You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


……….oOo………

BÁO CÁO
THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ

Cán bộ hớng dẫn: TS.LÊ THỊ LOAN


ThS.LÊ MAI NHƯ UYÊN
Sinh viên thực hiện :Phan Thi Hoa
Mã số SV: 10714058 Nhóm 3
Lớp:Công Nghệ Sinh Học K4
Chương trình thực tập chuyến Buôn Ma Thuột-Nha Trang bao gồm các
địa điểm sau:
1. Nhà máy xử lý nước thải tp Buôn Ma Thuột.
2. Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
3. Công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang.
4. Trại chăn nuôi Suối Dầu ,viện vacxin và dược phẩm y tế Nha Trang.
5. Công ty bia Miền Trung.
6. Vườn quốc gia Chư Yang Sin.
7. Vườn quốc gia Yok Don.
8. Viện Hải Dương Học Nha Trang.
NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tp.BUÔN MA THUỘT
Đây là dự án do Đan Mạch tài trợ .Nó có cả hệ thống thoát nước mưa và hệ
thống thoát nước thải sinh hoạt. Là công trình xử lý nước thải khép kín và nước
sau xử lý được tái sử dụng.Vốn là công nghệ được hỗ trợ hoàn toàn từ Đan Mạch
và cũng là hệ thống xử lý nước thải đầu tiên của nước ta.
Nhà máy xử dụng công nghệ hồ xử lý ổn định,đây là công nghệ có tính hiệu
quả cao,không tốn kém , chi phí bảo dưỡng thấp rất thích hợp với điều kiện của
thành phố Buon Ma Thuôt .Ngoài ra ,khí hậu tại Việt Nam rất thuận lơi cho việc
vận hành các hồ xử lý ổn định và công nghệ này có thể đươc sử dụng để xử lý cả
nước thải sinh hoạt và nước thải thành phố. Tuy nhiên hồ xử lý ổn định đòi hỏi
phải tốn đất xây dựng hơn các hệ thống xử lý bằng điện cơ thông thường khác.
Hệ thống hồ xử lý ổn định bao gồm một số hồ được phân loại theo chế độ oxy
hóa : hồ kỵ khí, hồ sinh học hồ làm thoáng,hố lắng…
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 59 Hai Bà Trưng –tp.Buôn Ma Thuột- Dăk Lăk
Viện VSDT Tây Nguyên là đơn vị Y tế dự phòng trực thuộc bộ y tế ,phụ
trách vùng tây nguyên được thành lập theo quyết định số 480/QD-BYT ngày
22/10/1975 của bộ trưởng bộ y tế ,đươc sắp sếp lại tại quyết định số
230/1998/QD-TTG ngày 30/11/1998 của Thủ Tướng chính phủ .Đến nay viện đã
không ngừng đổi mới về mọi mặt,hoàn thành mọi nhiệm vụ bộ Y tế giao phó
Viện VSDT tây nguyên là viện đầu tiên trong hệ thống y tế dự phòng trực
thuộc bộ y tế được bộ y tế cho phép xây dựng phòng thí nghiệm an toàn sinh học
cấp độ 2.Việc phát triển hệ thống phòng xét nghiệm đạt chuẩn sẽ phục vụ tốt cho
công tác chuẩn đoán dịch bệnh chính xác đặc biệt là các bệnh nguy hiểm ,các dịch
bênh mới như là cúm A(h5n1),SARS,HIV…
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG
ĐỊA CHỈ: 584 Lê Hồng Phong – Nha Trang- Khánh Hòa
1/Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty đuộc thành lập từ năm 1977 với với tên gọi là xí nghiệp Thủy sản Nha
Trang là doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ thủy sản .trải qua thời kì kinh tế tập
trung bao cấp và thời kỳ đỗi mới ,hội nhập công ty vượt qua khó khăn ,từng bước
phát triển hiện nay có hơn 200 lao động lành nghề với nguồn vốn hoạt động hơn
30 tỉ.Cơ sở hạ tầng được đàu tư mở rộng đảm bảo cung cấp cho thị trường khoảng
1 triệu lít nước mắm và 2.3 triệu chai nước mắm các loại mỗi năm.
