You are on page 1of 17

GRAMMAR! 2.

7
(Ngày 16-04-2009)
(Chất lượng, hiệu quả và miễn phí 100% mãi mãi)
http://vngrammar.wordpress.com & http://123chiase.com

[*] Phiên bản 2.7:


- Phiên bản 2.7 là phiên bản chuẩn cho tất cả các lần nâng cấp sau này.
- Ở phiên bản này, đồ họa đã được cải tiến đáng kể, bạn sẽ hài lòng về cả 3
yếu tố âm thanh, hình ảnh và chất lượng nội dung!
- Tất cả các bài đọc đều có hình minh họa sinh động. Có thể xem to ảnh
minh họa bằng cách nhấp chuột vào ảnh và kéo cho ảnh to/nhỏ tùy ý.
- Bổ sung bài đọc, bài luận (các truyện cổ tích đặc sắc, báo cáo các lĩnh
vực..v.v..)
- Đánh dấu từ vựng được chọn trong bài đọc. Từ vựng được chọn sẽ bật
sáng (màu đỏ). Các từ chọn ở các bài khác nhau mà giống nhau sẽ không bật
sáng.
- Đặc biệt có mục Quay Từ (trong mục “Từ Vựng Của Bạn”) là công cụ
rất mạnh để ghi nhớ từ vựng ngay cả khi môi trường ồn ào dễ bị phân tâm
nhất. Bạn có thể vừa nằm vừa học với chức năng này! Vào mục Cài Đặt để
bật/tắt âm thanh của phần Quay Từ. Phần chỉnh tốc độ các bạn lưu
ý là nhấn chuột trái/phải vào nút Tốc độ để thay đổi tốc độ quay từ.
- Có 4 lối tắt (shortcut) phục vụ cho 04 người cùng học Grammar trên 01
máy tính (Lưu riêng các tiến trình của mỗi người học, các từ vựng đã chọn).
- Bạn có thể tra từ, thuật ngữ Anh-Việt từ các ứng dụng khác bằng cách mở
tự điển của Grammar! rồi mỗi lần muốn tra từ thì làm 2 bước sau đây:
+ Chép (copy) từ vựng từ các ứng dụng khác (nhấn Ctrl+C).
+ Trở về trình này (nhấn Alt+Tab). Khi quay trở về trình Grammar, nó
sẽ tự động tra từ mà bạn vừa sao chép (copy).
=> Nhớ rằng chức năng này chỉ có hiệu lực khi phần tự điển của trình
này đang hiển thị.
Chức năng tra từ này rất hữu ích khi các bạn đọc văn bản tiếng Anh, chỉ với
Ctrl+C rồi Alt+Tab là bạn đã được thỏa mãn nhu cầu tra từ của mình.
- Ảnh nền đã được chuẩn hóa, đẹp và mang tính sư phạm. Có các ảnh động
trong các ngữ cảnh khác nhau, tạo sự hưng phấn, thân thiện cho người học.
- Chỉnh sửa một số trục trặc nhỏ ở phần phát âm.
- Grammar tích hợp thành công công nghệ giọng người thật hiện đại nhất
hiện nay nên chất lượng đọc văn bản rất tốt. Grammar có thể sử dụng 5
giọng sau đây: US English (Heather US English Female 22khz Voice, Laura
US English Female 22khz Voice, Ryan US English Male 22khz Voice, Aaron
US English Male 22khz Voice) British English (Graham British English
Male 22khz Voice, Lucy British English Female 22khz Voice). Mặc định sau
khi cài đặt xong Grammar, chương trình đã cài 1 giọng nam chuẩn (là Ryan
US English Male 22khz Voice), nếu bạn muốn bổ sung, bạn chỉ cần tải 5
giọng còn lại, trong đó có hai giọng nữ rất êm ái, ngọt ngào là Heather và
Laura. Trên thị trường rất khó kiếm các giọng này vì thế G! đã tải 5 giọng
nói trên lên trang tin của chương trình.

[*] Chú ý
(*) Địa chỉ cung cấp thông tin
- Web chính thức: http://123chiase.com & http://vngrammar.org
- Nhật ký http://vngrammar.wordpress.com (cũng là địa chỉ dự phòng
thông tin cho Grammar!)
(*) Khi có phiên bản mới, hoặc phiên bản nâng cấp, cập nhật, Grammar sẽ
thông báo trong file text có link cố định là:
http://vnbuzz.org/DL/InfoGrammar.txt .Vì vậy để kiểm tra, bạn chỉ cần:
chép liên kết trên và dán vào cửa sổ trình duyệt web.
(*) Truy cập nhanh bằng các máy tìm kiếm của Google, Yahoo... qua các từ
khóa như vngrammar, grammar 2, grammar 2.6, grammar 2.7 123chiase
.v.v..

Hướng dẫn cài đặt:


