You are on page 1of 5

Nguyên nhân khuyết tật khi nung gạch ceramic và phương pháp khắc phục

I. Nứt gạch

Nứt gạch là một loại khuyết tật thường xuyên xuất hiện khi gạch men nung nhanh trong lò
nung, có thể phân thành nứt ở giai đoạn nâng nhiệt, có thể ở giai đoạn hạ nhiệt. Ở giai
đoạn nâng nhiệt là do sản phẩm chưa được sứ hoá, vẫn xuất hiện trạng thái nguyên hạt.
Đặc trưng nứt bề mặt nứt thô, miệng nứt hình răng cưa, do sau khi nứt vẫn còn nung ở
nhiệt độ cao, vì vậy mà miệng nứt trơn tròn, trong khe nứt có thể dính men. Nứt ở giai
đoạn hạ nhiệt là bởi gạch qua nung đã sứ hoá ở nhiệt độ cao, vết nứt trơn bóng bề mặt,
miệng sắc nhọn.
1. Nứt ở giai đoạn nâng nhiệt
Nứt ở giai đoạn nâng nhiệt xảy ra nhiều ở phần viền của xương, nhất là ở đoạn trước vùng tiền
nung, giai đoạn sau khi bốc hơi, nguyên nhân chủ yếu là thành phần nước trong xương gạch vào
lò tương đối cao mà đầu lò dài nhiệt độ lại tăng quá gấp, tốc độ truyền nhiệt lớn hơn tốc độ truyền
hơi nước hướng ra ngoài, bề mặt của xương gạch cứng hoá làm cho hơi nước bên trong không
dễ thoát ra ngoài mà tạo thành nứt. Miệng vết nứt loại này tương đối to. Biện pháp giải quyết là
khống chế độ ẩm trong xương gạch, điều chỉnh van thải khí và hạ thấp nhiệt độ đầu lò, đối với
giàn con lăn gần nhất có thể điều chỉnh nhỏ lại hoặc đóng các cặp bép đốt thứ nhất và thứ hai bên
dưới giàn con lăn ở vùng tiền nung, để tránh vùng tiền nung nhiệt độ tăng quá nhanh. Mặt khác,
trong vùng tiền nung nếu như tăng nhiệt độ quá nhanh do chuyển hoá hình dạng tinh thể thì cũng
có thể phát sinh nứt, vết nứt thông tghwờng rất nhỏ, nhưng loại khuyết tật này gặp không nhiều,
nếu có thì cũng xuất hiện ở cạnh ngoài, chỗ lò có điều kiện nhiệt độ không tốt.
Vết nứt ở giai đoạn tăng nhiệt, ngoài yếu tố nung ra, vẫn còn hai loại thường gặp là nứt cứng và
nứt phân tầng. Đặc trưng của nứt cứng là ban đầu vết nứt nhỏ như chân chim hoặc như con giun
đất. Khuyết tật loại này chủ yếu là do hàm lượng nước trong bộtn liệu không đều, thao tác ép
không đúng, làm cho mật độ xương gạch không đồng nhất, đến khi vào lò tăng nhiệt thì độ co
ngót cũng không đồng nhất, tạo thành vết nứt. Giải quyết khuyết tật này chủ yếu phải cải tiến
những công đoạn ở phía trước. Ví dụ: tăng thời gian ủ bột liệu, cải tiến rải liệu và thao tác trên
máy. Phân tầng là vết nứt song song với bề mặt gạch, thường xuất hiện trong sản xuất gạch ốp
và gạch lát, nhưng vấn đề không phải do nung; Nguyên nhân là khi tạo hình, không khí trong bột
liệu thoát ra ngoài không hết mà bịt lại trong xương gạch, đến khi nung khí thoát ra ngoài không
thuận lợi tạo thành giãn nở (kẹp lớp) hoặc nứt (nứt lớp). Giải quyết khuyết tật này phải bắt đầu từ
khi khâu chuẩn bị phối liệu, giảm thiểu nguyên liệu kết cấu dạng bánh, dạng viên (như hoạt thạch
talc, đá cacbonat…). Cải tiến phương pháp tạo hạt, nắm chính xác thao tác ép gạch…
2. Nứt ở giai đoạn hạ nhiệt
Vết nứt giai đoạn hạ nhiệt còn gọi là nứt gió hoặc nứt nguội xảy ra trong lò nung với tốc độ nung
nhanh, khuyết tật này dêxuaats hiện nhất sau khi chuyển hoá ở dạng tinh thể thạch anh, điều
chỉnh tốt các tay gạt của quạt hút gió làm lạnh và quạt hút gío nhiệt, hạ nhiệt từ từ trong phạm vi
nhiệt độ 600-500oC, khi gạch ra lò ở gần sát mép lò thì nứt tương đối nhiều. Điều này có khả năng
là khoảng cách giữa con lăn và gạch lỗ không kín hết, mà trong lò đoạn làm lạnh chậm xuất hiện
phụ áp (âm lò), gió lạnh được hút vào mà dẫn đến nứt gió. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng
hở gió và kịp thời dùng bông ceramic bịt vào chỗ hở gió.