Năm 2006 được cổ phần hóa và đổi tên là công ty cổ phần thủy sản
584 Nha Trang
.
Cho đến nay, hoạt động công ty sau những đổi mới và củng cố đã đem lại sức
bật mới ,những kết quả khả quan ,sản phẩm của công ty luôn gắn bó với bữa ăn
của nhiều gia đình ,là sản phẩm truyền thống và là thế mạnh của thành phố biển
Nha Trang .Với thương hiệu nước mắm 584 Nha Trang luôn là lựa chọn đúng
đắn ,thiết thực đối với du khách khi cần 1 món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè,người
thân
2/Quy trình:
Loạicá làm mắm ngon nhất là Cá Cơm hoặc cũng có thể là các loại cá như:cá
nục,cá thu…
Quy trình làm mắm được tiến hành theo công thức 2 cá 1 muối hay 3 hay 4 cá 1
muối ( tùy theo loại cá to hay nhỏ) tức là lấy mủng lường theo công thức trên .
Quy trình được tiến hành theo 3 giai đoan sau:
Giai đoạn 1:
Dựa vào công thức trên người thợ làm mắm lấy mủng lường và đổ vào
thùng ,mỗi lần đỗ đều trộn đều cá và muối cho đến khi đầy .Cá ướp muối được
để trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm .Trên bề mặt của nươc trong thùng lác
này xuất hiện 1 lớp ván mỏng màu xanh meo.Khi đúng thời gian người thợ cho
rút lấy nước bồi (nước đầu tiên) đó chính là nước mắm cốt hay nước mắm nhỉ.
Giai đoạn 2:
Giang ngoài nắng trong vòng từ 6 đến 8 tháng ,sau đó người ta đổ nước
muối vào thùng .Nước muối đuoc5 pha chế theo công thức 1 muối 2 nước
lạnh,đỏ đến cách áp lợi thùng 1 tất rồi khoáy đều sau đó rút ra theo vòi ,người
thợ gọi đây là mắm nhì.Loại mắm này tiếp tục đem phơi nắng từ 3 dến 6 tháng
Giai đoạn 3:
Người thợ lấy mắm cốt được được cất ra trong giai đoạn 1(mắm nhỉ)
dem pha chế với mắm nhì trong giai đoan 2 để cho ra mắm nhất trong giai
đoan 3.
Công thức pha này theo tỷ lệ : 5 lít nước mắm nhì pha với 1 lái nước mắm
nhỉ than mắm nhất .Nước mắm nhất có độ đạm từ 18 đến 20 .Loại mắm này
chính là loại ta thường dung hàng ngày
TRAỊ CHĂN NUÔI SUỐI DẦU –VIỆN VACXIN VÀ DƯỢC PHẨM
Y TẾ NHA TRANG
Trại nằm cách Nha Trang 20 km về hướng nam,trại chăn nuôi suối Dầu
có lịch sử phát triển hơn 100 năm tồn tại và phát triển .Đây là nơi cung cấp
súc vật thí nghiêm lớn nhất Đông Nam Á .Trại do bác sĩ Yersin thành lập
năm 1896.Trước kia nơi đây là một cánh đồng hoang ,năm 1895 bac2 sĩ
Yersin đến Khánh Hòa lập nghiệp .Tháng 9/1895 sau khi phòng thí nghiệm
Yersin(nay là Viện Paster Nha Trang ) được thành lập .Bác sĩ Yersin đã nghỉ
ngay đến việc thành lập trại nuôi ngựa bởi ngựa là loài vật được chọn để
dung làm huyết thanh chống dịch hạch .Lúc đầu Ngựa dược nuôi ở gần Diên
Khánh vì ở đây có sẳn cỏ và lúa nhưng nhưng không có đất trống để lập trại
và làm đồng cỏ .Sau một thời gian ngắn tìm kiếm ,bác sĩ Yersin đã chọn được
đất tại suối Dầu .Lúc này là một cánh rừng hoang ,cây cối rậm rạp mà chủ
yếu là cây Dầu Rói- thuộc địa phận làng Xuân Phú và Khánh Xuân.