• Chương trình hoạt động trên hệ điều hành Windows 2000/XP/Vista. Để
chương trình hoạt động đúng bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn cài đặt.
(Chú ý khi bắt đầu cài nhớ chọn: I Accept -> Next...)
• Grammar 2.4.x và các phiên bản sau này đều chạy được trên Vista: Nhấn
chuột phải vào biểu tượng (Icon) của chương trình và chọn
“Administrator”. Nó sẽ hiện ra thông báo theo kiểu Vista là Cancel hay
Allow, khi đó chọn Allow là xong. Sau đó khởi động lại máy.
• Nếu có hiện tượng phông chữ chương trình hiển thị không đúng (ra ô
vuông, không có hàng lối, thứ tự... -> nguyên nhân là do thiết lập ngôn
ngữ, cách hiển thị của hệ điều hành Windows bạn đang dùng không phải
là tiếng Anh/Mỹ, không phải hiện thị theo kiểu Anh/Mỹ -> chưa phù hợp
với hoạt động của chương trình -> không hiện đúng tiếng Việt), bạn cần
chỉnh lại hệ thống về cách hiển thị theo kiểu Anh/Mỹ. Ví dụ với WinXP,
bạn làm 2 bước như sau: Bước 1: Nhấn nút Start -> Chọn Control Panel
-> Chọn Regional and Language Options. Trong hộp thoại Regional and
Language Options, ở tab Regional Options, có 2 mục là Standards and
formats và Location bạn lần lượt chọn là English (United States) và
United States; trong tab Advanced, có mục Language for non-Unicode
programs bạn chọn là English (United States). Kết thúc chọn OK. Bước
2: Bạn vào thư mục đã cài Grammar (mặc định là C:\Grammar), chép các
tệp phông chữ VCENTB_0.TTF, VCENTBI0.TTF, VCENTI_0.TTF,
VCENTN_0.TTF, x1.TTF vào thư mục phông chữ hệ thống (mặc định là
C:\WINDOWS\Fonts), nếu hệ điều hành hiện lên thông báo xác nhận cài
đặt các phông này thì các bạn chọn OK. Kết thúc, bạn khởi động lại
máy tính! Chương trình sẽ hiện thị đúng tiếng Việt như hình ảnh mẫu
mà các bạn thấy trên trang tin của chương trình.
• Để bớt mỏi mắt khi nhìn màn hình nhiều, bạn nên chỉnh máy để tăng tần
số lặp của màn hình máy tính như sau: Bấm chuột phải vào màn hình
nền, Chọn Properties->Chọn tab Setting -> Advanced -> Monitor, chỉnh
tăng càng cao càng tốt tần số lặp màn hình (Hertz) trong khung, khả
năng tăng tùy thuộc vào màn hình của bạn (thường là 85 Hertz) (Lưu ý,
thiết lập này chỉ sử dụng cho màn hình sử dụng bóng hình, không khuyến
cáo chỉnh với màn hình tinh thể lỏng LCD).

Hướng dẫn sử dụng:


• Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt của các bộ thâu nhập tiếng Việt như
Unikey, Vietkey, VPS...
• Có 3 cách tra tự điển:
- Nhấn Ctrl để tra tự điển có phiên âm tiếng Việt.
- Tra từ mới thì chỉ cần gõ từ cần tra bất cứ lúc nào mà không cần phải mở
tự điển. Bạn sẽ được cung cấp một quyển tự điển hơn 386.000 mục từ.
- Tra từ ở các ứng dụng khác xem hướng dẫn bên trên.
• Bất cứ lúc nào cần xem hướng dẫn cách sử dụng cho từng phần, bạn hãy
nhấn vào mục Hướng dẫn ở góc trái màn hình.
• Để chỉnh độ lớn của chữ, nhấn giữ phím Ctrl và xoay bánh xe trên con
chuột.
• Mở mục CÀI ĐẶT để chọn tốc độ đọc, để tắt/mở âm thanh.
• Nhấn ESC để thoát hoặc Nhấn chuột phải vào vùng bên ngoài khung
bài học để thoát trong bất cứ tình huống nào.
• Nhấn chuột phải vào trong khung Tự điển, văn phạm để thoát cửa sổ
đang xem.
• Bôi đen các cụm từ khi tra từ điển, chương trình sẽ đọc cả cụm từ đó cho
bạn bằng giọng người thật.
• Nếu dùng Grammar cho nhiều người thì chép thư mục gốc ra thành nhiều
thư mục với tên khác nhau rồi tạo shortcut mới trên nền desktop cho từng
người.

Chương trình có rất nhiều chức năng nên có nhiều cách học tùy theo mục
đích của mỗi người. Tuy nhiên, để việc học hiệu quả bạn phải đọc thật kỹ
phần hướng dẫn này và có thể theo các bước sau đây:

Bước 1: Chọn từ mới


– Chọn mục BÀI ĐỌC.
– Chọn bài đọc đầu tiên.
Tất nhiên bài đọc có những từ vựng mà bạn chưa biết.
Chương trình này cho phép bạn:
• Chọn từ vựng chưa biết: tô đậm từ vựng và nhấn phím Enter.
• Tra từ: Nhấn chuột trái 1 lần.
• Dịch từng câu: Nhấn chuột phải 1 lần.
• Vào phần xếp từ: Nhấn F6.
• Nghe từng câu hoặc toàn bài: Nhấn F9.
Trong mỗi bài đọc, bạn có thể nhấn Ctrl tra từ; nhấn phím blank xem câu
dịch Việt (như trong Grammar 1.2).
Phần này có 400 bài đọc âm thanh máy và 120 bài đọc âm thanh thực. Bạn
nên học các bài âm thanh máy trước, vì nó cho phép chỉnh tốc độ đọc.

Bước 2: Ôn từ vựng.
– Chọn mục TỪ VỰNG CỦA BẠN.
Mục này sẽ thu lượm tất cả những từ bạn chọn (bằng cách tô đậm từ và
nhấn Enter) trong quá trình học mục BÀI ĐỌC, LUYỆN NÓI, PHÂN TÍCH
CÂU. Những từ bạn chọn đầu tiên sẽ được xếp ở trên.
Vào cuối tuần, bạn nên mở mục này. Hãy nhấn vào bánh xe trên chuột để
làm cho màn hình trôi. Từ từ di chuyển chuột xuống để tăng tốc độ. Sau
đó nhìn và đoán từ vựng. Tất nhiên bạn có thể nhấp chuột tra từ. Nhấp
chuột phải 1 lần để xem câu chứa từ vựng. Bạn có thể tra từ trong câu Anh
bằng cách nhấp chuột trái 2 lần vào từ cần tra.
Bằng cách này, bạn sẽ học từ vựng bất chấp ngoại cảnh ồn ào và học từ
vựng theo sự gợi nhớ của từng câu trong bài đọc.
Bạn có thể xóa các từ đã chọn bằng cách nhấn chuột và quét chúng để
đánh dấu những từ cần xóa.