Khi làm lạnh gạch, một giai đoạn khác dễ gây nứt là giai đoạn sau làm lạnh nhanh của lò nung,
dùng nhiều ống gió làm lạnh bố trí thành hàng song song trên và dưới con lăn, điều tiết hợp lý độ
mở (to nhỏ) của các van đường ống gió, làm cho đoạn sau hạ nhiệt tương đối chậm một chút. Thí
dụ lò nung gạch men nào đó, khởi động toàn bộ 12 đôi ống gió lắp ở vùng làm lạnh nhanh sẽ xuất
hiện các vết nứt rất nhỏ, khó có thể quan sát bằng mắt thường. Điều chỉnh gió hút vào làm ống
lạnh nhanh, chỉ mở 3 cặp phía trước, còn lại các cặp khác đóng lại, thì khuyết tật này bị loại bỏ.
Ngoài ra, khi tốc độ làm lạnh của đoạn làm lạnh nhanh không đạt được yêu cầu, mà cũng có thể
vì nhiệt độ gạch ra lò quá cao tạo thành gạch nổ nứt sau khi ra lò, lúc này phải tăng lượng gió thổi
của đoạn làm lạnh nhanh. Cũng có thể vì thao tác vào lò không ổn định, gạch vào lò nung không
liên tục, bị trống một đoạn lớn trong lò dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ và dòng khí trong lò, cũng có
thể sinh ra khuyết tật nứt.
Nứt cũng là khuyết tật thường xuyên hiện ở công đoạn sấy, bình thường là nứt biên và nứt trung
tâm, mỗi một vị trí của lò sấy đều có chung một nhiệt độ và độ ẩm không khí tương đối. Có thể
loại bỏ vết nứt do lực căng bên trong xương gạch khi đang co ngót, tác nhân sấy của khu tiền sấy
nhiệt độ phải tương đối thấp và độ ẩm cao. Nứt biên thường xuất hiện ở đoạn khu tiền sấy, nứt
trung tâm thường xuất hiện ở đoạn sau khu tiền sấy.
II. Biến dạng
Đại đa số khuyết tật biến dạng bởi nung không đúng, nhiệt độ trong lò dương không đều, làm cho
gạch ở bộ phận nhiệt độ cao có sự co ngót tương đối lớn hoặc mềm hoá tương đối mạnh, sinh ra
biến dạng. Đương nhiên còn có rất nhièu yếu tố khác có thể tạo ra thành khuyết tật biến dạng, ví
dụ như: con lăn không bằng phẳng, truyền động, hiệu ứng máy không ổn định…dẫn đến biến
dạng; phối liệu không đúng, khi ép gạch tạo hình mật độ không đều…đến các công đoạn ở trước
đó đều có thể lưu lại nguy cơ tiềm ẩn sinh ra biến dạng.
1. Khuyết tật độ phẳng đa gạch
Khi độ chênh lệch nhiệt độ ở trên và dưới con lăn trong lò tương đối lớn, một mặt gạch nhiệt độ
tương đối cao, ví dụ như mặt trên của xương gạch chịu nhiệt độ tương đối cao, thì sự co ngót lớn
sinh ra lõm xuống, ngược lại khi nhiệt độ ở trên con lăn tương đối thấp thì sẽ sinh ra biến dạng lồi
lên.
