You are on page 1of 4

CAÙC BÍ TÍCH KHAI TAÂM KI-TOÂ GIAÙO

Kieán Thöùc: Giuùp caùc em hieåu muïc ñích, yù nghóa vaø hieäu
quaû cuûa caùc bí tích khai taâm Ki-toâ giaùo.
Taâm Tình: Caûm taï vì hoàng aân ñöôïc laøm con caùi Chuùa.
Thöïc haønh: Doïn mình xöùng ñaùng khi röôùc leã.

I. OÂn baøi cuõ


- Naêm Phuïng Vuï ñöôïc chia laøm maáy muøa? Baét ñaàu töø
ñaâu vaø keát thuùc khi naøo? Haõy noùi yù nghóa cuûa muøa Chay vaø
muøa Phuïc sinh.
- Ñænh cao cuûa Naêm Phuïng Vuï laø nhöõng ngaøy naøo?
- Phuïng Vuï bao goàm nhöõng vieäc naøo? -> Thaùnh leã, caùc bí
tích, aù bí tích vaø caùc giôø kinh phuïng vuï
+ Daãn vaøo baøi hoïc:
- Vaäy bí tích laø gì? Coù bao nhieâu bí tích? Vaø ñöôïc chia thaønh
bao nhieâu nhoùm bí tích?
-> Bí tích laø nhöõng daáu chæ höõu hieäu maø Chuùa Gieâ-su ñaõ
thieát laäp vaø trao ban laïi cho Hoäi Thaùnh ñeå ban söï soáng thaàn
linh cho chuùng ta. Coù 7 bí tích ñöôïc chia laøm 4 nhoùm bí tích: Bí tích
Khai Taâm, bí tích Chöõa Laønh vaø bí tích phuïng vuï Coäng ñoaøn.
- Keå teân caùc bí tích thuoäc nhoùm caùc bí tích khai taâm Ki-toâ
Giaùo?
- Nhôø ñaâu ta ñöôïc laøm con caùi Thieân Chuùa, trôû thaønh
thaønh vieân cuûa Hoäi Thaùnh? Nhôø ñaâu ta ñöôïc laõnh nhaän ôn
Chuùa Thaùnh Thaàn vaø nhôø ñaâu ta ñöôïc soáng hieäp thoâng vôùi
Chuùa Ki Toâ?-> Bí tích Thanh Taåy hay bí tích Röûa Toäi-Theâm Söùc-
Thaùnh Theå

Vaäy nhôø Bí tích Khai Taâm maø chuùng ta trôû neân con caùi
Chuùa, laõnh nhaän ôn Chuùa Thaùnh Thaàn, vaø soáng hieäp thoâng
vôùi Thieân Chuùa.
=> Hoâm nay chuùng ta seõ hoïc veà caùc bí tích Khai Taâm Ki-Toâ
Giaùo.

