95% Uđm trở lên thì aptomat chính của máy phát sẽ
được đóng lên lưới như khi ta ấn nút SB84.4 của chế độ hoà bằng tay.
- Khi ngắt máy phát ra khỏi mạng. Khi 3 máy đang công tác mà lượng tải nhỏ
hơn 53% thì hệ thống tự động cắt 1 máy ra khỏi mạng. Khi có 2 máy đang công tác mà
lượng tải nhỏ hơn 30% thì hệ thống sẽ tự động ngắt 1 máy ra khỏi mạng còn 1 máy
công tác.

21
- Khi cần cắt máy phát số1 ra máy tính sẽ gửi lệnh làm đóng tiếp điểm XR1
(PMS DG1) (trang 085) Làm cho rơle K85.9 có điện mở tiếp điểm K85.9 (trang 084) ra
khiến cho cuộn giữ MN của aptomat chính mất điện làm mở aptomat chính của máy
phát số1 ra khỏi lưới,quá trình cắt aptomat chính này xảy ra tương tự như khi ta ấn nút
SB84.8 của của chế độ hoà đồng bộ bằng tay.

1.3.5. Tự động phân chia tải cho các máy phát.


A. Tự động phân chia tải vô công cho các máy phát công tác song song.
Việc phân chia tải vô công cho các máy phát công tác song song trên tàu 53000
tấn sử dụng phương pháp điều khiển độ nghiêng đặc tính ngoài của máy phát bằng cách
lấy tín hiệu từ dòng tải.

QF-DG1 QF-DG1 QF-DG1

K85.21 K105.21 K125.21

S1 S1 S1

TA81.24
S2 S2 S2

AVR1 AVR2 AVR3


G1 G2 G3

Hình 1.1. Phân bố tải vô công giữa các máy phát khi công tác song song.

22
TA81.24 là biến dòng lấy tín hiệu dòng của máy phát, cuộn thứ cấp của biến dòng
được nối với hai đầu C1-C2 của bộ AVR. Các đầu C3-C4 của bộ AVR được nối nối tiếp
với các đầu C3-C4 của bộ AVR các máy phát khác như hình vẽ trên.
Giả sử máy phát số 1 công tác độc lập (chí có máy phát số 1 cấp nguồn lên lưới)
thì các tiếp điểm của K105.21 và K125.21 sẽ đóng lại làm cho cuộn C3-C4 của bộ AVR1
ngắn mạch, máy phát một công tác độc lập.
Khi các máy phát công tác song song với nhau thì các tiếp điểm của K85.21,
K105.21 và K125.21 đều mở ra làm cho dòng chạy trong cuộn C3-C4 bộ AVR của mỗi
máy phát không những phụ thuộc vào dòng tải của máy phát đó mà còn phụ thuộc vào
dòng của các máy phát khác. Giả sử dòng tải máy phát số 1 là lớn nhất do nhận nhiều tải
vô công nhất thì sẽ làm cho dòng trong C1-C2 của máy phát số 1 là lớn nhất, lúc này sẽ
xuất hiện tín hiệu chạy trong cuộn C3-C4 của máy phát số 1, tín hiệu này được truyền
đến các cuộn C3-C4 của các bộ AVR2, AVR3 của các máy phát số 2 và số 3 làm cho độ
cứng đường đặc tính ngoài của các máy phát khi công tác song song là như nhau nên tải
vô công được phân bố đều cho các máy phát.
Như vậy sự thay đổi tải vô công của máy này luôn được máy kia cảm nhận thông
qua biến dòng, nhờ đó luôn đảm bảo được sự cân bằng tải vô công giữa các máy phát khi
công tác song song.
B. Phân chia tải tác dụng cho các máy phát công tác song song (Page 089, Drwg
No 0510320MB-1):
Giới thiệu các phần tử của mạch:
- SA89.2 : Công tắc điều khiển có ba vị trí là: LOWER-OFF-RAISE.
-REC89.1: Bộ biến đổi từ nguồn xoay chiều lấy từ máy phát qua biến áp thành
nguồn 1 chiều cấp cho mạch điều chỉnh lượng nhiên liệu vào Diesel.
- PMSDG1 (63-64, 65-66): Các tiếp điểm điều chỉnh được điều khiển từ máy tính.
- K89.3, K89.4: Các rơle trung gian.
- M: Động cơ servo là loại động cơ 1 chiều 24V; 20W.
Nguyên lý hoạt động của mạch:
Để thay đổi tần số của máy phát khi máy phát công tác độc lập và thay đổi lượng tải
tác dụng khi các máy phát công tác song song ta chỉ việc thay đổi lượng nhiên liệu cấp
cho Diesel bằng cách điều khiển động cơ servo tác động lên thanh răng nhiện liệu.
Nguồn xoay chiều từ máy phát số 1 qua biến áp và bộ chỉnh lưu biến đổi thành điện
áp một chiều 24V cấp cho mạch điều khiển và động cơ sẵn sàng hoạt động.
+ Điều chỉnh tần số và phân bố tải tác dụng bằng tay:
Khi tần số của máy phát thấp hoặc nhận ít tải tác dụng ta đưa tay điều khiển SA89.2
về vị trí RAISE thì điện áp được cấp cho rơle K89.4. Rơle này có điện làm cho tiếp điểm
K89.4(1-9) mở ra khiến rơle trung gian K89.3 không thể có điện, đồng thời đóng các tiếp
điểm K89.3(7-11 và 6-10) cấp nguồn 24V cho động cơ servo hoạt động đưa nhiên liệu

23
vào máy nhiều hơn làm cho tần số của máy phát tăng lên hay máy phát sẽ nhận nhiều tải
tác dụng hơn.
Khi tần số của máy phát cao hoặc nhận nhiều tải tác dụng ta đưa tay điều khiển
SA89.2 về vị trí LOWER thì điện áp được cấp cho rơle K89.3. Rơle này có điện làm cho
tiếp điểm K89.3(1-9) mở ra khiến rơle trung gian K89.4 không thể có điện, đồng thời
đóng các tiếp điểm K89.4 (7-11 và 6-10) cấp nguồn 24V cho động cơ servo hoạt động
theo chiều ngược lại đưa nhiên liệu vào máy ít hơn làm cho tần số của máy phát giảm
xuống hay máy phát sẽ nhận ít tải tác dụng hơn.
Khi hai máy phát đang công tác song song với nhau mà phân bố tải tác dụng không
đều. Để phân bố lại tải tác dụng cho hai máy phát ta đưa tay điều khiển lượng nhiên liệu
của máy phát nhận nhiều tải tác dụng hơn sang vị trí LOWER và đưa tay điều khiển của
máy nhận ít tải tác dụng hơn sang vị trí RAISE cho tới khi tải tác dụng của hai máy cân
bằng nhau thì dừng lại.

+ Tự động điều chỉnh tần số và phân chia lại tải tác dụng bằng máy tính:
Khi tần số của máy phát số 1 thấp hoặc nhận ít tải tác dụng, máy tính sẽ cảm biến
và phát lệnh điều khiển làm đóng tiếp điểm PMSDG1 (65-66) vào làm cho rơle K89.4 có
điện cấp điện cho động cơ servo tăng nhiên liệu vào máy tương tự như ta đưa tay điều
khiển sang vị trí RAISE.
Khi tần số của máy phát số 1 cao hoặc nhận ít nhiều tải tác dụng, máy tính sẽ đóng
tiếp điểm PMSDG1 (63-64) vào làm cho rơle K89.3 có điện cấp điện cho động cơ servo
giảm nhiên liệu vào máy tương tự như ta đưa tay điều khiển sang vị trí LOWER.
Khi hai máy phát công tác song song máy tính sẽ tự động giám sát và điều chỉnh lượng
nhiên liệu vào hai máy để lượng tải tác dụng của hai máy là cân bằng nhau.
1.3.6. Các mạch đo và bảo vệ cho máy phát (Page 082, Drwg No 0510320MB-1):
Giới thiệu các phần tử có trong mạch:
HR: đồng hồ đo thời gian hoạt động của máy phát.
Reverse power Relay: Rơle bảo vệ công suất ngược cho máy phát.
Over/sc Current relay: Rơle bảo vệ quá dòng cho máy phát.
Current Converter: Bộ biến đổi dòng điện.
Power Converter: Bộ biến đổi công suất.
KW: Đồng hồ đo công suất của máy phát.
Voltage Buit-up Relay: Rơle bảo vệ điện áp thấp.
Voltmeter Switch (SA82.9): Công tắc xoay để đo điện áp các pha của máy phát, có
5 vị trí là: OFF;RS;ST;TR;BUS.
Ammeter Switch(SA82.6): Công tắc xoay để chọn đo dòng điện các pha, có 4 vị trí
là: O-R-S-T.
A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua các pha.
V : Đồng hồ vôn kế dùng để đo điện áp các pha của máy phát số1 và của thanh cái.
24
F: Tần số kế để đo tần số của máy phát và của lưới.
Current Transducer: Bộ biến đổi dòng.
Power Transducer: Bộ biến đổi công suất.
Freq Transducer: Bộ biến đổi tần số.
Hoạt động của các mạch đo:
Mạch đo thời gian hoạt động của hệ thống: Khi máy phát hoạt động, điện áp của
máy phát được cấp đến đồng hồ đo thời gian HR đếm thời gian hoạt động của máy phát.
Tín hiệu dòng và tín hiệu áp của máy phát qua bộ biến đổi dòng và bộ biến đổi công
suất cấp cho đồng hồ KW để đo công suất tác dụng của máy phát.
Tín hiệu dòng của máy phát thông qua công tắc S31 (Ammerter Switch) để lựa chọn
đo dòng các pha R-S hoặc pha T của máy phát hoặc không đo dòng của pha nào khi nó ở
vị trí 0.
Công tắc xoay SA82.9 là công tắc lựa chọn có 5 vị trí để lựa chọn đo điện áp các
pha RS; ST; TR; đo điện áp của thanh cái (BUS) hoặc không đo điện áp pha nào khi nó ở
vị trí OFF. Tín hiệu áp thông qua công tắc lựa chọn được đưa tới đồng hồ vôn kế và đồng
hồ tần số kế để đo điện áp và tần số của các pha tương ứng.
Hoạt động của các mạch bảo vệ: (Page 082, Drwg No 0510320MB-1)
+ Mạch bảo vệ điện áp thấp:
Tín hiệu áp của máy phát được đưa vào các chân B2, C, A1, A2 của bộ Voltage
Built Up relay. Khi tín hiệu điện áp của máy phát lớn hơn tín hiệu đặt là 95%Uđm thì có
tín hiệu điều khiển làm cho rơle K82.8 có điện, sau thời gian trễ đóng tiếp điểm K82.8
trang 084 để sẵn sàng cấp điện cho mạch đóng aptomat chính lên lưới ở chế độ tự động.
Nếu điện áp của máy nhỏ hơn 95% Uđm thì tiếp điểm của K82.8 mở ra ta không thể điều
khiển tự động đóng aptomat chính lên lưới.
+ Mạch bảo vệ quá tải cho máy phát:
Khi máy phát bị quá tải thì bộ RMC-122D (Over/sc current relay) hoạt động làm
cho rơle K82.3 có điện.
Nếu máy phát bị quá tải nhỏ thì sau 20 giây tiếp điểm K82.3 (trang 182) sẽ đóng vào
làm cho rơle K182.2 có điện. K182.2 có điện đóng các tiếp điểm của nó vào:
- Tiếp điểm K182.2 (trang 185) đóng vào cấp điện cho cuộn nhả của các aptomat
cấp điện cho một số phụ tải, làm cắt một số phụ tải không quan trọng ra khỏi lưới.
- Các tiếp điểm K182.2 ( trang 192 và 242) sẽ đảo trạng thái để đưa tín hiệu báo quá
tải của máy phát tới các mạch điều khiển đèn và máy tính báo máy phát bị quá tải.
Nếu máy phát vẫn chưa hết quá tải thì sau thời gian trễ, tiếp điểm thời gian
K182.2(67-68) (trang 182) sẽ đóng vào làm cho role K182.5 có điện, K182.5 có điện làm
cho:
- Tiếp điểm K182.5 ( trang 184, 185, 186) đóng vào cấp điện cho cuộn nhả của các
aptomat, ngắt bớt một số phụ tải ra khỏi lưới.

25
- Các tiếp điểm K182.5 ( trang 192 và 242) đảo trạng thái đưa tín hiệu báo quá tải
tới các đèn báo và máy tính.
Từ khối điều khiển sẽ gửi tín hiệu tới đèn báo quá tải và chuông báo quá tải cho máy
phát.
Nếu máy phát bị quá tải lớn thì ngay lập tức tiếp điểm K82.3 (trang 93) sẽ đóng lại
đưa tín hiệu vào khối No1 D/G PMS INTERFOCA để điều khiển ra lệnh mở aptomat
chính của máy phát số1 ra khỏi lưới đồng thời đưa tín hiệu tới báo động quá tải cho máy
phát bằng đèn và còi.
+ Bảo vệ công suất ngược cho máy phát (Page 082, Drwg No 0510320MB-1):
Khi máy phát sảy ra hiện tượng công suất ngược quá ngưỡng đặt của rơle bảo vệ
công suất ngược thì rơle bảo vệ công suất ngược sẽ hoạt động gửi tín hiệu tới làm cho
rơle K82.2 có điện. sau thời gian trễ là 10 giây thì tiếp điểm K82.2 (trang 085) sẽ đóng
vào làm cho rơle K85.5 có điện, làm cho:
- Tiếp điểm K85.5 (trang 85) đóng vào là rơle K85.7 có điện.
- Tiếp điểm K85.5( trang 093) đóng vào đưa tín hiệu vào khối điều khiển báo máy
phát bị công suất ngược.
- Tiếp điểm K85.5 (trang 242) đóng vào đưa tín hiệu vào máy tính điều khiển đèn
báo và chuông báo máy phát bị công suất ngược.
- Tiếp điểm K85.7 (trang 85) đóng vào để duy trì K85.7 có điện.
- Tiếp điểm K85.7 (trang 84) mở ra làm cho cuộn giữ MN mất điện làm cho aptomat
chính của máy phát mở ra.
- Tiếp điểm K85.7 (trang 86) đóng vào cấp điện cho đèn S6 sáng (S6 là nút ấn có
đén đùng để reset aptomat chính của máy phát khi sảy ra sự cố).
- Tiếp điểm K85.7 (trang 93) đóng vào đưa tín hiệu báo aptomat của máy phát số 1
đã được mở ra do sự cố.
Để điều khiển đóng được aptomat máy phát số1 vào lưới sau khi bị sự cố thì ta phải
ấn nút reset SB85.7 để reset lại mạch điều khiển aptomat.
+ Bảo vệ ngắn mạch cho máy phát:
Việc bảo vệ ngắn mạch cho máy phát người ta dùng cầu chì và aptomat chính.
Cầu chì thường được dùng để bảo vệ ngắn mạch ở các mạch đo và mạch điều khiển.
Aptomat thường được sử dụng để bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực và mạch
chính, hoạt động bảo vệ như sau: Tín hiệu dòng được lấy từ ba pha R-S-T của máy phát
đưa tới bộ chuyển đổi dòng điện PA83.2 (page 083, Drwg No 0510320MB-1). Khi có
hiện tượng ngắn mạch thì dòng điện của máy phát sẽ tăng lên rất lớn, các biến dòng sẽ
cảm nhận được tín hiệu dòng lớn này đưa tới bộ chuyển đổi PA83.2 làm cho đầu ra của
khối chuyển đổi PA83.2 xuất hiện tín hiệu đưa tới khối PMS. Khối điều khiển PMS điều
khiển đóng tiếp điểm PMSDG1 (67-68) (trang 85) cấp điện cho rơle K85.9 làm cho tiếp
điểm K85.9 (trang 84) mở ra ngắt điện cấp cho cuộn giữ MN của aptomat chính làm
aptomat chính mở ra ngắt máy phát ra khỏi lưới.
26
+ Bảo vệ tần số thấp cho trạm phát: (Page 083, Drwg No 0510320MB-1):
Tín hiệu áp của máy phát từ trang 81 được đưa vào chân 17-19 của khối Freq
Transducer (FT83.4), đầu ra của bộ biến đổi được đưa vào đầu 3-4 của bộ PMS.
Khi tần số của máy phát nhỏ hơn tần số cho phép thì có tín hiệu từ bộ chuyển đổi
FT83.4 đưa đến bộ PMS khi đó bộ PMS sẽ đóng tiếp điểm của nó ở trang 85 vào làm cho
rơle K85.9 có điện. Rơle K85.9 có điện làm cho:
- Tiếp điểm K85.9 (trang 84) mở ra làm cho cuộn giữ MN của aptomat chính mất
điện, aptomat chính của máy phát không thể đóng được vào lưới.
- Tiếp điểm K85.9 (trang 85) mở ra làm cho không thể reset được aptomat chính khi
tần số của máy phát vẫn thấp.
Khi tần số của máy phát gần bằng định mức thì khối PMS sẽ mở tiếp điểm của nó ra
làm cho rơle K85.9 mất điện mạch điều khiển trở lại hoạt động bình thường.

CHƯƠNG II:
MỘT SỐ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỆN ĐIỂN HÌNH.

2.1. Hệ thống nồi hơi tàu 53000 tấn.


2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống nồi hơi.
a, Khái niệm.
Nồi hơi tàu thuỷ là thiết bị dùng năng lượng của chất đốt (hoá năng của dầu, than,
củi) biến nước thành hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao, nhằm cung cấp hơi nước cho
thiết bị động lực hơi nước chính, cho các máy phụ và nhu cầu sinh hoạt của hành khách
và thuyền viên.
b, Các loại hệ thống nồi hơi.
Theo mục đích sử dụng trên tàu thuỷ hiện nay thường dùng các loại nồi hơi sau :
- Nồi hơi chính: Nồi hơi cung cấp hơi nước cho thiết bị đẩy tàu trong các máy hơi
nước chính, hoặc tuabin hơi chính lai chân vịt và dùng cho các máy phụ và nhu cầu sinh
hoạt.
- Nồi hơi phụ: Dùng tạo nên lượng hơi cần thiết khi tàu chưa hành trình, có thể
hoạt động ở mọi chế độ của tàu.
- Nồi hơi kinh tế: Hoạt động chế độ khi tàu hành trình trên biển, chúng ta dùng
nhiệt độ khí xả ra từ máy chính đun nóng nước.
c, Các yêu cầu đối với hệ thống nồi hơi tàu thuỷ.
- Sử dụng an toàn, phải có kết cấu bền chắc, độ tin cậy cao.
- Gọn nhẹ dễ bố trí trên tàu để nhằm tăng tải trọng của tàu cũng như tầm xa hoạt
động của tàu nồi hơi thường có dung tích loại lớn và quá trình hơi cao.
- Cấu tạo đơn giản, bố trí thiết bị thuận tiện cho việc bảo dưỡng sửa chữa và khai
thác, sử dụng đơn giản và điều kiện làm việc vận hành thoáng mát dễ khai thác.