2.1. Bốn góc của viên gạch vểnh lên
Nếu viên gạch ở vị trí mép lò thì không nghiêm trọng. Nếu chưa khống chế phù hợp sự khác biệt
nhiệt độ ở trên và dưới con lăn, thì khuyết tật này xảy ra nhiều; lấy kích thước trung bình làm
chuẩn, biện pháp khắc phục là: nếu kích thước gạch ra lò là chính xác, hạ thấp nhiệt độ phía trên
con lăn từ 5 - 100oC và nâng cao nhiệt độ phía dưới con lăn tương ứng. Nếu kích thước gạch ra
lò hơi to thì ngược lại, nâng cao nhiệt độ phía dưới con lăn từ 5-100 oC hoặc 5-100oC trở lên, nếu
kích thước gạch ra lò hơi nhỏ thì ngược lại giảm nhiệt độ phía dưới con lăn từ 5-100oC.
2.2. Cong góc dưới
Khuyết thật này hoàn toàn cùng loại với vểnh góc, chỉ là sự tương phản khác biệt nhiệt độ ở trên
và dưới con lăn. Mặt gạch sinh ra cong góc dưới tức là nhiệt độ phía dưới con lăn cao hơn nhiệt
độ phía trên, phương pháp giải quyết tương ứng với cách thức kể trên.
2.3. Đường cong
Đường viền của gạch đang thẳng dần dần lõm xuống, nếu là gạch chữ nhật, chiều dài rõ hơn
chiều ngang, tần suất sinh ra khuyết tật này hầu như cố định mà còn đồng nhất toàn lò, như gạch
ở vào vị trí bên rìa lò thì không nghiêm trọng, khuyết tật có thể sinh ra trong quá trình nung, đặc
biệt là khi tồn tại nhiệt độ phía trên con lăn cao hơn nhiệt độ phía dưới con lăn trong kỳ và sau kù
nâng nhiệt. Biện pháp khắc phục là: nếu như kích thước ra lò chính xác, hạ thấp nhiệt độ phía
trên con lăn từ 5-100oC, hoặc dựa vào kết quả sau khi điều chỉnh phạm vi nhiệt độ này trở lên và
nâng nhiệt độ phía dưới con lăn tương ứng; nếu kích thước gạch ra lò hơi nhỏ, thì chỉ hạ thấp
nhiệt độ phía dưới con lăn từ 5-100oC.
2.4. Đường cong phía trên song song
Hai bên đầu trước và sau gạch, chỗ cong cách đường viền khoảng 7-8 cm, gạch ở vào cạnh lò thì
khuyết tật này không nghiêm trọng, khả năng hay xảy ra ở đoan tiền nung tức là khi ở nhiệt độ
khoảng 850-9000oC. thấp hơn 50-1000oC so với nhiệt độ cao nhát, phương pháp uốn nắn là nâng
cao nhiệt độ trên con lăn và hạ thấp nhiệt độ dưới con lăn, làm cho nó hơi lõm xuống, nhưng tuyệt
nhiên không thể lồi lên. Như vậy, khi gạch trên con lăn liên tục tiến về phía trước, duy trì sự bằng
phẳng ở điểm lồi ra, lợi dụng hiện tượng mềm hoá ở nhiệt độ cao, xương gạch có thể vì tác dụng
ứng lực mà phục hồi bằng phẳng.
2.5. Đường uốn
Ở đầu trước sau gạch, chỗ cong lên cách đường biên khoảng 7-8cm, tiếp theo sau đó uốn cong
xuống cách biên 3cm, tần suất tạo ra khuyết tật này hầu như cố định mà còn đồng nhất trên toàn
bộ lò; nhưng nếu gạch ở vào vị trí mép lò thì không nghiêm trọng, nguyên nhân phát sinh thì rất
nhiều:
+ Có khả năng là ở khu gió làm lạnh nhanh, gạch khi tiến về phía trước tự dồn ép, nếu như vậy thì
phải điều chỉnh tốc độ truyềnđộng từng phân đoạn, gia tăng khoảng cách rãnh hở giưũa viên
gạch.