Bước 3: Học Văn Phạm.


– Sau khi đã học khoảng 1000 từ bạn có thể chọn phần VĂN PHẠM.
– Nên học văn phạm theo thứ tự.
– Nhấn chuột để xem nội dung một mục văn phạm.
– Có thể nhấn vào mục màu nâu để xem lời giới thiệu.
Muốn làm bài tập của 1 mục văn phạm thì:
+ Nhấn Chuột phải vào mục văn phạm có dấu chấm ở đầu mục để chọn
hoặc bỏ chọn. (Có thể chọn nhiều mục để trộn các bài tập của các mục.)
+ Nhấn Enter để làm các bài tập vừa chọn.
+ Nhấn Esc để hủy bỏ tất cả lệnh chọn.

Bước 4: Tập dịch câu. (Nếu bạn đã biết văn phạm)


– Chọn mục Bài đọc.
– Chọn bài đọc cũ. Tập dịch từng câu trong bài.
– Nhấn chuột phải để xem câu dịch.
– Đọc và dịch nhiều lần cho đến khi thuần thục.

Bước 5: Học thêm từ vựng.


Sau khi đã học phần văn phạm bạn cần học thêm các bài đọc còn lại
trong phần BÀI ĐỌC để gia tăng mức từ vựng.

Bước 6: Phân tích câu


Mục đích của phần này là giúp học viên nắm thật vững từng từ và vị trí
của nó trong câu. Qua đó, họ có thể TỰ VIẾT chính xác một câu với sự tự
tin vững chắc.
Cách sử dụng của mục này giống mục Bài Đọc. Tuy nhiên bạn có thể nhấp
chuột phải vào từng từ trong bài đọc. Một bảng biểu phân tích sẽ hiện ra,
kèm theo những mục văn phạm cần thiết cho bài phân tích.
Do quá trình làm phần này quá tốn kém và quá công phu, mất rất nhiều thời
gian nên tác giả sẽ cập nhật sau mỗi version của chương trình. Mặc dù vậy,
version này cũng đủ để bạn có được khả năng viết một cách tự tin.

Bước 7: Luyện xếp từ.


Đây là phần rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tập lập câu trước khi nói hoặc
viết.
– Chọn mục Bài đọc.
– Chọn bài đọc.
– Nhấn F6.
Bạn sẽ thấy 1 câu Anh bị đảo lộn trật tự từ.
Bạn chỉ cần nhấp chuột phải 1 lần vào từ Anh cần di chuyển.
Nhấn Enter để xem đáp án hoặc để chuyển sang câu mới.
Sau khi thực tập nhiều lần, bạn có thể nhấn F6 lần nữa để bỏ câu Anh và tự
nghĩ câu Anh của câu Việt. Đây cũng là cách luyện nói rất hữu hiệu.

Bước 8: Luyện nghe.


– Chọn mục Bài đọc.
– Luyện đọc hiểu từng câu với tốc độ thật nhanh.
– Tốc độ đọc hiểu phải gấp hai lần tốc độ đọc trong máy.
Phần 1: – Chọn bài đọc.
• Nhấn F9 (Chương trình bắt đầu đọc từ vị trí con trỏ).
• Nhấn mũi tên trái: Nghe lại nhiều lần câu đang nghe.
• Nhấn mũi tên lên: Nghe câu trên.
• Nhấn mũi tên phải hoặc xuống: Nghe câu kế tiếp.
• Nhấn phím Esc: Thoát khỏi phần nghe.
– Nghe và nhìn bài đọc.
– Nghe và không nhìn bài đọc.
Phần 2: – Chọn mục LUYỆN NGHE.
• Nghe và chọn câu đúng.
• Nhấn chuột trái để tra tự điển.
• Nhấn Next để sang câu mới.
Mẹo: Nếu bạn muốn nghe âm thanh to và rõ thì cắm headphone vào loa chứ
đừng cắm thẳng vào thùng máy. Thị trường hiện có bán loại loa nhỏ có lỗ
cắm headphone.

Bước 9: Luyện nghe rồi viết lại. (Để nhớ mặt chữ).
– Phần này giúp bạn nâng cao khả năng nghe và tự viết lại để nhớ mặt chữ.
Màn hình sẽ xuất hiện 1 khung trống để bạn vừa nghe vừa gõ lại 1 câu Anh.
Phía trên là câu tiếng Việt tương ứng.
Thao tác:
- Nhấn chuột phải vào 1 bài trong mục BÀI ĐỌC để mở phần NGHE–
VIẾT. (Nên chọn các bài có âm thanh thực ở cuối.)
- Nhấn mũi tên trái: Nghe lại.
- Nhấn mũi tên phải: Máy sẽ cho biết chữ đúng phải gõ.
- Nhấn mũi tên lên: Lùi lại 1 câu.
- Nhấn mũi tên xuống: Chuyển sang câu kế.
- Nhấn chuột phải: Máy sẽ cho biết từ đúng phải gõ.
- Nhấn phím ESC: Thoát.
Nếu gõ sai, nền khung sẽ chuyển sang màu đỏ để báo hiệu. Khi đó máy
sẽ tự động đọc lại câu văn. Vì vậy bạn có thể nhấn 1 phím bất kỳ (giả bộ
gõ sai) để máy đọc lại mà không cần phải nhấn Mũi tên trái.
Chú ý: Phần này bạn sẽ không được gõ từ để tra từ điển. Tuy nhiên, bạn có
thể click chuột vào từ Anh để tra.