27
- Tính cơ động cao, thời gian nhóm lò sấy hơi nhanh có thể tăng giảm tải để thích
ứng với sự tăng giảm của động cơ khi cần thiết, khi tàu nghiêng lắc ngang ± 30°, lắc dọc
± 12° thì các phần tử hấp nhiệt không bị nhô lên khỏi mặt nước.
- Hệ thống điều khiển làm việc chắc chắn và tin cậy thuận tiện trong việc sửa
chữa.
- Có tính kinh tế cao.
d, Các chức năng của hệ thống điều khiển nồi hơi
Chức năng tự động cấp nước
Chức năng này nhằm giữ cho mức nước trong nồi hơi luôn luôn trong giới hạn
nhất định. Đảm bảo cho nồi hơi không bị cháy khi nước trong nồi hơi giảm thấp, hay trào
ra ngoài khi mức nước quá cao. Thường hệ thống nồi hơi có 2 bơm cấp nước. Quá trình
cấp nước có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động.
Mức nước luôn luôn được duy trì ở mức: hmin1 ≤ h ≤hmax

Hình 1.1
Chức năng hâm dầu đốt
Nồi hơi thường dùng dầu nhẹ để đốt mồi sau đó khi cháy thành công chuyển sang
dùng dầu đốt hoạt động sau này. Dầu đốt có độ nhớt cao, quá trình phun sương khó, độ
bắt lửa kém vì vậy trước khi phun dầu vào lò dầu cần được hâm nóng để giảm độ nhớt dễ
dàng cho quá trình phun sương.
Nhiệt độ dầu hâm cỡ 80 ÷ 1200C và luôn ở mức: t0min ≤t0 ≤t0 max
Chức năng hâm dầu đốt thực hiện được bằng tay hoặc tự động.
Chức năng tự động đốt lò
Quá trình đốt được chia ra làm 2 giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị đốt lò và giai
đoạn đốt lò. Quá trình đốt nồi hơi có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động. Thiết bị tạo
chương trình đốt có thể là:
+ Cam chương trình.
+ Rơle chương trình: Kiểu bán dẫn, vi mạch…
+ Thiết bị điều khiển khả trình PLC.
Chức năng tự động điều chỉnh áp suất hơi
Đối với nồi hơi thì áp suất hơi là thông số quan trọng cần được điều chỉnh và duy
trì ở mức Pmin ≤P ≤Pmax (1.4). Để đảm bảo chức năng trên thì tuỳ từng nồi hơi mà có thể
thực hiện đốt một cấp hoặc hai cấp. Pmin cỡ 3 ÷ 4 Kg/cm2, Pmax cỡ 7,5 Kg/cm2.

28
Chức năng kiểm tra, báo động, bảo vệ nồi hơi
Các thông số báo động và bảo vệ tắt nồi hơi:
+ Mức nước nồi hơi giảm quá thấp h ≤ hmin3.
+ Nhiệt độ dầu đốt không đảm bảo t0 ≤t0min hoặc t0 ≥t0max.
+ Áp suất dầu đốt giảm quá thấp.
+ Quạt gió có sự cố.
+ Mất lửa.
+ Nhiệt độ khí thoát ra của lò quá cao tuỳ từng hệ thống có thể bảo vệ tắt lò hoặc
không.
Các thông số báo động:
+ Mức nước trong nồi hơi giảm thấp ở mức h ≤ hmin2.
+ Mức nước tăng quá cao.
+ Ngoài ra còn 1 số thông số khác: Nhiệt độ dầu hâm, nhiệt độ khí xả.
2.1.2. Giới thiệu phần tử trong hệ thống (Sơ đồ 0-9002-027317-10/3-32).
- 1Q2 : Aptomat chính khống chế nguồn cho toàn bộ hệ thống .
- 2Q3: Aptomat khống chế nguồn cho bơm nước số 1.
- 2Q4: Aptomat chính khống chế nguồn cho mạch điều khiển bơm cấp nước số 1
- 2T3 : Biến dòng.
- 2S6: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển cho bơm cấp nước.
- 2H6: Đèn báo bơm cấp nước số 1 đang hoạt động.
- 2H5: Đèn báo bơm cấp nước số 1 bị quá tải.
- 2S7: Nút ấn dừng cấp nước số 1.
- 2S8: Nút ấn khởi động bơm cấp nước số 1.
- 2K7: Contactor điều khiển bơm cấp nước số 1.
- 3Q3: Aptomat khống chế nguồn cho bơm nước số 2.
- 3Q4: Aptomat khống chế nguồn cho hệ điều khiển bơm nước số 2.
- 3T5: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- 3H6: Đèn báo bơm cấp nước số 2 hoạt động.
- 3H5: Đèn báo bơm số 2 bị quá tải.
- 3K7: Contactor chính khống chế nguồn điều khiển bơm nước số 1.
- 3S6: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển.
- 3T3: Biến dòng.
- 3S7: Nút ấn dừng bơm cấp nước số 2.
- 3S8: Nút ấn khởi động bơm cấp số 2.
- 4Q3: Aptomat chính khống chế nguồn cho quạt gió .
- 4T3: Biến dòng .
- 22K2: Contactor chính điều khiển quạt gió.
- 5Q3: Aptomat chính khống chế nguồn cho bơm phun dầu.
- 23K2: Contactor điều khiển bơm phun dầu.
29
- 6Q3: Aptomat chính khống chế nguồn cho bơm dầu số 1.
- 6Q6: Aptomat chính khống chế nguồn cho bơm dầu số 2.
- 6T3,6T6: Các biến dòng đến ampe kế từ bơm dầu số 1 và số 2.
- 76K3,77K3: Contactor điều khiển bơm dầu số 1 và số 2.
- 9Q3: Aptomat chính khống chế nguồn cho bơm dầu mồi.
- 23K4: Contactor điều khiển bơm dầu mồi.
- E1: Điện trở sấy.
- 67K6: Contactor điều khiển điện trở sấy.
- 10Q3: Aptomat chính khống chế nguồn cho điện trở sấy.
- 11Q2: Aptomat chính khống chế nguồn cho mạch điều khiển.
- 11T3: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- 11A5: Bộ kiểm soát cách điện của mạch điều khiển.
- 11K6: Contactor điều khiển cách điện thấp.
- 12F2,12F7: Các cầu chì bảo vệ.
- 13G2: Bộ biến đổi từ nguồn xoay chiều sang 1 chiều.
- 14B2: Bộ điều khiển nhiệt độ.
- 14A2: Quạt gió làm mát.
- 14A5,14A6: PLC điều khiển.
- 15S3: Nút dừng sự cố.
- 15S4: Nút ấn điều khiển dừng.
- 15S5: Nút ấn khởi động.
- 15K4,15K6: Các rơle điều khiển.
- 16K2,16K4: Các Rơle trung gian.
- 27S3: Lựa chọn chế độ đốt.
- 2T1: Biến áp đánh lửa.
- 2Y1: Van cấp dầu số 1.
-2Y2: Van cấp dầu số 2.
- 2Y3: Van giảm áp suất dầu mồi.
- 3Y1: Van dầu đốt số 1.
- 3Y2: Van dầu đốt số 2.
- 3Y5: Van giảm dầu chính.
- 34P6: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của nồi.
- 36G2: Bộ biến đổi cung cấp nguồn 1 chiều.
- 36A4: Bộ điều khiển.
- 17F1: Áp lực khí phun vào.
- 17F2: Áp lực khí xả ra.
- 19S1: Công tắc giới hạn nhiên liệu.
- 6Y1-s4: Công tắc giới hạn vị trí thoát khí.
- 6Y1-s3: Công tắc giới hạn vị trí đánh lửa.
30
- 18F3: Cảm biến nhiệt độ trong nồi hơi.
- 45F3: Cảm biến áp lực dầu đốt.
- B1: Cảm biến nhiệt độ dầu đốt.
- B2: Cảm biến nhiệt độ dầu HFO.
- 47F3: Cảm biến áp suất hơi trong nồi.
- M(s51): Động cơ secvo điều chỉnh sự pha trộn.
- M(s56): Động cơ lai cửa gió van hơi.
- R1: Điện trở sấy cho động cơ.
- 18B1: Cảm biến nhiệt độ trong nồi hơi.
- 5E1: Bộ sấy cho bộ phận phân phối dầu.
- E1,E2: Điện trở sấy ở van 1 và van 2.
- 53E3: Điện trở sấy cho mạch điều khiển dầu.
- 51E4: Điện trở sấy trong ống.
- F1: Cảm biến bảo vệ an toàn ở nhiệt độ cao.
- 71S2: Công tắc giới hạn trước van cấp HFO.
- 71S4: Công tắc giới hạn áp lực HFO.
- 72S4: Công tắc giới hạn cấp dầu MDO.
- 72S2: Công tắc giới hạn trước van của MDO.
- 73S2: Cảm biến áp lực dầu của bơm.
- 74A3, 74A5: PLC điều khiển.
- 75H3, 75H4: Các đèn báo hoạt động của bơm dầu số 1 và số 2.
- 75H5, 75H7: Đèn báo bơm dầu số 1 ,số 2 hoạt động.
- 75H6, 75H8: Các đèn báo bơm hỏng.
- S1(76), S1(77): Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển bơm số 1, số 2.
- 79A3: Công tắc báo mức nước trong nồi hơi.
- 85P3: Đồng hồ chỉ báo mức nước trong nồi hơi.
- 87P5: Đồng hồ chỉ báo mức nước trong nồi hơi.
- 89A2: Công tắc giới hạn mức nước trong nồi hơi.
- 90P4: Đồng hồ đo lượng muối đọng.
- 92F3: Cảm biến nhiệt độ khí xả của nồi hơi.
- 95B3: Cảm biến áp lực của bơm cấp nước.
- 96A3, 96A5: Các modul điều khiển của PLC.
- 98P2: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm cấp nước số1.
- 99P2: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm cấp nước số2.
- 100M5: Bơm lưu lượng hoá chất.
2.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống.
a. Chức năng cấp nước cho nồi hơi.
Đóng aptomat chính 1Q2 vào cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống nồi hơi sẵn sàng
hoạt động.
31
Chế độ điều khiển bằng tay.
+ Để chọn bơm cấp nước số 1 cấp nước cho nồi hơi ở chế độ điều khiển bằng tay
thì ta bật aptomat 2Q3 sẵn sàng cấp điện cho động cơ lai bơm số 1 và bật aptomat 2Q4
cấp nguồn cho mạch điều khiển. Để công tắc lựa chọn chế độ điều khiển 2S6 ở vị trí
LOCAL:
- Tiếp điểm 2S6(13-14) (trang 2) đóng vào và tiếp điểm 2S6(21-22) (trang 2) của
nó mở ra.
- Tiếp điểm của 2Q3(21-22) (trang 2) mở ra làm cho đèn 2H5 mất điện.
- Tiếp điểm 2Q3(33-34) (trang 2) đóng sẵn sàng cấp nguồn cho contactor 2K7.
- Tiếp điểm của 2Q3(13-14) đóng vào cấp điện cho rơle 98K7 (trang 98) có điện.
Tiếp điểm của 98K7(11-12) (trang 97) mở ra ngắt tín hiệu báo quá tải vào PLC. Tiếp
điểm của 98K7(21-24) (trang 125) đóng vào đưa tín hiệu sẵn sàng báo động động cơ cấp
nước bị quá tải.
- Tiếp điểm 2S6(21-22) (trang 2) mở ra làm cho Rơle 98K4 mất điện làm cho tiếp
điểm của 98K4(11-12) (trang 97) mở ra làm cho đèn báo điều khiển từ xa bơm cấp nước
số1 97H3 tắt.
+ Khi ta ấn nút khởi động 2S8 sẽ làm cho contactor 2K7 có điện đóng tiếp điểm tự
nuôi 2K7(33-34) (trang 2) của nó lại. Đèn 2H6 có điện sáng báo bơm cấp nước số 1 hoạt
động.
- Tiếp điểm của 2K7(1-2,3-4,5-6) (trang 2) ở mạch động lực đóng vào cấp nguồn
cho bơm cấp nước số 1 hoạt động.
- Tiếp điểm của 2K7(13-14) (trang 2) đóng vào làm cho rơle 98K5 và 98K6 có
điện.
• Tiếp điểm của 98K5(11-12) (trang 97) đóng vào cấp điện cho đèn 97H5 sáng
báo bơm cấp nước số 1 hoạt động
• Tiếp điểm của 98K5(21-24) (trang 100) đóng vào sẵn sàng cấp cho bơm lưu
lượng hoá chất.
• Tiếp điểm của 98K6(11-12) (trang 98) đóng vào cấp nguồn cho bộ đếm thời
gian hoạt động.
• Tiếp điểm của 98K6(21-24) (trang 125) đóng vào báo bơm số 1 đang hoạt
động.
- Khi bơm số 1 đang hoạt động ta ấn nút 2S7 thì làm cho rơle 2K7 mất điện.
- Các tiếp điểm của 2K7(1-2,3-4,5-6) (trang 2) ở mạch động lực mở ra làm cho
động cơ lai bơm cấp nước số 1 mất điện.
- Tiếp điểm của 2K7(33-34) (trang 2) mở ra làm cho đèn 2H6 tắt báo bơm ngừng
- Tiếp điểm của 2K7(13-14) (trang 2) đóng vào làm cho rơle 98K5, 98K6 (trang
98) mất điện làm đồng hồ đếm thời gian và đèn báo bơm hoạt động tắt.
- Tiếp điểm 98K6(21-22) (trang 125) cắt tín hiệu báo bơm số 1 hoạt động.
Chế độ điều khiển từ xa.
32
- Dưa công tắc lựa chọn 2S6 của cả bơm 1 và bơm 2 sang vị trí REMOTE, ta lựa
chọn bơm điều khiển bằng công tắc 98S2, giả sử ta đưa sang vị trí 1 bơm 1 hoạt động:
- Tiếp điểm 2S6(13-14) mở ra và 2S6(21-22) đóng lại, rơle 98K4 có điện làm cho
tiếp điểm 98K4(11-14) (trang 97) đóng lại đưa tín hiệu ra đèn báo 97H3 ở chế độ điều
khiển từ xa.
- Nếu mức nước trong nồi thấp, nồng độ muối thấp, độ đục của dầu thấp thì các
tiếp điểm của các rơle 79K6, 91K4, 90K6, 82K4 (trang 98) đóng vào làm rơle 98K3 có
điện đóng tiếp điểm 98K3(11-14) (trang 98) vào cấp điện cho 2K7 trang 2 hoạt động cấp
điện cho động cơ như ở bằng tay.
- Tiếp điểm 98S2(5-6) đóng vào đưa tín hiệu đến PLC.

+ Chế độ điều khiển tự động.


- Chuyển công tắc 98S3 sang vị trí AUTO lúc này việc điều khiển cấp nước sẽ
được thực hiện bằng logo PLC 96A3 và 96A5.
b. Chức năng tự động hâm dầu .
- Khi nhiệt độ dầu đốt thấp thì cảm biến 46A2-B1 mở ra và 46A2-B2 đóng lại làm
cho rơle 46K4 có điện, 46K5 mất điện, khi đó tiếp điểm của 46K4(21-22) (trang 46) mở
ra không có tín hiệu vào chân DI-I3 của logo PLC 101A3 không có tín hiệu ở đầu ra của
101A3 ở chân Q3 nên đèn 47H6 không sáng còn tiếp điểm 46K5(21-22) đóng lại đưa tín
hiệu vào chân DI-110 của logo PLC 102A4 nên có tín hiệu ở đầu ra của 102A5 Q10-Q22
đèn 46H6 sáng báo nhiệt độ dầu thấp. Rơle 46K4 có điện làm đóng tiếp điểm 46K4(33-
34) (trang 65) đóng lại đưa tín hiệu tới đầu BX65/67 công tắc tơ 67K6 có điện nó đóng
các tiếp điểm 67K6(1-2,3-4,5-6) sẵn sàng cấp nguồn cho mạch đông lực. Sau đó đóng
aptomat 10Q3 cấp nguồn cho điện trở sấy dầu HFO, tiếp điểm 67K6(13-14) (trang 67)
đóng lại đèn 67H8 sáng báo đang sấy dầu HFO.
- Khi nhiệt độ dầu đốt cao thì 46A2-B1 đóng lại, 46A2-B2 mở ra làm 46K4 mất
điện, 46K5 có điện, 46K4(21-22) đóng lại đưa tới chân DI-13 của 101A3 dẫn đến đưa tín
hiệu ở đầu ra 101A3-Q32 làm đèn 46K7 sáng báo nhiệt độ dầu cao đồng thời 45K5(21-
22) mở ra không có tín hiệu vào chân DI-110 của logo PLC 102A4 đèn 46H8 không
sáng. Khi đó 46K4(33-34) (trang 65) mở ra làm ngắt điện trở sấy.
- Ngoài việc sấy dầu hệ thống còn cho phép sấy các van dầu, sấy đường ống dẫn
dầu trong trường hợp tàu đi qua vùng lạnh.
c. Chức năng đốt lò.
+ Quá trình chuẩn bị đốt.
- Mức nước trong nồi phải đảm bảo: hmin ≤ h ≤ hmax.
- Nhiệt độ dầu đốt phải đảm bảo: T0min ≤ T0 ≤ T0max.
- Áp suất dầu phải đảm bảo: Pmin ≤ Phơi ≤ Pmax.
- Quạt gió không bị sự cố.
33
- Vòi phun không bị tắc bẩn.
- Toàn bộ hệ thống không có sự cố.
+ Chế độ bằng tay (chế độ sự cố).
Ta chuyển công tắc 27S5 sang vị trí 1 nguồn cấp đưa tới đầu 26/7. Quy trình đốt
như sau:
- Khởi động quạt gió mở cửa gió, bật aptomat 4Q3 trang 4 cấp nguồn cho bơm
quạt gió hoạt động. Ta chuyển công tắc 22S2 sang vị trí Hand, trước đó 42K3(13-14)
(trang 22) đóng lại làm contactor 22K2 có điện đóng tiếp điểm 22K2(1-2,3-4,5-6) của nó
ở mạch động lực, quạt gió được hoạt động đồng thời tiếp điểm 22K2(33-34) (trang 22)
đóng lại đèn 22H7 sáng báo quạt gió đang hoạt động sáng. Quạt gió chạy thổi sạch khí lò
và cấp khí cháy.
- Khởi động bơm dầu đốt (Oil pump) ở đây có 2 bơm dầu đốt. Giả sử ta chọn bơm
số 1 thì chuyển công tắc 76S2 sang vị trí 1 công tắc chọn chế độ bật sang Hand. Nếu áp
suất dầu đảm bảo thì công tắc Limit switch 71S4 (trang 71) đóng lại. Áp suất đường ống
đảm bảo thì công tắc 71S2 đóng lại vì nếu đường ống bị tắc thì bơm hoạt động thì áp lực
dầu tăng cao làm mở 71S2 dẫn đến 71K5 mất điện. Ta có thể khởi động bơm này tại chỗ
hay từ xa bằng công tắc chuyển S1(76), S1(77) cho bơm số 1 và bơm số 2.
- Ở chế độ LOCAL thì tiếp điểm S1(13-14)(trang 76) đóng lại, S1(21-22) (trang
76) mở ra. Khi đó ta ấn nút (Start) S3 (trang 76) làm công tắc tơ 76K3 có điện đóng tiếp
điểm 76K3(1-2,3-4,5-6) trang 6 của nó ở mạch động lực động cơ bơm dầu đốt hoạt động.
- Sau khi khởi động quạt gió và khởi động bơm dầu đốt ta bật biến áp đánh lửa
bằng cách ấn nút S1 (trang 26) nguồn được cấp tới biến áp đánh lửa 2T1 (trang 29) qua
ZV 29/2.
- Quá trình khởi động bơm dầu mồi: Để khởi động bơm dầu mồi ta đóng aptomat
cấp nguồn 9Q3 tiếp điểm 9Q3 (13-14) (trang 23) đóng lại làm công tắc tơ 23K4 có điện
đóng tiếp điển 23K4(1-2,3-4,5-6) của nó ở mạch động lực làm bơm dầu mồi hoạt động.
Sau khi bơm dầu mồi hoạt động ta bật máy phun dầu kiểu xoay, bằng cách đóng aptomat
5Q3 cấp nguồn tiếp điểm 5Q3(13-14) (trang 23) đóng lại làm công tắc tơ 23K2 có điện,
trước đó tiếp điểm 24K6(21-22) (trang 23) đã đóng lại, khởi động quạt gió làm đóng tiếp
điểm 23K2(1-2,3-4,5-6) ở mạch động lực làm máy phun dầu hoạt động, phun dầu vào
buồng đốt để đốt.
- Có 2 bộ phận cảm nhận ngọn lửa là (flame-detection) 1-31A3 và (flame-
detection) 1-32A3 (trang 31, 32) ta có thể chọn 1 trong 2 qua công tắc chọn. Giả sử ta
chọn 1 thì bật công tắc 31S2 sang vị trí số 1 vì đây là ở chế độ tay nên 26K7 có điện đóng
tiếp điểm 26K7(13-14 và 23-24) (trang 26) lại cấp nguồn tới bộ cảm biến ngọn lửa
(Flame-detection).
- Nếu có lửa thì rơle 31K3 có điện đóng tiếp điểm 31K3(13-14 và 23-24) (trang
26) đóng lại báo đèn H1 sáng báo ngọn lửa có, khi đó người vận hành sẽ phải cắt biến áp
đánh lửa bằng cách ấn vào nút S1. Khi có ngọn lửa xuất hiện tức 31K3 có điện đóng tiếp
34
điểm của nó lại đưa nguồn tới đầu 29.2 (trang 26) cấp nguồn tới bộ chỉnh lưu 3A1 (trang
30) cấp nguồn cho 2 van dầu chính để đốt dầu HFO, ta có thể cho dầu mồi đốt cùng một
thời gian sau đó cháy tin cậy ta ngắt ra.
- Nếu không có lửa thì phải dừng đốt lò. Đầu tiên ta phải cắt van dầu ngừng cấp
dầu vào trong buồng đốt. Khi không có lửa thì rơle 31K3 không có điện các tiếp điểm
(13-14 và 23-24) (trang 26) không đóng cắt nguồn tới van dầu và biến áp đánh lửa, lúc
này quạt gió vẫn tiếp tục chạy sau một thời gian nữa để thổi sạch khí lưu trữ trong lò để
chuẩn bị cho lần đốt sau.
+ Chế độ điều khiển tự động (Automatic operation).
Quá trình chuẩn bị cho đốt tự động.
- Đóng aptomat 1Q2 cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống.
- Đóng aptomat 2Q3, 2Q4 cấp nguồn cho hoat động của bơm nước số 1.
- Đóng aptomat 4Q3 sẵn sàng cấp nguồn cho quạt gió.
- Đóng aptomat 5Q3 sẵn sàng cấp nguồn cho máy phun dầu đốt.
- Đóng aptomat 6Q3 sẵn sàng cấp nguồn bơm vận chuyển dầu đốt số 1.
- Đóng aptomat 9Q3 sẵn sàng cấp nguồn cho bơm dầu mồi.
- Đóng aptomat 10Q3 sẵn sàng cấp nguồn cho điện trở sấy HFO.
- Chuyển các nút ấn chọn chế độ làm việc của các thiết bị sang chế độ tự động.
Quá trình làm việc.
- Ta chuyển công tắc 27S5 sang vị trí Automatic lúc này việc điều khiển đốt lò
thực hiện qua logo PLC.
- Ấn công tắc chọn cảm biến ngọn lửa 31S2 sang vị trí 1, cảm biến 31A3 được lựa
chọn chịu sự tác động của phần tử cảm biến 40B1.
Quá trình đốt tự động được sử lý bởi các logo điều khiển PLC 14A5, 36A4.
- Ấn nút khởi động 15S5 cấp nguồn cho rơle 15K4, 15K5, 15K6 và môđun điều
khiển 14A5 (I1, Q1:2):
• Tiếp điểm 15K4 (13-14; 23-24); 15K5 (13-14; 23-24) đóng lại cấp nguồn điều
khiển cho toàn bộ hệ thống.
• Tiếp điểm 15K4 (33-34; 53-54), 15K5 (33-34;43-44) đóng lại sẵn sàng cấp
nguồn cho quá trình sấy nồi hơi.
• Tiếp điểm 15K4 (61-62) mở ra cắt tín hiệu báo xuất hiện ngọn lửa ở cửa gió
lên máy tính.
• Sau thời gian 6 giây tiếp điểm 15K6 (57-58) đóng lại cấp tín hiệu lên khối
14A5Q1:1.
• Sau thời gian 6 giây tiếp điểm 15K6 (65-66) mở ra cắt tín hiệu báo gặp sự cố.
• Tiếp điểm 15K6 (21-22) mở ra cắt tín hiệu báo áp suất dầu đốt thấp.
• Tiếp điểm 15K6 (31-32) mở ra cắt tín hiệu báo nhiệt độ dầu đốt cao.
- Ấn nút 15S7 kiểm tra hệ thống đèn báo.