+ Khuyết điểm cong góc dưới nói trên, thường xảy ra ở 2-5 phút cuối cùng vùng nung, việc phải
chủ ý lúc này là dựa vào đo nhiệt độ lò thì có thể chứng thực: đặc biệt là khi chạy lại lò sau thời
gian dài dừng lò. Nếu nhiệt độ là khống chế tự động, thì khí áp của mỗi một nhóm bép đốt bắt
buộc phải hiệu chỉnh kiểm tra và cân nhắc nâng cao khí áp cần dùng của đôi bép đốt cuối cùng
bên dưới con lăn.
2.6. Đường uốn không tuân theo nguyên tắc
Loại biến dạng này có liên quan với phương thức đưa gạch trong lò ra, có thể gío ngoài viền viên
gạch sau khi chạy qua vùng giữa hơi nhanh dẫn đến vết nứt thể hiện ra theo hình vòng cung.
Nguyên nhân là mặt con lăn có dính vết bển hoặc là sự thay đổi độ dày và sinh ra khe hở của
xương gạch. Có lúc biến dạng bắt nguồn từ sự lõm xuống hoặc lồi lên khi tạo hình viên gạch,
buộc phải điều chỉnh ở những công đoạn phía trước, nắn chính xác trạng thái xương gạch và duy
trì phẳng bề mặt con lăn, thì có thể loại bỏ khuyết tật loại này…
2.7. Kích thước hai biên viên gạch không giống nhau
Hiển nhiên, khuyết điểm này là mức khác biệt nhiệt độ trong lò tương đối lớn nhiên liệu của bép
đốt 2 bên cạnh lò hoặc lượng không khí không đều, hoặc độ cao của vách ngăn cách nhiệt trên
đỉnh không đồng nhất, dẫn đến luồng khí lưu động qua 2 bên không đều, hoặc một cạnh của đáy
lò có hiện tượng gạch chịu lửa hỏng mà dẫn đến tích nhiệt 2 cạnh lò không đều tạo thành khuyết
điểm.
III. Lõi đen
Nếu trong quá trình nung phần vật chất cháy hết hoàn toàn thì trong xương gạch sẽ xuất hiện lõi
đen, phần xương trắng sẽ xuất hiện vết đen xen một đường màu xanh vàng, phần xương đỏ thì
lại xuất hiện màu một đường đen tro vàng. đây là do các chất trong xương gạch và bột than
không đủ O2 tạo thành hiện tượng trở về trạng thái cũ, cũng có khả năng vì giãn nở khí mà hình
thành lỗ trong gạch men. Tất cả các yếu tố hạ thấp tính thoát khí mặt men… ví dụ như: hàm
lượng nước của xương gạch quá cao và độ hạt quá mịn, áp lực tạo hình quá cao, độ dầy quá lớn
và điểm nóng chảy của men thấp… cũng có thể dẫn đến khuyết điểm loại này. Muốn loại bỏ
khuyết điểm này phải là có thể khí thoát ra thuận lợi trước khi nóng chảy men và đã kính hoá
phần xương gạch để đảm bảo cháy hết hoàn toàn ở 600-650 oC, khi ở 800-850oC(đặc biệt là
xương gạch đỏ). Thao tác với phụ áp (âm lò) ở toàn bộ quá trình tiền nung để lợi cho phản ứng
thoát khí. Để có được thời gian nhiều hơn cho phản ứng ôxi hoá, có thể tăng nhanh tốc độ tăng
nhiệt đoạn tiền nung, cung cấp không khí đầy đủe để đảm bảo môi trường ô xi hoá trong lò 800-
850oC.
Thường quan sát thấy khuyết điểm lõi đen có ba trạng thái điển hình sau:
1. Trạng thái thứ 1, nếu như khuyết điểm chỉ ở một bên của xương gạch, là do rải liệu ở nòng
khuôn không đều. Nếu có ở bốn cạnh của viên gạch là do thao tác ép gạch tạo nên, có thể là
khuôn trên hạ xuống quá nhanh dẫn đến đường viền biên của nòng khuôn tập trung nhiều mạt bột
nhỏ.