Bước 10: Làm bài khảo sát. (Để thi lấy bằng cấp).
– Sau khi đạt mức từ vựng khoảng 3000 từ, bạn có thể lần lượt làm bài tập
của các mục:
• ARTICLES (Luyện tập về Mạo từ)
• CONDITIONAL (Luyện câu điều kiện)
• TENSE (Luyện tập về thì)
• PREPOSITION & IDIOMS (Giới từ và thành ngữ)
• PRELIMINARY TESTS A (Luyện thi bằng A)
• PRELIMINARY TESTS B (Luyện thi bằng B)
• TOEFL TESTS (Luyện thi bằng C)
• TOEFL VOCABULARY (Luyện từ vựng C)
• B VOCABULARY (Luyện từ vựng B)
Phần này có nhiều dạng bài tập. Mỗi bài đều cho phép tra từ, dịch câu đề
bài, giảng từng vị trí trong mỗi ô trống trong bài tập điền từ hoặc từng câu
trong bài trắc nghiệm a, b, c, d.
Các bài tập trong 9 mục này bao gồm 5 dạng:
1) Bài tập điền từ:
- Gồm 1 câu đề bài có những ô trống để bạn gõ phím điền từ thích hợp
vào đó.
- Nhấn chuột phải vào câu đề bài để xem câu dịch sang tiếng Việt.
- Nhấn chuột trái vào từng ô trống để điền từ đúng.
- Xong nhấn Enter để xem đáp án. Nếu làm sai thì màu của những chữ
trong ô trống sẽ thay đổi thành màu đỏ.
- Sau khi nhấn Enter bạn có thể nhấn chuột phải vào từng ô trống để xem
phần giảng. Cuối mỗi phần giảng sẽ có những mục văn phạm cần xem.
Hãy nhấn chuột trái vào chúng để mở.
- Sau khi nhấn Enter thì có thể nhấn chuột trái vào từng ô trống để xem
đáp án đúng của chúng.
- Vận dụng 3 cách tra từ điển như đã nêu.
2) Bài tập điền từ có chỉ thị:
- Gồm 1 câu đề bài có những ô trống để bạn gõ phím điền từ thích hợp
vào đó theo chỉ thị. Phần chỉ thị sẽ xuất hiện ở dòng phía trên khung bài
tập mỗi khi bạn di chuyển con trỏ.
- Còn lại, cách sử dụng giống như kiểu bài tập điền từ (1).
3) Bài tập trắc nghiệm a,b,c,d:
- Gồm 1 câu đề bài và 4 câu trắc nghiệm để bạn chọn.
- Nhấn chuột trái vào từ Anh của mỗi câu a, b, c, d để tra từ.
- Nhấn chuột trái vào giữa hai dấu ngoặc đơn (a), (b), (c), (d) để chọn
câu đúng. Nếu làm sai thì màu của câu chọn sẽ chìm xuống thành màu
xanh nhạt. Câu đúng sẽ hiện màu xanh đậm.
- Nhấn chuột phải vào từng câu a,b,c,d để xem phần giảng. Cuối mỗi phần
giảng sẽ có những mục văn phạm cần xem. Hãy nhấn chuột trái vào chúng
để mở.
- Nhấn chuột phải vào câu đề bài để xem câu dịch sang tiếng Việt.
- Vận dụng 3 cách tra từ điển như đã nêu.
4) Bài tập tìm chỗ sai:
- Gồm 1 câu đề bài và 4 chỗ sai để bạn chọn.
- Nhấn chuột trái để chọn chỗ sai. Nếu chọn đúng thì màu của chỗ chọn
sẽ thành màu đỏ.
- Nhấn chuột phải vào từng chỗ để xem phần giảng. Cuối mỗi phần giảng sẽ
có những mục văn phạm cần xem. Hãy nhấn chuột trái vào chúng để mở.
- Nhấn chuột phải vào câu đề bài để xem câu dịch sang tiếng Việt.
- Vận dụng 3 cách tra từ điển như đã nêu.
5) Bài tập xếp từ:

Bước 11: Luyện nói


Đây là phần đàm thoại bao gồm hơn 2000 bài đàm thoại với rất nhiều chủ
đề thiết thực. Phần này giúp đỡ người cần học nói cấp tốc và cả học nói
nghiêm túc theo bài bản. Cách sử dụng cũng giống như mục bài đọc. Tuy
nhiên bạn cần chú ý sử dụng chức năng nhấn F6 (xếp từ) và chức năng bỏ
phần từ gợi ý để tạo phản xạ trong đàm thoại.

----------------------------^----------------------------

Một vài người lo ngại rằng Grammar bẫy người tiêu dùng bằng cách giả bộ
đưa ra các phiên bản miễn phí ban đầu. Nhưng Grammar luôn miễn phí
và tung ra tất cả nguồn dữ liệu vào các phiên bản của nó.

Tác giả đã phải trả giá rất thích đáng bằng cả cuộc đời mình để tạo nên
Grammar. Vì vậy người tiêu dùng không phải trả một giá nào nữa.

Tuy nhiên, G! nghiêm cấm bất cứ hình thức kinh doanh từ nguồn dữ
liệu của Grammar! hoặc dùng Grammar! để trục lợi gián tiếp.

Ngoại trừ việc bán đĩa CD, mọi hình thức khác đều phải có tác quyền.
Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ: nnnstudy@yahoo.com &
ttvhcs@live.com
Nhớ ghi lại số câu nếu nghi ngờ câu có lỗi. Mọi góp ý xin mô tả thật rõ ràng,
chi tiết!.

----------------------------^----------------------------

Một số điều cần cho người học với GRAMMAR!


1) Chủ trương

Thế hệ của tôi, người ta học Anh văn theo kiểu khá cổ điển. Thậm chí là
lấy 1 cái ghế kê tạm để thay cái bàn, rồi ngồi đến khuya để viết đi viết
lại 1 từ vựng cho đến khi thuộc. Vào thời đó, học văn phạm thì cũng
không có gì khác ngoài việc nghe giảng từ sáng đến tối mịt.

