You are on page 1of 2

Bi kich tai nguyen chung ve nguon nuoc o tieu vung song Mekong

1/ Bối cảnh nghiên cứu, dẫn nhập

Vấn đề sử dụng chung nguồn nước sông Mekong giữa các quốc gia và các mâu thuẫn
tranh chấp xảy ra xung quan con sông này đang là vấn đề gây nhức nhối không chỉ cho
Việt Nam mà còn cho các quốc gia đang sử dụng.

Báo chí Việt ngữ ở trong và ngoài nước cũng chạy tin với những tựa đề “rất đáng lo ngại
và kinh sợ,” chẳng hạn như “Trung Quốc xây hàng loạt đập thủy điện làm hại dân hạ lưu
sông Cửu Long” [2], “Vn [Việt Nam]: Tq [Trung Quốc] Giết Mekong, Sông Thành Sa
mạc” [3], “’Bức tử’ sông Mekong với đập cao 292 m” [4], “Ðập Tiểu Loan đe dọa đồng
bằng sông Cửu Long” [5], hoặc “TQ [Trung Quốc] khai thác sông Mê Kông và nguy cơ
giết chết ÐBSCL” [6]. Một số người có quan tâm ở ngoài nước, chẳng hạn như Nhóm
bạn Cửu Long và Viet Ecology, và chuyên viên trong nước cũng phổ biến các bài viết
cho thấy cái “thảm họa trước mắt” do các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong
gây ra. Đó chỉ là một phần của vấn đề đang được nghiên cứu.

“Có dịp đến thăm đập Hoover trên sông Colorado gần Las Vegas, con đập tưởng như vĩ
đại cao 221 mét, công suất 2080 MW, nhưng thực ra chỉ lớn hơn con đập Mạn Loan
[Manwan] 1500 MW và chưa bằng nửa công suất của con đập Tiểu Loan [Xiaowan]
4200 MW. Do Mỹ đã tận dụng nước khúc thượng nguồn nên con sông Colorado đã cạn
dòng không còn nước để ra tới biển, gây thảm cảnh cho bao nhiêu triệu cư dân Mễ sống
nơi cuối nguồn. Phải chăng, đó cũng là tương lai của đồng bằng sông Cửu Long, sông sẽ
cạn dòng để thay thế bằng ngập mặn và rồi ra không có một giống lúa hay cây trái nào
sống sót được trong biển nước mặn ấy.” [7]

“Các hiểm họa từ thượng nguồn sông Cửu Long đang đổ xuống có khả năng từ từ dìm Cà
Mau và duyên hải Nam Việt xuống biển, ép nước mặn lấn dần vào sâu trong châu thổ
sông Cửu Long, và ngăn chặn tôm cá đi đi về về sinh sản tại hạ nguồn. Ô nhiễm từ kỹ
nghệ quặng mỏ Vân Nam sẽ theo dòng nước đổ xuống, những hồ chứa nước, đập thủy
điện khổng lồ và khai thác quặng mỏ ở thượng nguồn sẽ còn là những mối hiểm họa ghê
gớm, có khả năng gây sóng thần tràn ngập lưu vực và gây tê liệt vựa lúa Việt Nam nếu
việc quản lý có sự tắc trách vô tình hoặc cố ý.” [8]

“Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang bị nhiễm mặn trầm trọng, nước mặn ngày càng lấn
sâu vào đất liền vì nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng lý do chính yếu là do việc thiết lập
thiếu thận trọng (!) các đập thủy điện trên thượng nguồn làm cho mực nước sông xuống
thấp và không đủ lưu lượng để đuổi mặn trong mùa khô.” [9]

“Như vậy việc khai thác sử dụng tiềm năng thuỷ điện lưu vực sông Lancang [sông
Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa] chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến lượng nước, lượng
điện, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông thuỷ và môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông
Mê Công, nhất là đối với các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL).” [10]
“Vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải gánh chịu các tác hại nặng nề do việc dòng
Mêkông bị ngăn chặn, từ nguy cơ không còn phù sa màu mỡ, nước ngọt bị thiếu khiến
đất hóa phèn, cho đến nguy cơ lượng cá đánh bắt tụt giảm, chưa kể hiện tượng dòng chảy
của sông Mêkông yếu đi sẽ làm cho nước biển lấn vào gây ngập mặn.” [11]

Vậy hiểm họa thật sự đối với nguồn nước sông, tài nguyên chung của tiểu vùng sông
Mekong là gì? Sông Mekong có những ảnh hường thế nào đối với các quốc gia trong khu
vực? Các quốc gia đã và đang làm gì để hợp tác hoặc gây ảnh hưởng đối với dòng sông?
Bài tiểu luận của nhóm sẽ phân tích các thực trạng vấn đề liên quan đến bi kịch tài
nguyên chung về nguồn nước ở tiểu vùng sông Mekong.

You might also like