2. Trạng thái thứ 2, nguyên nhân sinh ra khuyết điểm này là nghiền liệu xương gạch quá đà, hạơc
lực ép thành hình quá cao, hoặc nhiệt độ nung chảy của men quá thấp, sự thoát khí bề mặt mất đi
trước khi cháy hết than, khi nhiệt độ chảy của men không thể nâng cao thì có thể lợi dụng ống thổi
gió làm lạnh trên con lăn hoặc không khí mát thổi vào(chỉ mở không khí) để đảm bảo duy trì nhiệt
độ mặt men thấp.
3. Trạng thái thứ ba, lõi đen có sự rộp lên là do cso vón cục bột với hàm lượng nước cao có trong
xương gạch. Vấn đề này bắt buộc phải kiểm tra bột liệu và bột qua sàng rung, hoặc có dị vật trong
thiết bị. Ví dụ: khi sấy phun không tốt tạo thành hạt than máy ép hở đầu…
IV. Khuyết điểm mặt men
Khuyết điểm mặt men có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả lắp đặt và thẩm mỹ ngoại quan.
Một số loại khuyết tật thường gặp.
1. Mầu sắc kém
Xuất hiện mầu sắc đậm nhạt khác nhau trên một viên gạch hoặc đậm nhạt khác nhau trên mỗi
viên gạch cuả cùng một hàng. Ngoài ra mặt men xuấ hiện mầu khác lạ không giống mầu vốn có
của nó. Nguồn gốc chủ yếu hình thành khuyết điểm này là ở chất màu; ví dụ như dao động tính
chất phụ gia mầu sắc, độ mịn của bột phụ gia mầu, khi phối hợp liệu phụ gia mầu trộn không đều,
nhiệt độ nung phụ gia mầu thấp, hoặc thời gian nung ngắn… làm năng lực hiện thị mầu của phụ
gia tạo thành men nhạy cảm đối với sự biến đổi nhiệt độ và không khí. Ngoài ra, công nghệ làm
men không đúng, ví dụ như biến đổi độ đậm, loãng men và độ dầy lớp men.
Đối với quá trình nung, chủ yếu do sự biến đổi nhiệt độ nung và sự sai khác của lò. Ví dụ: gạch
men mầu lá cọ lấy Fe2O3 là nguyên liệu chủ yếu của phụ gia mầu, khi nhiệt độ cao hơn 1250oC thì
sinh ra phản ứng hoá học sau:
(250oC trở lên)

2Fe2O3 ------------> 4FeO + O2


Do hình thành FeO mà mặt men sinh ra có mầu sắc khác thường, mầu đen tro. Khi biến đổi nhiệt
độ nung dùng màu vàng crôm làm phụ gia chế men cũng sẽ xẩy ra khuyết điểm kém màu như
vậy.
Bởi vậy, muốn khắc phục khuyết điểm kém màu sắc trong nung chủ yếu là bảo đảm sự ổn định
nhiệt độ và không khí trong lò.
2. Mặt men không phẳng
Khi không đủ O2 mặt men xuất hiện dạng vỏ trứng khuyết tật của mặt men không bằng phẳng là
mặt men xuất hiện bọt khí hoặc lỗ châm kim. Nguyên nhân chủ yếu là lượng không khí cung cấp
không đủ, thông gió trong lò không tốt, làm cho vùng nung xuất hiện nồng độ khí thải tương đối
cao, thậm chí do cháy không hoàn toàn mà sinh ra hạt than lắng đọng lại trên mặt men; ở khu vực
này, loại không khí này cũng có thể tạo thành vùng đen của mặt men, có khi còn sinh ra kèm theo
lỗ châm kim. Đối với những nguyên nhân này trong thao tác lò phải tăng thêm trạng thái lưu động
và lượng không khí, tăng cường thông gió trong lò, nếu điều chỉnh lượng không khí vào bép đốt
lớn thì phải gia tăng lực hút xả khói phù hợp, bảo đảm phản ứng đầy đủ giai đoạn phân giải ôxi
hoá vùng tiền nung, làm cho khí trong xương gạch thoát hết trước khi nung chảy men.