Đến thế hệ của các bạn, sự phát triển công nghệ thông tin đã mang lại rất
nhiều tiện ích cho các phần mềm dạy tiếng Anh nói riêng. Trên thế giới,
người ta cũng soạn ra các giáo trình mới và nhiều phương pháp học mới.

Tuy nhiên không phải cái mới nào cũng tốt, cũng phù hợp. Trước đây và
ngay cả bây giờ cũng vậy, thỉnh thoảng tôi lại nghe thấy một vài người dùng
cho rằng Anh Văn của G! là Anh văn "cũ". Theo tôi, không có Anh
Văn nào là cũ cả. 200 năm nay người Mỹ vẫn nói "table" là "cái bàn". Và
cú pháp câu nói về căn bản vẫn như xưa, ngoại trừ một số thành ngữ, từ
mới. Đồng thời, tất cả các hình thức kiểm tra của tất cả các giáo trình, về
thực chất vẫn như xưa và luôn phải như xưa vì người Mỹ không có ý định
đổi ngôn ngữ của họ thành tiếng Campuchia chẳng hạn....

Khi xem xét và đánh giá một giáo trình, một phần mềm, một quyển sách,
một lớp dạy tiếng Anh, tôi thường nhìn sâu vào cái "ruột" của nó chứ không
phải cái vỏ bề ngoài. Đành rằng hình thức rất có hiệu quả trong việc làm
người dùng hưng phấn. Cái "ruột" ở đây là những gì? Đó là: phương pháp
giảng dạy, lời giảng, nội dung văn phạm, kiểu và mức độ của các bài
tập, các tiện ích tra cứu,... nói chung là những gì làm cho người học hiểu bài,
làm bài và đạt được 1 trình độ tiếng Anh nhất định. Còn cái kiến thức mà
họ thu thập được về thế giới, khoa học, hoặc văn học là những thứ phụ. Và
chúng phải do quá trình đọc sách thật nhiều chứ không phải là học từ 1 phần
mềm dạy tiếng Anh.
Tình trạng phổ biến hiện nay là các học sinh mặc dù cú pháp, từ vựng đều
không giỏi, nhưng họ vẫn thích cầm trong tay tệp báo ảnh tiếng Anh hoặc
thậm chí mở TiVi và cố nghe xem kênh Mỹ nói gì.

Tâm lí đó không có gì là đáng trách. Cũng bởi tình hình nước ta hội
nhập với thế giới quá đột ngột. Internet ra đời và đòi hỏi bạn phải đọc
được những trang web tiếng Anh ngay lập tức nếu như muốn tìm hiểu một
chút về chuyên môn.

Tuy nhiên để làm được những khả năng như vậy người dùng phải có 1
trình độ thật sự, nghĩa là họ phải được học 1 giáo trình thực sự tập trung
vào văn phạm, từ vựng, nghe, nói từ mức độ thấp nhất, theo bậc thang,
trước khi nghĩ đến những kiến thức khác như thế giới, động vật, cây cỏ
hoặc nghe nhạc và xem kênh Mỹ nói gì. Một số bạn có hỏi tôi:
-Tại sao không đưa thêm một số bài "cao cấp" vào G?
-Tại sao không có những bài tương tự hoặc giống hệt bài đọc của trình x, y,
nào đó?
-Tại sao trình G không tổ chức giống như trình x, y kia kìa?
-Tại sao trình G không phục vụ để chúng tôi đi thi cái bằng cấp kia
kìa?
Câu hỏi đó chẳng khác nào như câu hỏi:
-Tại sao bạn không lấy người vợ giống như vợ tôi?!

Quan điểm của G là gì?

Thực tế, G phục vụ để bạn có thể đi thi mọi bằng cấp.

Vấn đề là ở chỗ G tạo cho bạn 1 trình độ Anh ngữ để đáp ứng mọi kỳ thi
chứ không phải cho 1 kỳ thi riêng biệt hoặc cho một giáo trình riêng biệt nào
đó mà bạn đang theo học ở trường.

Khi đã nắm vững các điểm văn phạm, nắm vững một số lượng từ vựng
lớn (khoảng 10.000 từ sau khi học G), nghe được các bài trong G thì việc
bạn thi rớt sẽ là một điều đáng ngạc nhiên.

Mặc dù đã giới thiệu khá rõ trong phần "Hướng dẫn cách học" nhưng có lẽ
tôi xin được nói rõ hơn về chủ ý của giáo trình G.
Phần "Văn Phạm" là phần tổng kết hầu hết các điểm văn phạm có thể
gặp trong mọi kỳ thi và nó có phần bài tập riêng cho mỗi mục văn phạm
nhỏ. Mục đích là để người dùng học dễ thuộc, dễ làm bài và ghi nhớ
đúng 1 điểm văn phạm riêng biệt. Đây là điểm độc đáo mà ít ai
nhận ra. Các bài tập của hầu hết các giáo trình xưa nay đều "tham lam".
Nghĩa là họ đưa ra bài tập phục vụ cho "vài" hoặc "nhiều" điểm văn phạm
cùng 1 lúc. Hậu quả là làm người dùng cảm thấy "khó chịu" hoặc "bí". Cho
dù người dùng có làm được những bài tập như thế thì họ cũng "mơ màng" vì
biết rằng trong bài tập đó vẫn có những chỗ mình "không hiểu"! Đó cũng là
lí do tại sao những bài tập đi kèm với mục Văn Phạm của G trông có vẻ
"thô thiển" và đơn giản.

