You are on page 1of 20

KỸ THUẬT THU HÌNH

1. NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH


1.1 QUÉT XEN KẼ
1.1.1 Cách thu nhận hình ảnh động
Trong camera đen trắng:
 Hình ảnh động được ghi nhận lại dưới dạng một chuỗi ảnh tĩnh (= frame) liên tiếp, gồm 25 ảnh tĩnh trong mỗi giây (theo tiêu
chuẩn truyền hình D/K).
 Mỗi ảnh tĩnh được phân chia thành nhiều dòng, mỗi dòng được chia thành nhiều điểm ảnh (= pixel) có diện tích rất nhỏ.
Theo một trình tự nhất định (thí dụ như theo trình tự từ trái sang phải trong từng dòng, từ dòng trên xuống dòng dưới trong
từng ảnh tĩnh), độ chói (độ sáng tối) của các điểm ảnh lần lượt được “đọc” và biến đổi thành tín hiệu điện, tạo ra tín hiệu
chói Y, hay còn gọi là tín hiệu video của truyền hình đen trắng.

1.1.2 Cách tạo lại hình ảnh động


Trong đèn hình đen trắng:
 Dựa vào giá trị tức thời của tín hiệu video, tia điện tử trong đèn hình sẽ "vẽ" lại độ chói của các điểm ảnh theo trình tự giống
y như trình tự đã “đọc” các điểm ảnh trong camera, để tạo lại ảnh tĩnh. Do khả năng phân giải kém của mắt người, vì số
điểm ảnh trên mỗi ảnh tĩnh đủ lớn (hay nói cách khác là diện tích điểm ảnh đủ nhỏ), ta không thể phân biệt được các điểm
ảnh liên tiếp trên mỗi dòng cũng như không thể phân biệt được các dòng kế tiếp trên mỗi ảnh tĩnh mà chỉ nhìn thấy ảnh tĩnh
như là một tổng thể liền lạc, không bị chia cắt.
 Trong mỗi giây, 25 ảnh tĩnh liên tiếp sẽ được đèn hình "vẽ" lại, tạo lại cảm giác về hình ảnh chuyển động trên màn hình, nhờ
vào khả năng lưu ảnh trong mắt người.

1.1.3 Quét hình (= Scanning)


 Trình tự phân tích một ảnh tĩnh thành các điểm ảnh, cũng như trình tự tổng hợp các điểm ảnh thành một ảnh tĩnh được gọi
chung là quét hình. Quét hình theo trình tự từ trái sáng phải, từ trên xuống dưới trên từng ảnh tĩnh liên tiếp nhau như vừa
trình bày ở trên được gọi là quét liên tục (= progressive scanning).
 Trong truyền hình, để giảm bớt hiện tượng chớp hình hay nhấp nháy hình (= flicker) mà không cần phải tăng gấp đôi số
lượng ảnh tĩnh trong mỗi giây (sẽ làm tăng gấp đôi tần số tín hiệu video), thường dùng cách quét xen kẽ (= interlaced
scanning). Trong cách quét này mỗi ảnh tĩnh (= frame) được chia thành 2 bán ảnh (= field): bán ảnh lẻ gồm các dòng lẻ và
bán ảnh chẵn gồm các dòng chẵn. Các điểm ảnh vẫn được quét theo thứ tự từ trái sang phải trên từng dòng, từ trên xuống
dưới nhưng theo từng bán ảnh. Khi quét từng ảnh tĩnh, bán ảnh lẻ được quét trước, bán ảnh chẵn được quét tiếp theo sau.
1.1.4 Quét xen kẽ trong truyền hình

Hồi Tiến ngang


ngang

Tiến dọc Hồi dọc Tiến dọc Hồi dọc


(287,5 dòng) (25 dòng) (287,5 dòng) (25 dòng)
Quét bán ảnh lẻ Quét bán ảnh chẵn
(312,5 dòng) (312,5 dòng)

Quét 1 ảnh = 625 dòng (theo tiêu chuẩn truyền hình D/K)
Hình 1 Quét xen kẽ trong truyền hình

Hình 1 minh họa cách quét xen kẽ trong truyền hình với các thông số được xác định theo tiêu chuẩn truyền hình D/K
(OIRT).
 Trong khi quét một dòng từ trái sang phải, tia điện tử sẽ “đọc” hoặc "vẽ" lại độ chói của các điểm ảnh (theo đường tiến
ngang). Sau đó, tia điện tử sẽ bị tắt (= bị xóa) và quay từ phải về trái (theo đường hồi ngang) để chuẩn bị quét dòng kế tiếp
của bán ảnh. Quá trình quét từng dòng, từ trái sang phải (tiến ngang) rồi từ phải quay về trái (hồi ngang) được gọi là quét
ngang.
 Trong khi quét các dòng của một bán ảnh từ trên xuống dưới, tia điện tử sẽ lần lượt “đọc” hoặc "vẽ" lại độ chói của các dòng
(theo đường tiến dọc). Sau đó tia điện tử sẽ bị tắt (= bị xóa) và quay từ dưới lên trên (theo đường hồi dọc) để chuẩn bị quét
bán ảnh kế tiếp. Quá trình quét từng bán ảnh, từ trên xuống dưới (tiến dọc) rồi từ dưới quay về trên (hồi dọc) được gọi là
quét dọc.
 Như vậy quét hình là hoạt động phối hợp giữa quét ngang và quét dọc một cách chuẩn xác để “đọc” từng điểm ảnh trên ảnh
tĩnh (phân tích ảnh) cũng như để “vẽ” lại chính xác từng điểm ảnh của ảnh tĩnh (tổng hợp ảnh).
 Số bán ảnh quét được trong mỗi giây được gọi là tần số quét dọc fV
o fV = 2 bán ảnh / ảnh × 25 ảnh / giây = 50 bán ảnh / giây = 50 Hz.
 Số dòng quét được trong mỗi giây được gọi là tần số quét ngang fH
o fH = 625 dòng / ảnh × 25 ảnh / giây = 15.625 dòng / giây = 15.625 Hz.
 Thời gian quét một dòng chính là chu kỳ quét ngang TH
o TH = 1 / fH = 1 giây / 15.625 = 64 µ s
Trong đó : 52 µ s: thời gian tiến ngang.
12 µ s: thời gian hồi ngang.
 Thời gian quét một bán ảnh chính là chu kỳ quét dọc TV
o TV = 1 / fV = 1 giây / 50 = 20 ms
Trong đó : 18,4 ms: thời gian tiến dọc.
1,6 ms: thời gian hồi dọc.

1.2 TÍN HIỆU VIDEO TỔNG HỢP ĐEN TRẮNG


Tín hiệu video tổng hợp (= Composite Video Signal) trong truyền hình đen trắng tiêu chuẩn D/K, nếu xét tương đối chi
tiết, bao gồm các thành phần sau:
1.2.1 Tín hiệu chói Y (= Luminance Signal)
 Giá trị: thể hiện độ chói của các điểm ảnh theo thứ tự quét xen kẽ, nằm trong khoảng từ mức đen đến mức trắng (xem
Hình 2).
 Tần số: thể hiện độ rõ nét của hình ảnh đen trắng: 0 ÷ 6 MHz.
o Tần số thấp tương ứng với các mảng hình ảnh lớn.
o Tần số cao tương ứng với các chi tiết nhỏ, sắc sảo của hình ảnh.
 Thời gian: chỉ xuất hiện trong các khoảng thời gian tiến ngang của đường tiến dọc.

