You are on page 1of 2

Chủ đề Đại hội X của Đảng xác định là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của Đảng, phát


huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển”. Chúng tôi rất tâm đắc với chủ đề đó. Đảng ta là đảng cầm quyền, trí tuệ của Đảng có
tầm quyết định tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu không "nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu” thì Đảng không thể làm tròn sứ mệnh lãnh đạo dân tộc trong giai đoạn mới của cách
mạng. Đây là vấn đề cốt lõi, có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội
nhập để phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, dù Đảng có đường lối chỉ đạo đúng đắn mà không khơi dậy
được sức mạnh toàn dân tộc thì không phát huy được nguồn nội lực của đất nước. Thực tế cho thấy,
trong thời kỳ dân ta bị đô hộ, Đảng ta chỉ có hơn 5.000 đảng viên, hơn nửa số đó còn bị giam cầm trong
nhà tù thực dân, phát xít, vậy mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc cách mạng Tháng Tám thành
công, lập ra nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông nam Á, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ
của ngoại xâm. Tại sao vậy? Bởi vì, Đảng đã tập hợp được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, cùng
đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...

Hiện nay, Đảng ta đã lớn mạnh lên rất nhiều, số lượng đảng viên lên tới hơn 3 triệu người, nhưng bên
cạnh số đảng viên có phẩm chất, đạo đức tốt, gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, chấp
hành pháp luật, vẫn còn một bộ phận đảng viên, trong đó có không ít người có chức, có quyền thoái hoá
biến chất, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Nhận rõ nguy cơ đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “Nhìn chung cuộc vận động
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong các cơ quan, tổ chức đảng, đảng viên chưa đạt
yêu cầu đề ra. Tình rạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo
điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán
bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng bị tê liệt, thiếu sức chiến đấu và
không đủ năng lực lãnh đạo và chỉ đạo giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh...”(1). Để khắc phục
tình trạng này, Báo cáo đề ra phương hướng đổi mới, chỉnh đốn đảng, nâng cao năng lực và sức chiến
đấu của Đảng, trong đó, có đổi mới về công tác cán bộ và đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng
lực cầm quyền của Đảng. Đây là hai vấn đề lớn đặt ra trong công tác cán bộ hiện nay.

Chúng ta đều hiểu sâu sắc câu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Một xã hội biết trọng dụng hiền tài sẽ là
một xã hội phát triển. Chúng ta đã nói nhiều tới việc sử dụng, thu hút nhân tài trong xây dựng và chấn
hưng đất nước. Nhưng trên thực tế đã làm được những gì?

Một bộ phận trí thức trẻ, được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng không tìm được việc
làm, hoặc tìm được việc làm không phù hợp với ngành nghề đào tạo; những trí thức năng nổ, giỏi về
chuyên môn, có trình độ trên đại học, hoặc được tu nghiệp tại nước ngoài bị hút vào các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân..., số được tuyển dụng vào
các cơ quan thuộc hệ thống trị không nhiều. Một quyết định đúng đắn sẽ kích thích xã hội phát triển, một
chính sách sai lầm sẽ kìm hãm, thậm chí làm thui chột động lực phát triển của toàn xã hội. Hãy thử nhìn
vào đội ngũ cán bộ các cấp của ta hiện nay, đặc biệt là cấp cơ sở. Đa số trong họ trưởng thành từ quần
chúng, tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương, nếu chưa có bằng tốt nghiệp THPT thì đi học
bổ túc văn hoá, rồi học thêm hàm thụ, tại chức để lấy các loại bằng. Sau đó được đề bạt vào các chức vụ
quan trọng của địa phương, có khi còn được rút lên huyện, quận... làm cán bộ chủ chốt. Xét về góc độ
đào tạo, loại hình hàm thụ, tại chức không có lỗi. Lỗi là chỗ người đào tạo thì “thương mại hoá" hoạt
động đào tạo, cốt thu tiền học phí, người đi học thì không lấy "sự học" làm đầu, mà chạy theo tấm bằng
để chạy chức, chạy quyền... Như vậy, bằng là "bằng rởm", cái thu được là sự "rỗng tuếch" về tri thức!
Như thế làm gì có trình độ, năng lực để lãnh đạo, quản lý? Những người như thế, do chạy chọt, luồn cúi
cạnh tranh, thậm chí còn triệt tiêu những người có đức, có tài trong cơ quan để độc tôn quyền lực.

Những kẻ bất tài bằng rởm thì không thể là cán bộ có “tâm", có "đức”. Vì vậy, cần phải có chính sách thu
hút nhân tài, không chỉ hút vào các doanh nghiệp nhà nước, mà phải đặc biệt chú trọng thu hút và sử
dụng trong bộ máy đảng, chính quyền các cấp. Muốn làm được điều đó, cần phải có cái nhìn đổi mới,
công bằng hơn trong tuyển dụng và đề bạt cán bộ; đồng thời, phải xem xét lại chế độ tiền lương cho hệ
thống các cơ quan đảng, chính quyền, để cán bộ, công chức sống được bằng đồng lương, tránh những
tiêu cực thường thấy trong cơ chế “xin - cho”.
Chúng ta đều biết, đội ngũ đảng viên tuy lớn nhưng nếu so với hơn 80 triệu dân Việt Nam thì chỉ là thiểu
số. Còn rất nhiều người có đức, có tài ngoài Đảng chưa được trọng dụng.

Với phương châm đổi mới, đổi mới hơn nữa, nhất là về phương thức lãnh đạo, Đảng ta sẽ tiếp thu
những cái mới, cái hay rút ra từ thực tiễn lãnh đạo trong hơn nửa thế kỷ qua, để đất nước ngày một giàu
mạnh, thực hiện thành công mục tiêu: “sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển” như Đại hội X đã
đề ra.

_____

You might also like