You are on page 1of 29

Đề tài sơ lược:

PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG


ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Đề tài nghiên cứu khoa học


Người hướng dẫn:
Sinh viên: Lương Hoàng Thọ
Lê Thị Lệ
Trịnh Minh Thu
Lớp: CQ 46/15.03

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Đã là một nhà đầu tư chắc hẳn ai cũng muốn đồng vốn
mình bỏ ra được sử dụng một cách tốt nhất và thu về nhiều lợi nhuận
nhất. Có rất nhiều cách để thực hiện điều đó, một trong số đó là đầu tư
vào lĩnh vực chứng khoán.
Trên thế giới sự ra đời của thị trường chứng khoán- nơi
mua bán, trao đổi chứng khoán xuất hiện từ khá sớm với chức năng cơ
bản là huy động những nguốn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư và tái
đầu tư thu lợi nhuận, đồng thời đem lại cho người đầu tư vào thị trường
này một khoản lợi nhuận đầy “hứa hẹn”. Chính vì thế, đầu tư chứng
khoán dần trở thành trào lưu của các nhà đầu tư, ai cũng có thể tham
gia với hi vọng “ một đồng bỏ ra sẽ thu lại mười đồng”.
“ Lợi ích càng nhiều thì rủi ro càng lớn”, bên cạnh viễn
cảnh đầy " màu hồng" cho các nhà đầu tư thì đầu tư chứng khoán cũng
luôn tiềm ẩn trong nó sự rủi ro, đặc biệt với những nhà đầu tư nhỏ, lẻ.
Chính vì lí do đó mà em chọn đề tài: “ Phương pháp giảm
thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán” làm đề tài nghiên cứu, không
với tham vọng có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong đầu tư chứng
khoán, chỉ hi vọng đề tài sẽ tạo cho nhà đầu tư một cái nhìn khách quan
nhất về rủi ro trong đầu tư chứng khoán và những lời khuyên để hạn
chế những rủi ro trong lĩnh vực này.

II. Phạm vi nghiên cứu:


Đề tài: " Phương pháp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư
chứng khoán tại Việt Nam" là một đề tài khó và rất rộng vì thế trong
phạm vi một đề tài nghiên cứu của sinh viên, chúng em chỉ xin được tìm
hiểu một vài khía cạnh của đề tài, bao gồm: tìm hiểu về rủi ro khi đầu
tư chứng khoán, một vài phương pháp định lượng rủi ro và hạn chế rủi
ro dưới cái nhìn của sinh viên, những vẫn đề này sẽ lần lượt được đề
cập trong các chương của bài này.

III. Phương pháp nghiên cứu:


Để thực hiện đề tài này, nhóm em sử dụng các phương pháp
sau:
 Nghiên cứu lý luận
 Quan sát thực tế
 Phân tích
 Nhận xét
IV. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Với lĩnh vực đề tài nghiên cứu như trên đã có rất nhiều
chuyên gia kinh tế đề cập đến cũng như sinh viên các trường kinh tế lấy
làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, nhìn chung đó đều là những
phát hiện chính xác và có giá trị với các nhà đầu tư chứng khoán Việt
Nam, tuy nhiên ở mỗi thời điểm lại có thêm những nhận xét khác nhau
được bổ xung, chính điều đó làm cho đề tài này luôn mới mẻ, hấp dẫn
với những người muốn tìm hiểu nó.

V. Bố cục của đề tài:


Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Phạm vi nghiên cứu
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Tổng quan tình hình nghiên cứu
V. Bố cục của đề tài
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Vấn đề rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt
Nam
2.1: Quan niệm rủi ro trong đầu tư chứng khoán
2.2: Nguyên nhân gây ra rủi ro trong đầu tư chứng khoán
ở Việt Nam.
Chương 3: Định lượng rủi ro trong đầu tư chứng khoán
3.1. Phân tích độ nhạy
3.2. Phương sai và độ lệch chuẩn
3.3. Hệ số beta
3.4. Mô hình CAPM
Chương 4: Phương pháp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng
khoán tại Việt Nam
4.1: Đối với nhà đầu tư
4.2: Một số kiến nghị đối với Chính phủ
4.3: Một số kiến nghị đối với Ủy ban quản lý chứng khoán
và các cơ quan chức năng có liên quan.
Phần kết luận

Phụ lục

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán

.1.1 Một vài khái niệm cơ bản về chứng khoán:

a) Chứng khoán là gì? Là những hàng hóa trên thị trường
chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ quỹ đầu tư và
một số loại khác, như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp
đồng quyền chọn.
b) Cổ phiếu là gì? Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và
lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu với tài sản hoặc vốn của một
công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của công
ty cổ phần đó.
c) Trái phiếu là gì? Là một loại chứng khoán xác định
nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu với người sở hữu trái
phiếu. Người sở hữu trái phiếu sẽ thành trái chủ, tức chủ nợ của tổ chức
phát hành
d) Chứng chỉ quỹ là gì? Là loại chứng khoán xác nhận
quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của đại chúng.
Chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư
chứng khoán mà ngành nghề hoạt động chính là “ chơi chứng khoán”
e) Chứng khoán phái sinh là gì? Là những công cụ được
phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu,
nhằm mục tiêu phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
.1.2 Khái niệm thị trường chứng khoán:
Là nơi mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng
khoán nhằm mục đích kiếm lời
 Thị trường chứng khoán tập chung
 Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)
Một vài chức năng chính của thị trường chứng khoán:
 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tê
 Cung cấp mơi trường đầu tư cho công chúng
 Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
 Tạo môi trường cho Chính phủ thực hiện các
chính sách kinh tế vĩ mô.
Phân loại:
• Thị trường sơ cấp
• Thị trường thứ cấp
Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán:
 Nguyên tắc cạnh tranh
 Nguyên tắc công bằng
 Nguyên tắc công khai
 Nguyên tắc trung gian
 Nguyên tắc tập trung

1.2 Đầu tư chứng khoán:


1.2.1 Khái niệm đầu tư chứng khoán
Chứng khoán là các tài sản tài chính, vì vậy đầu tư chứng
khoán là một loại hình đầu tư tài chính. Trong hoạt động này các nhà
đầu tư mua bán, trao đổi chứng khoán trên thị trường nhằm thu lợi
nhuận.
.2.2 Phân loại đầu tư chứng khoán
Nếu căn cứ vào loại công cụ đầu tư có thể phân loại đầu tư
chứng khoán thành: Đầu tư trái phiếu Chính phủ, đầu tư trái phiếu
doanh nghiệp, đầu tư cổ phiếu.
Nếu phân loại theo mục đích đầu tư, có thể phân loại đầu
tư chứng khoán thành: Đầu tư nhằm hưởng lợi tức và đầu tư nhằm
nắm quyền quản lý, kiểm soát tổ chức phát hành.
CHƯƠNG 2: Vấn đề rủi ro trong đầu tư
chứng khoán ở Việt Nam.
Tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời,
là sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới của nền kinh tế đất
nước, sau hơn 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt
Nam đã có nhiều khởi sắc, trải qua cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế
cuối năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đứng vững và
phát triển được đánh giá là một trong 2 thị trường phát triển nhanh
nhất thế giới, trào lưu “ chơi chứng khoán” xâm nhập khắp nơi tới mọi
đối tượng từ công nhân viên chức, sinh viên, tiểu thương cho đến các
nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp. Tuy không còn là thứ gì đó quá mới mẻ
song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường trẻ, tiềm
ẩn trong nó là vô vàn những rủi ro, bên cạnh đó nhà đầu tư Việt Nam
đa phần là nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư theo kiểu “ bầy đàn”, thiếu kiến
thức chuyên môn chính vì thế như một nhà kinh tế đã nhận xét thị
trường chứng khoán Việt Nam hiện tại giống một sòng bạc hơn là thực
hiện chức năng chính của nó, điều đó để thấy được sự rủi ro tiềm ẩn khi
đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.1 Quan niệm về rủi ro trong đầu tư chứng khoán:
Rủi ro được hiểu là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là
khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì
đem lại tổn thất
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng hay xác suất
xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng
làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức
sinh lời dự kiến ban đầu
“Giáo trình thị trường
chứng khoán – ĐH kinh tế quốc dân”
2.1.1 Phân loại rủi ro:
Rủi ro có hệ thống ( rủi ro thị trường): Là loại rủi ro tác động
tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán
 Rủi ro lãi suất: Là khả năng biến động của mức sinh lời
do những thay đổi của lãi suất trên thị trường gây ra.
 Rủi ro thị trường: Là sự thay đổi mức sinh lời do sự
đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường.
 Rủi ro sức mua: Là rủi ro do tác động của lạm phát đối
với khoản đầu tư.
 Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro do tác động của tỷ giá đối với
khoản đầu tư.
Rủi ro không hệ thống: là loại rủi ro chỉ tác động đến một
loại chứng khoán hay một nhóm nhỏ chứng khoán.
 Rủi ro kinh doanh: Là rủi ro do sự thay đổi bất lợi
về tình hình cung cầu hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp
hay là sự thay đổi bất lợi môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Rủi ro tài chính: Là rủi ro về khả năng thanh toán
trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán.
Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa doanh thu,
chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp.
 Rủi ro quản lý: Là rủi ro do tác động của các quyết
định từ nhà quản lý doanh nghiệp.
2.1.2 Thực trạng rủi ro ở thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian
qua:
Là một thị trường mới nổi, còn trong quá trình sơ khai, tuy
nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam luôn được đánh giá là thị
trường đầu tư hấp dẫn, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ.
Trải qua hơn 10 năm thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam giờ
đã dần từng bước chuyên nghiệp hóa, nhằm tạo ra một môi trường đầu
tư công bằng và hấp dẫn. Mặc dù vậy, đối với các nhà đầu tư cả trong
và ngoài nước, việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt vẫn luôn
tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Một trong số các rủi ro đó được nêu
lên là:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
 Rủi ro về mặt chính sách: đó là sự can thiệp của nhà nước
( ủy ban quản lý chứng khoán) tới việc đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài, điều này là không thể tránh với bất kì thị trường chứng khoán
mới hình thành. Một ví dụ điển hình cho thấy khi chỉ số cổ phiếu tăng
đến 570 điểm thì Ủy ban quản lý chứng khoán sẽ ra quyết định giữ tỷ lệ
cổ phiếu, hạn chế đầu tư nước ngoài điều này nhằm tránh cho thị
trường quá nóng dẫn đến hiện tượng “ bong bóng” và hạn chế sự phụ
thuộc của thị trường vào các nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại nếu chỉ
số cổ phiếu giảm đến 130 điểm thì Ủy ban quản lý chứng khoán lại ra
chính sách mở rộng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài khiến chỉ
số cổ phiếu đàn hồi trở lại 280 điểm. Chính sự điều chỉnh này làm cho
cơ hội thu lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế.
 Rủi ro mang tính lưu động: do thị trường chứng khoán Việt
Nam có quy mô nhỏ, lượng cổ phần của các công ty tham gia là hạn chế,
chỉ số cổ phiếu lên xuống thất thường do đó với các nhà đầu tư nước
ngoài việc phải đối mặt với rủi ro mang tính lưu động là thực tế. Ví dụ
trong quá trình chỉ số cổ phiếu tăng từ 100 đên 570 điểm, lượng giao
dịch không đáng kể, muốn mua cũng không mua được, khi mua được
thì giá cổ phiếu đã lên đến đỉnh có nghĩa nhà đầu tư đã mua đắt, ngược
lại khi chỉ số cổ phiếu giảm từ 570 xuống, muốn bán cũng khó và khi đã
bán được thì cũng đã rớt xuống giá sàn tức là bán rẻ như vây đương
nhiên nhà đầu tư nước ngoài đã chịu một khoản lỗ.
 Rủi ro về cổ phiếu: đó có thể được hiểu như rủi ro thông tin
khi mà việc công khai tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán còn nhiều bất cập, đặc biệt là ngôn ngữ, cũng như độ tin
cậy của các bản kê khai tài chính, mặc dù đó là cơ sở để các nhà đầu tư
quyết định đầu tư, thông tin sai lệch có thể dẫn đến một khoản lỗ.
 Rủi ro về ngành nghề: đây là rủi ro về mặt phương hướng
khi nhà đầu tư không thể xác định được ngành nghề để đầu tư cho phù
hợp do có quá nhiều ngành nghề trong thị trường. Điều này vô tình gây
khó cho các nhà đầu tư nước ngoài.
 Rủi ro về mặt góp vốn: Thị trường cổ phiếu Việt Nam thực
hiện theo hình thức giao dịch T+3 nhưng có một số công ty chứng khoán
và ngân hàng lại liên kết với nhau đưa ra dịch vụ ngoại ngạch có nghĩa
là bằng các hình thức như cho lấy tiền ngay khi nhà đầu tư bán cổ
phiếu, thế chấp cổ phiếu để vay vốn hay mua chứng khoán góp vốn, tất
cả các hình thức trên đều phải trả giá bằng một khoản lãi suất cho ngân
hàng, vậy đương nhiên chúng ta sẽ phải mất một khoản tiền đánh đổi.
 Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Do hiện tại những điều luật liên
quan đến quản lý ngoại hối của Việt Nam còn khá thô sơ, giao dich chủ
yếu bằng tiền mặt do đó gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài, việc
đổi tiền mặt dễ gây biến động về tỷ giá.
Đối với nhà đầu tư trong nước và các tổ chức liên quan:
 Rủi ro về thị trường: rủi ro này phát sinh khi các thị trường
tài sản mà quỹ dầu tư có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một
khoảng thời gian dẫn tới sự suy giảm của toàn bộ thị trường.
 Rủi ro lãi suất: Chứng chỉ quỹ đầu tư cũng là một công cụ
đầu tư nên bị ảnh hưởng của yếu tố lãi suất. Lãi suất làm chi phí đầu
vào các doanh nghiệp tăng, mức lãi suất mong đợi tăng sẽ làm giảm giá