Điện áp Tín hiệu chói Y Xung xóa ngang Xung đồng bộ ngang

Mức trắng

Mức đen
Mức xóa
Thời gian t
Mức đồng bộ
Tiến ngang = 52µ s Hồi ngang = 12µ s

Chu kỳ quét ngang = 64µ s


Hình 2 Dạng sóng tín hiệu video tổng hợp truyền hình đen trắng

1.2.2 Xung xóa ngang (= Horizontal Blanking Pulse)


Xung xóa ngang là các xung hình chữ nhật dùng để xóa đường hồi ngang.
 Giá trị: mức xóa (thấp hơn mức đen).
 Tần số: fH = 15.625 Hz.
 Thời gian: xung có độ rộng bằng thời gian hồi ngang (12 µ s).

1.2.3 Xung xóa dọc (= Vertical Blanking Pulse)


Xung xóa dọc là các xung hình chữ nhật dùng để xóa đường hồi dọc.
 Giá trị: mức xóa.
 Tần số: fV = 50 Hz.
 Thời gian: xung có độ rộng bằng thời gian hồi dọc (1,6ms).

1.2.4 Xung đồng bộ ngang (= Horizontal Synchro Pulse)


Xung đồng bộ ngang là các xung hình chữ nhật dùng để báo hiệu đã quét hết đường tiến ngang của một dòng.
 Giá trị: mức đồng bộ (thấp hơn mức xóa).
 Tần số: fH = 15.625 Hz.
 Thời gian: xung có độ rộng 4,7µ s, nằm ở gần đầu quãng thời gian hồi ngang.

1.2.5 Xung đồng bộ dọc (= Vertical Synchro Pulse)


Xung đồng bộ dọc là các xung hình chữ nhật dùng để báo hiệu đã quét hết đường tiến dọc của một bán ảnh.
 Giá trị: mức đồng bộ.
 Tần số: fV = 50 Hz.
 Thời gian: xung có độ rộng khoảng 2,5TH = 160µ s, nằm ở gần đầu quãng thời gian hồi dọc.
 Ghi chú: Xung đồng bộ dọc thực ra là 1 dãy xung phức tạp hơn, bao gồm 5 xung cân bằng trước, 5 xung bó sát, 5 xung cân
bằng sau.

1.3 KÊNH TRUYỀN HÌNH VÀ BĂNG SÓNG TRUYỀN HÌNH


1.3.1 Kênh truyền hình (= TV Channel)
 Tín hiệu video tổng hợp được điều biến AM cực tính âm vào sóng mang hình tạo ra tín hiệu cao tần hình AM, chiếm một dải
tần số xung quanh sóng mang hình, gọi là phổ tần hình hay phổ hình. Tín hiệu video tổng hợp vẽ trên Hình 2 là tín hiệu
video tổng hợp cực tính dương, nếu đảo ngược tín hiệu này lại ta có tín hiệu video tổng hợp cực tính âm với mức đồng bộ có
giá trị cao nhất và mức trắng có giá trị thấp nhất. Điều biến AM cực tính âm tín hiệu video tổng hợp nghĩa là điều biến AM
tín hiệu video tổng hợp cực tính âm.
 Dải biên dưới của phổ tần hình bị cắt ngắn bớt, chỉ còn khoảng 1,25MHz (với mục đích là vừa để tiết kiệm dải tần số, vừa để
thuận tiện khi chọn lọc thu kênh truyền hình sau này). Vì vậy cách điều biến hình trong truyền hình được gọi là điều biến
AM dải biên cụt VBS (= Vestigal Side Band). Trong cách điều biến AM VBS này, thành phần tần số nhỏ hơn 1,25MHz của
tín hiệu video tổng hợp được truyền đi mạnh gấp hai lần so với thành phần tần số cao hơn.
 Tín hiệu audio được điều biến FM vào sóng mang tiếng tạo ra tín hiệu cao tần tiếng FM, chiếm 1 dải tần số xung quanh sóng
mang tiếng, gọi là phổ tần tiếng hay phổ tiếng.
 Sóng mang hình cùng với phổ tần hình (tương ứng với tín hiệu cao tần hình AM) và sóng mang tiếng cùng với phổ tần tiếng
(tương ứng với tín hiệu cao tần tiếng FM) của một chương trình truyền hình, sẽ chiếm một dải tần số nhất định rộng khoảng
từ 6MHz đến 8MHz được gọi là kênh truyền hình.

Sóng mang hình


T.h. cao tần hình AM
Phổ hình
t
f

Phần cắt bớt fh


T.h. cao tần tiếng FM Phổ tiếng
Sóng mang tiếng
t
f
Smh Smt ft
Hình 3 Phổ tần số của kênh truyền hình
(tiêu chuẩn D/K) Phổ hình Phổ tiếng

f
1,2 fh ft 0,2
6,5
5 5
8,0

1.3.2 Băng sóng truyền hình (= TV Band)


 Truyền hình mặt đất được phát trên 2 băng sóng chính: VHF (Very High Frequency) và UHF (Ultra High Frequency).
 Cách phân bố các kênh truyền hình trong các băng sóng tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn truyền hình.
a) Băng VHF (hay băng I, II, III)
 Bao gồm 12 kênh từ R1 → R12 theo tiêu chuẩn D/K.
 Có thể chia băng sóng VHF thành 2 băng sóng nhỏ:
+ VHF Low (VL): kênh R1 → R5
+ VHF High (VH): kênh R6 → R12
b) Băng UHF (hay băng IV, V)
 Bao gồm các kênh từ R21 → R81 theo tiêu chuẩn D/K.
Bảng 1 Các băng sóng truyền hình tiêu chuẩn D/K
Băng sóng Kênh Khoảng tần số (MHz)
I 1, 2 48 → 66
VL
II 3, 4, 5 76 → 100
VHF
VH III 6 → 12 174 → 230
IV 21 → 34 470 → 582
UHF
V 35 → 81 582 → 958

1.4 TIÊU CHUẨN TRUYỀN HÌNH (TV STANDARD)


1.4.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn truyền hình
 Các tiêu chuẩn truyền hình đen trắng, còn được gọi không chính xác là hệ truyền hình đen trắng, khác biệt nhau ở các thông
số kỹ thuật như:
+ Số bán ảnh trong 1 giây.
+ Số dòng trong 1 ảnh.
+ Dải tần số tín hiệu video.
+ Khoảng cách tần số giữa sóng mang tiếng và sóng mang hình.
+ Dải tần của một kênh truyền hình.
+ Cách phân bố các kênh truyền hình trong băng sóng....
 Cho tới nay đã có đến 14 tiêu chuẩn truyền hình khác nhau, được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, K ’ (K1), L, M, N.
Trong đó, một số tiêu chuẩn truyền hình hiện nay đã không còn được sử dụng nữa như A, C, E, F…
 Một số tiêu chuẩn truyền hình phổ biến:
+ M hay FCC (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...)
+ B/G hay CCIR (nhiều nước châu Âu, Á, Phi)
+ D/K hay OIRT (Liên xô và các nước XHCN trước đây, VN)
+ I (Anh)
+ L (Pháp)

1.4.2 Đặc điểm chính của 3 nhóm tiêu chuẩn truyền hình phổ biến

Bảng 2 Đặc điểm chính của 3 nhóm tiêu chuẩn truyền hình phổ biến
Tên gọi Băng Dải tần 1 Khoảng Dải tần Số bán Số Số
tiêu chuẩn sóng kênh cách smh tín hiệu ảnh/giây dòng dòng/giây
truyền hình và smt video hay tần số /ảnh hay tần số
Theo Theo (MHz) dọc (Hz) ngang
tổ chức ABC (MHz) (MHz) (dòng) (Hz)
VHF
FCC M 6 4,5 4,2 60 525 15.750
UHF
B VHF
CCIR 7 5,5 5,0 50 625 15.625
G UHF
D VHF
OIRT 8 6,5 6,0 50 625 15.625
K UHF
Ghi chú:
 FCC: Federal Communication Commission (Hội đồng truyền thông liên bang).
 CCIR: Commité Consultatif International de Radio Communication (Hội đồng tư vấn quốc tế về truyền thông vô tuyến).
 OIRT: Organisation International de Radio et Télévision (Tổ chức quốc tế về phát thanh và truyền hình).

2. NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH MÀU


2.1 MÀU SẮC
2.1.1 Ánh sáng và màu sắc
 Ánh sáng khả kiến hay ánh sáng nhìn thấy được là 1 dạng sóng điện từ chiếm một dải tần số hẹp f = 3,18 . 1014 ÷ 7,8 . 1014
Hz (tương ứng với dải bước sóng λ = c / f = 380 ÷ 780 nm), lan truyền trong không gian với vận tốc c = 3.108 m/s. Ánh
sáng nhìn thấy có tần số nằm giữa tần số của tia hồng ngoại (IR = Infrared) và tần số của tia cực tím hay tia tử ngoại (UV =
Ultraviolet).

Hình 4 Phổ tần số của ánh sáng trong phổ sóng điện từ

 Nói chung, ánh sáng có tần số khác nhau khi tác động vào mắt cho ta cảm giác về màu sắc khác nhau. Dải tần số ánh sáng
cho ta tất cả các màu sắc của cầu vồng.
3,8 1014 7,8 1014 Tần số f

Bước sóng λ 780nm 380 nm

Hồng ngoại Đỏ Cam Vàng Lục Lam Lơ Tím Cực tím

Vùng ánh sáng nhìn thấy

Hình 5 Màu sắc của ánh sáng nhìn thấy


2.1.2 Ba đặc tính của màu sắc
Xét về mặt cảm thụ chủ quan của mắt người, ta có thể phân chia màu sắc thành 2 thành phần: độ chói (Luminance) và độ
màu (Chrominance). Độ màu lại có thể được phân thành 2 thành phần: sắc điệu (Tint / Hue) và độ bão hòa màu (Colour saturation).
Tóm lại, màu sắc có 3 đặc tính cảm thụ chủ quan là: độ chói, sắc điệu và độ bão hòa màu.

Bảng 3 Ba đặc tính của màu sắc


Độ bão hòa màu
Ba đặc tính của Độ chói Sắc điệu
(COLOUR
màu sắc (LUMINANCE) (TINT / HUE)
SATURATION)
Cảm thụ về màu sắc Màu sáng / tối Màu gì ? Màu đậm / lợt
Thông số tương ứng của Biên độ (cường độ) Tần số chính Dạng phổ tần số
ánh sáng mạnh / yếu (Tần số trội) hẹp / rộng

2.2 CÁCH THU NHẬN VÀ TẠO LẠI MÀU SẮC – TRỘN MÀU
2.2.1 Nguyên tắc trộn màu
 Dùng ba màu cơ bản R (đỏ), G (lục), B (lơ) trộn lại với nhau theo các liều lượng thích hợp sẽ tạo ra mọi màu sắc cần thiết.

Đỏ RED (R) = 1R + 0G + 0B
Lục GREEN (G) = 0R + 1G + 0B Đỏ R Đen Bl
Lơ BLUE (B) = 0R + 0G + 1B Trắng W
Vàng YELLOW (Y) = 1R + 1G + 0B
Lam CYAN (C) = 0R + 1G + 1B Tía M Vàng Y
Tía MANGENTA (M) = 1R + 0G + 1B
Trắng WHITE (W) = 1R + 1G + 1B Lục G
Đen BLACK (Bl) = 0R + 0G + 0B Lơ B Lam C
Hình 6 Trộn màu

 Vì vậy để xác định 1 màu sắc nào đó, chỉ cần biết ba liều lượng pha trộn tương ứng của R, G, B.

2.2.2 Cách thu nhận màu sắc


 Cảnh màu được camera màu biến đổi thành 3 cảnh R, G, B tương ứng. Thực hiện quét xen kẽ 3 cảnh R, G, B tạo ra 3 tín hiệu
màu cơ bản R, G, B.
 Thí dụ minh họa: 3 tín hiệu màu cơ bản R, G, B của Biểu sọc màu (phần tương ứng với thời gian tiến ngang) được trình bày
trên Hình 7.

2.2.3 Cách tạo lại màu sắc


 Màn hình màu bao gồm các điểm ảnh màu. Mỗi điểm ảnh màu bao gồm 3 điểm ảnh con R, G, B nằm sát cạnh nhau. Có thể
coi như:
o Tất cả các điểm ảnh con R hợp thành màn hình R.
o Tất cả các điểm ảnh con G hợp thành màn hình G.
o Tất cả các điểm ảnh con B hợp thành màn hình B.
 Trong đèn hình màu, 3 tín hiệu màu cơ bản R, G, B sẽ điều khiển 3 tia điện tử “vẽ” lại 3 màn hình R, G, B tương ứng theo
thứ tự quét xen kẽ. Do khả năng phân giải kém của mắt người, ta nhìn thấy 3 điểm ảnh con R, G, B nằm cạnh nhau sẽ “chập”
vào nhau thành một điểm ảnh màu và do đó 3 màn hình R, G, B sẽ "chập" vào nhau tạo lại một màn hình màu duy nhất.
Cảnh màu Biểu sọc màu gồm 8 sọc từ trái sang phải:
của Trắng, Vàng, Lam, Lục, Tía, Đỏ, Lơ, Đen
Biểu sọc màu

Tín hiệu R
Cảnh R (đỏ)
của Đỏ Đỏ
Biểu sọc màu t

Cảnh G (lục) Tín hiệu G


của Lục
Biểu sọc màu
t

Cảnh B (lơ) Tín hiệu B


của lơ lơ lơ lơ
Biểu sọc màu
t

Hình 7 Cách thu nhận và tạo lại màu sắc của Biểu sọc màu

2.3 CÁCH TRUYỀN MÀU SẮC


2.3.1 Yêu cầu tương hợp giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu
 Kỹ thuật truyền hình màu phải được phát triển trên nền tảng kỹ thuật truyền hình đen trắng, phải giữ lại các thành tựu đã có
của truyền hình đen trắng.
 Nhờ vậy, nếu cùng tiêu chuẩn truyền hình, TV đen trắng (cũ) vẫn thu được chương trình truyền hình màu (mới) dưới dạng
hình ảnh đen trắng. Và ngược lại, nếu cùng tiêu chuẩn truyền hình, TV màu (mới) vẫn thu được chương trình truyền hình
đen trắng (cũ) dưới dạng hình ảnh đen trắng. Đây chính là yêu cầu tương hợp giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu.

Máy PH đen trắng A TV đen trắng A đen trắng


(tiêu chuẩn D/K) (tiêu chuẩn D/K) B đen trắng

Tương hợp

Máy PH màu B TV màu A đen trắng


(hệ PAL D/K) (hệ PAL D/K) B màu
Hình 8 Sự tương hợp giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu

2.3.2 Mã hóa màu – Giải mã màu


 Mã hóa màu là cách xử lý 3 tín hiệu màu cơ bản R, G, B (trong camera) để tạo ra tín hiệu video, đảm bảo yêu cầu tương hợp
giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu.
 Giải mã màu là cách xử lý tín hiệu video (trong TV màu) để tạo lại 3 tín hiệu màu cơ bản R, G, B (hoặc tạo lại 3 tín hiệu
hiệu số màu R–Y, G–Y, B–Y).
R Mã hóa màu Giải mã màu R (R-Y)
Video Video
G (Colour (Colour G (G-Y)
B Encoder) Decoder) B (B-Y)

Trong Camera Trong TV màu


Hình 9 Mã hóa màu và giải mã màu

2.3.3 Các hệ truyền hình màu


 Có 3 hệ truyền hình màu chính: NTSC, PAL và SECAM, khác biệt nhau chủ yếu ở cách mã hóa màu và giải mã màu.
 Mỗi hệ truyền hình màu này lại có thể tương hợp với các tiêu chuẩn truyền hình khác nhau cho ra nhiều hệ truyền hình màu
khác nhau. Thí dụ:
o Hệ PAL tương hợp với tiêu chuẩn B/G → PAL B/G (Âu châu).
o Hệ PAL tương hợp với tiêu chuẩn D/K → PAL D/K (Việt Nam).
o Hệ PAL tương hợp với tiêu chẩn I → PAL I (Anh).