35
- Rơ le 27K2 được cấp điện từ trụ đấu dây 20A3(X3:16), tiếp điểm 27K2(11-14)
đóng lại cấp tín hiệu vào khối 14A5-I5 tiến hành thực hiện đốt nồi hơi.
- Khối logo 14A5-Q3:2 cấp tín hiệu cho contactor 22K2 làm cho:
• Tiếp điểm chính 22K2(1-2, 3-4, 5-6) (trang 04) đóng lại cấp nguồn động lực cho
quạt gió 4M2 hoạt động thổi sạch khí lò tồn dư, cung cấp khí cháy cho quá trình
đốt.
• Tiếp điểm 22K2(33-34) đóng lại cấp nguồn cho đèn 22H7 sáng báo quạt gió
đang hoạt động.
- Tùy thuộc vào cảm biến nhiệt độ ở cửa gió mà cửa gió 14A2 mở to hay nhỏ, khi
nhiệt độ càng cao thì cửa gió càng khép nhỏ lại nhằm ổn định ngọn lửa buồng đốt.
- Khối lôgô 14A6 Q2:2 cấp nguồn cho rơle 51K2 thực hiện tẩy sạch nồi hơi trước
khi đốt. Sau thời gian 60 giây hệ thống cắt nguồn cho rơle 51K2 dừng quá trình làm sạch
nồi hơi.
- Sau thời gian 6 giây xuất hiện tín hiệu từ trụ đấu dây 20A3(X3:22) và
20A3(X4:34) cấp nguồn cho biến áp đánh lửa 2T1(trang 29) đồng thời cấp nguồn mở van
dầu mồi 2Y1, 2Y2, 2Y3. Contactor 23K4 được cấp nguồn tiến hành đóng các tiêp điểm
chính của nó lại khởi động bơm dầu mồi 9M3 cấp dầu mồi cho quá trình mồi lửa.
- Quá trình cảm nhận ngọn lửa được thực hiện nhờ cảm biến ngọn lửa 40B1 và bộ
xử lý tín hiệu 31A3. Có hai trường hợp xảy ra như sau:
● Trường hợp xuất hiện ngọn lửa:
Khi xuất hiện ngọn lửa thì qua bộ chuyển đổi tín hiệu 31A3 nguồn được cấp cho
rơ le 31K3: Tiếp điểm 31K3(23-24) đóng lại cấp tín hiệu báo lên đèn H1(trang 26) đã xuất
hiện ngọn lửa.
Khi đèn báo xuất hiện ngọn lửa thì đồng thời mất nguồn cung cấp cho biến áp đánh
lửa từ đường 20A3(X3:22) cắt biến áp đánh lửa.
Ngay lúc này từ logo PLC 14A5Q4:2 cấp nguồn điều khiển cho contactor 23K2:
 Các tiếp điểm chính 23K2(1-2, 3-4, 5-6) đóng lại cấp nguồn động lực cho máy
phun dầu.
 Tiếp điểm 23K2(13-14) đóng lại cấp điện cho đèn 23H5 báo máy phun dầu
đang hoạt động.
 Tiếp điểm 23K2(43-44) đóng lại cấp tín hiệu máy phun dầu đang hoạt động
lên máy tính.
 Đồng hồ 23P3 đếm thời gian hoạt động của máy phun dầu.
Sau thời gian 7 giây xuất hiện nguồn từ đường 20A3(X4:36) cấp cho bộ chỉnh lưu
3A1 tiến hành mở các van dầu chính 3Y1, 3Y2, van an toàn 3Y5 phun dầu đốt vào làm việc
đồng thời với dầu mồi.
Sau thời gian 10 giây mất nguồn cấp từ 20A3(X4:34) đóng các van dầu mồi. Lúc này
chỉ còn lại một mình dầu đốt công tác.

36
Sau khi bơm dầu mồi vào công tác mà không gặp sự cố về ngọn lửa thì xuất hiện tín
hiệu từ đường 20A3(X4:27) cấp cho rơle 34K5:
 Tiếp điểm 34K5(13-14) đóng lại cấp tín hiệu báo đốt thành công lên đèn 34H8.
 Tiếp điểm 34K5(21-22) mở ra tránh reset hệ thống khi đã đốt thành công.
● Trường hợp không xuất hiện ngọn lửa:
Khi không xuất hiện ngọn lửa thì rơ le 31K3 không được cấp điện và đèn H1(26)
không sáng báo không có ngọn lửa.
Qua khối 36A4(Q0.4) cắt nguồn cấp cho rơ le 33K: Tiếp điểm 33K4(11-12)
đóng lại cấp tín hiệu báo mất lửa lên máy tính.
Qua khối 36A4(Q0.1) cắt nguồn cấp cho rơ le 33K6: Tiếp điểm 33K6(11-12)
đóng lại cấp tín hiệu đốt không thành công lên máy tính.
Khi đèn báo không xuất hiện ngọn lửa thì hệ thống cắt tín hiệu từ đường
20A3(X3:22) mất nguồn cung cấp cho biến áp đánh lửa, cắt biến áp đánh lửa.
Đồng thời ngừng cấp nguồn đóng van dầu mồi 2Y1, 2Y2, 2Y3. Contactor 23K4
không được cấp nguồn mở các tiêp điểm chính của nó dừng bơm dầu mồi 9M3 ngừng
cấp dầu mồi cho quá trình mồi lửa.
Sau 30 giây khối lôgô 14A5(Q3:2) ngừng cấp tín hiệu cho contactor 22K2 và mở
tiếp điểm chính của nó ra cắt nguồn động lực cho quạt gió.
Rơ le 34K5 bị mất nguồn, đóng tiếp điểm 34K5(21-22) lại chuẩn bị cho quá trình
đốt lần sau.
Muốn thực hiện đốt tiếp theo người điều hành phải ấn nút reset 28S7.
d. Chức năng điều chỉnh áp suất hơi.
Pmin=(3-4)Kg/Cm2
Pmax=(5-7)Kg/Cm2
+ Nếu áp suất hơi trong nồi quá cao thì tiếp điểm của cảm biến áp suất 47F3 mở ra
làm rơle 47K4 mất điện:
- Tiếp điểm 47K4(21-22) đóng lại đưa tín hiệu tới đầu vào DI-I11 của logo PLC
102A4 đưa tín hiệu ra đầu Q11,Q32 của logoPLC 102A5 làm đèn 47H8 sáng báo áp suất
hơi trong nồi quá cao.
- Tiếp điểm 47K4(13-14) mở ra ngừng cung cấp điện cho logo PLC 36A4. Khi đó
logo 36A4(I3.6L) điều khiển cấp điện cho rơ le 27K6, tiếp điểm 27K6(11-14) đóng lại
cấp tín hiệu tới máy tính báo hệ thống điều khiển đốt ở chế độ chờ. Hệ thống sẽ dừng
hoạt động cho đến khi áp suất trong nồi giảm đến mức cho phép thì hoạt động trở lại.
Quá trình này được thực hiện nhờ logo PLC 36A4.
+ Bình thường khi áp suất hơi trong nồi không quá cao thì cửa xả an toàn đang được
đóng, động cơ secvo mở van xả không được cấp điện. Rơ le trung gian 52K4 luôn được
cấp điện từ khối lập trình 50N3(REL1) cả khi áp suất hơi cao hoặc thấp, tiếp điểm
52K4(11-14) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho rơ le 52K5.

37
+ Khi áp suất hơi trong nồi quá cao, bộ chuyển đổi áp suất hơi 53B2 đưa tín hiệu
đến khối 50N3 cắt nguồn tới chân REL0 làm rơ le trung gian 52K3 mất điện, tiếp điểm
52K3(21-22) đóng lại cấp nguồn cho rơ le trung gian 52K5. Tiếp điểm 52K5(11-14)
đóng lại cấp nguồn tới chân DI-15 của logo PLC 101A3 đưa tới đầu ra Q5-Q18(101A5)
làm đèn 52H8 sáng báo áp suất hơi trong nồi cao.
+ Tín hiệu đầu ra từ X52/56.2 đảo trạng thái làm rơ le 56K2 mất điện, tiếp điểm
56K2(11-12, 21-22) đóng lại cấp nguồn tới động cơ secvo làm mở van xả hơi, giảm áp
suất hơi trong nồi.

2.1.4. Các báo động và bảo vệ.


Các thông số cần báo động, bảo vệ và dừng hoạt động của thiết bị.
+ Quá tải bơm dầu:
- Nếu trong quá trình vận chuyển dầu, động cơ lai bơm bị quá tải thì phần tử cảm
biến nhiệt (rơle nhiệt) mở ra cắt nguồn động lực cấp cho động cơ lai bơm.
- Tiếp điểm của aptomat đóng lại cấp tín hiệu báo quá tải bơm dầu lên máy tính.
+ Quá tải bơm cấp nước:
- Trong quá trình bơm cấp nước, nếu động cơ lai bơm bị quá tải thì rơ le nhiệt sẽ
mở tiếp điểm của nó ra cắt nguồn động lực cho động cơ lai bơm.
- Tiếp điểm của aptomat đóng lại cấp tín hiệu báo quá tải lên máy tính.
Các thông số cần báo động.
+ Nguồn điều khiển bị lỗi:
Khi mất nguồn điều khiển thì rơ le 16K2 mất nguồn, tiếp điểm 16K2(13-14) mở ra
báo lỗi nguồn điều khiển lên máy tính và hệ thống báo động.
+ Nhiệt độ dầu đốt cao:
Khi nhiệt độ dầu đốt cao, cảm biến nhiệt độ 46A2-B2 mở ra cắt nguồn cung cấp
cho rơ le 46K4:
- Tiếp điểm 46K4(43-34) mở ra cắt quá trình hâm, sấy hệ thống cung cấp nhiên
liệu cho nồi hơi.
- Tiếp điểm 46K4(21-22) đóng lại cấp tín hiệu báo động vào khối 101A3-I3.
- Tiếp điểm 46K4(13-14) mở ra báo nhiệt độ dầu đốt cao lên máy tính.
+ Mức nước nồi hơi thấp:
Khi mức nước nồi hơi thấp thì rơ le 82K5 mất nguồn:
- Tiếp điểm 82K5(21-22) đóng lại cấp tín hiệu báo động cho khối 101A3-I7.
- Tiếp điểm 82K5(13-14) mở ra cấp tín hiệu báo mức nước nồi hơi thấp lên máy
tính.
+ Mức nước nồi hơi cao:
Khi mức nước nồi hơi cao thì rơ le 82K4 mất nguồn:
38
- Tiếp điểm 82K4(13-14) mở ra cắt quá trình cấp nước cho nồi hơi.
- Tiếp điểm 82K4(21-22) đóng lại cấp tín hiệu báo động đến khối 101A3-I6.
- Tiếp điểm 82K4(33-34) mở ra cấp tín hiệu báo mức nước nồi hơi cao lên máy
tính.
Các thông số cần báo động và bảo vệ.
+ Nhiệt độ khí xả cao:
Khi nhiệt độ khí xả cao, cảm biến nhiệt độ 92F3 mở ra ngừng cấp nguồn cho rơ le
92K4:
- Tiếp điểm 92K4(13-14) mở ra làm cắt nguồn cấp cho quá trình đốt và làm dừng
đốt nồi hơi.
- Tiếp điểm 92K4(21-22) đóng vào cấp tín hiệu báo động và bảo vệ cho khối
102A5-I15.
- Tiếp điểm 92K4(33-34) mở ra báo nhiệt độ khí xả cao lên máy tính.
+ Áp suất khí vào thấp:
Khi áp suất khí vào thấp, cảm biến 17F1đóng lại cấp nguồn cho rơ le thời gian 40K4:
Tiếp điểm 40K4(57-58) đóng lại sau thời gian trễ cấp tín hiệu vào khối 36A4(I2.0L;
I1.7N). Từ khối tín hiệu ra 36A4-Q0.3 cấp nguồn cho rơ le 40K6 và cấp tín hiệu vào cho
khối bảo vệ đốt 102A3-I6 tiến hành ngừng đốt nồi hơi.
+ Quạt gió bị quá tải:
Nếu quạt gió bị quá tải thì rơle nhiệt trên 4Q3 sẽ mở ra làm công tắc tơ 22K2 mất
điện dừng quạt gió tiếp điểm 22K2 ở13-14(24) mở ra cắt nguồn tới máy phun dầu đốt
làm ngừng đốt.
+ Nhiệt độ dầu đốt quá thấp:
Nhiệt độ dầu đốt quá thấp rơle 46K5 mất điện:
- Tiếp điểm 46K5(21-22) đóng lại cấp tín hiệu báo động và bảo vệ lên khối
102A4-I10.
- Tiếp điểm 46K5(13-14) mở ra ngừng cung cấp nguồn cho quá trình đốt.
- Tiếp điểm 46K5(33-34) mở ra báo nhiệt độ dầu đốt thấp lên máy tính.
+ Áp suất phun dầu quá thấp:
Nếu áp suất phun dầu quá thấp thì rơle 45K4 mất điện:
- Tiếp điểm 45K4(13-14) mở ra cắt nguồn cung cấp cho quá trình đốt.
- Tiếp điểm 45K4(21-22) đóng lại cấp tín hiệu báo động, bảo vệ lên khối 102A4-
I9.
+ Mất lửa:
Nếu bị mất lửa thì rơle 31K3 mất điện tiếp điểm 31K3 ở 13-14 và 23-24 cắt nguồn
để mở van dầu (đường BBW1) làm dừng đốt.
+ Quá tải máy phun dầu:
Nếu gặp sự cố quá tải máy phun dầu thì phần tử cảm biến nhiệt trên aptomat mở ra
làm ngừng hoạt động của máy phun dầu, ngừng đốt nồi hơi.
39
+ Nồng độ muối trong nước quá cao:
Khi nồng độ muối trong nước quá cao, rơ le 90K6 mất nguồn:
- Tiếp điểm 90K6(21-22) đóng lại cấp tín hiệu báo động và bảo vệ lên khối
102A5-I13.
- Tiếp điểm 90K6(13-14) mở ra làm ngừng đốt.
+ Độ đục của dầu quá cao:
Nếu độ đục của dầu quá cao, qua cảm biến 91A2 ngừng cấp nguồn cho rơ le 91K4:
- Tiếp điểm 91K4(21-22) đóng lại cấp tín hiệu báo động và bảo vệ lên khối
102A5-I14.
- Tiếp điểm 91K4(13-14) mở ra làm ngừng đốt.
- Tiếp điểm 91K4(33-34) mở ra làm cắt quá trình cấp nước nồi hơi.
- Tiếp điểm 91K4(43-44) mở ra cấp tín hiệu báo động, bảo vệ đến máy tính.
2.2. Hệ thống lái tự động tàu 53000 tấn:
2.2.1 Giới thiệu về hệ thống.
Hệ thống lái tàu 53000 tấn là sự kết hợp của hệ thống lái tự động PT70 và hệ thống
máy lái Rolls-Royce.
 Hệ thống lái PT70 là hệ thống lái kĩ thuật số rất hiện đại do hãng YOKOGAWA-
Nhật Bản thiết kế chế tạo, nó phát triển trên cơ sở của hệ thống lái PT500. Hệ thống lái tự
động PT70 là hệ thống lái có các chức năng lái riêng biệt với các khối riêng cho phép lắp
đặt đơn giản các bàn điều khiển, buồng lái và các loại khác. Nhiều loại cơ cấu truyền
động đều đảm bảo kết hợp có hiệu lực với tất cả các loại máy lái.
+ Các thông số kĩ thuật của hệ thống :
- Nguồn cung cấp: 440V AC ±10 %, 60 HZ ±5 %, 1Ф.
- Công suất: 300VA (MAX).
- Nguồn báo động: 24V DC(Variation: 20V DC TO 30V DC),I = 0,5 A.
- Dải nhiệt độ hoạt động khai thác : - 150 to + 550.
+ Hệ thống có 4 chế độ lái:
- Non-follow-up steering: Lái đơn giản.
- Hand steering: Lái lặp.
- Auto steering: Lái tự động
- Auto override steering: Lái sự cố.
 Hệ thống máy lái Rolls – Royce là hệ thống máy lái điện thuỷ lực. Hệ thống được
trang bị một động cơ thuỷ lực dạng cánh gạt. Việc điều khiển động cơ thuỷ lực được thực
hiện bởi hai hệ thống thuỷ lực. Hai hệ thống thuỷ lực này có thể hoạt động cùng một lúc
hoặc hoạt độc lập nhau, trong điều kiện bình thường chỉ có một hệ thống làm việc và hệ
thống kia để dự trữ (Standby). Chỉ trong một số điều kiện đặc biệt thì cả hai hệ thống mới
cùng làm việc. khi hai hệ thống cùng hoạt động một lúc thì tốc độ quay bánh lái sẽ là gấp
đôi so với khi sử dụng một hệ thống.