trị cổ phiếu, giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như giảm giá trị đầu tư vào
trái phiếu và ngược lại.
 Rủi ro lạm phát: lạm phát tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất
danh nghĩa do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư,
rủi ro lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kinh doanh cảu
doanh nghiệp điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp và khoản đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư.
 Rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành tría
phiếu/ công cụ nợ
 Rủi ro thiếu tính thanh khoản
 Rủi ro pháp lý
 Rủi ro xung đột lợi ích: Công ty quản lý quỹ cũng sẽ gặp phải
những xung đột nhất định về lợi ích của các quỹ đầu tư và các sản phẩm
tài chính khác do công ty quản lý quỹ điều hành.
 Rủi ro về tiến độ giải ngân
 Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng của quỹ: rủi ro này phát
sinh chủ yếu do sự giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường phi tập
trung và cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán mà quỹ đầu tư,
khi đó tài sản ròng của quỹ sẽ giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giá
của chứng chỉ quỹ trên thị trường.
Mặc dù nêu nên rất nhiều những rủi ro như vậy song nhìn chung
với các nhà đầu tư ở Việt Nam những rủi ro có thể xảy ra được gói gọn
trong 4 mặt: rủi ro từ phía cơ quan quản lý, rủi ro đến từ phía các tổ
chức phát hành, rủi ro đến từ báo cáo nghiên cứu thị trường và cuối
cùng là rủi ro từ bản thân nhà đầu tư.
2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam:
Đã là hoạt động kinh doanh thu lợi thì không có hoạt động nào
lại không có rủi ro, đầu tư chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Nói về nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong đầu tư chứng khoán nói
chung và tại Việt Nam nói riêng thì có rất nhiều, có thể là yếu tố khách
quan bên ngoài mà nhà đầu tư chỉ có thể biết để có biện pháp làm giảm
mức độ ảnh hưởng chứ không thể tránh, cũng có thể do các yếu tố chủ
quan của bản thân nhà đầu tư…Từ thực tiễn hoạt động của thị trường
chứng khoán Việt Nam những năm gần đây và trích dẫn nhận định của
tiến sĩ Nguyễn Minh Phong-trưởng phòng nghiên cứu kinh tế viện
nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội, em xin đưa ra một vài
nguyên nhân như sau:
• Rủi ro từ tính thanh khoản thấp của chứng khoán đầu tư:
Tính thanh khoán thấp của chứng khoán đầu tư có thể do
chứng khoán đó khó hoặc thậm chí không thể bán, không được phép
bán hay không được phép chuyển nhượng để thu hồi vốn. Hàng hóa
thông thường mà không thể bán thì chỉ có thể do chất lượng hoặc giá cả
hàng hóa đó quyết định nhưng đối với chứng khoán thì còn có những
nguyên nhân khác, đó là:
o Tình trạng tài chính và triển vọng thị trường phát triển
của công ty, tổ chức phát hành chứng khoán đó không tốt. Thật không
may cho nhà đầu tư khi mua phải những chứng khoán của một trong số
các công ty, tổ chức như thế và hậu quả tối đa cho nhà đầu tư khi các
công ty đó phá sản hay đơn giản chỉ là “ biến mất” trên thị trường, khi
ấy tất nhiên những chứng khoán mà họ phát hành đương nhiên không
còn giá trị, không thể bán hay chuyển nhượng để lấy lại vốn, kết quả là
đầu tư thua lỗ.
o Lựa chọn không đúng cơ cấu đầu tư. Trong đầu tư
chứng khoán có một lời khuyên rất hữu ích đó là “ không bỏ hết trứng
vào một giỏ”. Việc sở hữu thuần túy các loại cổ phiếu ưu đãi không
được chuyển nhượng trong một thời hạn cũng có thể gây ra rủi ro về
tính thanh khoán thấp cho nhà đầu tư, nhất là khi họ cần tiền để trả
ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác
o Sự cạnh tranh khốc liệt và biến động khôn lường của thị
trường. Điều này dẫn đến sự thay đổi nhu cầu của nhà đầu tư vào một
vài loại chứng khoán, những chứng khoán có triển vọng thì được quan
tâm, dễ mua bán, trao đổi, ngược lại với những chứng khoán do một vài
lý do nào đó mà nhà đầu tư không có nhu cầu thì việc gặp rủi ro thanh
khoản thấp là điều dễ hiểu.
• Rủi ro từ thông tin chứng khoán và thị trường:
trong đầu tư chứng khoán việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin là
vô cùng quan trọng, việc đầu tư có đúng, có trúng hay không phụ thuộc
rất lớn vào thông tin mà nhà đầu tư có được. Chính vì vậy nếu thông tin
không chính xác có thể là nguyên nhân gây ra những rủi ro lớn cho các
nhà đầu tư.
• Rủi ro từ quy định chất lượng dịch vụ của các sàn,
trung tâm giao dịch và công ty chứng khoán:
Vì yêu cầu đặc thù đòi hỏi bắt buộc phải thông qua các tổ
chức trung gian, môi giới trong kinh doanh chứng khoán, nên các nhà
đầu tư chứng khoán có thể sẽ phải chịu những rủi ro liên quan đến các
quy định, quy trình nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ của các tổ chức
trung gian này, điển hình là rủi ro liên quan đến việc khớp lệnh và phân
lô giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức
o Khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư
vì họ không thể hủy ngang lệnh đã đặt mua bán trước khi kết thúc
phiên khớp lệnh, bất chấp sự biến động mới bất lợi trên thị trường cho
họ, nếu họ không muốn bị phạt cho sự thay đổi này. Ngoài ra việc khớp
lênh này cũng gây ra tình trạng cung cầu ảo và tình trạng nghẽn mạch
trên thị trường, quá tải hoặc phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi những
nhà đầu tư nhỏ.
o Khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở
khớp liên tục các lệnh mua bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập
vào hệ thống giao dịch không phải chờ đến thời điểm định kỳ như khớp
lệnh định kỳ. Tuy nhiên rủi ro do nó gây ra có thể là rủi ro vì lệnh mua
bán chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự nên không
thể thực hiện được sớm hoặc hết các lệnh đã dặt hoặc rủi ro vì họ buộc
phải mua bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị
trường hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp ( khi bán ra) so vơi mức
lệch đã đặt.
Ngoài ra các nhà đầu tư nhỏ còn phải chịu thêm rủi
ro gắn liền với sự điều chỉnh quy định về số lượng giao dịch cổ phiếu
thực hiện, nó gồm:
Không thể xé nhỏ các khoản đầu tư như trước, vì
đã “ bỏ hết trứng vào một giỏ”.
Không có cơ hội mua các hàng- chứng khoán tốt vì
chúng chỉ được giao dịch theo lô lớn.
Chịu thiệt hại do phải là người “mua lẻ”, “bán lẻ”
với giá thấp hơn so với các nhà dầu tư có số lượng cổ phiếu đủ lô quy
định.
Chịu nhiều phân biệt đối xử khi thụ hưởng các
dịch vụ chứng khoán nếu vẫn muốn là người trực tiếp đầu tư, không
muốn thông qua các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ tín thác và các công ty
chứng khoán…
• Rủi ro từ các chấn động thị trường trong và ngoài nước
Các nhà đầu tư ( nhất là đầu tư nhỏ, lẻ) có thể phải gánh chịu
nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc
ngoài nước, bởi vì:
o Các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý
đám đông, đầy cảm tính và xúc cảm, làm phá vỡ các quy luật vận động
bình thường của thị trường.
o Các hoạt động đầu cơ, tung tin dồn, gây nhiễu
thông tin … tạo nên động thái thăng trầm cảu thị trường để trục lợi.
o Chấn động từ thị trường nước ngoài gây tâm lý
không tốt cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn chịu rủi ro từ các chính sách
cảu Chính phủ và quan trọng nhất cũng là nguyên nhân sâu xa của mọi
rủi ro là sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích,
phản ứng thị trường một cách nhạy bén, chính xác của bản thân nhà
đầu tư.
Trên đây có thể coi là những nguyên nhân sơ lược nhất có thể
dẫn đến rủi ro cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường chứng
khoán nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vậy có cách nào để đánh giá
được những rủi ro này hay không?

