You are on page 1of 7

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

ThS. Trần Mai Ước


ThS. GVC. Nguyễn Thị Minh Tâm
Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hoá thế giới và cũng chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng và xây
dựng nền giáo dục dân chủ mới cho nước ta. Tư tưởng của Người với hệ thống
những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư tưởng của Người là một kho
tàng những giá trị nhân văn cao cả, tư tưởng đó không chỉ có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa thiết
thực trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, phục vụ cho quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay.
Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là sự kế thừa, tiếp thu
biện chứng, có chọn lọc, lọc bỏ, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề: Một là, chủ
nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá của dân tộc, giáo dục và tinh thần nhân ái
Việt Nam, Hai là, triết lý giáo dục trong tư tưởng giáo dục phương Đông, đặc biệt
là triết lý nhân sinh của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và Ba là, những tư tưởng
hợp lý, tiến bộ của thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự
phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ CHí Minh đó chính là chủ nghĩa
Mác - Lênin. Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng
sinh động, phong phú, trong và ngoài nước qua nhiều thời kỳ và giai đoạn của
mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm có tính toàn diện, hết sức sâu sắc, mới
mẻ, tiến bộ và hiện đại về vai trò, mục đích, nội đung và phương pháp giáo dục có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh mới, thời đại của hội
nhập và phát triển.
Bàn đến phương pháp giáo dục, mặc dù Hồ Chí Minh không để lại cho
chúng ta một tác phẩm, hoặc một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục,

1
nhưng những việc làm cụ thể, thiết thực, những bài viết ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích
của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người chỉ dặn: cách
học phải nhẹ nhàng, không gò ép học sinh vào khuôn khổ người lớn, phải đặc biệt
chú trọng đến sức khỏe của các cháu, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự phát
huy nội lực, tư duy biện chứng Mác - Lênin, óc tư duy lý luận, tư duy kỹ thuật, tư
duy kinh tế, óc phê phán và sáng tạo cho người học.
Người cho rằng, học phải đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội. Học
để hành, để phục vụ cuộc sống. Người phê phán lối học vẹt. Học phải có suy nghĩ,
thực hành, thí nghiệm. Giáo dục không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với
những cuộc đấu tranh của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, phải ra sức tẩy
sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ với xã
hội, xa với đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy
theo lối nhồi sọ. Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, giáo dục
phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng
cả tài lẫn đức. Không những phải giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách
mạng. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển cũng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong"1. Phải "trên nền tảng giáo dục chính trị và
lãnh đạo tư tưởng tốt" mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn
nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong một thời
gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật.
Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người phải : “Học để làm việc, làm
người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và
nhân loại". Đặc biệt, Người coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thanh niên,
thiếu niên, nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài. Người coi
thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, luôn xung phong
đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, coi thiếu niên nhi
đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Người coi việc giáo dục thanh niên là
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 293.

2
cả một khoa học. Người nói: "Óc của người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa
trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ” 2. Điều đó đòi hỏi giáo
dục thanh niên phải có nội dung, chương trình phù hợp. Người cũng đã chỉ rõ
những nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ đối với mỗi cấp học. Đối với thanh niên,
Người yêu cầu phải tự giác, tự động, "cần phải làm đầu tàu, gương mẫu trong
phong trào thi đua yêu nước. Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh
niên" 3.
Như vậy, trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp
với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ
văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham,
ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng". Cần có phương pháp tổ chức giáo
dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối
tượng giáo dục.
Đề cập đến phương pháp giáo dục, theo Người thì không có một phương
pháp nào là tuyệt đối, chung nhất, với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo
dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với
thực tiễn, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm
mục đích "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận
thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền
thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn
với đời sống và mang hơi thở của thời đại. Theo Hồ Chí Minh, nêu gương cũng là
một phương pháp giáo dục quan trọng. Người dạy: "Những gương người tốt làm
việc tốt muôn hình, muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người... Lấy
gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách
tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người
mới, cuộc sống mới. Đây là tư tưởng và sự quan tâm chủ tịch Hồ Chí Minh đến
vấn đề “người tốt, việc tốt”, là một vấn đề đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, dễ gần, dễ

2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 621.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 306.