2.3.4 Nguyên tắc mã hóa màu chung của các hệ truyền hình màu
a) Nguyên tắc 1: Truyền tín hiệu chói Y
 Tín hiệu chói Y chính là tín hiệu video của truyền hình đen trắng, cho bởi :
Y = 0,30 R + 0,59 G + 0,11 B
 Dải tần của tín hiệu Y khoảng vài MHz (cụ thể là từ 4,2 đến 6,0 MHz, tùy thuộc tiêu chuẩn truyền hình) để đảm bảo độ rõ
nét của hình ảnh đen trắng trong truyền hình màu.
 Việc truyền tín hiệu chói Y là yếu tố quyết định đảm bảo yêu cầu tương hợp giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu.
 Ví dụ minh họa: Tín hiệu Y của Biểu sọc màu (tương ứng với thời gian tiến ngang) có dạng như Hình 10. Giá trị Y của 8 sọc
trên Biểu sọc màu được tính phụ thuộc vào 3 thành phần R, G, B theo công thức nêu trên và ghi lại trong Bảng 4.
Bảng 4 Giá trị các tín hiệu tương ứng với Biểu sọc màu
Tín hiệu Trắng Vàng Lam Lục Tía Đỏ Lơ Đen
R 1 1 0 0 1 1 0 0
G 1 1 1 1 0 0 0 0
B 1 0 1 0 1 0 1 0
Y 1 0.89 0.70 0.59 0.41 0.30 0.11 0
R-Y 0 0.11 -0.70 -0.59 0.59 0.70 -0.11 0
G-Y 0 0.11 0.30 0.41 -0.41 -0.30 -0.11 0
B-Y 0 -0.89 0.30 -0.59 0.59 -0.30 0.89 0

Tín hiệu chói Y


1
.89.70
.59.41
.30
.11
0
Trắng Xám đậm dần Đen

Biểu sọc màu (dùng để đo thử)

Điện áp Mức trắng


Tín hiệu chói Y
Mức đen
Tín hiệu Y
Mức đồng bộ
VDC Vpp
Xung đồng bộ ngang

Hình 10 Dạng sóng tín hiệu độ chói Y của Biểu sọc màu.
t

 Tín hiệu chói Y thể hiện độ chói của màu sắc, được chỉnh bởi CONTRAST (PICTURE) và BRIGHT (BRIGHTNESS) trên
TV:
o Điện áp trung bình VDC thể hiện độ sáng trung bình của màn hình, được điều chỉnh bởi BRIGHT (BRIGHTNESS)
trên TV.
o Điện áp biên độ đỉnh đỉnh Vpp thể hiện tương phản sáng tối của hình ảnh, được chỉnh bởi CONTRAST
(PICTURE) trên TV.
b) Nguyên tắc 2: Truyền thêm hai tín hiệu hiệu số màu R–Y, B–Y
 Hai tín hiệu hiệu số màu được truyền thêm cùng với tín hiệu chói Y, đó là:
o R–Y = 0,70 R – 0,59 G – 0,11 B
o B–Y = - 0,30 R – 0,59 G + 0,89 B
 Như vậy, thay vì truyền 3 tín hiệu màu cơ bản R, G, B ta truyền tín hiệu chói Y mang thông tin về độ chói (để đảm bảo yêu
cầu tương hợp với truyền hình đen trắng) cùng 2 tín hiệu nữa mang thông tin về độ màu. Nhưng thay vì chọn 2 trong 3 tín
hiệu màu cơ bản R, G, B, ta chọn 2 trong 3 tín hiệu hiệu số màu R–Y, B–Y, G–Y để truyền thêm thông tin về độ màu (lý do
là khi truyền hình màu đang truyền chương trình truyền hình đen trắng thì R–Y, B–Y, G–Y đều bằng 0 đáp ứng tốt hơn yêu
cầu tương hợp, trong khi đó R, G, B vẫn khác 0). Lưu ý rằng đối với chương trình truyền hình đen trắng thì Y = R = G = B.
Trong 3 tín hiệu hiệu số màu R–Y, B–Y, G–Y, ta không chọn G–Y, vì G–Y có biên độ đỉnh đỉnh nhỏ hơn so với 2 tín hiệu
hiệu số màu còn lại (tham khảo các số liệu về R–Y, B–Y, G–Y trong Bảng 4) nên dễ bị tác động bởi nhiễu hơn.
 Dải tần của tín hiệu R–Y, B–Y khoảng 1,5 MHz, do đó màu sắc trên màn hình chỉ là các mảng màu tô thêm lên hình ảnh đen
trắng. Do đó có thể xem như hình ảnh màu trên màn hình chính là hình ảnh đen trắng được tô thêm màu.
 Hai tín hiệu hiệu số màu R–Y, B–Y thể hiện độ màu của màu sắc bao gồm sắc điệu và độ bão hòa màu:
o Biên độ đỉnh đỉnh Vpp của tín hiệu R–Y, B–Y, thể hiện độ bão hòa màu, được chỉnh bởi COLOUR trên TV. Nếu
chỉnh COLOUR ở mức thấp nhất tương ứng với độ bão hòa bằng 0, tức là R–Y = 0 và B–Y = 0 thì hình ảnh màu
trên màn hình chỉ còn là hình ảnh đen trắng.
o Tỉ lệ giữa R–Y, B–Y thể hiện sắc điệu, được chỉnh bởi TINT trên TV (chỉ có tác động riêng đối với hệ NTSC).
 Thí dụ minh họa: Tín hiệu R–Y, B–Y của Biểu sọc màu (tương ứng với thời gian tiến ngang) có dạng như Hình 11 dưới đây
với các giá trị được tính toán trong Bảng 4.

.70
.11 .59
0 0 t
Tín hiệu R-Y
-.59 -.11
-.70

.89
.59
.30
0 0 t
Tín hiệu B-Y
-.30
-.59
-.89
Hình 11 Dạng sóng tín hiệu R-Y, B-Y của Biểu sọc màu

c) Nguyên tắc 3: Dùng sóng mang phụ để điều biến 2 tín hiệu hiệu số màu R–Y, B–Y
 Dùng 1 hoặc 2 sóng mang phụ để điều biến hai tín hiệu hiệu số màu R–Y, B–Y, tạo ra tín hiệu sắc C. Sau đó cộng chung tín
hiệu sắc C (thể hiện độ màu) với tín hiệu chói Y (thể hiện độ chói) tạo thành tín hiệu video tổng hợp (= Composite Video
Signal), gọi tắt là tín hiệu video hay tín hiệu CVBS (= Colour Video Baseband Signal).
 Dạng sóng của tín hiệu video tổng hợp tương ứng với Biểu sọc màu thường dùng để đo thử tín hiệu video có dạng như Hình
12 và Hình 13.