Trại có 125 ha trong đó có 10 ha rừng cao su,nhiệm vụ chính là chăn nuoi
súc vật,cung cấp nguyên liệu cho sản xuất huyết thanh,vacxin chống các bệnh
bạch hầu ,ho gà, uống ván,dại,rắn cắn…
Xuất phát từi nhu cầu hoạt động của viện vacxin hiện nay ,trại chỉ tập
trung nuôi 4 loại là:ngựa, thỏ ,chuột lang và chuột bạch.Với đàn ngựa hơn 300
con mỗi năm cung cấp 7.000 đến 10.000 lít huyết thanh thô.Số lượng
chuột,thỏ,chuột bạch khỏang 100.000 con phục vụ việc kiểm đinh vacxin.Hoạt
động của trại là một dây chuyền khép kín từ đồng cỏ,mía bãi chăn thả đến
chuồng trai ,nhà chế biến thức ăn cho súc vật và xưởng sản xuất phân vô cơ vi
sinh.
Quá trình lấy máu ngựa được thực hiện trên các con ngựa khỏe mạnh,lấy
lượng máu bằng 1,5% trọng lượng cơ thể chúng,ngụa từ 3 tạ trở lên mỗi lần lấy
4,5 lít .Sau khi lấy máu để lạnh 3 tiếng rồi hiếc lấy huyết tương con phần hồng
cầu trả lại cho ngựa.
Trại là nơi cung cấp các vật thí nghiệm sạch dung để thí nghiệm trong các
phòng thí nghiệm lớn vì vậy luôn đảm bảo về chất lượng va độ an toàn
cao,trong suốt quá trình nuôi thì ngựa không được sử dụng bất kỳ loại thuốc
nào cả .
CÔNG TY BIA MIỀN TRUNG
Nhà máy bia Miền Trung nằm ở huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa .
Bia dược sản xuất từ các nguyên liệu chính là nước,malt,gạo,hoa bia.Sau quá trình
lên men sẽ cho ra loại đồ uông giàu dinh dưỡng có hương thơm dặc trưng ,độ cồn
thấp,vị đắng dịu,bọt trắng mịn với hàm lượng CO2 phù hợp.Ngoài ra trong bia còn
có chứa 1 hệ enzyme khá dặc biệt là enzyme amylaza có tác dụng kích thích tiêu
hóa. Sau đây là các thành phần chính tạo nên BIA:
NƯỚC: nguồn nước ảnh hưởng quan trọng đến đặc trưng của bia,nước mềm là
phù hợp nhất.Để đảm bảo chất lượng và mùi vị của sản phẩm ,nước cần được xử
lý trước khi tham gia vào quá trình sản xuất.
MALT: bằng cách ngâm hạt lúa mạch trong nước cho chúng này mầm đến
một giai đoạn nhất đinh và sau đó làm khô hạt đã nẩy mầm để thu được hạt ngũ
cốc đã duov75 mạch nha hóa( malt) .Mục đích của quy trinh này là giúp hoạt
hóa ,tích lũy về khối lượng và hoạt lực của hệ enzim trong đại mạch .Hệ enzyme
này giúp chuyển hóa tinh bột trong hạt thành đường hòa tan bền vững vào nước
tham gia vào quá trình lên men
Thời gian và nhiệt độ sấy khác nhau sẽ tạo ra các màu malt khác nhau
HOA BIA: hoa houlon được con người biết dến và sử dụng khoảng 3000 nam
trước.Đây là thành phần rất quan trọng không thể thay thế trong quá trình sản xuất
bia giúp mang lại hương thơm đặc trưng làm tăng khả năng tạo và giữ bọt,làm
tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.