40
Hệ thống sử dụng bơm thuỷ lực là bơm có lưu lượng không đổi, các bơm thuỷ lực
này được lai bởi các động cơ điện, việc điều khiển các động cơ điện được thực hiện một
cách độc lập và được cấp từ hai nguồn điện khác nhau, một động cơ được cấp nguồn từ
bảng điện chính còn động cơ kia được cấp nguồn từ bảng điện sự cố. Động cơ lai bơm
cũng như bơm thuỷ lực sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình hành trình của tàu để
sẵn sàng cho việc điều khiển lái tàu.
Việc điều khiển động cơ thuỷ lực được thực hiện thông qua việc điều khiển các van
điều khiển, các van điều khiển này là các van điên từ có nút ấn phụ trợ. Khi có tín hiệu
tác động lên các van điều khiển, dầu thuỷ lực sẽ được bơm từ két qua hệ thống đường
ống dẫn dầu tới các khoang của động cơ thuỷ lực tác động lên cánh gạt của động cơ thuỷ
lưc, qua đó làm quay bánh lái.
Hệ thống có thể được điều khiển ở hai vị trí là buồng lái và buồng máy lái. Việc
điều khiển ở buồng lái thông qua hệ thống lái PT70, đưa tín hiệu điều khiển tới tác động
lên các van điều khiển. Còn việc điều khiển tại buồng máy lái là ta tác động trực tiếp lên
nút ấn phụ trợ của các van thuỷ lực này.
Các thông số kĩ thuật của hệ thống.
+ Động cơ thuỷ lực:
- Loại : RV 1350-3.
- Đường kính trụ lái : 428 mm.
- Góc lái lớn nhất : 2 x 46.5°.
- Áp lực lớn nhất : 70,2 BAR.
- Van xả an toàn ở : 87,8 BAR .
- Lực xoắn làm việc : 1150 kNm.
- Lực xoắn thiết kế : 1438 kNm.
- Thời gian bẻ lái (350-0-300).
Với 1 bơm chạy : Max. 28 giây.
Với 2 bơm chạy : Max. 14 giây.
+Bơm thuỷ lực:
- Loại : PPSMI 2".
- Tốc độ quay : 35000 R.P.M.
- Van xả an toàn ở : 70.2 Bar.
- Nhiệt độ lớn nhất của hệ thống : 70o C.
- Van điện từ : Vickers 24 V DC.
+ Động cơ điện lai bơm:
- Loại : ABB 200MLB-2.
- Công suất : 43 KW.
- Điện áp : 3 x 440 V AC.
- Dòng điện : In= 68A, Is=442 A.
- Tần số : 60 Hz.
41
- Tốc độ quay : 35000 R.P.M.
2.2.2. Mạch điều khiển động cơ lai bơm thủy lực.
Hệ thống máy lái trên tàu 53000 tấn sử dụng hai bơm thuỷ lực, hai bơm này được
lai bởi động cơ dị bộ roto lồng sóc, các động cơ này được điều khiển một cách độc lập và
được cấp từ hai nguồn khác nhau. Động cơ số 1 được cấp nguồn từ bảng điện chính và sử
dụng phương pháp khởi động trực tiếp, còn động cơ số 2 được cấp nguồn từ bảng điện sự
cố và khởi động theo phương pháp đổi nối sao-tam giác.
A. Mạch khởi động động cơ lai bơm số 1 (Sơ đồ W_1700_00_58):
Giới thiệu các phần tử của mạch:
A: Đồng hồ ampe kế để đo dòng điện chạy qua bơm.
F1: Bộ kiểm soát mất pha.
F2: Role nhiệt bảo vệ quá tải.
F10 ÷ F61: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch.
H1: Đèn báo động cơ đang hoạt động.
H2: Đèn báo điện trở sấy đang hoạt động.
H3: Đèn báo nguồn.
K1: Contactor chính.
K10 ÷ K12: Các role trung gian.
S1: Cầu dao khống chế mạch điều khiển và mạch động lực
S2: Các công tắc chọn chế độ điều khiển, có 3 vị trí REMOTE – STOP -LOCAL.
T1: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.
T2: Biến dòng.
T3: Biến áp cấp nguồn cho điện trở sấy.
U1: Bộ điều khiển van điện từ.
U2: Bộ khử nhiễu.
V1: Bộ biến đổi điện áp.
M: Động cơ điện lai bơm thuỷ lực.
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển:
Ta đóng cầu dao S1 cấp nguồn cho mạch điều khiển làm cho đèn H3 sáng báo
nguồn đã được cấp và sẵn sàng cấp nguồn cho động cơ hoạt động.
Nguồn được cấp làm cho role trung gian K10 có điện. K10 có điện đóng tiếp
điểm K10(13-14) đưa tín hiệu báo hệ thống đã được cấp nguồn.
+ Chế độ điều khiển tại chỗ:
* Khởi động động cơ lai bơm :
- Ta bật công tắc lựa chọn S2 sang vị trí LOCAL làm cho role trung gian K11 có
điện.
• Tiếp điểm của K11(13-14) đóng vào làm cho contactor K1 có điện, K1 có điện
đóng các tiếp điểm của nó ở mạch động lực vào cấp điện cho động cơ lai bơm
số 1 hoạt động.
42
• Tiếp điểm của K11(53-54, 83-84) đóng vào đưa tín hiệu báo động cơ đang hoạt
động tới buồng lái và buồng điều khiển trung tâm (ECC).
• Tiếp điểm của K11(61-62, 71-72) mở ra khống chế không cho phép điện trở sấy
hoạt động.
• Tiếp điểm của K11(33-34) đóng vào cấp nguồn cho đèn H1 sáng báo động cơ
lai bơm đang hoạt động, và cấp nguồn cho bộ đếm thời gian H hoạt động đếm
thời gian hoạt động của động cơ.
• Tiếp điểm K11(43-44) đóng vào cấp nguồn cho mạch điều khiển van phía sau.
- Khối U1 có điện làm đóng tiếp điểm U1(5-6) vào đưa mạch kiểm tra nguồn điều
khiển vào hoạt động.
- Nếu từ PANEL điều khiển ta lựa chọn góc bẻ lái cao hay lái thấp thì làm cho role
trung gian K12 có điện (hệ thống lái Rolls – Royce được thiết kế để có thể bẻ lái ở hai tốc
độ cao và thấp, tuy nhiên trên tàu 53000 tấn chỉ sử dụng chế độ bẻ lái cao):
• Tiếp điểm của K12(11-12, 21-22) đóng vào đưa tín hiệu bẻ lái bên phải hoặc
bên trái cao tới điều khiển van điện từ.
• Tiếp điểm của K12(31-34, 41-44) đóng vào đưa tín hiệu tới hệ thống chỉ báo
góc lái cao.
* Dừng động cơ lai bơm:
- Bật công tắc S2 sang vị trí stop làm cho role K11 mất điện :
• Tiếp điểm của K11(13-14) mở ra làm cho contactor K1 mất điện, K1 mất điện
mở các tiếp điểm của nó ở mạch động lực ra, ngừng cấp điện cho động cơ lai
bơm số1, động cơ ngừng hoạt động.
• Tiếp điểm của K11(53-54, 83-84) mở ra cắt tín hiệu báo động cơ đang hoạt
động ở buồng lái và buồng điều khiển.
• Tiếp điểm của K11(61-62, 71-72) đóng vào cho phép điện trở sấy sẵn sàng hoạt
động.
• Tiếp điểm của K11(43-44) mở ra làm mất nguồn cho mạch điều khiển van phía
sau.
• Tiếp điểm của K11(33-34) mở ra làm cho đèn H1 tắt, và cắt nguồn cho bộ đếm
thời gian H.
+ Chế độ điều khiển từ xa:
Ta bật công tắc lựa chọn S2 sang vị trí REMOTE, động cơ được điều khiển từ bộ
điều khiển từ xa, tín hiệu điều khiển được gửi tới chân 5- 6 của mạch điều khiển, cấp điện
cho role K11, lúc này hệ thống hoạt động giống như ở chế độ điều khiển tại chỗ.
Hoạt động của mạch sấy:
Khi động cơ đang ngừng hoạt động thì lúc này K11 mất điện các tiếp điểm của
K11(61-62, 71-72) đóng vào, nguồn qua biến áp T3 được cấp cho thiết bị sấy hoạt động,

43
đèn H2 cũng được cấp điện sáng báo thiết bị sấy đang hoạt động. Khi động cơ hoạt động
K11 có điện tiếp điểm K11(61-62, 71-72) của nó mở ra, ngắt nguồn tới mạch sấy.
Các chế độ bảo vệ và báo động cho động cơ lai bơm:
- Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển người ta dùng các cầu chì FU10 ÷
FU61.
- Báo động mất pha: Khi động cơ lai bơm thuỷ lực bị mất pha thì làm cho khối F1
hoạt động làm đóng tiếp điểm của F1(15-18) vào đưa tín hiệu đi báo động động cơ lai
bơm bị mất pha.
- Báo động quá tải: Khi động cơ bị quá tải thì role nhiệt F2 sẽ hoạt động, Tiếp điểm
của F2(95-96) mở ra đưa tín hiệu đi báo động động cơ bị quá tải, khi động cơ bị quá tải
hệ thống chỉ báo động mà không thực hiện bảo vệ ngắt động cơ.
- Báo động mất nguồn chính: Khi mất nguồn điều khiển thì làm cho role trung gian
K10 mất điện. Tiếp điểm của K10(13-14) đóng vào đưa tín hiệu báo động mất nguồn
chính.
- Báo động mất nguồn điều khiển : Khi mất nguồn điều khiển K11 mất điện, tiếp
điểm K11(21-22) đóng lại, đồng thời tiếp điểm K11(43-44) mở ra khối U1 mất điện, tiếp
điển U1(5-6) mở ra, đưa tín hiệu báo động mất nguồn điều khiển.
B. Mạch khởi động động cơ lai bơm số 2 (Sơ đồ W_1710_00_32):
Giới thiệu các phần tử của mạch:
A: Đồng hồ ampe kế để đo dòng điện chạy qua bơm.
F1: Bộ kiểm soát mất pha.
F2: Role nhiệt bảo vệ quá tải.
F10-F61: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch.
H1: Đèn báo động cơ đang hoạt động.
H2: Đèn báo điện trở sấy đang hoạt động.
H3: Đèn báo nguồn.
K1: Contactor chính có gắn thêm tiếp điểm thời gian.
K2-K3: Các contactor.
K10-K12: Các role trung gian.
S1: Cầu dao khống chế mạch điều khiển và mạch động lực
S2: Công tắc chọn chế độ điều khiển, có 3 vị trí REMOTE – STOP -LOCAL.
T1: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.
T2: Biến dòng.
T3: Biến áp cấp nguồn cho điện trở sấy.
U1: Bộ điều khiển van điện từ.
U2: Bộ khử nhiễu.
U3: Bộ đếm thời gian hoạt động của động cơ.
V1: Bộ biến đổi điện áp.
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển:
44
Ta đóng cầu dao S1 cấp nguồn cho mạch điều khiển làm cho đèn H3 sáng báo
nguồn đã được cấp cho mạch điều khiển và sẵn sàng cấp nguồn cho động cơ hoạt động.
Nguồn được cấp làm cho role trung gian K10 có điện. K10 có điện làm cho tiếp
điểm K10(13-14) đưa tín hiệu báo hệ thống đã được cấp nguồn.
+ Chế độ điều khiển tại chỗ:
Ta bật công tắc lựa chọn S2 sang vị trí LOCAL làm cho role trung gian K11 có
điện :
- Tiếp điểm của K11(13-14) đóng vào làm cho contactor K3 có điện, K3 có điện
đóng các tiếp điểm của nó ở mạch động lực vào. Tiếp điểm của K3(61-62) mở ra khống
chế K2 không thể có điện. Tiếp điểm K3(53-54) đóng vào làm cho contactor K1 có điện.
K1 đóng tiếp điểm tự nuôi của nó lại, các tiếp điểm của K1 ở mạch động lực đóng vào
cấp điện cho động cơ lai bơm số 2 khởi động ở chế độ cuộn dây đấu sao.
- Sau thời gian trễ của K1 thì tiếp điểm của K1(55-56) mở ra làm cho K3 mất điện.
Tiếp điểm của K3(61-62) đóng vào sẵn sàng cấp nguồn cho contactor K2. Tiếp điểm của
K3 ở mạch động lực mở ra.
- Tiếp điểm của K1(67-68) đóng vào làm cho contactơ K2 có điện. Tiếp điểm của
K2(61-62) mở ra khống chế contactor K3 không thể có điện được. Tiếp điểm của K2 ở
mạch động lực đóng vào cấp nguồn cho động cơ thực hiện chuyển sang hoạt động ở chế
độ cuộn dây đấu tam giác.
- Tiếp điểm của K11(53-54, 83-84) đóng vào đưa tín hiệu báo động cơ số 2 đang
hoạt động tới buồng lái và buồng điều khiển trung tâm (ECC).
- Tiếp điểm của K11(61-62, 71-72) mở ra khống chế không cho phép điện trở sấy
hoạt động.
- Tiếp điểm của K11(33-34) đóng vào cấp nguồn cho đèn H1 sáng báo động cơ lai
bơm số 2 đang hoạt động, và cấp nguồn cho bộ đếm thời gian H hoạt động, đếm thời gian
hoạt động của động cơ lai bơm.
- Tiếp điểm của K11(43-44) đóng vào cấp nguồn cho mạch điều khiển van phía sau.
Khối U1 có điện làm đóng tiếp điểm U1(5-6) vào đưa mạch kiểm tra nguồn điều
khiển vào hoạt động.
Nếu từ PANEL điều khiển ta lựa chọn góc bẻ lái cao thì làm cho rơle trung gian
K12 có điện :
- Tiếp điểm của K12(11-12, 21-22) đóng vào đưa tín hiệu điều khiển góc bẻ lái bên
phải hoặc bên trái cao tới van điện từ.
- Tiếp điểm của K12(31-34, 41-44) đóng vào đưa tín hiệu tới hệ thống chỉ báo góc
lái cao.
Khi động cơ lai bơm đang hoạt động, ta muốn dừng thì ta bật công tắc S2 sang vị trí
stop làm cho role K11 mất điện:

45
•Tiếp điểm của K11(13-14) mở ra làm cho các contactơ K1, K2, K3 mất điện, K1,
K2, K3 mất điện mở các tiếp điểm của nó ở mạch động lực ra, ngừng cấp điện cho động
cơ lai bơm số 2, động cơ ngừng hoạt động.
•Tiếp điểm của K11(53-54, 83-84) mở ra cắt tín hiệu báo động cơ đang hoạt động ở
buồng lái và buồng điều khiển.
•Tiếp điểm của K11(61-62, 71-72) đóng vào cho phép điện trở sấy sẵn sàng hoạt
động.
•Tiếp điểm của K11(43-44) mở ra làm mất nguồn cho mạch điều khiển van phía
sau.
•Tiếp điểm của K11(33-34) mở ra làm cho đèn H1 tắt, và cắt nguồn cho bộ đếm
thời gian H.
+ Chế độ điều khiển từ xa:
Ta bật công tắc lựa chọn S2 sang vị trí REMOTE, động cơ được điều khiển từ bộ
điều khiển từ xa, tín hiệu điều khiển được gửi tới chân 5- 6 của mạch điều khiển, cấp điện
cho role K11, lúc này hệ thống hoạt động giống như ở chế độ điều khiển tại chỗ.
Hoạt động của mạch sấy và các chế độ báo động và bảo vệ của động cơ thực hiện số
2 hoạt động giống như của bơm số 1.
2.2.3. Sơ đồ điều khiển thủy lực (Sơ đồ 44896).
Giới thiệu các phần tử của hệ thống điều khiển thuỷ lực:
Hệ thống máy lái thuỷ lực tàu 53000 tấn có cấu tạo tương đối đơn giản. Hệ thống
gồm hai mạch thuỷ lực giống hệt nhau. Hai mạch thuỷ lực này có thể hoạt động một cách
độc lập hoặc cùng nhau tuỳ theo điều kiện công tác của tàu, khi hai mạch thuỷ lực cùng
hoạt động tại một thời điểm thì tốc độ quay bánh lái sẽ gấp đôi so với khi sử dụng một hệ
thống. Động cơ thuỷ lực sử dụng trong hệ thống là loại động cơ thuỷ lực dạng cánh gạt,
dầu thuỷ lực được bơm vào các khoang của động cơ tác động làm dịch chuyển các cánh
gạt qua đó làm quay bánh lái. Hệ thống có các phần tử cụ thể như sau:
M : Động cơ điện lai bơm thuỷ lực.
B : Bơm thuỷ lực, là loại bơm có lưu lượng không đổi.
P : Đồng hồ đo áp suất dầu thuỷ lực sau bơm.
PD : Đồng hồ đo áp suất dầu thuỷ lực trong đông cơ thuỷ lực.
D : Động cơ thuỷ lực dạng cánh gạt.
F : Fin lọc.
VA, VB : Các van điều khiển.
VC, VD, VE : Các van an toàn.
PS : Công tắc điều khiển áp lực.
LS : Cảm biến báo mức dầu thuỷ lực trong két.
Hoạt động của hệ thống điều khiển thuỷ lực như sau:

46
Như đã nói ở trên, hệ thống gồm hai mạch thuỷ lực giống như nhau nên ta chỉ
nghiên cứu một mạch, mạch còn lại hoạt động tương tự.
Trước tiên ta khởi động động cơ lai bơm dầu thuỷ lực. Dầu được hút từ két chứa
đưa vào các đường ống dẫn tới các van VA và VB. Dầu thuỷ lực được cấp tới của 1 của
van VB và van VD nhưng do van VB đang khoá do vậy áp lực của dầu thuỷ lực làm cho
van VD đảo trang thái, dầu thuỷ lực đi qua van VD qua đường dầu hồi tới pin lọc F và trở
về két.
Một phần dầu thuỷ lực sẽ đi tới của số 2 của van VA. Lúc này do cửa 1-2-3-4 của
van VA thông nhau làm cho đường dầu điều khiển được đưa tới cả hai đầu B1 và B2 của
van VB, van VB sẽ không đảo trạng thái.
Khi có tín hiệu điền khiển đưa tới đầu A1 của van VA thì làm cho van VA đảo trạng
thái, cửa 1 thông với cửa 2 và cửa 3 thông với của 4. Đường dầu thuỷ lực sẽ đi qua van
VA cấp tới đầu B1 của van VB, đầu B2 của van VB qua cửa 3 của van VA, qua van VA
sẽ được nối với đường dầu hồi về két. Do áp lực ở đầu B1 lớn hơn lên làm cho van VB
đảo trạng thái. Cửa 1 của van VB thông với của 2, cửa 3 thông với cửa 4, dầu thuỷ lực
được cấp cho động cơ thuỷ lực tác động lên cánh gạt làm quay bánh lái. Dầu thuỷ lực sau
khi qua động cơ thuỷ lực sẽ tới cửa 4 của van VB, qua van VB và theo đường dầu hồi trở
về két chứa.
Tương tự như vậy khi có tín hiệu điều khiển đưa tới đầu A2 của van VA, van VA
đảo trạng thái làm cho cửa 1 được thông với cửa 4 và cửa 2 được thông với cửa 3, dầu
thuỷ lực từ cửa 2 qua van VA ra cửa 3 cấp cho đầu B2 của van VB, đầu B1 của van VB
được nối với cửa 1 của van VA qua cửa 4 và theo đường dầu hồi trở về két. Van VB lúc
này cũng đảo trạng thái làm cho cửa 1 thông với cửa 4 và cửa 2 thông với cửa 3, Dầu
thuỷ lực đươc đưa tới cửa 1 qua van VA ra cửa 4 và cấp cho động cơ thuỷ lực quay làm
quay bánh lái theo chiều ngược lại. Dầu thuỷ sau khi qua động cơ thuỷ lực sẽ về cửa 2
của van VB qua cửa 3 và theo đường dầu hồi trở về két chứa.
Các chế độ bảo vệ của hệ thống.
Khi áp lực dầu thuỷ lực điều khiển lớn thì áp lực dầu thuỷ lực sẽ làm cho van VE
đảo trạng thái, van VE thông, dầu thuỷ lực sẽ đi qua van VE theo đường dầu hồi qua pin
lọc F và trở về két chứa.
Khi áp lực dầu thuỷ lực đi vào động cơ thuỷ lực quá lớn thì sẽ làm cho khối van VC
hoạt động đảo trạng thái. Dầu thuỷ lực sẽ từ cửa vào đi qua khối van VC ra cửa ra và theo
đường dầu hồi trở về két chứa.
3.1.4. Hệ thống điều khiển lái tự động:
Giới thiệu phần tử:
+ MODE SWITCH - MPH731 : Công tắc chọn chế độ lái có 4 vị trí
NAVI – AUTO – HAND – RC.
+ AUTO STEERING UNIT: Bảng điều khiển thiết bị lái tự động .

47
+ SYSTEM SELECTOR SWITCH: Công tắc chọn chế độ lái có 5 vị trí NFU –
FU2 – OFF – FU1 - NFU và chọn chiều lái có 3 vị trí P – OFF – S .
+ HAND STEERING: Tay điều khiển dùng trong chế độ lái lặp.
+ NFU STEERING : Công tắc điều khiển trong chế độ lái đơn giản.
+ STEERING GEAR : Cơ cấu lái .
+ CPU : Máy tính thực hiện quá trình điều lái trong chế độ tự động.
+ Power Suply : Khối cấp nguồn cho hệ thống.
+ µ Transmitter : Bộ phản hồi tín hiệu góc bẻ lái.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
+ Chế độ lái đơn giản ( Non- follow-up):
Chế độ này thực hiện bằng tay điều khiển NFU. Tay điều khiển trực tiếp đưa điện
vào van điều khiển làm quay bánh lái. Chế độ này sử dụng trong một số điều kiện không
thể sử dụng tới chế độ lái lặp hoặc lái tự động do hỏng hóc hoặc sự cố. Đây là hệ thống
tác động trực tiếp vào cơ cấu điều khiển.
Chuyển công tắc SYSTEM SELECTOR SWITCH sang vị trí NFU, trước đó bơm
phải được khởi động và đưa tín hiệu đến đóng tiếp điểm S/G starter running signal cấp
điện cho role RL3 và RL23 đóng các tiếp điểm thường mở.
Giả sử muốn bẻ lái sang phải ta đưa công tắc NFU steering sang vị trí S. Khi đó
nguồn được cấp từ pha U của điện áp 100V AC qua JP3 qua tiếp điểm của RL3 tới cuộn
điều khiển van điện từ S.SOL qua JP23, qua ngắt cuối Limit switch, qua JP10 tới chân
NFS, qua JP7 và về pha V của nguồn. Van điện từ S.SOL có điện tác động đưa dầu thủy
lực tới làm quay bánh lái sang phải.
Tương tự khi muốn bẻ lái sang trái, ta đưa công tắc NFU steering sang vị trí P.
Khi đó nguồn sẽ được cấp cho van điện từ P.SOL để bẻ bánh lái sang trái.
+ Chế độ lái lặp ( Folow-Up) :
Để làm việc ở chế độ này ta đưa công tắc MODE SWITCH sang vị trí Hand, và
chọn máy lái số 1 hoặc số 2 bằng cách chuyển công tắc SYSTEM SWITCH về vị trí FU1
hoặc FU2.
Trong chế độ này, lệnh điều khiển từ sensin θ được gắn trên tay điều khiển Hand
Steering qua bộ khuếch đại thuật toán được đưa tới so sánh với tín hiệu phản hồi góc
bánh lái Rudder feedback signal từ sensin µ được gắn với bánh lái.
Khi quay tay điều khiển lái đi một góc nào đó, sensin θ quay theo và nó phát ra
một tín hiệu điện áp tỉ lệ với góc quay, thông qua tầng chỉnh lưu và khuếch đại và bộ điều
chỉnh vùng không nhạy tín hiệu nay được đưa tới đóng mở các cách ly quang.
Tùy thuộc tay điều khiển quay phải hay quay trái mà tín hiệu được đưa đến làm
cho cách ly quang S.SSR hay P.SSR hoạt động, điện áp được cấp cho van điện từ S.SOL
hoặc P.SOL thông qua công tắc giới hạn Limit switch mở dầu thủy lực vào làm cơ cấu lái
quay bánh lái sang phải hoặc sang trái.

48
Khi bánh lái quay, roto của sensin µ quay theo và phát ra tín hiệu phản hồi góc bẻ
lái, cho tới khi tín hiệu này cân bằng với tín hiệu góc quay của tay điều khiển thì tín hiệu
điểu khiển bị triệt tiêu và bánh lái dừng lại ở đó.
+ Chế độ tự động (Auto):
Bật công tắc Mod switch sang vị trí Auto, khi đó tín hiệu hướng đi thực của tàu từ
la bàn và hướng đi đặt trước sẽ được đưa vào máy tính để so sánh và đưa ra tín hiệu điều
khiển tới đóng, mở các van điện từ để điều khiển hương đi của tàu như chế độ lái lặp.
Tùy thuộc vào độ lệch giữa hướng đi thực và hướng đi đặt là lớn hay nhỏ mà tín
hiệu điều khiển 1 hay hai hệ thống vào làm việc để tăng tốc độ bẻ lái.
Khối chỉnh định vùng không nhạy có tác dụng hạn chế độ nhạy, tăng tính ổn định
tránh cho hệ thống lái gặp quá tải trong điều kiện thời tiết xấu làm tàu bị lệch hướng đi
liên tục.
Công tắc ngắt cuối làm cho đặc tính có dạng bão hòa có tác dụng hạn chế sự quá
tải về công suất.
+ Chế độ lái sự cố:
Trong trường hợp hệ thống lái có sự cố , chúng ta phải thực hiện lái sự cố bằng
bơm tay được đặt dưới buồng máy lái . Việc bẻ bánh lái sang phải , sang trái được thực
hiện bằng cách đưa van chuyển CHANGE OVER VALVE sang phải hay sang trái .
Trong quá trình bẻ lái , phải theo dõi đồng hồ chỉ báo góc lái trên trụ bánh lái để biết
được vị trí của bánh lái .

49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.

3.1. Hệ thống máy nén khí (Sơ đồ 06.179.01).


3.1.1. Panel điều khiển.
- H1 : Đèn màu xanh báo máy nén đang hoạt động.
- H2 : Đèn màu đỏ báo máy nén bị quá tải.
- H3 : Đèn màu đỏ báo áp lực dầu bôi trơn thấp.
- H4 : Đèn màu đỏ báo nhiệt độ khí nén cao.
- P1 : Bộ đếm thời gian chạy của máy.
- S1: Công tắc xoay chọn chế độ, có 3 vị trí : Manual (1) – Off/Reset(0) –
Automatic(2)
- P2 : Ạmpe kế đo dòng điện qua động cơ lai máy nén khí.
3.1.2. Giới thiệu sơ đồ mạch điều khiển:
+ Sơ đồ 06.179.01 sheet 3.
- Q2: Aptomat chính cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- T2: Biến dòng.
- T1: Biến áp 440V/230V/24V cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- M1: Động cơ điện lai máy nén khí.
- F1: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ lai máy nén khí.
+ Sơ đồ 06.179.01 sheet 4.
- S1: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển cho máy nén.
- K3: Contactor chính điều khiển máy nén khí.
- K2, K7: Các rơle trung gian.
- K1, K4, K6: Rơle thời gian.
- B1: Cảm biến áp lực khí nén.
50
+ Sơ đồ 06.179.01 sheet 5.
- B2: Cảm biến áp lực dầu bôi trơn.
- B3: Cảm biến nhiệt độ khí nén.
- Y1, Y2, Y3: Các van xả.
- K8, K9: Các rơle trung gian.
+ Sơ đồ 06.179.01 sheet 6.
- H1: Đèn báo máy nén khí hoạt động.
- P1: Bộ đếm thời gian hoạt động của máy nén khí.
- H2: Đèn báo động cơ thực hiện bị quá tải.
- H3: Đèn báo áp lực dầu bôi trơn thấp.
- H4: Đèn báo nhiệt độ khí nén cao.
3.1.3. Nguyên lý hoạt động.
Ta đóng aptomat Q2 vào cấp nguồn cho mạch điều khiển của hệ thống.
+ Rơ le K1 có điện đóng tiếp điểm K1(4.2) làm rơ le K2 có điện :
- Tiếp điểm K2(4.8) đóng vào cấp điện cho rơ le K7 :
• Tiếp điểm K7(4.8) tự duy trì đóng vào.
• Tiếp điểm K7(4.3) đóng vào chờ cấp điện cho contactor chính K3.
- Tiếp điểm K2(5.4) đóng vào làm rơ le K9 có điện :
• Tiếp điểm K9(5.3) đóng lại để tự duy trì (khi nhiệt độ khí nén thấp cảm biến
B3 đóng vào).
• Tiếp điểm K9(4.3) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho contactor chính K3.
• Tiếp điểm K9(6.5) mở ra làm đèn H4 không sáng.
+ Rơ le K8 có điện :
- Tiếp điểm K8(5.1) đóng lại để tự duy trì (khi áp xuất dầu bôi trơn cao thì cảm
biến B2 đóng).
- Tiếp điểm K8(6.4) mở ra làm đèn H3 không thể sáng.
- Tiếp điểm K8( 4.2) đóng lại chờ cấp điện cho contactor K3.
+ Sau thời gian trễ 1s của rơ le K1 tiếp điểm K1(4.2) sẽ mở ngắt điện rơ le K2: Tiếp
điểm K2(5.4) mở ra đưa bảo vệ nhiệt độ khí nén cao vào hoạt động.
Chế độ điều khiển bằng tay:
Để khởi động máy bằng tay, ta đưa công tắc lựa chọn chế độ điều khiển S1 sang vị trí
Manual thì :
+ Contactor K3 được cấp điện :
- Tiếp điểm K3(3.3) ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ lai máy nén
khí.
- Tiếp điểm K3(6.1) đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo máy nén khí đang hoạt
động và cấp nguồn cho bộ đếm thời gian P1 hoạt động.

51
+ Rơ le K6 có điện, sau thời gian trễ 5s thì Tiếp điểm K6(5.5) mở ra đưa bảo vệ áp
xuất dầu bôi trơn thấp vào hoạt động.
+ Rơ le K4 có điện, sau thời gian trễ 15s của nó thì tiếp điểm K4(5.5) mở ra khiến
cho các van xả nước Y1, Y2, Y3 mất điện và ngừng hoạt động. Sau một khoảng thời gian
thì tiếp điểm của rơle K4(5.5) lại đóng vào cấp điện cho các van xả hoạt động. Cứ như
vậy các van xả nước sẽ được hoạt động đều đặn theo chu kỳ là thời gian đặt cho rơle K4.
Khi máy nén khí đang hoạt động, để dừng máy nén khí ta bạt công tắc S1 về vị trí
« 0 ». Khi đó :
+ Contactor K3 sẽ mất điện mở các tiếp điểm K3(3.3) ở mạch động lực khiến động
cơ lai máy nén khí ngừng hoạt động. Tiếp điểm K3 (6.1) mở ra làm đèn H1 tắt và bộ đếm
thời gian P1 ngừng hoạt động.
+ Rơ le K4 mất điện làm tiếp điểm K4(5.5) mở ra ngắt điện cấp tới các van xả nước
Y1, Y2, Y3. Hệ thống ngừng hoạt động.

Chế độ điều khiển tự động:


Bật công tắc lựa chọn chế độ điều khiển S1 sang vị trí AUTO. Khi áp suất khí nén
thấp thì cảm biến B1 sẽ đóng vào làm cho contactor K3 có điện, điều khiển máy nén khí
hoạt động giống như mạch điều khiển bằng tay.
Áp suất khí nén sẽ tăng lên cho tới khi khí nén đạt áp suất đặt ở mức cao thì cảm
biến B1 sẽ mở ra khiến cho contactor mất điện, điều khiển máy nén khí dừng giống như ở
chế độ điều khiển dừng bằng tay.
Trong quá trình dùng khí nén, thì áp lực khí sẽ giảm xuống lúc đó cảm biến B1
vẫn mở và máy nén khí vẫn ngừng hoạt động. Khi áp suất khí nén giảm xuống tới áp suất
đặt ở mức thấp thì cảm biến B1 sẽ lại đóng vào điều khiển máy nén khí hoạt động.
3.1.4. Các chế độ báo động và bảo vệ cho hệ thống:
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển thì bằng aptomat Q2.
- Bảo vệ quá tải động cơ lai máy nén khí: Khi động cơ lai máy nén khí bị quá tải thì
rơle nhiệt bảo vệ quá tải F1 sẽ hoạt động làm cho tiếp điểm F1(4.8) mở ra làm cho rơ le
K7 mất điện điều khiển dừng động cơ lai máy nén khí. Tiếp điểm K7(6.3) đóng lại cấp
điện cho đèn H2 sáng báo động cơ lai máy nén khí bị quá tải
- Bảo vệ áp lực dầu bôi trơn thấp: Khi áp lực dầu bôi trơn thấp thì cảm biến B2 sẽ mở
ra khiến cho rơle K8 mất điện điều khiển dừng động cơ lai máy nén khí. Tiếp điểm
K8(6.4) đóng lại cấp điện cho đèn H3 sáng báo áp lực dầu bôi trơn thấp.
- Bảo vệ khi nhiệt độ khí nén cao: Khi nhiệt độ khí nén cao thì tiếp điểm của cảm
biến B3 sẽ mở ra làm cho rơle K9 mất điện điều khiển dừng động cơ lai máy nén khí.
Tiếp điểm K9(6.5) đóng lại cấp điện cho đèn H4 sáng báo nhiệt độ khí nén cao.

52
3.2. Hệ thống bơm cứu hỏa (Sơ đồ 0510320MB-1, page 297, 298, 299).
3.2.1. Giới thiệu phần tử.
- QF: Áptomat chính cấp nguồn cho bơm và mạch điều khiển.
- TA: Biến dòng cấp cho ampe kế.
- FT: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải.
- KM1,KM2,KM3: Các công tắc tơ chính .
- TC: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- FU1,FU2,FU3: Các cầu chì bảo vệ cho mạch điều khiển .
- SA1: Công tắc chọn chế độ điều khiển của bơm.
- PMS: Modun điều khiển từ máy tính.
- Self primer: Bộ xả khí e.
- Sb1: Nút ấn khởi động.
- SB2: Nút ấn dừng.
- SA2: Công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy.
- HL1: Đèn báo bơm đang hoạt động.
- HL2: Đèn báo nguồn .
- HL4: Đèn báo bơm bị quá tải.
- HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm.
- K1,K2,K3: Các rơle trung gian.
- MS: nút ấn điều khiển tại bảng điện chính.
- FCS: nút ấn điều khiển tại mũi.
- WHC: nút ấn điều khiển tại buồng lái.
3.2.2. Nguyên lý hoạt động.
Ta đóng aptomat chính QF cấp nguồn cho mạch điều khiển cho bơm sẵn sàng hoạt
động đèn nguồn HL2 sáng.
Chế độ điều khiển tại chỗ :
+ Khởi động bơm.
- Ta đưa công tắc lựa chọn chế độ SA1 sang vị trí local làm cho tiếp điểm
SA1(21-22;297) đóng vào và SA1(13-14;23-24;297) mở ra.
- Khi ta ấn nút khởi động SB1 (có 3 vị trí) thì làm cho rơle trung gian K1 có điện
tiếp điểm của K1 (03-04) ở (297) đóng vào cấp điện cho rơle trung gian K3 hoạt động.
- K3 sẽ đóng tiếp điểm tự nuôi của nó lại .Tiếp điểmK3(43-44; 297) đóng vào cấp
điện cho bộ xả khí e hoạt động.
- Tiếp điểm của K3(67-68;298) sau thời gian trễ sẽ đóng vào làm cho KM3 có
điện.
- KM3 có điện mạch động lực sẽ đóng vào sẵn sàng cho bơm hoạt động ở chế độ
sao.
- Tiếp điểm KM3(21-22 ;298) mở ra làm cho rơle KM2 không thể có điện.
- Tiếp điểm của KM3(13-14;298) đóng vào làm KM1 có điện.
53
- Tiếp điểm của KM1 ở mạch động lực đóng vào cấp điện cho bơm hoạt động ở
chế độ sao.
- Tiếp điểm KM1(13-14) đóng lại tự nuôi.
- Tiếp điểm KM1(21-22;299) mở ra làm cho điện trở sấy không thể có điện được.
- Tiếp điểm của KM1(55-56;298) mở ra làm cho KM3 mất điện tiếp điểm của
KM3(21-22) đóng vào sẵn sàng cấp điện cho KM2.
- Sau thời gian trễ thì các tiếp điểm thời gian của KM1(67-68) đóng vào cấp điện
cho KM2 đóng các tiếp điểm của nó ở mạch động lực lại bơm chuyển sang hoạt động ở
chế độ tam giác.
- Tiếp điểm KM2(53-54;297) đóng vào đưa tín hiệu vào máy tính, báo bơm hoạt
động.
- Tiếp điểm KM2(61-62;298) mở ra khống chế KM3 không thể có điện.
- Tiếp điểm KM2(73-74;299) đóng vào cấp điện cho đèn HL1 sáng báo bơm đang
hoạt động .
- Tiếp điểm của KM2(13-14;299) đóng vào cấp điện cho đồng hồ đếm thời gian
hoạt động.
- Tiếp điểm KM2(83-84;299) đóng vào đưa tín hiệu báo bơm đang hoạt động vào
máy tính.
Dừng bơm :
- Khi dừng bơm ta ấn nút stop SB2 làm cho rơle trung gian K2 có điện K2 có điện
sẽ mở tiếp điểm K2(21-22;297) làm cho rơle trung gian K3 mất điện. Tiếp điểm của
K3(43-44;297) mở ra, tiếp điểm K3(67-68 ;298) mở ra làm công tắc tơ KM1, KM2,
KM3 mất điện mở tiếp điểm của nó ra làm cho động cơ ngừng hoạt động.
- Tiếp điểm của KM1(21-22;299) đóng sẵn sàng cấp điện cho mạch sấy.
- Các tiếp điểm của KM2 mở ra làm cho đèn báo bơm đang hoạt động tắt đồng hồ
đếm thời gian ngừng hoạt động.
+ Chế độ điều khiển từ xa :
Ta đưa công tắc chọn chế độ SA1 sang vị trí remote làm cho tiếp điểm SA1(21-
22;297) mở ra các tiếp điểm SA1(13-14;23-24;297) đóng vào sẵn sàng cấp điện cho K3.
- Khi ta điều kiển từ xa từ màn hình máy tính khởi động bơm làm tiếp điểm của nó
ở 13-14 đóng lại làm rơle trung gian K3 có điện điều khiển các công tắctơ KM1, KM2,
KM3 cấp cho bơm hoạt động giống như ta ấn nút khởi động SB1 ở chế độ tại chỗ.
- Khi ta điều khiển dừng bơm cứu hoả từ màn hình máy tính làm cho tiếp điểm ở
15-16 của PMS mở ra làm cho rơle K3 mất điện tiếp điểm của K3(67-68;298) mở ra
khiến KM1, KM2, KM3 mất điện làm bơm ngừng hoạt động giống như ta ấn nút stop.
+ Hoạt động của mạch sấy:
- Khi ta đóng công tắc SA2 sang vị trí ON khi bơm đang dừng thì tiếp điểm của
KM1(21-22) đóng vào điện trở sấy R được cấp điện để hoạt động. Đèn báo điện trở sấy
sáng.
54
3.2.3. Các báo động và bảo vệ.
- Bảo vệ ngắn mạch cho bơm bằng aptomat chính QF.
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển bằng cầu chì.
- Bảo vệ quá tải cho bơm bằng rơle nhiệt FT hoạt động tiếp điểm FT(95-96;297)
mở ra làm K3 mất điện làm dừng bơm. FT(97-98;299) đóng vào báo đèn HL4 sáng báo
quá tải.