Tuy nhiên làm bài tập của 1 mục văn phạm như thế cũng chưa thể nhớ lâu.
Bạn cần "trộn" các bài của các mục đã học. Chính cơ chế đó sẽ làm cho bộ
óc "buộc" phải ghi nhớ cho dù kế bên bạn là 1 đĩa hát hoặc 1 chiếc tivi
đang mở oang oang hết công suất. Sau đó G cung cấp đủ những bài
kiểm tra (Phần bên phải của Menu) để bạn luyện tập và thể hiện sức mình
trước các kỳ thi. Dĩ nhiên là G có giảng mỗi khi bạn "bí" và cung cấp trỏ
mục văn phạm khi bạn cần xem lại. Chưa hết, kiến thức văn phạm sau
đó còn được thực hành qua phần nhấn F6 (xếp từ) của phần Bài Đọc.
Chính trong lúc này, kiến thức văn phạm sẽ được luyện tập một cách tốt
nhất và hiệu quả nhất để chuẩn bị cho một bước cao hơn nữa - đó là mục
"Nghe và Viết lại" rồi cao hơn nữa là "Writing" sau này.

Nói như vậy để bạn thấy được những bậc thang cần có để đi từ trình độ
"vỡ lòng" đến "vỡ lẽ" khi đã học giỏi. Nhân đây chúng ta mới thấy
rõ khuyết điểm của các giáo trình "Hiện đại" và hiểu được cái cảm giác
"khó học", "học không vô" của nhiều học sinh kém may mắn. Bởi lẽ nếu 1
người chăm chú nghe giảng mà vẫn không hiểu thì đó là do trình độ sư
phạm kém của giáo viên hoặc thủ phạm là một giáo trình "phi lôgic". Cũng
vậy, tôi cho rằng, nếu bạn mở G ra học mà không hiểu thì đúng là G có vấn
đề. Còn nếu bạn hiểu mà không hứng thú thì nghĩa là G không đẹp. Nếu bạn
hứng thú mà chẳng hiểu gì cả thì G là trò chơi chứ không phải là trình dạy
tiếng Anh.

Thú thực là tôi chưa bao giờ xem qua trình Tell Me more, một trình nổi
tiếng là hiện đại - ngay cả khi chỉ vừa được nghe nhắc đến cái tên. Tôi hỏi
một bạn rằng trình đó như thế nào. Anh ta ca ngợi và giới thiệu hàng loạt
những tiện ích "hiện đại". Tôi hỏi anh ta có học được gì không. Anh ta bảo
là học được. Tôi hỏi anh ta học được gì. Anh trả lời "không biết"! Cuối
cùng tôi hỏi rằng có phải anh mở ra một lúc xem nó có gì hay rồi đóng lại vì
KHÔNG HIỂU GÌ CẢ phải không? Anh ta trả lời "Đúng". Mặc dù vậy
anh ta vẫn cho là trình đó rất "xịn"!

Hiện tượng trên không có gì là ngạc nhiên. Ngược lại nó là tâm lí phổ biến
nhất cho tất cả các sản phẩm chứ không phải chỉ đối với phần mềm!

Đến đây chắc các bạn cũng nhận thấy chút ý lạ trong bài viết của tôi,
không phải chỉ về G! mà cả về những vấn đề khác trong cuộc sống.

2) In ấn tài liệu

G! chủ trương cho người dùng học Anh văn một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất và đỡ tốn công sức nhất. Thế nên việc in tài liệu ra để học là
không hiệu quả.

Tất cả các kiến thức của G đều dạy bằng cách làm bài tập. Khi học G,
người dùng không cần phải viết, nhớ, hay nỗ lực học tập. Đơn giản là họ chỉ
cần làm bài tập và cũng không cần phải vận dụng nhiều nỗ lực để làm đúng
tất cả.

G là công cụ mạnh nhất để học tiếng Anh một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu
quả. Thậm chí G là công cụ mạnh nhất để khôi phục lại những kiến thức bị
lãng quên, bị lủng lỗ. G! còn là giáo trình “chữa cháy” tốt nhất cho những ai
sắp sửa đi thi mà không còn thời gian ôn luyện. Vì vậy người dùng đừng
bao giờ cố gắng ghi nhớ các điểm văn phạm. Chúng sẽ bắt buộc thâm
nhập vào trí nhớ qua việc làm bài tập.

Vì sao một đứa trẻ người Anh nói năng lưu loát tiếng Anh? Vì nó thực
hành nhiều và nó không hề cố ý ghi nhớ. Vì sao chúng ta thấy khó học tiếng
Anh? Vì chúng ta không có điều kiện được thực hành nhiều như đứa trẻ
kia. G sẽ là một ông thầy người Mỹ sát bên bạn 24/24h. Vậy bạn phải thực
tập nhiều với "ông thầy" này chứ không phải in ấn những gì ông ta nói hoặc
giảng.

Hơn thế nữa, G giảng chuyên sâu và tổng thể 4 kỹ năng nên bạn sẽ nắm bắt
nhanh, sâu và tổng thể hơn là đứa trẻ kia. Cụ thể là đứa trẻ kia chỉ có thể
đàm thoại chứ không thể đọc hoặc viết trừ khi nó đến trường. Nói như
vậy để thấy rằng việc tiếp xúc trực tiếp chỉ giúp được khâu nghe và nói.

3) Giao diện

Mọi lập trình viên đều muốn làm tất cả để phần mềm của mình trở thành đệ
nhất. Tuy nhiên ngoài chuyện sức người ra, ngày nay việc nâng cấp một
phần mềm không đơn giản, nhất là vấn đề thị hiếu.