CHƯƠNG 3: Định lượng rủi ro


trong đầu tư chứng khoán.
Rủi ro là một khái niệm định tính, lý thuyết,chúng ta không
thể cầm nắm hay mang vác rủi ro vì chúng không phải là vật chất,
chúng ta chỉ có thể đánh giá được rủi ro thông qua hậu quả mà nó
mang lại, chính điều đó làm cho việc dự báo và hạn chế rủi ro trong
đầu tư chứng khoán nói riêng và đầu tư tài chính nói chung là hết
sức khó khăn. Tuy nhiên, ngày nay, bằng việc áp dụng các công cụ
toán học, thống kê các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều phương
pháp nhằm lượng hóa một các chính xác nhất rủi ro trong đầu tư, từ
đó làm cơ sở cho việc đầu tư có hiệu quả cao nhất. Để tiếp cận vấn đề
này trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu một vài thuật ngữ liên quan
sau:
 Phương sai: theo lý thuyết xác suất và thống kê, phương
sai của một biến ngẫu nhiên là một đại lượng đo sự phân tán thống
kê của biến đó, nó hàm ý các giá trị của biến đó thường ở cách giá trị
kì vọng bao xa. Ý nghĩa của nó là đo lường độ phân tán, xem xét sự
đồng đều, đại diện của hiện tượng.
 Độ lệch chuẩn ( độ lệch tiêu chuẩn): là một đại lượng
thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã
được lập thành bảng tần số. Có thể tìm ra độ lệch chuẩn bằng cách
căn bậc hai của phương sai.
 Hệ số beta: trong kinh doang rủi ro được định nghĩa là
sự khác biệt hay sai lệch giữa tỷ suất lợi nhuận thực tế so với tỷ suất
lợi nhuận dự kiến
 Mô hình CAPM ( capital asset pricing model): là mô
hình mô tả mối tương quan giữa rủi ro và thu nhập kì vọng, được sử
dụng để định giá các chứng khoán có mức độ rủi ro cao.
Đo lường, định lượng rủi ro trong đầu tư chứng khoán là một
vấn đề rất rộng, bao hàm nhiều khía cạnh, nhiều mảng, trong đó còn
rất nhiều lĩnh vực hiện còn tranh cãi, trong phạm vi chương này,
nhóm em xin phép được trình bày một vài phương pháp định lượng
rủi ro trong đầu tư phổ biến trên thế giới từ lâu, tuy nhiên ở Việt
Nam vẫn còn khá mới mẻ, để trình bày được trước hết nhóm em xin
được trình bày theo cách phân loại rủi ro thành rủi ro hệ thống và
rủi ro phi hệ thống, và chỉ đề cập đến loại chứng khoán nhiều rủi ro
nhất-đó là cổ phiếu.
• Rủi ro phi hệ thống ( unsystematic risks): là những
yếu tố gắn liền với từng công ty riêng biệt như rủi ro kinh doanh hay
rủi ro tài chính của công ty đó mà không ảnh hưởng đến công ty
khác ( trừ các công ty lớn). Để giảm thiểu rủi ro loại này nhà đầu tư
thường đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, do vậy rủi ro phi hệ
thống còn được gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa( diversifiable risks).
Vấn đề giải pháp giảm thiểu rủi ro sẽ được trình bày trong chương
tiếp theo.
• Rủi ro hệ thống ( systematic risks): là các yếu tố
tác động lên tất cả các công ty trên thị trường, tất cả các công ty đều
bị tri phối bởi rủi ro hệ thống. Như vậy các nhà đầu tư không thể đa
dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, rủi ro hệ thống còn
được gọi là rủi ro không thể đa dạng hóa ( non-diversifiable risks).
Thế nhưng có phải cứ đa dạng hóa danh mục đầu tư thì sẽ
tránh được rủi ro phi hệ thống??? Câu trả lời là không hẳn, đã là
đầu tư thì luôn luôn đi kèm với nó là rủi ro, dù ít hay nhiều, vậy vấn
đề đặt ra ở đây là ta có thể đo lường được nó hay không? Để trả lời
câu hỏi này trước tiên chúng ta phải hiểu điều gì chi phối các quyết
định của nhà đầu tư? Đó chính là lợi nhuận mà khi đầu tư nhà đầu
tư sẽ được nhận, có nghĩa nhà đầu tư sẽ bỏ một khoản tiền tại hiện
tại để mua một hay nhiều lợi ích trong tương lai mà nhà đầu tư
không biết trước, các nhà đầu tư không thể biết được trong tương lại
khoản tiền mà mình bỏ ra có thu được gì hay không, nhưng họ có thể
giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra bằng cách nhìn vào quá khứ,
Tại sao lại vậy??? Tất cả các sự vật hiện tượng trong xã hội diễn ra
đều tuân theo những quy luật, và hiện tượng kinh tế cũng không
phải ngoại lệ, chính điều đó là cơ sở để các nhà kinh tế tài chính xây
dựng lên những phương pháp đo lường rủi ro, dự báo rủi ro trong
đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, các nhà đầu tư sẽ
nhìn vào đó vận dụng và đưa ra những quyết định của riêng mình.
Vậy các phương pháp đó như thế nào?( hay làm thế nào để lượng
hóa rủi ro?)
3.1. Phân tích độ nhạy:
Là phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách dự đoán tỷ suất
sinh lời trong trường hợp xấu nhất, trường hợp mong đợi ( có khả
năng xảy ra nhất) và trường hợp tốt nhất cho một chứng khoán.
Trong trường hợp này rủi ro của một chứng khoán có thể
được đo bởi " khoảng cách", " khoảng cách" càng lớn thì rủi ro càng
cao và ngược lại. " Khoảng cách" ở đây được hiểu là giá trị tỷ suất
lợi nhuận giữa trường hợp xấu nhất và tốt nhất.
Ví dụ:
Chứng khoán A Chứng khoán B
Đầu tư ban đầu 10.000 10.000
Tỷ suất sinh lợi
Xấu nhất 13% 7%
Bình thường 15% 15%
Tốt nhất 17% 23%
Khoảng cách 4% 16%
Trong đó:
Tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán được đo lường như là
tổng của các khoản thu nhập hoặc lỗ của chủ sở hữu trong một thời
kỳ.

rt = (Pt - P0 + Ct)/P0
rt: tỷ suất sinh lợi mong đợi trong suốt kỳ t
Pt: giá của chứng khoán trong kỳ t
P0: giá của chứng khoán trong kỳ 0
Ct: lưu lượng tiền mặt nhận được của chứng khoán từ t0 đến t1
3.2. Phương sai và độ lệch chuẩn:
Là một phương cách đo lường rủi ro chính xác nếu các giá trị tỷ
suất sinh lợi tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Một trong hai phương pháp phương sai hay độ lệch chuẩn có
thể sử dụng thay thế nhau vì mục đích thuận tiện trong sử dụng.
Khi độ lệch chuẩn có cùng đơn vị với tỷ suất sinh lợi thì việc sử
dụng độ lệch chuẩn có nhiều thuận lợi hơn.
Nói chung khi sử dụng phương sai và độ lệch chuẩn điều các nhà
đầu tư có thể tìm thấy đó là sự dao động,
Pt - P0 + Ct
chênh lệch của giá trị hiện tại so với giá trị
r=
trung bình trong một thời kì, trong lĩnh vực
P0
chứng khoán có thể là giá thị trường tại thời
điểm hiện tại so với giá thị trường trung bình trong một thời kì, từ
đó nhận định được biên độ giao động của giá cả, cũng như tác động
của rủi ro đến giá chứng khoán, từ đó đưa ra quyết định có mạo
hiểm đầu tư vào loại chứng khoán đó hay không.
Phương sai: ( rm) = giá trị mong đợi ( rm - rmtb )
Với rm là giá trị tỷ suất sinh lời thực tế
rmtb là giá trị tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư.
Công thức chung:

Phương sai mẫu:

trong đó xi là giá trị mẫu tại thời điểm i


là số bình quân học của mẫu
Độ lệch chuẩn bằng căn bậc hai của phương sai, có ý nghĩa
tương tự như phương sai trong việc định lượng rủi ro khi đầu tư
chứng khoán.
 Lưu ý: nếu hai chứng khoán có tỷ suất sinh lợi mong đợi
khác nhau thì không thể dựa vào độ lệch chuẩn để kết luận mà phải
dựa vào hệ số phương sai. Hệ số phương sai ( CV) là thước đo rủi ro
trên mỗi đơn vị tỷ suất lợi nhuận mong đợi.
Áp dụng vào việc tính giá cổ phiếu ta sẽ thấy chênh lệch giữa giá
cổ phiếu tại các thời điểm so với giá cổ phiếu bình quân trong một
thời kì, từ đó xác định được tốc độ tăng giảm giá của loại cổ phiếu
đang xét trong một thời kỳ, do đó xác định được mức độ rủi ro có thể
gặp phải, dựa vào cơ sở đó để đưa ra các kết luận lựa chọn loại
chứng khoán cho phù hợp, ví dụ có hai loại chứng khoán A, B có
phương sai lần lượt là 0,125 và 0,23 điều đó có nghĩa mức độ chênh
lệch giá của chứng khoán loại A thấp hơn loại B, đồng nghĩa với mức
độ rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán A là thấp hơn so với chứng
khoán B, hay các mức giá thay đổi không đáng kể đối với chứng
khoán A, còn tốc độ thay đổi giá của chứng khoán loại B là cao hơn,
đồng nghĩa nếu thị trường tốt thì nhà đầu tư sẽ thu được nhiều lợi
nhuận hơn, nhưng nếu thị trường xấu thì nhà đầu tư sẽ chịu thiệt về
giá nhiều hơn.
Đấy là ta xét khi hai chứng khoán có cùng tỷ suất sinh lợi mong
đợi là như nhau, còn nếu chứng khoán A và B có tỷ suất sinh lợi là
khác nhau thì ta sẽ dựa vào hệ số phương sai CV, nếu CV của A nhỏ
hơn B thì điều đó có nghĩa rủi ro trên lợi nhuận của chứng khoán A
thấp hơn chứng khoán B, và ngược lại. Đúng là lợi nhuận càng nhiều
thì rủi ro càng lớn.
Đó là trên lý thuyết, còn thực tế với diễn biến phức tạp của thị
trường chứng khoán như hiện nay, với sự thay đổi giá cả các loại cổ
phiếu cũng như do ảnh hưởng của nhiều yếu tố thì việc xác định
phương sai hay độ lệch chuẩn cũng chỉ là một cơ sở rất nhỏ để đánh
giá mức độ rủi ro khi đầu tư. Đây là cơ sỏ để giải thích việc giảm
thiểu rủi ro phi hệ thống bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư ( sẽ
được đề cập tới ở chương sau).
3.3. Hệ số beta (β):
Hệ số beta được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến
đống lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận
danh mục cổ phiếu thị trường.

Vậy hệ số beta có ý nghĩa gì đối với việc định lượng rủi ro trong
đầu tư chứng khoán?
Xét một ví dụ đơn giản, nếu hệ số beta của HAP bằng 1,2 (β =
1,2) cho biết rằng lợi nhuận cổ phiếu cá biệt của HAP biến động
bằng 1,2 lần lợi nhuận thị trường, điều này có nghĩa nếu nền kinh tế
biến động tốt thì lợi nhuận cổ phiếu HAP tăng nhanh hơn lợi nhuận
thị trường, nhưng khi nền kinh tế xấu thì lợi nhuận cổ phiếu HAP
giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường. Ở đây β được định nghĩa là hệ
số đo lường sự biến động của lợi nhuận. Cho nên β được xem như hệ
số đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán, do đó lợi nhuận kỳ
vọng của một loại chứng khoán có quan hệ dương với hệ số β của nó.
Mặt khác, hệ số beta cũng được viết lại bằng cách khác, đó là
quan hệ tỷ lệ giữa rủi ro của vốn chủ sở hữu so với rủi ro thị trường.
Lợi nhuận của chứng khoán có quan hệ cùng chiều với rủi ro
đầu tư chúng khoán, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, nghĩa là
nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng
cao và ngược lại.
Như vậy, giữa lợi nhuận và rủi ro đầu tư chứng khoán có quan
hệ với nhau như thế nào? Vấn đề này được giải thích như sau: Giả sử có
một khoản tiền cần đầu tư: một phần đầu tư vào cổ phiếu để kiếm lời và
phải chấp nhận rủi ro, một phần đầu tư vào trái phiếu chính phủ có
mức sinh lời thấp hơn nhưng không có rủi ro. Việc đầu tư vào 2 loại
chứng khoán này nhằm phân tán rủi ro.
Như vậy, từ phương trình (*) ta có thể kết luận: khi hệ β số càng
cao thì suất sinh lời của vốn chủ sỏ hữu càng cao và vì vậy cũng mang
nhiều rủi ro hơn.
Để thấy rõ hơn kết luận này ta lấy ví dụ minh hoạ như sau:
Giả sử công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HHC) thuộc nhóm
ngành bánh kẹo có β = 1,6
Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) thuộc nhóm ngành bảo
hiểm có β = 0,6
Lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam năm 2009 kì hạn 2 năm
(rF) là 9%/năm
Lãi suất thị trường (rM) là 12%/năm. Khi đó suất sinh lời của
các công ty sẽ là:
HHC = 9% + 1,6*( 12% - 9%) = 13,8%
AAA = 9% + 0,6*( 12% - 9%) = 10,8%
Xét các trường hợp khi lãi suất thay đổi:
TRƯỜNG HỢP 1:
Khi lãi suất thị trường tăng 20% tức là rM = 12%*( 1 + 0,2)=
14,4%, suất sinh lời của hai công ty sẽ là :
HHC = 9% + 1,6*( 14,4% - 9%) =17,64%
AAA = 9% + 0,6*(14,4% - 9%) = 12,24%
TRƯỜNG HỢP 2:
Khi lãi suất thị trường giảm 20% tức là rM = 12%*( 1 -
0,2)=9,6%,, suất sinh lời của hai công ty sẽ là:
HHC = 9% + 1,6*( 9,6% - 9%) = 9,96%
AAA = 9% + 0,6*( 9,6% - 9%) = 9,36%
Như vậy khi lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm cho tốc độ tăng
suất sinh lời của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà nhanh hơn, nhưng
khi lãi suất thị trường giảm cũng làm cho suất sinh lời của công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà giảm nhanh hơn.
Như vậy chúng ta đã biết cách tính toán xác định rui ro của cổ
phiếu dựa vào hệ số beta, tuy nhiên beta này lấy ở đâu và được tính như
thế nào???
Chúng ta xét đến khía cạnh rủi ro hệ thống, để tìm hiểu về beta.
Như ta đã biết rủi ro phi hệ thống sẽ được giảm thiểu bằng cách đa
dạng hóa danh mục đầu tư, tuy nhiên mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi công ty
lại có những đặc điểm riêng vì thế việc lượng hóa rủi ro phi hệ thống
thành một công thức là không thể, Do vậy người ta chỉ có thể làm điều
này với rủi ro hệ thống dựa trên cơ sở chung là sự biến động tỷ suất lợi
nhuận của từng cổ phiếu so với sự biến động tỷ suất lợi nhuận của toàn
bộ thị trường. Và như thế hệ khái niệm hệ số beta đã ra đời để thực hiện
nhiệm vụ đo lường rủi ro và có khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp
khác nhau.
Rủi ro hệ thống của mỗi cổ phiếu được xem như tỷ phần đóng
góp rủi ro của từng cổ phiếu vào rủi ro của toàn bộ thị trường. Chúng
ta sẽ xem xét lại công thức tính phương sai của danh mục thị truờng -
được đơn giản hoá chỉ bao gồm 2 cổ phiếu A và B - và đuợc biểu diễn
duới dạng ma trận như sau:
Trong ma trận này, dòng đầu tiên chính là sự đóng góp rủi ro
của chứng khoán A vào danh mục thị trường. Điều này cũng tương tự
cho chứng khoán B. Và phần đóng góp náy được viết lại như sau:

Ta có thể chứng minh hiệp phương sai bình quân chính là hiệp
phương sai giữa tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán A và tỷ suất lợi
nhuận của thị trường như sau:

Như vậy tỷ phần đóng góp rủi ro của cổ phiếu A vào danh mục
thị trường được thể hiện như sau:

Như vậy, mức độ đóng góp rủi ro của một chứng khoán vào rủi
ro danh mục thị trường phụ thuộc vào phần thứ nhất là tỷ trọng của
nó trên thị trường và phần thứ hai là sự tác động của chứng khoán
vào danh mục thị trường. Phần thứ hai được định nghĩa là hệ số beta
của chứng khoán. khi đó:
Ta nhận thấy beta so sánh sự đồng biến động của chứng khoán
và thị trường với sự biến động riêng biệt của thị trường. Hệ số này
càng lớn chứng tỏ sự biến động của chứng khoán càng lớn so với sự
biến động của thị trường.
Beta được xác định với đầu vào là các tỷ suất lợi nhuận, mà tỷ
suất này được tính toán dựa trên các mức giá của cổ phiếu theo thời
gian. Hoá ra xét về mặt toán học beta chỉ là một công cụ đo lường
khả năng biến động giá của các cổ phiếu so với sự biến động của chỉ
số thị trường. như vậy tại sao nói beta là một đại diện cho rủi ro của
doanh nghiệp. Tất nhiên chỉ có thể giải thích vấn đề này bằng EMH
(Efficient Market Hyppothesis - Giả thuyết thị trường hiệu quả),
theo thuyết này giá cả chứng khoán sẽ phản ánh tất cả mọi hoạt động
của doanh nghiệp. Và như vậy beta đo lường rủi ro trong sự thay đổi
mức giá của cổ phiếu, cũng chính là đo lường rủi ro của doanh
nghiệp.
Trên thế giới, các thị trường tài chính phát triển được xem như
là thị trường hiệu quả. Hệ số beta ở các thị trường này là một thước
đo hiệu quả của rủi ro hệ thống.
Tuy nhiên cũng theo EMH thì đối với thị trường chứng khoán
Việt Nam thì hệ số beta không được chú ý lắm, đơn giản là bởi:
 Thứ nhất đó là mức giá, EMH cho rằng mức giá phản ánh
mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam mức giá chỉ thể
hiện một phần mà thôi, phần lớn là do sự tác động từ cung cầu của
các nhà đầu cơ. Do vậy beta được tính từ các mức giá này không thể
nói lên rủi ro của doanh nghiệp.
 Thứ hai đó là danh mục thị trường. Hiện nay ở Việt Nam
có hai chỉ số chính là VN-Index và Hastc-Index. hai chỉ số này chưa
đủ sức để tạo nên một danh mục thị trường, dựa trên hai phương
diện. Một là danh mục này chưa có đầy đủ các lĩnh vực ngành nghề
trong nền kinh tế. Hai là trong từng lĩnh vực không bao gồm các
doanh nghiệp đại diện cho lĩnh vực đó. Chính vì vậy sự biến động
của danh mục chưa đánh giá chính xác sự biến động của nền kinh tế.
Vậy beta có tác dụng gì không? Câu trả lời là có, mặc dù hiện tại
do thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều điều bất câp, nhưng
trong tương lai nó sẽ phát triển, do đó hệ số beta vẫn là một hệ số
quan trọng trong việc xác định rủi ro và ra quyết định đầu tư trong
tương lai, còn hiện tại hệ số beta có thể được sử dụng như một chỉ
báo trong phân tích kỹ thuật, theo đó khi beta bắt đầu vượt qua mốc
1, ta sẽ quan sát chỉ số VN-Index, nếu nó có dấu hiệu tăng lên thì sẽ
là thời điểm nên mua vào, vì giá chứng khoán sẽ gia tăng theo sự gia
tăng của chỉ số. ngược lại nếu chỉ số giảm thì nên bán ra vì giá chứng
khoán sẽ giảm theo sự giảm của chỉ số.( hệ số beta của các công ty,
các ngành có thể tham khảo tại webside: www.cophieu68.com)
3.4. Mô hình CAMP:
Đây là một mô hình mô tả mối tương quan giữa rủi ro và thu
nhập kì vọng, được sử dụng để định giá các chứng khoán có mức độ
rủi ro cao.
Công thức tính toán như sau:
Giá trị chứng khoán = Tỷ lệ phi rủi ro + Tỷ lệ rủi ro của CK x (Thu
nhập kỳ vọng - Tỷ lệ phi rủi ro)
Trong đó:
* Risk free rate (rf): tỉ lệ phi rủi ro
* Beta of the security: tỉ lệ rủi ro của chứng khoán
* Expected market return (rm): thu nhập kì vọng.
Ý tưởng chung đằng sau mô hình định giá tài sản vốn là các nhà
đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn của mình vào bất cứ tài sản gì thì
cũng được bù đắp lại theo hai cách: giá trị tiền tệ theo thời gian và
rủi ro.
Giá trị tiền tệ theo thời gian thể hiện thông qua tỉ lệ phi rủi ro
(rf) trong công thức và khi dùng tiền để đầu tư vào bất cứ hoạt động
nào thì nhà đầu tư sẽ được hưởng sự bù đắp này. Phần còn lại trong
công thức thể hiện tỉ lệ rủi ro và tính toán các khoản khác mà nhà
đầu tư được hưởng vì đã chấp nhận một tỉ lệ rủi ro cao hơn. Khoản
bù đắp này được tính toán thông qua tỉ lệ rủi ro (beta) được sử dụng
để so sánh thu nhập từ tài sản so với thu nhập thị trường kì vọng qua
một khoảng thời gian (expected market return over a period of time)
và với mức đền bù rủi ro thị trường (market premium)_(Rm-rf).
Mô hình định giá tài sản vốn phát biểu rằng: thu nhập kì vọng
của một loại chứng khoán hay danh mục đầu tư sẽ ngang bằng với
mức trên các chứng khoán phi rủi ro cộng thêm khoản lợi tức bù rủi
ro nữa. Nếu thu nhập kì vọng không đạt mức thu nhập tối thiểu yêu
cầu, khi đó nhà đầu tư sẽ không tiến hành đầu tư. Các đường SML
của thị trường chứng khoán sẽ thể hiện kết quả của CAPM đối với
các mức rủi ro khác nhau (betas).
Sử dụng mô hình CAPM cùng các giả định, chúng ta có thể ước
tính được thu nhập kì vọng trên một cổ phiếu.Ví dụ: giả sử rằng tỉ lệ
phi rủi ro là 3%, tỉ lệ rủi ro là 2%, thu nhập thị trường kì vọng qua
thời gian là 10%, khi đó thu nhập kì vọng trên cổ phiếu là (3%
+2(10%-3%)) = 17%
Trên đây là một vài phương pháp định lượng để đánh giá mức
độ của rủi ro khi nhà đầu tư tham gia đầu tư chứng khoán, tất nhiên
ngoài những phương pháp trên để xác định mức độ rủi ro khi tham
gia đầu tư chứng khoán nhất là với cổ phiếu, các nhà đầu tư chuyên
nghiệp, có chuyên môn, kiến thức luôn xem xét rất nhiều chỉ số, rất
nhiều thông tin như các chỉ tiêu về ROA, ROE, P/E, EPS…Mục đích
tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty có cổ phiếu phát hành, từ
đó giảm thiểu rủi ro khi quyết định đầu tư chứng khoán.