II. Nghe Lôøi Chuùa: Rm 6, 2-6. 8-11


1. Ñoïc
2. Tìm Hieåu Lôøi Chuùa:
1. Thaùnh Phao-loâ duøng cuïm töø “dìm vaøo nöôùc thanh taåy
trong caâu 3 ñeå chæ veà bí tích naøo? Taïi sao?
2. Hieäu quaû cuûa vieäc “dìm vaøo nöôùc thanh taåy” laø gì?
3. Caâu toùm yù laø gì?
III. Noäi dung baøi hoïc
1. Bí tích Röûa Toäi
a)Bí Tích Rửa Tội là gì?
Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để sinh ta lại làm con Ðức Chúa Trời và con Hội Thánh.
b)Ai có thể ban bí tích Rửa Tội?
Linh Mục, Giám Mục, Phó tế. Trong trường hợp cần thiết, mọi người đều có thể ban bí Tích
Rửa Tội, miễn là theo ý Hội Thánh,
c)Ai có thể nhận Bí Tích Rửa Tội?
- Bất cứ ai chưa được rửa tội.
- Nếu là người lớn thì phải: Có lòng muốn, phải có lòng tin và cải thiện đời sống, phải học
giáo lý
d)Nghi thức chính yếu của Bí Tích Rửa Tội?
- Nghi thức chính yếu của Bí Tích Rửa Tội gồm việc dìm ứng viên xuống nước hay đổ nước
trên đầu họ, trong khi kêu cầu: nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
* YÙ nghóa cuûa caùc nghi thöùc tieán haønh bí tích röûa toäi:
Ý nghĩa và ân sủng của Bí tích Thánh Tẩy được trình bày rõ nét trong các nghi thức cử hành :
- Dấu Thánh Giá ở đầu nghi thức là dấu ấn quyền sở hữu của Chúa Kitô và biểu thị ơn cứu độ
nhờ thánh giá.
- Việc công bố Lời Chúa soi sáng các chân lý mặc khải và việc đáp trả đức tin.
- Lời nguyện trừ tà nhằm giải thóat khỏi ách nô lệ của tội lỗi và ma quỷ để tuyên xưng đức tin
của Hội Thánh.
- Nước rửa tội nhắc đến quyền năng của Chúa Thánh Thần làm cho dự tòng ‘được tái sinh nhờ
nước và Thánh Thần’ (Ga 3,5).
- Dìm nước hay đổ nước là nghi thức chính yếu của bí tích, biểu thị việc chết đi đối với tội lỗi
và bước vào đời sống mới của Chúa Ba Ngôi.
- Áo trắng tượng trưng việc ‘mặc lấy Chúa Kitô’ (Gl 3,27), và đèn sáng biểu thị Đức Kitô soi
sáng đường đi lối bước của tân tòng.

* Aân Suûng Thanh Taåy:


Hai hiệu quả chính của Bí tích Thánh Tẩy là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh
Thần :
- Được thứ tha tội lỗi, gồm tội chung (nguyên tổ) và tội riêng (cá nhân) để chúng ta được trở
nên trong sạch trước khi được tháp nhập vào Thiên Chúa là Đấng thánh.
- Trở thành con Thiên Chúa, bởi lẽ chúng ta tự bản chất chỉ là loài thụ tạo chứ không do Thiên
Chúa sinh ra. Bí tích Thánh Tẩy làm cho chúng ta trở thành ‘thụ tạo mới’ (2Cr 5,17), ‘được thông phần
bản tính Thiên Chúa’ (2Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (1Cr 6,15) và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17),
thành đền thờ Chúa Thánh Thần (1Cr 12,13).
- Được gia nhập vào Hội Thánh, nghĩa là trở thành chi thể trong thân thể nhiệm mầu của Chúa
Kitô và được tham dự vào chức năng tư tế của Đức Ki-Tô.
- Ở trong mối dây hiệp nhất các Kitô hữu, nghĩa là trở nên anh chị em với nhau của con cùng
một Cha trên trời.
- Ghi một dấu ấn thiêng liêng không thể tảy xóa, nghĩa là một ấn tích được ‘đồng hình đồng
dạng với Chúa Kitô’, một dấu ấn tái sinh làm con Thiên Chúa nên mãi mãi là con Thiên Chúa cho dù
có phản bội Người cũng không phải chịu lại lần thứ hai (con ngoan hay con hư).
2. Bí tích Theâm Söùc:

1. Bí tích Thêm Sức là gì?


Phụng vụ Thêm Sức là việc đức giám mục hay thừa tác viên linh mục đặt tay, xức dầu
thánh và đọc lời Thêm Sức để ban ơn Thánh Thần.
2. Ai có thể lãnh nhận bí tích Thêm Sức?
Bất cứ ai đã được rửa tội đều có thể nhận bí tích Thêm Sức. Tuy nhiên, Giáo Hội khuyến
khích tất cả mọi tín hữu nên học hỏi về đức tin cho chắc chắn hơn trước khi chịu phép này vì
bí tích này đòi hỏi ta phải sống với tinh thần đức tin.
3. Muốn lãnh bí tích Thêm Sức thì cần gì?
- Ðã lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
- Học biết giáo lý căn bản trong đạo, những bổn phận đối với đức tin đặc biệt về bí tích
Thêm Sức.
- Sạch tội trọng và có lòng ước ao.
4. Bí tích Thêm Sức được lãnh nhận nhiều lần không?
Không, vì bí tích này in dấu thiêng liêng trong linh hồn ta không thể mất được.
5. Ai có quyền ban bí tích Thêm Sức?
Thông thường là Ðức Giám Mục. Và những linh mục được tòa thánh hay Giám Mục cho
phép thì mới có quyền ban bí tích này mà thôi.
6. Hiệu quả chính của bí tích Thêm Sức là gì?
Hiệu quả chính của bí tích Thêm Sức là việc đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặt biệt, như
trong ngày lễ Ngũ Tuần. Ngoài ra còn ghi một dấu ấu thiêng liêng không hề mất, gia tăng ân
sủng của bí tích Rửa Tội
7. Hoa quả của Chúa Thánh Thần là gì?
Là những tác động của nhân đức các việc lành, những ước vọng và tâm tình mà Chúa Thánh
Thần gợi lên trong ta.

* Yù nghóa vaø aân suûng


Bí tích Thêm Sức làm tăng trưởng và đào sâu ơn Bí tích Thánh Tẩy :
- Giúp chúng ta đi sâu vào tình nghĩa tử gọi Thiên Chúa là Cha (Rm 8,15).
- Giúp kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô hơn.
- Gia tăng các ơn Chúa Thánh Thần trong chúng ta.
- Giúp liên kết trọn vẹn với Hội Thánh hơn.
- Giúp làm chứng cho Chúa Kitô.
Bí tích Thêm Sức ghi một ấn tích thiêng liêng của Chúa Thánh Thần không thể tảy xóa
nên chỉ chịu một lần (dấu ấn trưởng thành).

3. Bí tích Thaùnh Theå ( Mình Thaùnh Chuùa)

1. Bí Tích Thánh Thể là gì?


Chính là Hy tế Mình và Máu của Chúa Giê-su, mà Người đã thiết lập để lưu tồn hy tế thập
giá của Người cho đến khi Người trở lại.
2. Bí Tích Thánh Thể đem lại những hiệu quả gì? Làm tăng sự hiệp thông của chúng ta với
Đức Ki-Tô và với Hội Thánh Người, bảo toàn và canh tân đời sống ân sủng đã nhận được
khi lãnh bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Việc Rước lễ làm chúng ta mạnh mẽ trong đức ái,
xóa bỏ các tội nhẹ và giữ chúng ta khỏi các tội trọng.
3. Tại sao Chúa Giêsu ban cho chúng ta Thánh Thể?
Vì Chúa muốn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, để an ủi, ban sức mạnh và làm cho
chúng ta nên thánh
4. Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể khi nào?
Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly, trước khi người chịu chết.
5. Chúa Giêsu lập bí tích này thế nào?
Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán: “Anh em hãy cầm lấy mà
ăn này là Mình Thầy bị nộp vì anh em”. Rồi Người cầm trong tay chén đầy rượu và nói:
“Anh em hãy nhận lấy mà uống: này là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước Mới và vĩnh cữu sẽ
đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội. Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”
( Mc 14,22-24)
6. Khi nào bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô?
Trong Thánh Lễ, khi linh mục đọc lời truyền phép: “Này là Mình Ta, Này là Máu Ta.”
7. Tại sao thánh lễ lại là hy tế Thánh Giá?
Thánh lễ là hy tế Thánh Giá bởi chính Chúa Giêsu vừa là Linh Mục vừa là Của Lễ.
8. Các tên gọi của bí tích Thánh Thể: Thánh Thế, Thánh lễ, Bửa ăn tối của Chúa, lễ Bẻ Bánh, cử
hành Thánh Thể, Tưởng nhớ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa, Hy lễ thánh…

III: Về Nhà
1. Cảm nghiệm của bạn về ngày: Rước lễ lần đầu, Ngày lãnh nhận bí tích Thêm
Sức.
2. Hãy viết ngày Rửa Tội, Rước lễ lần đầu và ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức
– Người đỡ đầu.

You might also like