Biểu sọc màu

Tín hiệu C

Mức trắng

Mức đen
Tín hiệu Y
Mức đồng bộ
Xung đồng bộ ngang

Hình 12 Dạng sóng tín hiệu video tổng hợp của Biểu sọc màu.
Hình 13 Dạng sóng tín hiệu video tổng hợp của Biểu sọc màu trên Oscilloscope

 Về mặt tần số, phổ màu (của tín hiệu sắc C) được lồng đan xen vào vùng tần số cao của phổ hình đen trắng (của tín hiệu
chói Y). Phổ hình đen trắng và phổ màu đều có dạng phổ vạch. Tần số sóng mang phụ được tính toán chính xác để các vạch
phổ hình đen trắng và các vạch phổ màu đan xen vào nhau, tránh chồng lên nhau gây nhiễu cho nhau.
Sóng mang
Phổ hình đen trắng Sóng mang hình Sóng mang
(Phổ tín hiệu chói phụ
tiếng
Y) Phổ hình đen trắng Phổ
Y Sóng mang tiếng
Phổ màu
(Phổ t.h. C) phụ
Phổ màu f (MHz)
f (MHz)
0
4,4
6,0
1,2 fh 4,4 fsc ft 0,2
3 5 3 5
6,5
8,0

Hình 14 Phổ tần của Hình 15 Phổ tần của


Tín hiệu video hệ PAL D/K Kênh truyền hình màu hệ PAL D/K
d) Sơ đồ mã hóa màu
Kết hợp cả 3 nguyên tắc nêu trên, ta có sơ đồ mã hóa màu tổng quát như Hình 16.

R Y Y

G R-Y C Video
Ma Điều biến
B trận B-Y sóng mang Cộng
phụ

Sóng mang phụ


Hình 16 Sơ đồ mã hóa màu tổng quát

 Ba tín hiệu màu cơ bản R, G, B hay ba tín hiệu Y, R-Y, B-Y được gọi là tín hiệu video thành phần (= Component Video
Signal).
 Hai tín hiệu Y, C được gọi là tín hiệu S-Video (Y/C Separate Video Signal).
 Tín hiệu video là tên gọi tắt của tín hiệu video tổng hợp (= Composite Video Signal).

2.3.5 Đồ thị vectơ màu


 Ta có thể xác định một màu sắc bất kỳ bằng 3 giá trị Y, R–Y, B–Y thay vì 3 giá trị R, G, B của nó. Trong đó Y thể hiện độ
R-Y
chói còn R–Y, B–Y thể hiện độ màu (sắc điệu và độ bão hòa màu) của màu sắc đó.
 Đồ thị vectơ màu: có thể biểu diễn riêng độ màu của màu sắc bằng một điểm hay một vectơ trong hệ trục tọa độ vuông góc
B–Y, R–Y như trong Hình 17. R (Red = Đỏ)
0,7 M (Magenta = Tía)
0
0,5
9
Y (Yellow = Vàng) α
0,1
1 0,3 0,5 0,8
- - - B-Y
0,8 0,5 0,3 - 0 9 9
9 9 0 0,1
B (Blue = Lơ)
1
-
0,5
G (Green = Lục) 9 -
0,7 C (Cyan = Lam)
0
Hình 17 Đồ thị vectơ màu

 Như vậy, nếu không kể đến độ chói Y, mỗi vectơ màu trong đồ thị vectơ màu xác định một màu sắc nhất định, trong đó :
o Góc pha α của vectơ màu: thể hiện sắc điệu.
o Độ dài của vectơ màu: thể hiện độ bão hòa màu.
3. SƠ ĐỒ KHỐI MÁY THU HÌNH MÀU
3.1 PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI TV ĐEN TRẮNG
3.1.1 Sơ đồ khối
Sơ đồ khối TV đen trắng được trình bày trong Hình 18.

3.1.2 Nhiệm vụ các khối


a) Phần cao tần (hay Bộ chọn kênh):
 RF AMP (Khuếch đại cao tần): Khuếch đại và chọn lọc tín hiệu cao tần của 1 kênh truyền hình bao gồm tín hiệu cao tần hình
AM (có tần số trung tâm là fh) và tín hiệu cao tần tiếng FM (có tần số trung tâm là ft).
 OSC (Dao động nội): Tạo ra dao động hình sin có tần số fdđ lớn hơn tần số fh của tín hiệu cao tần hình AM đang thu một trị
số cố định đúng bằng tần số tín hiệu trung tần hình AM ftth (ftth = 38MHz đối với tiêu chuẩn D/K):
fdđ = fh + ftth = fh + 38 MHz (tiêu chuẩn D/K)
 MIX (Trộn tần):
o Trộn dao động nội (fdđ) với tín hiệu cao tần hình AM (fh) để tạo ra tín hiệu trung tần hình AM (ftth):
ftth = fdđ - fh = 38 MHz (tiêu chuẩn D/K)
o Trộn dao động nội (fdđ) với tín hiệu cao tần tiếng FM (ft) để tạo ra tín hiệu trung tần tiếng FM (ftth):
fttt = fdđ - ft = fdđ - (fh + 6,5) = 31,5 MHz (tiêu chuẩn D/K)
b) Phần trung tần:
 1, 2, 3 VIF AMP (Khuếch đại trung tần hình 1, 2, 3): Khuếch đại và chọn lọc tín hiệu trung tần hình AM (38 MHz) và tín
hiệu trung tần tiếng FM (31,5 MHz) tương ứng với kênh truyền hình đang thu.
 VIDEO DET (Tách sóng hình):
o Tách sóng AM để tách tín hiệu video ra khỏi tín hiệu trung tần hình AM (38 MHz).
o Trộn tín hiệu trung tần hình AM (38 MHz) với tín hiệu trung tần tiếng FM (31,5 MHz) để tạo ra tín hiệu trung tần
tiếng FM thứ 2 (fttt2):
fttt2 = ftth – fttt = 38 – 31,5 = 6,5 MHz
 VIDEO AMP (Khuếch đại hình): Khuếch đại tín hiệu video và tín hiệu trung tần tiếng FM thứ 2 (6,5 MHz).
 AGC (Tự động điều chỉnh độ khuếch đại): Dựa vào biên độ tín hiệu video, tạo ra điện áp tự động điều chỉnh độ khuếch đại
của tầng Khuếch đại trung tần hình 1 và tầng Khuếch đại cao tần.
c) Phần hình:
 VIDEO OUT (Xuất hình): Khuếch đại tín hiệu video lên khoảng 100Vpp với cực tính âm để cung cấp cho catốt đèn hình.
 CRT (Đèn hình): Biến đổi tín hiệu video thành hình ảnh động trên màn hình.

d) Phần tiếng:
 1, 2 SIF AMP (Khuếch đại trung tần tiếng 1, 2): Khuếch đại và chọn lọc tín hiệu trung tần tiếng FM thứ 2 (6,5 MHz).
 SOUND DET (Tách sóng tiếng): Tách sóng FM để tách tín hiệu audio ra khỏi tín hiệu trung tần tiếng FM thứ 2 (6,5 MHz).
 AUDIO AMP (Khuếch đại âm tần): Khuếch đại điện áp tín hiệu audio.
 AUDIO OUT (Xuất âm): Khuếch đại công suất tín hiệu audio cung cấp cho loa.
 SP (Loa): Biến đổi tín hiệu audio thành âm thanh.
Hình 18 T.h. Audio
Sơ đồ khối TV đen trắng Phần tiếng

T.h.t.t.h. AM 1,2 SIF AMP SOUND DET AUDIO OUT SP (Loa)