CHƯƠNG 4: Những phương pháp hạn


chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
Ở chương này chúng em xin trình bày một số phương pháp cũng
như những lời khuyên để phần nào hạn chế được rủi ro mà nhà đầu tư
gặp phải khi tham gia đầu tư chứng khoán.
4.1. Đối với các nhà đầu tư.
Đối với các nhà đầu tư thì hạn chế lớn nhất đó là thiếu hiểu biết
cũng như kiến thức chuyên môn để đầu tư có hiệu quả, đặc biệt tại Việt
Nam, thị trường đầu tư chứng khoán đa phần là các nhà đầu tư nhỏ, lẻ,
chính vì lẽ đó rủi ro đến với họ là cao hơn hẳn, yếu tố tâm lý chi phối
hầu như toàn bộ quyết định của các nhà đầu tư, kiểu đầu tư “ lướt
sóng”, “ bầy đàn” vẫn còn khá phổ biến, chính vì lẽ đó, biện pháp được
đưa ra là:
4.1.1 Quản lý rủi ro:
Quản lý rủi ro là việc không thể thiếu đối với bất kì nhà đầu tư
nào, đặc biệt là các nhà đầu tư chứng khoán, việc lập kế hoạch quản lý
rủi ro nhằm hạn chế một cách tối đa hậu quả của những rủi ro mà nhà
đầu tư biết trước nhưng không thể tránh, cũng như tránh những rủi ro
mà mình không lường trước được. Quá trình quản lý rủi ro gồm 5
bước:
Bước 1: Nhận dạng rủi ro
Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi
ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các
biến cố có thể gây ra rủi ro.
Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:
- Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro,
ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế...
- Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc
Ngân hàng Trung ương tăng lãi sẽ suất tác động đến giá cả chứng
khoán như thế nào?
- Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ
thuộc vào biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu
hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách
hàng...
Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro
Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các
nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp
giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì.
Bước 3: Đánh giá tác động của rủi ro
Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi
tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty
như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc
quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ
ra để thực hiện nó hay không.
Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện bảo hiểm rủi ro
- Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê
họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến
lược quản lý của công ty.
- Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro
bằng cách sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh như chứng
quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương
lai... đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả
năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi
nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt
chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được
theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời
gian.
Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp.
Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược
quản lý rui ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp
cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái,
người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,
swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có
tính thanh khoan cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này
không linh động, không khắc phục được rủi ro cố hữu mà chi phí
theo dõi lại khá tốn kém, đặc biệt là những công cụ này hiện chưa
phổ biến tại thị trường Việt Nam.
4.1.2 Ủy thác đầu tư:
Là một hình thức khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên tại Việt
Nam nó lại là một hình thức mới mẻ. Thiếu kiến thức, không có thời
gian và không biết sử dụng đồng vốn đầu tư cho hiệu quả đó là thực
trạng của bức tranh nhà đầu tư Việt, tuy nhiên họ vẫn đổ tiền vào đầu
tư chứng khoán với suy nghĩ “ chơi là thắng” chính điều đó đã làm tăng
mức rủi ro cho họ. Lựa chọn đơn giản nhất lúc này chính là ủy thác vốn
đầu tư cho các công ty quản lý quỹ. Lợi thế của các công ty quản lý quỹ
đó là kiến thức của các chuyên gia, sự am hiểu thị trường và tầm nhìn
của các nhà kinh tế, chính điều đó sẽ đảm bảo cho những nhà đầu tư
nhỏ, lẻ có thể an tâm.
4.1.3. Đa dạng hóa các danh mục đầu tư:
Khi bạn đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác
nhau, sụ thua lỗ của một loại chứng khoán sẽ chỉ có tác động nhỏ đến
toàn bộ danh mục đầu tư, thậm chí nhiều khi bạn có thể bù lỗ bằng lợi
nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong cùng danh mục đó.
Danh mục đầu tư được hiểu là tập hợp gồm ít nhất 2 loại chứng
khoán trở lên. Mục đích cơ bản của việc đa dạng hóa các danh mục đầu
tư là đa dạng hóa nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn. Tuy nhiên việc
hạn chế thua lỗ bằng cách đa dạng hóa các danh mục đầu tư cũng có cái
giá của nó, ở đây cái giá đó là bạn không thể thu được những khoản lợi
nhuận lớn, rất ít nhà đầu tư thu được lợi nhuận lớn từ việc đầu tư tất cả
số vốn của họ vào một loại chứng khoán tốt trên thị trường. Do đó đầu
tư theo việc đa dạng hóa các danh mục mặc dù chỉ được hưởng lợi
nhuận nhỏ song đó cũng là hợp lý để hạn chế rủi ro khi dầu tư.
Có 3 bước để xác định một dang mục đầu tư hợp lý:
Bước 1: Xác định bạn là người đầu tư tích cực hay thụ động
Bước 2: Quyết định cơ cấu của danh mục đầu tư
Bước 3: Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Hiểu là hiểu như vậy, nhưng theo toán học thì tại sao đa dạng
hóa danh mục đầu tư lại giảm thiểu rủi ro? và việc giải thích liên
quan gì đến phương sai hay độ lệch chuẩn đã nêu ở chương 3?
Ngược dòng lịch sử, chúng ta xem xét đến quá trình hình thành
nên khái niệm đa dạng hóa danh mục.
Đầu tiên, người ta sử dụng một công cũ của ngành thống kê để
lượng hoá rủi ro. Đó chính là đại lượng Sigma. Theo đó sigma đại
diện cho sự biến động của các tỷ suất lợi nhuận mà một cổ phiếu đạt
được trong quá khứ. Đại lượng này là một thước đo của rủi ro tổng
thể được thể hiện thông qua sự biến động của tỷ suất lợi nhuận. Chỉ
tiêu sigma đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cho đến khi lý
thuyết về danh mục tối ưu của Harry Markowitz ra đời. Harry cho
rằng nắm giữ một danh mục thị trường là điều khôn ngoan, vì khi đó
rủi ro phi hệ thống của từng cổ phiếu sẽ được triệt tiều gần như hoàn
toàn với điều kiện danh mục thị trường phải đủ lớn. Ông gọi đó là lợi
ích từ đa dạng hoá. Trước khi lý thuyết này ra đời, người ta cho rằng
rủi ro của một danh mục chính là bình quân rủi ro theo tỷ trọng của
từng cổ phiếu trong danh mục. Tức là:

Tuy nhiên với những nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy rủi ro
của một danh mục phải nhỏ hơn bình quân rủi ro theo tỷ trọng của
từng cổ phiếu, chứ không phải là một dấu bằng giữa hai vế. Để giải
thích điểm khác biệt này, ta xem lại công thức tính phương sai của
một danh mục - bao gồm hai cổ phiếu A và B - như sau:

Trong công thức (2), phương sai của một danh mục bằng bình
quân rủi ro theo tỷ trọng của từng cổ phiếu trừ cho một phần rủi ro
được giảm thiểu. Đó chính là lợi ích của đa dạng hoá. Khái quát danh
mục ban đầu lên thành danh mục thị trường, thỉ phần lợi ích của đa
dạng hoá được viết thành công thức như sau:
Như vậy nguyên nhân của việc giảm thiểu rủi ro khi đa dạng
hoá chính là sự tác động qua lại giữa các chứng khoán. Hay nói cách
khác đó là mức độ tương quan giữa các chứng khoán (ri,j). hệ số này
mang giá trị trong khoảng (-1;1), do đó lợi ích từ đa dạng hoá luôn luôn
là một số dương và khi tương quan giữa các chứng khoán càng nhỏ thì
lợi ích của đa dạng hoá càng cao.