55
PHẦN 2: LẬP TRÌNH HỆ THỐNG
ĐIỀU KHIỂN DIESEL-MÁY PHÁT
TÀU 53000 TẤN SỬ DỤNG PLC S7-
300.

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀN KHIỂN DIESEL-MÁY PHÁT TÀU 53000 TẤN.

4.1. Khái quát chung về chức năng của hệ thống điều khiển diesel-máy phát.
Các chức năng chính của hệ thống điều khiển diesel-máy phát bao gồm:
- Chức năng hâm nóng diesel.
- Khởi động từ xa diesel.
- Dừng từ xa diesel.
- Tự động kiểm tra, báo động và bảo vệ.
Chức năng tự động hâm nóng diesel:
Ở những động cơ công suất lớn sử dụng nhiên liệu nặng, để động cơ ở trạng thái
sẵn sàng hoạt động, và tránh ứng suất nhiệt khi động cơ hoạt động. Nhiệt độ thân máy
cần duy trì trong khoảng 35 ÷ 45 o C.
Để thực hiện quá trình hâm nóng máy người ta thường thực hiện như sau:

56
- Dùng năng lượng ngoài để hâm nóng máy Diesel chủ yếu là năng lượng điện
(dây trở) để hâm nóng dầu hoặc nước, sau đó dầu hoặc nước mới luân chuyển đến thân
máy để làm nóng máy.
- Dùng năng lượng là nước nóng, lấy từ nước làm mát máy đèn.
- Dùng năng lượng là hơi nóng lấy từ nồi hơi phụ.
Chức năng hâm nóng diesel chỉ sử dụng trên các tàu hoạt động trong vùng lạnh. Đối
với tàu hoạt động trên vùng nhiệt độ cao, gần xích đạo thì không có chức năng này.
Chức năng khởi động từ xa diesel:
Để đảm bảo quá trình khởi động của động cơ Diesel được thành công và có hiệu
quả ta cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị máy.
Muốn khởi động động cơ diesel thành công thì trước hết phải hoàn thành các điều
kiện cơ bản, khi đó tín hiệu “READY” sẽ xuất hiện sẵn sàng cho khởi động. Nếu một
trong các điều kiện không thoả mãn hệ thống sẽ báo lỗi và sẽ không thể khởi động được
động cơ.
Các điều kiện cần phải hoàn thành:
- Via máy: Việc này thực hiện nhằm mục đích tránh sức ì, kiểm tra trục máy xem
có bị kẹt hay không và bôi trơn một số chi tiết động. Tiếp điểm hành trình via máy dùng
khống chế mạch khởi động và thông báo máy đang via hay không via.
- Khởi động bơm dầu bôi trơn. Trường hợp bơm dầu bôi trơn gắn liền với trục
diesel thì mạch bảo vệ áp suất dầu bôi trơn thấp phải được ngắt ra khi khởi động.
- Khởi động bơm nước làm mát.
- Chuẩn bị mạch điện bật, công tắc nguồn.
- Chọn vị trí điều khiển: Trạm điều khiển trung tâm, trên buồng lái hay dưới buồng
máy.
- Áp lực gió khởi động đủ (25 ÷ 30) kg/cm2.
+ Bước 2: Khởi động máy
- Mở van gió khởi động: Gió từ chai gió có áp lực cao (25÷ 30kg/cm2) đi vào đĩa
chai gió rồi tới xy lanh của động cơ để tiến hành khởi động.
- Mở khoá bộ điều tốc đưa tham số của máy về vị trí tương ứng với tốc độ min để
hạn chế nhiên liệu lúc khởi động.
- Kết hợp giữa gió khởi động và nhiên liệu dẫn tới quá trình cháy nổ và động cơ
được khởi động, lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp là máy khởi động thành công hay
không thành công.
- Nếu máy khởi động thành công là xuất hiên tín hiệu tốc độ, lấy tín hiệu tốc độ
máy để ngắt gió khởi động, ngắt thiết bị điều khiển để hạn chế nhiên liệu và đưa tín hiệu
bảo vệ áp lực dầu bôi trơn thấp vào hoạt động, đồng thời có tín hiệu bằng đèn báo máy
khởi động thành công. (phần tử cảm biến để gửi tín hiệu đi thực hiện các chức năng này
thường là rơle tốc độ).
57
- Nếu máy khởi động không thành công về nguyên tắc cũng phải có tín hiệu ngắt
gió khởi động và báo khởi động không thành công. Đồng thời trường hợp này có thiết bị
đếm số lần khởi động, có thể cho phép khởi động lại 3÷ 4 lần và lần khởi động cuối cùng
không thành công thì sẽ có tín hiệu dừng khởi động và đưa hệ thống về trạng thái ban đầu
để sẵn sàng cho khởi động lần sau.
Chức năng dừng máy:
Theo nguyên lý chung để thực hiện dừng động cơ Diesel có hai chế độ dừng như sau:
+ Dừng bình thường:
Là quá trình xảy ra khi có lệch dừng (đưa tay điều khiển từ vị trí bất kỳ về vị trí
Stop). Khi dừng như vậy, hệ thống phải có tín hiệu gửi tới bộ phận điều chỉnh tốc độ để
tác động vào động cơ secvo của bộ điều chỉnh tốc độ, để đưa tham số của máy từ từ giảm
xuống từ nđm xuống 0.2 nđm trong thời gian từ 15 ÷ 60s (tức là giảm nhiên liệu đưa vào
động cơ), sau đó mới đưa thanh răng nhiên liệu về vị trí 0 để dừng hẳn máy. Khi có tín
hiệu gửi tới bộ phận hâm máy thì mạch hâm được hoạt động.
+ Dừng sự cố:
Xảy ra trong các trường hợp sau:
- Dừng sự cố bằng tay: Sử dụng nút ấn sự cố.
- Khi áp lực dầu bôi trơn thấp.
- Nhiệt độ nước làm mát cao.
- Khi diesel vượt tốc n =(1,1÷ 1,5)nđm
Lúc đó mạch báo động và bảo vệ Diesel sẽ hoạt động. Nó trực tiếp tác động vào
thanh răng nhiên liệu để kéo thanh răng nhiên liệu về vị trí 0 để dừng máy khẩn cấp hoặc
tác động trực tiếp lên đường dầu của van điện từ để cắt nhiên liệu đưa vào động cơ tức
thời. Khi máy có sự cố phải dừng khẩn cấp, thì sau khi khắc phục song sự cố muốn khởi
động lại thì trước đó phải reset hệ thống.
Chức năng tự động kiểm tra giám sát báo động:
+ Vai trò :
- Nhằm đảm bảo kiểm tra giám sát các thông số của máy một cách tin cậy liên tục.
- Nâng cao tính an toàn trong khai thác.
- Nhanh chóng phát hiện hư hỏng, tìm nguyên nhân để bảo vệ loại trừ.
- Bảo vệ diesel với các thông số cần thiết.
+ Yêu cầu:
- Số luợng thông số kiểm tra phải đủ để có thể đánh giá được hệ thống nhưng đạt
giá trị tối thiểu để hệ thống trở nên đơn giản.
- Hoạt động phải chính xác, tin cậy không nhầm lẫn.
- Phải có tín hiệu báo động bằng cả âm thanh và ánh sáng khi thông số kiểm tra
vượt giá trị đặt cho phép, khi hệ thống hoạt động bảo vệ, khi mất nguồn hoặc chuyển
nguồn sự cố.

58
- Tín hiệu báo động phải chỉ rõ sự cố, khi người trực chưa nhận biết sự cố thì đèn
nhấp nháy và chuông kêu; khi nhận biết rồi thì chuông ngừng kêu, đèn sáng bình thường;
giải quyết xong sự cố, reset hệ thống thì mới tắt đèn.
4.2. Giới thiệu phần tử trong sơ đồ.
A. Sơ đồ mặt trước panel điều khiển Diesel – Generator (A20041009 – 100ZZ , Page
1):
+ 1 : Bảng điều khiển Diesel – Generator No1.
+ 2 : Bảng điều khiển Diesel – Generator No2.
+ 3 : Bảng điều khiển Diesel – Generator No3.
+ 4 (HL11, HL21, HL31) : Đèn trắng báo nguồn DC24V.
+ 5 (HL12, HL22, HL32) : Đèn xanh báo máy hoạt động chế độ STAND – BY.
+ 6 (HL13, HL23, HL33) : Đèn xanh báo máy chạy.
+ 7 (HL14, HL24, HL34) : Đèn đỏ báo máy khởi động bị sự cố.
+ 8 (HL15, HL25, HL35) : Đèn đỏ báo Diesel quá tốc.
+ 9 (HL16, HL26, HL36) : Đèn đỏ báo áp lực dầu LO thấp.
+ 10 (HL17, HL27, HL37) : Đèn đỏ báo nhiệt độ nước ngọt làm mát thấp.
+ 11 (HL18, HL28, HL38) : Đèn đỏ báo máy dừng an toàn khi máy bị hỏng hóc.
+ 12 (HL19, HL29, HL39) : Đèn vàng báo áp lực nén dầu LO của tua bin thấp .
+ 13 (HL110, HL210, HL310) : Đèn vàng báo áp lực khí điều khiển thấp.
+ 14 (HL111, HL211, HL311) : Đèn vàng báo mức dầu LO trong két thấp.
+ 15 (HL112, HL212, HL312) : Đèn vàng báo két dầu FO bị rò rỉ ở mức cao.
+ 16 (HL113, HL213, HL313) : Đèn vàng báo sự giảm áp lực dầu LO trong bộ lọc
quá cao.
+ 17 (HL03) : Đèn vàng báo nguồn 220VAC cấp lên bảng điện.
+ 18 (SA11, SA21, SA31) : Công tắc chọn vị trí điều khiển Diesel có 3 vị trí.
( LOCAL – REMOTE – ENGINE SIDE ).
+ 19 (SB15, SB25, SB35) : Nút thử chuông.
+ 20 (SB11, SB21, SB31) : Nút ấn dừng.
+ 21(SB12, SB22, SB32) : Nút ấn khởi động.
+ 22 (SB13, SB23, SB33) : Nút ấn tắt chuông.
+ 23 (SB14, SB24, SB34) : Nút ấn thử đèn
+ 24 (SN01, SN02, SN03) : Công tắc lựa chọn thử van dừng an toàn.
+ 25 (HL01) : Đèn trắng báo nguồn DC.
+ 26 (HL02) : Đèn trắng báo nguồn AC.
B. Sơ đồ mạch cấp nguồn ( A20041009 – 200ZA, Page 1) :
+ V11, V21, V31, V41, V51: Các diode.
+ 4NICK1: Bộ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều có ổn định điện áp.
+ K10, K11: Các rơle.
+ SA01 : Áptomat cấp nguồn cho hệ thống.
59
+ FU11, FU12, F13, F14, F15, F16 : Các cầu chì.
C. Sơ đồ mạch điều khiển D/G No1 ( A20041009 – 211ZA, Page 2):
+ HS1 : Công tắc tay ga .
+ TC1 : Tiếp điểm via máy.
+ SA11 : Công tắc chọn vị trí điều khiển (ON ENGING – LOCAL – REMOTE).
+ S1A-S2A : Nút ấn khởi động từ xa.
+ SB12 : Nút ấn khởi động tại chỗ.
+ SB11 : Nút ấn dừng tại chỗ.
+ S3A-S4A : Nút ấn dừng từ xa.
+ 105V : Van đóng cửa dầu FO.
+ 188V : Van khí khởi động.
+ 188L : Van giới hạn dầu FO.
+ K101 : Rơle trung gian RESET hệ thống.
+ K102 : Rơle phụ điều khiển tại chỗ.
+ K103 : Rơle phụ điều khiển từ xa.
+ K104 : Rơle khởi động.
+ KT101 : Rơle thời gian.
+ K105 : Rơle trung gian cấp điện cho van giới hạn dầu FO.
+ K106-1, K106-2 : Rơle trung gian hoạt động khi khởi động có sự cố.
+ K107 : Rơle trung gian điều khiển van đóng cửa dầu FO.
+ KT102 : Rơle thời gian.
+ K108 : Rơle dừng từ xa.
D. Sơ đồ mạch bảo vệ D/G No1 ( A20041009 – 212ZZ, Page 3 ):
+ KT103, KT104 : Rơle thời gian.
+ SP1 : Rơle tốc độ của D/G No1.
+ K1200 : Rơle trung gian hoạt động khi tốc độ của D-G đạt 600 vòng/ phút.
+ K111: Rơ le ngừng hoạt động khi tốc độ D-G đạt 300 vòng/phút.
+ K112, K113 : Rơle trung gian hoạt động khi tốc độ của D-G đạt 300 vòng/phút.
+ KT105 : Rơle thời gian.
+ K114 : Rơle trung gian hoạt động khi D-G quá tốc.
+ 163Q2 : Cảm biến áp lực dầu LO.
+ 126W2 : Cảm biến nhiệt độ nước ngọt làm mát.
+ K115 : Rơle trung gian hoạt động khi áp lực dầu LO thấp.
+ K116 : Rơle trung gian hoạt động khi nhiệt độ nước ngọt làm mát cao.
+ SN01 : Công tắc thử van điện từ đóng cửa dầu của mỗi một xy lanh.
+ K117 : Rơle phụ.
+ 105S : Van điện từ đóng cửa dầu của mỗi xy lanh.
+ K120, K121 : Rơle .
+ K118 : Rơle dừng an toàn.
60
+ R11 : Điện trở.
+ C11 : Tụ điện.
+ K119 : Rơle dừng an toàn khi mạch điện có sự cố.
E. Sơ đồ báo động và kiểm tra D/G No1 ( A20041009 – 213ZA, Page 4 ):
+ HL11 : Đèn trắng báo nguồn một chiều 24VDC.
+ HL12 : Đèn xanh báo máy sẵn sàng hoạt động
+ HL13 : Đèn xanh báo máy chạy.
+ HL14 : Đèn đỏ báo máy khởi động bị sự cố.
+ HL15 : Đèn đỏ báo D/G quá tốc.
+ HL16 : Đèn đỏ báo áp lực dầu thấp.
+ HL17 : Đèn đỏ báo nhiệt độ nước làm mát cao.
+ HL18 : Đèn đỏ báo dừng máy khi mạch điện có sự cố.
+ 163QT : Cảm biến áp lực dầu của tua bin thấp.
+ A101, A102, A103, A104, A105, A106, A107 : Khối rơle điều khiển.
+ 163AC : Cảm biến áp lực khí điều khiển thấp.
+ 133Q : Cảm biến mức thấp dầu trong cácte.
+ 163DL : Cảm biến phin lọc dầu FO bị tắc.
+ 133F : Cảm biến dầu FO trong két bị rò rỉ mức cao.
+ R12 : Điện trở.
+ C12 : Tụ điện.
+ KT105 : Rơle thời gian.
+ HL112 : Đèn vàng báo dầu FO trong két bị rò rỉ ở mức cao.
+ HL113 : Đèn vàng báo áp lực phin lọc dầu LO bị giảm.
+ K130 : Rơle cấp điện cho chuông báo động khi có sự cố xảy ra.
+ SB13 : Nút ấn tắt chuông.
+ SB14 : Nút ấn thử đèn.
+ SB15 : Nút thử chuông.
4.3. Nguyên lý hoạt động.
4.3.1. Khởi động D-G.
Cấp nguồn cho hệ thống:
Hệ thống được cấp từ 2 nguồn:
Nguồn AC220V.
Nguồn sự cố DC24V.
Bình thường khi không có sự cố thì hệ thống được cấp nguồn chính AC220V qua
bộ chuyển đổi 4NICK1 thành nguồn DC24V cấp tới mạch điều khiển.
- Rơ le K10 có điện đóng tiếp điểm K10(5/C6) báo có nguồn AC trên buồng điều
khiển máy.

61
- Các rơ le K12, K13, K14 có điện đóng các tiếp điểm K12(4/C2), K13(4/C2) báo
có nguồn DC24V; K12(5/C2,5/C6), K13(5/C2, 5/C6), K14(5/D2, 5/D6) báo có nguồn
điều khiển trên bảng điện chính và buồng điều khiển máy.
Điều khiển từ xa REMOTE:
Gạt công tắc SA11 sang vị trí REMOTE, khi đó tiếp điểm (3-4) sẽ đóng vào, rơ le
K103 có điện:
+ Tiếp điểm K103(2/D6) đóng sẵn sàng khởi động D-G.
+ Tiếp điểm K103(5/D6) đóng báo D-G ở chế độ Stand-by.
Ấn nút khởi động từ xa (S1A-S2A) làm cho rơ le K104 có điện:
+ Tiếp điểm duy trì K104(2/E6) đóng lại.
+ Tiếp điểm K104(2/E13) đóng lại cấp điện cho van khí khởi động 188V.
+ Tiếp điểm K104(2/E7) cấp điện cho rơ le K105:
- Tiếp điểm K105(2/E7) đóng lại để tự duy trì.
- Tiếp điểm K105(2/D13) đóng cấp điện cho van giới hạn dầu FO 188L.
Khi D-G khởi động thành công vận tốc đạt 300 vòng/phút thì tiếp điểm SP1(13-14)
mở ra, tiếp điểm SP1(13-15) đóng lại:
- Rơ le K111 mất điện:
•Tiếp điểm K111(3/D2) mở ra, rơ le KT103 mất điện đóng tiếp điểm
KT103(3/D7) sẵn sàng đưa mạch bảo vệ áp lực dầu bôi trơn vào hoạt động.
•Tiếp điểm K111(3/E8) đóng lại, đưa mạch bảo vệ nhiệt độ nước làm mát vào
hoạt động.
- Rơ le K112 có điện:
•Tiếp điểm K112(4/C3) mở ra, đèn HL12 tắt ngắt tín hiệu báo D-G ở trạng thái
Stand-by.
• Tiếp điểm K112(4/D4) thay đổi trạng thái báo D-G đang làm việc.
- Rơ le K113 có điện:
•Tiếp điểm K113(5/C2) mở ngắt tín hiệu báo D-G ở trạng thái Stand-by.
•Tiếp điểm K113(5/C3) đóng báo máy đang hoạt động trên bảng điện chính.
•Tiếp điểm K113(5/C13) đóng cấp tín hiệu khởi động bơm dầu nhờn.
•Tiếp điểm K113(2/E3) mở, rơ le K104 mất điện ngắt van khí khởi động.
Khi tốc độ đạt 600 vòng/phút thì tiếp điểm SP1(16-17) đóng lại, rơ le K1200 có
điện:
- Tiếp điểm K1200(3/E7) đóng lại, đưa mạch bảo vệ áp lực dầu bôi trơn vào hoạt
động.
- Tiếp điểm K1200(4/C7) mở ra đưa mạch báo động áp lực dầu bôi trơn vào hoạt
động.