Cây hoa bia được trồng bởi nông dân trên khắp thế giới với nhiều giống khác
nhau nhưng nó chỉ được dùng trong sản xuất bia là chủ yếu.Hoa houblon có thể
đem dùng ở dạng tươi nhưng để bảo quản được lâu và dễ vận chuyển houblon phải
được sấy khô dể làm tăng thời gian sử dụng
GẠO: đây là loại hạt có hàm lượng tinh bột cao được dùng để sản xuất các loại
bia chất lượng cao .Gạo được đưa vào chế biến dưới dạng bột mịn để dễ hòa tan
trong quá trình hồ hóa sau đó được phối trộn cùng với bột malt sau khi đã đường
hóa.
MEN: men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường .Các giống men bia
cụ thể được lựa chọn để sản xuất các loại bia khác nhau,men bia sẽ chuyển hóa
đường thu được từ ngũ cốc và tạo ra cồn và CO2
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÓ CÁC BƯỚC CHÍNH SAU:
1.Nấu: malt sau khi được nghiền sẽ hòa tan chung với nước theo tỷ lệ phù hợp với
từng loại sản phẩm và dưới tác dụng của các enzyme ở nhiệt dộ nhất định sẽ dược
đường hóa trong nồi nấu malt.Tương tự vậy gạo sẽ được hồ hóa ,sau đó được phối
trộn lại với nhau trong nồi nấu malt để tạo đường hóa trước khi được bơm sang
nồi lọc
Mục đích chính của giai đoạn này là hòa tan hết chất đường ,cũng như một số
protein phục vụ cho lên men ra khỏi những thành phần không hòa tan như vỏ
trấu,chất sơ.Sau đó tại nồi lọc,người ta lọc hết chất lỏng ra khỏi vỏ trấu cũng như
các chất sơ mầm để lấy hết lượng đường còn bám trong trấu.Dịch đường này sẽ
được đun sôi và houblon hóa nhằm trích ly chất đắng ,tinh dầu thơm và các hợp
chất chứa nito khác vào dịch đường để biến đổi nó thành dịch đường có vị đắng và
hương thơm dịu của hoa.
Sau khi quá trình đun sôi và houblon hóa kết thúc thì toàn bộ lượng oxy đã bay ra
ngoài theo hơi nước .Dịch đường được bơm qua bồn lắng cặn sau đó được đưa qua
bộ phận làm lạnh nhanh ,đưa nhiệt độ xuống mức cần thiết cho quá trình lên men
2.Lên men:
Là giai đoạn quyết đinh để chuyển hóa dịch đường houblon hóa thành bia dưới tác
động của nấm men thông qua hoạt động sống của chúng
Phản ứng sinh học chính của quá trình này tạo cồn và CO2 . Ngoài rat a còn thu
được một dịch lên men có nhiều cấu tử với tỷ lệ về khối lượng hài hòa cân đối
Quá trình lên men chính nằm trong thay đổi lớn về lượng và biến đổi sâu sắc về
chất trong dịch đường
Quá trình lên men phụ nhằm chuyển hóa hết phần đường có khả năng lên men
còn tồn tại trong bia non
3.Làm trong bia:
Đây là quá trình tách các hạt keo , nấm men sót, các phức chất protein…để tăng
thời gian bảo quản và lưu hành sản phẩm làm tăng giá trị cảm quan của bia.
4.Đóng chai:
Để lưu trữ ,vận chuyển và phân phối đến người tiêu dung ,bia được chiết rót vào
chai hay lon sau đó được thanh trùng bằng nhiệt nhằm tiêu diệt hoàn toàn tế bào
vi sinh vật có hại ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.
VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN
Là một khu rừng đặc dụng của Việt Nam được thành lập theo quyết định số
92/2002/QĐ-TTG ngày 12/7/2002 của thủ tướng chính phủ nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
A.Điều kiện tự nhiên:
Vườn quốc gia Chu Yang Sin nằm trên địa bàn các xã :Yang Mao,Cư Đrăm,Cư
Pui,Hòa Phong, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và
các xã Yang Cao, Bông Krang ,Krông Nô, Đăc Phai thuộc huyện Lăk tỉnh Đăk
Lăk .tại đây có núi Chư Yang Sin cao 2.4420m cao nhất hệ thống núi cao cực
Nam trung bộ,Vườn thuộc quản lý của UBND tỉnh Đăk lăk
Phía đông:dọc song Krông Bông đến ngã ba suối Yarô đến đường phân thủy
song Krông Ana.
Phía tây:từ suối Đăk Cao đến ngã ba suối KăkKid và đến đường phân thủy
giữa Đăk Cao và Đăk Phơi
Phía nam: dọc song Krông Nô
Phía bắc: bắt dầu từ thác Krông Kmar qua dãy Chư Ju Chư Yang Bông đến
suối Ea Ktour .
Tọa dộ địa lý: từ 12 độ 1416 đến 13 độ 3058 vĩ bắc
Từ 108 độ 1747 đến 108 dộ 3448 kinh đông
2.Diện tích:
Tổng diện tích 58.947 ha bao gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:19.401 ha
Phân khu phục hồi sinh thái:39.526 ha
Phân khu hành chính dịch vụ:20 ha
Diện tích vùng đệm của vườn quốc gia Chư Yang Sin là 183.479 ha,nằm trên các
huyện Lạc Dương,Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông,Lăk của
tỉnh Đăk Lăk
B.Mục tiêu nhiệm vụ:
Bảo vệ mẫu chuẩn các hệ sinh thái rừng trên núi cao Tây Nguyên ,bảo tồn các
loài dộng vật hoang dã đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm.Nghiêm cứu khoa
học ,môi trường ,phát triển du lịch sinh thái góp phần phát triển kinh tế xã hội của
địa phương.Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Sê Rê Pôk,Mêkông, điều hòa lượng nước
cho sản xuất nông nghiệp.
C.Đa dạng sinh học:
1.Thực vật: có 951 loài ,155 chi( bao gồm cây họ dẻ,thầu dầu 3 mãnh vỏ…)
Gỗ quý: Du Sam.Cẩm Lai,Thông Đỏ…
Thảm thực vật hơn 20.000 ha
Có một số cây thong có đường kính 3.7m ở độ cao hơn 1500m khi lên cao nữa
gặp rừng lùn như Thông Đại Mạc…
2.Động vật: có 72 loài gồm:
Chim:khứu bạc má,chào màu,diều hâu,đại bang….
Thú:nai,thỏ,sơn dương,dê núi,…Thú ăn thịt như:hổ,báo,sói….
Cá : có 81 loài cá
Bò sát:98 loài bò sát,trong đó có 7 loài mới là ếch Xanh, thằng lằn Tuyniji
Côn trùng:có 240 bộ cánh màng.
VƯỜN QUỐC GIA YÔK ĐÔN

Vườn quốc gia Yôk Đôn là một tronh những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt
Nam,thuộc tỉnh Đăk Lăk
Rừng thuộc quản lý Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
1.Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia Yôk Đôn nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện : xã KrôngNa
huyện BuônĐôn ,xã Easup tỉnh ĐăkLăk và huyện CưJút tỉnh Đăk Nông .Vườn
cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc
Vườn quốc gia Yôk Đôn được phê duyệt theo quyết định số 352/CT ngày
29/10/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200
ha hệ sinh thái rừng Khộp đất thấp .Ngày 24/6/1992 bộ Lâm nghiệp ra quyết định
số 301/TCLĐ thành lập vườn quốc gi Yôk Đôn trực thuộc bộ lâm nghiệp
Vườn được mở rộng theo quyết định số 39/2002/QĐ-TTG ngày 18/3/2002 của
thủ tướng chính phủ Việt Nam
Tọa độ địa lý:
Từ 12 độ 45 dến 13 độ 10 vĩ bắc
Từ 107 độ 2930 đến 107 độ 4830 kinh đông
2.Diện tích:
115.545 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947 ha, phân khu phục hồi
sinh thái là 30.426 ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172 ha.Vùng đệm của
rừng có diện tích 133.890 ha bao gồm các xã bao quanh vườn quốc gia
Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng với 2 ngọn núi nhỏ ỏ phía nam
của song Sêrêpôk .Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên ,phần lớn là rừng khộp
.Yôkd9o6n cũng là vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam bảo vệ loại rừng đặc
biệt này.