4.1.4 Một vài lời khuyên khi đầu tư chứng khoán.


a) Tuân theo nguyên tắc 2%: Không bao giờ đầu tư quá 2%
số vốn của bạn cho một dự án, tuy nhiên với số vốn đầu tư nhỏ thì tỷ lệ
có thể cao hơn.
b) Lệnh stop loss order: đây là lệnh quan trọng nhất cho bất
kỳ giao dịch nào. Lệnh này cho phép bạn bán tự động nếu cổ phần rớt
hơn mức giá mà bạn chấp nhận.
Nếu nhà môi giới bạn đang sử dụng không có lệnh này, hãy
đừng chần chừ trong việc thay ngay người khác. Hãy nhớ luôn sử dụng
lệnh Stop Loss Order để bảo vệ nguồn vốn cũng như lợi nhuận của bạn
khi bạn tham gia bất kì một vụ đầu tư nào. Trên thực tế đa số các nhà
đầu tư đều không biết dừng lại một cách hợp lý theo đúng nghĩa. Bất kì
ai chỉ dừng việc mua bán trên thị trường khi đã đến sát mức nguy hiểm
sẽ nhanh chóng bị loại khỏi trận đấu cam go này. Các lệnh Stop Loss
Order phải đi trước ít nhất hai bước so với mức giá hiện tại trên thị
trường. Điều này được tiến hành dựa trên những tính toán nhờ vào
khung thời gian biến động của cổ phiếu đó.
Nếu bạn tiến hành giao dịch dựa trên số liệu theo ngày, hãy lấy số liệu
tổng hợp theo tuần làm thước đo để xác định mức giá “dừng chân” cho
lệnh Stop Loss Order của mình. Rất nhiều nàh đầu tư đặt lệnh này
nhưng rồi lại lấn cấn với những khoản thua lỗ. Họ liên tục thay đổi mức
giá (stop) cho lệnh trong khi thị trường đã đến rất gần. Mức stop cũng
phải được sử dụng sao cho bạn vẫn giữ được vị trí có lợi của mình. Trên
thị trường thường xuyên biến động theo xu hướng, bạn cũng nên di
chuyển mức stop theo xu hướng của thị trường bởi điều này chắc chắn
sẽ đem đến cho bạn một khoản lợi nhuận nhất định.
Ngay cả khi bạn không thích sử dụng lệnh Stop Loss Order,
hãy luôn tự xác định trong đầu một mốc cụ thể mà nếu thị trường
xuống đến đó, bạn sẽ rút lui khỏi thị trường.
c) Không bao giờ mua quá nhiều ( over trade)
d) Bảo vệ lợi nhuận: không bao giờ để lợi nhuận biến thành
thua lỗ, ngay khi có lợi nhuận hãy nhớ đến lệnh stop loss order.
e) Tránh xa những kẻ thất bại trên thị trường: đó là những
chứng khoán của các công ty có dấu hiệu hoạt động không hiệu quả, hãy
từ bỏ nó và đầu tư vào chứng khoán khác hay lĩnh vực khác.
f) Đi theo trào lưu: không phải theo tâm lý “bầy đàn”, “
phong trào” mà đi theo thị trường khi mình đã nắm rõ thông tin chính
xác. Hãy dừng lại trào lưu khi thông tin không chính xác hoặc biến
động thị trường không tốt.
g) “ Khi nghi ngờ, hãy rút lui” : sự thật là đừng nên đánh
bạc với những gì mình không biết, trong đầu tư chứng khoán chúng ta
có thể mất tất cả chỉ trong vài giây, do đó nếu nghi ngờ hay không chắc
chắn, tốt hơn hết nên dừng lại.
h) Quan tâm tới khối lượng cổ phiếu: Hãy tránh xa những
thời điểm thị trường đang trì trệ hoặc biến động. Đừng lao vào những
thi trường có khối lượng cổ phiếu tăng giảm ít nhất 100000 theo ngày.
Những thị trường này sẽ chỉ dẫn đến sự biến động giá cả thất thường,
sự hạn chế trong hoạt động.
i) Đa dạng hóa
j) Mở một tài khoản thặng dư: khi bạn thu được một vài
khoản lợi nhuận nhất định hãy đưa nó vào tài khoản này và sử dụng
trong trường hợp khẩn cấp
4.2 Một số kiến nghị đối với chính phủ:
4.2.1 Tạo dựng một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp
4.2.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, tăng cường quản lý giám sát
thị trường.
4.2.3 Thực hiện giải pháp “tăng cung- kích cầu” cho thị trường chứng
khoán.
4.2.4 Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
4.3 Một số kiến nghị với Ủy ban quản lý chứng khoán và các cơ quan
chức năng có liên quan:
4.3.1 Gia tăng số lượng và chủng loại hàng hóa
4.3.2 Đa dạng hóa các loại hình giao dịch
4.3.3 Khôi phục chế độ thanh toán không dùng tiền mặt
4.3.4 Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời
4.3.5 Điều chỉnh các chuẩn mực gần với chuẩn mực quốc tế
4.3.6 Có những biện pháp bảo vệ nhà đầu tư khi có biến động thị
trường.

KẾT LUẬN
Trải qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, giờ đây nói
đến đầu tư chứng khoán đã không còn là thuật ngữ quá mới mẻ đối với
các nhà đầu tư cũng như những người làm trong lĩnh vực kinh tế tại
Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt tuy còn ở giai đoạn sơ khai, là
một thị trường trẻ nhưng đã có những dấu ấn của riêng mình trên
trường quốc tế, được đánh giá là một trong hai thị trường mới sôi động
nhất thế giới. Đến với đầu tư chứng khoán không chỉ đơn thuần đem lại
cho nhà đầu tư khả năng thu được những lợi nhuận “ trong mơ” mà
bên cạnh đó giúp nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn của mình một cách
hiệu quả nhất. “ Lợi ích nhiều thì rủi ro lớn” bên cạnh các khoản lợi
nhuận mà nhà đầu tư có thể được nhận thì nhà đầu tư cũng phải đối
mặt với rất nhiều những rủi ro mà nguyên nhân có thể là do khách
quan hoặc chủ quan mang lại. Đề tài nghiên cứu: “ Phương pháp giảm
thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán” được nhóm em làm với mục
đích đưa ra cái nhìn khách quan nhất, chân thực nhất về việc nhận định
rủi ro và đưa ra một số ý kiến đề xuất để giảm thiểu những rủi ro đó. Đề
tài được nghiên cứu dựa vào nhận thức chủ quan của cá nhân do đó
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đây sẽ là đề tài bổ ích
với những ai có niềm đam mê với việc đầu tư chứng khoán.

Tài liệu tham khảo


Giáo trình thị trường chứng khoán- ĐH kinh tế quốc dân
Báo đầu tư chứng khoán, tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Đà
Nẵng số 2(37).2010
Bài viết của tiến sĩ Nguyễn Minh Phong , trưởng phòng nghiên cứu
kinh tế viện nghiên cứu kinh phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội đăng
trên tạp chí cộng sản số 10 (130) năm 2007.
Bài viết của Nguyễn Ngọc Vũ, đại học Đà Nẵng về tính toán hệ số
beta của một số công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX)
Các webside:
http://tinnhanhchungkhoan.vn; . http://www.bwportal.com.vn;
http://www.phs.vn; http://my.opera.com; vi.wikipedia.org
Các diễn đàn về chứng khoán như: forum.vietstock.vn; f319.com;
vietsec.com; www.yeuchungkhoan.com.
Phụ Lục
Các chỉ số cơ bản của một số nhóm ngành
Nhóm Số +/- PE EPS ROA ROE be P/B tổng khối nước vốn
ngành công ta lượng ngoài sở thị
ty hữu trườ
ng
(tỷ)
bao bì 18 -2,4% 9.0 2,889 8,3% 15,3% 1.0 121% 139,455,939 14,420,173 2,547
đóng gói
bảo hiểm 4 -1,6% 75.7 743 1.5% 2.8% 0.6 161% 983,034,864 233,874,767 49,683
bánh kẹo 4 -3,4% 8,4 4,217 10,5% 17,3% 1,6 163% 139,790,957 42,045,839 6,291
chứng 25 -3.1% 57.4 1,021 3.7% 6.6% 1.5 135% 1,824,652,8 241,538,246 33,393
khoán 84

You might also like