62
Nếu diesel lai máy phát khởi động không thành công thì sau thời gian trễ là 20 giây
thì tiếp điểm của rơle thời gian KT101 sẽ tác động làm đóng tiếp điểm của nó ở 2/D8 vào
cấp điện cho các rơle K106-1, K106-2 và rơle thời gian KT102 hoạt động:
- K106-1(2/D8) đóng lại để tự duy trì.
- Tiếp điểm K106-1 (4/D4) đóng lại cấp điện cho đèn HL14 sáng báo D-G khởi
động không thành công.
- Tiếp điểm K106-1 (4/G10) mở ra làm cho khối dừng D/G A106 (page 4) hoạt
động K130 (page 4) có điện, đóng tiếp điểm K130 (4/G13), chuông kêu báo động D-G
khởi động không thành công.
- Tiếp điểm K106-2(2/D9) đóng, rơ le K107 có điện:
•Tiếp điểm K107(2/D13) đóng vào cấp điện cho van ngừng cấp dầu D-G.
• Tiếp điểm K107(2/E2) mở ra làm cho các rơ le trung gian K102, K104,
KT101 mất điện. Tiếp điểm K104 ở D13 mở ra làm cho van cấp khí khởi động
mất điện ngừng cấp khí khởi động cho D-G. Tiếp điểm của rơle thời gian
KT101 (2/D8) mở ra chuẩn bị cho lần khởi động sau.
- Sau thời gian trễ 120 giây KT102 hoạt động mở tiếp điểm của nó ở D9 (page2)
ra làm cho K107 mất điện.Tiếp điểm K107 ở 2/D13 mở ra làm cho van cắt dầu FO mất
điện.
- Tiếp điểm của rơle K107 ở 2/E4 đóng vào và tiếp điểm của rơle K113 ở 2/E3
vẫn đóng cấp điện cho nhóm rơle trung gian K103, K104 và KT101 sẵn sàng khởi động
lại D-G.
- Để có thể khởi động lại ta phải đưa công tắc HAND-SWITCH về vị trí OFF
làm cho các rơle K106-1, K106-2, K107 và KT102 mất điện đưa mạch điều khiển trở về
trạng thái ban đầu.Muốn khởi động lại diesel lai máy phát ta lại thực hiện các thao tác
như trên.

Điều khiển tại chỗ LOCAL:


Để điều khiển tại chỗ trước hết ta bật công tắc HS1 (page 2) sang vị trí (10A-9A),
bật công tắc SA11 sang vị trí LOCAL khi đó các tiếp điểm (5-6) (page 2) đóng , K102
(page 2) có điện, đóng tiếp điểm K102 (2/D6) chờ sẵn và đóng tiếp điểm thường mở
K102(4/D3), mở tiếp điểm thường đóng K102 (4/D3), đèn HL12 sáng báo D/G đang chế
độ sẵn sàng hoạt động. Sau đó ta ấn nút khởi động tại chỗ LOCAL SB12 (page 2), rơle
K104 có điện và rơle thời gian KT101 có điện .
Quá trình khởi động tương tự như điều khiển từ xa REMOTE như đã thuyết minh
ở trên .
4.3.2. Dừng D-G :
Muốn dừng D/G ta có thể dừng tại chỗ LOCAL hoặc dừng từ xa REMOTE :
- Dừng tại chỗ:
63
Khi D/G đang hoạt động muốn dừng D/G ta ấn nút SB11 (page 2), K108 (page 2)
có điện, đóng tiếp điểm K108 (2/D10), rơle K107 (page 2) có điện, đóng tiếp điểm K107
(2/D13), van điện từ 105V có điện đưa khí đóng cửa dầu đốt FO. Mở tiếp điểm K107
(2/E2) dừng cấp điện cho các rơle điều khiển quá trình khởi động D/G, Động cơ D/G
dừng hoạt động .
- Dừng từ xa:
Để dừng D/G từ xa ta ấn nút SB (S3A-S4A), rơle K108 có điện, đóng tiếp điểm
K108 (2/D10), rơle K107 (page 2) có điện, đóng tiếp điểm K107 (2/D13), van điện từ
105V có điện đưa khí đóng cửa dầu đốt FO. Mở tiếp điểm K107 (2/E2) dừng cấp điện
cho các rơle điều khiển quá trình khởi động D/G, Động cơ D/G dừng hoạt động .
4.3.3. Các báo động và bảo vệ.
Bảo vệ khi D/G quá tốc:
Nếu động cơ D/G bị quá tốc tiếp điểm cảm biến tốc độ SP1(10-12)(page 3) đóng
lại làm cho:
+ Rơ le K114 có điện:
- K114(3/D12) đóng, rơle K118 có điện, mở tiếp điểm K118 (4/C9) chờ sẵn.
- K114(4/D5) đóng, đèn HL15 sáng báo D/G bị quá tốc.
- K114(5/C7) mở, mạch tự động dừng khi D/G quá tốc hoạt động.
+ Rơ le K117 có điện:
- K117 (2/D9) đóng, rơle K107 có điện, đóng K107(2/D9) duy trì, đóng K107
(2/D13) cấp điện cho van điện từ dừng dầu đốt 105V.
- K117 (3/D12), K117 (3/D13) đóng . Van điện từ đóng cửa dầu 105S có điện và
rơle K121 (page 3) có điện đóng tiếp điểm K121 (3/E14) cấp điện cho rơle K119 (page 3)
có điện, đóng tiếp điểm K119 (4/G9) khối dừng D/G A106 (page 4) hoạt động làm cho
K130 (page 3) có điện, đóng tiếp điểm K130 (1/G7), chuông kêu báo động D/G quá tốc.
Đóng tiếp điểm K119 (4/D6) đèn HL18 sáng báo D/G dừng an toàn. Muốn tắt chuông
báo động ta ấn nút SB13 làm K130 (page 4) mất điện, chuông dừng kêu .
Bảo vệ khi áp lực dầu bôi trơn thấp :
- Khi D-G hoạt động thì làm cho rơle K1200 có điện. Tiếp điểm của K1200(3/E7)
đóng lại sẵn sàng cấp điện cho rơle K115. Khi áp suất dầu LO giảm thì tiếp điểm của cảm
biến 163Q2 đóng lại làm cho rơle trung gian K115 và K117 có điện, làm cho:
- Tiếp điểm của K115(3/D12) đóng vào làm cho rơle trung gian K118 có điện.
- Tiếp điểm của K115( 4/D5) đóng vào cấp điện cho đèn báo áp lực dầu LO thấp
sáng.
- Tiếp điểm của K117(3/D12) đóng vào cấp điện cho 105S là van cắt dầu FO cấp
cho D-G.
- Tiếp điểm của K117( 3/D13) đóng vào làm cho rơle K119 có điện.
- Rơle K118 có điện đóng tiếp điểm K118(4/G9) cấp điện cho khối A106 báo D-G
bị dừng sự cố.
64
- Tiếp điểm của K119( 4/D6) đóng lại cấp điện cho đèn HL18 sáng báo bảo vệ dừng
máy.
- Quá trình dừng máy do bảo vệ giống như quá trình dừng khi ta ấn nút STOP ở chế
độ điều khiển dừng diesel- máy phát.
Bảo vệ khi nhiệt độ nước làm mát cao :
- Khi nhiệt độ nước làm mát cao quá giới hạn cho phép đã đặt thì cảm biến 126W2
hoạt động đóng tiếp điểm của nó vào. Điện được cấp cho các rơle trung gian K116 và
K117, làm cho:
- Tiếp điểm của K116 ở 3/D13 đóng vào làm cho rơle trung gian K118 có điện.
- Tiếp điểm của K116 ở 4/D5 đóng vào cấp điện cho đèn HL17 sáng báo nhiệt độ
nước làm mát cao.
- Tiếp điểm của K117 ở 3/D12 đóng vào cấp điện cho 105S là van cắt dầu FO cấp
cho diesel- máy phát.
- Tiếp điểm của K117 ở 3/D13 đóng vào làm cho rơle K119 có điện.
- Rơle K118 có điện đóng tiếp điểm của nó ở 4/G9 cấp điện cho khối A106 báo
diesel- máy phát bị dừng sự cố.
- Tiếp điểm của K119 ở 4/D6 đóng lại cấp điện cho đèn HL18 sáng báo diesel- máy
phát bảo vệ dừng máy.
- Quá trình dừng máy do bảo vệ giống như quá trình dừng khi ta ấn nút STOP ở chế
độ điều khiển dừng diesel- máy phát.
Báo động khi áp lực dầu bôi trơn LO thấp:
- Khi máy phát đã hoạt động thì rơle K111 có điện làm cho tiếp điểm của K1200 mở
ra và lúc này đưa các cảm biến áp lực dầu bôi trơn LO vào hoạt động.
- Ở chế độ hoạt động bình thường thì ở khối A101 có hai rơle K1 và K2 đều có điện
làm cho đèn HL19 không được cấp điện sáng.
- Khi áp lực dầu LO thấp thì tiếp điểm của cảm biến ở 18A-19A (page4) mở ra làm
điện áp cấp cho khối A101 mất đi, lúc này làm cho rơle K1 mất điện và rơle K2 vẫn có
điện. Các tiếp điểm của K1 và K2 đóng vào cấp nguồn cho đèn HL19 sáng báo sự cố áp
lực dầu LO của D-G thấp.
- Sau khi phát hiện sự cố, để khẳng định sự cố ta ấn nút SB13. Khi ta ấn nút SB13
thì làm cho rơle K2 mất điện đóng tiếp điểm của nó sẵn sàng cấp điện cho K1, các tiếp
điểm của K1 và K2 khống chế ngừng cấp điện cho đèn HL19 làm đèn HL19 tắt. Nếu máy
bị sự cố thực thì sau khi ta bỏ tay ra không ấn SB13 nữa thì đèn HL19 lại sáng báo áp lực
dầu LO thấp.
- Ở chế độ hoạt động bình thường ở khối A101 có hai rơle K1 và K2 đều có điện
làm cho đèn HL19 tắt. Khi sảy ra sự cố thì rơle K1 mất điện K2 vẫn có điện cấp nguồn từ
L13+ qua nút ấn SB13 tới LS1 qua các tiếp điểm K1, K2 tới AS1 cấp cho rơle K103 có
điện. Tiếp điểm của K130 ở 1/G7 đóng vào cấp điện cho chuông kêu.

65
- Các đầu 75A-76A của khối A101 được đưa tới trang 5 để điều khiển cho các đèn
báo.
Báo động khi áp lực khí điều khiển thấp :
Khi áp lực khí điều khiển thấp thì tiếp điểm 163AC (page 4) mở ra, K1 mất điện,
đèn HL110 sáng báo áp lực khí điều khiển thấp và rơle K130 (page 4) có điện, đóng tiếp
điểm K130 (4/G13), chuông HA kêu báo động áp lực khí điều khiển thấp, tắt chuông ta
ấn nút SB13.
Báo động khi mức dầu LO trong cácte thấp :
Khi mức dầu trong két thấp thì tiếp điểm 133Q (page 4) mở ra, K1 mất điện, đèn
HL111(page 4) sáng báo mức dầu trong cácte thấp và rơle K130 (page 4) có điện, đóng
tiếp điểm K130 (4/G13), chuông HA kêu báo động mức dầu trong két thấp, tắt chuông ta
ấn nút SB13.
Báo động khi có sự rò rỉ dầu FO:
Khi dầu FO bị rò rỉ cao thì tiếp điểm 133F mở ra, rơle thời gian KT105 mất điện
sau thời gian trễ 10s đóng tiếp điểm KT105 (4/G4), đèn HL112 sáng báo dầu FO bị rò rỉ
cao và rơle K130 (page 4) có điện, đóng tiếp điểm K130 (4/G13), chuông HA kêu báo
động mức dầu trong két bị rò rỉ cao, tắt chuông ta ấn nút SB13.
Báo động phin lọc dầu FO bị tắc:
Khi áp lực dầu lọc LO giảm thì tiếp điểm 163DL(L1A-L2A ) mở ra, đèn HL113
sáng báo áp lực dầu lọc LO giảm và rơle K130 (page 4) có điện, đóng tiếp điểm K130
(4/G13), chuông HA kêu báo động áp lực dầu lọc giảm, tắt chuông ta ấn nút SB13.
Báo động khởi động không thành công:
- Nếu diesel lai máy phát khởi động không thành công thì sau thời gian trễ là 20
giây thì tiếp điểm của rơle thời gian KT101 sẽ tác động làm đóng tiếp điểm KT101(2/D8)
vào cấp điện cho các rơle K106-1, K106-2, K107 và rơle thời gian KT102 hoạt động.
- K106-1, K106-2 và K107 đóng các tiếp điểm tự nuôi của nó lại.
- Tiếp điểm K106-1(4/D4) đóng lại cấp điện cho đèn HL14 sáng báo D-G khởi động
không thành công.
- Tiếp điểm K106-1(4/G10) mở ra làm cho A107 hoạt động, chuông HA kêu báo
động D-G khởi động không thành công.
Báo động dừng sự cố không bình thường:
Khi xảy ra tín hiệu sự cố thì tiếp điểm K119(4/G10) hoặc K106-1(4/G10) mở ra làm
điện áp cấp cho khối A106 mất. lúc này rơle K130 (page 4) có điện, đóng tiếp điểm
(4/G13) đóng vào cấp điện cho chuông HA kêu báo sự cố, tắt chuông ta ấn nút SB13.
4.4. Lưu đồ thuật toán điều khiển Diesel-máy phát.

Khối khởi đầu và kết thúc

66
Khối thực hiện

Khối điều kiện

Khối so sánh

Khối tác động bằng tay

Khối tác động bằng nút ấn

Khối đèn báo

67
4.4.1. Thuật toán khởi động D – G:

68
4.4.2. Thuật toán dừng D – G:

start

Running BL BL Stand by

and Tay chọn


Vị trí dừng

Tín hiệu dừng

Cấp điện van vắt


dầu FO

S
600 r/m

Ngắt bảo vệ Ngắt báo động


áp lực dầu FO áp lực dầu FO

and

S
300 r/m

Ngắt bảo vệ
Ngắt điện van
nhiệt độ nước
cắt dầu FO
làm mát and

Running BL BL Stand by

End

69
4.4.3. Thuật toán báo động và bảo vệ hệ thống D – G:

70
CHƯƠNG 5: LẬP TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DIESEL-MÁY PHÁT
TÀU 53000 TẤN SỬ DỤNG PLC S7-300.

5.1. Giới thiệu về PLC.


5.1.1. Khái quát về PLC.
a. Khái niệm.
Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC (Program logic controller) là dạng thiết bị
điều khiển dựa trên bộ vi sử lý, sử dụng bộ nhớ lập trình được để lưu trữ các lệnh và thực
hiện các chức năng, như: cho phép tính logic, lập chuỗi, định giờ đếm và các thuật toán
để điều khiển máy và các quá trình công nghệ, thông qua một ngôn ngữ lập trình trên
máy tính.
b. Chức năng.
PLC được thiết kế chuyên biệt cho tác vụ điều khiển và môi trường công nghiệp.
PLC chính là các máy tính công nghiệp dung cho mục đích điều khiển máy, điều khiển
các ứng dụng công nghệ thay thế cho các thiết bị cứng như rơle, cuộn hút, tiếp điểm.
Chức năng chính của PLC là kiểm tra trạng thái đầu vào và điều khiển các hệ
thống máy móc thông qua các tín hiệu trên chính đầu ra của PLC.
Về phần cơ bản, chức năng chính của bộ điều khiển logic PLC cũng giống như
chức năng của bộ điều khiển thiết kế dựa trên cơ sở các rơle, contactor hoặc trên sơ đồ
khối điện tử:
+ Thu thập các tín hiệu vào và các tín hiệu phản hồi từ cảm biến.
+ Liên kết, ghép nối các tín hiệu theo yêu cầu điều khiển và thực hiện đóng mở
các mạch phù hợp với công nghệ.
+ Tính toán và soạn thảo các lệnh điều khiển trên cơ sở so sánh các thông tin thu
thập được.
+ Phân phát các lệnh điều khiển đến các địa chỉ thích hợp.
c. Đánh giá hệ thống.
PLC tạo thêm sức mạnh, tốc độ và tính linh hoạt cho các hệ thống công nghiệp.
Bằng sự thay thế phần tử cơ điện bằng PLC, quá trình điều khiển nhanh hơn, rẻ hơn và
quan trọng nhất là hiệu quả hơn. PLC là lựa chọn tốt hơn các hệ thống rơle hay máy tính
tiêu chuẩn do một số lý do sau:
- Thiết kế chương trình điều khiển bằng phần mềm.
- Tốn ít không gian, thay thế, sửa chữa,bảo trì, bảo hành dễ dàng.
- Khả năng chống nhiễu tốt.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Khả năng kết nối với hệ thống khác rất đa dạng
- Tính linh hoạt cao.
Tuy nhiên nhược điểm của PLC là:

71
- Giá thành cao: nếu bài toán điều khiển yêu cầu cấu hình cao thì giá thành đầu tư
ban đầu tương đối đắt.
- Để sử dụng thành thạo đồi hỏi phải có kiến thức hiểu biết về thiết bị này.
d. Thành phần cơ bản của PLC.
Một PLC bao gồm 6 thành phần cơ bản:
- Module xử lý tín hiệu.
- Module vào.
- Module ra.
- Module nguồn.
- Module nhớ.
- Thiết bị lập trình.
Module xử lý tín hiệu:
Là bộ phận xử lý tín hiệu trung tâm hay CPU của PLC. Bộ xử lý tín hiệu có thể
bao gồm một hay nhiều bộ xử lý tiêu chuẩn hoặc các bộ xử lý hỗ trợ cùng với các mạch
tích hợp để thực hiện các phép tính logic, điều khiển và ghi nhớ các chức năng của PLC.
Bộ xử lý thu thấp tín hiệu vào, thực hiện các phép tính logic theo chương trình, các phép
tính đại số và điều khiển các đầu ra số hay tương tự. Phần lớn các PLC sử dụng các mạch
logic chuyên dụng trên cơ sở bộ vi xử lý và các mạch tích hợp tạo nên đơn vị trung tâm
xử lý CPU.
Bộ vi xử lý sẽ quét lần lượt các trạng thái của đầu vào và các thiết bị phụ trợ, thực
hiện logic điều khiển được đặt ra bởi chương trình ứng dụng, thực hiện các tính toán và
điều khiển các đầu ra tương ứng của PLC. Bộ xử lý nâng cao khả năng logic và khả năng
điều khiển của PLC.
Bộ vi xử lý điều khiển chu kỳ làm việc của chương trình. Chu kỳ này được gọi là
chu kỳ quét của PLC, tức là khoảng thời gian thực hiện xong một vòng các lệnh của
chương trình điều khiển. Chu kỳ quét được minh họa trên hình 5.1.