Không chỉ riêng mặt hàng phần mềm, một sản phẩm bất kỳ mặc dù kém chất
lượng nhưng được ưa chuộng vì hình thức hay giá thành vẫn chuyện
thường gặp. Vì thế để xác định cái nào cần bổ sung cho một phần mềm là
không dễ. Bạn chọn hình thức hay nội dung? Và trong nội dung bạn chọn
nội dung nào? Bởi lẽ có những nội dung không thiết thực. Thiết nghĩ người
dùng nên hiểu về những gì họ "Cần" và những gì họ "Thích".

Trong việc học tiếng Anh, những cái cần là những cái làm cho người ta hiểu.
Chẳng hạn như lời giảng, bài tập, nội dung bài học. Còn những cái Thích là
những cái làm cho người ta hưng phấn. Chẳng hạn như tranh ảnh, giao diện,
nhạc, tầm vực truy cập.

Ngày nay, "gỗ tốt" không còn là thị hiếu - thay vào đó là "nước sơn". Điều
này nghe có vẻ vô lí, nhưng vì công nghệ bao bì đã phát triển quá mạnh
khiến người ta chuyển dần thị hiếu của mình vào cái dáng vẻ bề ngoài của
sản phẩm. Trường hợp này cũng diễn ra ở các sản phẩm nước ngoài. Tuy
nhiên, do nguồn lực dồi dào nên các sản phẩm của các nước tiên tiến thường
mạnh cả về nội dung lẫn hình thức.

Nếu bạn còn không tin thì cứ xem trên thị trường có một sản phẩm nào có
thể tồn tại mà không chú trọng nâng cấp bao bì? Nói như vậy để thấy rằng
cái "hưng phấn" do bao bì, hình thức bề ngoài đem lại cũng có một tác dụng
không nhỏ trong các sản phẩm và đặc biệt trong khi sử dụng sản phẩm.

Tuy nhiên, vì nguồn nhân lực và tài lực để làm G vô cùng hạn chế nên nếu
phải chọn 1 trong 2 thì tôi chọn đầu tư vào nội dung hơn là hình thức. Chính
vì vậy mà G không được bóng bẩy như người dùng mong đợi. Tất nhiên
trong khi làm G, tôi cũng nhận được một vài gợi ý cộng tác nâng cấp cái áo
cho G. Nhưng hầu như không có ai chấp nhận bỏ công ra mà không được bất
cứ gì, cho dù là một ít danh vọng. Vì thế G vẫn là G và tôi vẫn giữ nguyên ý
định rằng bất cứ ai cộng tác làm G đều phải rũ bỏ danh lợi như tác giả của
nó. Đổi lại, người dùng sẽ được hưởng hiệu quả do nội dung G mang lại
để bù vào cái áo xấu xí của nó.

Vả lại theo tôi thì không ai có thể giỏi tiếng Anh mà không miệt mài học tập.
Nghĩa là họ phải học thật sự vì yêu thích môn tiếng Anh hoặc vì lí do kinh tế
chứ không phải vì giao diện đơn giản nhưng hiệu quả của G.

Người dùng thường không hình dung ra G được làm như thế nào. Bởi vì họ
không phải là người lập trình nên họ chỉ có thể đánh giá G và so sánh G
theo những gì thấy. Cái đầu tiên làm người ta chú ý nhất lại là giao diện.
Chính vì thế mà tất cả các nhà doanh nghiệp đều chú trọng nâng cấp bao bì
sản phẩm. Tuy nhiên họ làm như vậy là để bán chứ không phải để MIỄN
PHÍ & MIỄN PHÍ MÃI MÃI như G.

Tôi nhớ ngày xưa còn có người bảo tôi rằng chép G chỉ chật ổ cứng. Mặc dù
lúc đó G = 1.2M. Có lẽ chính câu nói đó đã góp phần thúc đẩy tôi
làm G. Cách đây không lâu cũng có người đã cá cược với tôi rằng G
sẽ không thể nổi tiếng. Dù thế nào thì tôi vẫn không tin. Tôi không tin rằng
một sản phẩm xấu nhưng nội dung phong phú, hữu ích lại không được cộng
đồng chấp nhận.

Còn riêng tôi thì giao diện G không đến nỗi quá xấu. Tôi không cần G nổi
tiếng, tôi chỉ cần nhiều người sử dụng G và chỉ cần G đến được tay người
nghèo, những người nghèo nhất. Hiện nay đã có hơn 250.000 lượt tải G
phiển bản 2.x, còn với tất cả các phiên bản thì lượt tải chắc chắn sẽ lớn hơn
nhiều... máy chủ liên tục bị ngừng hoạt động vì số lần tải về quá nhiều....
Tôi không biết G sẽ được đón nhận đến đâu nhưng tôi biết G sẽ đáp
ứng được mong mỏi của những ai thực sự cần học tiếng Anh. Tôi dùng từ
"sẽ" vì G đang phát triển tiếp những phần quan trọng. Đó là những phần
cốt yếu và thiết yếu cho người học tiếng Anh.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi không chú trọng nâng cấp cái áo của G.
Nhưng bất cứ ai bắt tay vào giao diện đều tính lợi danh. Vậy tôi chỉ còn
cách tự làm tất cả và người dùng đành phải chờ đợi. Tuy nhiên tôi đã không
làm G bằng "tay". Tôi lập trình để G biết cách tích hợp và kiểm soát dữ liệu.
Vì thế nên tôi có được những cái khổng lồ trong G.

Để kết thúc, tôi xin có một suy nghĩ. Mười tám năm trước đây tôi
đã không bỏ cuộc thì giờ đây tôi càng "được" lâm vào cảnh không thể
chối từ, trước nhu cầu của các người dùng yêu mến và của G.

4) Giáo trình

Cấu trúc giáo trình của G không phải là tự phát hay ngẫu nhiên.

Nó là sự đúc kết của quá trình nghiên cứu nhiều phương pháp của các phần
mềm, sách, trường lớp, tâm lý học viên, trình độ học viên, hoàn cảnh người
Việt Nam, hoàn cảnh kinh tế đất nước, kinh nghiệm học tiếng Anh của
nhiều người.