Ranh giới của vườn như sau:
Phía bắc:theo đường tỉnh lộ 1a từ ngã ba ChưMlanh qua đồn biên phòng số 2 đến
biên giới Việt Nam –Campuchia
Phía tây: giáp biên giới Việt Nam –Campuchia
Phía đông:theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba ChưMlanh đến bản Đôn ngược dòng song Sê
rê pôk đến ranh giới huyện Cư Jút
Phía nam: giáp huyện CưJút và cắt đường 6B tại km 22+500 theo đường 6B đến
suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam – Camuchia
2.Đa dạng sinh học:
Nơi đây cò 63 loài động vật có vú,196 loài chim ,48 loài bò sát,16 loài lưỡng cư ,
464 loài thực vật
Trong đó voi rừng,trâu rừng và bò tót khổng lồ là các loài quý hiếm
Dây cũng là nơi cư ngụ của một số loải động vật nguy cấp mang tính toàn cầu
như:bò sám,nai cà tong,bò banteng,voi châu á,hổ ,báo,sói đỏ ,chà và chân đen
Thực vật có cẩm hương ,giáp lai,gụ,mằng lăng…..
Chim có Công,sếu đầu đỏ,và các loại chim nhỏ khác
Vườn còn từ 40 đến 60 con voi xuất hiện ơ phía bắc song Sê rê pôk mùa khô đi,
mùa mưa trở lại
Hiện nay công tác diều tra vẫn còn đang tiếp tục nhưng các kết quả cho thấy
vườn quốc gia Yôk Đôn là một trong những nơi có hệ chim phong phú nhất đông
dương
3.Bảo tồn:
Hiện nay vườn có 225 nhân viên (150 kiểm lâm)
Có một trung tâm sinh thái và giáo dục môi trường
Ngành lâm nghiệp ,chính quyền các cấp và ban quản lý vườn quốc gia Yôk Đôn
có nhiều nỗ lực trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học nhưng vẫn đối mặt với tình
trạng săn bắt ,xâm lấn đất đai và cháy rừng .Bên cạnh đó xung quanh vườn còn tồn
tại nhiều khu rừng rộng lớn ,trong đó phần lớn được giao dể khai thác gỗ thương
phẩm cho các lâm trường quốc doanh quản lý,ngoài ra hình thức giao khoán bảo
vệ rừng cũng rất hữu hiệu trong công tác nhà nước và nhân dân cùng nhau bảo vệ
rừng
Đây là một khu rừng quý của nước ta bao gồm các loài quý hiếm có ên trong
sách đỏ Viet5 Nam và thế giới vì vậy cần tích cực bảo vệ để gìn giữ,bảo vệ rừng
cũng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta,rừng đầu nguồn rất quan trọng trong
việc giữ nước và hạn chế lũ lụt vào mùa mưa
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Viện hải dương học Nha Trang là một viện nghiêm cứu đời sống sinh vật biển tại
thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa,viện hải dương học được người Pháp thành
lập nam7 1922 và được xem là một trong những cơ sở nghiêm cứu sớm nhất ở
Việt Nam và là nơi có bộ sưu tập về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á ,ở
đây lưu trữ 20.000 mẫu của 4000 loài động vật biển .Ở đây có trưng bày những
loài động vật quý hiếm như như loài Bò biển(dugong),bộ xương cá voi khổng
lồ.Viện hải dương học Nha Trang không nghững là một viện nghiên cứu mà còn là
điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách yêu thích sinh vật biển
Đa dạng sinh học:
1.Bể nuôi sinh vật biển:
Sinh vật biển có màu sắc sặc sở,đa dạng về hình thù,trong các rạn san hô như: san
hô sừng dạng quạt,hải quỳ,cá khổng lồ,sao biển màu xanh, huệ biển cầu gai, hải
sâm,tôm hùm,cá bò,cá mao tiên,cá mặt quỷ,cá thiên thần,cá thia xanh biết…….