T.h.t.t.t. FM AUDIO AMP
(KĐTT tiếng 1, (Tách sóng (KĐCS âm
(KĐ âm tần)
2) tiếng) tần)
T.h.c.t.h. AM
T.h.c.t.t. FM
T.h.t.t.t.2 FM
H. Yoke
T.h.video, T.h.t.t.t.2 FM
T.h.Video (-) V. Yoke
RF AMP 1,2,3 VIF AMP VIDEO DET K
ANT (KĐ cao MIX VIDEO AMP VIDEO OUT CRT
(KĐTT hình 1, (Tách sóng aD9
tiế (Trộn tần) (KĐ hình) (Xuất hình) (đèn
tần) 2,3) hình)
hình)
Dao động nội
T.h.Video
IF. AGC
OSC AGC G1G2G3
Phần (Dao động RF. AGC (Tự điều Phần T.h.Video
cao nội) khuếch) trung (đưa đi tách Phần A
tần tần xung đ.b.) hình

Xung đb dọc Phần


Phần đồng bộ quét dọc
SYN SEP Tích V. OSC V. OUT
V. DRIVE
(Tách xung) phân (Dao động (Xuất
(Thúc dọc)
dọc) dọc)
Xung phi hồi
Phần nguồn
Phần quét ngang và phi hồi Dao động dọc 50Hz

HV
POWER AFC H. OSC H. DRIVE H. OUT HV
REGULATOR Vi FLYBACK
SUPPLY (So (Dao động (Thúc (Xuất
(Ổn áp) B = 12V phân (Phi hồi) BH>100V
Cấp nguồn pha) ngang) ngang) ngang) BH

Xung đb ngang Dao động ngang 15.625Hz


e) Phần đồng bộ:
 SYN SEP (Tách xung): Tách các xung đồng bộ dọc, xung đồng bộ ngang ra khỏi tín hiệu video.
 Tích phân: Tách lấy xung đồng bộ dọc 50Hz.
 Vi phân: Tách lấy xung đồng bộ ngang 15.625Hz.
f) Phần quét dọc:
 V.OSC (Dao động dọc): Tạo ra dao động dọc có dạng hình răng cưa hay hình thang 50Hz, được đồng bộ về tần số và pha bởi
xung đồng bộ dọc từ mạch tích phân đưa tới.
 V.DRIVE (Thúc dọc): Khuếch đại dao động dọc.
 V.OUT (Xuất dọc): Khuếch đại công suất dao động dọc có dạng hình thang cung cấp cho 2 cuộn Yoke dọc để tạo từ trường
quét dọc trong đèn hình.
g) Phần quét ngang và phi hồi:
 AFC (So pha): Nhận xung đồng bộ ngang từ mạch Vi phân đưa tới và dao động ngang từ mạch Dao động ngang đưa về để so
pha, tạo ra điện áp AFC có tác dụng đồng bộ dao động ngang về tần số và pha.
 H.OSC (Dao động ngang): Tạo ra dao động ngang có dạng hình răng cưa hay hình thang 15.625Hz, được đồng bộ về tần số
và pha với xung đồng bộ ngang một cách tự động thông qua điện áp AFC.
 H.DRIVE (Thúc ngang): Khuếch đại dao động ngang.
 H.OUT (Xuất ngang): Khuếch đại công suất dao động ngang tạo dạng xung phi hồi, cung cấp cho 2 cuộn Yoke ngang để tạo
từ trường quét ngang trong đèn hình.
 FLY BACK (Phi hồi): Biến áp phi hồi phối hợp với mạch Xuất ngang tạo ra các dạng xung phi hồi với mức điện áp V pp khác
nhau.
 HV (Nguồn siêu cao): Xung phi hồi cỡ 20 KVpp được nắn và lọc tạo ra điện áp siêu cao HV cung cấp cho anốt đèn hình, tạo
lực hút tia điện tử trong đèn hình bay tới đập vào màn hình.
 BH (Nguồn phi hồi): Xung phi hồi cỡ > 100Vpp được nắn và lọc tạo ra nguồn phi hồi BH khoảng 100VDC cấp cho mạch Xuất
hình, lưới G2 của đèn hình.
h) Phần nguồn:
 POWER SUPPLY (Cấp nguồn): Nhận điện áp 220VAC, biến đổi thành 12VAC rồi nắn và lọc thành điện áp DC.
 REGULATOR (Ổn áp): Tạo ra điện áp nguồn 12VDC ổn định cung cấp cho hầu hết các mạch điện trong máy thu hình.
.
3.2 PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI TV MÀU 1 HỆ
3.2.1 Sơ đồ khối TV màu 1 hệ
Sơ đồ khối TV màu 1 hệ được trình bày trên Hình 19
3.2.2 Nhiệm vụ các khối
Nhiệm vụ của các phần mạch sau:
Phần cao tần,
Phần trung tần tách sóng hình,
Phần tiếng,
Phần đồng bộ và dao động dọc ngang,
Phần xuất dọc,
Phần xuất ngang và phi hồi
tương tự như trong sơ đồ khối TV đen trắng. Do đó, phần này chỉ trình bày thêm nhiệm vụ của các khối mạch mới.
a) Phần giải mã màu
Xử lý tín hiệu video lấy được sau mạch Tách sóng hình để tạo lại 3 tín hiệu màu cơ bản R, G, B. Có thể chia phần giải mã
màu thành 4 phần nhỏ như sau:
 Phần tín hiệu chói Y: Khuếch đại và làm trễ tín hiệu chói Y.
 Phần tín hiệu màu: Nhận tín hiệu sắc C để khuếch đại và tách sóng, tạo lại 2 tín hiệu hiệu số màu R–Y, B–Y.
 Phần đồng bộ màu: Nhận xung đồng bộ màu (Burst hoặc Ident) để tạo tác động:
o Hoặc hỗ trợ phần tín hiệu màu (nếu đúng hệ).
o Hoặc khóa phần tín hiệu màu (nếu sai hệ).
 Phần ma trận màu: Gồm 2 ma trận:
o Ma trận G–Y: Xử lý 2 tín hiệu R–Y, B–Y để tạo lại tín hiệu G–Y:
G – Y = – 0,51 (R–Y) – 0,19 (B–Y)
o Ma trận RGB: Phối hợp tín hiệu R–Y, B–Y, G–Y với tín hiệu Y để tạo lại 3 tín hiệu màu cơ bản R, G, B:
(R–Y) + Y = R
(G–Y) + Y = G
(B–Y) + Y = B
b) Phần xuất màu
 Xuất R: Khuếch đại và đảo pha tín hiệu R cung cấp cho catốt KR đèn hình màu.
 Xuất G: Khuếch đại và đảo pha tín hiệu G cung cấp cho caốt KG đèn hình màu.
 Xuất B: Khuếch đại và đảo pha tín hiệu B cung cấp cho catốt KB đèn hình màu.
c) Đèn hình màu
 Dùng ba tia điện tử để “vẽ” lại 3 màn ảnh R, G, B theo sự điều khiển của ba tín hiệu màu cơ bản R, G, B.
 Ba màn ảnh R, G, B sẽ "lồng ghép" đan xen vào nhau tạo ra màn ảnh màu.
d) Phần vi xử lý
 Nhận lệnh điều khiển máy từ người sử dụng thông qua các nút ấn trên TV hoặc trên bộ phát điều khiển từ xa.
 Phát ra các lệnh điều khiển TV màu để :
o Tắt mở máy, tắt mở hẹn giờ.
o Chọn đài.
o Điều chỉnh âm thanh, hình ảnh, đổi hệ màu...
o Hiển thị các chữ số trên màn hình.
e) Phần nguồn chính, nguồn siêu cao, nguồn phi hồi
Về cơ bản, nhiệm vụ các phần nguồn này cũng như trong TV đen trắng, nhưng tạo ra nhiều mức nguồn khác nhau, cung
cấp cho các mạch điện trong TV màu.
T.h. audio
T.h. trung tần tiếng 2 FM Phần tiếng
SIF, SOUND DET, Hình 19 Sơ đồ khối TV màu 1 hệ
T.h. cao tần hình AM Loa
T.h. cao tần tiếng FM AUDIO
MICRO PROCESSOR
T.h. video (Y + C + Burst)
T.h. trung tần hình AM
Phần vi xử lý