Cuối cùng tôi đúc kết ra một điều quí báu rằng người Việt Nam muốn học
tiếng Anh dễ, nhanh, hiệu quả, thì chỉ có cách là phải học theo trình tự, từ
mức thấp nhất và theo bậc thang và phải bằng tiếng Việt.

Tại sao rất nhiều người cảm thấy khó học với các phần mềm dạy tiếng Anh
của nước ngoài? Thậm chí họ thấy khó học với các phần mềm Việt Nam
nhưng thiết kế theo giáo trình của nước ngoài. Tác giả của các soft ngoại
thường thiết kế theo suy nghĩ và cách học của người dân bản xứ, người đã
biết tiếng Anh rồi hoặc người đang sống giữa một cộng đồng "mắt xanh
mũi lõ".

Hãy thử mở bất cứ một chương trình nào dạy tiếng Anh theo phong cách của
nước ngoài, bạn sẽ thấy tất cả toàn là tiếng Anh ngay cả những bài “vỡ lòng”
thấp nhất. Thậm chí còn giới thiệu bằng tiếng Anh luôn! Như vậy vô tình
biến học viên trở thành “Vịt nghe sấm”. Khi bị trở ngại, người ta thích nhất
là tắt máy. Và cho dù ai đó cố gồng mình học tiếp thì họ càng gặp khó khăn
hơn vì càng lúc càng không hiểu. Nghe không hiểu => giảng không hiểu =>
đọc không hiểu => làm bài không được => Bỏ cuộc. Cho dù sách hoặc phần
mềm đó có đẹp cách mấy cũng chỉ là Game để ngắm hoặc giải trí chứ
không phải để học. Chính vì vậy mà các phần mềm nước ngoài chỉ dành cho
người Việt Nam đã biết tiếng Anh và cũng chỉ giúp hỗ trợ chứ không phải là
giảng dạy.

Phương pháp “lấy tiếng Anh để dạy tiếng Anh” nghe có vẻ “hiện đại”
nhưng thực ra nó mất hẳn các bậc thang cần thiết, làm học viên hụt hẫng và
rõ ràng nó là phương pháp “học chạy trước khi tập bò”. Hãy thử nghĩ: Một
từ được viết ra rõ ràng mà còn chưa biết nó nghĩa là gì huống hồ là nghe cả
một câu?!

Vậy tại sao phương pháp của Streamline, Headway v.v... lại được ưa
chuộng? Bạn cần biết rằng phương pháp “học chạy trước khi tập bò” sẽ
thành công và có hiệu quả nhanh chóng với điều kiện bạn sống giữa những
người "mắt xanh mũi lõ". Khi đó cơ hội giao tiếp của bạn là 100%. Nghĩa là
bạn được thực tập 100%. Hay ít ra bạn cũng được NGHE và NHÌN sự thể
diễn ra bằng tiếng Anh để hiểu được đôi chút. Trong khi đem phương
pháp đó áp dụng cho người Việt Nam thì cơ hội thất bại là 100%. Vì bạn
có quá ít hoặc thậm chí không có điều kiện gặp và nói chuyện với người
nước ngoài. Bởi lẽ nếu có gặp được thì họ cũng sẽ stop ngay khi bạn không
đủ vốn từ để làm họ hứng thú. Hãy nhớ rằng ngoại trừ các kiều nữ trẻ đẹp
Việt Nam, người ngoại quốc “không rảnh” để tiếp chuyện với mục đích
giúp bạn học tiếng Anh. Đối với người đang “vỡ lòng” thì coi như
không có lối thoát. Hơn nữa để nghe và hiểu được đôi chút thì trình độ
“vỡ lòng” hay “vỡ lớp” không nhằm nhò gì cả. Nếu bạn đọc hiểu được một
câu trên giấy thì khi nghe câu đó từ cửa miệng người nước ngoài, bạn chỉ có
thể hiểu được 20%. Hoặc thậm chí là 10%.

Vậy tại sao vẫn có những bạn trẻ Việt Nam có thể giao tiếp và nghe được
kha khá? Xin thưa: Đó là vì họ may mắn được tiếp xúc nhiều với người
nước ngoài, hoặc bỏ nhiều tiền vào các trung tâm để được tiếp xúc với
người nước ngoài, họ là kiều nữ, hoặc phải gồng mình chịu khó nghe đài...
Nhưng dù có may mắn đến đâu thì họ cũng học chậm hơn và khó khăn
hơn phương pháp giảng dạy của G!.

Đến đây có lẽ tôi đã giải thích được một số thắc mắc. Tuy nhiên G
cũng dạy học viên cách chạy khi họ đã biết bò, đi, đi nhanh. Bằng chứng
là G có chế độ tăng tốc giọng đọc; có các bài đọc âm thanh thực tăng
dần tốc độ thậm chí nhanh nhất. Nhưng ngay cả khi tập chạy, học viên cũng
có quyền chạy “từng câu” và nghe lại mỗi khi bị choáng. Chính các bậc
thang lôgic đó đã tạo niềm hứng thú trong học tập và làm cho người
dùng muốn học tiếp chứ không phải những tranh ảnh hoành tráng.

Để kết luận tôi xin có chút góp ý: Nước ngoài họ có rất nhiều cách dạy tiếng
Anh, nhưng người dùng phải suy xét kỹ để chọn cho mình, chọn cho hoàn
cảnh của mình, một phương pháp thích hợp. Nếu chọn sai thì không những
bạn tốn tiền của và thời gian, mà còn chán môn Anh Văn và vĩnh viễn “một
đi không trở lại” với môn học vừa khó và vừa dễ này.
Thân ái!
Grammar!.

You might also like