Khuyết điểm mặt men không phẳng ngoài quá trình nung ra còn có liên quan đến các công đoạn
khác ở phía trước. Ví dụ khi thành phần muối axit cácbonic tương đối nhiều trong xương men, mà
khi nung lại khống chế không tốt dễ dẫn đến châm kim mặt men, khi axit clohydric hoà tan tương
đối nhiều trong men, những loại muối này khi sấy bốc hơi theo thành phần nước mà hướng về
vùng biên xương gạch và tích tục ở đó, từ đó mà đã hạ tháp điểm nóng chảy của men ở bộ phận
này, loại bỏ vật bốc hơi gây tắc nghẽn trước khi nóng chảy, ở vùng viền viên gạch hình thành một
chuỗi bọt men nhỏ.
3. Rạn mặt men
Rạn mặt men bình thường rất ít xuất hiẹn trong quá trình nung, nhưng khi tốc độ giảm nhiệt độ
vùng làm lạnh không đủ nhanh cũng có khả năng sinh ra rạn men, khi rạn men trầm trọng xuất
hiện dạng vẩy cá tròn; khi rạn men hơi nhẹ thì xuất hiện dạng châm kim, dạng chân chim hoặc
dạng hoa tuyết; khi rạn men tương đối nhẹ thì xuất hiện dạng màng hoa mốc hoặc rạn dạng
sương mù. Nguyên nhân của việc sinh ra rạn men ngoài thao tác không đúng, khi vùng
nung cháy không hết sinh tra nhân tố than đọng lại trên mặt men làm thành hạt tinh thể sẽ dẫn
đến gây ra rạn men, đặc biệt càng rõ khi khí thải cuộn ngược trong lò. Ngoài ra, khi trong nhiên
liệu đốt, khí đốt có lưu huỳnh sẽ kết hợp dưới tác dụng nóng chảy của men hình thành tinh thể
muối a xit lưu huỳnh làmg cho mặt men xuất hiện vế loang hoặc mặt men không rõ. Biện pháp
khắc phục trong thao tác lò chủ yếu là tăng lượng gió làm lạnh nhanh gấp của cặp ống gió thứ
nhất và thứ hai, để khi làm lạnh nhiệt độ nhanh chóng lạnh nhanh mà vẫn có thể ngăn chặn khí
đốt cuộn ngược lại.
4. Co men
Bình thường căn guyên của khuyết điểm co men nằm ở công đoạn phía trước nung; do phối liệu
và công đoạn làm men làm cho lực giữa của xương gạch với lớp men kém, từ đó mà ở sấy
xương men hoặc thời kỳ đầu nung lớp men xuất hiện vân nứt thậm chí tách rời với xương gạch,
đến giai đoạn nóng chảy men dưới tác dụng của lực căng bề mặt sinh ra co ngót men; việc này ở
nhiệt độ cao thì tính thấm của xương kém, lực căng bề mặt kém, men có độ thô càng dễ phát sinh
co ngót. Bởi vậy, khắc phục khuyết điểm này phải bắt đầu từ khâu phối liệu, phối liệu phải điều
chỉnh phù hợp hoặc thêm một lượng nhỏ nguyên liệu có tính dẻo trong men, ví dụ như thêm vào
1-2% đất nhão có tính dẻo cao; ngoài ra khi làm men phải khống chế tốt tỷ trọng hồ men cùng với
nhiệt độ xương để tăng thêm năng lực phụ trợ của xương đối với lớp men. Xem xét ở góc độ
nung phải giảm nhỏ tốc độ nâng nhiệt giai đoạn bắt đầu vùng tiền nung để tránh lớp men sinh ra
nứt khe, kéo dài thời gian bảo ôn ngọn lửa cao phù hợp ở vùng nung để khắc phục sự thiếu độ
dính lớn khi nhiệt độ khắc phục sự thiếu độ dính lớn khi nhiệt độ cao và tính chảy kém của men.
5. Các khuyết điểm khác của mặt men
Các khuyết điểm như điểm loang, chẩy lỗ, xơ mắt, những khuyết điểm này không có liên quan gì
với thao tác lò, chỉ có tăng cường quản lý các công đoạn ở phía trước mới có thể khắc phục
được. Ví dụ như tăng cường rửa sạch, lựa chọn kỹ nguyên liệu. Loại bỏ sắt, tạp chất, cải thiện
quản lý công nghệ và thao tác làm men.

You might also like