T.h. trung tần tiếng FM


Phần giải mã màu (Color Decoder)
RF IN Phần cao tần Phần trung tần, Phần tín hiệu chói Y Y R Xuất R -R
VHF-UHF tách sóng hình LUMINANCE (VIDEO) R. OUTPUT
TUNER VIF / V. DET C + Burst Phần
R-Y
Phần tín hiệu màu ma G Xuất G -G Đèn hình
Chọn đài
Ấn Phát chỉnh trước CHROMA trận G. OUTPUT màu
nút điều PRETUNING màu (Color
Ấn Burst
khiển nút B-Y MA- Xuất B Picture
Điều chỉnh B
từ xa Phần đồng bộ màu TRIX B. OUTPUT Tube)
VOL/BRI/ -B
CONT/ CHROMA
Tia COLOR/
hồng MUTE
ngoại Tắt mở nguồn T.h. video (đưa đi tách xung đồng bộ dọc, ngang)
Dao động dọc
Phát POWER
ON/OFF Xuất dọc
điều
khiển Hiển thị trên Phần đồng bộ và V. OUTPUT V. Yoke
dao động dọc ngang H. Yoke HV #
từ xa màn hình
20KV
ON SCREEN SYN SEP
DISPLAY V. OSC, H. OSC Nguồn siêu
Xuất ngang cao HV FOCUS # vài KV
Phi hồi SCREEN # vài trăm V
80 – 260VAC 80 – 260VDC H. OUTPUT B2 = 12V (15 / 18 / 24V)
Dao động ngang Nguồn B3 = 24V (36 / 48V)
FLYBACK
Mạch cấp điện Mạch ổn áp tắt mở B1= 85 – 135V phi hồi BH= 150 – 200 V
POWER SWITCHING …..
5V
SUPPLY REGULATOR 30V… Xung phi hồi
3.2.3 Dạng sơ đồ khối khác của phần Giải mã màu và Xuất màu
Trong nhiều TV màu, người ta bỏ bớt Ma trận RGB. Lúc đó 3 mạch Xuất màu đảm nhận thêm vai trò của Ma trận RGB và
ta có sơ đồ khối phần Giải mã màu và xuất màu có dạng như hình 20.

Tới 3 catốt đèn hình màu


Video -R
Phần tín hiệu chói Y -Y Xuất R
R-Y R-Y -G
Phần tín hiệuHình
màu 20 Dạng Makhác
sơ đồ khối trậncủa
G-Y Xuất
phần giải mã màu và xuất G
màu
B-Y
3.3 PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI TV MÀU ĐA HỆ -B
3.3.1 Các điểm khác biệt chính của các hệ màu
G-Y
Phần đồng bộ màu Xuất B
a) Khác cách mã hóa / giải mã màu
 NTSC 3,58
B-Y
 NTSC Phần
4,43giải mã màu
(sử dụng riêng cho băng video)
 PAL(Xử lý tín hiệu video và tạo lại các tín hiệu Y, R-Y, G-Y, B-Y)
 SECAM
Nếu không phù hợp giữa bên phát và bên thu: hình đen trắng, mất màu hoặc sai màu.
b) Khác độ rộng dải tần kênh truyền hình
 6,0 MHz (tiêu chuẩn M)
 7,0 MHz (tiêu chuẩn B/G)
 8,0 MHz (tiêu chuẩn D/K)
Nếu không phù hợp giữa bên phát và bên thu: hình tốt thì tiếng xấu, hình xấu thì tiếng tốt.
c) Khác tần số trung tần tiếng 2 (2nd SIF)
 4,5 MHz (tiêu chuẩn M)
 5,5 MHz (tiêu chuẩn B/G)
 6,0 MHz (tiêu chuẩn I)
 6,5 MHz (tiêu chuẩn D/K)
Nếu không phù hợp giữa bên phát và bên thu: Mất tiếng hoặc tiếng xấu.
d) Khác đồng bộ dọc hay tần số dao động dọc
 50 Hz
 60 Hz
Nếu không phù hợp giữa bên phát và bên thu: hình có thể bị tuôn dọc và co giãn dọc.

3.3.2 Đặc điểm sơ đồ khối TV màu đa hệ


So sánh với TV màu 1 hệ, sơ đồ khối TV màu đa hệ có các đặc điểm khác biệt chính như sau:
a) Sử dụng mạch giải mã màu đa hệ:

Y Phần tín hiệu chói Y Y


Video (chung mọi hệ: khoảng 95%)
FDR,FDB, R-Y
IDENT Phần t.h. màu, đ.b. màu SECAM R-Y
B-Y Phần
(chung với PAL: khoảng 20%)
Ma trận G-Y
màu
Phần t.h. màu, đ.b. màu PAL (chung
C(4.43)
Pal Burst (chung với SECAM: khoảng 20%, mọi hệ: B-Y
NTCS4.43: khoảng 60%, 100%)
NTSC3.58: khoảng 50%)

C(4.43) Phần t.h.màu, đ.b. màu NTSC4.43 Hình 21


NTSC (chung với PAL: khoảng 60%, Mạch giải mã màu
đa hệ
Burst NTSC3.58: khoảng 90%)

C(3.58) Phần t.h.màu, đ.b. màu NTSC3.58


NTSC (chung với PAL: khoảng 50%,
Burst NTSC4.43: khoảng 90%)

 Về nguyên lý, mạch giải mã màu đa hệ bao gồm 4 mạch giải mã màu NTSC 3,58, NTSC 4,43, PAL, SECAM mắc song song
với nhau. Nhưng để tiết kiệm linh kiện, nhiều bộ phận mạch điện được chuyển mạch thích hợp để dùng chung cho nhiều hệ.
 Việc nối mạch tương ứng với từng hệ màu được thực hiện bằng các chuyển mạch điện tử dùng diode, transistor, hoặc IC.
b) Sử dụng mạch chuyển tiếng đa hệ:
 Các tín hiệu trung tần tiếng 2 FM có các tần số khác nhau: 4,5, 5,5, 6,0, 6,5 MHz sẽ được mạch chuyển tiếng (SOUND
CONVERTER) dời tần số về một giá trị cố định (thường chọn là 5,5 MHz) trước khi đưa vào mạch Khuếch đại trung tần
tiếng.