2.Sinh vật nuôi trong bể nuôi ngoài trời:
Cá mao tiên là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới,màu sắc nâu đỏ,vàng,có hai vây
trước xòe rộng như hai cánh chim,vây lưng tua tủa có 13 chiếc gai độc,vòng đuôi
mỏng trong suốt,có chấm như chiếc quạt.Đầu xù xì như đầu rồng,than mềm mại
Những con sam sống thành đôi ,có khi 2 con sam dắt theo đàn 5 hay 6 con đực ở
phía sau.Sam được xem là hóa thạch sống trên hành tinh chúng ta ,loài này xuất
hiện khoảng 400 triệu năm trước đây
Những loài cá lớn như cá Mập vây đen, cá Nhám beo,cá Đuối luôn cuốn hút bởi
bởi sự năng động và nhanh nhẹn .cá Mập được xem như là hung thần của biển
cảboi73 hàm răng sắc nhọn như những chiếc dao
Các loài rùa biển ở Việt Nam như Đồi Mồi,Vích,Tráng Bông….
3.Sinh vật sống trong bể kính:
Sự cộng sinh ví như đôi bạn vàng giữa các loài hải quỳ và cá khoang cổ.Hải quỳ
với xúc tu có chứa các túi thích ti bào rất độc có thể làm tê liệt kẻ thù của nó,tuy
nhiên chỉ có 1 loài sinh vật biển duy nhất có khả năng chống lại độc tố của hải quỳ
đó là cá khoang cổ,chúng sống trong các xúc tu cua hải quỳ ,bù lại cho người bạn
đã che chở cho mình ,cá khoang cổ thường mang về cho bạn mình những thức ăn
ngon.
Các loài cá màu sắc sặc sở thuộc họ cá Bướm,cá kẽm bong,cá chim cờ,cá bò…
Các loài cá ngựa,cá thia ,cá mú ,cá trình với màu sắc sặc sở sống trong các rạn san

Hải quỳ ống,sao biển,rùa biển tiêu biểu cho cuộc sống trầm lặng của biển
4.Bảo tang đa dạng sinh học:
Nơi đây lưu trữ,trưng bày 20.000 mẫu vật từ các chuyến khảo sát trong vùng biển
Đông và một số vùng biển lân cận với mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học của
các sinh vật biển.Các mẫu vật được xếp theo sự phát triển và tiến hóa về sinh học
Các mẫu lớn:
Bộ xương cá voi dài 18m,nặng 18 tấn được khai quật năm 1994 tại Nam Định
Bộ xương Nàng tiên cá (dugong dugon) khai quật tháng 11/1997 tại bãi lò
Vôi,loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng
Các mẫu nhỏ:
Bạch tuột đốm xanh nếu cắn gây tử vong
Mẫu vật Hải Cẩu
Cá tầm trung hoa
Cua vua
Ngoài ra có bộ sưu tập mẫu san hô,thực vật biển,thân mềm
Qua đây ta thấy sự da dạng sinh sinh học của sinh vật biển Việt Nam và thế
giới,vì vậy cần phải ra sức bảo vệ biển

You might also like