3
thực hiện nhưng không kém phần sâu sắc, nhưng để trở thành " người tốt", bắt
buộc phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng mình lên mới có thể vượt qua
được thói quen, làm những "việc tốt" bình thường nhất, để từ triệu người tốt, việc
tốt sẽ là tiền đề, manh nha cho những cái tốt về sau này. Người dạy: “Nếu miệng
thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta
tiết kiệm, mà mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô
ích”4. Người còn cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên: “Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước
cho người ta bắt chước”5.
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đứng trước vô vàn điều mới mẻ
mà nhiều người dân còn chưa kịp nhận thức và làm quen, hơn nữa, mặt trái của
kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn
biến hòa bình” đang không ngừng gia tăng. Điều đó đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải
thực sự chuẩn mực trong phát ngôn, đồng thời, phải bằng hành động thực tế, chủ
động, tích cực biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hiện thực.
Cán bộ, đảng viên phải tận tâm, tận lực thực hiện thật tốt cương vị, chức trách
được giao, đi trước, làm gương cho quần chúng noi theo, không nên chỉ hứa hẹn
rồi để đấy theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “nói cho có” mà phải dám làm, dám chịu
trách nhiệm, làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của dân, của nước, tránh vì lợi ích
cá nhân mà vi phạm tư cách, đạo đức, lối sống của người cán bộ cách mạng.
Có thể nói rằng, về phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh, Người lấy
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc
xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng
trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ
đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như “nền tảng” để làm tiền đề cho
nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn
nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và

4
Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1995, tr. 108.
5
Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1995, tr. 552.|

4
trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: "Học
phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học
với hành phải kết hợp với nhau”.
Để xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đào
tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành những người lao động tích cực, tự chủ, năng động,
sáng tạo. Đây là một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta. Trong nghị quyết
Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII có viết: "Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm thời gian
tự học, tự nghiên cứu của học sinh...”6
Thế kỷ XXI, với thời đại mà khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại,
với hàm lượng chất xám ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm ra, kinh tế
tri thức ngày càng có vai trò quan trọng, nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất, với bối cảnh như vậy Đảng ta đã từng khẳng định “cùng với khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”7 tạo cơ sở vật chất cho nước ta phát triển nhanh và bền vững.
Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu
nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng
pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào
tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm
hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học – công nghệ.
Nhằm đáp ứng yều cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế
đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền giáo dục khoa học,

6
Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà nội.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia,
HN. 1996, trang 107.

5
đại chúng, hướng đến xây dựng một xã hội học tập thực thụ: “tạo điều kiện để toàn xã
hội học tập và học tập suốt đời”8.
Suốt mấy chục năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo nói
chung và phương pháp giáo dục nói riêng luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở
nước ta. Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là cơ sở lý luận cho việc
xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển
nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những
bài học, những kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục hết sức quý báu, sinh động, thiết
thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục
nói chung trong thời kỳ hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, BCHTW
Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
7. GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp, Suy nghĩ về quản lý trường đại học trong thời
kỳ đổi mới, Tạp chí giáo dục, số 160, kỳ 1-4/2007.
8. ThS. Trần Mai Ước, Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả của
hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy Đại học theo hệ thống tín chỉ. Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học
theo hệ thống tín chỉ”, Trường Đại học Sài Gòn, tháng 5/2010.
9. ThS. Trần Mai Ước, Một vài suy nghĩ về nhân lực quản lý giáo dục đại học
trong thời kỳ hội nhập, Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý giáo dục Đại học Việt Nam”, Ban liên lạc các trường Đại học và cao đẳng
Việt Nam, năm 2010.
10. ThS. Trần Mai Ước, CDIO – Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, Hội thảo khoa học “Xây dựng chuẩn đầu ra
và chương trình đào tạo theo mô hình CDIO”, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2010.
8
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.
2006, trang 206 – 207.

6
11. ThS. Trần Mai Ước, Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh với xu thế hội nhập,
Hội thảo khoa học “Xây dựng nhà trường tiên tiến, chất lượng cao thời kỳ hội
nhập”, Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.
12. http://www.moet.gov.vn
13. http://www.giaoduc.edu.vn

You might also like