Hình 5.1. Chu kỳ quét của PLC.


Khi thực hiện quét các đầu vào, PLC kiểm tra các tín hiệu từ các thiết bị vào như
công tắc, cảm biến. Trạng thái của các tín hiệu vào được lưu tạm thời vào bảng ảnh đầu
vào hoặc một mảng nhớ. Trong thời gian quét chương trình, bộ xử lý quét lần lượt các
72
lệnh của chương trình điều khiển, sử dụng các trạng thái của tín hiệu vào trong mảng nhớ
để xác định các đầu ra sẽ được nạp năng lượng hay không. Kết quả là các trạng thái đầu
ra được ghi vào mảng nhớ. Từ dữ liệu của mảng nhớ tín hiệu ra, PLC sẽ cấp hoặc ngắt
điện năng cho các mạch ra để điều khiển các thiết bị ngoại vi. Chu kỳ quét của PLC có
thể kéo dài từ 1 đến 25ms. Thời gian quét đầu vào và đầu ra thường rất ngắn so với chu
kỳ quét của PLC.
Module nhớ.
Bộ nhớ của PLC có vai trò rất quan trọng, bởi vì nó sử dụng để chứa toàn bộ
chương trình điều khiển, các trạng thái của thiết bị phụ trợ. Thông thường các bộ nhớ
được bố trí trong cùng một khối với CPU. Thông tin chứa trong bộ nhớ sẽ xác định việc
đầu vào đầu ra được xử lý như thế nào. Bộ nhớ bao gồm các tế bào nhớ gọi là bit. Mỗi bit
có hai trạng thái là 0 và 1. Đơn vị thông dụng của bộ nhớ là k, 1k= 1024 từ (word). 1 từ
(word) có thể là 8 bit. Các PLC thường có bộ nhớ từ 1k đến 64k, phụ thuộc vào mức độ
phức tạp của chương trình điều khiển. Các loại bộ nhớ hay sử dụng trong PLC:
- ROM ( Read Only Memory).
- RAM ( Random Access Memory).
- PROM (Program Read Only Memory).
- EPROM ( Erasable Program Read Only Memory).
- EAPROM (Electronicaly Alterable Program Read Only Memory).
- Bộ nhớ flash.
Module vào/ra.
Hệ thống các module vào/ra có khả năng kết nối giữa các thiêt bị công nghệ với bộ
vi xử lý. Hệ thống này dung các mạch vào khác nhau để ghi nhận hoặc đo lường các đại
lượng vật lý của quá trình công nghệ như: chuyển động, cao độ, nhiệt độ, áp suất, lưu
lượng, vị trí, tốc độ…Trên cơ sở các dữ liệu thu được, bộ xử lý tiến hành các phép tính
logic hay số học để xác định giá trị mới của tín hiệu ra. Các module ra được nối đê điều
khiển các van, động cơ, bơm…và báo động khi thực hiện quá trình điều khiển máy hoặc
điều khiển hệ thống sản xuất.
Module nguồn:
Thường nguồn cấp cho PLC là nguồn điện lưới xoay chiều AC để tạo ra nguồn
một chiều DC cho các mạch bên trong PLC. Nguồn điện lưới có thể là 110VAC,
220VAC hay điện áp khác tùy theo yêu cầu người sử dụng. Nguôn này cũng để cấp năng
lượng để đóng ngắt động cơ hay cơ cấu chấp hành khác nên cần phải cách điện tốt để
tránh gây nhiễu cho PLC.
Thiết bị lập trình:
Chương trình điều khiển có thể viết và nạp vào PLC theo các phương pháp sau:
- Lập trình nhờ các phần mềm trên máy tính và nạp chương trình vào PLC thông
qua các cổng truyền thông. Máy tính cá nhân là phương tiện lập trình tốt nhất cho PLC,
bởi vì chúng ta có thể quan sát nhiều dòng lên trên màn hình, soạn thảo và truy cập vào
73
chương trình dễ dàng. Điều bất tiện là máy tính cá nhân không phù hợp với môi trường
công nghiệp và khả năng di chuyển kém.
- Lập trình bằng thiết bị lập trình xách tay: lập trình trực tiếp vào bộ nhớ của PLC.
Thiết bị này không dễ lập trình như máy tính nhưng lại tiện cho việc mang theo người.
Lập trình được thực hiện từng dòng lệnh tương ứng với từng bậc của sơ đồ bậc thang.
- Lập trình trên máy tính, nạp lên thẻ nhớ và sau đó nạp từ thẻ nhớ vào PLC qua
cổng tiêu chuẩn. Các thẻ nhớ EAPROM là các bộ nhớ ROM có thể xóa và lập trình lại
bằng điện. Ưu điểm của EAPROM là nó có thể thay đổi chương trình của PLC bằng cách
cắm vào cổng của PLC.
d. Ngôn ngữ lập trình cơ bản.
Ngôn ngữ lập trình cho phép người sử dụng trao đổi với thiết bị điều khiển khả lập
trình thông qua thiết bị lập trình. Các nhà sản xuất PLC có các ngôn ngữ lập trình khác
nhau, nhưng tất cả các ngôn ngữ này đều sử dụng các lệnh để nạp chương trình điều
khiển vào hệ thống. Một chương trình điều khiển được định nghĩa như là tập hợp các lệnh
được sắp đặt theo logic điều khiển các hoạt động của một máy hay một quá trình công
nghệ. Chương trình được viết bằng tổ hợp các lệnh theo một trình tự xác định. Phương
thức tổ hợp các lệnh cũng như dạng các lệnh đều được tuân thủ theo các quy định chung.
Các quy định và các lệnh tổ hợp với nhau tạo ra ngôn ngữ lập trình. Một số dạng ngôn
ngữ lập trình cơ bản hay được sử dụng:
- Bảng lệnh (STL).
- Sơ đồ thang (LAD).
- Sơ đồ khối hàm logic (FBD).
Ngôn ngữ sơ đồ thang (LAD):
Sơ đồ thang là ngôn ngữ thông dụng nhất, thường được dụng cho các ứng dụng
PLC, vì nó đơn giản. Đây là dạng ngôn ngữ ký hiệu và các ký hiệu được sử dụng tương
tự như các ký hiệu trong hệ thống logic rơ le. Sơ đồ thang tương tự như sơ đồ logic rơ le.
Sơ đồ logic rơ le thể hiện logic điều khiển bằng vật chất cụ thể để đảm bảo dòng điện đi
liên tục qua các phần tử kết nối đầu vào cho đến các phần tử đầu ra như động cơ, cuộn
hút… Nhưng đối với sơ đồ thang trong chương trình PLC thì điều này khác hẳn về bản
chất, bởi vì sơ đồ thang trên PLC chỉ đảm bảo thính liên tục về logic chứ không phải cho
dòng điện chạy từ đầu vào tới đầu ra. Đầu ra của PLC được kích hoạt hay được cấp năng
lượng khi các biến logic tương ứng với các thiết bị đảm bảo tính liên tục từ đầu vào tới
đầu ra.
Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ LAD:
- Hộp (Boss) : Là biểu tượng mô tả các hàm chức năng khác nhau. Ví dụ các bộ
thời gian (timer), bộ đếm (couter) và các hàm toán học thường được điều khiển bằng
(Box).
- Biểu tượng –( )– : Tương ứng các cuộn dây Rơle. Đây chính là kết quả của
một logic điều khiển nào đó .
74
- Biểu tượng –‫ –׀׀‬Tương ứng như các tiếp điểm của Rơle. Nó kết hợp với nhau
tạo nên logic điều khiển .
5.1.2 Trình tự chung của việc viết chương trình PLC.

Hình 5.2. Trình tự viết chương trình PLC.


Xác định yêu cầu của hệ thống:
Đầu tiên chúng ta phải quyết định thiết bị hoặc hệ thống nào mà chúng ta muốn
điều khiển. Mục đích chủ yếu của bộ điều khiển được lập trình là để điều khiển một hay
nhiều phần tử thực hiện của đối tượng. Để xác định chức năng hệ thống điều khiển chúng
ta cần xác định thứ tự hoạt động thông qua việc mô tả bằng lưu đồ điều khiển.
Xác định các đầu vào và đầu ra :
Tất cả các thiết bị đầu vào và đầu ra bên ngoài được nối với bộ điều khiển, được
lập trình hoá phải được xác định. Những thiết bị đầu vào là van điện từ, rơle, công tắc tơ,
đèn chỉ báo …
Sau việc nhận dạng các thiết bị chủng loại, đầu vào và đầu ra đó, chúng ta tiến
hành lựa chọn cấu hình PLC và các khối mở rộng một cách phù hợp. Gán đầu vào
(INPUT) và đầu ra (OUTPUT) tương ứng với PLC đã chọn.
Soạn thảo chương trình:
75
Sử dụng ngôn ngữ lập trình viết chương trình điều khiển trên thiết bị lập trình.
Nạp chương trình vào bộ nhớ.
Ta truy nhập chương trình đã được soạn thảo vào trong bộ nhớ thông qua máy tính
với sự trợ giúp của phần mềm đi kèm theo thiết bị.
Chạy mô phỏng chương trình:
Để đảm bảo cấu trúc chương trình và các tham số đã cài đặt chính xác trước khi
đưa vào hệ thống điều khiển. Ta cần phải chạy thử chương trình, nếu có lỗi hoặc chưa
hợp lý thì phải sửa trong khi chạy thử chương trình, cuối cùng đã ghép nối với đối tượng
và hoàn chỉnh chương trình theo hoạt động của máy.
5.1.3. Giới thiệu về PLC S7-300.
a. Cấu tạo của họ PLC S7-300.
PLC S7-300 thuộc họ Symatic do hang Siemens sản xuất. Đây là một loại PLC đa
khối. Cấu tạo cơ bản của loại PLC này là một đơn vị cơ bản ( chỉ để xử lý) (hình 5.3) sau
đó ghép thêm các module mở rộng về phía bên phải, có các module tiêu chuẩn. Những
module này bao gồm những đơn vị chức năng mà có thể tổ hợp lại cho phù hợp với
nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể.

Hình 5.3: Mặt trước CPU 314 (đơn vị cơ bản của PLC S7-300).
Trong đó:
Các đèn báo:
- SF: Đèn báp lỗi CPU.
- BAF: Đèn báo nguồn Acquy.
- DC5V: Đèn báo nguồn 5V.
- RUN: Đèn báo chế độ PLC đang làm việc.
- STOP: Đèn báo PLC đang chế độ dừng.

76
Công tắc chuyển đổi chế độ:
- RUN-P: Chế độ vừa chậy vừa sửa chương trình.
- RUN: PLC ở chế độ làm việc.
- STOP: PLC ở chế độ nghỉ.
- MRES: Vị trí chỉ định chế độ xóa chương trinh trong CPU.
Muốn xóa chương trình thì phải giữ nút bấm về vị trí MRES để đèn STOP nhấp
nháy. Khi thôi không nhấp nháy nữa thì thả tay ra.Làm lại nhanh một lần nữa (không để ý
đèn STOP) nếu đèn vàng PRCE nhấp nháy nhiều lần là xong, nếu không phải làm lại.
Các kiểu mô đun:
Tùy theo quá trình tự động hóa yêu cầu số lượng đầu vào và đầu ra ta phải lắp thêm
bao nhiêu module mở rộng cũng như loại mô đun cho phù hợp. Tối đa có thể gá them 32
module vào ra trên 4 panel (rãnh), trên mỗi panel ngoài module nguồn, CPU, module
ghép nối còn ghép thêm được 8 các module về phía bên phải. Thường PLC S7-300 sử
dụng các module sau:
+ Module nguồn PS.
+ Module ghép nối IM (Intefare Module).
+ Module tín hiệu (Signal Module).
- Vào số: 8 kênh, 16 kênh, 32 kênh.
- Ra số: 8 kênh, 16 kênh, 32 kênh.
- Vào, ra số: 8 kênh vào 8 kênh ra, 16 kênh vào 16 kênh ra.
- Vào tương tự: 2 kênh, 4 kênh, 8 kênh.
- Ra tương tự: 2 kênh, 4 kênh, 8 kênh.
- Vào, ra tương tự: 2 kênh vào 2 kênh ra, 54 kênh vào 4 kênh ra.
+ Module hàm (Function Module):
- Đếm tốc độ cao.
- Truyền thông.
+ Module điều khiển ( Control Module):
- Module điều khiển PID.
- Module điều khiển Fuzzy.
- Module điều khiển rôbốt.
- Module điều khiển động cơ bước.
- Module điều khiển động cơ sécvô.

5.2. Lập trình PLC cho hệ thống điều khiển Diesel-máy phát.
5.2.1. Lựa chọn cấu hình phần cứng.
Xác định các tín hiệu vào ra của hệ thống:
Tín hiệu vào:
- Nút cấp nguồn điều khiển cho hệ thống.
- Nút ấn reset hệ thống.
77
- Nút ấn dừng D-G.
- Nút khởi động D-G tại chỗ.
- Nút khởi động D-G từ xa.
- Tiếp điểm khóa via máy.
- Tiếp điểm của cảm biến ngưỡng tốc độ 300 vòng/phút.
- Tiếp điểm của cảm biến ngưỡng tốc độ 600 vòng/phút.
- Tiếp điểm cảm biến áp lực dầu LO thấp.
- Tiếp điểm cảm biến nhiệt độ nước làm mát cao.
- Tiếp điểm cảm biến quá tốc.
Tín hiệu ra :
- Cấp điện cho van khí khởi động.
- Cấp điện cho van giới hạn dầu đốt.
- Cấp điện cho van cắt dầu đốt.
- Cấp điện cho van điện từ cấp dầu đốt vào từng xilanh.
- Đèn báo nguồn.
- Đèn báo trạng thái Stand-by.
- Đèn báo D-G đang hoạt động.
- Đèn báo dừng an toàn.
- Đèn báo khởi động lỗi.
- Đèn báo quá tốc.
- Đèn báo áp lực dầu bôi trơn thấp.
- Đèn báo nhiệt độ nước làm mát cao.
- Chuông báo động.
Ta có 11 tín hiệu vào số và 13 tín hiệu ra số. Trên cơ sở đó ta chọn cấu hình phần
cứng như sau :
- Module nguồn PS 307 5A : 120 / 230 VAC:24 VDC / 5 A.
- CPU 314: 6ES7 314-1AF10-0AB0.
- Module mở rộng: Digital I/O module DI16 24 V + 16DO 24 V / 0.5 A: 6ES7-
323-1BL00-0AA0.

Hình 5.1: Bảng lựa chọn cấu hình phần cứng.


5.2.2. Gán địa chỉ vào ra.
Địa chỉ Chức năng
I0.0 Nút ấn RESET hệ thống
I0.1 Nút ấn dừng sự cố.

78
I0.2 Nút ấn dừng D-G.
I0.3 Nút ấn khởi động D-G.
I0.4 Tiếp điểm khóa via máy.
I0.5 Tiếp điểm của cảm biến ngưỡng tốc độ 300 vòng/phút.
I0.6 Tiếp điểm của cảm biến ngưỡng tốc độ 600 vòng/phút.
I1.0 Tiếp điểm cảm biến áp lực dầu LO thấp.
I1.1 Tiếp điểm cảm biến nhiệt độ nước làm mát cao.
I1.2 Tiếp điểm cảm biến quá tốc.
Q0.0 Van khí khởi động.
Q0.1 Van giới hạn dầu FO.
Q0.2 Van cắt dầu FO.
Q0.3 Van điện từ cắt dầu FO vào từng xilanh.
Q1.0 Đèn báo trạng thái Stand by.
Q1.1 Đèn báo D-G đang hoạt động.
Q1.2 Đèn báo dừng an toàn.
Q1.3 Đèn báo khởi động lỗi.
Q1.4 Đèn báo áp lực dầu LO thấp.
Q1.5 Đèn báo nhiệt độ nước làm mát cao.
Q1.6 Đèn báo quá tốc.
Q1.7 Chuông báo động

5.2.3. Viết chương trình.


Dựa theo lưu đồ thuật toán điều khiển và bảng địa chỉ vào ra, ta viết chương trình cho
PLC S7-300 (được trình bày trong phần phụ lục).

KẾT LUẬN

Sau thời gian ba tháng nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, đến nay đồ án tốt nghiệp của
em đã hoàn thành với hai phần cụ thể sau:
Phần 1: Trang thiết bị điện tàu 53000 tấn.
Ở phần này em đã đi vào tìm hiểu một số hệ thống quan trọng trên tàu như: Bảng
điện chính, hệ thống nồi hơi, hệ thống lái, máy nén khí, bơm cứu hỏa.
Phần 2: Đi sâu nghiên cứu lập trình hệ thống điều khiển diesel-máy phát sử dụng
PLC S7-300.
Đồ án của em đã hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong việc tìm hiểu hệ
thống, nguyên lý hoạt động, thao tác vận hành hệ thống, sự đánh giá so sánh. Bằng những
kiến thức đã được trang bị ở trường, kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại nhà
79
máy và tìm hiểu một số tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu em
đã cố gắng trình bày đồ án một cách ngắn gọn và đầy đủ. Tuy nhiên do trình độ còn hạn
chế, kinh nghiệm thực tế còn yếu nên đề tài của em còn có nhiều hạn chế như: Chỉ mới
dừng lại ở mức tìm hiểu về cấu trúc và hoạt động của hê thống, chưa đi sâu tìm hiểu về
mặt nguyên tắc thiết kế cũng như khả năng ứng dụng rộng rãi của thiết bị, đồ án chỉ dừng
lại ở mức tìm hiểu một hệ thống cụ thể chứ chưa đi vào tổng quan chung, vì vậy còn
nhiều thiếu sót. Qua đây em mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo và các bạn sinh viên để nhận thức của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS-TS Lưu Kim Thành, cùng các thầy cô
giáo trong Khoa Điện-điện tử tàu biển đã giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án này.

Sinh viên: Trịnh Đức Nam

Tài liệu tham khảo:


1. KS. BÙI THANH SƠN.
Trạm phát điện tàu thủy.
Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội – 2000.
2. NGUYỄN DOÃN PHƯỚC, NGUYỄN XUÂN MINH, VŨ VĂN
HÀ.
Tự động hóa với Simatic S7-300.
Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội – 2000.
3. TS. NGUYỄN NHƯ HIỀN, TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
Điều khiển Logic và PLC
Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội – 2007.
4. CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG.

80
Hồ sơ kỹ thuật tàu 53000T.

PHỤ LỤC

P1: Chương trình PLC S7-300 cho hệ thống điều khiển diesel-máy phát.

81
82
83
84
85
86
P2: Chạy mô phỏng chương trình PLC cho hệ thống điều khiển diesel-máy phát
trên phần mềm lập trình Simatic Step7.

87
Hình P1: Khởi động D-G.

Hình P2: Khởi động D-G thành công.

88
Hình P3: Khởi động D-G không thành công.

89
90
Hình P4: Dừng D-G.

Hình P5: Áp lực dầu bôi trơn thấp.

Hình P6: Nhiệt độ nước làm mát cao.

91
Hình P7: D-G quá tốc.

Hình P8: Dừng an toàn.

92
Hình P9: Reset hệ thống.

93

You might also like