T.h.trung tần tiếng 2 T.h.trung tần tiếng 2


FM (4.5/5.5/6.0/6.5) Mạch chuyển tiếng FM 5,5 MHz
Sau mạch (hay Dời tần tiếng)
SOUND CONVERTER tới mạch
Tách sóng hình KĐTT Tiếng
Hình 22 Mạch chuyển tiếng đa hệ

c) Sử dụng bộ lọc trung tần hình đa hệ


 Ở phần đầu mạch "KĐ trung tần hình", thường có bộ lọc SAW (SAW FILTER) để chọn dải tần tín hiệu trung tần hình và
tiếng tương ứng với kênh truyền hình đang thu.
 Trong TV màu đa hệ, thường dùng 2 bộ lọc SAW rộng, hẹp khác nhau, mắc song song, để phù hợp với độ rộng dải tần kênh
truyền hình đang thu. Việc nối bộ lọc SAW tương ứng với từng hệ màu được thực hiện bằng chuyển mạch điện tử.
d) Sử dụng mạch quét dọc đa hệ
 Trong mạch Dao động dọc (V.OSC) và Xuất dọc (V.OUT) của TV màu đa hệ phải có các chuyển mạch điện tử để điều chỉnh
tần số và biên độ dao động dọc tương ứng với 2 tần số: 50Hz và 60Hz.
4. MÃ HÓA VÀ GIẢI MÃ MÀU PAL
4.1 MÃ HÓA MÀU PAL
4.1.1 Sơ đồ khối

Cộng 2
R Y Y Y
Dây trễ Dây trễ
KĐ Y

Cộng 1
G U U CU
KĐ U AMCS
0 - 1,5MHz U Tín
C hiệu
Video
Camera Ma trận tổng
V KĐ V V CV
B hợp
0 - 1,5MHz AMSC PAL
V

4,43 MHz / 0o
4,43/+90o
+90o 4,43/± 90o
Dao động 4,43/-90 o

4,43MHz -90o
Hình 23 Sơ đồ khối mạch Mã
SW1hóa màu PAL
o
4,43/+135
+135o
4,43/-135o
-135o
SW2
4.1.2 Nhiệm vụ các khối 4,43/± 135o
 Camera: Biến đổi hình ảnhFlipđộngFlop Xung
màu thành tín fhiệu
H
/ 2R, G, B.
 Ma trận: Tổ hợp ba tín hiệu R, G, B tạo ra ba tín hiệu Y, U, V. PAL Burst
 Dây trễ: Làm fH chậm tín hiệu Y (vì tín hiệu Y có tần số lớn nên truyền Tạonhanh
PAL hơn) để tín hiệu Y đến mạch Cộng 2 cùng lúc với
tín hiệu C. Burst
Tạo xung đb
 Khuếch
dọc, ngang đại Y: Khuếch đại tín hiệu Y.
 Khuếch đại xung
U, Khuếch đạidọc
đồng bộ V: Khuếch
fV, xung đại
đồngvàbộchọn fH hiệu U, tín hiệu V với dải tần 0 ÷ 1,5MHz.
lọc tín
ngang
 Dao động 4,43MHz và các mạch dời pha: Tạo ra dao động sóng mang phụ tần số 4,43MHz, có pha :
o 00 cấp cho mạch AMSC U.
o ± 900 cấp cho mạch AMSC V.
o ± 1350 cấp cho mạch Tạo PAL Burst.
 AMSC U: Dùng sóng mang phụ tần số 4,43MHz, pha 00 để điều biến AMSC tín hiệu U tạo ra tín hiệu CU.
 AMSC V: Dùng sóng mang phụ tần số 4,43MHz, pha ± 900 (đảo pha theo từng dòng) để điều biến AMSC tín hiệu V tạo ra
tín hiệu CV.
 Mạch cộng 1: Trộn tín hiệu CU, tín hiệu CV tạo ra tín hiệu sắc C.
 Tạo xung đồng bộ dọc, xung đồng bộ ngang :
o Tạo xung đồng bộ ngang fH từ sóng mang phụ 4,43MHz:
4,43361875
fH = =15 .625 Hz
283 ,75
o Tạo xung đồng bộ dọc fV từ dao động ngang fH:
fH
fV = = 50 Hz
625 2
 Flip Flop: Chia đôi tần số xung đồng bộ ngang fH tạo ra xung chữ nhật tần số fH/2 dùng để điều khiển chuyển mạch SW1,
SW2 đảo vị trí theo từng dòng quét.
 SW1: Chuyển mạch điện tử lựa chọn dao động tần số 4,43MHz pha +900 hoặc –900 cấp cho mạch AMSC V.
 SW2: Chuyển mạch điện tử lựa chọn dao động tần số 4,43MHz pha +1350 hoặc –1350 cấp cho mạch Tạo PAL Burst.
 Tạo PAL Burst: Dựa vào xung đồng bộ ngang fH và dao động sóng mang phụ tần số 4,43MHz , pha ± 1350 (thay đổi theo
từng dòng quét) để tạo xung đồng bộ màu PAL Burst.
 Mạch cộng 2: Trộn tín hiệu chói Y, tín hiệu sắc C, xung đồng bộ dọc, xung đồng bộ ngang, xung đồng bộ màu PAL Burst
tạo ra tín hiệu video tổng hợp hệ PAL.

4.2 GIẢI MÃ MÀU PAL (PHẦN TÍN HIỆU MÀU, ĐỒNG BỘ MÀU)
4.2.1 Sơ đồ khối

+ 2CU B-Y
T.h. C + Burst B-Y
+
video Demod
BPF C trễ (TS B-Y) Tới phần
Chroma
4,43 Ma trận
Amp 1H
(Lọc 4,43) R-Y màu
(KĐ sắc) Delay _ R-Y
(Trễ 1 dòng) Demod
C trực tiếp ±2CV
PHẦN T.H. MÀU (TS R-Y)

ACC/Killer
(ACC và 4,43 4,43 (900)
Điện áp
PHẦN Tách Triệt màu) ACC/killer (00)
ĐỒNG BỘ burst Pal SW
MÀU
burst APC VCO +900
4,43
Burst So (Dao
Gate pha động) -900
(Cổng lóe) Điện áp sửa sai
fH Line Ident Pal SW Flip
fH
Det (Tách Flop
dòng)

Hình 24 Sơ đồ khối mạch PAL (phần Tín hiệu màu và Đồng bộ màu)
4.2.2 Nhiệm vụ các khối
 Lọc 4,43: Lọc tách lấy tín hiệu sắc C và Burst từ tín hiệu video tổng hợp màu PAL.
 KĐ sắc: KĐ chọn lọc tín hiệu sắc C.
 Trễ 1 dòng: Làm trễ tín hiệu sắc C lại 64 µ s, tương đương với 1 dòng quét.
 Mạch cộng và mạch trừ: Cộng và trừ tín hiệu sắc trực tiếp và tín hiệu sắc trễ 1 dòng để tạo ra 2 tín hiệu +2CU và ±2CV.
 Tách sóng B-Y: nhận tín hiệu +2CU và dao động 4,43MHz, pha 0o để tách sóng ra tín hiệu B-Y.
 Tách sóng R-Y: nhận tín hiệu ±2CV (đảo pha theo từng dòng) và dao động 4,43MHz, pha ±90o (đảo pha theo từng dòng) để
tách sóng ra tín hiệu R-Y.
 Cổng lóe: Nhờ vào xung ngang để tách riêng Burst.
 ACC và triệt màu: Tự động điều chỉnh độ KĐ của mạch KĐ sắc để tự động chỉnh độ bão hòa màu (nếu đúng hệ) hoặc tắt
mạch KĐ sắc (nếu sai hệ).
 VCO 4,43: tạo ra dao động 4,43MHz đồng bộ với Burst.
 So pha: so sánh tần số và pha của dao động 4,43MHz với Burst để tạo điện áp APC tự động đồng bộ tần số và pha của dao
động 4,43MHz theo Burst.
 Các mạch +90o, -90o: các mạch dời pha tương ứng +90o, -90o.
 Flip Flop: Nhận xung ngang tần số fH để tạo ra xung đảo vị trí công tắc PAL có dạng xung hình chữ nhật, tần số fH / 2.
 PAL SW: công tắc PAL, đảo vị trí theo từng dòng quét để cung cấp đúng pha +90 o, -90o của dao động 4,43MHz cho mạch
tách sóng R-Y.
 Mạch tách dòng: dựa vào pha của Burst để nhận biết dòng đang truyền có CV(90o) hay CV(-90o), từ đó tạo điện áp sửa sai
(nếu cần) để chỉnh lại vị trí công tắc PAL thông qua mạch Flip Flop.

You might also like